ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Thị Trầm
C
P C SỞ Đ A
PH C V PH T TRI N
N V NG
KHU VỰC S N TÂY - BA VÌ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ TH HÓA HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
U N N TIẾN SĨ Đ A
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Thị Trầm
C
P C SỞ Đ A
PH C V PH T TRI N
N V NG
KHU VỰC S N TÂY - BA VÌ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ TH HÓA HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:
Quản lý tài nguyên và môi trường
62850101
U N N TIẾN SĨ Đ A
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải
2. PGS.TS. Nguyễn An Thịnh
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Tài liệu và số
liệu tham khảo đã đƣợc trích dẫn rõ ràng trong luận án.
Tác giả
Phạm Thị Trầm
LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học tự
nhiên, ĐHQG Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và
tận tình của GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải và PGS.TS. Nguyễn An Thịnh.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các Quý thầy, những ngƣời đã
thƣờng xuyên dạy bảo, động viên, khuyến khích để tác giả nỗ lực hoàn thiện
luận án.
Tác giả xin cảm ơn các Quý thầy/cô trong Khoa Địa lý, Trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên đã truyền đạt những kiến thức quý báu để luận án đạt
đƣợc kết quả tốt nhất.
Trong quá trình hoàn thiện luận án, tác giả đã nhận đƣợc những chỉ bảo
tận tình và đóng góp của các thầy cô ngoài cơ sở đào tạo, tác giả xin cảm ơn
các Quý thầy/cô.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với cán bộ lãnh đạo, các phòng,
ban thuộc UBND huyện Ba Vì và UBND thị xã Sơn Tây đã tạo điều kiện và
tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa phƣơng.
Tác giả cảm ơn các Lãnh đạo Viện Địa lí nhân văn (trƣớc đây là Viện
Nghiên cứu Môi trƣờng và Phát triển Bền vững), Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để tác giả hoàn thiện
chƣơng trình học tập và luận án. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày…… tháng……năm 2015
Tác giả
Phạm Thị Trầm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT ...................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ..................................................................................... 2
3. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ ..................................................................................... 3
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 3
6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 4
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN.............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ
HỌC PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU VỰC
ĐÔ THỊ HÓA ..............................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 5
1.1.1. Các công trình ngoài nƣớc.............................................................................5
1.1.2. Các công trình trong nƣớc ...........................................................................10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến khu vực Sơn Tây - Ba Vì...........15
1.2. LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG KHU VỰC ĐÔ THỊ HÓA ............................................................................. 17
1.2.1. Lý luận về định hƣớng phát triển bền vững khu vực đô thị hóa .................17
1.2.2. Cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu địa lý trong định hƣớng phát triển
bền vững khu vực đô thị hóa .................................................................................22
1.2.3. Lý luận về bảo vệ, phát triển các giá trị của cảnh quan tự nhiên và
cảnh quan văn hóa trong khu vực đô thị hóa .........................................................26
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN CỨU .................. 31
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu ..........................................................................31
1.3.2. Hệ phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................32
1.3.3. Các bƣớc nghiên cứu ...................................................................................37
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÍNH ĐẶC THÙ VỀ TỰ NHIÊN - VĂN HÓA CỦA
CÁC CẢNH QUAN KHU VỰC SƠN TÂY - BA VÌ................................................. 40
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN .................................................. 40
2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................40
2.1.2. Địa chất ........................................................................................................41
2.1.3. Địa mạo .......................................................................................................42
2.1.4. Khí hậu và thủy văn .....................................................................................46
2.1.5. Thổ nhƣỡng .................................................................................................50
2.1.6. Thảm thực vật ..............................................................................................55
2.1.7. Hoạt động nhân sinh và yếu tố văn hóa có vai trò thành tạo cảnh quan .....57
2.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN ............................... 61
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan .....................................................................61
2.2.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan ...................................................................64
2.2.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan ..............................................................72
2.3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÁC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN
VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG LÃNH THỔ ............................................................. 78
2.3.1. Đặc trƣng cơ bản của các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa .........79
2.3.2. Chức năng của các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa ...................89
2.3.3. Giá trị các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa .................................92
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU VỰC SƠN TÂY - BA VÌ.......... 95
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN ................. 95
3.1.1. Cơ sở lựa chọn mục tiêu đánh giá ...............................................................95
3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho xây dựng công trình phục vụ quy hoạch đô thị ...97
3.1.3. Đánh giá cảnh quan cho phát triển các cây trồng nông nghiệp .................103
3.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA, QUY HOẠCH VÀ
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƢƠNG TỚI
HỆ THỐNG CẢNH QUAN ....................................................................................... 116
3.2.1. Quá trình đô thị hóa khu vực Sơn Tây - Ba Vì .........................................116
3.2.2. Tác động của các quy hoạch, kế hoạch phát triển tới hệ thống cảnh quan
.............................................................................................................................120
3.2.3. Vai trò bảo tồn của Vƣờn Quốc gia Ba Vì trong quá trình đô thị hóa
thành phố Hà Nội.................................................................................................123
3.2.4. Xu thế biến đổi cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong bối cảnh chịu
tác động của đô thị hóa và quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội .............125
3.3. XÁC ĐỊNH THỨ TỰ ƢU TIÊN TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CẢNH QUAN ...................................................................................... 131
3.3.1. Phân tích SWOT ........................................................................................131
3.3.2. Sử dụng mô hình ma trận tam giác bậc 1 xác định thứ tự ƣu tiên
phát triển bền vững cảnh quan ...........................................................................136
3.4. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ....... 138
3.4.1. Các quan điểm định hƣớng ........................................................................138
3.4.2. Phƣơng án định hƣớng không gian ...........................................................142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................159
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1: Ma trận tam giác lựa chọn các yếu tố
35
2
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm
47
3
Bảng 2.2: Lƣợng mƣa trung bình tháng và tổng lƣợng mƣa năm
47
4
Bảng 2.3: Độ ẩm trung bình tháng và cả năm
48
5
Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu đất vàng đỏ trên đá macma bazơ (Hk)
51
6
Bảng 2.5: Kết quả phân tích mẫu đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và
trung tính (Fk)
52
7
Bảng 2.6: Kết quả phân tích mẫu đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
52
8
Bảng 2.7: Kết quả phân tích mẫu đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
53
9
Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu đất đỏ vàng biến đổi do trồng
lúa nƣớc (Fl)
53
10
Bảng 2.9: Kết quả phân tích mẫu đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B)
54
11
Bảng 2.10: Kết quả phân tích mẫu đất phù sa đƣợc bồi (Pb)
54
12
Bảng 2.11: Kết quả phân tích mẫu đất phù sa không đƣợc bồi (P)
55
13
Bảng 2.12: Diễn biến diện tích một số cây trồng chính (ha)
59
14
Bảng 2.13: Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam (Nguyễn Thành
Long, 1993) áp dụng cho khu vực Sơn Tây - Ba Vì
62
15
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp giá trị của các di tích lịch sử theo cảnh
quan văn hóa và cảnh quan tự nhiên khu vực Sơn Tây - Ba Vì
87
16
Bảng 2.15: Xác định chức năng kinh tế xã hội - môi trƣờng cho các
cảnh quan tự nhiên và cnahr quan văn hóa khu vực Sơn Tây - Ba Vì
90
17
Bảng 3.1: Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của
cảnh quan cho mục đích xây dựng công trình
98
18
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá riêng các chỉ tiêu cho xây dựng công trình
99
19
Bảng 3.3: Giá trị trọng số các chỉ tiêu đánh giá cho xây dựng công trình
100
20
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá tổng hợp cảnh quan cho xây dựng công trình
101
21
Bảng 3.5: Giá trị trọng số các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển các
loại cây trồng
109
22
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phát triển các
loại cây trồng
110
23
Bảng 3.7: Khoảng cách phân hạng mức độ thích nghi sinh thái đối
với các loại cây trồng
111
24
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan cho các cây trồng
112
25
Bảng 3.9: Cơ cấu kinh tế khu vực Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2005-2012
118
26
Bảng 3.10: Dự báo phát triển cảnh quan do tác động của quá trình
đô thị hóa
127
27
Bảng 3.11: Khung phân tích SWOT áp dụng cho các tiểu vùng
cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì
132
28
Bảng 3.12: Kết quả xác định mức độ ƣu tiên sử dụng cảnh quan
137
29
Bảng 3.13: Căn cứ định hƣớng không gian các hoạt động kinh tế
xã hội phục vụ phát triển bền vững khu vực Sơn Tây - Ba Vì
140
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
STT
Tên hình
Trang
1
Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận địa lý trong định hƣớng phát triển
bền vững khu vực Sơn Tây - Ba Vì
26
2
Hình 1.2: Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu
38
3
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố
Hà Nội
sau trang
40
4
Hình 2.2: Bản đồ địa chất khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố
Hà Nội
sau trang
41
5
Hình 2.3: Bản đồ địa mạo khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố
Hà Nội
sau trang
45
6
Hình 2.4: Bản đồ thổ nhƣỡng khu vực Sơn Tây - Ba Vì,
thành phố Hà Nội
sau trang
54
7
Hình 2.5: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 khu vực
Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
sau trang
61
8
Hình 2.6: Bản đồ cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố
Hà Nội
sau trang
71
9
Hình 2.7: Lát cắt cảnh quan theo tuyến Minh Quang - Đƣờng Lâm
sau trang
71
10
Hình 2.8: Bản đồ phân vùng cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì,
thành phố Hà Nội
sau trang
78
11
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện mức độ thuận lợi của cảnh quan
đối với các công trình xây dựng
12
Hình 3.2: Bản đồ kết quả đánh giá cảnh quan phục vụ xác định
mục đích phát triển đô thị
sau trang
102
13
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện diện tích các mức thích nghi của các
loại cây trồng
116
14
Hình 3.4: Bản đồ kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
đối với cây ngô khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
sau trang
116
15
Hình 3.5: Bản đồ kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
đối với cây khoai lang khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
sau trang
116
16
Hình 3.6: Bản đồ kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
đối với cây đậu tƣơng khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
sau trang
116
102
17
Hình 3.7: Bản đồ kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
đối với các loại cây rau màu khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố
Hà Nội
sau trang
116
18
Hình 3.8: Bản đồ kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
đối với cây thanh long ruột đỏ khu vực Sơn Tây - Ba Vì,
thành phố Hà Nội
sau trang
116
19
Hình 3.9: Bản đồ kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
đối với cây chè khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
sau trang
116
20
Hình 3.10: Bản đồ kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
đối với cây cỏ voi khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
sau trang
116
21
Hình 3.11: Biểu đồ biến động diện tích đất ở đô thị thị xã Sơn Tây
119
22
Hình 3.12: Biểu đồ biến động dân số đô thị khu vực Sơn Tây Ba Vì
120
23
Hình 3.13: Bản đồ dự báo biến đổi cảnh quan khu vực Sơn Tây Ba Vì dƣới tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hà Nội
sau trang
130
24
Hình 3.14: Bản đồ định hƣớng không gian phục vụ phát triển
bền vững khu vực Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội
sau trang
154
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANQP
: An ninh quốc phòng
BTPTR
: Bảo tồn và phát triển rừng
BTVH
: Bảo tồn văn hóa
CN&TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
DLST
: Du lịch sinh thái
ĐTH
: Đô thị hóa
NNHC
: Nông nghiệp hữu cơ
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Nghiên cứu định hƣớng bảo vệ, quy hoạch, quản lý các cảnh quan tự nhiên
và cảnh quan văn hóa phục vụ phát triển bền vững là vấn đề có tính thời sự hiện nay
tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cảnh quan văn hóa đƣợc nhìn
nhận hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và văn hóa (Naveh và
Liebermann, 1986), đƣợc xác định là một hình thức tổ chức đất đai nhằm thích ứng
với những thay đổi của xã hội (Antrop, 2005) [104], tuy nhiên nhiều yếu tố có tác
động tiêu cực đến các cảnh quan văn hóa, đe dọa làm suy giảm chất lƣợng và các
dịch vụ cảnh quan trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay (Vos và Meekes,
1999). Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về Đô thị hóa và Cảnh quan văn hóa tại châu Âu
(2013) hƣớng tới mục tiêu giải quyết vấn đề đánh giá, quy hoạch và quản lý các di
sản văn hóa và cảnh quan tự nhiên trong bối cảnh đô thị hóa. Tại Việt Nam, chiến
lƣợc Phát triển Bền vững Quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 đã xác
định: “... phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới với chất lượng
sống tốt,... bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng khu
vực, từng giai đoạn phát triển chung của đất nước...” [76]. Đây đƣợc coi là định
hƣớng phát triển bền vững đối với các khu vực đang đô thị hóa tại Việt Nam.
Nằm ở phía tây Thành phố Hà Nội, khu vực Sơn Tây - Ba Vì với tổng diện
tích tự nhiên 537,56 km2, có các cảnh quan đặc thù, nhiều dạng tài nguyên có thể
khai thác phục vụ phát triển kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô thị, du lịch,...
Theo số liệu thống kê năm 2013, lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng
34%; công nghiệp - xây dựng chiếm 15%; dịch vụ - du lịch chiếm 51% trong cơ cấu
kinh tế huyện Ba Vì [90]. Trong khi đó, thị xã Sơn Tây lĩnh vực nông - lâm nghiệp
chỉ chiếm tỷ trọng 7,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 48%, dịch vụ - du lịch
chiếm 44,6% cơ cấu kinh tế [96]. Về mặt tự nhiên, khu vực lãnh thổ nghiên cứu
chứa đựng nhiều cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hóa truyền thống đặc sắc:
vùng núi Tản gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh là địa bàn cƣ trú lâu đời
của đồng bào dân tộc thiểu số Mƣờng và Dao; nhiều di tích văn hóa - lịch sử đƣợc
xếp hạng, bao gồm làng Việt cổ Đƣờng Lâm, đình Mông Phụ, chùa Và, chùa Mía,
đình Chu Quyến,...; Vƣờn Quốc gia Ba Vì có hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới
1
điển hình của Việt Nam, chứa đựng nơi sống của nhiều loại động thực vật quý hiếm
có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch không gian khu vực Sơn
Tây - Ba Vì trong tổng thể thành phố Hà Nội đã đƣợc xác định trong Quy hoạch
Tổng thể Phát triển Kinh tế Xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng
đến năm 2030. Trong đó, đô thị vệ tinh Sơn Tây sẽ trở thành đô thị văn hóa lịch sử,
du lịch nghỉ dƣỡng; huyện Ba Vì nằm trong vành đai xanh gắn với các công viên
sinh thái quy mô lớn, phát triển các vùng rau, hoa, cây cảnh cao cấp, thực phẩm
sạch; thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì là đô thị sinh thái mật độ thấp kiểu mẫu của
thủ đô Hà Nội [75]. Phát triển bền vững khu vực Sơn Tây - Ba Vì sẽ góp phần thúc
đẩy phát triển bền vững toàn diện thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tuy nhiên,
trong bối cảnh chung đô thị hóa hiện đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở nhiều khu
vực ngoại thành Hà Nội kể từ khi Hà Nội đƣợc mở rộng gần đây nhất (năm 2008),
khu vực này đang đối mặt với những thay đổi căn bản về môi trƣờng, tài nguyên,
kinh tế xã hội, thách thức sự phát triển bền vững. Vì vậy, cần có những nghiên cứu
cơ bản về đánh giá, xác định các giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn nhằm
thực hiện các định hƣớng phát triển đã đƣợc đặt ra.
Xuất phát từ những lý do nhƣ trên, đề tài luận án “Xác lập cơ sở địa lý phục
vụ phát triển bền vững khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong quá trình đô thị hóa hiện
nay của thành phố Hà Nội” đã đƣợc NCS lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Mục tiêu của luận án là: "Xác lập luận cứ khoa học địa lý (bao gồm cả địa lý
tự nhiên và địa lý nhân văn) phục vụ định hướng phát triển bền vững các cảnh quan
tự nhiên và cảnh quan văn hóa tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì”.
Để làm sáng tỏ mục tiêu trên, 5 nhiệm vụ nghiên cứu cần đƣợc thực hiện là:
1. Tổng luận hƣớng nghiên cứu địa lý học phục vụ phát triển bền vững cho
lãnh thổ trong bối cảnh đô thị hóa.
2. Phân tích các nhân tố tự nhiên và văn hóa thành tạo cảnh quan; phân tích cấu
trúc cảnh quan, xác định giá trị của các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa.
3. Phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng không gian phát triển
đô thị và nông lâm nghiệp.
2
4. Phân tích cơ hội - thách thức - điểm mạnh - điểm yếu và xác định mức ƣu
tiên định hƣớng phát triển bền vững các cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì trong
bối cảnh quy hoạch chung của thành phố Hà Nội.
5. Đề xuất định hƣớng không gian phục vụ phát triển bền vững theo tiểu
vùng cảnh quan và dạng cảnh quan.
3. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Dưới tác động tổng hợp các yếu tố tự nhiên, văn hóa và tiến
trình đô thị hóa nhanh chóng, hệ thống cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì phân
hóa đa dạng với nhiều cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa có giá trị sinh thái
- kinh tế - văn hóa - xã hội quan trọng cho phát triển bền vững lãnh thổ.
- Luận điểm 2: Trong tiến trình đô thị hóa, định hướng phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững khu vực Sơn Tây - Ba Vì được xác định bởi hệ thống
không gian gồm các trung tâm bảo tồn tự nhiên và trung tâm đô thị với các “vành
đai” du lịch, nông nghiệp, nông thôn bao quanh thuộc 8 tiểu vùng cảnh quan kết
nối qua các tuyến trục phát triển.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Điểm mới 1: Đã làm rõ sự phân hóa cảnh quan tự nhiên - cảnh quan văn
hóa trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực Sơn Tây - Ba Vì dưới tác động của
quá trình đô thị hóa.
- Điểm mới 2: Đã đề xuất hệ thống không gian phát triển kinh tế xã hội các
trung tâm bảo tồn và trung tâm đô thị với các “vành đai” phát triển du lịch, nông
nghiệp, nông thôn thuộc 8 tiểu vùng cảnh quan.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
a) Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi
ranh giới hành chính của huyện Ba Vì (bao gồm 1 thị trấn và 30 xã) và thị xã Sơn
Tây (9 phƣờng và 6 xã).
b) Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, luận án giới hạn
phạm vi nghiên cứu những vấn đề sau:
- Kết hợp phân loại và phân vùng cảnh quan trong phân tích cấu trúc cảnh
quan. Trong đó, dạng cảnh quan là đơn vị phân loại cảnh quan cơ sở, tiểu vùng cảnh
quan là đơn vị phân vùng cảnh quan cơ sở.
3
- Đánh giá cảnh quan theo mục tiêu định hƣớng không gian thích hợp cho
quy hoạch đô thị và phát triển các cây trồng nông nghiệp.
- Định hƣớng không gian các hoạt động kinh tế xã hội với đơn vị không gian
cơ sở là tiểu vùng cảnh quan và dạng cảnh quan.
6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
-
ngh a khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm r hƣớng
tiếp cận kết hợp địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn trong nghiên cứu cảnh quan tự
nhiên, cảnh quan văn hóa phục vụ giải quyết các vấn đề trƣớc mắt và lâu dài liên
quan đến phát triển bền vững tại khu vực đô thị hóa.
-
ngh a thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cung
cấp cho các nhà quản lý ra quyết định định hƣớng phát triển bền vững lãnh thổ khu
vực Sơn Tây - Ba Vì theo tƣ tƣởng quy hoạch chung của thành phố Hà Nội.
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc cấu trúc gồm 3 chƣơng, 16 bản
đồ, 29 bảng, 7 hình, và 16 phụ lục minh họa.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu địa lý học phục vụ
định hƣớng phát triển bền vững tại khu vực đô thị hóa.
- Chương 2: Phân tích tính đặc thù về tự nhiên - văn hóa của các cảnh quan
khu vực Sơn Tây - Ba Vì.
- Chương 3: Đánh giá cảnh quan và định hƣớng không gian phục vụ phát
triển bền vững khu vực Sơn Tây - Ba Vì.
4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ HÓA
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững tại
các vùng lãnh thổ đƣợc xác định là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực địa lý ứng dụng. Cho
đến nay, có nhiều công trình công bố cả trong và ngoài nƣớc theo hƣớng này. Các
nội dung nghiên cứu tập trung vào định hƣớng phát triển bền vững cảnh quan dựa
trên cơ sở tiếp cận địa lý học, nghiên cứu cảnh quan đô thị, cảnh quan văn hóa trong
mối quan hệ với quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai, tiếp cận cảnh quan trong
sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trƣờng,...
1.1.1. Các công trình ngoài nƣớc
Liên quan tới hƣớng nghiên cứu của đề tài luận án, có thể chia các công trình
khoa học đã công bố ở ngoài nƣớc thành các nhóm sau đây:
a) Các công trình nghiên cứu định hướng phát triển bền vững cảnh quan
theo tiếp cận địa lý học
Liên quan tới hướng nghiên cứu phát triển bền vững cảnh quan, hiện nay có
một số công trình tiêu biểu. Blaschke (2010) thực hiện một nghiên cứu về phân tích
tiềm năng và nhu cầu chia sẻ nguồn tài nguyên nhằm khái quát hóa lý luận về “cảnh
quan bền vững” theo cách tiếp cận không gian [108]. Đối với vấn đề quy hoạch
cảnh quan định hƣớng phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng, Valencia
và cộng sự (2010) nhận định, các vấn đề môi trƣờng và kinh tế xã hội đã trở thành
những nhóm chủ đề chính đƣợc mô tả theo các đơn vị cảnh quan, là cơ sở cho quá
trình hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững khu vực nông thôn. Mục tiêu phát
triển bền vững cảnh quan cũng coi quy hoạch là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi
đánh giá tích hợp để mô tả đặc điểm cảnh quan [148]. Rosa và Martinico (2013) liệt
kê bốn thách thức đối với phát triển bền vững cảnh quan, bao gồm: (i) biến đổi cảnh
quan do quy hoạch phát triển; (ii) bành trƣớng đô thị; (iii) xói mòn đất; (iv) mất đất
nông nghiệp [134]. Gần đây nhất, Hermann và cộng sự (2014) cũng khẳng định
điều này thông qua nhận định các chức năng cảnh quan văn hóa trong quy hoạch
cảnh quan bền vững [121].
5
Trong nhiều hƣớng tiếp cận nghiên cứu phát triển bền vững cảnh quan, tiếp
cận địa lý đƣợc tổng kết là một hướng tiếp cận hiệu quả dựa trên nền tảng các đơn vị
địa tổng thể (geocomplexes) và định hướng tổ chức không gian. Một công trình
nghiên cứu các cảnh quan đang đô thị hóa tại khu vực Bloomington, Indiana, Hoa Kỳ
đƣợc Munroe và cộng sự thực hiện vào năm 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân
mảnh cảnh quan (landscape defragmentation) gây nhiều tác động bất lợi tới chức
năng và khả năng cung cấp dịch vụ cảnh quan. Nghiên cứu này đồng thời cũng chỉ ra
mối quan hệ có tính chất thống kê giữa phân mảnh cảnh quan với những biến đổi về
không gian, tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất [128]. Một nghiên cứu tƣơng tự
của Termorshuizen và Opdam (2009) cho thấy, dịch vụ cảnh quan nên được xem là
đối tượng nghiên cứu của sinh thái cảnh quan về phát triển bền vững. Theo các tác
giả, nghiên cứu sinh thái cảnh quan nên tập trung hơn nữa vào 2 vấn đề: giá trị cảnh
quan với lợi ích ra quyết định phát triển cấp địa phƣơng; dịch vụ cảnh quan có thể
tích hợp vào phát triển cảnh quan đa chức năng [144]. Phƣơng pháp đánh giá quy
hoạch sử dụng đất và xác định khoảng cách giữa mục tiêu của quy hoạch và kết quả
thực tiễn tại Lào đƣợc Bourgoin (2012) cho thấy: dựa trên phân tích thực hiện quy
hoạch đất đai trong quá khứ và hiện tại, tác giả đã nêu ra định hƣớng sử dụng cảnh
quan và phƣơng thức cƣ dân địa phƣơng sử dụng đất đai [110].
Gần đây nhất, liên quan đến vấn đề quy hoạch cảnh quan nhằm hướng tới sự
phát triển bền vững của một khu vực cụ thể, nghiên cứu của Tassinari và cộng sự
(2013) đã tập trung làm r những vấn đề liên quan đến quy hoạch không gian phục
vụ phát triển bền vững và nâng cao chất lƣợng hệ thống định cƣ khu vực nông thôn.
Nghiên cứu cũng đề cập đến các chính sách quy hoạch đặc thù đối với vùng nông
thôn bao gồm quy hoạch cảnh quan, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch kinh tế và
quy hoạch sử dụng đất [143].
b) Các công trình nghiên cứu cảnh quan đang đô thị hóa (urbanizing
landscape) và cảnh quan đô thị (urban landscape)
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia phát
triển và đang phát triển trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh lợi ích
đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và khu vực, đô thị hóa cũng làm
phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết. Đó là lý do vì sao mục tiêu phát triển
6
bền vững tại khu vực đô thị hóa đƣợc nhiều học giả quốc tế quan tâm nghiên cứu
trong thời gian gần đây.
Các cảnh quan đang đô thị hóa và cảnh quan đã đô thị hóa (còn gọi là cảnh
quan đô thị) được xác định là đối tượng của các nghiên cứu cảnh quan phục vụ kiến
trúc đô thị - một vấn đề đã và đang trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, định hƣớng tiếp cận nghiên cứu dựa vào các đối tƣợng này phụ thuộc rất
nhiều vào sự khác biệt về mục tiêu phát triển và đặc trƣng đô thị hóa tại quốc gia
hay khu vực thực hiện. Chẳng hạn, nghiên cứu của Pirnat (2000) về quy hoạch bảo
tồn và quản lý rừng tại khu vực ngoại ô Ljubljana, Slovenia đã chứng minh sự suy
giảm tính kết nối tự nhiên của cảnh quan khi xây dựng đƣờng cao tốc tại vùng
chuyển tiếp giữa hành lang xanh trong đô thị với các khu rừng lân cận. Dựa trên các
kết quả phân tích, giải pháp quy hoạch cảnh quan đƣợc đề xuất ở đây là đảm bảo
mục tiêu bảo tồn dựa trên thiết kế hành lang kết nối mới dọc theo công trình, đảm
bảo phát triển bền vững cho khu vực [131]. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và biến đổi
cảnh quan tại châu Âu đƣợc nghiên cứu bởi Antrop (2004), cho thấy mô hình phát
triển đô thị luôn thay đổi, phụ thuộc vào vị trí địa lý và biến đổi theo thời gian
[105]. Một nghiên cứu khác của Kim và Ellis (2009) thực hiện tại khu vực biên giới
thuộc vùng Woodlands và Bắc Houston, Hoa Kỳ đã chỉ ra cách thức xác định ảnh
hưởng của cơ chế phát triển vùng tới cấu trúc cảnh quan. Mối quan hệ này cùng
với sự biến đổi theo thời gian là nguyên nhân khiến mức độ đồng nhất về cảnh quan
tại địa phƣơng có xu hƣớng giảm dần. Kết quả phân tích trong 30 năm cho thấy khu
vực Woodlands (khu vực bảo tồn) có sự biến đổi và phân mảnh thấp hơn so với khu
vực Bắc Houston (khu vực nông thôn) [124]. Qingjuan và cộng sự (2011) thực hiện
một công trình nghiên cứu tại Thành Đô, Trung Quốc, trong đó tập trung làm r quá
trình hội nhập và phát triển đô thị - nông thôn, động thái cân bằng quá trình phát
triển đô thị - nông thôn trên các phƣơng diện phát triển kinh tế (du lịch nông thôn,
đô thị hóa và chuyển giao công nghệ, hoạt động sản xuất nông nghiệp) [135]. Một
nghiên cứu tổng quan của Ngân hàng Thế giới (2011) về đặc điểm cảnh quan đô thị
tại khu vực Nam Sudan đã đề ra bốn nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đạt đƣợc mục
tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin về cảnh quan đô thị, bao gồm: (i) thống kê các cảnh
quan đô thị ngoài thực địa; (ii) mô phỏng xu hƣớng phát triển của đô thị; (iii) xác
7
định chính sách và tài chính của địa phƣơng; và (iv) đề xuất chính sách phát triển
cho địa phƣơng [150].
Bên cạnh đó, tác động của quá trình đô thị hóa đến đặc điểm, cấu trúc và
chức năng cảnh quan cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Lee và Oh (2012)
đã xây dựng hệ thống cảnh quan tự nhiên bền vững cho đô thị Seoul dựa trên các
phân tích thực nghiệm. Nhờ sự hỗ trợ của Hệ thống Quản lý Sinh thái Cảnh quan
dựa trên GIS (LEMS), nghiên cứu đã thực hiện đánh giá định lƣợng và tổng hợp
cho mục tiêu đề xuất giải pháp phát triển không gian đô thị [125]. Pinto và
Kristensen (2013) đã xây dựng những cơ sở lý luận tích hợp các quan điểm xã hội
và sinh thái của nông thôn dựa trên đặc điểm cảnh quan. Đây là một phƣơng thức
xác định những vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa trong cảnh quan. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu cho phép đƣa ra một số nhận định về ảnh hƣởng của quá trình đô thị
hóa nhanh là nguyên nhân gây áp lực đối với cảnh quan tự nhiên, ảnh hưởng xấu
tới môi trường, và tác động xấu tới sự phát triển kinh tế của vùng ngoại ô [133].
Tác động của quá trình đô thị hóa đến sự biến đổi giá trị dịch vụ hệ sinh thái và biến
đổi cảnh quan cũng đƣợc Su và cộng sự (2012) nghiên cứu tại khu vực đồng bằng
Hang-Jia-Hu (Trung Quốc) là nơi tập trung những khu vực có mức độ đô thị hóa
cao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình gia tăng dân số nhanh, phát triển
kinh tế và bành trƣớng đô thị là nguyên nhân làm suy giảm giá trị dịch vụ sinh thái
trong giai đoạn 1994 - 2003 tại khu vực này [142]. Trên cơ sở phân tích quá trình đô
thị hóa tại tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), Liu và cộng sự (2014) đã chỉ ra
rằng, quá trình tập hợp dân cƣ sống rải rác thành khu vực tập trung đã tạo điều kiện
có thêm diện tích đất phát triển nông nghiệp trở thành giải pháp hàng đầu trong giải
quyết mâu thuẫn của đô thị hóa và vấn đề nông nghiệp - nông thôn. Tuy nhiên, đô
thị hóa cũng ảnh hƣởng tới dân cƣ và kiến trúc đô thị, gây tổn hại tới môi trƣờng mà
những lợi ích tăng thêm từ sinh kế không thể bù đắp [126]. Cilliers và cộng sự
(2014) cũng đã đƣa ra quan điểm phát triển cảnh quan đô thị bền vững tại Nam Phi
dựa vào cách tiếp cận liên ngành. Cách tiếp cận này không chỉ điều chỉnh mối quan
hệ giữa các vấn đề xã hội và sinh thái tại khu vực mà còn hỗ trợ công tác quy hoạch
đô thị bền vững trong tƣơng lai [113].
8
c) Các công trình nghiên cứu cảnh quan văn hóa trong mối quan hệ với
quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai
Các cảnh quan bị con ngƣời tác động tồn tại khắp nơi, do đó dễ có cảm giác
rằng môi trƣờng địa lý hiện nay đã bị thay đổi đến tận gốc. Từ năm 1966, nhà địa lý
Xô Viết Geraximov đã nêu quan điểm rằng, nghiên cứu cảnh quan không nên chỉ
hạn chế ở các cảnh quan tự nhiên chƣa bị con ngƣời tác động đến, mà cần quan tâm
tới cả các cảnh quan đã bị biến đổi do con ngƣời. Trong nhiều công trình nghiên
cứu tại khu vực Tây Âu, Địa Trung Hải hay Đông Á, hoạt động nhân sinh đƣợc xác
định là nội dung nghiên cứu trọng tâm. Những lý luận khoa học theo tiếp cận địa lý
nhân văn hiện đại đóng vai trò thiết yếu đối với công tác quy hoạch sử dụng đất và
quản lý đất đai, định hƣớng phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc
biệt tại châu Âu. Đây là cơ sở cho quá trình lựa chọn các yếu tố thể hiện sự tác động
của con ngƣời trong nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan văn hóa truyền
thống (Cullotta và cộng sự, 2011) [114]. Nhà địa lý học Xô Viết Gozep (1930) sử
dụng thuật ngữ cảnh quan nhân sinh trong nghiên cứu các cảnh quan lãnh thổ. Một
nhà địa lý Xô Viết khác là Ramenxki (1935) cũng coi đối tƣợng nghiên cứu của
cảnh quan học không chỉ là cảnh quan tự nhiên mà còn bao gồm các cảnh quan bị
biến đổi và cảnh quan văn hóa. Từ sau Thế chiến thứ hai, hàng loạt công trình
nghiên cứu của Sauxkin (1946, 1947), Kotenikov (1950), Bogdanov (1951), Luxki
(1957), Lidov (1960), Prokaev (1965), Dobrodxkaia (1968),... đã chú trọng tới vai
trò của con ngƣời trong hình thành cảnh quan. Với sự phát triển lý luận về cảnh
quan nhân sinh, các nghiên cứu sau đó của Kalenxnhikov (1974), Pokonov (1974),
Metorina (1975) đã minh chứng đƣợc những tác động của con ngƣời tới cấu trúc,
chức năng và sự phát triển của cảnh quan.
Thuật ngữ và khái niệm cảnh quan văn hóa đƣợc nhà địa lý ngƣời Đức là
Otto Schluter đƣa ra. Theo ông, cảnh quan văn hóa là cảnh quan đƣợc tạo bởi nền
văn hóa của con ngƣời. Cùng chung quan điểm đó, nhà cảnh quan học Xô Viết Berg
(1925) cũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan là cần phải
phân tích cả các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh quan với
dân cƣ và nền văn hóa của con ngƣời. Nhà địa lý nhân văn Hoa Kỳ Sauer là ngƣời
có đóng góp quan trọng nhất về tƣ tƣởng và phát triển các nguyên lý khoa học về
9
cảnh quan văn hóa tại Hoa Kỳ. Trong mô hình cảnh quan văn hóa của Sauer, tự
nhiên đóng vai trò là môi trường xảy ra các hoạt động văn hóa của con người, chịu
tác động của các nhân tố văn hóa theo thời gian hình thành cảnh quan văn hóa.
Trong các hoạt động của con ngƣời tác động lên cảnh quan tự nhiên thì sự kết nối
thông tin và các giá trị văn hóa cũng đƣợc xem nhƣ thành phần chính của cảnh quan
văn hóa (Fedorov, 2013) [116]. Tại một số quốc gia khác, cảnh quan văn hóa là đối
tƣợng của các nghiên cứu địa lý ứng dụng: tri thức bản địa trong sử dụng đất hình
thành các cảnh quan văn hóa (Calvo-Iglesias và cộng sự, 2006) [110], sự tham gia
của cộng đồng địa phƣơng trong việc bảo tồn cảnh quan văn hóa (Stenseke, 2009)
[141], nghiên cứu cảnh quan văn hóa phục vụ tái định cƣ phù hợp với sinh kế và quan
điểm về nghi lễ truyền thống của cƣ dân địa phƣơng (Nunta và cộng sự, 2010) [129].
Tóm lại, từ kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước, luận
án có một số kết luận nhƣ sau:
- Tiếp cận địa lý, hoặc cơ sở địa lý học trong định hƣớng phát triển bền
vững kinh tế, xã hội và môi trƣờng có bản chất là tiếp cận tổ chức không gian
trong hoạch định hoặc quản lý tổng hợp các lãnh thổ cho các mục đích phát triển
khác nhau. Mỗi không gian lãnh thổ đƣợc xác định bởi các đơn vị cảnh quan ở các
cấp phân vị khác nhau.
- Hoạch định phát triển bền vững cảnh quan cần có sự chú trọng đến bảo vệ,
phát triển các giá trị của cảnh quan văn hóa, đặc biệt trong các khu vực đang chịu
tác động của đô thị hóa.
1.1.2. Các công trình trong nƣớc
Liên quan tới hƣớng nghiên cứu của đề tài, tại Việt Nam đã có một số công
trình sau:
a) Các công trình nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Địa lý học đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ.
Thời Pháp thuộc, các nghiên cứu về quy hoạch lănh thổ cho mục đích quân sự và
khai thác tài nguyên chỉ dừng lại ở nghiên cứu tự nhiên, đề cập chƣa nhiều đến vai
trò của các yếu tố xã hội. Công trình tiêu biểu trong thời kỳ này là nghiên cứu của
các nhà khoa học Pháp nhƣ J. Son (1929), Ch. Robequin (1929) hoặc của Dobi
10
(1950). Sau đó, với những đóng góp của các nhà địa lý lão thành Việt Nam, các
công trình ứng dụng địa lý tổng hợp trong quy hoạch lãnh thổ có thể kể đến là:
“Thiên nhiên Việt Nam” (Lê Bá Thảo, 1977) [64], “Việt Nam - lãnh thổ và các vùng
địa lý” (Lê Bá Thảo, 1998) [65]; “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên
cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và quy hoạch lãnh thổ” (Vũ Tự Lập,
1982), “Tổ chức lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" (Lƣu Đức Hồng chủ
nhiệm), "Xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm ở
Việt Nam" (Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Văn Phú, 1998) [103].
Bên cạnh đó, còn nhiều đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công ở trong
nƣớc có liên quan đến vấn đề này nhƣ: “Nghiên cứu sử dụng hợp lí lãnh thổ tỉnh
Sơn La khi có công trình thủy điện trên cơ sở phân tích cảnh quan” (Lê Mỹ Phong,
2001) [58]; “Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế
nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế)” (Hà Văn
Hành, 2002) [28]; “Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ quy hoạch sử
dụng đất nông, lâm nghiệp tỉnh Lai Châu” (Lê Thị Ngọc Khanh, 2002) [42];
“Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho
việc sử dụng hợp lý lãnh thổ” (Phạm Thế Vĩnh, 2004) [100]; “Nghiên cứu điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Ba
(Bùi Thị Mai, 2010) [50], “Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình” (Trƣơng Thị Tƣ, 2013)
[90]; “Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” (Nguyễn Quang Tuấn, 2013) [83]; “Nghiên
cứu xác lập cơ sở địa lý phục vụ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” (Trần Anh Tuấn, 2013) [88]; “Cơ sở cảnh
quan học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” (Nguyễn Minh Nguyệt, 2014) [55];
“Cơ sở địa lý cho phát triển nông - lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh Quảng
Nam” (Bùi Thị Thu, 2014) [73],...
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về quy hoạch lãnh thổ chú trọng tới bố trí các
không gian phát triển kinh tế cho từng vùng, lãnh thổ phù hợp với tiềm năng và thế
mạnh của vùng đó trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các đặc điểm tự nhiên và nhân
11
văn. Cơ sở khoa học của nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ cũng chính là nghiên cứu,
đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho từng vùng, từng lãnh thổ
cụ thể với các cấp phân vị phù hợp, trong đó vai trò tác động của con ngƣời ngày
càng đƣợc nhấn mạnh.
b) Nghiên cứu cấu trúc, chức năng và giá trị của các cảnh quan văn hóa,
cảnh quan tự nhiên lãnh thổ Việt Nam
Nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng là bƣớc tiếp theo của nhiệm vụ điều tra
cơ bản cảnh quan. Theo hƣớng này, đáng chú ý là công trình “Cảnh quan địa lý
miền Bắc Việt Nam” (Vũ Tự Lập, 1976) đã tìm ra những đặc điểm, quy luật phân
hoá của địa lý tự nhiên Việt Nam. Đây là công trình có giá trị về mặt lý luận, trong
đó tác giả cũng đƣa ra một hệ thống phân vị mà mỗi cấp có một chỉ tiêu riêng xác
định. Khái niệm cảnh địa lý đƣợc vận dụng trong nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ
Việt Nam, phản ánh đƣợc sự thống nhất, biện chứng trong các quy luật phân hoá địa
đới và phi địa đới trong tự nhiên lãnh thổ Việt Nam [47].
Từ sau 1980 cho đến nay, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu cảnh quan cả về
lý luận và vận dụng vào thực tiễn các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam. Có thể kể tới
một số công trình tiêu biểu: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt
Nam” (tập thể tác giả thuộc Trung tâm Địa lý tự nhiên, 1993) [48], “Cơ sở cảnh
quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi
trường Việt Nam” (Phạm Hoàng Hải và cộng sự, 1997) [22], nghiên cứu các
nguyên tắc và hệ thống phân vị cảnh quan Việt Nam (Phạm Hoàng Hải, 2000) [18].
Tiếp tục nghiên cứu theo hƣớng này, Phạm Hoàng Hải (2006) đã công bố một số
công trình về "Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận và một
số kết quả thực tiễn nghiên cứu" và “Phân vùng sinh thái cảnh quan ven biển Việt
Nam để sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường” [16, 17]. Trong các công
trình này, tác giả đã đƣa ra các hệ thống phân loại phù hợp với từng phạm vi lãnh
thổ và mục đích nghiên cứu, đồng thời đã cung cấp những vấn đề lý luận và phƣơng
pháp luận nghiên cứu cảnh quan các vùng lãnh thổ Việt Nam ở nhiều khía cạnh
khác nhau.
Từ những năm 90 thế kỷ XX, tại Việt Nam đã bắt đầu có một số nghiên cứu
cảnh quan nhân sinh với quan điểm, phƣơng pháp luận, xác định đối tƣợng nghiên
12
cứu hoặc hệ thống phân loại lý thuyết khá rõ. Các tác giả tiêu biểu cho hƣớng
nghiên cứu này nhƣ Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Văn Vinh,
Nguyễn Cao Huần,.... đều thừa nhận sự hiện hữu của cảnh quan nhân sinh dƣới tác
động của con ngƣời. Tuy chƣa phải là những nghiên cứu ứng dụng cụ thể, song
những công trình này đã đóng góp về quan điểm, phƣơng pháp luận cho nghiên cứu
cảnh quan nhân sinh ở nƣớc ta. Lý luận về cảnh quan nhân sinh đã đƣợc áp dụng
cho các lãnh thổ cụ thể: nghiên cứu, đánh giá thực trạng và biến đổi cảnh quan nhân
sinh tại tỉnh Kon Tum (Nguyễn Đăng Hội, 2004) [34]; động lực biến đổi của các
cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa lãnh thổ cấp huyện miền núi tại Sa Pa,
Lào Cai (Nguyễn An Thịnh, 2014) [68].
c) Nghiên cứu phát triển bền vững cảnh quan trong bối cảnh đô thị hóa
Trong những năm gần đây, nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững ngày càng đƣợc
các nhà khoa học quan tâm, xu hƣớng nghiên cứu cảnh quan đã đƣợc áp dụng cụ
thể cho từng lãnh thổ thuộc các miền, khu, tỉnh ở nƣớc ta. Từ những năm 1990,
Phạm Hoàng Hải đã thực hiện các công trình nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm, gió mùa dải
ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và bảo vệ
môi trƣờng (Phạm Hoàng Hải, 1990) [20]; đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm, gió mùa Việt Nam cho mục
đích phát triển sản xuất và bảo vệ môi trƣờng (Phạm Hoàng Hải, 1993) [19]; cơ sở
cảnh quan học của khai thác các yếu tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng đô thị
Việt Nam (Doãn Quốc Khoa và cộng sự, 2007) [42]; cơ sở sinh thái cảnh quan
trong kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất bền vững (Nguyễn An Thịnh,
2014b) [69].
Bên cạnh đó, định hƣớng “sinh thái hoá cảnh quan học” đã trở thành chủ đạo
trong nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới phát triển bền vững cảnh quan:
nghiên cứu sinh thái cảnh quan vùng gò đồi Quảng Bình (Nguyễn Văn Vinh, 1996)
[98]; nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng (Phạm Thế
Vĩnh, 2002) [99]; phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
(Nguyễn An Thịnh, 2007) [71]; nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử
13
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh
Bình (Trƣơng Quang Hải, 2008) [23], nghiên cứu lý luận và những ứng dụng của
sinh thái cảnh quan trong môi trƣờng nhiệt đới gió mùa Việt Nam (Nguyễn An
Thịnh, 2013) [70], nghiên cứu đa dạng nhân văn và đa dạng cảnh quan lãnh thổ
miền núi (Nguyễn An Thịnh, 2014a) [68]. Ngoài ra, có nhiều công trình ứng dụng
công nghệ viễn thám, hệ thông tin địa lý (GIS) để nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Tóm lại, từ kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên
quan tới luận án, có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
- Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận địa lý trong định hƣớng
phát triển bền vững đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp luận cảnh quan học phục vụ
mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. Cảnh quan học, thực chất là
nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp cho một lãnh thổ quy mô địa phƣơng đã giúp
các nhà nghiên cứu giải quyết đƣợc vấn đề về phân hóa cảnh quan lãnh thổ dựa trên
các tiêu chí về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - những nguồn lực cơ
bản để phát triển nền kinh tế và định hƣớng bảo vệ môi trƣờng.
- Không có nhiều công trình nghiên cứu cảnh quan tại Việt Nam định hƣớng
bảo vệ hoặc phát triển giá trị của các cảnh quan văn hóa trong hoạch định lãnh thổ.
Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nhiệm vụ làm r các đặc trƣng về
nhân sinh và văn hóa của cảnh quan. Trong khi đó, định hƣớng bảo vệ cũng nhƣ
phát triển các giá trị văn hóa - xã hội trên các cảnh quan còn chƣa đƣợc chú trọng
thích đáng.
- Là một quốc gia đang phát triển, trên lãnh thổ Việt Nam đang diễn ra quá
trình đô thị hóa mạnh mẽ, gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tuy
nhiên, các công trình tiếp cận địa lý nghiên cứu cảnh quan trong khu vực đang đô
thị hóa hiện tại chƣa giải quyết thỏa đáng mối quan hệ tổng hòa giữa chức năng và
giá trị các cảnh quan đƣợc lựa chọn cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa hay bảo
vệ môi trƣờng. Hơn thế nữa, việc chú trọng đến các cảnh quan văn hóa với những di
sản đặc sắc trong các khu vực đô thị hóa nên đƣợc xem là vấn đề cần đƣợc nghiên
cứu nghiêm túc trong giai đoạn hiện nay.
14