Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nhật bản của công ty TNHH VINA HANHEE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.46 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Những kết quả và các số liệu trong chuyên đề được thực hiện tại Công ty
TNHH Vina Hanhee, không sao chép bất kỳ từ nguồn nào khác. Tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016
Tác giả

Cù Văn Lộc

SV: Cù Văn Lộc

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, tích lũy kiến thức tại Viện Thương mại và
Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp em có được những
hành trang để có thể thực hiện được chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em xin được cảm ơn cô giáo, TS. Đinh Lê Hải Hà đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành được chuyên đề thực tập.
Cùng với đó, em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cán bộ, nhân viên
phòng Kinh doanh TNHH Vina Hanhee đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện


thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Cù Văn Lộc

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................2

SV: Cù Văn Lộc

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
TC: Trung cấp
PTTH: Phổ thông trung học

BGĐ: Ban giám đốc
P.TCKT: Phòng tài chính kế toán
P.NS: Phòng nhân sự
P.KT: Phòng kỹ thuật
P.KD – XNK: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu
XSX: Xưởng sản xuất
P.MM: Phòng may mẫu
DT: Doanh thu
DTXK: Doanh thu xuất khẩu

SV: Cù Văn Lộc

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................2

SV: Cù Văn Lộc

MSSV: 11122383



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế ngày nay thì kinh doanh quốc
tế càng được mở rộng và giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nhờ việc mở
cửa, hội nhập kinh tế thế giới mà các doanh nghiệp cũng như các quốc gia có
nhiều cơ hội phát triển hơn, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Nắm bắt được xu thế đó, nhiều công ty, doanh nghiệp đã mở rộng thị
trường nguồn cung và cầu ra bên ngoài nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận, đồng
thời cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhưng bên cạnh
đó vẫn tồn tại không ít khó khăn và các doanh nghiệp thương mại vấp phải.
Điều đó yêu cầu các doanh nghiệp khi bước chân vào quá trình kinh doanh
quốc tế cần trú trọng vào tất cả các khâu, từ nghiện cứu thị trường cho đến
khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Cạnh tranh là điều không thể
tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp chỉ có thể tìm cách để
đối diện, ứng phó để tồn tại và tìm kiếm cơ hội phát triển.
1. Sự cần thiết của đề tài
Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng của quá trình hội
nhập kinh tế, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO( 11/1/2007 ) và tham
gia vào các hiệp định thương mại: TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương), VJEPA (Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản), ... Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp phải dừng bước
trước kỳ hội nhập, nhưng cũng có những doanh nghiệp đứng vững và thích
nghi được với môi trường hội nhập.
Công ty TNHH Vina Hanhee là công ty chuyên may mặt hàng may
mặc, chủ yếu là quần, áo Jacket và xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hàn
Quốc, Nhật Bản và một số thị trường nhỏ khác. Công ty có thời gian hoạt
động tính tới hiện tại là hơn 3 năm, đi vào hoạt động khi mà Việt Nam đã gia
nhập WTO được một chặng đường lên mới vào hoặt động công ty không vấp


SV: Cù Văn Lộc

1

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

phải quá nhiều khó khăn. Đặc thù của công ty là sản xuất chủ yếu hàng may
mặc xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong 2 thị trường chủ yếu và là
trọng tâm thì Nhật Bản luôn là thị trường khó tính hơn và chiếm tỷ trọng cao
hơn so với Hàn Quốc. Chính bởi sự khó tính trong cả sản xuất lẫn: chất lượng
nguyên vật liệu, quy trình kỹ thuật, đôi khi có một số công ty bên Nhật còn
đòi hỏi nhập nguyên liệu của công ty mà họ chỉ định,…và trong xuất khẩu
khiến công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sang Nhật. Bên
cạnh đó yêu cầu của thị trường Nhật Bản khá khắt khe mà công ty đang gặp
khá nhiều vấn đề về quảng bá sản phẩm, sự thiếu đa dạng trong sản phẩm
xuất khẩu,… Trên thực tế công ty còn khá hạn chế trong việc nghiên cứu
nhằm thúc đẩy xuất khẩu mà công ty dựa vào khá nhiều các bạn hang chủ yếu
của công ty mẹ HanHee Trading bên Hàn Quốc. Chính vì vậy nên đơn hàng
của công ty chưa thực sự chủ động và ít bạn hàng mới do công ty tự tìm kiếm.
Xuất phát từ những lý do đó mà tôi chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:
“Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty
TNHH VINA HANHEE” nhằm đưa ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa sang thị trường may mặc, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty và tạo tiền đề cho sự mở rộng hoạt động của công ty trong quy mô

sản xuất trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi nghiên cứu sâu vào tìm giải pháp cho một thị trường cụ thể đó
là Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu của công ty để
đưa ra những đánh giá đánh giá ưu và nhược điểm hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu của công ty từ đó đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu và thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn xuất khẩu
hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản, thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế

SV: Cù Văn Lộc

2

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

giới, thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam và lớn thứ 2
của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: thực trạng và kết quả xuất khẩu của công ty
TNHH Vina Hanhee sang thị trường Nhật Bản trong 3 năm gần đây, giai đoạn
2013 – 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề chủ yếu sử dụng các phương pháp như thống kê, tổng hợp
và phân tích số liệu qua các năm.

5. Kết cấu đè tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Vina Hanhee
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật
Bản của cồng ty TNHH Vina Hanhee
- Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường
Nhật Bản của công ty TNHH Vina Hanhee trong thời gian tới.

SV: Cù Văn Lộc

3

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VINA HANHEE
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Vina
Hanhee
Công ty TNHH Vina Hanhee có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, bắt
đầu đi vào hoạt động ngày 01/03/2013. Trước đây công ty thuê địa điểm kinh
doanh bao gồm: nhà xưởng, máy móc, văn phòng, … tại xã Dĩnh Kế, Bắc
Giang trong khoảng thời gian từ 3/1/2011 đến 3/3/2013, và trong khoảng thời
gian đó công ty đi vào hoạt động với cái tên Công ty TNHH Hanhee. Do hết
hợp đồng thuê địa điểm sản xuất hết hạn và theo đó là giá thành thuê lại cao
hơn lên công ty quyết định chuyển cơ sở sản xuất lên thôn Mào Gà, Xã
Phượng Sơn, Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. Tại đây thì công ty cũng thuê lại

xưởng sản xuất nhưng với giá thấp hơn, bên cạnh đó giá nhân công tại đây
cũng rẻ hơn so với giá nhân công trước kia tại xã Dĩnh Kế, Bắc Giang.
Mã số doanh nghiệp 2400639404 cấp ngày 07/02/2013.
Trụ sở công ty: thôn Mào Gà, Xã Phượng Sơn, Huyện Lục Ngạn, Bắc
Giang.
Điện thoại: 0240 3696246
Fax: 0240 3696347
Email:
Trong khoảng thời gian 3/1/2011 – 3/3/2013, khi mới đi vào hoạt động
với tên công ty TNHH Hanhee, công ty có tất cả 147 công nhân viên, doanh
thu xuất khẩu năm đầu tiên đạt 372,248 nghìn USD và mặt hàng xuất khẩu
khi đó chỉ có áo jacket. Trong thời gian đó công ty chỉ xuát khẩu sang bạn
hàng của công ty Hanhee Trading bên Hàn Quốc và gần như không có bạn
hàng do công ty tự tìm kiếm. Nhưng tới năm 2015, công ty đã có 377 công
nhân viên, doanh thu xuất khẩu đạt 3427,834 nghìn USD gấp hơn 9 lần so với
năm đầu tiên đi vào hoạt động, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là áo jacket

SV: Cù Văn Lộc

4

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

nhưng bên cạnh đó công ty đã sản xuất thêm quần kaki nam và quần áo thời
trang nhằm gia tăng bạn hàng mới với những mặt hàng mới cho công ty.

Nhưng số lượng bạn hàng mà công ty tự tìm kiếm còn khá hạn chế, vẫn đa số
là bạn hàng do công ty Hanhee Trading tìm kiếm và ký hợp đồng và giao cho
công ty sản xuất. Hiện tại công ty vẫn cố gắng sản xuất và tìm đối tác riêng
cho mình nhằm nâng cao doanh thu.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Vina
Hanhee
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang. Các sản phẩm quần áo
kinh doanh của công ty bao gồm: áo jacket, quần kaki nam và quần áo thời
trang.
- Đào tạo nghề may: công ty không tổ chức tuyển sinh nhưng luôn đón
nhận học viên muốn theo học nghành may nhưng với số lượng không lớn.
Công ty ưu tiên học viên trên địa bàn xã Phương Sơn, Lục Ngạn. Trong quá
trình theo học công ty hỗ trợ ăn trưa cho học viên. Đa phần sau khi theo học
tại công ty thì học viên thường ở lại làm cho công ty. Một số ít thì đi làm tại
công ty may khác có mức lương khá hơn.
- Xuất khẩu trực tiếp, gia công hàng may mặc: trong đó đa số đơn hàng
của công ty là theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, còn gia công xuất khẩu
chiếm tỷ trọng không lớn.

SV: Cù Văn Lộc

5

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà


1.2.2. Mô hình tổ chức và quản lý, tổ chức
GIÁM ĐỐC

Phòng
Tài
chính
Kế toán

Xưởng
1

Xưởng
2

Xưởng 3

Phòng
Nhân
sự

Xưởng
4

Phòng
Kỹ
thuật

Xưởng 5


Phòng
May
mẫu

Phòng
KD –
XNK

Xưởng
6

Xưởng
7

Xưởng
8

Xưởng
9

Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý của công ty
TNHH Vina Hanhee
(Nguồn: Hồ sơ năng lực sản xuất của công ty)
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc là ông Kim Jung Buk: điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty; chịu trách nhiệm pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của Công ty ,
hoạch định các chiến lược cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
- Phòng Tài chính, Kế toán:
o Lập kế hoạch thu, chi hằng năm của công ty do Giám đốc phê duyệt

làm cơ sở thực hiện.
o Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu, chi và kiểm tra việc chi tiêu các
khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi chiếu công thợ, … nói chung là việc
liên quan tới tài chính.

SV: Cù Văn Lộc

6

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

o Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của công ty,
chủ trì tham mưu trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn, phân bổ, điều
chuyển, lãi vay, …
o Tham mưu giúp Giám đốc trong việc phân bố chỉ tiêu kế hoạch tài
chính tới các bộ phận.
o Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tài chính trong công ty.
o Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống
kê, công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng công ty, thực
hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho nhân viên công ty theo sự
phê duyệt của Giám đốc.
o Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định của chính phủ hiện
hành và phản ánh trung thực kết ủa hoạt động của công ty.
o Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ, … trong
công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.

o Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan tới công tác tài
chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc để
phê duyệt
o Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế Nhà nước, kiểm toán, thanh tra
tài chính. Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách,
kỷ luật thu chi tài chính, kế toán.
o Phối hợp cùng các phòng, ban trong việc mua bán, thanh lý, nhượng
bán tài sản, … của công ty.
o Thực hiện các công việc khác khi Lãnh đạo yêu cầu
- Phòng nhân sự: giúp quản lý nhân sự công ty, lập kế hoạch và tuyển
dụng nhân sự, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, duy trì, quản lý nguồn lực.
- Phòng kỹ thuật: nơi tạo nên các mẫu quần áo, nhận mẫu đối với trường
hợp sản xuất theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng với mẫu do bên khách
SV: Cù Văn Lộc

7

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

hàng đưa ra và yêu cầu sản xuất. Thiết kế mẫu trên giấy, tiêu chuẩn kỹ thuật,
đường may, định mức chỉ, bảng màu,… rồi đưa những mẫu đó cho phòng
mau mẫu để tạo ra những sản phẩm đầu tiên rồi đưa lại phòng kỹ thuật để
kiểm tra rồi đưa ra sản xuất hàng loạt tại xưởng may.
- Phòng KD – XNK: thu thập xử lý thông tin về thị trường, khách hàng,
thông lệ quốc tế về xuất khẩu, những quy định trên thị trường xuất khẩu và

tham mưu xây dựng, quảng bá, phát triển thươn hiệu của công ty đồng thời tíc
cựu tìm kiếm khách hàng, đơn hàng và tổ chức thực hiện. Ngoài ra còn một số
công việc khác như:
o Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng.
o Xây dựng quy trình làm việc
o Lập danh sách khách hàng mục tiêu
o Lập kế hoạch xúc tiến khách hàng, duy trì quan hệ khách hàng.
o Đề xuất các giải pháp thúc xúc tiến xuất khẩu, bán hàng, cơ chế giá
với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
- Phòng may mẫu: dựa trên những mẫu trên giấy, yêu cầu kỹ thuật, tiêu
chuẩn kỹ thuật, … để tạo ra những sản phẩm đầu tiên trước khi đưa xuống các
xưởng may để thực hiện sản xuất đồng loạt. Đây là nơi nhân viên có tay nghề
cao, tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất có thể, đúng yêu cầu nhất.
- Xưởng may: tổ chức sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của phòng kỹ
thuật, phòng may mẫu. Là lực lượng chính sản xuất ra những sản phẩm của
công ty phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.3. Đặc điểm thị trường may mặc Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường có quy mô tương đối lớn với khoảng 127 triệu
dân (thống kê 10/1024) và có mức sống khá cao với GDP theo đầu người
khoảng 37 100 USD ( năm 2015). Nhật Bản được coi là thị trường khó tính,
có đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Nhìn chung người Nhật có độ
SV: Cù Văn Lộc

8

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

thẩm mỹ cao và tinh tế, do đó họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa
khác nhau cả trong lẫn ngoài nước. Xu hướng tiêu dùng đồ ngoại của người
dân ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ tại trường này rất lớn, khoảng 3500 tỷ
Yên bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó nhập khẩu chiếm hơn 50%.
Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia ra làm 4
nhóm chính:
- Nhóm hàng thời trang cao cấp: mang tính thời trang từ mẫu mã, chất
lượng, màu sắc, kiểu dáng và thường được nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ.
- Nhóm hàng từ nguyên liệu thô: loại này có ít ở Nhật, ví dụ như hàng
Casomia, Angona, Mohair.
- Nhóm sản phẩm dùng nhiều sức lao động: là những sản phẩm làm bằng
tay, được sản xuất ở những nước có mức lương thấp.
- Nhóm sản phẩm thủ công truyền thống: được nhập từ nước ngoài
vào Nhật.
Nhóm sản phẩm được nhập từ nước ngoài váo Nhật được chia theo cấp
độ sản phẩm như sau:
- Sản phẩm thông thường: có đặc điểm là nguyên liệu dồi dào, chủ yếu là
hàng gia công được nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN.
- Các sản phẩm có chất lượng vừa phải: có đặc điểm thường là các lô
hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, chủng loại phong phú với nhu cầu thị
trường Nhật Bản. Các sản phẩm này nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc,
Hồng Kông và các nước ASEAN.
- Các sản phẩm chất lượng cao: thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại
phong phú với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Chủ yếu là hàng thời trang cao cấp
đắt tiền, được nhập chủ yếu từ Tây Âu và Mỹ.
Các hàng hóa thời trang được nhập khẩu ưa chuộng ở Nhật là các nhãn
hiệu nổi tiếng và có chất lượng. Tuy nhiên giới thanh niên Nhật Bản lại căn


SV: Cù Văn Lộc

9

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

cứ vào giá cả và chất lượng. Người Nhật Bản rất nhạy cảm với thời tiết theo
mùa, do đó các nhà nhập khẩu ở Nhật quan tâm nhiều hơn tới những sản
phẩm vừa hợp thời trang lại phù hợp với mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng, mua sắm của các đối tượng khách hàng khác nhau.
Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Sự khác nhau về thời tiết
4 mùa ảnh hưởng tới huynh hướng tiêu dùng của người Nhật. Hàng may mặc
xuất khẩu vào Nhật phải phù hợp với từng mùa về cả chất liệu và kiểu dáng.
Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng rất nhanh. Từ
năm 1987 tới nay, hàng nhập khẩu luôn chiếm khoảng 60% giá trị và hơn
65% số lượng trên thị trường Nhật Bản. Trung Quốc đứng đầu trong danh
sach này với khoảng 60 - 70%. Nhưng trong khoảng tới gian 8 năm trở lại
đây, do giá nhân công Trung Quốc tăng quá nhanh, tăng gấp đôi từ năm 2006
- 2014, nên các doanh nghiệp Nhật Bản đang hướng sang một số nước trong
ASEAN, trong đó có Việt Nam. Hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông đang ngày càng bị giảm sút và có khuyên hướng nhập khẩu nhiều
hơn từ các nước như: Việt Nam, Thai Lan, Indonexia và một số nước trong
ASEAN.
Hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản không phải tuân theo
bất cứ quy định nào, tức là được nhập tự do vào Nhật. Nhãn hiệu hàng dệt

may phải đảm bảo các yêu cầu quy định của Nhật. Hàng may mặc nhập khẩu
vào Nhật luôn đi qua hệ thống phân phối bắt đầu từ công ty thương mại tổng
hợp hay công ty chuyên ngành, sau đó đến các nhà bán buôn, nhà bán lẻ, cuối
cùng là người tiêu dùng. Hoặc việc nhập khẩu sẽ do chi nhánh của các công ty
thương mại tại nước xuất xứ thực hiện, sau đó hàng sẽ được chuyển sang
công ty mẹ tại Nhật hoặc giao cho các hãng may, cửa hàng bán lẻ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật cần chú ý những
điểm sau:

SV: Cù Văn Lộc

10

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

- Thời gian giao hàng: cần đặc biệt chú ý tới tính thời vụ của thời tiết,
các sản phẩm mang tính chất thời trang. Các nhà sản xuất cần tính tán kỹ
lưỡng các công đoạn trước khi xuât.
- Quy mô lô hàng xuất khẩu: thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa
dạng, phong phú, vòng đời sản phẩm ngắn.
- Các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng: người Nhật Bản có yêu cầu rất cao
trong chất lượng sản phẩm, họ luôn hướng tới sự hoàn mỹ trong chất lượng
của từng sản phẩm, nên các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý chất lượng sản
phẩm trước khi xuất sang Nhật.
1.2.4. Đặc điểm về nguồn lực

Năng lực tài chính
Lượng vốn của công ty được tăng lên hằng năm là ít. Cụ thể trong năm
2015:
Tổng vốn kinh doanh: 12307,48 triệu đồng.
Trong đó:
- Vốn pháp định: 3682,31 triệu đồng.
- Vốn cố định

: 2431,72 triệu đồng.

- Vốn lưu động : 6193,45 triệu đồng.
Nhân sự
Trong thời gian qua, tình hình nhân sự có nhiều thay đổi do hàng năm
công ty đã tiến hành cơ cấu, tổ chức lại nguồn nhân lực để đáp ứng những
yêu cầu của công việc kinh doanh trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, công ty
luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thể hiện cụ thể ở
bảng sau:

SV: Cù Văn Lộc

11

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

Bảng 1.1: Bảng tông kết báo cáo chất lượng nhân sự công ty

giai đoạn 2013 - 2015
2013
SL
SLNV Công
ty
ĐH
Trình

TC
độ
PTTH
Giới
Nam
Nữ
tính

295

2014
Tỷ lệ
SL
%

Tỷ lệ%

309

2015
SL


Tỷ lệ%

377

3
1.02%
4
1.29%
6
1.59%
18
6.10%
13
4.21%
29
7.69%
49
16.61%
84
27.18%
92
24.40%
225
76.27%
209 67.64% 251
66.58%
43
14.58%
38
12.30%

16
4.24%
252
85.42%
271 87.70% 361
95.76%
(Nguồn: Báo cáo nhân sự hàng năm của phòng Nhân sự)

Số lượng lao động phổ thông chiếm nhiều nhất trên 65% tổng số lao
động của công ty. Năm 2013 lao động phổ thông chiếm tới 76.27%, tới
năm 2014 chỉ còn chiếm 67.64% và 2015 là

66.58%. Số lượng lao động

phổ thông công ty chiếm chủ yếu và đang có xu hướng giảm nhẹ, cho thấy
sự cải thiện chất lượng lao động trong công ty ngày càng được quan tâm,
chủ yếu lao động phổ thông tập trung chủ yếu tại các phân xưởng may. Số
lượng công nhân, nhân viên chiếm nhiều thứ 2 là trung cấp nghề chiếm trung
bình khoảng 20%. Trình độ nhân viên, lao động trình độ đại học chiếm tỷ
trọng nhỏ dưới 2%, và trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 6 – 8%.
Điều đó cũng là dấu hiệu khá tốt đối với một công ty cần nhiều số lượng công
nhân không yêu cầu trình độ quá cao, nhưng tỷ trọng công nhân có trình độ
trung cấp nghề được tăng lên và lao động phổ thông có xu hướng giảm nhẹ
cũng cho thấy sự thay đổi tích cực trong công tác tuyenr dụng nhân sự của
công ty. Điều đó càng tạo tiền đề tốt cho việc nâng cao năng suất lao động
cũng như hiệu quả kinh doanh cho công ty về sau.
Số lượng nhân viên, công nhân nữ chiếm chủ yếu trong công ty với
SV: Cù Văn Lộc

12


MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

trên 85%. Đặt biệt năm 2015 chiếm 95.76% tổng số lao động của công ty.
Công ty cũng cần có những kế hoạch tuyển công nhân, nhân viên có
chất lượng tốt hơn về sau nhằm phụ vụ cho mở rộng sản xuất, nâng cao
chất lượng kinh doanh, hiệu quả sử dụng lao động của công ty. Bên cạnh
đó công ty cũng cần có công tác đào tạo thêm cho công nhân viên trong
công ty nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động hiện tại của công ty.
Quan hệ với đối tác kinh doanh
Công ty TNHH Vina Hanhee đã thiết lập mối quan hệ lâu dài trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau, hợp tác và hai bên cùng có lợi. Các đối tác chủ yếu đến từ hai quốc
gia: Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên,do là hai thị trường xuất khẩu lớn của
nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tạo lên sự cạnh tranh gay
gắt. Chính vì vậy, để giữ vững mối quan hệ đối tác chiến lược, tin cậy lẫn nhau thì
công ty cần có chiến lược đúng đắn, thích hợp với từng đối tác.
1.3. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Vina Hanhee giai đoạn
2012 – 2015
Doanh thu và lợi nhuận
Từ khi thành lập tới nay, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
Vina Hanhee đạt được khá nhiều nhiều thành công. Hằng nay công ty xuất
khẩu sang thị trường các nước trung bình 150 – 200 nghìn sản phẩm các
loại: áo jacket, quần kaki, quần áo thời trang, … Doanh thu và lợi nhuận
của công ty cũng đang trong đà tăng lên. Điều đó được thể hiện trong
bảng dưới đây:


SV: Cù Văn Lộc

13

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

Bảng 1.2 : Doanh thu và lợi nhuận của công ty Vina
Hanhee từ 2013 – 2015
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

(1)
813.76

(2)

(3)

Tỷ lệ %

(2)/(1)

(3)/(2)

Tổng DT (không VAT) 5
1834.176 3772.258 225.39% 205.66%
DT XK
715.906 1548.120 3427.834 216.25% 221.42%
DT gia công
12.380 43.761
56.327
353.48% 128.72%
Lợi nhuận
37.273 48.782
72.723
130.88% 149.08%
(Nguồn: Phòng KD – XNK, công ty TNHH Vina Hanhee)
Hình 1. 2: Doanh thu, lợi nhuận công ty TNHH Vina Hanhee giai đoạn
2013 – 2015
Đơn vị: 1000 USD

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Kế toán, KD – XNK)
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu công ty trong 3 năm đầu hoạt động
đều tăng lên qua các năm. Cụ thể, với năm đầu tiên đi vào hoạt động (thực
chất là 10 tháng năm 2013) doanh thu công ty đạt 813.765 nghìn USD, năm
2014 DT tăng gân 2.3 lần so với 2013 đạt 1834.176 nghìn USD và năm 2015

SV: Cù Văn Lộc

14


MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

đạt 3772.258 nghìn USD gấp gần 2.1 lần so với 2014. Điều đó cho thấy doanh
thu công ty ngày càng tăng lên do công ty tổ chức tốt công tác tìm kiếm khách
hàng, thị trường, đơn hàng mới giúp số lượng hàng xuất khẩu công ty gia tăng
khá đáng kể đong 3 năm hoạt động. Bên cạnh đó với sự uy tín trong kinh
doanh, công tác chăm sóc đối tác tốt khiến số lượng đơn hàng của đối tác với
công ty tăng lên so với ban đầu hợp tác.
Chủ yếu doanh thu của công ty TNHH Vina Hanhee từ xuất khẩu trực
tiếp, doanh thu từ gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trung bình từ 1.5
– 2% còn chủ yếu doanh thu xuất khẩu trực tiếp chiếm trên 85% tổng doanh
thu, đặc biệt năm 2015 chiếm tới 91% tổng doanh thu của công ty.
Bên cạnh doanh thu khá lớn so với quy mô của công ty thì lợi nhuận
công ty đạt được chưa thực sự ấn tượng. Lợi nhuận chỉ đạt từ 2 – 5% so với
tổng doanh thu, một con số khá nhỏ. Điều này do công ty chưa thực sự quản
lý tốt các công tác trong việc sản xuất cũng như xuất khẩu. Công ty cần thực
hiện các biện pháp quản lý tốt hơn nhằm hạn chế chi phí phát sinh không
đáng có trong quá trình sản xuất cũng như kinh doanh.
Thu nhập bình quân
Hình 1.3: Thu nhập bình quân của công ty giai đoạn 2013 - 2015

SV: Cù Văn Lộc

15


MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

(Nguồn: số liệu phòng nhân sự công ty TNHH Vina Hanhee)
Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm đều tăng. Điều này
được lý giải là do các chính sách hỗ trợ từ nhà nước cùng với sự cố gắng của
toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tạo ra những mẫu thiết kế phù hợp với nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng.

SV: Cù Văn Lộc

16

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

CHƯƠNG 2: : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH
VINA HANHEE
2.1. Kết quả xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH Vina

Hanhee sang thị trường Nhật Bản
2.1.1. Thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản chiếm
53,38% %, Hàn Quốc chiếm 29,54% và các thị trường khác chiếm 17,08%.
Đây đề là các thị trường lớn và có tiêu chuẩn khá khắt khe đối với hàng may
mặc nhập khẩu. Đồng thời đây cũng là những thị trường có số lượng các đối
thủ cạnh tranh lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh Trung Quốc, công ty còn gặp
phải các đối thủ khác như Ấn Độ, Banglades, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ.... khi
tham gia xuất khẩu vào thị các thị trường này, công ty đã xây dựng một chiến
lược xuất khẩu kỹ lưỡng, để có thể tăng thêm sức cạnh tranh của công ty.
Hình 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu P.KD – XNK)
Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là khách hàng truyền thống và chủ yếu
của công ty với những đơn hàng lớn và yêu cầu hết sức khắt khe về chất
SV: Cù Văn Lộc

17

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

lượng, bên cạnh đó là một số thị trường nhỏ khác. Các sản phẩm của công ty
xuất đi đều được các đối tác đánh giá cao chiếm được thiện cảm từ người tiêu
dùng. Công ty ít có thay đổi về bạn hàng cũng như thị trường xuất khẩu,
nhưng công ty cũng nên tìm kiếm những bạn hàng mới tại các thị trường mới

tiềm năng lớn hơn như: Hoa Kỳ hay EU. Bên cạnh đó thì công tác điều tra,
nghiên cứu thị trường cũng cần được thực hiện kỹ lưỡng trước khi đưa ra sự
lựa chọn mới của công ty.
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013 – 2015
theo sản phẩm
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Tỷ lệ

(1)

(2)

(3)

(2)/(1)

(3)/(2)

DTXK

715.906

1548.12


3427.834

216.25%

221.42%

Aó jacket

576.433

1176.421

2764.782

204.09%

235.02%

Quần nam kaki

43.543

87.543

278.543

201.05%

318.18%


Quần áo thời trang

95.930
284.156
384.509
296.21% 135.32%
(Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu của công ty)

Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013 – 2015
theo thị trường
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Tỷ lệ

(1)

(2)

(3)

(2)/(1)

(3)/(2)


Nhật Bản

378.657

959.653

1644.545

253.44%

171.37%

Hàn Quốc

195.765

497.764

1259.346

254.27%

253.00%

Thị trường khác

SV: Cù Văn Lộc

141.484 90.703

523.943
64.11%
577.65%
(Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu của công ty)

18

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

Hình 2.2 : Kim nghạch xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty 2013 - 2015
Đơn vị: 1000USD

Kim nghạch xuất khẩu
Trong 3 năm hoặt động thì doanh thu xuất khẩu của công ty đều tăng qua
các năm. Năm 2014 kim nghạch xuất khẩu tăng 116.25% so với 2013 và năm
2015 tăng 121.42% so với năm 2014. Điều này cho thấy tình hình xuất khẩu
của công ty được gia tăng lớn. Lý do chủ yếu là do doanh nghiệp mới đi vào
hoạt động lên việc gia tăng về số lượng đối tác cũng như đơn hàng là khá cao,
nhưng càng hoạt động lâu năm thì sự gia tăng này không còn được cao vượt
trội như vậy nữa, một phần cũng do công ty tổ chức tốt việc tìm kiếm, mở
rộng quan hệ đối tác. Là một công ty khá nhỏ trong lĩnh vực may mặc lên sự
gia tăng mới đầu là khá đáng kể và là rất tốt chop hoạt động xuất khẩu về sau
cua công ty để từng bước mở rộng sản xuất.
Sản phẩm xuất khẩu
Do quy mô công ty còn khá nhỏ lên sản phẩm của công ty cũng không

đa dạng. Chủ yếu là áo jacket, quần kaki nam và quần áo thời trong. Trong đó
áo jacket chiếm tỷ trọng lớn trung bình 80% tỷ trọng kim nghạch hàng xuất

SV: Cù Văn Lộc

19

MSSV: 11122383


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Đinh Lê Hải Hà

khẩu. Còn lại là quần kaki nam và quần áo thời trang. Cho thấy công ty tập
trung chủ yếu vào sản xuất áo jacket là lựa chọn đúng đắn. Bởi qua quãng
thời gian hoạt động thì áo jacket luôn là sản phẩm xuất khẩu chính. Công ty
nên tiếp tục tập trung vào sản xuất áo jacket là chủ yếu, nâng cao chất lượng,
mẫu mã của mặt hàng áo jacket nhằm đáp ứng nhu cầu rộng rãi hơn đồng thời
nhằm tìm kiếm các bạn hàng mới. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải tìm
kiếm thêm một số bạn hàng mới về các sản phẩm: quần kaki, quần áo thời
trang nhằm tạo tiền đề cho sự mở rộng sản xuất trong thời gian tới.
Thị trường xuất khẩu
- Thị trường Nhật Bản
Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Nhật Bản và Hàn Quốc. Kim
nghạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản tăng đều và liên tục
qua các năm. Cụ thể năm 2013, 2014, 2015 kim nghạch xuất khẩu dệt may
sang Nhật Bản của công ty đạt 378.657 nghìn USD, 959.653 nghìn USD và
1644.545 nghìn USD chiếm lần lượt 52,89%, 61,98%, 47,97% tổng kim
nghạch xuất khẩu của công ty. Nhận thấy, năm 2015 tỷ lệ kim nghạch xuất

khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm so với năm 2013 và 2014. Nguyên nhân
chủ yếu là do trong tháng 6/2015 công ty gặp phải trục trặc lớn trong chất
lượng sản phẩm lô áo jacket xuất cho công ty Haleno do chất lượng vải áo
không đáp ứng đúng yêu cầu chính vì vậy mà đơn hàng áo jacket đó bị trả lại
khiến công ty gặp khá nhiều khó khan và thời gian để tìm thị trường tiêu thụ
cho lô áo jacket bị trả lại đó. Bên cạnh đó, do sự cố lô hàng bị trả lại đó lên
trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến cuối năm 2015 công ty không ký
được bất cứ hợp đồng xuất khẩu nào đối với công ty Haleno. Nhưng đến
tháng 16/2/2016, đơn hàng đầu tiên sau sự cố đã được thực hiện giữa 2 công
ty. Qua đó, công ty cần rút ra được bài học trong khâu sản xuất cũng như
nhập khẩu nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu xuất khẩu tránh tình trạng gặp

SV: Cù Văn Lộc

20

MSSV: 11122383


×