Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Giải chi tiết đề thi thử lần 1 THPT chuyên ĐH Vinh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.94 KB, 21 trang )

Câu 1: Ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X, Y, Z có cùng cơng thức phân tử
C3H6O2 và có các tính chất: X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH; X,
Z đều khơng có khả năng tác dụng với kim loại Na; khi đun nóng chất X với
dung dịch H2SO4 lỗng thì trong số các sản phẩm thu được, có một chất có khả
năng tham gia phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5.
B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.
C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3.
D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.
X, Z là este nên loại ngay B và D. Khi thủy phân este X thu được chất có khả
năng tráng bạc thì nó phải là HCOOH nên đáp án C.
Câu 2: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được
các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom ?
A. CH3COOCH=CH2.

B. CH2=CHCOOCH=CH2.

C. CH3CH2COOCH3.

D. CH3COOCH2CH=CH2.

Dễ thấy B, D có nối đơi ở khung xương axit và ancol nên tác dụng với Br2, cịn
A thì tạo andehit nên cũng làm mất màu nước brom.
Đáp án C.
Câu 3: Este X có cơng thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH2CH2CH3. Vậy tên gọi
của X là
A. metyl butirat.

B. propyl axetat.

C. etyl propionat.



D. isopropyl axetat.

Bài tốn tên gọi thì cứ vẽ khung xương ra là xong, este của CH3COOH nên phải
có đi axetat, cịn ancol mạch thẳng nên là propyl.
Đáp án B.


Câu 4: Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán
nhãn và thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch BaCl2.

B. Dung dịch CuSO4.

C. Dung dịch Mg(NO3)2.

D. Dung dịch FeCl2.

FeCl2 không phản ứng với NaHSO4 nên loại D.
CuSO4 không phản ứng với AgNO3 nên loại B.
Mg(NO3)2 phản ứng được với NaOH nên loại C.
Đáp án A.
Câu 5: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với
A. kim loại Na.

B. dung dịch NaOH.


C. nước brom.

D. dung dịch NaCl.

Đáp án D. Hiển nhiên vì NaCl ngồi với muối bạc thì khó phải ứng với các chất
khác.
Câu 6: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây khơng có khả năng phản ứng với
dung dịch H2SO4 loãng?
A. FeCl3.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. Fe(OH)3.

Đáp án A. Các chất kia đề là oxit, hidroxit nên tan được trong dung dịch axit,
còn FeCl3 là chất tan nên phải thỏa mãn điều kiện 2 chất tan tác dụng với
nhau.
Câu 7: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để
dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét. Tơ nitron được
tổng hợp từ monome nào sau đây ?
A. Vinyl clorua.

B. Acrilonitrin.

C. Caprolactam.

D. Axit aminocaproic.



Đáp án B. Một câu lý thuyết về polime, phần polime khá nhiều lý thuyết khó
nhớ, làm nhiều thì quen thơi chứ khơng có phương pháp nào khác. Câu này hỏi
về monome thì từ tên đã có thể suy ra được rồi nên cũng khơng phải khó cho
lắm.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85
gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch
M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất).
Cơ cạn tồn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là
A. 11,8.

B. 12,5.

C. 14,7.

D. 10,6.

Câu này khá hóc hiểm ở chỗ đốn ra Y và Z là gì. Kinh nghiệm là nên thử các
loại sau: muối của amin với HNO3, H2CO3 hay là este của axit amin hoặc axit
với amin.
C2H10O3N2 nó chính là muối tạo thành khi H2CO3 tác dụng với NH3 và
CH3NH2, hơi đánh đó học sinh ở chỗ này. Cụ thể Y là NH4-CO3-NH3CH3 và Z là
CH3COONH4 hoặc HCOONH3CH3
Gọi số mol 2 chất thì ta có 110x + 77y = 14,85; 2x + y = 0,25; giải ra thì x =
0,1 và y = 0,05.
Ta có m = x mol Na2CO3 và y mol HCOONa hoặc CH3COONa.
TH1: HCOONa thì m = 14 gam
TH2: CH3COONa thì m = 14,7 gam.
Đáp án C.



Câu 9: Phát biểu sai là
A. Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết
tủa màu tím xuất hiện.
B. Amilozơ là polime có cấu trúc mạch khơng phân nhánh.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị $latex \alpha$-amino axit
được gọi là liên kết peptit.
D. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).
Đáp án A vì kết tủa màu vàng chứ khơng phải màu tím.
Câu 10: Hồ tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung
dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, thu được 11,2 lít khí CO2
(đktc). Giá trị của m là
A. 40.

B. 50.

C. 60.

D. 100.

Số mol CO2 = 0,5 = số mol hỗn hợp. Chú ý là hỗn hợp có M = 100 nên m = 50
Đáp án D.
Câu 11: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4).
Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 lỗng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị
ăn mịn điện hóa học là
A. (1), (2) và (3).

B. (3) và (4).

C. (2), (3) và (4).


D. (2) và (3).

Zn bị ăn mòn khi Zn đứng trước kim loại còn lại trong dãy điện hóa.
Đáp án D.
Câu 12: Hợp chất nào sau đây mà trong phân tử có liên kết ion ?
A. H2S.

B. HBr.

Na+ và NO3- tạo nên NaNO3
Đáp án C.

C. NaNO3.

D. H2SO4.


Câu 13: Cho dãy các chất sau: metan, xiclopropan, etilen, axetilen, benzen,
stiren. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên ?
A. Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
D. Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng.

A. Chỉ có C2H2 tác dụng với AgNO3/NH3 tạo Ag2C2.
B. Tác dụng với Br2 có xiclopropan C3H6, C2H4, C2H2, stiren.
C. C2H4 và stiren có nối đơi nên tác dụng với KMnO4
D. CH4 khơng có phản ứng cộng nên chỉ 5 chất.
Đáp án A.

Câu 14: Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm
20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M
nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ
khối so với H2 bằng 18. Hịa tan hết tồn bộ N trong lượng dư dung dịch HNO3
loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam
muối (khơng có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO
và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là
A. 96,25.

B. 117,95.

C. 80,75.

D. 139,50.

0,3 mol CO tạo ra hỗn hợp khí X có phân tử khối là 36 nên hỗn hợp gồm 0,15
mol CO và 0,15 CO2 do đó CO đã cướp đi 0,15 mol O.
Cả hỗn hợp 35,25 gam M có 0,45 mol O nên sau phản ứng với CO vẫn còn 0,3
mol O nữa.
Hỗn hợp Z có phân tử khối là 33,5 gồm x mol NO và y mol N2O nên ta có x + y
= 0,2; 30x + 44y = 0,2 * 33,5 nên x = 0,15 và y = 0,05


Từ số mol NO và N2O thì tính được số mol NO3- nếu mà kim loại phản ứng với
HNO3 là 0,15*3 + 0,05*8 = 0,85 mol. Nhưng còn 0,3 mol (O)2- nữa nên cịn
phải có 0,6 mol NO3- nữa để đảm bảo là bảo tồn ion. Vậy tổng cộng có 1,45
mol NO3Đến đây m = m(kim loại) + m(NO3-) = 28,05 + 1,45 * 62 = 117,95
Đáp án B.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho a mol X vào 100 ml dung
dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y Cho Y phản ứng vừa đủ với 100

.
ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa
30,725 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,275.

B. 0,125.

C. 0,150.

D. 0,175.

Có 0,1 mol H+ và 0,275 mol OH- nên coi như là hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với
0,175 mol OH-.
Gọi số mol 2 chất lần lượt là x và y mol. x + 2y = 0,175 (1).
30,725 gam muối nên tính theo ion thì dễ hơn. 0,05 * 96 + 0,1 * 23 + 0,175 *
39 + 116x + 162y = 30,725 (2)
Từ (1) và (2) thì x = 0,075; y = 0,05
Đáp án B.
Câu 16: Hỗn hợp M gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở X và Y (phân tử Y
nhiều hơn phân tử X một liên kết $latex \pi$). Hiđro hóa hồn tồn 10,1 gam M
cần dùng vừa đủ 7,84 lít H2 (đktc), thu được hỗn hợp N gồm hai ancol
tương ứng. Cho toàn bộ lượng N phản ứng hết với 6,9 gam Na. Sau khi các phản
ứng xảy ra hồn tồn, thu được 17,45
gam chất rắn. Cơng thức của X và Y lần lượt là
A. CH3CHO và C3H5CHO.

B. CH3CHO và C2H3CHO.

C. HCHO và C3H5CHO.


D. HCHO và C2H3CHO.


Có 0,35 mol H2 để hidro hóa và hỗn hợp N phản ứng với 0,3 mol Na nên dễ
dàng tính được hỗn hợp có 0,25 mol X và 0,05 mol Y
.
Phân tử khối trung bình = 33,67 nên chắc chắn X là HCHO. Từ tổng khối lượng
tính được Y là C2H3CHO nhưng là với 10,3 gam M. Đề bài lại sai một chỗ nữa.
Cái này cũng dễ hiểu vì nếu là những đề tự nghĩ thì rất dễ nhầm lẫn, nhưng
mình đánh giá cao hơn là nhưng đề chỉ đi cóp nhặt các đề thi khác.
Đáp án D và với đề bài là 10,3 gam hỗn hợp.
Câu 17: Trong dung dịch, chất nào sau đây khơng có khả năng phản ứng với
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. glucozơ.

B. axit axetic.

C. ancol etylic.

D. saccarozơ.

A và D phản ứng theo kiểu 2 nhóm OH- tạo phức, C phản ứng theo kiểu axit
bazơ.
Đáp án C.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa
khơng hồn tồn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được
H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn
Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được H2O và 1,35 mol CO2. Mặt khác,
cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,
đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị

của m là
A. 43,2.

B. 64,8.

C. 32,4.

D. 27,0.

Gọi số mol ancol và andehit lần lượt là x, y mol. n(H2O) = n(CO2) + n(ancol) =
1,35 + x
Bảo toàn oxi ta có: x + y + 1,875 * 2 = 1,35*2 + 1,35 + x nên y = 0,3
m(Ag) = 2y * 108 = 64,8


Đáp án B.
Câu 19: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư
dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối.
Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Bảo tồn khối lượng thì số mol HCl = 0,15 nên M(amin) = 45 nên là C2H5NH2.
Do đó có 2 đồng phân, một bậc nhất và một bậc 2.
Đáp án A.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây khơng xảy ra phản ứng hóa học ở điều kiện
thường ?
A. Cho SiO2 vào dung dịch HF.
B. Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH.
C. Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch dung dịch MgSO4.

Cu đứng sau Mg trong dãy điện hóa nên khơng thể có phản ứng xảy ra.
Đáp án D.
Câu 21: Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị khơng đổi) và Mg (tỉ lệ
mol tương ứng 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2 , thu được hỗn hợp rắn Y Hịa tan
.
hết tồn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít H2. Biết các phản
ứng đều xảy ra hồn tồn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M là
A. Al.

B. Na.

C. Ca.

D. K.

Số mol e cho tất cả là 0,4 mol. Gọi hóa trị khơng đổi của m là a và số mol M và
Mg lần lượt là 2x và 3x mol.
Ta có 2ax + 6x = 0,4; 2xM + 3x * 24 = 7,5. Tới đây nhanh nhất là thử các cặp


vào, chỉ có 4 đáp án nên rất nhanh, chứ biện luận 2 phương trình này thì q
lâu để có đáp án.
Đáp án D.

Câu 22: Cho cân bằng hóa học (trong bình kín có dung tích khơng đổi):

Nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Khi cho vào hệ phản ứng một lượng NO2 thì cân bằng chuyển dịch theo
chiều nghịch.
B. Khi giảm áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với
H2 giảm.
C. Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
D. Khi hạ nhiệt độ của hệ phản ứng thì màu nâu đỏ nhạt dần.

Cứ hiểu nguyên lý là hệ phản ứng ngược với tác động của môi trường là mọi bài
dạng này làm được hết.
Câu A thì cho NO2 vào thì đi theo chiều mất đi NO2 là chiều nghịch.
Câu B giảm áp suất thì đi theo chiều tăng áp suất tức là chiều thuận, số mol
tăng nên M giảm nên tỷ khối với H2 giảm
Câu C thì tăng nhiệt độ đi theo chiều giảm nhiệt độ, mà phản ứng thuận là thu
nhiệt nên đi theo chiều thuận như B nên tỷ khối phải giảm.
Câu D hạ nhiệt độ thì đi theo chiều nghịch, màu nâu đỏ nhạt dần.
Đáp án C.


Câu 23: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Cơng thức hóa học
của thạch cao sống là
A. CaSO4.0,5H2O.

B. CaSO4.H2O.

C. CaSO4.

D. CaSO4.2H2O.


Đáp án D.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm este đơn chức X và
hiđrocacbon không no Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một nguyên tử
cacbon), thu được 0,65 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y
trong M là
A. 19,85%.

B. 75,00%.

C. 19,40%.

D. 25,00%.

C trung bình = 3,25 nên este có C = 3 và hidrocacbon có C = 4. H trung bình =
4 và tỷ lệ số mol este:hidrocacbon theo số C trung bình = 3:1.
Vì số H trung bình bằng 4 nên X có 2 trường hợp là C3H4O2 và C3H2O2. Nếu là
C3H4O2 thì hidrocacbon là C4H4 cịn nếu là C3H2O2 thì khơng có hidrocacbon
thỏa mãn là tỷ lệ số mol 3:1
Có 0,05 mol C4H4 và 0,15 mol C3H4O2 nên C%(C4H4) = 19,4 %
Đáp án C.
Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
(III) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
(IV) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng.
(V) Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 lỗng.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
A. 2.


B. 5.

C. 4.

D. 3.

(I), (II), (V) là phản ứng oxi-hóa khử. Chỉ có (II) là phải chú ý vì Cl2 tự oxi-hóa
khử, vừa lên +1 và vừa xuống -1.


Đáp án D.
Câu 26: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các $latex \alpha$ - amino axit
đều có cơng thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần
dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2 ; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt
khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và
đun nóng, thu được dung dịch Y Cơ cạn cẩn thận tồn bộ dung dịch Y thu được
.
m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 27,75.

B. 9 và 33,75.

C. 10 và 33,75.

D. 10 và 27,75.

Bảo tồn oxi thì số mol oxi trong X là 0.55. Quy đổi hỗn hợp gồm n peptit và trừ
đi (n-1) H2O thì 2n - (n-1) = n+1 = 11 nên n = 10 nên có tổng cộng 9 liên kết
peptit. Loại C, D.
Có 0,025 mol X phản ứng với 0,25 mol NaOH và dư 0,15 mol. Đầu tiên là bảo

tồn khối lượng để tính khối lượng 0,05 mol X trước. Có 10 peptit nên số mol N2
= 0,25 mol và m(X) = 36,4 và trong 0,025 mol X thì m(X) = 18,2
m(muối) = m(X) + m(NaOH phản ứng) + m(NaOH dư) - m(H2O)
m(H2O) = - m(H2O có sẵn trong X) + m(H2O do phản ứng với NaOH) = 18 (0,025 * 9 + 0,025*10) = 0,025 * 18 = 0,45
m = 18,2 + 0,4 * 40 - 0,45 = 33,75
Đáp án B.


Câu 27: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH,
C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi
trong bảng sau:

Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. T là C6H5COOH.
B. X là C2H5COOH.
C. Y là CH3COOH.
D. Z là HCOOH.

Nhiệt độ sối theo thứ tự càng nặng thì càng cao vì đề là axit cả. X là HCOOH, Y
là CH3COOH, T là C2H5COOH và Z là C6H5COOH.
Đáp án C.
Câu 28: Một dung dịch chứa các ion: x mol Mg2+, y mol K+, z mol Cl- và t mol
(SO4)2- . Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là
A. 2x + 2t = y + z.
B. x + y = z + t.
C. x + 2y = 2z + t.
D. 2x + y = z + 2t.

Bảo tồn ion thơi mà. Một câu cho điểm.
Đáp án D.



Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng:

Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Cơng thức của X, Y, Z lần lượt là
A. CH3CHBrCH3, CH3CH(OH)CH3, CH3COCH3.
B. CH3CH2CH2Br, CH3CH2CH2OH, CH3COCH3.
C. CH3CH2CH2Br, CH3CH2CH2OH, CH3CH2CHO.
D. CH3CHBrCH3, CH3CH(OH)CH3, CH3CH2CHO.

Cứ theo đúng quy trình phản ứng các chất mà làm thơi. Đầu tiên là cộng HBr
thì ưu tiên Br vào C có bậc cao hơn, sau đó là phản ứng thế Br bằng OH bình
thường, rồi cuối cùng là oxi hóa ancol thành axetol.
Đáp án A.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung
môi hữu cơ không phân cực.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận
nghịch.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.


(a), (b), (d) đúng. Với câu d hãy liên tưởng chất béo no với mỡ động vật, chất
béo khơng no với dầu ăn thực vật thì việc nhớ nhiệt độ nóng chảy và nhiều tính
chất khơng thành vấn đề nữa.
Đáp án D.
Câu 31: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Ca.
Đáp án A.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ag.


Câu 32: Cho dãy các chất: CH3CHO, HCOOH, C2H5OH, CH3COCH3. Số chất
trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

CH3CHO, HCOOH thỏa mãn.
Đáp án C.
Câu 33: Hịa tan hồn tồn m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm CuSO4;
H2SO4 và Fe2(SO4)3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch Y; m gam chất rắn Z và 0,224 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 8,96.

B. 12,80.

C. 17,92.

D. 4,48.

0,02 mol Fe3+ phản ứng với 0,01 mol Fe.
Có 0,01 mol H2 nên có 0,01 mol Fe phản ứng với H2SO4 nên tổng cộng đã có
0,02 mol Fe = 1,12 gam.
Vì số mol chất rắn khơng thay đổi nên có 1,12 gam Fe đi ra thì phản ứng của Fe
với Cu2+ phải tăng khối lượng kim loại để bù lại với số mol n = 1,12/8 = 0,14
mol.
Tổng cộng có 0,16 mol = 8,96 gam.
Đáp án A.
Câu 34: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch
K2Cr2O7 thì dung dịch trong ống nghiệm
A. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
B. chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. chuyển từ màu da cam sang màu xanh.
D. chuyển từ màu da cam sang màu tím.
Đáp án B vì K2Cr2O7 có màu da cam và K2CrO4 có màu vàng.


Câu 35: Chất nào sau đây khơng có khả năng tham gia phản ứng thủy phân
trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?
A. Xenlulozơ.

B. Mantozơ.


C. Tinh bột.

D. Fructozơ.

Fructozơ cùng với glucozơ là monome nên không thể thủy phân.
Đáp án D.
Câu 36: Cho 1,792 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được
hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hịa tan hết tồn bộ Y vào
H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư
dung dịch NaHCO3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hồn tồn
10,08 lít CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều
xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 14,75.

B. 39,40.

C. 29,55.

D. 44,32.

Số mol H2 và O2 nhận là số mol kim loại cho = số mol OH- = 0,08 * 4 + 0,14*2
= 0,6 mol.
Có 0,2 mol kết tủa BaCO3 chứng tỏ có 0,2 mol Ba2+.
Khi cho 0,45 mol CO2 vào 0,6 mol OH- thì thu được 0,15 mol (CO3)2- và 0,3
mol HCO3- và có 0,2 mol Ba2+ nên thu được 0,15 mol BaCO3.
Đáp án C.
Câu 37: Một loại phân supephotphat kép có chứa 75% muối canxi
đihiđrophotphat, cịn lại gồm các chất khơng chứa photpho. Độ dinh dưỡng của
loại phân lân này là

A. 45,51%.

B. 91,02%.

C. 19,87%.

D. 39,74%.

Supephotphat kép có chứa Ca(H2PO4)2 và độ dinh dưỡng của lân tính bằng C%
của P2O5 nên giả sử có 100 gam lân thì có 75/234 mol Ca(H2PO4)2 = số mol
P2O5
C%(P2O5) = 75/234 * 142 = 45,51%
Đáp án A.


Câu 38: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol
Ba(OH)2 và y mol Ba[Al(OH)4]2 (hoặc Ba(AlO2)2), kết quả thí nghiệm được biểu
diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,05 và 0,15.

B. 0,10 và 0,30.

C. 0,10 và 0,15

D. 0,05 và 0,30.

Bắt đầu có kết tủa khi H+ = 0,1 mol nên x = 0,05
Khi thêm 0,2 và 0,6 mol H+ thì số mol kết tủa bằng nhau và bằng 0,2 nên ta có

0,6 = 2y + 3(2y-0,2) = 8y - 0,6 hay y = 0,15
Đáp án A.
Câu 39: Cho dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 tác dụng với lượng dư dung
dịch NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem toàn bộ lượng kết tủa
thu được nung trong khơng khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn
gồm
A. FeO, CuO, ZnO.

B. Fe2O3, ZnO, CuO.

C. FeO, CuO.

D. Fe2O3, CuO.

Chỉ có Zn(OH)2 tan trong NaOH dư nên đáp án D vì trong khơng khí thì có O2
nên sắt lên oxit có mức oxi hóa cao nhất.


Câu 40: Cho hình vẽ mơ tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất
rắn Y:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?

Khơng thể là A vì đó là phản ứng giữa chất rắn và khí. B thì loại vì NH3 tan
nhiều trong nước. Cịn giữa C và D thì ta chọn C vì D nếu rất dễ phản ứng và
chất rắn Y hết rất nhanh, cịn C thì chỉ những ngun tử Zn ở bề mặt mới phản
ứng và tan dần.
Câu 41: Phát biểu sai là
A. Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac.
B. Anilin có khả năng làm mất màu nước brom.

C. Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
D. Anilin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho phenol và giải phóng khí
nitơ.
Đáp án A vì NH3 có tính bazơ hơn là C6H5NH2.


Câu 42: X là quặng hematit đỏ chứa 64,0% Fe2O3 (cịn lại là tạp chất khơng
chứa ngun tố Fe). Y là quặng manhetit chứa 92,8% Fe3O4 (còn lại là tạp chất
không chứa nguyên tố Fe). Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được 1
tấn hỗn hợp Z. Đem toàn bộ Z luyện gang, rồi luyện thép thì thu được 420,42
kg thép chứa 0,1% gồm cacbon và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất tồn bộ q
trình là 75%. Tỉ lệ m1 : m2 là
A. 1 : 2.

B. 1 : 1.

C. 2 : 1.

D. 3 : 4.

Ta có m1 + m2 = 1000 kg. Phương trình thứ 2 là phương trình bảo tồn khối
lượng sắt.
m1*0,64 * 56*2/160 + m2 * 0.928 * 56*3/232 = 420,42 * 0,999 / 0,75
Giải ra m1 = m2 = 500. Đáp án B.
Câu 43: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Các kim loại bari và kali có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B. Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài loại lò
phản ứng hạt nhân.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi)
có bán kính ngun tử tăng dần.

D. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Đáp án D vì đơn giản nhất là Mg khơng phản ứng với H2O.
Câu 44: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hồn tồn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết
tủa?
A. 5.

B. 2.

(1) thu được AgI.
(2) thu được BaSO4.

C. 4.

D. 3.


(3) thu được Al(OH)3
(4) thu được CaCO3.
(5) Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH dư.
Đáp án C.
Câu 45: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2
và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl.
Cho toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl đặc, đun nóng.
Phần trăm khối lượng của KMnO4 trong X là

A. 39,20%.

B. 66,67%.

C. 33,33%.

D. 60,80%.

Giả sử số mol 2 chất lần lượt là x, y mol. 158x + 122,5y = 30,225
Số mol O2 = (30,225 - 24,625)/32 = 0,175 mol.
Số mol HCl = 2 số mol H2O = 2(4x + 3y -0,35) = 0,8 hay 4x + 3y = 0,75
Giải hệ x = 0,075 và y = 0,15 nên C% =0,075*158/30,225 = 39,2 %
Đáp án A.
Câu 46: Nung 22,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và CuO trong khí trơ. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y Cho toàn bộ Y phản ứng
.
vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm khối lượng của CuO trong X là
A. 17,54%.

B. 35,08%.

C. 52,63%.

D. 87,72%.

Gọi số mol 2 chất lần lượt là x và y mol. x + y = 0,15 từ phản ứng với HCl
188x + 80y = 22,8 từ khối lượng. Giải ra được x = 0,1 và y = 0,05
C% = 0,05 * 80/22.8 = 17,54%



Đáp án A.
Câu 47: Nung bột Fe2O3 với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam
hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít
H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 1,95.

B. 3,78.

C. 2,43.

D. 2,56.

n(Al dư) = 0,06 * 2/3 = 0,04 mol. Ngồi ra trong X cịn có x mol Al2O3 và 2x
mol Fe có tổng khối lượng là 10,7 gam nên x = 10,7*(102 + 56*2) = 0,05 mol.
a = 0,04 + 0,1 = 0,14 mol = 3,78
Đáp án B.
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic đơn
chức X, Y và một este đơn chức Z, thu được 0,75 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt
khác, cho 24,6 gam hỗn hợp M trên tác dụng hết với 160 gam dung dịch
NaOH 10%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch N. Cơ
cạn tồn bộ dung dịch N, thu được m gam chất rắn khan; CH3OH và 146,7 gam
H2O. Coi H2O bay hơi không đáng kể trong phản ứng của M với dung dịch
NaOH. Giá
trị của m là
A. 31,5.

B. 33,1.

C. 36,3.


D. 29,1.

Bảo tồn khối lượng ta có 16,4 gam M thì có 0,4 mol O nên tổng số mol axit và
este là 0,2 mol nên trong 24,6 gam M có 0,3 mol axit và este.
Bảo tồn số mol H2O thì có 0,15 mol H2O mới sinh ra = số mol axit, suy ra số
mol este = 0,15 mol = số mol CH3OH.
m = 24,6 + NaOH - H2O - CH3OH = 24,6 + 16 - 0,15*(18+32) = 33,1
Đáp án B.


Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam hiđrocacbon X bằng một lượng vừa đủ khí
O2, thu được CO2 và 0,5 mol H2O. Công thức của X là
A. C3H6.

B. C4H10.

C. C3H8.

D. C4H8.

Bảo tồn khối lượng thì số mol CO2 = (5,8 - 0,5 * 2)/12 = 0,4 < 0,5 nên là
ankan
n(ankan) = H2O - CO2 = 0,1 nên là C4H10.
Đáp án B.
Câu 50: Hòa tan 12,4 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, Zn trong lượng dư dung
dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 6,72
lít H2 (đktc). Cơ cạn tồn bộ dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị
của m là
A. 33,70.


B. 23,05.

23,35.
0,3 mol H2 -> 0,6 mol HCl
m = 12,4 + 0,6 * 35,5 = 33,7
Đáp án A.

C. 34,30.

D.



×