Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc chống mỹ, cứu nước ở miền nam việt nam (1960 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HÒA
ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
(1960-1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ ĐẢNG

Mã số: 5 03 16

Người hướng dẫn khoa học: PGS. Lê Mậu Hãn

Hà nội - 2004


BẢNG QUY ƢỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPCMLTCHMNVN:

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội



BCHTƯĐ:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

DTDCND:

Dân tộc dân chủ nhân dân

MTTQVN:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

MTDTGPMNVN:

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

UBTƯMTDTGPMN:

Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam

UBTƯMT:

Uỷ ban Trung ương Mặt trận

VNDCCH:

Việt Nam dân chủ Cộng hoà


1


MỤC LỤC

Mở đầu ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở miền Nam
Việt Nam (1954 - 1960) ...................................................................................... 5
1.1. Tập hợp lực lượng đấu tranh đòi thi hành thi hành Hiệp định Giơnevơ (1954
- 1956).................................................................................................................. 5
1.2. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở miền Nam (1957 - 1960).....................21
Chƣơng 2: Đảng lãnh đạo mở rộng khối đoàn kết dân tộc ở miền Nam Việt
Nam (1961 - 1975)..............................................................................................38
2.1. Mở rộng Mặt trận đoàn kết dân tộc ở miền Nam (1961 - 1968)..................38
2.2. Tiếp tục mở rộng Mặt trận đoàn kết dân tộc ở miền Nam (1969 - 1975) 67
Chƣơng 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu .................................... 91
3.1. Nhận xét chung ............................................................................................. 91
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu........................................................................104
Kết luận..............................................................................................................113
Tài liệu tham khảo........................................................................................

116

Các cơng trình đã đƣợc cơng bố................................................................... 123
Phụ lục............................................................................................................ .124

2


Chƣơng 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở
MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960)
1.1. Tập hợp lực lƣợng đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ (1954
- 1956)
1.1.1. Khái quát chính sách thống trị của Mỹ - Diệm và tác động của nó
đối với xã hội miền Nam
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhờ lợi dụng vị trí đặc biệt của mình
mà trở thành đế quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới tư bản. Chính sách cơ bản
trong chiến lược tồn cầu của Mỹ là nhằm chống lại các trào lưu cách mạng, đàn áp
và phá hoại phong trào độc lập dân tộc, kìm giữ các nước mới trỗi dậy trong quỹ
đạo của CNTB, thực hiện chính sách lũng đoạn của tư bản độc quyền Mỹ và ngăn
chặn sự phát triển của CNXH, đồng thời tranh giành ảnh hưởng với các đế quốc
khác.
Mỹ rất coi trọng vị trí chiến lược của Việt Nam trong chiến lược chung của
Mỹ, mà trọng điểm lúc đó là phải tập trung chống phá phong trào giải phóng dân
tộc đang sục sơi khắp các lục địa. Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng
trong khu vực Đông Nam Á, là chiếc bao lơn nhơ ra Thái Bình Dương, điểm giao
hội của các đường giao thơng quốc tế trên biển, lại có tài ngun phong phú, được
Mỹ đánh giá là một trong những vị trí quan trọng trong tuyến mà họ gọi là để ngăn
chặn chủ nghĩa cộng sản.
Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời; Liên Xô Trung Quốc kết thành đồng minh quân sự và Trung Hoa bắt đầu ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Pháp của Chính phủ VNDCCH. Tháng 6/1950, chiến tranh Triều Tiên
bùng nổ càng làm cho Chính phủ Mỹ tin rằng Liên Xơ khơng ngần ngại dùng vũ
lực để mở rộng ảnh hưởng của họ. Từ đó, Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đơng Dương.
Chính sách của Mỹ ở miền Nam Việt Nam gắn với chính sách của Mỹ ở Đông
Dương, Đông Nam Á và cũng ln gắn với chính sách của Mỹ đối với Liên Xô,
Trung Quốc và hệ thống XHCN, nhằm bảo vệ lợi ích thực dân mới của mình, ngăn

3



chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc, lập phịng tuyến hàng đầu “chống
cộng” ở Đơng Nam Á. Do vậy, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954),
đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp, nhảy vào Việt Nam, từng bước độc chiếm quyền
thống trị Nam Việt Nam, can thiệp vào Lào và Campuchia. Mục tiêu chiến lược của
Mỹ ở Việt Nam là:
Tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thơn tính miền
Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam
thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến
ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á, đồng thời lấy miền
Nam Việt Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống
chủ nghĩa xã hội thế giới ở Đơng Nam châu Á, hịng đè bẹp và đẩy lùi
chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ
nghĩa khác [36;15].
Nhằm thực hiện hiện mục tiêu trên, Mỹ đã đưa Ngơ Đình Diệm – một viên
quan lại trong triều Nguyễn, lại là tín đồ Thiên Chúa giáo, chống cộng khét tiếng,
được đào tạo ở Mỹ về cầm đầu bộ máy Chính quyền Sài Gòn. Đế quốc Mỹ ra sức
xây dựng và củng cố Chính quyền Ngơ Đình Diệm bằng biện pháp tăng cường cố vấn
và viện trợ Mỹ, đặt Việt Nam dưới quyền bảo trợ của khối SEATO, đàn áp phong trào
cách mạng. Bởi vì, để áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Việt Nam và Đơng
Dương, thì lực lượng ngụy qn, ngụy quyền và Chính quyền Ngơ Đình Diệm chính
là lực lượng xung kích và là chỗ dựa chủ yếu của đế quốc Mỹ.
Để nhanh chóng bình định miền Nam Việt Nam, tháng 11/1954, Tổng thống
Mỹ Aixenhao đã phái tướng Côlin (J.L.Collins) nguyên Tổng Tham mưu trưởng
Lục quân Mỹ sang Sài Gòn làm Đại sứ với một kế hoạch nơ dịch và xâm lược gồm
6 điểm:
1. Bảo trợ Chính quyền Diệm, viện trợ thẳng cho Chính phủ Sài Gịn không
qua tay Pháp.
2. Xây dựng một “quân đội quốc gia” cho Diệm do Mỹ huấn luyện và cung
cấp vũ khí.

3. Lập Quốc hội bù nhìn, thực hiện “độc lập” giả hiệu.

4


4. Thi hành “cải cách điền địa” lừa bịp.
5. Thay đổi chế độ thuế khoá, dành ưu tiên cho hàng hoá Mỹ xâm nhập vào
miền Nam Việt Nam và dọn đường cho tư bản Mỹ đầu tư, bóc lột.
6. Đào tạo cán bộ tay sai cho Mỹ.
Kế hoạch Côlin là kế hoạch đầu tiên của chủ nghĩa thực dân mới ở miền
Nam Việt Nam. Với kế hoạch này và một loạt các biện pháp thâm độc, tàn bạo
khác, đế quốc Mỹ muốn dựng lên ở miền Nam Việt Nam một hình thức thống trị
điển hình của chủ nghĩa thực dân mới, mà đặc điểm của chủ nghĩa thực dân mới là
“nó được thực hiện khơng phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà
thông qua một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong
kiến và tư sản mại bản khoác áo “dân tộc dân chủ” giả hiệu” [15;18]. Để thực hiện
được những mục tiêu mà kế hoạch Côlin đề ra, đế quốc Mỹ đã thực hiện hàng loạt
các chính sách thâm độc trong lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế văn hố giáo
dục…
Về chính trị
Trong q trình xâm lược và nô dịch miền Nam, đế quốc Mỹ đặt lên hàng
đầu việc xây dựng Chính quyền Sài Gịn. Để tạo dựng một bộ mặt “độc lập” giả
hiệu cho Ngơ Đình Diệm, Mỹ - Diệm từng bước loại bỏ ảnh hưởng của Pháp và
Chính quyền Bảo Đại; dùng lực lượng quân sự để tiêu diệt lực lượng giáo phái đối
lập, các lực lượng thân Pháp. Tháng 3/1955, sau khi củng cố được quyền lực, Ngơ
Đình Diệm chủ trương tiêu diệt các giáo phái thân Pháp để loại trừ khả năng chống
đối, xoá bỏ mọi quyền lợi ở các địa phương của Pháp, thống nhất quân đội dưới
quyền chỉ huy của Diệm. Trước áp lực của Mỹ – Diệm, “Mặt trận thống nhất tồn
lực quốc gia” bị phân hố, nhóm Cao Đài liên minh Trịnh Minh Thế quay về hàng
Diệm. Sau đó, bằng các chiến dịch “Hoàng Diệu”, “Đinh Tiên Hoàng”, Mỹ – Diệm

đã tấn cơng vào các phái Bình Xun, Hồ Hảo. Khi Diệm tấn cơng Bình Xun và
Hồ Hảo, phái Cao Đài chủ trương án binh bất động để chờ thời. Tháng 10/1955,
Mỹ - Diệm dùng thủ đoạn chia rẽ nội bộ phái này để phá bỏ bộ máy hành chính của

5


Cao Đài, uy hiếp Toà thánh Tây Ninh và đến tháng 6/1956, đại bộ phận lực lượng
Cao Đài bị tiêu diệt và ra đầu hàng Diệm.
Chỉ trong vòng hơn 1 năm, nhờ sự ủng hộ của Mỹ, Diệm đã diệt xong các giáo
phái. Các lực lượng thân Pháp ở miền Nam Việt Nam căn bản bị xoá sổ và cơ quan
hành chính do người thân tín của Diệm cầm đầu được xây dựng rộng khắp.
Mỹ - Diệm tiến hành thanh lọc ngụy quyền nhằm xây dựng một chế độ độc
tài phát xít thân Mỹ khốc áo “độc lập”, “dân chủ”, “hợp hiến” giả hiệu. Ngày
17/7/1955, Diệm tun bố khơng có hiệp thương Tổng tuyển cử. Ngày 23/10/1955,
Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” dưới lưỡi lê của quân đội để phế truất Bảo
Đại và tự xưng Tổng thống Việt Nam Cộng hồ.
Sau khi lên nắm quyền, Ngơ Đình Diệm đã xây dựng miền Nam thành một
“quốc gia mạnh” của “thế giới tự do”, có một “đạo quân cảnh sát” và “đạo quân sen
đầm” lớn mạnh chống cộng sản, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân miền
Nam. Để tạo chỗ dựa, tháng 8/1954, Diệm tổ chức Đảng Cần lao Nhân vị do Ngơ
Đình Nhu làm lãnh tụ. Đảng này được coi là nòng cốt của chế độ Diệm, với học
thuyết “Duy linh” duy tâm phản động làm hệ tư tưởng. Ở các đơn vị quân đội lớn,
ở các Bộ, Đảng Cần lao Nhân vị đều có thành lập “Đảng Đồn”. Có thể nói, khơng
có cơ quan nào mà khơng có đảng viên Đảng Cần lao Nhân vị làm nòng cốt. Linh
mục Cao Văn Luận đã thừa nhận rằng : “Trong hầu hết các trường hợp, viên chức
cao cấp nhất của chính quyền, tại một số địa phương hay một cơ quan nào đồng
thời cũng là lãnh tụ địa phương của đảng (Cần lao Nhân vị)” [53; 264]
Tháng 10/1954, Phong trào cách mạng quốc gia của Trần Chánh Thành, tay
chân của Diệm được thành lập. Tổ chức này lấy giới cơng chức làm nịng cốt, nêu

cao khẩu hiệu “chống cộng sản, chống phong kiến, chống thực dân”. Để tập hợp
lực lượng quần chúng, Phong trào cách mạng quốc gia tổ chức ra nhiều liên đồn:
Liên đồn cơng chức cách mạng quốc gia, Liên đoàn phụ nữ cách mạng quốc gia,
Liên đoàn thanh niên cách mạng quốc gia... Các tổ chức này phần lớn đều có hệ
thống từ tỉnh, quận và đến nhiều xã, cơ sở trong các cơ quan nhà nước và tư nhân.
Đảng Cần lao Nhân vị và Phong trào cách mạng quốc gia chỉ khác về hình
thức hoạt động, cịn mục đích đều nhằm tập hợp bọn phản động trong giai cấp tư

6


sản, địa chủ, Thiên Chúa giáo và những tên có hận thù với cách mạng làm hậu
thuẫn cho Chính quyền Diệm.
Ngày 4/3/1956, được Mỹ đạo diễn, Ngơ Đình Diệm tổ chức tuyển cử bầu ra
Quốc hội. Tháng 10/1956, Ngơ đình Diệm ban hành Hiến pháp của “nền đệ nhất
cộng hoà”. Một số nước đồng minh của Mỹ lập tức công nhận Chính quyền Diệm
là “hợp hiến, hợp pháp” và được khối SEATO bảo trợ.
Cùng với những thủ đoạn chính trị “bài phong “, “đả thực”, Mỹ - Diệm thực
hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đàn áp phong trào quần chúng, trả thù những
người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam. Chúng lấy “tố cộng”
làm quốc sách. Chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm chủ trương đánh
phá cơ sở cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản, tước đoạt những quyền lợi mà Đảng
ta mang lại cho quần chúng, qua đó xây dựng củng cố chính quyền ấp, xã, tạo lập
một cơ sở xã hội hạ tầng cho chế độ thực dân mới. Phương châm “tố cộng, diệt
cộng” của chúng là “lâu dài”, “từng bước”, “triệt để” với khẩu hiệu “giết nhầm còn
hơn bỏ sót” và yêu cầu “tiêu diệt những phần tử cộng sản, những tổ chức cộng sản
và cả tư tưởng cộng sản”. Lực lượng tiến hành “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm
là lực lượng tổng hợp các cấp, các ngành qn sự, hành chính, cơng an, tình báo,
thơng tin, công dân vụ. Kế hoạch “tố cộng, diệt cộng” của chúng chia thành từng
giai đoạn, mỗi giai đoạn thành nhiều đợt; mỗi đợt có thí điểm, trọng điểm, bắt đầu

từ diện rộng chuyển sang chiều sâu, kết hợp nhiều thủ đoạn quân sự, kinh tế, chính
trị, tâm lý rất thâm độc, tàn bạo, xảo quyệt.
Từ cuối năm 1954 -1956, song song với việc hất cẳng Pháp, đàn áp giáo
phái, tiếp quản những vùng kháng chiến sau khi quân đội ta tập kết và chuyển quân
ra Bắc vĩ tuyến 17 theo hiệp định Giơnevơ, Mỹ - Diệm thực hiện giai đoạn một “tố
cộng” trên diện rộng, trong quân đội, cơ quan các ngành và cả trong nhân dân.
Mỹ - Diệm tổ chức ra bộ máy “tố cộng”, từ trung ương xuống địa phương,
lấy ấp, xã làm đơn vị cơ sở, chia nhỏ địa bàn (Nam Bộ được chia thành 6 phân khu,
23 tiểu khu và đặc khu), phân loại các tỉnh theo mức độ an ninh khác nhau, tăng
cường chỉ đạo triển khai nhiều đợt học tập “tố cộng” kéo dài với khẩu hiệu thâm

7


độc “tố cộng là yêu nước”, gây tâm lý sợ cộng sản, coi cộng sản là “kẻ thù dân
tộc”.
Thông qua bộ máy kìm kẹp, Mỹ - Diệm tiến hành bao vây có trọng điểm,
thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, phân loại đối tượng, bắt buộc tố giác lẫn
nhau, mua chuộc, dụ dỗ, phân hoá, đàn áp bắt bớ, truy lùng buộc đầu thú, ly khai.
Mỹ - Diệm tiến hành nhiều cuộc tàn sát đẫm máu ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú
n), Chợ Được (Quảng Nam), Kim Đơi (Thừa Thiên), Mỏ Cày (Bến Tre)…
Chúng ban hành Đạo dụ số 6 (11/1/1956) giao quyền cho cảnh sát và an ninh bắt
bất cứ ai xét ra nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh cơng cộng, khơng cần xét xử
trước tồ án. Một hệ thống trại giam với những cái tên “trung tâm cải huấn” được
thiết lập và phát triển ở các ấp, xã. Chỉ trong vòng hai năm (1955 - 1956), chúng đã
bắt bớ giam cầm, sát hại hàng chục vạn cán bộ, đảng viên.
Như vậy, đế quốc Mỹ đã dùng bạo lực phản cách mạng tàn bạo để xây dựng
một chính quyền tay say có bộ mặt quốc gia giả hiệu, “hợp hiến, hợp pháp” tạm
thời ổn định để đánh phá phong trào cách mạng miền Nam. Nhưng Chính quyền
Diệm là một sản phẩm ngoại lai, được xây dựng trên một cơ sở xã hội hết sức

mỏng manh, chủ yếu dựa vào hệ thống cố vấn và viện trợ Mỹ. Lầu Năm góc thú
nhận: “Khơng có sự giúp đỡ của Mỹ hầu như chắc chắn là Diệm không thể củng cố
được chỗ đứng của mình ở Việt Nam trong thời gian từ 1955-1956... khơng có
viện trợ của Mỹ trong những năm sau đó, chế độ của Diệm và hầu như chắc chắn
là một Nam Việt Nam không thể nào sống sót được… Nam Việt Nam cơ bản là sản
phẩm của Mỹ” [87;35]. Cho tới năm 1956, về cơ bản, Mỹ - Diệm đã tổ chức được
một cơ cấu chính quyền từ trung ương xuống các tỉnh, làm công cụ thống trị nhân
dân ta ở miền Nam.
Về qn sự
Ngơ Đình Diệm lên cầm quyền không được sự ủng hộ của nhân dân mà bằng
Đơla và các thủ đoạn chính trị, bằng bạo lực phản cách mạng, cho nên Mỹ - Diệm
hết sức coi trọng vệc xây dựng quân đội tay sai, coi đó là xương sống của bộ máy
chính quyền thực dân mới.

8


Ngay từ đầu tháng 8/1955, Mỹ đã có kế hoạch cải tổ quân ngụy do Pháp
nắm thành một quân đội quốc gia do Mỹ trang bị và huấn luyện, trước mắt làm chỗ
dựa cho Chính quyền Ngơ Đình Diệm, về lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu “chiến
lược vành đai” của Mỹ ở Đông Nam Á.
Để nắm được quân ngụy, đồng thời tạo ra những cơ sở pháp lý cho các hoạt
động can thiệp trực tiếp, toàn diện của đế quốc Mỹ vào miền Nam và biến ngụy
quyền miền Nam thành công cụ nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ vừa tăng
cường viện trợ, vừa buộc Ngơ Đình Diệm phải ký với chúng một số hiệp định bất
bình đẳng như Hiệp định tay đôi ngày 21/2 và ngày 7/3/1955, Hiệp định ký ngày 22
và 23/4/1955, dưới danh nghĩa “viện trợ bổ sung”, nhưng thực chất là để cho đế
quốc Mỹ trực tiếp nắm giữ “hoàn toàn trách nhiệm về tổ chức, huấn luyện quân đội
miền Nam” (101;97]. Bộ phận chuyên lo việc huấn luyện, tác chiến, trang bị và chỉ
huy cho quân ngụy Sài Gòn là hệ thống cố vấn quân sự Mỹ đã được thiết lập, cắm

chốt từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh quân khu, các sư đoàn, trung
đoàn và tiểu đoàn quân đội Sài Gòn.
Bằng viện trợ và hệ thống cố vấn quân sự Mỹ, Mỹ - Diệm đã xây dựng quân
đội tay sai thành lực lượng quân sự mạnh mang tên Quân đội Việt Nam Cộng hoà.
Từ 1955-1957, Mỹ đã viện trợ cho Diệm 1,1 tỉ đơla (trong đó 60% chi dùng vào
mục đích quân sự). Cho đến cuối năm 1955, Qn đội Việt Nam Cộng hồ đã có
tồn bộ “10 sư đoàn, 1 liên đoàn nhảy dù, 4 trung đoàn kỵ binh thiết giáp, 11 tiểu
đoàn pháo binh, 13 trung đoàn địa phương, 6 trung đoàn bộ binh giáo phái và một
số đơn vị thuộc quân chủng hải quân và khơng qn. Qn số qn đội Sài Gịn
gồm khoảng 20 vạn người” [96;60]
Nhằm xây dựng quân đội Sài Gòn thành một quân đội hiện đại, trung thành
với Mỹ, đủ sức đối phó với phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam, Mỹ Diệm đã đặt lên hàng đầu việc đào tạo một lớp sĩ quan miền Nam thông thạo chiến
thuật, kỹ thuật quân sự Mỹ và gắn bó với chế độ thực dân mới của Mỹ. Ngay khi
lên cầm quyền, Diệm đã từng bước gạt bỏ những sĩ quan thân Pháp, cải tổ và cho
thành lập một số trường sĩ quan mới như Trường Võ bị Đà Lạt, Trung tâm huấn
luyện Quang Trung... Cùng với việc xây dựng quân đội đánh thuê của chủ nghĩa

9


thực dân mới ở miền Nam, Mỹ - Diệm còn xây dựng cả một hệ thống sân bay
quân cảng, đường giao thơng chiến lược... phục vụ cho các mục đích quân sự của
Mỹ - Diệm. Với chính sách viện trợ về quân sự, coi viện trợ là công cụ để xâm lược
và thống trị, Mỹ - Diệm đã biến miền Nam thành căn cứ quân sự, thành pháo đài
xâm lược “mạnh nhất Đơng Nam Á”.
Chính sách kinh tế của Mỹ - Diệm
Cùng với viện trợ quân sự là viện trợ kinh tế. Mỹ đã thơng qua các hình thức
viện trợ để đẩy mạnh xâm nhập trên phương diện kinh tế vào miền Nam. Mỹ thực
hiện “viện trợ thương mại hoá” để đưa hàng hoá ế thừa vào miền Nam, chủ yếu là
hàng tạp hố, nơng phẩm thừa, làm cho nền kinh tế bị lũng đoạn và phụ thuộc vào

Mỹ.
Bên cạnh viện trợ thương mại hoá, Mỹ - Diệm cũng ra sức tạo điều kiện, mở
đường cho tư bản Mỹ xâm nhập vào miền Nam. Đặc biệt, để phát triển ảnh hưởng
của Mỹ và tư bản hố hình thức bóc lột ở nông thôn, từ năm 1955 - 1956, Mỹ Diệm ban hành Đạo dụ số 2 ( 8/1/1955) và Đạo dụ số 7, lập “khế ước ruộng đất”,
thi hành chính sách “cải cách điền địa”, “định cư, di cư”.
Mỹ dùng viện trợ kinh tế cấp các ngân khoản, thành lập Ngân hàng phát
triển nông thôn cho nông dân vay tiền sản xuất, tổ chức nông hội, hợp tác xã mua
bán nơng phẩm, phân bón, nơng cụ... Đó là những tổ chức trá hình của ngụy quyền
liên hệ chặt chẽ với Phong trào cách mạng quốc gia về chính trị, để ràng buộc nơng
dân vào chính quyền cơ sở, thơng qua đó mua chuộc, lừa bịp, mị dân, san bằng cách
biệt giữa giai cấp địa chủ và nông dân, trong việc chiếm hữu ruộng đất. Đây đồng thời
cũng là những biện pháp bám giữ lấy trận địa nông thôn, giành giật nhân vật lực với
cách mạng, phát triển ảnh hưởng của chính sách thực dân mới, tạo điều kiện thuận lợi
bình định nông thôn miền Nam.
Song song với việc thực hiện chính sách cải cách điền địa, tháng 4/1957, Mỹ
- Diệm đề ra chính sách “tái định cư và cứu tế dân di cư” trong các dinh điền, nhằm
mục đích an ninh nhiều hơn là kinh tế, tạo nên những “vành đai sống” để ngăn cách
các trung tâm đông dân cư với những vùng căn cứ miền núi của ta. Chúng đặc biệt
chú trọng vùng Tây Nguyên và Trung Bộ. Diệm và Nhu đều cho rằng: khu dinh

10


điền là biện pháp xẻ đường đưa dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân
để đẩy Cộng sản ra khỏi vùng đó và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất
phát để hành quân ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng sản.
Chính sách “khu dinh điền” dần dần được thay thế bằng chính sách “khu trù
mật”, “thị trấn nơng thơn”, nhằm tách những gia đình có quan hệ với cách mạng ra
khỏi nhân dân để tăng cường kìm kẹp, khống chế và bình định vùng nơng thơn
miền Nam.

Kết quả của “cải cách điền địa”, Chính quyền Diệm đã cướp từ 80 - 90%
ruộng đất mà Chính quyền cách mạng đã mang lại cho nơng dân Nam Bộ. Ở khu V,
tất cả ruộng công điền chúng đem bán đấu giá hoặc phát canh thu tô. Thuế ruộng
đất chúng tăng gấp đôi, thuế đảm phụ tăng gấp rưỡi... Khơng những cướp ruộng
đất, địch cịn dùng xe bọc thép phá nhà, phá làng, dồn dân lấy đất xây dựng căn cứ
quân sự.
Chính sách “cải cách điền địa”, “định cư di cư” của Mỹ - Diệm chỉ là một trò
hề bịp bợm, mị dân, một sự thay đổi về cách bóc lột bằng những cuộc đấu giá cạnh
tranh. Nó khơng những khơng mang lại quyền lợi gì cho nơng dân ít đất hoặc
khơng có đất, mà cịn làm đời sống của họ thêm bấp bênh. Hơn thế nữa, “Chương
trình cải cách điền địa của Diệm đã không phân lại ruộng đất cho người nghèo mà
rút cục chỉ lấy lại những thứ mà Việt Minh đã chia cho họ, rồi trả về cho địa chủ”
[52;43]
Về văn hoá, giáo dục
Trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, Mỹ - Diệm hạ thấp văn hoá truyền thống
của dân tộc Việt Nam và khuyến khích văn hố phản động, đồi trụy. Đây là hai mặt
của chính sách nơ dịch văn hố của chủ nghĩa thực dân mới. Để thực hiện những
chính sách này, một mặt, Chính quyền Diệm đã cho nhập nhiều loại văn hoá đồi
trụy, phản động của Mỹ vào miền Nam (Mỹ đã viện trợ cho Diệm 70 vạn tấn sách
báo, tranh ảnh phản động, trả tiền cho 20 tờ báo tay sai để chống lại cách mạng).
Những loại sách kiếm hiệp, khiêu dâm, những bản nhạc giật gân, những phim đồi
trụy sa đoạ... lan tràn, nhằm phá hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mặt khác,

11


chúng nuôi dưỡng bọn bồi bút, xây dựng bộ máy tâm lý chiến, thông tin, tuyên
truyền. Chúng ra sức tuyên truyền cho sức mạnh của Mỹ, văn minh Mỹ, lối sống
Mỹ; tuyên truyền tư tưởng chống Cộng sản; tuyên truyền, đề cao học thuyết “Duy
linh - Nhân vị”, một thứ “học thuyết” duy tâm phản động, nhằm đánh vào sức

mạnh đồn kết, thống nhất, tình cảm của nhân dân ta, gây tâm lý tự ti dân tộc, phục
Mỹ, sợ Mỹ, muốn sống theo lối sống của Mỹ, đồng thời củng cố nền thống trị độc
tài, phản động của tập đoàn tay sai bán nước. Cùng với những thủ đoạn đó, Mỹ –
Diệm tiến hành đàn áp, khủng bố, giam cầm hàng trăm trí thức, ký giả, văn nghệ
sĩ.... Tự do báo chí, tự do ngơn luận và tự do sáng tác bị bóp nghẹt. Hàng chục tác
phẩm có giá trị hiện thực phê phán của một số nhà văn tiến bộ có tinh thần yêu
nước bị cấm hay bị cắt xén…
Trên lĩnh vực giáo dục, Diệm “huấn từ” về tính Á Đơng, tính dân tộc, nhưng
chương trình giáo dục “cải tổ”của Chính quyền Diệm lại cắt xén, bóp méo, xun
tạc lịch sử, văn học của dân tộc, đề cao những khía cạnh phản động. “Giáo dục
quốc gia” của Mỹ - Diệm cũng chỉ nhằm phục vụ cho con cái giai cấp trung lưu,
thượng lưu nhiều hơn là đông đảo con em các gia đình lao động nghèo ở thành thị
và nông thôn.
Chế độ thực dân mới của Mỹ - Diệm ở miền Nam cũng coi trọng các lực
lượng của tôn giáo. Vì vậy, ngay sau khi lên cầm quyền, Mỹ – Diệm đã cho phát
triển tất cả các tôn giáo, nhằm lơi kéo các tơn giáo vào vịng ảnh hưởng của mình.
Song, Chính quyền Diệm đặc biệt có chính sách ưu đãi đối với Thiên Chúa giáo.
Diệm hết sức tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo hội Thiên Chúa
giáo Việt Nam hoạt động và phát triển. Những tín đồ Thiên Chúa giáo được chú ý
sử dụng, cất nhắc, đề bạt vào những cương vị chủ chốt ở mọi cấp chính quyền, ở cả
khu vực các cơ quan giáo dục, văn hoá, xã hội. Linh mục Cao Văn Luận đã thừa nhận:
“Mọi chức vụ lãnh đạo quốc gia đều trong tay người công giáo” [53;315].
Mặc dù có sự kỳ thị với các tơn giáo, chỉ ưu đãi Thiên Chúa giáo, nhưng
Chính quyền Mỹ - Diệm vẫn chủ động thực hiện chính sách bành trướng các tơn
giáo khác ở miền Nam như Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo... nhằm mục tiêu ru ngủ

12


quần chúng nhân dân trong các hoạt động tôn giáo, làm họ xa lánh với con đường

đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Những chính sách thực dân mới của Mỹ và chế độ độc tài phát xít Ngơ Đình
Diệm đã chà đạp lên quyền tự do dân chủ, xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng
và tài sản của người dân. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự
của Mỹ. Đặc biệt, những chính sách đó đã gây nên một thảm trạng ở miền Nam, uy
hiếp nghiêm trọng đời sống của tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc và tơn giáo ở
miền Nam. Hậu quả của nó làm cho “mâu thuẫn giữa một bên là nhân dân miền
Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp
tư sản dân tộc, các tầng lớp và cá nhân yêu nước khác và một bên là đế quốc Mỹ và
bè lũ Ngô Đình Diệm, đại biểu cho bọn thân Mỹ và phản động nhất trong giai cấp địa
chủ và giai cấp tư sản mại bản ở miền Nam sẽ ngày càng sâu sắc thêm” [25;520].
Trước sự tàn bạo của kẻ thù, nhân dân miền Nam đã đoàn kết, đấu tranh kiên cường
bất khuất chống lại ách thống trị của Mỹ - Diệm, giành lấy quyền sống, quyền tự do.
1.1.2. Tập hợp lực lượng đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ
Ngay từ tháng 7/1954, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (mở rộng) đã vạch ra
chủ trương chuyển hướng công tác ở miền Nam. Hội nghị chỉ rõ: “Đế quốc Mỹ là
kẻ thù chính của nhân dân u chuộng hồ bình thế giới, và hiện đang trở thành kẻ
thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương” [19;225]. Để triệt để phân hố, cơ
lập kẻ thù và tập hợp lực lượng các mạng, Hội nghị đã đề ra khẩu hiệu “hồ bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ”, nhằm củng cố khối liên minh cơng nơng, đồn kết
các tầng lớp nhân dân khác, tranh thủ những nhân sĩ u nước, u hồ bình và dân
chủ, thành lập mặt trận rộng rãi chống đế quốc Mỹ và tay sai. Trong tình hình mới,
cùng với việc đề ra phương châm, sách lược cho cách mạng cả nước, Hội nghị đã
đề ra phương châm công tác ở miền Nam là: kết hợp chặt chẽ công tác hợp pháp và
công tác không hợp pháp, nhưng lấy công tác khơng hợp pháp làm chính, đồng thời
hết sức lợi dụng mọi khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp mà tuyên truyền, giáo
dục quần chúng đông đảo, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuyệt đối
không nên để bộc lộ lực lượng, nhưng cũng khơng được vì lý do bí mật mà thủ tiêu
cơng tác. Tổ chức cơng khai phải thật rộng rãi, tổ chức bí mật phải thật trong sạch
và vững chắc.


13


Ngày 5/9/1954, Bộ Chính trị đã họp và ra Chỉ thị “Về tình hình mới và
nhiệm vụ cơng tác mới của miền Nam”. Sau khi phân tích đặc điểm tình hình miền
Nam, Chỉ thị xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân miền Nam là “Đế quốc
Mỹ, hiếu chiến Pháp và tay sai của chúng” [19;273]. Từ đó, Bộ Chính trị đề ra
nhiệm vụ chung cho miền Nam là: “Củng cố hồ bình, địi tự do dân chủ và cải
thiện dân sinh, tiến tới thực hiện thống nhất và hoàn thành độc lập, dân chủ trong
toàn quốc” [19;273]. Chỉ thị cũng chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt cho cách mạng miền
Nam là:
Thi hành triệt để Hiệp định đình chiến (tập kết quân đội, rút quân ra
bắc... Đấu tranh đòi Pháp phải thi hành đúng Hiệp định (...) Đoàn kết
rộng rãi, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hồ bình, đấu tranh
để đánh đổ Chính phủ Ngơ Đình Diệm thân Mỹ, vận động lập nên một
chính phủ khơng thân Mỹ, phản đối khối xâm lược Đơng Nam Á của
Mỹ; tán thành đình chiến và hồ bình; thừa nhận quyền tự do dân chủ
của nhân dân; tán thành thống nhất bằng tổng tuyển cử; cải thiện dân
sinh; tán thành thương lượng với Chính phủ ta [19; 274]
Để hoàn thành những nhiệm vụ trên, Chỉ thị nêu rõ: Đảng chủ trương thành
lập một Mặt trận chung cho tồn quốc, lấy tên thích hợp với thời kỳ mới, nhằm thu
hút tất cả những ai tán thành hồ bình, thống nhất, độc lập và dân chủ. Về công tác
quần chúng, Chỉ thị khẳng định, cần phải thay đổi hình thức tổ chức và đấu tranh
của cơng đồn, nơng hội, thanh niên, phụ nữ cho thích hợp cuộc đấu tranh hợp
pháp và nửa hợp pháp. Chỉ thị cũng chỉ ra phải thực hiện tuyên truyền vận động
đồng bào thiểu số, đồng bào tôn giáo, đồng bào miền Bắc đã di cư vào Nam; tiến
hành vận động cả trong bộ máy ngụy quyền và hàng ngũ ngụy quân. Đặc biệt, Bộ
Chính trị chú ý đến việc xây dựng phong trào bảo vệ hồ bình ở miền Nam, nhằm
tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh thực hiện đình chiến, củng cố hồ bình,

chống đế quốc Mỹ, chống khối Đơng Nam Á của Mỹ.
Những chủ trương của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 6 và Hội nghị Bộ
Chính trị đã vạch ra được những phương hướng đầu tiên cho giai đoạn mới của các

14


mạng miền Nam; từ việc xác định rõ kẻ thù chủ yếu, đến việc chỉ rõ phương châm
đấu tranh cách mạng và phương châm công tác ở miền Nam trước bước ngoặt của
lịch sử. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng, đặt cơ sở cho việc xác định đường
lối cách mạng miền Nam sau này. Đường lối đó phù hợp với thực tiễn cách mạng
miền Nam, tạo ra một lực lượng to lớn, đoàn kết được toàn dân trong một mặt trận
dân tộc thống nhất, để phục vụ cho mục đích trước mắt của cách mạng.
Trên cơ sở chủ trương của Trung ương về tình hình và nhiệm vụ mới của
cách mạng miền Nam, tháng 10/1954, Hội nghị thành lập Xứ uỷ Nam bộ được triệu
tập, Hội nghị đã nhận định tình hình của địa phương, đề ra nhiệm vụ và biện pháp
cụ thể cho các cấp Đảng bộ ở Nam bộ. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ cụ thể của
cách mạng miền Nam là giữ gìn và củng cố hồ bình, tranh thủ thực hiện tự do dân
chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ
trong cả nước. Phương châm và sách lược của cách mạng miền Nam là đoàn kết
mọi lực lượng dân tộc dân chủ và hồ bình trong mặt trận dân tộc thống nhất,
chống âm mưu, chính sách của đế quốc Mỹ và tay sai. Để tập hợp được đông đảo
các tầng lớp nhân dân vào mặt trận cần chú ý khẩu hiệu dân sinh, dân chủ. Phương
châm công tác của cách mạng miền Nam là kết hợp cơng tác bí mật với cơng tác
cơng khai và nửa công khai; tổ chức và hoạt động của Đảng phải hết sức giữ bí
mật, tổ chức và hoạt động của quần chúng thì cần lợi dụng các hình thức cơng
khai…
Sau hội nghị, các chủ trương của Đảng được phổ biến, quán triệt trong toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ở miền Nam, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất cao
trong Đảng, trong dân. Trên toàn miền Nam, cùng với việc chuyển hướng các tổ

chức của Đảng, các tổ chức quần chúng trung kiên được xây dựng, thực hiện
chuyển đổi vùng hoạt động của cán bộ, bố trí cán bộ để lãnh đạo phong trào. Chính
vì vậy mà phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam từ đấu tranh vũ trang đã
chuyển sang đấu tranh chính trị, địi thi hành Hiệp định Giơnevơ, địi hồ bình, địi
dân sinh, dân chủ... ngày càng phát triển mạnh mẽ.

15


Ngay khi Hội nghị Giơnevơ thành công, trong tháng 8 và 9 năm 1954, ta đã
tổ chức vận động cho hàng triệu quần chúng mít tinh, hội thảo, mừng hồ bình. Ở
các thành phố lớn như Sài Gịn, Huế, Đà Nẵng... hàng vạn người lao động, trí thức,
học sinh sinh viên đã tập hợp trên các đường phố lớn hoan nghênh Hiệp định
Giơnevơ, chào đón hồ bình. Đi đầu và làm nịng cốt trong phong trào này là giai
cấp cơng nhân. Ngày 8/1/1954, hơn 5.000 công nhân và nhân dân Sài gịn; 15.000
cơng nhân và nhân dân Huế; 25.000 cơng nhân và nhân dân Đà Nẵng… đã biểu
tình địi thi hành Hiệp nghị Giơnevơ, đòi trả tự do cho tù chính trị, địi trao trả hết
tù binh. Ngày 2/8/1954, 5.000 công nhân ở đồn điền cao su An Lộc bãi công liên
tiếp 3 ngày, để chào mừng Hiệp định Giơnevơ, đòi tăng lương 20% và đòi bãi bỏ
thuế đảm phụ chiến tranh.
Phong trào đấu tranh chính trị cũng bắt đầu lan rộng khắp các tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết. Tiêu
biểu nhất cho phong trào đấu tranh chính trị lúc này là Phong trào Hồ Bình Sài
Gịn – Chợ Lớn. Ngày 1/8/1954, thực hiện chủ trương của Thành uỷ, một số đồng
chí thuộc Đảng bộ Sài Gịn – Chợ Lớn, trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, đã
vận động tổ chức phong trào này. Đây là một hình thức mặt trận đấu tranh địi thi
hành Hiệp định Giơnevơ. Mục đích của Phong trào là muốn hịa bình ở Đơng
Dương, quyền tự do dân chủ được bảo đảm, nước Việt Nam tiến hành tổng tuyển
cử, thống nhất đất nước. Phong trào Hoà Bình đã thu hút nhiều nhân sĩ trí thức tơn
giáo tiêu biểu và đông đảo quần chúng đô thị tham gia, chứng tỏ được sức mạnh

đoàn kết của nhân dân miền Nam chống lại chế độ Mỹ - Diệm. Phong trào đã hoạt
động sơi nổi và nhanh chóng lan ra khắp các thành thị, các tỉnh của miền Nam. Tuy
nhiên, Phong trào hồ bình nhanh chóng bị đàn áp. Nhiều người tham gia phong
trào bị địch bắt, tra tấn dã man.
Tháng 8/1955, Hội nghị BCHTƯĐ lần thứ 8 nhận định: phong trào đấu tranh
đòi hiệp thương tổng tuyển cử sau Hiệp định Giơnevơ đang lan rộng khắp toàn
quốc. Ở miền Nam, cuộc vận động đó đã biết kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu
tranh chính trị, biết lợi dụng những hình thức hợp pháp và nửa hợp pháp, nhưng vì
sự lãnh đạo chưa được vững chắc, cho nên có nơi bộc lộ lực lượng, và nhìn chung,

16


cả miền Nam thì cuộc vận động phát triển chưa đều, chưa tận dụng được các điều
kiện khách quan thuận lợi để thành lập mặt trận đấu tranh rộng rãi chống Mỹ –
Diệm. Hội nghị chủ trương: phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và
hoà bình vào một Mặt trận rộng rãi có một cương lĩnh chung thích hợp để đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, thực hiện thống nhất nước nhà trên
cơ sở độc lập, dân chủ và bằng phương pháp hồ bình. Chủ trương của Đảng đã
đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân miền Nam, thúc đẩy phong trào đấu tranh
tiếp tục dâng cao.
Cùng với phong trào dấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, các phong
trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống cũng diễn ra sôi nổi, như Phong
trào cứu đói ở Thừa Thiên, Quảng Trị (1955), Phong trào cứu tế nạn nhân ở Sài
Gòn - Chợ Lớn (1955), Phong trào chống lệnh giải toả đơ thành và địi cải thiện
sinh hoạt (1955 - 1956)... Phong trào diễn ra quyết liệt là phong trào đấu tranh của
công nhân miền Nam, điển hình là cuộc đấu tranh cơng khai hợp pháp ngày
1/5/1956 của 20 vạn cơng nhân Sài Gịn - Chợ Lớn, gồm cơng nhân thuộc ba tổ
chức nghiệp đồn hợp pháp ở miền Nam, những người lao động công chức trí thức,
học sinh, nhà cơng thương và cả một số binh sĩ, cảnh sát của ngụy quyền Sài Gòn

do đảng viên và quần chúng trung kiên làm nòng cốt. Phong trào đấu tranh đã hô
vang các khẩu hiệu: tự do nghiệp đoàn, giải quyết nạn thất nghiệp, trả phụ cấp gia
đình cho cả cơng nhân ở các sở tư, cải cách điền địa triệt để có lợi cho nơng dân,
thống nhất nước nhà bằng phương pháp hồ bình.
Ngày 6/6/1955, Chính phủ VNDCCH tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp
thương với những nhà đương cục miền Nam (bắt đầu từ 20/7/1955), để bàn việc tổ
chức tuyển cử tự do, nhằm thống nhất đất nước vào tháng 7/1956. Để ủng hộ tuyên
bố trên, phong trào đòi hiệp thương tổng tuyển cử cũng diễn ra mạnh mẽ, liên tục
và thống nhất toàn Nam Bộ, hoặc từng miền, từng tỉnh và rất sâu rộng từ Quảng Trị
đến Cà Mau. Phong trào thu hút đơng đảo các tầng lớp nhân dân, các tín đồ tơn
giáo, đồng bào dân tộc ít người, đồng bào miền Bắc bị cưỡng ép di cư vào Nam...
hình thành sự phối hợp giữa nhân dân thành thị và nông thôn với nhiều hình thức
đấu tranh phong phú: mạn đàm, mít tinh, đình cơng, bãi thị, ký kiến nghị. Ở nơng

17


thơn, chỉ tính trong hai năm 1955 – 1956, đã có trên 7 triệu lượt người tham gia.
Riêng đợt 20/7/1955, ở Nam Bộ đã có trên 500.000 lượt người tham gia [70;17]. Ở
đô thị, phong trào cũng diễn ra sôi nổi. Ngày 10/7/1955, hưởng ứng lời kêu gọi của
Mặt trận Liên Việt, 80% dân chúng Sài Gòn - Chợ Lớn đã đình cơng, bãi thị để biểu
dương ý chí thống nhất của toàn dân. “Đợt tháng 7/1955, ở khắp các thành thị miền
Nam đã có hàng triệu đồng bào rầm rộ tổ chức biểu tình, mít tinh, kết hợp với bãi cơng
bãi thị, địi hiệp thương tổng tuyển cử, hồ bình thống nhất đất nước” [70;17].
Có thể nói, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam với nội dung đòi
Mỹ - Diệm phải thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng
tuyển cử, thống nhất đất nước trong những năm 1955 - 1956 đã diễn ra mạnh mẽ,
liên tục, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào cho thấy,
trong thực tiễn đã hình thành lực lượng đấu tranh dân tộc rộng lớn dưới sự lãnh đạo
của Đảng với những hình thức đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp như mít tinh,

biểu tình, đình cơng, bãi cơng… tổ chức theo nghiệp đồn, ngành nghề, theo giới…
làm phân hoá hàng ngũ kẻ thù, làm cho Mỹ - Diệm phải lúng túng đối phó.
1.2.

Xây dựng khối đoàn kết dân tộc (1957 - 1960)

1.2.1. Tập hợp lực lượng, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến cơng
Giữa năm 1956, Mỹ - Diệm công khai từ chối hiệp thương tổng tuyển cử
thống nhất đất nước. Chúng triển khai thực hiện giai đoạn 2 “tố cộng, diệt cộng”,
đánh phá có chiều sâu, hòng quét sạch cơ sở Đảng với những khẩu hiệu: “tiêu diệt
nội tuyến, diệt trừ nội tâm”, “đạp lên oán thù để thực thi dân chủ, nhân vị quốc
gia”. Với sắc lệnh “đặt Đảng Cộng sản ra ngồi vịng pháp luật” (5/1957), nhiều
biện pháp quyết liệt được áp dụng: tổ chức học tập “tố cộng” rộng rãi trong nhân
dân, trong chính quyền, phân loại quần chúng để phát hiện cơ sở Đảng, tận dụng
bọn đầu hàng, đầu thú, bọn gián điệp nằm vùng để chỉ điểm truy lùng cán bộ.
Chúng cưỡng bức nhân dân “tố giác tội ác của Cộng sản”, gây căm thù đối với
Cộng sản, cô lập cán bộ, chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân.
Mỹ - Diệm còn tập trung lực lượng mở nhiều đợt càn quét, khủng bố tàn sát
đẫm máu nhân dân. Nhiều chiến dịch dài ngày diễn ra trên diện rộng, có trọng

18


điểm, nhất là các chiến khu cũ của ta như chiến dịch “Thoại Ngọc Hầu” (6/1956 10/1956) ở 18 tỉnh miền Tây Nam Bộ, Chiến dịch “Trương Tấn Bửu” (7/1956 12/1956) ở miền Đông Nam Bộ và giáp biên giới Campuchia. Ở vùng miền núi
thuộc cực Nam Trung Bộ, chúng thi hành chính sách “lấy người dân tộc trị người
dân tộc” với những trận càn quét kéo dài liên miên.
Sự khủng bố điên cuồng của Mỹ - Diệm đã làm cho tình hình miền Nam
ln ln căng thẳng, nhiều cơ sở đảng bị phá vỡ, hàng vạn quần chúng, đảng viên bị
giết hại, bị bắt giam. Cách mạng miền Nam chịu tổn thất nặng nề.

Tình hình trên cho thấy rằng, khả năng thực hiện điều khoản chính trị Hiệp
định Giơnevơ khơng cịn tồn tại nữa. Nhân dân miền Nam khơng thể chỉ sử dụng
đấu tranh chính trị, trong khi Mỹ - Diệm đã dùng bạo lực phản cách mạng để đàn
áp phong trào cách mạng, mà phải vũ trang để chống lại kẻ thù.
Trước tình hình đó, tháng 6/1956, Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết “Về
tình hình, nhiệm vụ và công tác miền Nam”. Nghị quyết nêu rõ: cách mạng miền
Nam có nhiệm vụ đấu tranh nhằm thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng
rãi chống Mỹ - Diệm. Mặt trận đó phải có sách lược:
Luôn luôn nhằm đúng kẻ thù trước mắt; cô lập, phân hố chúng đến cao
độ; đồn kết bất cứ người nào đồn kết được, trung lập bất cứ người nào
có thể trung lập được, lập mặt trận chống Mỹ - Diệm rộng rãi, bao gồm
cả những người thuộc các tầng lớp trên thân Pháp và chống Mỹ - Diệm,
bao gồm cả nhân dân trong nước và kiều bào ở ngoài nước. Mặt trận ấy
cố nhiên phải dựa trên cơ sở công nông liên minh và do Đảng ta lãnh đạo
[21;226].
Nghị quyết cũng chỉ ra rằng, hình thức đấu tranh trong tồn quốc hiện nay là
đấu tranh chính trị, khơng phải là đấu tranh vũ trang. Tuy vậy, Nghị quyết cũng lưu
ý rằng, đấu tranh chính trị khơng có nghĩa là tuyệt đối khơng dùng hình thức tự vệ
trong những hồn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang
của các giáo phái chống Diệm. Trong trường hợp này, phải tổ chức tự vệ trong
quần chúng nhằm đấu tranh chống địch và giải thoát cán bộ khi cần thiết; phải củng

19


cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang, xây dựng căn cứ địa làm chỗ dựa, đồng
thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và
phát triển lực lượng vũ trang. Như vậy, Nghị quyết Bộ Chính trị đã đề ra chủ
trương mới cho việc tập hợp lực lượng cách mạng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc
ở miền Nam. Những chủ trương ấy dánh dấu bước phát triển mới trong đường lối

và phương pháp cách mạng miền Nam.
Tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn - Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng
đã soạn thảo “Đường lối cách mạng miền Nam”. Bản “Đường lối cách mạng miền
Nam” xác định rõ tính chất của xã hội miền Nam, bản chất độc tài phát xít của chế
độ Mỹ - Diệm, chỉ ra kẻ thù chính của dân tộc ta lúc này là đế quốc Mỹ và bọn tay
sai Ngơ Đình Diệm. Trên cơ sở đó, “Đường lối cách mạng miền Nam” đã chỉ ra
nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: “Đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính chất dân tộc độc lập, để
giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc phong kiến độc tài phát xít Mỹ Diệm để cùng với toàn quốc thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập dân tộc”
[21;787]. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đề cương đã phân tích những bài học kinh
nghiệm lịch sử và chỉ rõ: cần thiết phải xây dựng một mặt trận dân tộc, nhằm tập
hợp mọi lực lượng để chống kẻ thù chung “là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta
hiện nay để chiến thắng quân thù” [21;821].
“Đường lối cách mạng miền Nam” vạch rõ, mặt trận phải có tính giai cấp rõ
ràng, đồng thời phải bao hàm các lực lượng yêu nước, tiến bộ trong dân tộc, đặt
quyền lợi Tổ quốc lên trên hết. Phải tránh “tả” khuynh cơ độc, hẹp hịi, đồng thời
đề phòng hữu khuynh xa rời lập trường đúng đắn của giai cấp công nhân. Phải xây
dựng khối liên minh công nông vững chắc làm cơ sở cho mặt trận, đồng thời phải
hết sức coi trọng việc mở rộng thành phần mặt trận trong các tầng lớp tiểu tư sản,
trí thức, sinh viên, học sinh. Phải đi sâu vào vận động xây dựng sự đoàn kết hết
thảy các dân tộc thiểu số. Tranh thủ những nhân sĩ yêu nước, những tầng lớp tư sản
dân tộc có xu hướng chống chính sách độc quyền, chèn ép của Mỹ - Diệm. Tranh
thủ, xây dựng sự đồn kết với các tơn giáo Cao Đài, Hoà Hảo, Phật giáo, Thiên

20


Chúa giáo cả bên dưới và bên trên, nhưng căn bản là đoàn kết quần chúng cơ bản
ở bên dưới.
Với những quan điểm, tư tưởng cách mạng đúng đắn, những nội dung nhiệm
vụ cụ thể sát thực, cùng những bài học kinh nghiệm thực tiễn phong phú, bản

“Đường lối cách mạng miền Nam” đã có tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp và
kịp thời phong trào cách mạng miền Nam đang có nhiều khó khăn, biến động lớn,
làm cơ sở cho BCHTƯ xác định, cụ thể hoá đường lối và phương pháp cách mạng
miền Nam trong thời kỳ mới.
Tháng 12/1956, thực hiện chủ trương của Đảng, Liên khu uỷ khu V ra nghị
quyết củng cố và mở rộng Mặt trận. Trên cơ sở Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị
quyết của Liên khu uỷ, Khu uỷ khu V đã đưa nhiều đồn cán bộ người Kinh đến
các bn làng ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, vận động, tổ chức, đồng
bào các dân tộc thành một khối đoàn kết. Sức mạnh đoàn kết của nhân dân ở các
vùng núi này đã góp phần đánh bại nhiều cuộc càn quét đẫm máu của Mỹ - ngụy,
nhằm gom dân của chiến dịch “thượng du vận”. Điển hình là cuộc nổi dậy và làm
chủ buôn làng của đồng bào huyện Bác Ái (bắc tỉnh Ninh Thuận). Từ năm 1957,
hầu hết các bn làng ở đây đều có cơ sở cách mạng. Tháng 7/1958, tại vùng núi
Gô - Rô (Trà Bồng), đồng bào Quãng Ngãi mở Đại hội nhân dân các dận tộc chống
Mỹ. Đại hội quyết tâm đoàn kết nhất trí và khẳng định: phải đánh Mỹ, sớm chừng
nào hay chừng đó. Đánh Mỹ - Diệm thì mới sống được dù có cực, có khổ mấy cũng
quyết đánh. Các tỉnh đã xây dựng được Ban cán sự, Ban tự quản và các căn cứ địa.
Lần lượt, các đơn vị vũ trang của tỉnh, huyện ra đời. Thanh thế lực lượng cách
mạng ngày càng cao.
Cuối năm 1956, bên cạnh việc đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận, Xứ
uỷ Nam Bộ đã quyết định phải tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền,
lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ ở rừng núi. Theo phương hướng đó,
các đảng bộ đã tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành vũ trang tuyên
truyền mang tính tự vệ. Liên tỉnh miền Trung Nam Bộ xây dựng được 3 đại đội vũ
trang. Các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... đã tổ chức được các đơn
vị vũ trang. Ở khu 8, đã tổ chức các đơn vị vũ trang dưới danh nghĩa giáo phái ly

21



khai để hoạt động vũ trang tuyên truyền, hỗ trợ cho quần chúng diệt trừ bọn ác ơn,
phá ách kìm kẹp của Mỹ – Diệm.
Ở khắp các đô thị miền Nam, các phong trào đấu tranh “Chống viện trợ”
Mỹ, đòi xây dựng một nền kinh tế độc lập; chống thuế… thu hút được mọi tầng lớp
nhân dân tham gia. Từ tháng 8/1957, đặc biệt sang năm 1958, phong trào này phát
triển rất mạnh. Hàng vạn công nhân của 150 xưởng dệt ở Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia
Định đã ba lần tổ chức đại hội có chủ xưởng cùng tham gia (vào tháng 3, tháng 6
và tháng 11/1958); công nhân di cư ở trại Tam Hoà và 8 trại định cư ở ngoại ơ Sài
Gịn họp đại hội 2 lần vào tháng 7 và tháng 8/1958; đại hội đại biểu của 450 nghiệp
đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao động miền Nam mở ngày 9/8/1958… Tất cả các đại
hội đó đều lên án viện trợ Mỹ, đưa kiến nghị cho Chính quyền Diệm địi cấm nhập
cảng hàng ngoại hố, địi giải quyết nạn thất nghiệp, địi khuyến khích cơng thương
nghiệp và nơng nghiệp trong nước. Trong năm 1958, có 25 cuộc đại hội của các
chủ ngành dệt toàn miền Nam, các chủ sản xuất giày, xà phòng…đưa kiến nghị cho
Bộ Kinh tế, tỏ thái độ bất bình với viện trợ Mỹ, đòi hạn chế 80% hàng nhập cảng,
đòi giảm thuế máy móc ngun liệu nhập cảng, giảm thuế mơn bài. Đặc biệt là
trong đại hội ngành dệt toàn miền Nam tháng 3/1958 ( lấy tên là “đại hội Diên hồng
ngành dệt”), các đại biểu đến dự đều ăn mặc bằng vải nội hoá, để chống lại hàng
ngoại hoá…Trước phong trào đấu tranh rộng lớn, Chính quyền miền Nam phải hứa
cấm nhập cảng một năm hàng vải ngoại quốc.
Cùng với phong trào đấu tranh chống lệ thuộc kinh tế vào đế quốc Mỹ,
phong trào chống giải toả, đuổi nhà, di dân đã thu hút hàng chục vạn nhân dân
thành thị. Trong năm 1957, nhiều nơi mở đại hội đấu tranh: đại hội đại biểu của
trên 3.000 gia đình khu Tam giác (Sài Gịn), đại hội của hàng vạn đồng bào bn
bán ở các chợ Sài Gòn - Chợ Lớn…Nhiều nơi đã tổ chức biểu tình địi ở lại chỗ cũ:
3.000 người ở đường Trương Tấn Bửu kéo đến dinh Độc Lập của Diệm; 1.000 gia
đình ở trại Trần Hưng Đạo, trại Tân Sơn Nhất kéo đến Tổng Liên đoàn lao động
yêu cầu can thiệp. Phong trào đã bị Diệm khủng bố, đốt hàng trăm ngôi nhà nhưng
vẫn phát triển mạnh. Nhân dân lao động ở Sài Gòn - Chợ Lớn, các nghiệp đồn
cơng nhân nhà máy, đồn điền, giới báo chí, các ngiệp đoàn giáo dục tư thục, các


22


nhà công thương nghiệp, các tổ chức Hội phụ nữ, Hội Phật giáo, Tin lành… vừa
đấu tranh, vừa kêu gọi quyên góp lương thực, quần áo, tiền bạc, cứu giúp đồng bào
bị đốt nhà.
Phong trào chống thuế cũng diễn ra sôi nổi, nhiều giới đã phối hợp chống
thuế. Cuối năm 1957, 200.000 bạn hàng của 50 chợ Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định,
Sóc Trăng, Mỹ Tho, Biên Hồ… họp kiến nghị phản đối tăng thuế môn bài, thuế
chỗ. Giáo viên, học sinh đòi giảm thuế trường tư. Văn nghệ sĩ địi giảm thuế sân
khấu, thuế xuất bản nhạc phẩm. Nơng dân chống tăng thuế điền thổ, chống truy thu
thuế điền thổ…
Bên cạnh đó, cịn có những phong trào rộng lớn như: phong trào chống bắt
lính (1957); phong trào hưởng ứng bức cơng hàm 7/3/1958 của Chính phủ
VNDCCH gửi nhà cầm quyền miền Nam, đề nghị hai miền giảm quân số và trao
đổi bn bán với nhau; phong trào địi cải thiện đời sống, địi tự do dân chủ… đều
có sự phối hợp hành động của nhiều giới.
Một cuộc đấu tranh công khai hợp pháp, lớn nhất của các giới là cuộc đấu
tranh diễn ra trong ngày Quốc tế lao động 1/5/1958. Nửa triệu công nhân, lao động
và nhân dân Sài Gịn - Chợ Lớn đã xuống đường biểu tình địi quyền dân sinh, dân
chủ. Cuộc biểu tình khổng lồ này diễn ra trong lúc Mỹ - Diệm điên cuồng đánh phá
phong trào cách mạng ở nơng thơn, nên nó có ý nghĩa to lớn. Nó chẳng những có
tác dụng tập hợp lực lượng, biểu dương sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân
dân đơ thị, mà cịn có tác dụng hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của nông dân.
Trong cuộc đấu tranh này, vai trò tiền phong của giai cấp công nhân miền Nam đã
thể hiện rõ, “nâng cao thêm uy tín của giai cấp cơng nhân trong các tầng lớp nhân
dân miền Nam, góp phần tích cực thực hiện mặt trận thống nhất rộng rãi của các
tầng lớp nhân dân chống Mỹ - Diệm” [25;521].
Cho đến năm 1958, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của

nhân dân miền Nam đã thu hút được đông đảo các giai cấp, tầng lớp (công nhân,
nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, các dân tộc miền núi, các tôn giáo, đồng bào di cư,
học sinh, sinh viên, trí thức và có cả một số cơng chức, binh sĩ của Diệm) tham gia.
Mặt trận đoàn kết chống Mỹ - Diệm đã được hình thành và hoạt động cơng khai,

23


hợp pháp với nhiều hình thức phong phú, kết hợp với những cuộc đấu tranh bất
hợp pháp. Tính chất chống Mỹ của phong trào thể hiện rõ. Phong trào phát triển sôi
nổi, rộng khắp ở Nam bộ và lan ra Tây Nguyên, Liên khu V, trên thực tế đã hình
thành một mặt trận rộng rãi chống Mỹ - Diệm.
Ngơ Đình Diệm từ khi lên nắm chính quyền đã liên tục thi hành chính sách
bạo lực, nhằm dập tắt phong trào cách mạng của quần chúng. Nhưng bạo lực không
dập tắt nổi, mà chính bạo lực lại làm cho phong trào ngày càng trở nên sâu rộng.
Hoảng sợ trước khí thế đấu tranh của đồng bào miền Nam, Mỹ - Diệm càng bộc lộ
rõ bộ mặt phát xít. Chúng điên cuồng khủng bố trắng. Ngày 1/12/1958, Mỹ – Diệm
gây ra vụ đầu độc hơn 6.000 tù chính trị ở trại tập trung Phú Lợi, làm chết hơn
1.000 chiến sĩ cách mạng, làm trên 4.000 người khác bị trúng độc nặng. Đầu năm
1959, Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh”. Tháng 5/1959,
Mỹ - Diệm ban hành Luật 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam, công khai giết
hại những người yêu nước, tàn sát đồng bào miền Nam với những hình thức man rợ
thời trung cổ.
Trước những chính sách phát xít của Mỹ - Diệm, cách mạng miền Nam đã
chịu nhiều tổn thất. Đến năm 1959, nhiều xã khơng cịn chi bộ; cả Nam Bộ chỉ cịn
5.000 Đảng viên; ở đồng bằng Liên khu V, 70% chi uỷ viên, 60% huyện uỷ viên,
40% tỉnh uỷ viên bị địch bắt, giết; 12 huyện khơng cịn cơ sở đảng; có tỉnh chỉ cịn
một chi bộ Đảng. Tính đến năm 1959, ở miền Nam có gần nửa triệu người bị bắt, bị
tù đầy và gần 7 vạn người bị giết hại. Cách mạng miền Nam đứng trước những thử
thách cực kỳ nghiêm trọng.

Trong khi đó, ở miền Bắc, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi căn
bản trong công cuộc cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế; cải tạo XHCN và
bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá. Những thành tựu của cách mạng XHCN ở
miền Bắc ngày càng phát huy tác dụng đối với cuộc đấu tranh của nhân dân miền
Nam. Đi đôi với sự ủng hộ về tinh thần, nhân dân miền Bắc không ngừng chi viện
sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Lúc này, trên thế giới, hệ thống XHCN không ngừng lớn mạnh về kinh tế và
quân sự. Năm 1959, nhân dân Liên Xơ đã hồn thành vượt mức những nhiệm vụ

24


×