Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG của NHTM CP XĂNG dầu PETROLIMEX 3 năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.48 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA NGÂN HÀNG
------------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ Vũ Thị Hương
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Phương Lan

MSV

: 10d06195n

Lớp

: TT15-08
1


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
đã có những bước đột phá ấn tượng trong những năm gần đây. Trong đó không
thể không nhắc đến vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đóng vai trò là
trung gian tài chính, ngân hàng đã phát huy rất tốt vai trò của mình. Cho dù hiện
nay, khi thị trường chứng khoán đã hình thành ở nước ta, nhưng hệ thống ngân
hàng vẫn là nguồn điều chuyển vốn chính được tín nhiệm trên thị trường tài
chính. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ như: bảo lãnh, tài trợ,
thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, thẻ ATM,… Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex (viết tắt làPGbank) nói chung và Pgbank chi nhánh Hà Nội nói riêng,


trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế nước nhà,
góp phần xây dựng nền kinh tế ổn định, bền vững lâu dài.
Sau 4 năm học ở trường, để củng cố thêm kiến thức thực tiễn, em đã chọn
nơi thực tập là NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội để thực tập.
Trong quá trình thực tập, em được sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Vũ Thị
Hương và sự chỉ bảo của cán bộ nhân viên NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi
nhánh Hà Nội. Nhờ đó em đã tiếp thu nhiều kiến thức cơ bản về chuyên ngành
mà em đã được đào tạo tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biêt ơn đối với Thạc sĩ Vũ Thị Hương, các Thầy, Cô đã
dạy bảo em trong các năm ngồi ở ghế nhà trường; cảm ơn các anh, chị cán bộ
nhân viên của NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội. Sau đây em
xin báo cáo kết quả thực tập của em.
• Nơi thực tập tại: NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội – 11
Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• Thời gian thực tập: 01 tháng, từ 10/02/2014 đến 10/03/2014
• Thực tập tại phòng Tín dụng.
• Đề tài luận văn dự kiến: Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền
mặt tại NHTM CP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội.

2


MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................... 2
Phần 1 – Qúa trình hình thành và phát triển của NHTM CP Xăng dầu
Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội
1.1.Sự hình thành và phát triển của NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi
nhánh Hà Nội....................................................................................................4
1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy tại NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh
Hà Nội...............................................................................................................5

1.3.Chức năng nhiệm vụ tại NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Hà
Nội.....................................................................................................................8
Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP Xăng dầu
Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội trong 3 năm gần đây
2.1. Tình hình huy động vốn..........................................................................9
2.2. Tình hình cho vay..................................................................................12
2.3. Một số hoạt động kinh doanh................................................................15
2.3.1. Kinh doanh ngoại tệ....................................................................15
2.3.2. Hoạt động thanh toán....................................................................16
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTM CP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội
Phần 3. Một số nhận xét và đề xuất sau khi thực tập
3.1. Ưu điểm.................................................................................................18
3.2. Nhược điểm...........................................................................................18
3.3. Một số đề xuất sau khi thực tập............................................................19
Kết luận.......................................................................................................21

3


PHẦN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA NHTM CP XĂNG DẦU
PETROLIMEX – CHI NHÁNH HN
1.1.Sự hình thành và phát triển của NHTM CP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là Ngân hàng
TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ
ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã không ngừng
lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với
sự tham gia của hai cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
và Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), PG Bank đã chứng kiến những bước
phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mô hình

ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành PG Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề
giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, tiến từng bước vững chắc
trên con đường trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam.
NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội là thành viên trực thuộc
NHTM CP Xăng dầu Petrolimex chính thức khai trương tại số 79 Bà Triệu, quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội vào ngày 26 tháng 6 năm 2007, nay chuyển về trụ sở mới tại số 11
Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau 6 năm hoạt động, đến nay chi nhánh Hà
Nội đã mở 14 phòng giao dịch trải đều trên các tuyến phố đông dân cư tại các quận của
Thủ đô. Mặc dù trong những năm 2012, nền kinh tế đất nước có nhiều khó khăn nhưng
PG Bank Hà Nội vẫn đạt được những thành tích đáng kể nhờ vào sự nỗ lực của Ban
lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên.
Tính đến 30/09/2013, tổng tài sản của PG Bank Hà Nội đạt quy mô trên 3000 tỷ
đồng; Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt là 3,063 tỷ VND tương ứng đạt 107% so với kế
hoạch đặt ra. Huy động vốn tính đến cuối tháng 09/2013 là 3.109 tỷ VND tương ứng đạt
88% so với kế hoạch đặt ra trong năm 2013; trong đó huy động dân cư là 2,032 tỷ VND
đạt 109% kế hoạch, huy động tổ chức kinh tế là 1,076 tỷ VND đạt 65% kế hoạch; Tổng
số khách hàng toàn chi nhánh đến ngày 30/09/2013 là 15,361 khách hàng, trong đó, có
899 khách hàng doanh nghiệp, và 14,462 khách hàng cá nhân.

4


1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại NHTM CP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội

( Nguồn: Phòng hành chính NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi
nhánh Hà Nội )

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN
5



Ban Giám đốc chi nhánh
Mô hình NHTM CP xăng dầu Petrolimex được áp dụng theo mô hình quản
lý trực tuyến. ban GĐ quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua
việc quản lý các phòng ban, người quản lý cao nhất là Giám đốc. Mô hình quản lý
này đã đảm bảo chế độ một thủ trưởng trong quản trị, cho phép tổ chức sử dụng hợp
lý nguồn lực, giao những quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân
viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tính tối ưu, linh hoạt và tin cậy.
Ban GĐ gồm một giám đốc và hai phó GĐ. GĐ là người quyết định kinh doanh,
kí văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động của đơn vị mình. GĐ có thể ủy
quyền cho Phó GĐ kí duyệt một số văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của
đơn vị trong một phạm vi nhất định.
Phòng tín dụng
Bộ phận tín dụng: Đây là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho
ngân hàng thông qua việc hưởng chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho
vay. Tuy nhiên đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro và việc hạn chế rủi ro
tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm đặc biệt.
Đứng đầu bộ phận tín dụng là trưởng bộ phận tín dụng với trách nhiệm quản lý
nhân viên bộ phận mình và chịu trách nhiệm trước cấp trên về công việc được giao.
Bộ phận tín dụng thực hiện nhiệm vụ chính là: tìm kiếm các hợp đồng tín dụng, xây
dựng hệ thống xếp loại và đánh giá khách hàng, thẩm định các hồ sơ tín dụng xin
vay vốn, giúp khách hàng thực hiện quy trình xin vay vốn một cách dễ dàng và
nhanh chóng, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để thu hồi vốn
đúng hạn, và quản lý RRTD..v..v..
Bộ phận hỗ trợ tín dụng: có trách nhiệm kiểm soát lại các điều kiện cho vay
trong Hồ sơ giải ngân của cán bộ tín dụng sau khi đã được các cấp thẩm quyền phê
duyệt. Một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận hỗ trợ tín dụng là thẩm định tài sản
đảm bảo. Cán bộ hỗ trợ TD sẽ tiến hành kiểm tra TSĐB theo quy định của PGBank
sau đó làm hồ sơ để hoàn thiện thủ tục thế chấp tài sản nhằm đảm bào an toàn tín
dụng cho PGBank.

Phòng kế toán và kho quỹ
Bộ phận kế toán tổng hợp: Đứng đầu là trưởng bộ phận kế toán tổng hợp chịu
trách nhiệm chính về việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên cũng như kiểm
tra, giám sát, đôn đốc để công việc được giao hoàn thành sớm và có hiệu quả cao
nhất. Nhiệm vụ chính của bộ phận kế toán tổng hợp là: Tổ chức hạch toán,phân tích
tổng hợp các loại tài khoản như tài khoản thanh toán,tài khoản nguồn vốn,.., theo dõi
các tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng theo nguyên tắc kế toán chung và
6


theo quy định của ngành. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế về hoạt
động kinh doanh của chi nhánh. Từ đó thực hiện các báo cáo phân tích, đua ra các
dự báo và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp.
Bộ phận quỹ: đứng đầu bộ phận quỹ là trưởng bộ phận – là người chịu trách
nhiệm chính về công việc được giao. Bộ phận quỹ thu nhận các chứng từ thu chi tiền
mặt từ bộ phận giao dịch và yêu cầu các chứng từ phải đi kèm với bảng kê phân loại
tiền thu chi. Đầu ngày làm việc bộ phận ngân quỹ sẽ xuất ra một số tiền từ kho tiền
và quỹ nghiệp vụ để thực hiện giao dịch chi trả tiền mặt cho khách hàng, tùy theo dự
kiến chi trả trong ngày và số tiền tạm ứng tối đa không vượt quá số tiền đã mua bảo
hiểm nghiệp vụ cho quỹ nghiệp vụ ngoài kho tiền. Cuối ngày làm việc toàn bộ số
tiền trong quỹ nghiệp vụ sẽ được mang hết vào kho, thủ quỹ lập bảng kê nhập kho,
dựa trên số liệu đã ghi chép để xác định tồn quỹ, kết số quỹ, làm thủ tục kết thúc các
giao dịch trong ngày.
Bộ phận giao dịch: Đứng đầu cũng là trưởng bộ phận giao dịch. Các nhân viên
ở bộ phận này cần đòi hỏi khá cao về mặt hình thức, cách ứng xử so với các bộ phận
khác, bởi đây là bộ mặt của ngân hàng. Nhiệm vụ chính của bộ phận giao dịch :
Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng , phối hợp với các phòng ban khác
thực hiện công tác chăm sóc khách hàng qua đó tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu của
khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ do
ngân hàng cung cấp, hướng dẫn khách hàng các hồ sơ thủ tục liên quan, tiếp nhận hồ

sơ của khách hàng, kí các hợp đòng cung cấp dịch vụ (nếu có), chuyển hồ sơ cung
cấp dịch vụ sang các phòng ban chịu trách nhiệm xử lý.
Phòng hành chính
Không thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, trực tiếp kinh doanh của ngân hàng
mà làm những công việc để cho chi nhánh có thể hoạt động có hiệu quả. Phòng hành
chính gồm hai bộ phận là bộ phận kho,quản lý tài sản và bộ phận bảo vệ,tạp vụ.
Trưởng phòng hành chính là người chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về
công việc của phòng, là người trực tiếp phân công, giao việc, kiểm tra, giám sát
trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bộ phận kho, quản lý tài sản Nhiệm vụ chính là thống kê, bảo quản, sửa chữa
những tài sản thuộc sở hữu của chi nhánh. Ngoài ra bộ phận còn thực hiện công tác
văn phong,quản lý con dấu, quản lý công văn đi đến, công tác thư kí, in ấn,văn thư,
lưu trữ, tiếp tân, …và làm những công việc khác khi được ban giám đốc chi nhánh
giao cho.
Bộ phận bảo vệ, tạp vụ làm công việc quét dọn văn phòng, trông xe của khách
hàng cũng như nhân viên chi nhánh, giữ gìn an ninh trật tự tại chi nhánh, tránh các
trường hợp gây mất trật tự trị an nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của ngân
7


hàng và khách hàng đến giao dịch, quản lý các phương tiện vận chuyển phục vụ yêu
cầu công tác lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh. Trong quá trình hoạt
động,các phòng ban sẽ phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, đoàn kết trong
công việc để bộ máy làm việc của chi nhánh được hoạt động thông suốt và đạt hiệu
quả cao.

1.3.Chức năng nhiệm vụ tại NHTM CP Xăng dầu Petrolimex - Chi
nhánh Hà Nội
Là một trong những chi nhánh lớn và then chốt của PG Bank, nhiệm vụ của chi
nhánh Pgbank Hà Nội là vô cùng quan trọng.

• Trước hết, sự phát triển của chi nhánh Hà Nội sẽ làm tiền đề,tạo động lực cho PG
Bank có thể phát triển lớn mạnh ở khu vực phía bắc. Chi nhánh PG Bank Hà Nội là
chi nhánh đánh dấu sự phát triển thực sự của hệ thống PG Bank, cho thấy sự gia
nhập của PG Bank vào thị trường ngân hàng trong nước.
• Cung cấp các dịch vụ về ngân hàng một cách chuyên nghiệp để tạo niềm tin cho
khách hàng, tạo nên thương hiệu PG Bank có uy tín.
• Là cầu nối giúp cho các dịch vụ của ngân hàng tới được người tiêu dùng một cách dễ
dàng hơn, tăng cường quảng bá thêm tên tuổi của PG Bank.
• Huy động vốn trung và dài hạn từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế khác để đầu
tư phát triển.
• Kinh doanh đa năng tổng hợp về các dịch vụ tín dụng, tiền tệ, dịch vụ ngân hàng.
• Làm ngân hàng đại lý phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các nguồn của các tổ chức
kinh tế, tài chính, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

PHẦN 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM CP
XĂNG DẦU PETROLIMEX 3 NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Tình hình huy động vốn
8


Hoạt động huy động vốn Chi nhánh PG Bank Hà Nội luôn xác định công tác huy
động vốn là nhiệm vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế cũng như
năng lực cạnh tranh của ngân hàng .Vì vậy mà ban giám đốc chi nhánh đã quán triệt tư
tưởng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức và bằng
nhiều giải pháp. Là một chi nhánh mà lịch sử thành lập không lâu, lại là một ngân hàng
khá mới mẻ trên thị trường, cho nên tập thể cán bộ tại PG Bank Hà Nội đã phải nỗ lực
rất nhiều. Kết quả tuy chưa thực sự xuất sắc nhưng cũng là những thành quả đáng
được ghi nhận.
Năm 2012, NHNN đã 6 lần thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động, đưa lãi
suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng tại các TCTD giảm từ 14%

đầu năm xuống chỉ còn 8%/năm tại thời điểm cuối năm. Định hướng điều hành chính
sách tiền tệ thắt chặt của NHNN đã khiến các NH gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt
động huy động vốn.
Trong tình hình đó, PG Bank đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát
triển nguồn vốn như: bám sát diễn biến lãi suất và có những điều chỉnh kịp thời với
từng đối tượng khách hàng, phù hợp cho từng vùng, từng địa bàn, triển khai tốt các
chương trình khuyến mại và đưa ra thêm sản phẩm huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn.
Nhờ những nỗ lực đó, hoạt động huy động vốn tiếp tục ghi nhận những bước tiến đáng
khích lệ. Nguồn huy động duy trì mức tăng trưởng ổn định, với nguồn huy động từ cá
nhân và TCKT chiếm tỷ trọng chủ yếu và ngày càng cao. Do vậy, quy mô và tỷ trọng
tiền gửi huy động từ cá nhân và các tổ chức kinh tế của PG Bank đã không ngừng tăng
mạnh qua các năm theo hướng an toàn.

BẢNG 1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH TMCP XĂNG DẦU
PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG 3 NĂM 2011, 2012, 2013.
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu

Năm 2011
9

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

I


Tổng nguồn vốn
Phân theo thành

Tỷ trọng Số

Tỷ trọng Số

1.885

100%
100%

tiền
2.442 100%
100%

Tỷ

tiền
trọng
2.712 100%
100%
639

phần kinh tế
1

Tiền gửi dân cư

1.206


64%

956

39,15%

2

Tiền gửi của các tổ

678

36%

1.486 60,85%

23,57%

2.072 76,43%

chức kinh tế
II

Phân theo thời gian

100%

100%


1

Tiền gửi có kỳ hạn

1.456

77,24%

1.854 75,92%

1.963 72,38%

2

Tiền gửi không kỳ

429

22,76%

588

749

24,08%

100%
27,62%

hạn

III

Phân theo loại tiền

100%

100%

100%

tệ
1

Nội tệ

1.885

100%

2.442 100%

2.712 100%

2

Ngoại tệ

0

0


0

0

0

0

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2011, 2012, 2013- Phòng kế toán)

*Qua các số liệu trên ta có thể thấy:
-Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên qua các năm. Năm 2012 so
với 2011 tăng 557 tỷ đồng (tương ứng tăng 29.55%). Năm 2013 so với 2012 tăng
270 tỷ đồng (tương ứng tăng 11.06%).
-Phân theo thành phần kinh tế, tiền gửi huy động từ dân cư giảm dần qua các
năm và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng vốn huy động.(Đến năm 2013 còn
23.57%, giảm 33.16% so với năm 2012). Có thể giải thích lý do nguồn vốn huy động
từ dân cư giảm là do do sụt giảm của nền kinh tế thế giới, mức độ lạm phát tăng cao,
đi kèm với nó là thị trường tỷ giá trao đổi ngoại tệ và mua bán vàng có nhiều biến

10


động với khoảng co giãn lớn đã thu hút nhiều khách hàng cá nhân chuyển tử thị
trường nguồn vốn ngân hàng sang đầu tư vào hai thị trường này.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ TCKT lại tăng lên qua các năm, đến năm 2013
chiếm tỷ trọng là 76.43% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 39.43% so với năm
2012.
-Phân theo thời gian, trong 3 năm, tiền gửi có kì hạn và không kì hạn chiếm tỷ

trọng ổn định trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, tiền gửi có kì hạn chiếm
72.38% tương ứng 1.963 tỷ đồng, còn tiền gửi không kì hạn chiếm 27.62% tương
ứng 749 tỷ đồng. Tuy nhiên ta có thể thấy tiền gửi có kì hạn có xu hướng giảm dần,
còn tiền gửi không kì hạn lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Có thể giải thích do
hiện nay thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường vàng biến động khó lường…
khiến người dân đang có xu hướng gửi tiết kiệm, nhưng lại chỉ gửi kỳ hạn rất ngắn
vì còn lo ngại lạm phát cao và những diễn biến bất thường xảy ra.
-Có thể thấy, trong giai đoạn thị trường luôn biến động, lãi suất huy động có xu
hướng giảm dần nên không còn thu hút mạnh được người dân đổ xô vào kênh đầu tư
này. Tuy nhiên nhìn vào tổng nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm
của Chi nhánh Pgbank Hà Nội, có thể thấy Pgbank đã áp dụng tốt các chính sách,
cũng như chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng để thu hút được nhiều
nguồn vốn hơn trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

2.2.Tình hình cho vay
Bảng 2.Chất lượng tín dụng của

NH TMCP XĂNG DẦU
PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG 3 NĂM 2011, 2012, 2013

Đơn vị: triệu đồng
2011

2012

2013

Năm
Chỉ
11


Năm 2012 so với
2011

Năm 2013 so với
2012


Số tuyệt
đối +Tổng
dư nợ 2.321.854 1.876.676 3.452.686 - 445.178
tín
dụng
Dư nợ
quá
261.367
549.096
870.404 +287.729
hạn
Dư nợ
xấu
82.377
81.479
143.160
- 898
(nhóm
3-5)
Tỷ
lệ
nợ

3,55%
4,34%
4,15%
xấu(35)/Tổng
dư nợ

+-%

Số tuyệt
đối +-

-19.2%

+1.576.010

+83.98
%

+110%

+321.308

+58.52
%

-1.09%

+61.681

+75.7%


+-%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
-Theo NHNN, năm 2012, tăng trưởng tín dụng cả nước ước tính cả năm tăng
khoảng 7%, còn thấp hơn nhiều so với “kỷ lục” tăng trưởng khoảng 11% của tín
dụng năm ngoái, từng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình xem
là thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng.
-Không nằm ngoài diễn biến thực tế đó, ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng năm
2012 của Chi nhánh Pgbank HN giảm 445.178 triệu đồng so với năm 2011, tương
ứng 19.2%. Hơn thế, dư nợ quá hạn năm 2012 tăng 110% tương ứng 287.729 triệu
đồng so với năm 2011. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH năm 2011 là
3.55%, đến năm 2012 là 4.34%. Có thể giải thích lý do của tình trạng nợ xấu tăng
cao, tín dụng lại tăng trưởng thấp này là do năm 2012, ngành Ngân hàng gặp nhiều
khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và
ngoài nước. Hệ thống các TCTD bước vào năm 2012 trong điều kiện thanh khoản
căng thẳng, rủi ro tiềm ẩn lớn, một bộ phận các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi
trả, mặt bằng lãi suất ở mức cao, cạnh tranh huy động vốn trên thị trường gay gắt do
nhu cầu thanh khoản lớn dẫn đến tình trạng vi phạm trần lãi suất khá phổ biến, nợ
xấu có chiều hướng gia tăng.

12


- Đến năm 2013, ta có thể tổng dư nợ tín dụng của PGbank năm 2013 đã tăng
83.98% tương ứng 1.576.010 triệu đồng so với năm 2012. Đây là bước chuyển biến
khá tích cực. Tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng giảm (năm 2012 là 4.34%, còn năm
2013 là 4.15%). Dư nợ quá hạn vẫn còn tăng cao, năm 2013 tăng 58.52% so với năm
2012. tương ứng 321.308 triệu đồng.
- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu còn cao, vượt qua mức 3% mà NHNN cho phép. Tuy nhiên

đây là diễn biến chung trong toàn thể ngành ngân hàng. Trong thời gian tới chi
nhánh tiếp tục nỗ lực thu hồi các khoản nợ xấu bằng nhiều biện pháp và quan trọng
là công tác kiểm tra sau cho vay cần tiến hành thường xuyên, sâu sát, chặt chẽ hơn,
có như vậy sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh mới gắn liền với sự nâng cao về
chất lượng tín dụng. Đó cũng là điều kiện cho sự phát triển bền vững của chi nhánh.
- Có thể thấy những chuyển biến khá khả quan trên trong bối cảnh sức cầu nền
kinh tế còn thấp, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì đây là cố gắng rất lớn của
ngành Ngân hàng và của chính bản thân Pgbank. Với chính sách tiền tệ của NHNN,
kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, những chính sách miễn, giảm lãi suất, cơ cấu các
khoản nợ, đề xuất những biện pháp khoanh nợ với các hộ dân, người sản xuất bị
thiệt hại, đồng thời chỉ đạo dành vốn để đầu tư cho vay mới phục hồi sản xuất và
khắc phục những khó khăn về đời sống, khiến cho lạm phát được kiểm soát ở mức
thấp, thanh khoản của các tổ chức tín dụng được cải thiện, hoạt động lành mạnh hơn
đã tạo ra nhứng diễn biến tích cực trong ngành ngân hàng.

Bảng 3.Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay của NH TMCP XĂNG
DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HN TRONG 3 NĂM 2011,
2012, 2013.
Đơn vị: tỷ đồng
2011

Chỉ

2012

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)


Tổng
dư nợ

2.321

Ngắn

1.584

2013

Năm 2012 so với
2011
Số tuyệt
đối ++-%

Năm 2013 so với
2012
Số tuyệt
đối ++-%

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền


Tỷ
trọng
(%)

100

1.876

100

3.452

100

-445

-19.17

+1.576

+84.01

68.25

1.438

76.65

2.815


81.55

-146

-92.17

+1.377

+95.77

13


hạn
Trung
và dài
hạn

737

31.75

438

23.35

637

18.45


-299

-40.57

+198

+45.43

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
- Ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng và có
xu hướng tăng trong năm 2013. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 là 68.25%, năm
2012 là 76.65%, năm 2013 là 81.55%. Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 92.17%
tương ứng 146 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng 95.77% tương ứng 1.377
tỷ đồng. Cũng theo đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2012 giảm 40.57%
tương ứng 299 tỷ đồng so với năm 2011, và đến năm 2013 thì tăng 45.43% tương
ứng 198 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Các khoản
vay ngắn hạn làm cho vòng quay vốn tín dụng được nhanh hơn nên ngân hàng có thể
thu hồi vốn sớm hơn để cho vay các khoản vay mới. Vì thế, việc chú trọng nâng cao
chất lượng các khoản vay ngắn hạn là rất cần thiết.

2.3. Một số hoạt động kinh doanh tại NHTM CP Xăng dầu
Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội trong 3 năm gần đây
2.3.1. Kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ
tiêu
Thu
nhập
ngoài
lãi


2011
1.068.175

2012

2013

83.312 810.396

14

Năm 2012 so với
2011
Số tuyệt
đối ++-%

Năm 2013 so với
2012
Số tuyệt
đối ++-%

-984.863

+727.084 +872.7

-92.2


Thu

KDNT
KHDN
KHCN

-1.899.187 84.387

66.113

+1.983.574 +104.44

-18.274

-21.65

-1.899.187 84.387
0
0

66.113
0

+1.983.574 +104.44

-18.274

-21.65

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2011, 2012, 2013)
- Những biến động của nền kinh tế vĩ mỗ đã tác động mạnh đến hoạt động kinh
doanh ngoại tệ toàn ngành ngân hàng nói chung, của Pgbank nói riêng. Khủng hoảng

tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực
đến tình hình kinh tế trong nước, dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh dẫn đến
kinh doanh ngoại tệ của Pgbank lỗ 1.899 triệu đồng vào năm 2011. Điều này không
chỉ do chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát cầu tín dụng ngoại tệ theo
xu hướng giảm dần để phù hợp với khả năng huy động vốn và hạn chế đô-la hóa
trong nền kinh tế, mà thực tế, nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng giảm
mạnh.
- Đến năm 2012, thu từ KDNT của ngân hàng đã tăng mạnh 104.44% tương ứng
1.983 triệu đồng, với vai trò đầu mối cung cấp ngoại tệ cho Petrolimex chiếm 25%
doanh số mua và bán ngoại tệ. Đây là một diễn biến khá tích cực với ngân hàng.
- Năm 2013, thu từ KDNT của ngân hàng giảm nhẹ 18 triệu đồng tương ứng 21.65%.

2.3.2. Hoạt động thanh toán
Năm 2013, nhờ sử dụng hoàn toàn module xử lý điện tập trung tại Hội sở
chính, hoạt động thanh toán của Pgbank đã được cải thiện rất tích cực. Thời gian
giao dịch được rút ngắn một cách rõ rệt. Ngoài ra thanh toán qua Internet Banking
với giao diện thân thiện cho người sử dụng cùng hệ thống xử lý điện tự động nhanh
chóng, chính xác cũng được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Hơn nữa,
Pgbank đã kí nhiều hợp đồng triển khai thanh toán đa phương và song phương với
các NHTM lớn như BIDV, Vietinbank,.. nhờ vậy hoạt động thanh toán của Pgbank
đã đạt được kết quả khá khả quan.
Đơn vị: Nghìn đồng.
Chỉ
tiêu

2011

2012

2013

15

Năm 2012 so với
2011
Số tuyệt

Năm 2013 so với
2012
Số tuyệt


Thu
nhập
ngoài
lãi
Thu
hoạt
động
TT
KHDN
KHCN

đối +-

+-%

đối +-

+-%


1.068.17
5

83.312

810.39
6

-984.863

-92.2

+727.084 +872.7

722.889

-64.531

399.80
3

-787.420

-108.9 +464.334 +719.6

490.060
232.829

-197.892 292.325
133.361 107.47

7

-687.952
-99.468

-140.4 +490.217 +247.7
-42.7
-25.884
-19.4

Qua số liệu trên có thể thấy:
Thu từ hoạt động thanh toán năm 2012 so với năm 2011 giảm 108.9% tương ứng
787 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng mạnh 719.6% tương ứng 464.334
triệu đồng so với năm 2012.
Trong đó, thu từ KHDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu hoạt động thanh toán.
Năm 2012 so với năm 2011 giảm 140.4% tương ứng 687 triệu đồng. Đến năm 2013
tăng 247.7% tương ứng 490 triệu đồng so với năm 2012.
Có thể thấy chi nhánh Pgbank đã áp dụng các biện pháp khá hiệu quả trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán. Nhờ vậy năm 2013 đã có những chuyển
biến khá rõ rệt.

2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTM CP Xăng dầu
Petrolimex - Chi nhánh Hà Nội trong 3 năm gần đây
Bảng 4. Báo cáo kết quả HĐKD năm 2011, 2012, 2013 của NHTM cổ
phần xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội.
Đơn vị : triệu đồng

Năm

2011


2012

2013

Thu

22.020

12.524

21.839

Năm 2012 so với
2011
Số
tuyệt
+-%
đối +-9.496
-43.12

Chi

13.830

17.390

64.319

+3.560


16

+25.74

Năm 2013 so với
2012
Số
tuyệt
+-%
đối ++9.315 +74.38
+46.929 +269.86


Chi
QLRR
tín
dụng
Chi
QLKD
Chênh
lệch

5.918

13.496

59.371

+7.578


+128

+45.875 +339.92

7.912

3.894

4.948

-4.018

-50.78

+1054

+27.06

8.190

-4.866

-42.480

-13.056

-159.4

-37.614


-772.99

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013)
Nhìn vào bảng kết quả đạt được của chi nhánh trong 3 năm ta thấy:
-Năm 2012 so với năm 2011, tổng thu nhập giảm 9.496 triệu đồng, tương ứng
43.12%. Đến năm 2013, tổng thu nhập tăng 9.315 triệu đồng tương ứng 74.38%.
- Tổng chi năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.560 triệu đồng tương ứng 25.74%.
Năm 2013 so với năm 2012 tiếp tục tăng mạnh 46.929 triệu đồng, tương ứng
269.86%. Tổng chi phí của chi nhánh tăng mạnh là do chi phí QLRR tín dụng tăng
cao. Năm 2012 so với 2011 tăng 128% tương ứng 7.578 triệu đồng. Năm 2013 so
với năm 2012 tăng 339.925 tương ứng 45.875 triệu đồng.
- Có thể thấy rằng vì lý do tổng chi phí các năm đều tăng mạnh mà tổng thu nhập
giảm hoặc tăng lên không cao, do vậy mà lợi nhuận của chi nhánh qua các năm đều
giảm. Năm 2012, chênh lệch thu – chi của chi nhánh giảm 13.056 triệu đồng, tương
ứng 159.4% so với năm 2011. Năm 2013 giảm 37.614 triệu đồng tương ứng
772.99%. Với tình hình kinh tế xuống dốc, nợ xấu tăng khiến tăng trưởng tín dụng
gặp hạn chế, đồng thời làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khiến chi
phí của ngân hàng tăng cao, dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh. Do vậy chi
nhánh cần có bước đi đúng đắn, đưa ra các giải pháp hạn chế nợ xấu và giảm chi phí
dự phòng RRTD mới có thể giảm thiểu được tình trạng hiện nay.

Phần 3. Một số nhận xét và đề xuất sau khi thực tập
3.1.Ưu điểm
Toàn chi nhánh Pgbank Hà Nội đã thực hiện tốt công tác điều hành của ngân
hàng cấp trên, không để xảy ra vi phạm kỷ luật kế hoạch, thực hiện chủ trương nâng

17



cao chất lượng tín dụng cho vay có chọn lọc và trình tự ưu tiên đối với các đối tượng
khách hàng.
Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác hiện đại hóa ngân hàng. Toàn bộ các phòng
ban của chi nhánh đã được lắp đặt hệ thống máy vi tính hiện đại, tiện dụng…
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tạo được các mối quan hệ tốt, đội ngũ
cán bộ nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm trong công việc. Thủ tục cho vay của
ngân hàng được điều chỉnh linh hoạt, hợp lý thuận tiện cho khách hàng và cán bộ tín
dụng thẩm định.

3.2 Nhược điểm
Công tác huy động tiết kiệm dân cư còn bị hạn chế do nguồn lực thiếu, nguồn
vốn huy động chưa ổn định và vững chắc.
Dư nợ tăng trưởng và chất lượng tín dụng còn chưa tốt, chi phí QLRR tín dụng
vẫn còn cao. Thời điểm cuối năm 2012 chi nhánh đã có kế hoạch giải ngân và thu nợ
để đảm bảo tốt chỉ tiêu kế hoạch giao, song các khoản nợ gốc, lãi tồn đọng còn
nhiều.
Hoạt động kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh rất sâu sát, có chất lượng, song công
tác hoàn thiện hồ sơ chưa được kịp thời và nhanh chóng.
Chi nhánh cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng cùng khu vực.

3.3 Một số đề xuất sau khi thực tập
Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh cần thực hiện tốt các biện pháp
sau:
Về nguồn vốn huy động
Trong các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, nguồn vốn không chỉ đóng vai trò
rất quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Chính vì vậy việc quan tâm, chăm lo cho công tác huy động vốn luôn phải
được đặt lên hàng đầu, nhằm mở rộng nguồn vốn, phát triển hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Do vậy Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn,

triển khai tốt công tác huy động tiết kiệm từ dân cư. Chú trọng khai thác các nguồn
vốn rẻ, ổn định và nguồn vốn dự án phục vụ cho nhu cầu vay vốn của khách hàng.
18


Về công tác cho vay và thu nợ
Nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định, chất lượng kiểm tra trước,
trong và sau khi cho vay; kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng các khoản nợ xấu,
nợ đã được xử lý rủi ro. Xây dựng phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ đánh giá tín
dụng rủi ro. Tập trung xử lý nợ tồn đọng và kiến nghị các cấp các ngành xử lý triệt
để đối với những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả.
Về công tác kiểm tra, kiểm soát
Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại ngân hàng nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hạn chế sai sót có thể xảy ra. Bên cạnh
đó, chi nhánh cần chú trọng hơn công tác tín dụng, an toàn kho quỹ, quản lý thẻ
phiếu trắng trong giao dịch, an toàn tài sản hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Xây dựng nhóm khách hàng chiến lược
Chiến lược phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, tức là dựa trên khả năng trả
nợ của khách hàng từ đó đưa ra những chiến lược khách hàng khác nhau để nâng cao
hiệu quả tín dụng. Việc thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng
quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Nâng cao trình độ cho cán bộ
Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ viên chức và cả
cán bộ lao động thời hạn, tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực sở trường, nắm
bắt thị trường sát xao, khai thác triệt để khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm
năng trên địa bàn.
Phát động các phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời để nâng cao hiệu quả và
chất lượng công việc. Thường xuyên quan tâm đến đời sống, vật chất, tinh thần
CBNV trong toàn chi nhánh.


19


KẾT LUẬN
Là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP xăn dầu Petrolimex – Chi
nhánh Hà Nội trong thời gian qua đã không ngừng vươn lên để tự khẳng định mình,
vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng luôn tiến
hành đổi mới và tự hoàn thiện mình để trở thành một trong những chi nhánh hoạt
động tốt và hiệu quả của hệ thống Ngân hàng TMCP xăn dầu Petrolimex.
Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Pgbank Hà Nội, em đã có điều kiện tiếp
xúc và làm quen với công việc của một cán bộ ngân hàng, học cách xử lý các nghiệp
vụ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Nhờ đó có thể tăng được hiểu biết và kinh
nghiệm của mình trong ngành được đào tạo tại trường.
Trong quá trình thực tập, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong Phòng
Tín dụng cùng sự quan tâm của Ban giám đốc Chi nhánh Pgbank Hà Nội , em đã
hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Do thời gian thực tập ngắn, quá trình tìm hiểu chưa nhiều, trình độ nhận thức còn
giới hạn, thiếu vốn sống thực tiễn nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu
sót, sơ sài. Kính mong thầy cô và các anh chị trong ngân hàng đánh giá để báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Vũ Thị Hương, cùng toàn thể các
anh chị trong Chi nhánh Pgbank Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2014.
20


Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Lan


NHẬN XÉT TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

21



×