Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

VƯỢT QUA nỗi sợ với 5 bước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.81 KB, 2 trang )

VƯỢT QUA NỖI SỢ VỚI 5 BƯỚC
Bạn có muốn dũng cảm hơn không? Sự can đảm không phải là thứ sinh ra đã
có, bạn càn phải trải nghiệm hàng trăm lần mới có được. Trở nên mạnh mẽ
hơn, không bị nỗi sợ làm chùn bước sẽ giúp bạn có được nhiều thứ trong công
việc và cuộc sống.
1. Chấp nhận nỗi sợ.
Dũng cảm không có nghĩa là bạn không sợ thứ gì hết. Trên thực tế, lòng can
đảm được định nghĩa là:” Dám vượt qua nỗi sợ.” Khi bạn cố gắng tránh né
cảm xúc nào đó, nó càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì thế, hãy thẳng thắn với
cảm xúc của mình, khi thấu hiểu được chúng, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết tốt
nhất.
Hãy nói điều đó to lên, không cần nói cho ai khác ngoài bạn. Bạn không thể
chiến thắng kẻ thù nếu không biết chúng là ai.
Bạn cũng có thể viết ra giấy, viết trung thực cảm xúc của bạn nhưng đừng bao
giờ tự phán xét bản thân. Loại bỏ cách viết:” Tôi thật ngu ngốc”, thay bằng:”
Tôi đang lo lắng vì bài kiểm tra ngày mai.”
2. Thừa nhận cảm xúc.
Bạn nên hiểu rằng ai cũng có cảm xúc. Đừng chối bỏ chúng nếu không bạn sẽ
chẳng bao giờ dũng cảm được. Hãy đọc câu chuyện viết về những người đã đối
mặt và vượt qua nỗi sợ như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rằng mình không
phải là người duy nhất sợ hãi.
3. Xây dựng ý chí vững chắc.
Dũng cảm đòi hỏi bạn phải “cứng” trong những tình huống khó khăn. Ý chí sẽ
giúp bạn vượt qua điều đó. Để có được ý chí thực sự, bạn cần phải luyện tập:
Thích nghi với nhiều tình huống khác nhau. Nó là cách giúp bạn tìm ra con
đường đúng đắn để giải quyết vấn đề. Bạn có thể xây dựng sự thích nghi thông
qua cách nhận thức từng tình huống khác nhau. Hãy trở nên tò mò thay vì lo
lắng.
Kiên trì với thất bại. Đôi khi mọi việc không suôn sẻ, bạn cần sự kiên trì nhất
định để đảm bảo rằng mình đã cố gắng hết sức. Nếu như gặp khó khăn một tý
mà đã từ bỏ thì không thể gọi là người dũng cảm được.


4. Từ bỏ “chủ nghĩa hoàn hảo”
Theo đuổi hoàn hảo là thứ ẩn sau nỗi sợ. Chúng ta sợ rằng nỗ lực của mình sẽ
không đem lại kết quả hoàn hảo, vì thế họ từ bỏ rất sớm. Trên thực tế, chủ nghĩa
hoàn hảo làm cho chúng ta không thể trải nghiệm được “nỗi đau và thất bại”thứ luôn là bài học tốt nhất trong cuộc sống.
Lấy ví dụ một người thất vọng vì không đạt được điểm số như mong muốn,
người khác với điểm số thấp hơn nhưng lại hài lòng, bởi vì biết rằng mình đã cố


gắng hết sức. Hãy học cách biết đo lường nỗ lực của mình, tập trung vào quá
trình chứ không phải kết quả sẽ giúp bạn dũng cảm nhìn nhận sự vật sự việc.

5. Bắt đầu mỗi ngày với việc khẳng định bản thân.
Việc này rất có ý nghĩa vói bạn. Bằng cách lặp lại nó nhiều lần sẽ giúp bạn
chấp nhận con người chính mình. Mắc dù nghe có vẻ vô lý, nhưng việc tự khẳng
định lại giúp bạn có được sự tự tin qua năm tháng.
Ví dụ, bạn có thể nói rằng:” Tôi xứng đáng với tình yêu cô ấy.” Hoặc là :” Tôi
đủ mạnh để giải quyết những gì cuộc sống quăng cho”. Hãy nhớ rằng đây là
việc tập trung vào bản thân chứ không phải người khác.Nếu mình chưa thay đổi
bản thân thì đừng mong làm điều đó với người khác. Hãy nói rằng:” Hôm nay
tôi sẽ thay đổi bản thân mình” để tạo động lực xây dựng lòng dũng cảm.



×