CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
========000======
BẢN CAM KẾT
I. TÁC GIẢ :
Họ và tên : Đào Mai Trang
Sinh ngày : 08/9/1991
Đơn vị : Trường THPT An Hải
Số năm công tác : 03 năm
Điện thoại : 0985944667
E- mail :
II. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
ĐỀ TÀI : Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn
trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ
văn lớp 10.
III. CAM KẾT :
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tơi.
Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay tồn bộ sáng
kiến kinh nghiệm, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan đơn vị
nhà trường, Cụm chuyên môn số 8 và Sở GD& ĐT Hải Phịng về tính trung
thực của bản cam kết này.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2015
Người cam kết
Đào Mai Trang
MỤC LỤC
A. Thực trạng.......................................................................................................1
1. Thực trạng........................................................................................................1
2. Mô tả giải pháp đã biết.....................................................................................2
3. Ý nghĩa của giải pháp mới...............................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................4
B. Giải pháp.........................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................5
a. Cơ sở lý luận.....................................................................................................5
b. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................7
2. Các bước tiến hành..........................................................................................7
3. Mô tả - giải pháp theo hướng dạy học tích hợp-liên mơn..............................8
C. Kết luận.........................................................................................................20
* Tài liệu Tham khảo........................................................................................21
* Phụ lục.............................................................................................................22
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
A. Thực trạng:
1. Thực trạng:
Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
về đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học; từng bước
chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận theo năng lực, góp
phần thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung
ương khóa XI: xây dựng được các chủ đề dạy học mang tính đặc thù của nhà
trường, từng bước tiếp cận “chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng”.
Trong q trình thực hiện vấn đề đổi mới trên tơi nhận thấy còn tồn tại
một số bất cập trong dạy và học đối với giáo viên và học sinh trong việc thực
hiện đổi mới giáo dục:
+ Học sinh: nhiều học sinh hiện nay cịn lười học, ngại học mơn Ngữ văn,
đặc biệt là với những học sinh đang học tại các ban Khoa học tự nhiên trong nhà
trường phổ thông; cách tiếp cận, học tập môn Ngữ văn ở một số học sinh vẫn
cịn thụ động, học văn nhưng khơng cảm nhận được tác phẩm dẫn đến khả năng
đọc-hiểu còn chưa thực sự tốt. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn,
khơng tóm tắt được một văn bản tự sự, khi đứng trước tập thể khơng biết cách
trình bày một vấn đề… Đặc biệt với việc đọc-hiểu các tác phẩm văn học vì
khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn học dân gian, Văn học trung đại, học
sinh học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng túng không chỉ vì vấn đề đặt ra
khác thời đại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ mà một phần do năng lực đọc-hiểu
còn hạn chế nên việc tiếp cận chưa đạt được mục tiêu.
+ Giáo viên: Một số giáo viên hiểu cịn rất mơ hồ về phương pháp dạy
học tích hợp liên mơn, kiến thức về liên mơn cịn hạn chế, chỉ có kiến thức
chun mơn mà chưa mở rộng về hiểu biết xã hội hay một số kĩ năng khác nên
bài giảng trở nên kém hấp dẫn, không đáp ứng được những vấn đề mà học sinh
quan tâm.
Trường THPT An Hải
3
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Thực trạng thi cử: ít phụ huynh học sinh định hướng cho con em chọn
ngành nghề thuộc khối Khoa học Xã hội, trong đó có mơn Ngữ văn, chính vì thế
mơn Ngữ văn đã bị mất dần vị trí so với các mơn Khoa học Tự nhiên khác.
Hầu hết hết các tác phẩm văn học trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 là
các tác phẩm Văn học dân gian và Văn học trung đại cho nên việc tiếp cận cảm
và hiểu gặp nhiều khó khăn cho cả người dạy và người học. Do đó đổi mới giáo
dục trong việc dạy và học đặc biệt tích hợp liên môn đã trở thành một nhiệm vụ
cấp thiết hàng đầu trong năm học 2015-2016, hướng tới đổi mới toàn diện trong
năm 2018: giáo dục học sinh một cách toàn diện, phát huy tốt năng lực của
người học như năng lực đọc-hiểu, năng lực trao đổi nhóm, năng lực thu thập
thơng tin… Hơn nữa cũng định hướng về việc giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh.
Trước thực trạng ấy, tôi đã nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy
học đặc biệt là vấn đề dạy học tích hợp liên môn trong việc giảng dạy môn Ngữ
văn ở trường THPT. Tôi đã vận dụng trong việc dạy phân môn đọc-hiểu các tác
phẩm Văn học. Trong sáng kiến này, tôi xin phép trao đổi một thử nghiệm về
việc Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên– Dân tộc
Ê-đê – Chương trình Ngữ văn lớp 10, bước đầu đạt hiểu quả.
2. Mô tả giải pháp đã biết
* Dạy học khơng tích hợp liên mơn
- Mơ tả: Người dạy chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác những vấn đề
thuộc phạm trù môn Ngữ văn: cảm nhận về hình ảnh, từ ngữ, chi tiết và những
hình tượng; giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Ưu điểm: Giải pháp này giúp học sinh ghi chép được nhiều kiến thức của môn
Ngữ văn.
- Hạn chế: Học sinh tiếp nhận văn bản chưa sâu sắc vì khơng có những liên hệ,
mở rộng. Bài học trở nên đơn điệu, khơng khí lớp học kém hấp dẫn.
3. Ý nghĩa của giải pháp mới
Trường THPT An Hải
4
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Mơ tả: Dạy học tích hợp liên mơn bắt đầu với việc xác định một chủ đề để huy
động kiến thức. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của người học sẽ
có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học tích hợp liên mơn. Đối với một mơn học, mơ
hình xương cá (Hình 1) thể hiện quan hệ giữa kiến thức của một môn học (trục
chính) với kiến thức trong chủ đề của dạy học tích hợp liên mơn (các nhánh rẽ).
Hình 1. Sơ đồ xương cá
Đối với các môn học khác nhau, mối quan hệ giữa các mơn học trong chủ
đề được hình dung qua sơ đồ mạng nhện (Hình 2). Như vậy, nội dung các môn
học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống, mặt khác, vẫn thực
hiện được sự liên kết giữa các mơn học khác nhau.
Hình 2. Sơ đồ mạng nhện
Với môn Ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đặc trưng bộ
môn là yếu tố quan trọng nhất. Không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vơ cùng
khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác
phẩm đã ra đời khá lâu không cùng thời đại với học sinh hiện nay, bên cạnh đặc
trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của
thời đại ấy. Giúp học sinh tiếp cận đúng các tác phẩm là một vấn đề đặt ra đối
với mỗi người giáo viên khi lên lớp, tìm ra được phương pháp hiệu quả nhất
người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều,
Trường THPT An Hải
5
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
tích hợp kiến thức liên mơn để giải quyết tốt một vấn đề. Từ đó giúp các em u
thích mơn Ngữ văn, thể hiện khả năng sáng tạo, phát huy tốt năng lực của mình
trong học tập.
Ưu điểm: Phương pháp tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học Ngữ văn nói
chung, dạy đọc-hiểu Văn học dân gian nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận
mới, đa chiều, đa kênh để các em bước vào tác phẩm một cách hiệu quả nhất.
Bởi vì tác phẩm văn học nào cũng phản ánh dấu ấn của thời đại. Dấu ấn của thời
đại bao giờ cũng in đậm nhất cũng là hệ tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, có tầng chiều
sâu văn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử, một
vùng đất…và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để
phản ánh. Trong văn, trong thơ có cả âm nhạc, hội họa, điêu khắc…
Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp kiến thức liên mơn cịn giúp giáo
viên sáng tạo hơn trong việc chuẩn bị và thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói
quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó
bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi
dưỡng tâm hồn.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phân môn đọc-hiểu tác phẩm văn học chương trình Ngữ văn lớp 10.
- Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên –
Chương trình Ngữ văn lớp 10 – Học kì I.
- Kiến thức liên mơn: Lịch sử, Văn hóa, Địa lý, (Tây Ngun) trong thời đại thị
tộc, ngồi ra trong bài giảng người dạy còn vận dụng một số kiến thức thuộc
lĩnh vực chuyên ngành: Mĩ thuật, Kĩ thuật, Sân khấu điện ảnh, Âm nhạc và phân
môn Làm văn… để bài giảng thêm phần hấp dẫn.
Trường THPT An Hải
6
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
B. Giải pháp:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
a. Cơ sở lý luận:
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Căn cứ vào Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam trong Điều 4
(yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục) đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo ở người học, bồi
dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục,
trang 9,1998). Trong quá trình đổi mới nền giáo dục Việt Nam, việc lấy học sinh
làm trung tâm là vô cùng cần thiết. Nó tác động tích cực khơng chỉ với q trình
giảng dạy của giáo viên mà cịn góp phần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo,
tích cực làm chủ mỗi giờ học của học sinh.
Xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo quan
điểm dạy học lấy người học làm trung tâm. Quan điểm này có cơ sở lí luận từ
việc nhận thức q trình dạy học ln ln vận động và phát triển không ngừng
chịu sự chi phối của nhiều quy luật, trong đó quy luật về mối quan hệ biện
chứng giữa dạy và học, giữa thầy và trị trong q trình dạy học là quy luật cơ
bản. Thầy và trò – cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực bằng hoạt động của
mình hướng tới tri thức. Thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển hoạt động
nhận thức của trị. Trị hoạt động tích cực chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành
vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhận thức và hành động thực tiễn.
Trường THPT An Hải
7
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Bản chất của phương pháp này là phát huy khả năng cao nhất vốn có cho
học sinh để học sinh tiếp nhận tri thức, khám phá tri thức một cách đầy đủ, khoa
học, có cái nhìn đa kênh, đa chiều, phát huy năng lực của học sinh một cách toàn
diện nhất.
Theo nguyên Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Trần Hồng Quân thì “Phương pháp
dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và
làm việc một cách linh động tự chủ sáng tạo của học sinh ngay trong lao động
học tập ở nhà trường. Người giữ vai trị chủ động tích cực trong q trình học
tập khơng thụ động như phương pháp đọc chép cổ truyền”
Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong q trình
lên lớp như: Thuyết trình, giảng giải, phát vấn, nêu vấn đề, chia nhóm để trao
đổi thảo luận, dự án, trị chơi… trong các phương pháp trên cần sử dụng một
cách linh hoạt, phù hợp trong từng bài dạy cụ thể cũng như từng đối tượng học
sinh cụ thể. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một việc làm cấp
thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Phương pháp giảng dạy là một trong
những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương
pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và người học
phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát
triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của
người thầy, đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo cho người học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức
rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Đưa tư tưởng sư phạm
tích hợp vào trong q trình dạy học là cần thiết. Trong số các phương pháp tích
cực đã nêu thì dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học mới, tích
cực và được nhiều nước trên thế giới thực hiện.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Thứ nhất: Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy môn Ngữ Văn 10, bước đầu tôi
cảm nhận được: dạy Sử thi theo đúng đặc trưng thể loại còn gặp rất nhiều khó
Trường THPT An Hải
8
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
khăn, song hệ thống kiến thức liên môn liên quan đến bài dạy “Sử thi Đăm Săn”
đặc biệt là đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” là rất phong phú, độc đáo bởi lẽ
trong xu hướng hội nhập, Đảng và nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, tơi tự thấy ngồi việc
truyền đạt cho các em các kiến thức trong chuẩn kiến thức-kĩ năng cần có thêm
một nhiệm vụ nữa đó là giúp các em hiểu biết thêm về nét văn hóa độc đáo của
đồng bào Tây Nguyên (dân tộc Ê-đê) cũng như bồi đắp thêm năng lực thẩm mĩ
khi các em tiếp cận với đoạn trích này.
- Thứ hai: Trong Văn có Sử, trong Văn có Địa, trong Văn có văn hóa có âm
nhạc có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ, phong tục tập quán từng vùng
miền. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm
ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em khơng chỉ hiểu mà cịn phát triển
tồn diện năng lực.
Do đó tích hợp kiến thức liên mơn trong đọc-hiểu các tác phẩm văn học
khơng cịn là vấn đề đơn thuần nữa mà nó trở thành nhiệm vụ của mỗi giáo viên
dạy Ngữ văn trong nhà trường.
2. Các bước tiến hành:
- Hình thức: Thực nghiệm sáng kiến tại lớp 10C5.
- Cách tổ chức:
+ Địa điểm: Tại phòng học và hoạt động trải nghiệm học tập tại nhà Đa năng.
+ Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Xây dựng mục tiêu bài dạy, trọng tâm kiến thức kĩ năng và xác định những
năng lực cần thiết để bồi đắp cho học sinh.
+ Chuẩn bị các tư liệu liên quan: Văn hóa, lịch sử, địa lí, âm nhạc… của vùng
Tây Nguyên (dân tộc Ê-đê), thiết bị tương ứng (máy chiếu, tranh ảnh minh họa),
dự kiến quy trình, kết quả,…
Trường THPT An Hải
9
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
- Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức: Văn hóa, lịch sử, địa lí của vùng Tây
Ngun (dân tộc Ê-đê),… kỹ năng tổng hợp, báo cáo kết quả. Vừa sưu tầm cá
nhân vừa trao đổi, thu thập thơng tin theo nhóm.
Bước 2: Tiến hành bài dạy trên lớp(Với 5 hoạt động dạy và học)
Bước 3: Hoạt động trải nghiệm
3. Mô tả - giải pháp theo hướng dạy học tích hợp-liên mơn
Ở nội dung này, sáng kiến của tôi sẽ tập trung vào việc dẫn dắt mô tả từng
khía cạnh vấn đề qua các bước cụ thể của quy trình thiết kế một bài đọc-hiểu tác
phẩm văn học. Tính mới, giải pháp thực hiện sẽ được chứng minh qua các câu
hỏi và định hướng trả lời cụ thể theo nội dung bài học.
* Mô tả qua cấu trúc đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm
Săn” (Sử thi Tây Nguyên):
I. Mức độ cần đạt
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và thịnh vượng của cộng
đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện
pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.
II. Trọng tâm kiến thức – kĩ năng – thái độ - năng lực
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh
phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng
được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với
sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngơn ngữ
trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
Trường THPT An Hải
10
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
2. Kĩ năng
+ Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi
+ Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ
- Tình yêu đối với các tác phẩm Văn học dân gian đặc biệt đối với sử thi “Đăm
Săn”,
- Tình yêu đối với nét đẹp văn hóa của người dân tộc Ê-đê (Tây Nguyên).
- Trân trọng hơn khát vọng xây dựng cộng đồng của con người Việt Nam đã
được gìn giữ ngàn đời trong tâm hồn dân tộc.
- Trân trọng, giữ gìn một thành tựu rực rỡ của kho tàng Văn học dân gian Việt
Nam.
4. Năng lực
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
+ Năng lực đọc-hiểu đoạn trích thuộc thể loại sử thi.
+ Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
+ Năng lực sáng tạo (chuyển thể văn bản sang hình thức kịch, sân khấu…)
II. Chuẩn bị phương tiện:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Theo yêu cầu của bài học:
+ Tài liệu: sách giáo khoa, sách thiết kế bài giảng và một số sách tham khảo
khác.
+ Phương tiện dạy học: giáo án, máy tính, máy chiếu, video clip liên quan đến
bài dạy…
- Phần mới: lựa chọn, xây dựng, chọn lọc các kiến thức tích hợp phù hợp với
bài giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài ở nhà: trả lời các câu hỏi theo phần hướng dẫn đọc bài – SGK trang
36.
- Chuẩn bị bài học theo một số yêu cầu khác của giáo viên theo nhóm:
Trường THPT An Hải
11
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
+ Yêu cầu 1: Tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, tư tưởng liên quan đến
bài học.
+ Yêu cầu 2: Diễn lại một phần đoạn trích và ghi lại bằng video clip để chuẩn bị
trình chiếu trước lớp.
+ Yêu cầu 3: Vẽ một bức tranh về một cảnh trong đoạn trích mà em cảm thấy ấn
tượng nhất.
III. Hoạt động dạy học:
* Bước 1: Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, trật tự nội vụ của lớp.
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ (4 phút)
* Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
Để tăng tính hấp dẫn và sáng tạo cho giờ học, việc tích hợp kiến thức
liên mơn được giáo viên chú trọng ngay ở phần tạo tâm thế tiếp nhận văn bản
bằng phương pháp dự án - giao bài tập về nhà cho các nhóm học sinh tìm
hiểu, nghiên cứu sau đó báo cáo kết quả trong giờ học chính.
Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận văn bản
Thời gian: 7 phút
Phương pháp: Gợi mở, thuyết trình, vấn đáp.
Kĩ thuật: Học theo góc
Giáo viên nêu u cầu(1): Trình bày những hiểu biết của cá nhân em về những
nét đẹp văn hóa-văn học của mảnh đất và con người Tây Nguyên?
Học sinh trả lời: Các nhóm cử đại diện lên trình bày(sản phẩm làm việc nhóm ở
nhà) dựa trên những hiểu biết kiến thức các môn học:
- Địa lý: vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội.
- Văn hóa: Âm nhạc – Cồng chiêng Tây Nguyên, văn hóa tín ngưỡng – Tục nối
dây Ch-n, văn hóa mẫu hệ, sinh hoạt cộng đồng – kể khan sử thi
Giáo viên chuẩn kiến thức: bằng một đoạn video clip giới thiệu về mảnh đất
Tây Nguyên.
Lời dẫn cho đoạn video clip: Tây Nguyên là một vùng cao nguyên có gần 20
dân tộc sinh sống với những phong tục tập quán và nét đẹp văn hóa độc đáo.
Trường THPT An Hải
12
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Trong đó người Ê đê là một trong những tộc người gắn bó lâu đời nhất trên
mảnh đất Tây Nguyên này. Nhắc đến người Ê đê ta không thể không nhắc tới sử
thi “Đăm Săn”. Trong sử thi “Đăm Săn” chúng ta nhận thấy những dấu ấn,
những nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Tây Nguyên như: văn hóa Cồng
chiêng, văn hóa Tín ngưỡng (tục nối dây Chuê-nuê…), văn hóa Mẫu hệ và
những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Có thể nói, khi đến với Tây
Nguyên mỗi chúng ta như được chìm đắm vào một khơng gian văn hóa đặc
trưng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc…
Giáo viên tiếp tục nêu yêu cầu(2): Từ những kiến thức đã được cung cấp ở
phần Tiểu dẫn và hiểu biết cá nhân, em hãy giới thiệu đôi nét về sử thi “Đăm
Săn”?
Học sinh trả lời: Dựa trên những hiểu biết kiến thức liên môn, học sinh suy
nghĩ và trả lời cá nhân về: thể loại sử thi, phân loại sử thi, hoàn cảnh ra đời của
sử thi “Đăm Săn” và tóm tắt văn bản.
Giáo viên chuẩn kiến thức:
- Thể loại sử thi: giáo viên hướng dẫn học sinh tái hiện lại kiến thức về khái
niệm sử thi (tích hợp kiến thức trong bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam SGK – trang 17).
- Phân loại sử thi:
+ Sử thi thần thoại: giới thiệu mở rộng cho học sinh hình ảnh cuốn sử thi Đẻ
đất, đẻ nước –dân tộc Mường.
+ Sử thi anh hùng (giáo viên nhấn mạnh vào sử thi anh hùng là loại sử thi
kể về những chiến công của người anh hùng, họ là những người có sức mạnh,
mang tầm vóc của cộng đồng và được dân làng tin tưởng tuyệt đối). Giới thiệu
mở rộng hai cuốn sử thi anh hùng của người Hi Lạp và người Ấn Độ trong hai
bộ Sử thi nổi tiếng “Ơ- đi- xê” (Hơ-me-rơ) và “Ra-ma-ya-na” (Va-mi-ki).
- Hoàn cảnh lịch sử ra đời sử thi :
+ Xã hội: Thị tộc xác nhập thành bộ tộc lớn làm cơ sở để hình thành nhà nước
sau này.
Trường THPT An Hải
13
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
- Tóm tắt văn bản: tích hợp với kiến thức làm văn(kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
mà học sinh đã được học từ bậc THCS để tóm tắt một nội dung sử thi dài, đồ sộ
thành một văn bản ngắn gọn, đủ ý và rõ ràng trước lớp).
Bước vào hoạt động tri giác, người thầy vận dụng mở rộng tích hợp
kiến thức liên mơn sân khấu – điện ảnh thông qua việc phân vai – diễn lại
một phần đặc sắc của đoạn trích ghi thành video và trình chiếu trước tồn thể
lớp học(phần này đã giao bài ở nhà). Sau đó cho học sinh xem một video clip
về hình thức diễn xướng sử thi “Đăm Săn. Hoạt động này sẽ kích thích sự
sáng tạo của học sinh, bên cạnh đó làm tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.
Hoạt động 2: Tri giác
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Đọc diễn cảm, đọc phân vai, quan sát
Kĩ thuật: Học theo góc
Giáo viên nêu yêu cầu:
- Cho học sinh tự xung phong nhận vai
- Yêu cầu học sinh xác định đúng giọng đọc của vai nhân vật được phân
công
Học sinh: Đọc phân vai với những giọng đọc như sau:
+ Giọng Đăm Săn : quyết liệt, hùng tráng.
+ Giọng Mtao Mxây : khôn khéo, mềm mỏng.
+Giọng dân làng : tha thiết.
+ Đặc biệt, giọng người kể chuyện trong thiên sử thi này rất linh hoạt : khi thủ
thỉ, khoan thai : "Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu
thang đẽo hình chim ngói. Ngơi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả
thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà
khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật" ; cũng có khi dồn dập đặc tả một khơng
khí giao tranh dữ dội : "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt
một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun
vút qua phía đơng, vun vút qua phía tây. Cịn Mtao Mxây thì bước cao bước
thấp chạy hết bên tây sang bên đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng
Trường THPT An Hải
14
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu" ; khi lại hướng về đối thoại với người nghe
và xen lẫn bình luận : "Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn
như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trơng hắn dữ tợn như một vị
thần", "Thế là, bà con xem, nhà Đăm Săn đơng nghịt khách, tơi tớ chật ních cả
nhà ngồi", "Bà con xem, chàng Đăm Săn uống khơng biết say, ăn khơng biết
no, chuyện trị khơng biết chán" .
Giáo viên chuẩn kiến thức: Nhận xét cách thể hiện của học sinh.
Mở rộng: Cho học sinh xem video sản phẩm các nhóm đã diễn và ghi hình.
Sau đó giáo viên giới thiệu video clip về hình thức diễn xướng sử thi
“Đăm Săn”: Một người hát-kể, (thường là các già bản), một mình vừa kể vừa
diễn tất cả các vai bằng các giọng điệu khác nhau bên bếp lửa của nhà rông.
Giáo viên: Đánh giá, xếp loại thi đua cho các nhóm học sinh.
Đến với hoạt động 3: Phân tích – cắt nghĩa, giáo viên hướng dẫn học
sinh đọc-hiểu văn bản theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng. Song để học sinh
có hứng thú trong việc tiếp cận và hiểu sâu sắc đoạn trích người giáo viên
cần phải đi sâu vào việc giảng giải, cắt nghĩa một số hình ảnh, chi tiết khó, xa
lạ với học sinh bằng việc vận tích hợp các kiến thức liên mơn thơng qua:
- Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:
+ Kiến thức liên môn với môn Lịch sử (hệ tư tưởng, phong tục tập
quán của người dân tộc Ê Đê trong thời kì thị tộc – bộ lạc).
- Cảnh ăn mừng chiến thắng
+ Kiến thức liên môn với môn Lịch sử - văn hóa: nét đẹp văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên, quan niệm về người anh hùng của người
dân tộc Ê Đê trong thời kì lịch sử lúc bấy giờ.
+ Kiến thức liên môn với môn Âm nhạc dân tộc: Các tiếng kêu vang
của những loại Cồng chiêng khác nhau.
Hoạt động 3: Phân tích – cắt nghĩa
Thời gian: 50 phút
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật: Khăn trải bàn, tia chớp
Trường THPT An Hải
15
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Giáo viên nêu yêu cầu(1): Vì sao trong cuộc chiến giữa Đăm – Săn và Mtao
Mxây, Đăm – Săn lại cần sự giúp đỡ của thần linh(ném cho Đăm- Săn miếng
trầu, chày mịn) mới có thể chiến thắng Mtao Mxây? Điều này nói lên quan
niệm gì về tín ngưỡng của người Ê Đê trong buổi đầu bình minh của lịch sử loài
người?
Trả lời: Học sinh làm việc theo nhóm 5 phút, sau đó cử đại diện trình bày kết
quả của nhóm mình dựa trên kiến thức liên mơn với mơn Lịch sử (văn hóa-xã
hội): Giáo viên chuẩn kiến thức: nhận xét, đánh giá về câu trả lời của học sinh
sau đó mở rộng kiến thức liên mơn Lịch sử trong trường hợp học sinh trả lời
chưa rõ ý: Miếng trầu hay chày mịn chính là biểu tượng cho sự ủng hộ, tiếp
thêm sức mạnh cho người anh hùng của cộng đồng. Trong xã hội xưa, khi mà
vai trò của người phụ nữ là đứng đầu, là một xã hội mẫu hệ thì sự ủng hộ đấy có
ý nghĩa vơ cùng to lớn. Đó chính là sự giúp sức của ông trời, của sức mạnh linh
thiêng và tuyệt đối. Sự giúp sức đó dẫn đến chiến thắng của Đăm Săn, và miếng
trầu của Hơ Nhị là hậu thuẫn cho nhân vật trung tâm, thể hiện thái độ và sức
mạnh lí tưởng của quần chúng-cộng đồng hiện thân ở người anh hùng sử thi. Chi
tiết này làm khơi gợi mối giao hịa cộng đồng, tơ đậm thêm hình ảnh hùng tráng
mang tầm vũ trụ của người anh hùng tượng trưng cho sức mạnh, ý chí của người
dân Ê đê xa xưa.
Giáo viên nêu yêu cầu(2): Sau khi dẫn tôi tớ về bản, Đăm Săn sai mở tiệc ăn
mừng thắng lợi “Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có
tiếng đồng tiếng bạc! …hãy đánh lên tất cả cho ở dưới vỡ tốc các cây địn
ngạch, cho ở trên gẫy nát các cây xã ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp
đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng qn khơng cho con bú, ếch nhái dưới gầm
sàn, kì nhơng ngồi bãi phải ngừng kêu, tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe
tiếng chiêng ăn đông uống vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy”- SGK –
34. Tại sao chàng lại ra lệnh đánh lên nhiều loại chiêng cồng? Ý nghĩa của
những tiếng chiêng, tiếng cồng đối với người Ê đê?
Trả lời: Học sinh trả lời cá nhân, dựa trên kiến thức liên môn với môn Lịch sử văn hóa, Âm nhạc dân tộc.
Trường THPT An Hải
16
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Giáo viên chuẩn kiến thức kĩ năng: Cho học sinh xem một đoạn video giới
thiệu về Cồng chiêng Tây Nguyên và nghe âm thanh độc đáo của loại nhạc cụ
dân tộc này.
Lời dẫn cho đoạn video clip: Cồng chiêng đã có từ rất lâu đời. Tiếng chiêng,
tiếng cồng và âm thanh của nó có vai trị hết sức lâu đời và quan trọng đối với
đồng bào Ê-đê nói riêng, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, nó thể
hiện sự giàu có, sung túc, sang trọng và sức mạnh, vẻ đẹp của tinh thần và vật
chất của thị tộc và tù trưởng (giáo dục kĩ năng sống bảo vệ nét đẹp văn hóa dân
tộc: Cồng chiêng Tây Ngun được UNESCO cơng nhân là di sản văn hóa thế
giới 3/2006).
Giáo viên nêu yêu cầu(3): Khi dựng lại bức chân dung của người anh hùng
Đăm Săn tác giả sử thi đã dùng rất nhiều những biện pháp nghệ thuật so sánh,
phóng đại, bằng giọng văn trang trọng hào hùng… từ đó em có hiểu gì về quan
niệm thẩm mĩ của người dân tộc Ê-đê trong việc dựng lên hình tượng người anh
hùng? So sánh với quan niệm thẩm mĩ của người Hi Lạp và người Ấn Độ trong
hai bộ Sử thi nổi tiếng “Ơ- đi- xê” (Hơ-me-rơ) và “Ra-ma-ya-na” (Va-mi-ki).
Trả lời: Học sinh trả lời cá nhân dựa vào kiến thức liên môn với môn Lịch sử và
phân môn Đọc văn.
Giáo viên chuẩn kiến thức: Đánh giá, nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt
nội dung :
Lịch sử - văn hóa: Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn đầy
ngưỡng mộ của nhân dân, từ bên dưới nhìn lên sùng kính, tự hào. Đó là vẻ đẹp
và sức mạnh của người anh hùng, thể hiện sức mạnh của cả thị tộc, sự thống
nhất và niềm tin của cả cộng đồng.. Quả thật đó là sức mạnh, vẻ đẹp có phần cổ
sơ, hoang dã, mộc mạc, giản dị, gần gũi với núi rừng với tiếng chiêng cồng Ê đê
thời cổ đại. Người anh hùng sử thi được cộng đồng tôn vinh tuyệt đối qua chiến
thắng của một cá nhân anh hùng cho thấy sự vận động lịch sử của cả thị tộc.
Đọc văn: liên hệ với quan niệm thẩm mĩ về người anh hùng của người Hi
Lạp cổ đại và người Ấn Độ cổ đại trong hai bộ Sử thi nổi tiếng “Ơ- đi- xê” (Hơme-rơ) và “Ra-ma-ya-na” (Va-mi-ki):
Trường THPT An Hải
17
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
- Sử thi “Đăm Săn”: người anh hùng gắn với vẻ đẹp của tài năng và vẻ
đẹp hình thể.
- Sử thi “Ô- đi- xê”: người anh hùng gắn với vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tâm
hồn (đó là sự thơng minh, sự kiên nhẫn, lịng chung thủy…).
- Sử thi “Ra- ma- ya- na”: người anh hùng gắn với vẻ đẹp của danh dự,
bổn phận của một đức vua mẫu mực.
Hoạt động 4: Tổng kết, khái quát
Thời gian: 5 phút
Phương pháp: Vấn đáp, trắc nghiệm
Kĩ thuật: Học theo nhóm
Sau khi tổng kết, khái quát, giáo viên tiếp tục vận dụng tích hợp kiến
thức liên mơn ở hoạt động số 5 và giao bài tập về nhà. Đây là hoạt động giúp
học sinh cảm nhận sâu sắc, ghi nhớ và thêm yêu hơn tác phẩm mà mình đã
được học. Ở hoạt động này người dạy đã sử dụng kiến thức liên môn với:
phân môn làm văn, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Sân khấu điện
ảnh(quy mô nhỏ).
Hoạt động 5: Luyện tập vận dụng
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình
Kĩ thuật: Góc, nhóm
Bài tập 1:
Liên mơn với mơn Mĩ thuật và phân môn Làm văn:
Giáo viên yêu cầu: Qua việc đọc văn bản ở nhà kết hợp với trí tưởng tượng
phong phú của cá nhân, em hãy vẽ lên một bức tranh minh họa về một cảnh, chi
tiết, hình ảnh, nhân vật… trong đoạn trích mà em cảm thấy yêu thích nhất(đã
giao về nhà ở tiết trước), học sinh trình bày sản phẩm ở tiết học này. Sau đó u
cầu học sinh nhóm khác bình về bức tranh.
Học sinh trả lời: Học sinh vận dụng kiến thức của một số lĩnh vực khác nhau và
báo cáo kết quả đã chuẩn bị ở nhà của nhóm và cùng trao đổi, chia sẻ cùng các
thành viên nhóm khác. (Tranh ảnh và lời bình minh họa ở phần Phụ lục).
Trường THPT An Hải
18
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Giáo viên chuẩn kiến thức:
+ Mĩ thuật: sự tưởng tượng, thể hiện bằng đường nét, màu sắc. Lưu ý: học sinh
lựa chọn màu sắc phù hợp với chi tiết, hình ảnh cần diễn đạt.
+ Làm văn: khả năng bình tranh, tạo lập văn bản, nêu cảm nhận ban đầu sau khi
quan sát tranh của nhóm khác.
Bài tập 2: Liên môn với môn Giáo dục công dân
Giáo viên yêu cầu: Thời kì sử thi ra đời: xã hội bắt đầu có sự chuyển giao từ
xã hội cơng xã thị tộc sang bộ lạc, tục Chuê-nuê (nối dây) cho phép khi người
vợ hoặc chồng chết đi thì người cịn lại phải lấy người trong dòng họ để tiếp tục
cuộc sống vợ chồng, với quan niệm cho rằng có thực hiện đúng "ch n" mới
giữ trọn dịng giống của gia đình, của dân tộc, con người mới không bị lẻ đôi.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, em có hiểu biết gì về luật hơn nhân và gia
đình? Nếu tình trạng trên xảy ra thì vi phạm vào điều nào của luật hơn nhân và
gia đình?
Học sinh trả lời: theo suy nghĩ cá nhân.
Giáo viên chuẩn kiến thức:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản 13 Điều 18 Luật Hôn nhân gia
đình 2000 và điểm c.3, c.4 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng
Thẩm pháp TAND tối cao thì pháp luật Việt Nam cấm kết hôn “giữa những
người cùng dịng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba
đời.”
Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con;
giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Những người có họ trong phạm vi ba đời
là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng
cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú
con bác, con cơ con cậu, con dì là đời thứ ba.
Phạm vi 3 đời có thể hiểu như sau: Đời thứ nhất (cụ) là A thì đời thứ hai
(ơng) là con của cụ, gồm A1, A2... A1 có con là a11, ông A2 có con là a21. Như
vậy a11 với a 21 có quan hệ ở đời thứ ba (cháu). Con của những người này
(chắt) có quan hệ ở đời thứ tư.
Trường THPT An Hải
19
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Sau khi hướng dẫn học sinh luyện tập, người dạy tiếp tục vận dụng tích
hợp các kiến thức liên môn để giao bài tập về nhà cho học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm, với hoạt động này học sinh thể hiện khả năng sáng
tạo của mình. Hơn nữa cũng định hướng về việc giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh qua việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
• Bước 4: Giao bài và hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà (3 phút)
Liên môn với môn kĩ thuật, sân khấu điện ảnh qua u cầu sau: Sân khấu hóa
đoạn trích trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường
vào tháng 1 với chủ đề “Nhịp cầu thời gian” , học sinh có thể lựa chọn: Cắt,
dán, khâu các loại giấy màu, lá cây, vỏ bao… thành bộ trang phục của người anh
hùng Đăm Săn, Mtao Mxây, dân làng… theo sự tưởng tượng của mình rồi trình
diễn theo hình thức biểu diễn thời trang có lời bình trên sân khấu hoặc diễn lại
một trong các cảnh của sử thi Đăm Săn.
Liên môn với phân môn làm văn qua yêu cầu sau: tích hợp với kiểu bài nghị
luận xã hội để giải quyết đề bài sau: Từ việc đọc-hiểu đoạn trích “Chiến thắng
Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” sử thi Tây Nguyên, em hãy trình bày suy nghĩ
của mình về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trường THPT An Hải
20
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
* Khả năng ứng dụng:
Thứ nhất, SKKN dựa trên u cầu tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy
học nên hồn tồn có thể áp dụng.
Thứ hai, với việc đọc-hiểu tác phẩm Văn học dân gian, các kiến thức về
văn hóa, lịch sử, địa lí ln xuất hiện đan xen trong từng khía cạnh, từng đơn vị
kiến thức của bài học. Do đó, dạy học đọc-hiểu tác phẩm văn buộc phải có hiểu
biết về tư tưởng, thẩm mĩ của một thời đại. Đồng thời phải am hiểu về lịch sử,
địa lí, văn hóa vùng miền, phong tục tập quán, ý thức hệ xã hội. Bởi vậy, biết
chọn nội dung tích hợp phù hợp trong dạy đọc-hiểu một văn bản là yêu cầu mới
mà giáo viên cần phải có. Khơng nắm được những tri thức này thì khơng thể dạy
thành công một văn bản, càng không thể khơi gợi được sự hứng thú, chủ động
học tập của học sinh.
Thứ ba, chỉ cần lịng u nghề, say mê chun mơn thì mỗi giáo viên đều
có thể chuẩn bị, thiết kế bài giảng và lên lớp hiệu quả.
Vì thế, Tơi tin rằng sáng kiến của tôi là một thể nghiệm tương đối hiệu
quả trong yêu cầu đổi mới dạy học bộ môn hiện nay.
* Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với SKKN này hiệu quả, trước tiên tơi nhận được chính là sự hứng thú, chủ
động của học sinh trong việc học các tác phẩm Sử thi. Khi các em có kiến thức về hệ
tư tưởng của người dân tộc Ê-đê, xác định đúng giai đoạn lịch sử, chắc kiến thức địa
lí, văn hóa các em tiếp cận văn bản đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều.
Thứ nữa, tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và
đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề mới. Đó
cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra.
Thứ ba, dạy tích hợp cũng tạo ra cho giáo viên thói quen ln tự làm mới
mình. Đặc biệt với những giáo viên chỉ đào tạo một mơn Ngữ văn sẽ có điều
khơng tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa liên quan để bổ sung cho tư duy
của mình.
Trường THPT An Hải
21
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
C. Kết luận:
Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn
trích “Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Sử thi Đăm-Săn” – Chương trình Ngữ văn 10
đã được tôi thể nghiệm và được Tổ chuyên môn dự giờ, đánh giá cao.
SKKN áp dụng tốt cho các giáo án tiết đọc-hiểu đoạn trích “Chiến thắng
Mtao Mxây” trích “Sử thi Đăm Săn” trong chương trình Ngữ văn lớp 10 – Học
kì I. Với các tác phẩm văn học khác cần bổ sung tri thức theo tiến trình lịch sử,
sự thay đổi hệ tư tưởng, thẩm mĩ của xã hội.
Dễ dàng áp dụng bởi các nhà trường đều trang bị phương tiện hỗ trợ hiện
đại như: máy chiếu, loa đài…v.v.
Khó khăn: Giáo viên cần đầu tư cơng phu, tốn thời gian trong soạn bài.
Đề xuất, kiến nghị với nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu,
động lực của mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá. Đặc biệt điều
tra độ hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
Với tuổi nghề cịn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tơi đã cố gắng hết
mình để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới của ngành nói chung và của bộ mơn nói riêng,
góp phần giúp cho học sinh lớp 10 trường tơi thay đổi nhận thức và tình cảm trong
việc học bộ môn Ngữ văn. Tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo và chia sẻ của các
thầy cô giàu kinh nghiệm và các anh, chị, bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày….. tháng…..năm 2015
Người viết sáng kiến
Trường THPT An Hải
22
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
* Tài liệu Tham khảo:
1.Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng( Bộ giáo dục và Đào tạo/ Vụ
giáo dục Trung học, Hà Nội, tháng 7/2010)
2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông( tài
liệu dành cho giáo viên- Bộ giáo dục và Đào tạo)
3. Một số giáo án 10 thực tế đã qua giảng dạy
4. Các văn bản chỉ đạo giáo dục THPT năm học 2015-2016 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Hải Phòng (tài liệ lưu hành nội bộ).
Trường THPT An Hải
23
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
* Phụ lục
1. Hình ảnh sân khấu hóa tác phẩm của học sinh trong chương trình “Nhịp
cầu thời gian” và chương trình “Khai giảng năm học 2014-2015” tại trường
THPT An Hải
Trường THPT An Hải
24
Người viết: Đào Mai Trang
Đề tài sáng kiến: Tích hợp kiến thức liên mơn trong việc dạy học đọc-hiểu đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây” trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên - Ngữ văn lớp 10
Trường THPT An Hải
25
Người viết: Đào Mai Trang