Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thiết bị điện TG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.37 KB, 42 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa kế toán
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BTC

Bộ tài chính

CCDC

Công cụ dụng cụ

CNV

Công nhân viên

DN


Doanh nghiệp



Lao động

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

TK

Tài khoản

XDCB

Xây dựng cơ bản

LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI với những thành tựu đạt được đã tạo nền móng vững chắc
để đưa Việt Nam tiến tới một nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO, đây là động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế

SV: Nguyễn Công Quang

1

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
nước ta phát triển hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Trước
sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường
và nền kinh tế mở đề thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa thì các DN
đã có sự biến chuyển, đổi mới phương thức SXKD, phương thức quản lý, không
ngừng phát triển và khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế
quốc dân. Điều đó đã buộc các DN phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án
SXKD tối ưu nhất để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, dành lợi
nhuận tối đa. Cơ chế hạch toán đòi hỏi các DN XDCB phải trang trải được các chi
phí bỏ ra và có lãi. Mặt khác, các công trình XDCB hiện nay đang tổ chức theo
phương thức đấu thầu. Do vậy, giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác
và sát xao. Điều này không cho phép các DN sử dụng lãng phí vốn đầu tư.
Nhận nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán giá thành nên em
đã lựa chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG” để nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu và kết
luận luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hơp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG.
Chương 3: Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết Bị

Điện TG.

CHƯƠNG 1

SV: Nguyễn Công Quang

2

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1. Tổng quan về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản
xuất. Nền sản xuất của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận
động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất và đó là sự kết tinh
của 3 yếu tố : tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đồng thời quá
trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao các yếu tố trên.
Để sản xuất ra hàng hóa thì phải tiêu hao cả về lao động và đối tượng lao
động. Do vậy có thể kết luận rằng: chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện
quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, sự
dịch chuyển các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Khi tiến hành sản xuất không phải tất cả các khoản chi phí đều liên quan đến
hoạt động sản xuất sản phẩm mà còn có những khoản chi phí khác có tính chất sản
xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó chỉ những chi phí

để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
1.1.2. Phân loại chi phí xây lắp trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí:
- Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa
điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc
xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân
tích dự toán chi phí.
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất
kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng
với nhiên liệu, động lực).
SV: Nguyễn Công Quang

3

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
+ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền
lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động.
+ Yếu tố BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số
tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động.
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong
kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua

ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa
phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện
cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục cách phân loại
này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được
sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ liên
quan trực tiếp đến sản xuất.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực
tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc
phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất, chi phí
sản xuất chung bao gồm các yếu tố: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật
liệu, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác.
SV: Nguyễn Công Quang

4

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
+ Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan
đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan
đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp
mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
1.1.2.3. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm hai loại:
- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến
việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số
liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho những đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp: là những khoản chi hpí có liên quan đến nhiều loại sản
phẩm , dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối
tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
1.1.2.4. Phân loại theo nội dung cấu thành chi phí
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia làm 2 loại:
- Chi phí đơn nhất: là chi phí do 1 yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi
phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất chi
phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí tổng hợp: là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng
do cùng 1 công dụng như chi phí sản xuất chung
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản
xuất
1.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát
sinh chi phí và đối tượng chi phí.
- Nơi phát sinh chi phí là phân xưởng, tổ đội sản xuất, hay toàn bộ quy trình
công nghệ (toàn doanh nghiệp).
- Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của mỗi ngành nghề khác nhau mà đối
tượng chịu chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng.
1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
SV: Nguyễn Công Quang
5


MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Khoa kế toán

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được áp dụng khi phát sinh được xác
định cụ thể cho từng đối tượng chịu chi phí ( Sản phẩm, nhóm sản phẩm, ... ).
- Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ gián tiếp được áp dụng khi chi phí
sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.
1.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là toàn bộ những sản phẩm chưa chế tạo xong, còn nằm
trên dây chuyền sản xuất hoặc trong kho của các phân xưởng.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung còn dở dang cuối kỳ.
1.2.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.
Tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản phẩm và
thủ tục ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
Theo phương thức này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi
phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác: chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Chi phí dở
dang cuối kỳ

Chi phí nguyên vật


Chi phí dở dang
=

đầu kỳ

+

Số lượng sản
phẩm hoàn thành

+

liệu trực tiếp phát
sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm

x

Số lượng
sản phẩm
dở dang

dở dang cuối kỳ

Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức
tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì
chi phí sản xuất sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí sản xuất dở dang ở giai đoạn sau phải tính
theo giá thành bán sản phẩm của giai đoan trước đó chuyển sang.
Phương pháp này có thể áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên liệu, vật

liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.
SV: Nguyễn Công Quang

6

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
1.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ
chế biến sản phẩm hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang
ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương sau đó lần lượt tính từng khoản
chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
Đối với chi phí sản xuất bỏ ra một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như chi
phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất tính
cho sản phẩm dở dang, theo công thức: Công thức 1
Chi phí sản
xuất dở

=

dang cuối kỳ

Chi phí NVL thực

Chi phí sản xuất


+

dở dang đầu kỳ

tế phát sinh trong

Số lượng sản
X

kỳ

Số lượng SP hoàn
thành nhập kho

+

trong kỳ

phẩm quy đổi
cuối kỳ

Số lượng sản phẩm
quy đổi cuối kỳ

Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo
công thức: Công thức 2
Chi phí sản
xuất dở

dang cuối kỳ

Chi phí sản
=

xuất dở dang

Chi phí NVL thực tế phát

+

sinh trong kỳ

đầu kỳ
Số lượng SP
hoàn thành
nhập kho

Số lượng SPDD đã quy đổi
+

ra khối lượng SP hoàn thành
tương đương theo mức độ

trong kỳ

SV: Nguyễn Công Quang

chế biến hoàn thành


7

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Trong đó

Khoa kế toán

Số lượng SPDD đã quy đổi ra khối

Số lượng sản

lượng SP hoàn thành tương đương

=

phẩm quy đổi

x

Tỷ lệ hoàn

thành
theo mức độ chế biến hoàn thành
cuối kỳ
Đối với doanh nghiệp chế biến phức tạp kiểu liên tục thì các khoản chi phí

của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau tính cho giá thành sản phẩm dở

dang cuối kỳ của giai đoạn sau theo công thức 1.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng hoàn
thành tương đương thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên liệu,
vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.
1.2.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức chỉ
áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm đã xây dựng
được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá
thành theo định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã
kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí
đã tính ở công đoạn sản xuất đó cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định
mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho
từng loại sản phẩm.
1.2.4. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.2.4.1.Tổ chức tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Phương pháp tập hợp chi phí.
Chi phí NVL trực tiếp : bao gồm các khoản chi phí nguyên, vật liệu chính,
nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu,… được xuất sử dụng trực tiếp
cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Đối với vật liệu khi xuất dùng có liên quan
trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất, loại
sản phẩm, lao vụ,…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.

SV: Nguyễn Công Quang

8

MSV: 14400740



Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
Trường hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp có liên quan đến
nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử
dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Khi đó tiêu chuẩn sử dụng để
phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng có thể là: phân bổ theo
định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số sản phẩm,…
Để phân bổ chi phí cho từng đối tượng cần xác định được phương pháp phân
bổ thích hợp.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai
bước sau:
Bước 1: xác định hệ số phân bổ theo công thức:

Trong đó:

C
H = T
C: Tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ cho từng đối tượng.
H: hệ số phân bổ chi phí.
T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần

phân bổ chi phí.
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể.
Cn = Tn x H
Trong đó:

Cn: chi phí phân bổ cho đối tượng n.
Tn: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của


đối tượng n.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức.
Chi phí

Chi phí

thực tế sử = dở dang
dụng

Chi phí
+ thực tế phát

đầu kỳ

sinh trong

Chi phí
-

Giá trị phế

dở dang

-

cuối kỳ

liệu thu hồi
(nếu có)


kỳ
* Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, …
* Tài khoản kế toán sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu
trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nội dung, kết cấu tài khoản 621:
SV: Nguyễn Công Quang

9

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Bên Nợ:

Khoa kế toán

Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản
xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” hoặc TK 631
“Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch
vụ;
- Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình
thường vào TK 632;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
*Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trình tự kế toán được minh họa theo sơ đồ sau đây ( Phụ Lục 01)

1.2.4.2. Tổ chức công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
* Phương pháp tập hợp chi phí:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương,
tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các
lao vụ, dịch vụ, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất.
Tiêu chuẩn phân bổ cụ thể:
Giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối
tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không thể tập hợp trực tiếp
được thì chi phí nhân công cũng được tập hợp chung sau đó kế toán phân bổ cho
từng đối tượng theo một tiêu chuẩn hợp lý.
* Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng tính lương, bảng tính
lương và bảo hiểm xã hội.
* Tài khoản kế toán sử dụng: để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực
tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp.
SV: Nguyễn Công Quang

10

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Nội dung, kết cấu TK 622

Khoa kế toán

Bên Nợ:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện

dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương
theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản
xuất, kinh doanh dỡ dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK
632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ( Phụ Lục 02).
1.2.4.3. Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung theo quy định hiện hành gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
* Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy
báo nơ, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
* Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Nội dung, kết cấu tài khoản 627
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn
hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình
thường;
SV: Nguyễn Công Quang

11


MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản
xuất, kinh doanh dỡ dang”, hoặc bên Nợ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp 2.
627.1 - chi phí nhân viên phân xưởng
627.2 - chi phí vật liệu
627.3 - chi phí dụng cụ sản xuất
627.4 - chi phí khấu hao TSCĐ
627.7 - chi phí dịch vụ mua ngoài
627.8 - các chi phí khác bằng tiền
* Phương pháp hạch toán TK 627 - chi phí sản xuất chung được mô tả ( Phụ lục
03).
1.2.4.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
a) Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh theo phương
pháp kê khai thường xuyên.
* Tài khoản kế toán sử dụng: 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
* Kết cấu, nội dung TK 154
Bên Nợ:
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang cuối kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc

chuyển đi bán;
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ (Trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dỡ dang cuối kỳ.
SV: Nguyễn Công Quang

12

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
Trình tự tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo
phương pháp kê khai thường xuyên ( Phụ lục 04):
b) Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ ( Phụ
lục 04b).
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 631 – giá thành sản xuất
1.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.
1.3.1. Khái niệm về giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao
vụ đã hoàn thành trong kỳ .
1.3.2. Phân loại giá thành
- Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: giá thành
kế hoạch, giá thành định mức, và giá thành thực tế.
+ Giá thành sản phẩm kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Trên cơ sở giá thành thực tế
kỳtrước và các định mức dự toán chi phí kỳ kế hoạch.
+ Giá thành sản phẩm định mức: Giá thành sản phẩm định mức là giá thành
sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một
đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ
thuật của từng doanh nghiệp. giá thành sản phẩm định mức cũng được xác định
trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Giá thành sản phẩm thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc
quá trình sản xuất sản phẩm.
- Phân loại theo phạm vi tính giá thành
Theo cách phân loại này, thì giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:
giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
+ Giá thành sản xuất: (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các
chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng sản xuất.
SV: Nguyễn Công Quang

13

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
+ Giá thành toàn bộ: (còn gọi là giá thành tiêu thụ hay giá thành đầy đủ) là
chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản, tiêu
thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ được xác định bằng công thức sau:
Giá thành
toàn bộ sản


Giá thành
=

Chi phí quản

sản xuất

+

phẩm
sản phẩm
1.3.3. Đối tượng tính giá thành.

lý doanh

+

nghiệp

Chi phí bán
hàng

Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp có thể là:Từng sản phẩm, từng
nhóm sản phẩm, nửa thành phẩm hoàn thành ở các công đoạn sản xuất nhất định.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà kế toán tính giá thành cần phải tính được giá
thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.
1.3.4. Phương pháp tính giá thành.
Hiện nay doanh nghiệp có thể áp dụng rất nhiều phương pháp tính giá thành
như: phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp trực tiếp), phương pháp
hệ số, phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, phương pháp tính loại trừ chi phí,

phương pháp cộng chi phí, phương pháp tính giá thành liên hợp, phương pháp tính
giá thành theo định mức,…
1.3.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng đối với những sản phẩm, công việc có quy trình
công nghệ sản xuất giản đơn khép kín tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn
và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế
toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ tháng hoặc quý phù hợp
với kỳ báo cáo.
Ví dụ: tính giá thành sản phẩm điện, nước, bánh kẹo, than, quặng,…
Trường hợp có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ chức đánh
giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định tính
giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức.
Tổng giá
thành

=

Chi phí sản

+

phẩm dở dang

SV: Nguyễn Công Quang

Chi phí sản
xuất phát sinh

14


-

Chi phí sản
phẩm dở dang

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kế toán
cuối kỳ

đầu kỳ
trong kỳ
Giá thành đơn vị của sản phẩm tính như sau:

Tổng giá thành
Sản lượng, sản phẩm lao vụ hoàn thành
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn
Giá thành đơn vị

=

định nên không cần tính chi phí của sản phẩm dở dang thì tổng hợp chi phí sản
xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành.
Tổng giá thành = tổng chi phí phát sinh trong kỳ
1.3.4.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những

doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại
nguyên liệu, vật liệu, nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác
nhau như doanh nghiệp sản xuất hóa chất, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nuôi
ong. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản
xuất, còn đối tượng tính giá thành là tường loại sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm
phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số
tính giá thành, trong đó láy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu
chuẩn. Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số
tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để tính quy đổi sản lượng thực tế ra
sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chẩn ( sản phẩm có hệ sô bằng 1).
- Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn.
tổng sản lượng thực tế
hoàn thành quy đổi ra sản
lượng sản phẩm tiêu chuẩn

=

Tổng sản lượng
sản xuất thực tế
sản phẩm i

Hệ số tính giá
thành quy ước
của sản phẩm i

X

- Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Tổng giá

thành
(Zi)

Chi phí DD đầu kỳ + Chi phí PS
=

trong kỳ – Chi phí DD cuối kỳ
Sản lượng sản xuất thực tế (Q)

Giá thành

hoàn thành quy đổi ra
sản lượng SP tiêu thụ

Tổng giá thành (Zi)

=

đơn vị
SV: Nguyễn Công Quang

X

Tổng sản lượng thực tế

15

MSV: 14400740



Luận văn tốt nghiệp

Khoa kế toán

Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm 1 (Qi)
1.3.4.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có cùng
một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được nhóm sản phẩm cùng loại,
với nhiều chủng loại phẩm cấp, quy cách khác nhau như sản xuất nhóm, ống nước
với nhiều kích cỡ khác nhau, sản xuất chè hương có nhiều phẩm cấp khác nhau.
Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy
trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành sẽ là
từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó để tính giá thành thực tế cho
từng quy cách sản phẩm có thể áp dụng phương pháp tính hệ số hoặc phương pháp
tính tỷ lệ.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu chuẩn
phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp, để tính ra tỷ lệ giá thành, hoặc giá
thành định mức. sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm.
Cách tính:
Bước 1: Tổng cộng chi phí trong quá trình sản xuất để xác định giá thành thực tế
của nhóm sản phẩm
Bước 02: Xác định tỷ lệ tính giá thành: Căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc định
mức giá thành
Tỷ lệ giá

Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm
X
100
Tổng giá thành theo kế hoạch (định mức)
thành

Bước 03: Xác định giá thành từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp trên cơ sở tỷ lệ:
=

Giá thành kế hoạch (giá

Giá thành thực tế từng
quy cách, từng kích cỡ

=

thành định mức) từng quy

Tỷ lệ giá
X

thành
cách, kích cỡ
Ngoài ra còn có các phương pháp như: phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ,
…..

SV: Nguyễn Công Quang

16

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp

Khoa kế toán


CHƯƠNG 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN TG
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
-

Tên Công ty
: Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG
Địa chỉ
: Tổ 16- P. Đồng Tiến- Tp. Hòa Bình- T.Hòa Bình
Điện thoại
: (0218)3.8832.394
Email:
Fax
: (0218)3.8832.556
Mã số thuế
: 5400335666
Tài Khoản
: 15596888 tại VPBank Hòa Bình
Vốn điều lệ
: 6.000.000.000đ

SV: Nguyễn Công Quang

17

MSV: 14400740



Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG là một doanh nghiệp sản xuất các thiết bị
thuộc ngành điện công nghiệp. Được thành lập vào ngày 24 tháng 01 năm 1983
theo quyết định số 359 của ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình.
Công ty đã trải qua nhiều năm phấn đấu xây dựng, trưởng thành và đang trên đà
phát triển. Hiện nay Công ty đang sản xuất các loại mặt hàng thuộc ngành điện
công nghiệp như: trụ cột đèn chiếu sáng, công tơ điện, đồng hồ giám sát điện năng,
tụ bù, relay bảo vệ, bộ điều khiển… và đặc biệt ở thời điểm hiện tại Công ty đã ký
kết hợp đồng với đối tác Nhật Bản sản xuất các đơn đặt hàng theo yêu cầu để xuất
ra thị trường quốc tế. Đây chính là bước nhảy vọt của Công ty để dần hoàn thiện,
đứng vững được trên thị trường Việt Nam.
2.1.2. Chứng năng, nhiệm vụ
- Chuyên sản xuất mặt hàng cơ khí thuộc ngành điện công nghiệp như: trụ cột
đèn chiếu sáng, công tơ điện, biến áp, bộ điều khiển, relay bảo vệ, .....
- Ngoài ra, thực hiện sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng khác theo đơn
đặt hàng của khách hàng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động sản xuất tại
Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG.
2.1.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Với tính chất là một công ty chuyên gia công làm hàng cơ khí theo đơn đặt hàng,
một số hàng truyền thống, với số máy móc thiết bị đa dạng về chủng loại. Việc áp
dụng phương pháp tổ chức sản xuất rất phức tạp nên quy trình công nghệ theo
những công đoạn chính sau đây: (Phụ lục 05)
(1): Nguyên phụ liệu sau khi kiểm nhận nhập kho, Phòng kỹ thuật tiến hành lên
định mức vật tư rồi chuyển cho phòng kinh doanh cấp cho phân xưởng sản xuất.
Đồng thời viết phiếu yêu cầu sản xuất đưa lên phòng Tổ chức hành chính kèm
theo bản vẽ và quy trình công nghệ để Phòng Tổ chức phát lệnh xuống cho phân
xưởng sản xuất.

(2): Phân xưởng sản xuất nhận lệnh cùng bản vẽ điều hành xuống từng tổ từng
khâu tương ứng với từng công việc theo quy trình để hình thành lên sản phẩm đó.

SV: Nguyễn Công Quang

18

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
(3): Sau khi sản phẩm hoàn thành bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành kiểm
tra để xem có thỏa mãn với thông số kỹ thuật, đúng mẫu mã sẽ tiếp nhận sản phẩm
cho nhập kho.
(4): Sau khi bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra sản phẩm đạt được
nhập kho thì sản phẩm sẽ được nhập vào kho cất giữ và bảo quản.
(5): Việc xuất hàng là tùy theo nhu cầu của khách hàng mà phòng kinh doanh yêu
cầu thủ kho tiến hành xuất sản phẩm cho khách hàng.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất.(Phụ lục 06)
Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gồm có hai phân xưởng:
Phâm xưởng có khí 1, và phân xưởng cơ khí 2, mỗi phân xưởng được phân công nhiệm
vụ khác nhau, cụ thể như sau:
- Phân xưởng cơ khí 1: được chia làm 4 tổ sản xuất: Tổ nhiệt luyện, tổ phay, tổ
tiện và tổ nguội.
+ Tổ nhiệt luyện: thực hiện việc tôi, thấm và ram các sản phẩm
+ Tổ phay: Thực hiện việc đo và cắt các thanh thép và tấm tôn để chuẩn bị
cho các khâu gia công
+ Tổ tiện: Thực hiện nhiệm vụ tiện các thanh thép và tấm tôn đã được cắt từ
tổ phay chuyển sang để chuẩn bị cho sản xuất sản phẩm.

+ Tổ nguội: Thực hiện công việc làm nguội các mối hàn.
- Phân xưởng cơ khí 2 được chia làm 4 tổ sản xuất: Tổ dập, tổ hàn I, tổ hàn
II và tổ sơn.
+ Tổ dập thực hiện công việc ghép các thanh thép và tấm tôn nối chúng lại
với nhau thành khung khuôn.
+ Tổ hàn I và tổ hàng II thực hiện các mối hàn theo khung khuôn
+ Tổ sơn: Sau khi các công việc gia công hoàn thành tổ sơn làm nhiệm vụ
sơn để hoàn thiện mặt hàng.
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.(Phụ lục 07)

SV: Nguyễn Công Quang

19

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
Là một đơn vị sản xuất có quy mô vừa hạch toán độc lập và có đầy đủ tư
cách pháp nhân. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khoa học nhằm
nâng cao hiệu lực của công tác quản lý là vấn đề hết sức quan trọng.
 Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công
ty. Là người đại diện cho Công ty quản lý công việc sản xuất kinh doanh, có quyền
ra các quyết định và chịu trách nhiệm về đời sống vật chất, tinh thần của công nhân
viên đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật.
 Phó Giám đốc tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ phòng tổ
chức hành chính bao gồm nhà ăn, lái xe, bảo vệ…và tham mưu cho Giám đốc
trong công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp bố trí lao động hợp lý, xem xét việc thi đua

khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ đối với người lao động, thiết lập và
tham gia thiết lập các chính sách về nhân sự; thực hiện các chính sách của Đảng và
Nhà nước một cách đúng đắn, chuẩn mực.
 Phó Giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ quản lý phòng kinh doanh, tham
mưu cho Giám đốc tổ chức việc cung ứng và quản lý vật tư. Ngoài ra còn có nhiệm
vụ đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được ký kết và theo dõi việc thanh
quyết toán công nợ.
 Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất: có nhiệm vụ quản lý phòng kỹ thuật sản
xuất và có trách nhiệm đôn đốc ban hành ra các bản vẽ, quy trình công nghệ và
định mức lao động đối với toàn bộ mặt hàng của các đơn vị khác đặt hàng.
 Phòng tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp bố trí lao động hợp lý,
xem xét việc thi đua khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ đối với người
lao động...Đồng thời thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với từng cán
bộ công nhân viên tổ chức điều độ sản xuất và sử dụng lao động tiền lương hợp lý
dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo.
 Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh, theo dõi quản lý toàn bộ tài sản của Công ty, điều phối sử
dụng vốn, nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Kiểm tra kết quả và tình hình
thực hiện kế hoạch sản xuất và phát hiện kịp thời việc vi phạm chế độ tài chính,
cung cấp thông tin tài chính kế toán thường xuyên cho Giám đốc.
SV: Nguyễn Công Quang

20

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
 Phòng kinh doanh: Làm công tác thị trường lắng nghe ý kiến khách hàng

phản ánh về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, kíp thời phản
ánh báo cáo với giám đốc để có biện pháp giải quyết. Mua bán nguyên vật liệu,
xuất nhập hàng hóa phục vụ cho sản xuất.
 Phòng Kỹ thuật – sản xuất: có nhiệm vụ ban hành ra các bản vẽ, quy trình
công nghệ và định mức lao động đối với toàn bộ mặt hàng của các đơn vị khác đặt
hàng. Đồng thời xử lý kịp thời các sự cố hỏng hóc, trục trặc của máy móc thiết bị
trong Công ty dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc kỹ thuật.
 Bộ phận quản lý chất lượng: là đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng vật tư, bán thành phẩm mua ngoài
và sản xuất, chất lượng dụng cụ đo, dụng cụ cắt…
 Phân xưởng cơ khí 1: Sản xuất các mặt hàng truyền thống của Công ty như hộp số
phụ, các loại bánh răng…Xưởng bao gồm 4 tổ: Tổ nhiệt luyện, tổ tiện, tổ phay và tổ nguội.
 Phân xưởng cơ khí 2: Chủ yếu sản xuất các loại thùng ô tô, các mặt hàng theo
đơn…Xưởng gồm 4 tổ: tổ dập, tổ hàn 1, tổ hàn 2 và tổ sơn. Bốn tổ cùng thực hiện các
công việc như một dây chuyền để cùng hoàn thành một sản phẩm hoàn thiện.
2.1.5. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. (Phụ lục 08)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty
qua 2 năm 2013 – 2014 có nhiều sự thay đổi:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng 2.838.974.937đ so
với năm 2013 tương ứng mức tăng 29,88% .Điều này chứng tỏ sự lớn mạnh và sự
nỗ lực vượt bậc của Công ty trong việc sản xuất kinh doanh.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2014 giảm so với năm 2013 là 21.627.660đ
tương ứng với mức giảm 63,43%. Điều này cho thấy năm 2014 công ty hoạt động
không có hiệu quả so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế giảm 11.826.801đ tương
ứng mức giảm 58,25%.
Lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm 74.669.853đ so với năm 2013 tương ứng mức
giảm 36,69%. Lợi nhuận thuần từ HĐTC tăng 53.043.193đ tương ứng với mức
tăng 31,31% so với năm 2013.
Giá vốn hàng bán tăng 2.744.454.940đ tương ứng mức tăng 32,95%. Chi phí

bán hàng tăng 7.323.364đ tương ứng mức tăng 15,30%. Chi phí quản lý doanh
SV: Nguyễn Công Quang

21

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
nghiệp tăng 178.005.611đ tương ứng mức tăng 20,04%. Do 3 yếu tố này tăng đã
làm lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm.
Tóm lại, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2014 không
có hiệu quả bằng năm 2013.
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG.
2.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với mô hình và lĩnh vực kinh doanh, Công ty lựa chọn hình thức
tổ chức công tác kế toán tập trung tại văn phòng công ty. Phạm vi sản xuất kinh
doanh tập trung trên một địa bàn nhất định, có khả năng đảm bảo việc luân chuyển
chứng từ các bộ phận sản xuất kinh doanh nhanh chóng, kịp thời.
2.2.2. Đặc điểm và cơ cấu bộ máy kế toán
- Bộ máy kế toán được thể hiện theo sơ đồ tại (Phụ lục 09)
- Kế toán trưởng (kế toán tổng hợp): là người tổ chức và kiểm tra công tác
hạch toán kế toán của Công ty, giúp Giám đốc về các nghiệp vụ tài chính kế toán.
Cụ thể là chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, trực tiếp phân công nhiệm vụ cho
từng nhân viên trong phòng về từng phần việc cụ thể, quy trách nhiệm cho từng
người trong phần việc của mình, đôn đốc về mặt nghiệp vụ của nhân viên trong
phòng, ký duyệt các chứng từ về các nghiệp vụ phát sinh như: phiếu thu, phiếu chi,
giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán…
- Kế toán nguyên vật liệu, TSCĐ kiêm kế toán tiền lương: Theo dõi chi tiết

tổng hợp tình hình Nhập – Xuất – Tồn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về
giá trị và sản lượng. Vào sổ số dư, lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ
dụng cụ. Đồng thời,có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ, tiến hành
trích khấu hao cho các tài sản của Công ty; Đồng thời hạch toán các chi phí sửa
chữa lớn và sửa chữa thường xuyên của tài sản.Và thực hiện việc kiểm tra tình hình
chấp hành chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, theo dõi quỹ
tiền lương, tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng các khoản tiền lương, trích
BHXH, BHYT,KPCĐ. Lập báo cáo về lao động, tiền lương…
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: có nhiện vụ hạch toán
kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để biết được
SV: Nguyễn Công Quang

22

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
chi phí và giá thành thực tế của từng hoạt động, từng dịch vụ và phân tích tình hình
sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm...
- Kế toán bán hàng, thanh toán kiêm kế toán thuế: có nhiệm vụ g hi chép, phản
ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tính hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ;
Kiểm tra, đôn đốc tính hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ; theo
dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tính hình
trả nợ....Bên cạnh đó, thực hiện các nghiệp vụ thu tiền, theo dõi công nợ của cổ
đông, khách hàng, nhân viên, tiền gửi ngân hàng và đôn đốc thu hồi nợ. Về phần
thuế thì phải kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra
của từng cơ sở; Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách , tồn đọng ngân sách
,hoàn thuế của doanh nghiệp và cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn

thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cơ sở biết thực hiện.
- Thủ quỹ: Theo dõi thanh toán thu chi theo khách hàng, hợp đồng, hóa đơn mua
bán và theo dõi các khoản mục chi phí...Đồng thời quản lý tiền mặt của công ty, hàng
ngày căn cứ phiếu thu, phiếu chi tiền mặt xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ thu chi.
Sau đó tổng hợp và đối chiếu thu chi hợp lý với kế toán liên quan.
2.2.3. Các chính sách chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty TNHH Thiết Bị
Điện TG.
- Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình
quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam thông báo tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ.
- Kỳ kế toán: tháng, quý, năm
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
SV: Nguyễn Công Quang

23

MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung( phụ lục 10)

2.3. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG
2.3.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất.
- Công ty TNHH Thiết Bị Điện TG là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh
các mặt hàng liên quan đến ngành điện công nghiệp, ... . Nên để đáp ứng yêu cầu
quản lý, công tác kế toán mà công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí cho từng
sản phẩm, nhóm sản phẩm.
Ví dụ sản phẩm trụ cột đèn chiếu sáng có chu kỳ sản xuất như sau:
- Thời gian bắt đầu: Ngày 01 tháng 03 năm 2014
- Thời gian kết thúc: Ngày 31 tháng 03 năm 2014
2.3.1.1. Kế toán tập hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.
* Kế toán chi tiết.
Để phản ánh chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 –
“ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
* Kế toán tổng hợp.
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 và các tài khoản liên quan.
- Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, ....
- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
+ Đặc điểm của doanh nghiệp là sản xuất các mặt hàng cơ khí như: Trụ cột đèn
chiếu sáng, máy biến áp, công tơ điện ... Nên nguyên liệu là thanh ống hộp, sắt,
thép, đồng ...các linh kiện nhập ngoại. Nguyên liệu được thu mua từ các doanh
nghiệp khác và đưa về phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
+ Khi các phân xưởng sản xuất có nhu cầu về nguyên liệu, tổ trưởng sẽ gửi yêu cầu
xuất nguyên liệu cho giám đốc xem xét và xác nhận.
Ví dụ : Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0001206 (Phụ lục 11a) ngày
05/03/2014 nhập kho 300 thanh ống hộp 75x45x2.3 với đơn giá chưa bao gồm thuế
GTGT là 400.000 đồng/thanh và 100 tấm tôn δ3 đơn giá chưa bao gồm thuế GTGT
SV: Nguyễn Công Quang

24


MSV: 14400740


Luận văn tốt nghiệp
Khoa kế toán
là 250.000 đồng/tấm của Công ty TNHH Lan Hương, thuế suất GTGT 10%, chưa
thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển là 3.000.000, chưa bao gồm thuế
GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. Nguyên vật liệu đã nhập kho. Kế toán lập
phiếu nhập kho số 42 (phụ lục 11b), Phiếu chi (Phụ lục 11c) và định khoản:
Trị giá nhập thực tế:
Ống hộp 75x45x2.3 : 300 thanh x400.000đ = 120.000.000đ
Tấm tôn δ3

: 100 tấm x250.000 = 25.000.000đ

Kế toán ghi:
BT1: Nợ TK 152

145.000.000 đ

Nợ TK 1331

14.500.000 đ

Có TK 331

159.500.000 đ

BT2: Nợ TK 152


3.000.000 đ

Nợ TK 1331

300.000 đ

Có TK 111

3.300.000 đ

Ví dụ: Ngày 06/03/2014 xuất cho phân xưởng cơ khí 2 để sản xuất sản phẩm
bao gồm 200 thanh ống hộp 75x45x2.3 và 100 tấm tôn δ3. Giá trên chưa bao gồm
thuế GTGT 10%. Biết ngày 05/03 công ty mới nhập 100 thanh ống hộp 75x45x2.3
đơn giá 400.000 đồng và 50tấm tôn δ3 đơn giá 250.000 đồng. Kỳ trước không còn
hàng tồn. Kế toán lập phiếu xuất kho(phụ lục 12) và định khoản:
Đơn giá bình quân: Ống hộp 75x45x2.3: 400.000đ
Tấm tôn δ3

: 250.000đ

Trị giá xuất kho:
Ống hộp 75x45x2.3

: 200 x 400.000đ = 80.000.000đ

Tấm tôn δ3

: 100 x 250.000đ = 25.000.000đ


Định khoản:
Nợ TK 621 (ống hộp) :

80.000.000đ

Nợ TK 621 (tôn δ3)

25.000.000đ

Có TK 152

:

: 105.000.000đ

Ví dụ: Ngày 26/03/2014, doanh nghiệp mua 100 thanh ống hộp 75x45x2.3 với
400.000 đồng/thanh và 40 tấm tôn δ3 đơn giá 250.000 đồng/tấm của Công ty
SV: Nguyễn Công Quang

25

MSV: 14400740


×