Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 161 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục…………………………………………….........…………….…………….....i
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. iv
Danh mục bảng, biểu .....................................................................................................v
Danh mục hình............................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................2
4. Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Những điểm mới của đề tài .......................................................................................3
6. Luận điểm bảo vệ ......................................................................................................3
7. Cơ sở tài liệu ..............................................................................................................4
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................5
9. Cấu trúc luận án .........................................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG .............6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trƣờng ....................................6
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................................... 6
1.1.2. Trong nước ....................................................................................................................... 12
1.1.3. Tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ....................................................................... 20
1.1.4. Công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án về địa bàn huyện Phú Lộc . 21
1.2. Cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng ...............................................23
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường trong QHBVMT ........................... 24
1.2.2. Dự báo diễn biến môi trường môi trường ..................................................................... 24
1.2.3. Phân vùng môi trường...................................................................................................... 25
1.2.4. Các bước xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường ở cấp huyện ................................. 31
1.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................33


1.3.1. Quan điểm và tiếp cận nghiên cứu................................................................................. 33
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 39
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG ......44
2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................44
i


2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................................44
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................ 44
2.2.2. Một số tai biến thiên nhiên............................................................................................. 55
2.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng .................................................... 57
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................................58
2.3.1. Dân số, lao động .............................................................................................................. 58
2.3.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................................... 59
2.3.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ....................................................................... 60
2.3.4. Phát triển đô thị và các điểm dân cư tập trung............................................................. 61
2.3.5. Phát triển các tiểu vùng lãnh thổ ................................................................................... 62
2.4. Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên .........................................63
2.4.1. Tình hình khai thác sử dụng tài nguyên đất .................................................................. 63
2.4.2. Tài nguyên nước............................................................................................................... 64
2.4.3. Tài nguyên rừng ............................................................................................................... 64
2.4.4. Tài nguyên biển và đầm phá ........................................................................................... 64
2.4.5. Tài nguyên khoáng sản.................................................................................................... 65
2.4.6. Tài nguyên du lịch............................................................................................................ 66
2.4.7. Tài nguyên nhân văn ....................................................................................................... 66
2.5. Hiện trạng môi trƣờng ..........................................................................................66
2.5.1. Các nguồn thải chính....................................................................................................... 66
2.5.2. Hiện trạng môi trường không khí ................................................................................... 67
2.5.3. Hiện trạng môi trường đất .............................................................................................. 68
2.5.4. Hiện trạng môi trường nước ........................................................................................... 69

2.5.5. Thực trạng thu gom chất thải rắn .................................................................................. 75
2.5.6. Các nhân tố gây biến đổi môi trường ở huyện Phú Lộc .............................................. 77
2.6. Phân vùng môi trƣờng huyện Phú Lộc .................................................................84
2.6.1. Hệ thống phân vùng môi trường huyện Phú Lộc.......................................................... 84
2.6.2. Ký hiệu, tên gọi trong phân vùng môi trường huyện Phú Lộc .................................... 85
2.6.3. Kết quả phân vùng môi trường huyện Phú Lộc ............................................................ 86
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỔNG THỂ
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 ..........................94
3.1. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Lộc ...................94
3.1.1.Quan điểm quy hoạch....................................................................................................... 94
ii


3.1.2. Mục tiêu quy hoạch.......................................................................................................... 94
3.2. Phân tích tổng quát các quy hoạch liên quan .......................................................95
3.2.1. Các quy hoạch của cơ quan Trung ương liên quan đến huyện Phú Lộc ................... 95
3.2.2. Các quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến huyện Phú Lộc ................... 98
3.2.3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Phú Lộc đến năm 2020.........102
3.3. Diễn biến và các vấn đề môi trƣờng trọng tâm ..................................................107
3.3.1. Phân tích xu hướng biến đổi môi trường huyện Phú Lộc đến năm 2020 ................107
3.3.2. Dự báo xu hướng biến đổi môi trường huyện Phú Lộc đến năm 2020 ....................110
3.3.3. Phân tích một số tai biến thiên nhiên chính trên địa bàn huyện Phú Lộc................120
3.3.4. Xác định những vấn đề môi trường trọng tâm ............................................................122
3.4. Định hƣớng không gian quy hoạch bảo vệ môi trƣờng ......................................123
3.4.1. Không gian bảo vệ, bảo tồn ..........................................................................................125
3.4.2. Không gian phát triển thân thiện với môi trường .......................................................128
3.4.3. Không gian tăng cường các biện pháp quản lý môi trường ......................................134
3.4.4. Không gian cải tạo và phục hồi môi trường ...............................................................139
3.5. Các giải pháp thực hiện ......................................................................................140
3.5.1. Giải pháp về thể chế chính sách..................................................................................140

3.5.2. Giải pháp về tổ chức......................................................................................................141
3.5.3. Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ................141
3.5.4. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ...............................................................141
3.5.5. Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. .....................................................................142
3.5.6. Giải pháp quy hoạch .....................................................................................................142
3.5.7. Giải pháp về giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch môi trường ................142
3.5.8. Giải pháp về nguồn vốn và công cụ kinh tế ................................................................143
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................144
a. Kết luận ..................................................................................................................144
b. Kiến nghị ...............................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................148
PHỤ LỤC ..................................................................................................................153

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
BNNPTNT
BTNMT

DIỄN GIẢI
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT


Bảo vệ môi trƣờng

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN
CSDL
CT/TW
CTR
DEM
DLST
ĐDSH
ĐMC
ĐTM
GIS
KCN
KKT
KT-XH
NTTS
PVMT
QCVN
QĐ-TTg
QHBVMT
QHMT
QHSDĐ
RS
TTCN
TV
UBND

VQG
WHO

Cụm công nghiệp
Cơ sở dữ liệu
Chỉ thị/Trung ƣơng
Chất thải rắn
Mô hình số độ cao
Du lịch sinh thái
Đa dạng sinh học
Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
Đánh giá tác động môi trƣờng
Hệ thống thông tin địa lý
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Kinh tế - xã hội
Nuôi trồng thủy sản
Phân vùng môi trƣờng
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
Quyết định Thủ tƣớng
Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng
Quy hoạch môi trƣờng
Quy hoạch sử dụng đất
Viễn thám
Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu vùng
Ủy ban nhân dân
Vƣờn Quốc gia
Tổ chức Y tế thế giới


iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm..................................................... 49
Bảng 2.2: Lƣợng mƣa trung bình các tháng trong năm ............................................... 50
Bảng 2.3. Đặc điểm các con sông chính ở huyện Phú Lộc .......................................... 51
Bảng 2.4. Thống kê diện tích và cơ cấu các kiểu thảm thực vật năm 2010 ................. 54
Bảng 2.5. Vị trí các điểm sạt lở bờ biển tại Phú Lộc .................................................... 56
Bảng 2.6. Kịch bản nƣớc biển dâng đến năm 2100 (kịch bản trung bình) khu vực từ
đèo Ngang đến đèo Hải Vân ....................................................................... 58
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu dân số huyện Phú Lộc ......................................................... 58
Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lộc 2010 ............................................... 63
Bảng 2.9. Hiện trạng chất lƣợng không khí tại huyện Phú Lộc năm 2012 .................. 67
Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu môi trƣờng đất ở huyện Phú Lộc năm 2012 ..................... 68
Bảng 2.11. Đánh giá một số chỉ tiêu trong đất ............................................................. 68
Bảng 2.12. Giá trị chỉ thị các thông số chất lƣợng đất Việt Nam ................................ 68
Bảng 2.13. Hiện trạng nƣớc mặt huyện Phú Lộc 2012 ................................................ 69
Bảng 2.14. Giá trị trung bình các thông số chất lƣợng nƣớc đầm Cầu Hai ................. 71
Bảng 2.15. Chất lƣợng nƣớc đầm Lập An .................................................................... 71
Bảng 2.16. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm năm 2012 ............................................. 74
Bảng 2.17. Dự báo gia tăng dân số ở huyện Phú Lộc đến năm 2020........................... 77
Bảng 2.18. Dự báo gia tăng nƣớc thải sinh hoạt ở huyện Phú Lộc đến năm 2020 ...... 78
Bảng 2.19. Các dự án ƣu tiên phát triển công nghiệp tại địa bàn huyện Phú Lộc ....... 78
Bảng 2.20. Các dự án về dịch vụ du lịch ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2010-2020 ....... 80
Bảng 2.21. Kết quả phân vùng môi trƣờng huyện Phú Lộc ......................................... 86
Bảng 2.22. Đặc điểm các đơn vị khu vực môi trƣờng huyện Phú Lộc ........................ 88
Bảng 3.1. Danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ liên quan đến địa bàn huyện Phú Lộc . 98

v


Bảng 3.2. Xu hƣớng biến đổi môi trƣờng nƣớc ở huyện Phú Lộc ............................. 108
Bảng 3.3. Xu hƣớng biến động môi trƣờng không khí huyện Phú Lộc ..................... 109
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu sử dụng đất huyện Phú Lộc đến năm 2020 ...................... 110
Bảng 3.5. Hệ số phát thải chất ô nhiễm từ khu công nghiệp do đốt cháy nhiên liệu . 111
Bảng 3.6. Hiện trạng và dự báo tải lƣợng ô nhiễm không khí do phát triển công nghiệp
................................................................................................................... 111
Bảng 3.7. Tải lƣợng ô nhiễm khí thải do hoạt động của xe cơ giới ........................... 111
Bảng 3.8. Tải lƣợng các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải sinh hoạt .......................... 112
Bảng 3.9. Hiện trạng và dự báo tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt ở
Phú Lộc đến năm 2020.............................................................................. 113
Bảng 3.10. Hiện trạng và dự báo số lƣợng gia súc gia cầm đến năm 2020 ............... 113
Bảng 3.11. Tải lƣợng ô nhiễm trong nƣớc thải chăn nuôi .......................................... 114
Bảng 3.12. Hiện trạng và dự báo khối lƣợng và chất lƣợng nƣớc thải do họat động
chăn nuôi ở huyện Phú Lộc đến năm 2020 ............................................... 114
Bảng 3.13. Hiện trạng và dự báo gia tăng chất thải rắn sinh hoạt đến 2020 .............. 115
Bảng 3.14. Dự báo phát sinh CTR công nhiệp huyện Phú Lộc đến năm 2020 .......... 116
Bảng 3.15. Hiện trạng và dự báo phát sinh chất thải rắn y tế đến năm 2020 ............. 117
Bảng 3.16. Hiện trạng và dự báo lƣợng tiêu thụ phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ
thực vật đến năm 2020 .............................................................................. 118
Bảng 3.17. Hiện trạng và dự báo lƣợng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tồn dƣ ở
huyện đến năm 2020 ................................................................................. 118
Bảng 3.18. Dự báo ảnh hƣởng của BĐKH ở địa bàn huyện Phú Lộc ........................ 118
Bảng 3.19. Mức độ tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở huyện Phú Lộc
................................................................................................................... 119
Bảng 3.20. Nguy cơ trƣợt lở đất huyện Phú Lộc ........................................................ 121
Bảng 3.21. Các không gian bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Lộc ................................. 124


vi


DANH MỤC HÌNH
trang
Chƣơng 1
Hình 1.1.

Sơ đồ phân vùng môi trƣờng cấp huyện

30

Hình 1.2.

Các bƣớc lập QHBVMT ở đơn vị hành chính cấp huyện

32

Hình 1.3.

Mô hình hệ thống

34

Hình 1.4.

Mô hình phát triển bền vững

37


Hình 1.5.

Sơ đồ các tuyến các tuyến khảo sát, thực địa

39

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc

44-a

Hình 2.2.

Bản đồ địa chất huyện Phú Lộc

45-a

Hình 2.3.

Sơ đồ phân bố các nhóm dạng địa hình huyện Phú Lộc

Hình 2.4.

Bản đồ địa hình huyện Phú Lộc

48-a

Hình 2.5.


Mô hình số độ cao (DEM) huyện Phú Lộc

48-b

Hình 2.6.

Bản đồ độ dốc huyện Phú Lộc

48-c

Hình 2.7.

Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trạm Nam Đông và Huế

Hình 2.8.

Bản đồ phân bố lƣợng mƣa trung bình năm huyện Phú Lộc

Hình 2.9.

Biến trình lƣợng mƣa các tháng trong năm của một số địa điểm

Chƣơng 2

47

49
49-a
50


Hình 2.10. Bản đồ mạng lƣới thủy văn huyện Phú Lộc

51-a

Hình 2.11. Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Phú Lộc

52-a

Hình 2.12. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Phú Lộc

54-a

Hình 2.13. Một điểm xói lở bờ biển ở Vinh Hiền, huyện Phú Lộc

56

Hình 2.14. Nguy cơ ngập khi mực nƣớc biển dâng 1m ở huyện Phú Lộc

58

Hình 2.15

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lộc năm 2010

63-a

Hình 2.16. Bản đồ phân bố các điểm khoáng sản ở huyện Phú Lộc

65-a


Hình 2.17. Sơ đồ hiện trạng tài nguyên du lịch huyện Phú Lộc

65-b

Hình 2.18. Bản đồ vị trí lấy mẫu phân tích môi trƣờng ở huyện Phú Lộc

66-a

Hình 2.19. Bản đồ hiện trạng môi trƣờng không khí huyện Phú Lộc

67-a

Hình 2.20. Bản đồ hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt ở huyện Phú Lộc

69-a

Hình 2.21. Bản đồ hiện trạng chất lƣợng nƣớc ngầm và nƣớc đầm phá

72-a

Hình 2.22. Biến động amoni theo mùa và các điểm đo

73

Hình 2.23. Biến động Nitrit theo mùa và các điểm đo

73

vii



Hình 2.24. Rác thải đổ bừa bãi tại chợ Cầu Hai

75

Hình 2.25. Bãi rác Lộc Thủy và rác thải ở đầm Lập An

76

Hình 2.26. Rác ở khu vực La Sơn

76

Hình 2.27. Rác ở Vinh Hiền

76

Hình 2.28. Đụn cát ven biển Lăng Cô đang bị đào đi để phát triển du lịch

80

Hình 2.29

Bản đồ các lƣu vực sông huyện Phú Lộc

Hình 2.30. Bản đồ phân vùng môi trƣờng ở huyện Phú Lộc

84-a
87-a


Chƣơng 3
Hình 3.1.

Bản đồ phân vùng phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Lộc

Hình 3.2

Điểm sạt lở bờ biển ở Vinh Hải

Hình 3.3.

Bản đồ nguy cơ trƣợt lở đất tổng hợp ở huyện Phú Lộc

120-a

Hình 3.4.

Sơ đồ nguy cơ ngập lụt khi nƣớc biển dâng

121-a

Hình 3.5.

Bản đồ định hƣớng quy hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Lộc

124-a

Hình 3.6.

Quy hoạch chung khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đến năm 2025


131

Hình 3.7.

Khu đô thị mới Chân Mây

131

Hình 3.8.

Khu công nghiệp La Sơn

134

Hình 3.9

Tiểu vùng nguy hiểm khi có bão lũ

139

viii

106-a
119


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong

kế hoạch phát triển của mọi quốc gia nói chung và của các địa phƣơng nói riêng kể từ
sau Hội nghị Môi trƣờng và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro (Brazil)
năm 1992. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã và đang tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, khai
thác triệt để tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, đang dần làm suy thoái
nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm chất lƣợng môi trƣờng sống.
Tại Việt Nam, hầu hết các ngành kinh tế, các địa phƣơng đều đã xây dựng Quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 và định hƣớng đến 2030. Nhiều công
trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trƣờng và đề xuất biện pháp nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên, trên
thực tế đằng sau những thành quả của sự phát triển KT-XH vẫn tiếp tục làm suy kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng. Phải chăng các quy
hoạch phát triển KT-XH đã không hoặc ít xem xét đến các khía cạnh tài nguyên, môi
trƣờng và xã hội liên quan đến các mục tiêu phát triển?
Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng (QHBVMT) là một khái niệm còn khá mới mẻ ở
Việt Nam, đến nay đã có một số sáng kiến đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp cụ thể,
song vẫn chƣa đem lại sự thống nhất chung là làm thế nào để giải quyết một cách hài
hòa các mâu thuẫn giữa tăng trƣởng kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Để giải quyết các
vấn đề môi trƣờng từ các hoạt động phát triển KT-XH một cách không hợp lý thì rất
cần thiết xây dựng QHBVMT cho lãnh thổ.
Cách tiếp cận truyền thống trong công tác quy hoạch và phát triển đã đến lúc không
đủ tính ƣu việt để giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ đan xen, phức tạp giữa các nhân
tố kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trƣờng. Những quan điểm về PTBV hiện tại vẫn chƣa
đầy đủ, nhƣng cơ bản đã thống nhất rằng, các nhà lập quy hoạch và ra quyết định nhất
thiết phải lồng ghép đƣợc các nhân tố KT-XH, tài nguyên và môi trƣờng.
Phú Lộc – một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng
diện tích tự nhiên khoảng 72.092,23ha chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và dân
số tính đến năm 2012 là là 134.628 ngƣời chiếm 13,39% dân số toàn tỉnh. Nằm trên
trục giao thông quan trọng là Quốc lộ 1A và đƣờng sắt Bắc – Nam, điểm giữa hai


1


thành phố quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Huế và Đà Nẵng,
đồng thời Phú Lộc cũng nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là trung tâm
phát triển KT-XH, du lịch năng động nhất của tỉnh trong 5 năm trở lại đây. Trong quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hƣớng
đến năm 2025, huyện Phú Lộc đƣợc xác định là địa bàn trọng điểm, có ý nghĩa chiến
lƣợc, tạo động lực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh [51] do có điều kiện tự nhiên
phong phú là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng,
gò đồi với sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn…. Ngoài ra,
Phú Lộc là huyện tập trung nhiều tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch nhƣ bãi
biển Lăng Cô, Cảnh Dƣơng, Vinh Hiền, VQG Bạch Mã, núi Hải Vân, đảo Sơn Chà,
đầm Cầu Hai, đầm Lập An, Bù Lu - Cù Dù, Thiền Viện Trúc Lâm… Mặt khác, Khu
kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã và đang đƣợc đầu tƣ để trở thành một trong những
trung tâm thƣơng mại quốc tế quan trọng và hiện đại của Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung và là trung tâm du lịch, nghỉ dƣỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế. Tuy
nhiên, Phú Lộc cũng là địa bàn có nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng lớn do hậu quả của quá
trình phát triển kinh tế - xã hôi, vị trí nhạy cảm đối với các tai biến thiên nhiên và môi
trƣờng nhƣ: đƣờng bờ biển dài, diện tích đồi núi lớn, các rạn san hô và cỏ biển gần bờ,
các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ thủy sản, vƣờn Quốc gia (VQG) Bạch Mã.
Chính vì vậy, việc xây dựng những giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng cho địa phƣơng
trong hiện tại và tƣơng lai phục vụ định hƣớng PTBV là việc làm hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và sự cần thiết phải xây dựng cho huyện Phú Lộc
QHBVMT để đảm bảo PTBV trong tƣơng lai xứng đáng trở thành một trung tâm phát
triển kinh tế, du lịch lớn của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và cả nƣớc,
luận án đƣợc lựa chọn với tiêu đề “Xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ
môi trường huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác lập cơ sở khoa học về tự nhiên, KT-XH và môi trƣờng để đề xuất định

hƣớng QHBVMT nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng
và PTBV huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận phục vụ QHBVMT.

2


- Nghiên cứu đặc thù về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT-XH và các vấn đề
môi trƣờng, làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ phân vùng môi trƣờng (PVMT) và đề
xuất định hƣớng QHBVMT huyện Phú lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích diễn biến ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn huyện Phú Lộc.
- PVMT và đề xuất định hƣớng QHBVMT tổng thể huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2020.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
4.1. Giới hạn không gian
Giới hạn không gian nghiên cứu đƣợc lựa chọn là địa bàn huyện Phú Lộc phần
đất liền và kéo dài ra đến vùng biển ven bờ với độ sâu 6m (bao gồm cả đảo Sơn Chà).
4.2. Giới hạn về khoa học
Đề tài giới hạn phạm vị nghiên cứu trong các vấn đề sau:
- Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trƣờng và
KT-XH làm cơ sở cho việc PVMT huyện Phú Lộc.
- Đề xuất định hƣớng QHBVMT tổng thể phục vụ cho định hƣớng PTBV ở
huyện Phú Lộc đến năm 2020.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu xây dựng đƣợc bản đồ PVMT huyện Phú Lộc tỉ lệ 1:50.000 theo
tiếp cận địa lý, lƣu vực và môi trƣờng.
- Đề xuất định hƣớng QHBVMT tổng thể huyện Phú Lộc đến năm 2020 làm cơ
sở cho công tác quản lý các hoa ̣t đô ̣ng phát triể n và bảo vê ̣ môi trƣờng .
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

Luận điểm 1: Phú Lộc là địa bàn có tính chất độc đáo với đầy đủ các kiểu địa
hình: núi, đồi, đồng bằng, đầm phá, biển. Sự tƣơng tác giữa các yếu tố tự nhiên, môi
trƣờng và hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH của con ngƣời đã
tạo nên sự phân hóa đa dạng lãnh thổ với 3 lƣu vực (vùng ), 12 tiểu vùng và 28 không
gian môi trƣờng.
Luận điểm 2: Định hƣớng QHBVMT tổng thể và các không gian bảo vệ môi
trƣờng đƣợc xây dựng dựa trên các tiểu vùng CNMT đã phản ánh đầy đủ các yếu tố tự
nhiên, KT-XH, môi trƣờng, tai biến thiên nhiên và BĐKH. Đây là cơ sở khoa học

3


quan trọng để Phú Lộc xác định các giải pháp tạo sự hài hòa giữa phát triển KT-XH và
bảo vệ môi trƣờng trong tƣơng lai, phù hợp định hƣớng phát triển bền vững.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU
- Bản đồ địa hình huyện Phú Lộc tỷ lệ 1:25 000, lƣới chiếu VN2000 do Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng thành lập năm 2004.
- Cơ sở dữ liệu GIS thuộc dự án GIShue, đƣợc triển khai từ tháng 5/2006 và hoàn
thành tháng 6/2011, gồm hệ thống cơ sở dữ liệu nền tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 cho toàn
tỉnh. Mỗi cơ sở dữ liệu nền có 7 lớp bản đồ cơ bản (ranh giới, địa hình, địa danh, địa
vật, thủy văn, giao thông và lớp phủ bề mặt). Cơ sở dữ liệu bản đồ nền của dự án GIS
Huế là cơ sở để xây dựng các loại bản đồ hành chính các cấp, bản đồ chuyên đề về
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thửa đất, các loại bản đồ quy hoạch tổng thể, quy hoạch
vùng; bản đồ thổ nhƣỡng, địa mạo, địa tầng, khoáng sản...
- Ảnh vệ tinh Landsat giai đoạn từ 1989 - 2013. Ảnh viễn thám đƣợc sử dụng
trong đề tài là ảnh Landsat-7 và Landsat -5, tải từ website Bộ
ảnh viễn thám với độ phân giải không gian 30 m x 30 m gồm hai cảnh (Path 125; Row
049) và (Path 124; Row 049), đƣợc chụp vào các năm 1989 (do năm 1990 không thu
nhận đƣợc ảnh viễn thám), riêng năm 2000, 2010 thì chỉ có một cảnh (Path 125; Row
049). Với loại ảnh này có thể dùng để giải đoán các đối tƣợng để thành lập bản đồ

thảm thực vật và bản đồ biến động thảm thực vật ở tỷ lệ trung bình (1:50.000 đến
1:25.000).
- Báo cáo tổng thể quy hoạch phát triển KT-XH huyện Phú Lộc đến năm 2020. Báo cáo quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020.
- Các báo cáo quy hoạch của các ngành: giao thông, đô thị, công nghiệp, nông
nghiệp, phát triển đầm phá, du lịch,…
- Chuỗi số liệu thống kê về tình hình phát triển KT-XH huyện từ năm 2000 –
2013, đƣợc lấy từ báo cáo niên giám thống kê của huyện, tỉnh và báo cáo tình hình
phát triển KT-XH của huyện giai đoạn 2005-2013.
- Số liệu về thực trạng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí giai đoạn từ năm 20002012, số liệu đƣợc công bố trong các đề tài, dự án thực hiện tại huyện Phú Lộc.
Các tài liệu khác:

4


- Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề tài nguyên thiên nhiên, đa
dạng sinh học, tai biến, biến đổi khí hậu, môi trƣờng ở địa bàn huyện Phú Lộc.
- Các báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án trên địa bàn huyện.
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Kết quả nghiên cứu của luận án đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về phƣơng
pháp, các bƣớc thực hiện và nội dung nghiên cứu xây dựng QHBVMT cho lãnh thổ
cấp huyện.
2. Kết quả PVMT ở huyện Phú Lộc bằng cách tiếp cận tổng hợp các yếu tố tự
nhiên, KT-XH và môi trƣờng làm cơ sở cho định hƣớng QHBVMT tổng thể đến năm
2020.
3. Định hƣớng QHBVMT tổng thể là tài liệu hữu ích đối với công tác quản lý tài
nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, là cơ sở quan trọng trong định hƣớng quy hoạch
phát triển KT-XH theo hƣớng bền vững ở huyện Phú Lộc trong tƣơng lai.
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc nội dung
chính của luận án gồm 3 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận quy hoạch bảo vệ môi trƣờng.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng huyện Phú Lộc.
Chương 3: Định hƣớng quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tổng thể huyện Phú Lộc
đến năm 2020.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1.1. Trên thế giới
QHBVMT đã là mối quan tâm của quốc tế, vấn đề này đã đƣợc nghiên cứu rất
sớm tại các nƣớc có nền khoa học phát triển nhƣ Pháp, Mỹ, Nga…và sau đó là các
nƣớc Châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc… QHBVMT cũng đƣợc các tổ
chức tài chính lớn nhƣ Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) quan tâm. Từ những năm 70 của thế kỷ 20 vấn đề môi trƣờng, bảo vệ môi
trƣờng và PTBV đã đƣợc quan tâm từ sau khi thế giới phải gánh chịu những hậu quả
lớn của một số thảm họa môi trƣờng, vấn đề này đã đƣợc quan tâm của rất nhiều quốc
gia, bằng chứng là sự xuất hiện của các Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về môi trƣờng
nhƣ: Hội nghị Stockholm (Thụy Điển) 6/1972, Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trƣờng
và phát triển Họp tại Rio de Janeiro (Braxin) từ ngày 3-14/6/1992, Hội nghị Thƣợng
đỉnh Rio+20. Qua đó có thể thấy rằng vấn đề bảo vệ môi trƣờng và PTBV đã và đang
đƣợc quan tâm rất lớn trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia, các tổ chức chính phủ, phi
chính phủ và các nhà khoa học đang nỗ lực xây dựng các giải pháp, công cụ hợp lý
nhằm khống chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu nhằm hiện thực hóa
chiến lƣợc PTBV.
Thuật ngữ Environmental planning (đƣợc hiểu là: Quy hoạch môi trƣờng, quy
hoạch bảo vệ môi trƣờng/hoạch định môi trƣờng) – Trong luận án này đƣợc hiểu theo
nghĩa QHBVMT ra đời vào đầu những năm 70 và phổ biến rộng rãi vào những năm 90

của thế kỉ 20. Đây có thể xem nhƣ một ngành khoa học mới và còn nhiều quan điểm khác
nhau về tên gọi cũng nhƣ nội dung thực hiện. Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều
khái niệm về QHBVMT, có thể tổng kết một số khái niệm nổi bật sau:
Theo Bách khoa toàn thƣ mở thì: QHBVMT là quá trình hỗ trợ cho việc ra quyết
định để thực hiện quá trình phát triển có tính đến môi trường tự nhiên, xã hội, yếu tố
chính trị, kinh tế, quản trị và cung cấp một kế hoạch công việc tổng thể để đạt được
những kết quả mang tính bền vững [80].
Từ điển Môi trƣờng và PTBV, Alan Gilpin (1996) cho rằng QHBVMT là sự xác
định các mục tiêu mong muốn về KT-XH đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các
chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó. Những vấn đề trong
QHBVMT thành phố và quy hoạch vùng bao gồm: sử dụng đất, giao thông vận tải, lao
6


động, sức khỏe, các trung tâm, thị xã mới, dân số, chính sách của Nhà nƣớc về định cƣ,
các vấn đề nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách môi trƣờng đối với quốc gia,
vùng và đô thị, các vấn đề ô nhiễm và đánh giá tác động môi trƣờng.
Có thể thấy rằng quan điểm, khái niệm QHBVMT trên thế giới vẫn chƣa có sự
thống nhất. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, thời kỳ mà các nghiên cứu về QHBVMT có sự
khác nhau. Qua phân tích có thể rút ra một số điểm tƣơng đồng sau:
- QHBVMT là công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định để thực hiện quá trình phát
triển của lãnh thổ hƣớng đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm
môi trƣờng theo mục tiêu PTBV cho vùng, lãnh thổ.
- QHBVMT nhằm hƣớng đến liên kết các vấn đề môi trƣờng vào trong quy
hoạch phát triển KT-XH.
Có nhiều khái niệm về quy hoạch, đƣợc sử dụng phổ biền nhƣ sau:
Nổi bật nhất là tác giả Peter Hall, Đại học Tổng hợp London, Chủ tịch Hiệp hội Đô
thị và Nông thôn Vƣơng quốc Anh, thì “Quy hoạch như một hoạt động chung, bao gồm
việc tạo ra một chuỗi hành động có trình tự, dẫn đến việc đạt một hay nhiều mục tiêu đề
ra. Các phƣơng tiện thực hiện chính sẽ là các thuyết minh đƣợc hỗ trợ một cách thích

hợp bởi các dự báo thống kê, các quan hệ toán học, các đánh giá định lƣợng và các sơ
đồ minh họa mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau của bản quy hoạch” (P. Hall, 2002).
Hiện nay có nhiều quan niệm về quy hoạch nhƣ: quy hoạch cán bộ - (Quy hoạch cán bộ
là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề
nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài), quy hoạch
tuyến tính (toán học), quy hoạch gắn với không gian…, trong luận án chỉ phân tích
những khái niệm về quy hoạch liên quan đến “không gian”. Theo Taylor (1998) quy
hoạch được hình thành từ cách tiếp cận không gian vật thể sau đó lồng ghép các cách
tiếp cận kinh tế, xã hội và môi trường trong việc sử dụng không gian. Các quy hoạch
vật thể (physical plan), như: quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị… có tính không gian
rất cụ thể. Còn Glasson và Marshall (2007) lại cho rằng, dù quy hoạch có đƣợc sử
dụng nhƣ thế nào trong các thời kỳ phát triển khác nhau, nó đều liên quan trực tiếp đến
việc phát triển không gian trong tƣơng lai. Theo đó, quy hoạch là việc bố trí có mục
đích hướng đến không gian tương lai của một tập hợp lớn các hoạt động trong/trên
một phạm vi đất đai hay nguồn vật chất, nguồn lực có hạn [19]. Theo D.R. Godschalk
từ Hội các nhà quy hoạch Hoa Kỳ thì quy hoạch là một lộ trình xã hội gồm hai công
đoạn phân tích chính sách (trước khi những nhà chính trị ra quyết định) và quản lý sự
7


thực hiện các chính sách ấy (sau khi đã có quyết định) và nguồn cung ứng thông tin
cho các hoạt động ấy được rút ra từ sự đối thoại với xã hội. Từ nhận định đó mà
quyển sách do tác giả chủ biên đã bàn tới các vấn đề lớn do sự xác nhận định nghĩa
mới về quy hoạch nhƣ một tiến trình xã hội [41].
1.1.1.1. Tại các nước Âu – Mỹ
Trên phạm vi toàn cầu, chính phủ các nƣớc và các tổ chức quốc tế đều có chung
một mục tiêu theo đuổi là PTBV, thế nhƣng trên thực tế, phát triển kinh tế ở các cấp
độ khác nhau của nhiều khu vực và nhiều quốc gia vẫn tiếp tục làm suy kiệt các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trƣờng. Những suy nghĩ hiện tại về PTBV đã
thống nhất quan điểm rằng, các nhà lập quy hoạch và ra quyết định nhất thiết phải

lồng ghép các nhân tố xã hội, kinh tế, tài nguyên và môi trường ở mọi cấp độ lập quy
hoạch (Ủy ban Thế giới về MT&PT - WCED, 1992).
Việc lồng ghép công tác quy hoạch kinh tế và môi trƣờng có lịch sử khá lâu dài.
Lý thuyết về QHBVMT đã đƣợc phát triển liên tục từ nhà xã hội học ngƣời Pháp Le
Play (1887), đến nhà quy hoạch ngƣời Scotlen – Sir Patrick Geddes và sau đó là ngƣời
học trò của ông – Lewis Murnford ngƣời Mỹ và sau này là Ian McHarg, tác giả của
cuốn sách Thiết kế tự nhiên – Design with nature đƣợc xuất bản năm 1969. Vấn đề
môi trƣờng bắt đầu đƣợc quan tâm từ những năm 60 ở Mỹ, khi mà các quốc gia phát
triển trên thế giới quan tâm một cách nghiêm túc tới các vấn đề môi trƣờng trong quá
trình xây dựng chiến lƣợc phát triển. Cuốn sách cũng đã có một tác động nhiều lĩnh
vực và ý tƣởng nhƣ môi trƣờng, đánh giá tác động, phát triển cộng đồng mới, quản lý
vùng ven biển, phục hồi đất, thiết kế vƣờn thú, quy hoạch hành lang sông và ý tƣởng
về tính bền vững.
Đến năm 1977 John M.Edington và M. Anh Edington đã xuất bản cuốn sách “Sinh
thái học và quy hoạch bảo vệ môi trường” phân tích rõ những vấn đề sinh thái trong
QHBVMT và sử dụng đất nông thôn, phát triển đô thị, công nghiệp. Ngoài ra tác giả
cũng đã chỉ ra rằng QHBVMT theo nghĩa rộng nhất của nó là một nỗ lực để cân bằng và
hài hòa những lợi ích riêng của con người và những kế hoạch đã đặt lên môi trường tự
nhiên. Mặc dù các kế hoạch này thƣờng đƣợc thiết kế để bổ sung cho nhau, khả năng
xung đột và mất cân đối có thể xảy ra ở nhiều cấp độ. Trên quy mô toàn cầu, một số nhà
quan sát lo ngại rằng hiện cam kết để tăng trƣởng công nghiệp sẽ dẫn đến gia tăng thiệt
hại về môi trƣờng và cạn kiệt tài nguyên, và kết quả cuối cùng trong sự sụp đổ của xã
hội. Sau đó Walter E. Westman (1985) cũng nhấn mạnh về ảnh hƣởng sinh thái và mối
8


quan hệ khăng khít giữa sinh thái với đánh giá tác động môi trƣờng trong cuốn Sinh
thái, Đánh giá tác động môi trƣờng và QHBVMT [69].
Ở Anh đáng chú ý có công trình ''QHBVMT cho phát triển vùng'' của Anne R.
Beer (1990) trong đó đã trình bày mối quan hệ giữa QHBVMT và quy hoạch vùng.

Tác giả đã khẳng định QHBVMT là cơ sở cho tất cả các quyết định phục vụ phát triển
bền vũng cho vùng đó, nó là một quá trình quan trọng hỗ trợ cho việc đưa ra các
quyết định liên quan đến vùng đó. Công trình này trình bày một cách rõ ràng và từng
bƣớc giới thiệu quá trình thực hiện quy hoạch để một lãnh thổ phát triển một cách bền
vững với môi trƣờng. Ngoài ra, trong đó cũng thể hiện những thông tin thu thập về tự
nhiên và xã hội, môi trƣờng phục vụ cho mục đích đề xuất QHBVMT cho lãnh thổ
một cách tốt nhất. Công trình này đƣợc xây dựng với 5 phần chính là: 1) tác giả đi sâu
giải thích các khái niềm về thế nào là quy hoạch và mối quan hệ giữa QHBVMT và
quy hoạch vùng; 2) thu thập, thống kê thông tin của vùng bao gồm các thông tin về
môi trƣờng tự nhiên, KT-XH, hiện trạng sử dụng đất, công tác quản lý, cảnh quan... 3)
Xác định không gian cho con người và thiết lập môi trường và chất lượng cuộc sống;
4) quy hoạch vùng 5) quy hoạch đô thị bền vững [66].
Cuốn QHBVMT cho các cộng đồng nhỏ của Cục Bảo vệ môi trƣờng Mỹ (1994)
đã hƣớng dẫn QHBVMT cần tôn trọng quyền của nhân dân, của cộng đồng, nhu cầu
của cộng đồng, giải quyết các nhu cầu đó cho cộng đồng. Công trình này tập trung vào
những nội dung chính sau: xây dựng đội ngũ trong đó bao gồm cả công đồng trong
việc lập QHBVMT cho lãnh thổ đó; xây dựng kế hoạch trong 10 hoặc 20 năm; xác
định nhu cầu của cộng đồng bằng cách xác định những vấn đề lớn nhất đối với sức
khỏe cộng, môi trường và chất lượng cuộc sống; đồng thời cần xem xét các chính sách
về môi trường áp dụng cho cộng đồng và đánh giá hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi
trường; nhu cầu của cộng đồng; thực hiện quy hoạch [78]. Trong suốt quá trình xây
dựng QHBVMT cần có các ý kiến chuyên gia từ các cơ quan quản lý, từ các nhà
nghiên cứu, các tổ chức xã hội khác.
Tại Hoa Kỳ, bất kỳ dự án phát triển nào đều phải đƣợc xây dựng quy hoạch để đối
phó với những vấn đề môi trƣờng đầy đủ các quy định về môi trƣờng từ liên bang đến
tiểu bang và thành phố, quản lý liên bang do Cơ quan bảo vệ môi trƣờng. Một quy trình
nghiêm ngặt về môi trƣờng phải đƣợc thực hiện để xem xét các tác động và có thể giảm
thiểu tác động của bất kỳ dự án xây dựng. Tùy thuộc vào quy mô và tác động của dự án,
một sự xem xét môi trƣờng rộng lớn đƣợc biết đến nhƣ một tác động môi trƣờng, và
phiên bản ít phổ biến hơn là đánh giá môi trƣờng. Thủ tục theo hƣớng dẫn của Đạo luật


9


Chính sách Môi trƣờng Quốc gia (NEPA), môi trƣờng luật kiểm định chất lƣợng Nhà
nƣớc (SEQRA) và thành phố môi trƣờng kiểm định chất lƣợng (CEQR).
Năm 1996 Susan Buckingham-Hatfield và Bob Evans đã xuất bản cuốn sách
QHBVMT và phát triển bền vững. Đã nghiên cứu một số nội dung: Đánh giá, phân tích
các khái niệm về Quy hoạch môi trƣờng và PTBV và các nội dung làm cơ sở cho
QHBVMT. QHBVMT là quy hoạch lớn dựa trên quá trình thu thập dữ liệu đáng tin cậy
và phù hợp, có sự tham gia của cộng đồng một cách công bằng và đảm bảo tính bền
vững [68]. Cung cấp một loạt các quan điểm về khái niệm PTBV và làm thế nào chúng
ta đạt đƣợc nó thông qua QHBVMT, cuốn sách này rất cần thiết cho sinh viên, giảng
viên và các nhà nghiên cứu trong môi trƣờng chính sách và lập kế hoạch, địa lý nhân
văn, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu môi trƣờng và đô thị lập kế hoạch và các nhà
hoạch định chính sách và các học viên trong lĩnh vực QHBVMT [23, 24].
Cuốn QHBVMT bền vững đƣợc biên tập bởi Andrew Blowers xuất bản lần đầu ở
Luân Đôn vào năm 1993, sau đó tái bản nhiều lần (1994, 1995, 1996, 1997) đã đƣa ra
10 vấn đề cho QHBVMT: l) Sự thay đổi theo thời gian. 2) Quy hoạch nền, quy hoạch
thành phố, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bền vững cấp địa phƣơng, dự báo tƣơng
lai cho quy hoạch. 3) Các hệ sinh thái và TNTN (các hệ sinh thái quy hoạch và quản lý
tài nguyên, quy hoạch thống nhất, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch giao thông).
4) Chính sách năng lƣợng bền vững. 5) Ô nhiễm và rác thải - gánh nặng của bền vững.
6) Xây dựng một môi trƣờng bền vững. 7) Lợi ích giữa giao thông vận tải công cộng
và tƣ nhân. 8) Kinh tế bền vững. 9) Quy hoạch khu vực thành phố bền vững. 10) Thực
hiện quy hoạch.
Năm 1984 tại Châu Mỹ La Tinh đã xây dựng Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát
triển vùng đƣợc thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo
này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trƣờng (QLMT) vào trong phát triển
bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu, nghĩa là vấn đề QHBVMT cần đƣợc thực

hiện ngay từ đầu, trƣớc khi xây dựng các quy hoạch chuyên ngành khác.
Theo Jahan Hansson (2005), trong Luận án Tiến sỹ của mình về “Design of
organizational procedures for working environmental planning”, Lulea University of
Technology-Germany, QHBVMT hƣớng đến liên kết các vấn đề môi trƣờng vào trong
quy hoạch, định giá chúng dựa vào tầm quan trọng của chúng và bao gồm cả những
cân nhắc có lý luận tập trung đến các các công cụ, quy trình cũ và mới [73].
Năm 2007 tác giả Christian Ndubisi Madu cũng đã xuất bản cuốn sách “Quy
hoạch và quản lý môi trƣờng” Cuốn sách này tập trung vào việc lập kế hoạch và quản
lý môi trƣờng. Vấn đề môi trƣờng không phải là hoàn toàn khoa học; một số vấn đề
10


chủ yếu đối phó với công tác quản lý yếu kém, không có khả năng liên quan đến ngƣời
dân trong quá trình ra quyết định về môi trƣờng. Phƣơng pháp thực hiện trong cuốn
sách này là để xem xét vấn đề môi trƣờng khi họ bị ảnh hƣởng bởi quy hoạch và quản
lý yếu kém.
1.1.1.2. Tại các nước châu Á
Ở Châu Á vấn đề quy hoạch phát triển nhất tại Nhật Bản, khởi đầu từ năm 1975
quy hoạch phát triển cho các vùng nông thôn nhằm đạt đƣợc việc sử dụng hiệu quả đất
và các nguồn tài nguyên thông qua quy hoạch hoàn chỉnh, sự đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng,
tạo môi trƣờng sống trong lành và các biện pháp bảo tồn thiên nhiên.
Từ năm 1980 các dự án diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và
Thái Lan đã bƣớc đầu kết hợp kinh tế với môi trƣờng. Đáng chú ý là 8 dự án đƣợc tài trợ
bởi ADB bao gồm: Lƣu vực sông Hàn của Hàn Quốc (diện tích 24 Km2, thực hiện trong
giai đoạn 1982-1984; QHBVMT hồ Laguna của Philippine với diện tích 3,8 km2 thực
hiện 1976-1978; Quy hoạch phát triển vùng tổng hợp Palawan của Philippin diện tích
12km2, thực hiện năm 1983 – 1984; Quy hoạch vùng bờ biển Thái Lan diện tích 13 km2,
thực hiện năm 1985-1986; QH lƣu vực hồ Songkhla Thái Lan với diện tích 9,1 km2 thực
hiện năm 1984-1985; QH thung lũng Klang của Malaysia thực hiện năm 1986 – 1987; …
Ở Singapore, tác giả Leo Lai Choo (1997) đã trình bày quan điểm: QHMT đáp

ứng nhu cầu về nhà ở, việc làm và nghỉ ngơi; giải quyết xung đột về môi trƣờng và
phát triển, cần thiết phải quy hoạch trên cơ sở những vấn đề về môi trƣờng [4],[23].
Tại Trung Quốc, trong chiến lƣợc theo đuổi một nền kinh tế thân thiện với môi
trƣờng hơn, chính phủ Trung Quốc gần đây đã đặt ra một kế hoạch chi tiết về mục tiêu
giảm ô nhiễm môi trƣờng từ năm 2011 đến năm 2015. Trong kế hoạch quốc gia mà
Trung Quốc đang tìm kiếm kinh phí để đầu tƣ vào các loại "dự án xanh", bao gồm: các
chất ô nhiễm chủ yếu giảm, chẳng hạn nhƣ xử lý nƣớc thải, xử lý bùn, khử lƣu huỳnh
và khử nitơ cải thiện môi trƣờng sống. Cải thiện chất lƣợng đất bảo vệ môi trƣờng tại
các vùng nông thôn, kiểm soát ô nhiễm nguồn từ nông nghiệp bảo tồn sinh thái, phát
triển bảo tồn thiên nhiên và môi trƣờng nhƣ bảo tồn đa dạng sinh học phòng ngừa rủi
ro, phòng chống và kiểm soát kim độc hại, ô nhiễm hóa chất và các chất ô nhiễm hữu
cơ, an toàn hạt nhân, phát triển các cơ sở xử lý chất thải và các dự án về cấp nƣớc an
ninh giám sát môi trƣờng [84].
Hiện nay vấn đề quy hoạch môi trƣờng đã đƣợc quan tâm và phát triển mạnh ở
nhiều nƣớc trên thế giới, một số tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân

11


hàng Phát triển Châu Á (ADB)… đã ban hành nhiều tài liệu hƣớng dẫn và giới thiệu
kinh nghiệm về quy hoạch môi trƣờng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trong thời gian qua
ADB đã xuất bản 3 tập tài liệu liên quan đến quản lý và QHBVMT, tài nguyên thiên
nhiên ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Tập 3 “Hƣớng dẫn Quy hoạch thống nhất phát
triển kinh tế kết hợp với môi trƣờng vùng – Tổng quan về các nghiên cứ quy hoạch
phát triển môi trƣờng tại vùng châu Á” [4, 23].
1.1.2. Trong nƣớc
Chiến lƣợc phát triển kinh tế tại Việt Nam chỉ ra rằng PTBV phải quan tâm tới
các khía cạnh KT-XH và môi trƣờng, có nghĩa là phát triển KT-XH cần phải chú ý tới
môi trƣờng. Bởi vậy, QHBVMT là một nhiệm vụ quan trọng cho sự PTBV và nó đƣợc
đề cập trong Luật môi trƣờng của Việt Nam. Ở Việt Nam, QHBVMT đã đƣợc thực

hiện ở cấp vùng, tỉnh và huyện. Tuy nhiên, quan điểm và việc sử dụng phƣơng pháp
QHBVMT là không giống nhau.
Tại Việt Nam, thuật ngữ quy hoạch là một từ Hán Việt và đƣợc du nhập vào
nƣớc ta từ khi Trung Quốc giúp đỡ ta xây dựng Khu công nghiệp Việt Trì [19], khu
gang thép Thái Nguyên vào những năm 1950-1960. Lúc đầu, quy hoạch đƣợc hiểu là
quản trị các hoạt động KT-XH trên một không gian địa lý nhất định, sau đó thuật ngữ
này đƣợc áp dụng rộng rãi, trong nhiều trƣờng hợp không còn nguyên nghĩa ban đầu là
quản trị không gian phát triển của một/nhiều đối tƣợng KT-XH. Theo Viện Chiến lƣợc
phát triển (2004), quy hoạch là “việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không
gian KT-XH cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định”. Với định nghĩa này, đối tƣợng
của quy hoạch là các hoạt động KT-XH. Tác giả Trƣơng Quang Thao cho rằng “Quy
hoạch là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành động dẫn tới sự
thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến. Trong Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì có
giải thích thuật ngữ “Quy hoạch đô thị” là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan
đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ
án quy hoạch đô thị. Nhƣ vây, luận án sử dụng khái niệm về quy hoạch theo Luật Quy
hoạch đô thị năm 2009.
Trƣớc năm 2014, khái niệm về QHBVMT ở Việt Nam hầu nhƣ vẫn chƣa đƣợc
thống nhất. Thuật ngữ Quy hoạch bảo vệ môi trường đã đƣợc đề cập tại điều 50,
chƣơng IV của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 [27]. Năm 2008 tác giả Nguyễn Cao
Huần đã nhấn mạnh thêm nhiệm vụ và nội dung của QHBVMT dƣới góc nhìn của nhà
12


Địa lý: QHBVMT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển bền vững
lãnh thổ, là một phần của chiến lược phát triển KT-XH thân thiện với môi trường.
QHBVMT nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển của từng
vùng [22, 23]. QHBVMT có thể tạo ra những nền tảng để xem xét và điều chỉnh quy
hoạch kinh tế trƣớc đó cho lãnh thổ.

Trong Luật BVMT năm 2014 đã đƣa ra giải thích về thuật ngữ QHBVMT nhƣ
sau: QHBVMT là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ
thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi
trường trong mối liên quan chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH nhằm phát triển
bền vững [28] khái niệm này cũng đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Theo đó tất cả các hệ KT-XH và môi trƣờng trong phạm vi lãnh thổ phải đƣợc quản
lý một cách tổng thể, tất cả các giai đoạn để đạt đƣợc sự cân bằng giữa bảo tồn, sử dụng
và phát triển đảm bảo cho sự PTBV của lãnh thổ. QHBVMT mang tính đa ngành, đa lĩnh
vực có nội dụng rất rộng bao gồm: 1) Phân vùng môi trƣờng để bảo tồn; 2) quy hoạch sử
dụng hợp lý tài nguyên; 3) quy hoạch các giải pháp bảo vệ môi trƣờng.
Lịch sử nghiên cứu QHBVMT tại Việt Nam, lĩnh vực này đã đƣợc đề cập thông
qua các văn bản pháp lý, kỹ thuật nhƣ Luật BVMT, Luật đất đai, Luật tài nguyên
nƣớc... Các đề án phát triển KT-XH, các công trình nghiên cứu liên quan đến môi
trƣờng cũng đã ít nhiều đề cập và xem xét đến QHBVMT. Các cấp và mức tiến hành
QHBVMT ở Việt Nam cũng đã đƣợc tiến hành nhƣ: Kế hoạch quốc gia về môi trƣờng
và PTBV, chiến lƣợc bảo tồn quốc gia, kế hoạch hành động quốc gia về môi trƣờng,
kế hoạch hành động đa dạng sinh học, báo cáo hiện trạng môi trƣờng, dự thảo chiến
lƣợc môi trƣờng, chiến lƣợc phát triển quốc gia đến năm 2020, các báo cáo ĐTM,
ĐMC...
Ngày 25/06/1998 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban hành chỉ
thị 36-CT/TW về “Tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Ngày 3/6/2013 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban
hành Nghị quyết 24/NQ-TW “về chủ động ứng phó với BĐKH tăng cƣờng quản lý tài
nguyên và BVMT”. Một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện chỉ thị của
Bộ Chính trị là xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch bảo vệ môi
trƣờng. Vấn đề lập QHBVMT đã đƣợc quy định tại Điều 3, Chƣơng 1 của Luật Bảo vệ
môi trƣờng năm 1993. Tại điều 50 Luật BVMT năm 2005 đã đề cập đến “QHBVMT
đô thị, khu dân cƣ.
Hiện nay Việt Nam đã triển khai việc phân chia quy hoạch vùng lãnh thổ dựa
trên các đặc điểm và tiêu chí khác nhau. Xét về khía cạnh KT-XH, chúng ta có 8 vùng

13


kinh tế và 4 vùng kinh tế trọng điểm. Các vùng này đều có quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt. Còn căn cứ vào điều kiện thổ nhƣỡng và
sinh thái nông nghiệp, chúng ta có 7 vùng sinh thái. Song cho đến nay vẫn chƣa có cơ
quan nào chịu trách nhiệm quản lý vùng. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, vấn đề môi trƣờng
không bó hẹp trong một khu vực nhỏ cũng nhƣ trong một ngành. Vì vậy, các biện pháp
bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc triển khai đồng bộ, liên kết với nhau trong phạm vi các
vùng lãnh thổ rộng lớn.
Vấn đề lồng ghép yếu tố môi trƣờng vào trong các quy hoạch phát triển đã trở
thành một yếu tố cấp bách không thể phủ nhận. Nhƣng hiện tại, quá trình này sẽ gặp
nhiều khó khăn. Đó là các nhà hoạch định chính sách và lập quy hoạch thƣờng chƣa
nhận thức đƣợc đầy đủ sự cần thiết của việc cân nhắc về mặt môi trƣờng vào các quy
hoạch phát triển. Trong khi đó, các nhà quản lý môi trƣờng thƣờng bị đứng ngoài quá
trình xây dựng các quy hoạch phát triển đó. Nhiều ngành kinh tế phát triển nhanh gây
áp lực lớn đến môi trƣờng nhƣ ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản, giao thông
vận tải... Nhƣng khi lập quy hoạch phát triển lại hầu nhƣ không, hoặc ít đề cập đến
PTBV theo khía cạnh môi trƣờng.
QHBVMT là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trƣờng có hiệu quả. Do vậy, mặc
dù đây là vấn đề mới và chƣa hoàn thiện về cơ sở lý thuyết, song cho đến nay, ở Việt
Nam đã có một số công trình khoa học tiêu biểu về phƣơng pháp luận và thực nghiệm
về vấn đề này nhƣ sau:
Do tính cấp thiết của vấn đề này nên trong chƣơng trình nghiên cứu cấp Nhà
nƣớc giai đoạn 2001-2005 đã mở ra hai đề tài về quy hoạch môi trƣờng: Nghiên cứu
quy hoạch môi trƣờng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(KC.08.03), với mục tiêu của các công trình này là [30]:
 Xác định cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch môi trƣờng đồng bằng sông
Hồng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
 Xác định mối liên hệ giữa quy hoạch môi trƣờng với quy hoạch phát triển công

nghiệp và đô thị;
 Xây dựng quy hoạch môi trƣờng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với quy
hoạch phát triển công nghiệp và đô thị.
Tại Hải Dƣơng năm 2001 đã thực hiện dự án: Quy hoạch môi trƣờng khu vực
Sặt, huyện Bình Giang gắn với quy hoạch kinh KT-XH, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm, bảo vệ môi trƣờng và PTBV. Dự án này do Khoa Môi trƣờng, trƣờng
ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội thực hiện với các mục tiêu chính là: Đánh giá thực trạng
tài nguyên và môi trƣờng khu vực Sặt, dự báo xu thế biến động môi trƣờng đến năm
2010; Phân vùng môi trƣờng và lập quy hoạch môi trƣờng cho sự phát triển bền vững
14


KT-XH của khu vực Sặt, huyện Bình Giang.
Đến năm 2002 tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án “Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng
thành phố Vinh tỉnh Nghệ An” trong thời gian 2 năm (2002 – 2004) do TS. Mai Trọng
Thông, Viện Địa lý làm chủ nhiệm với mục tiêu: Xây dựng hệ thống dữ liệu về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT-XH, môi trƣờng bằng hệ thống thông tin địa
lý (GIS) phục vụ cho việc lập QHMT thành phố Vinh và các khu vực phụ cận; xây
dựng phƣơng án QHBVMT trên cơ sở dự báo những biến động môi trƣờng trong quan
hệ với các mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố Vinh đến 2020; Đề xuất một số
giải pháp kinh tế kỹ thuật môi trƣờng và một số chính sách về bảo vệ môi trƣờng cụ
thể để thực hiện phƣơng án QHBVMT đã đề ra.
Năm 2003, tác giả Hà Bạch Đằng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy
hoạch tổng thể môi trường và kế hoạch hành động bảo vệ môi trường Tp. Hải Dương
giai đoạn 2002-2010” đề tài đã thực hiện đƣợc một số nội dung chính nhƣ: đánh giá
chất lƣợng nƣớc và hiện trạng ô nhiễm nguồn nƣớc bề mặt; chất lƣợng nƣớc và hiện
trạng ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm; hiện trạng chất lƣợng không khí; hiện trạng chất thải
rắn. Đồng thời đề tài cũng đã làm rõ đƣợc những thách thức về môi trƣờng trong giai
đoạn 2002-2010 bao gồm: thách thức từ tác động môi trƣờng do phát triển các công
tŕnh hạ tầng, phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp, do đô thị hoá. Một kết quả

quan trọng là đề tài đã đề xuất đƣợc định hƣớng quy hoạch tổng thể môi trƣờng thành
phố Hải Dƣơng đến năm 2010 bao gồm định hƣớng về phát triển không gian và định
hƣớng sử dụng và bảo vệ môi trƣờng cho các vùng môi trƣờng.
QHBVMT sẽ là một công cụ mang tính phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy
thoái môi trƣờng có hiệu quả. Việc lập QHBVMT ở Việt Nam đã đƣợc quy định trong
Luật Bảo vệ môi trƣờng nhƣng phần lớn các quy hoạch này hiện cũng mới chỉ tính đến
các yếu tố nhƣ tài nguyên, hệ sinh thái mà chƣa đi sâu vào các vấn đề kinh tế, văn hóa
xã hội, cơ chế, chính sách đầu tƣ... là những điều cần thiết cho sự PTBV [46].
QHBVMT cũng đã đƣợc nghiên cứu và xác nhận nhƣ một công cụ hữu hiệu
trong bảo vệ môi trƣờng nhƣ: “Quy hoạch quản lý môi trường vịnh Hạ Long và Tp Hà
Nội” do JICA (1999) thực hiện; hay Nguyễn Cao Huần “QHBVMT theo hướng phát
triển bền vững lãnh thổ cấp tỉnh và cấp huyện, trường hợp nghiêm cứu tại Uông Bí,
Quảng Ninh” và Nguyễn Cao Huần, Trƣơng Quang Hải, Đặng Văn Bào (2004-2005)
“QHBVMT thị xã Uông Bí đến năm 2010 và đính hướng đến năm 2020”.
Năm 2006 tỉnh Quảng Trị thực hiện đề án “QHBVMT tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2020” do Trung tâm Phát triển công nghệ và Điều tra Tài
nguyên thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam thực hiện. Đề án đã chỉ ra các mục
tiêu là: Xây dựng QHBVMT giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm

15


thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, nâng cao hiệu quả
khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Trong nội dung
QHBVMT cũng đã tiến hành phân vùng môi trƣờng dựa trên các yếu tố tự nhiên, KTXH và môi trƣờng.
Năm 2007 – 2008 Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội thực hiện Dự án “QHBVMT tổng thể tỉnh Quảng Ninh và một số
vùng trọng điểm đến năm 2020” do GS.TS. Nguyễn Cao Huần làm chủ trì với mục
tiêu: QHBVMT tổng thể tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 gắn với Chiến lƣợc phát triển
KT-XH của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và các ngành; các quyết định quy hoạch

đƣa ra phải có tính khả thi cao, dựa trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội của từng đơn vị lãnh thổ trong vùng và không ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh
thái vùng lân cận; quy hoạch có sự tham gia của các địa phƣơng, các ngành, các tổ
chức xã hội và đông đảo nhân dân trong quá trình lập quy hoạch; đánh giá đúng thực
trạng môi trƣờng để đƣa ra các giải pháp có tính khả thi cao trong giảm thiểu những cơ
sở kinh tế đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, đồng thời dự báo nguy cơ ô
nhiễm và các giải pháp ngăn ngừa [23, 24]. Trong dự án này, trƣớc khi tiến hành
QHBVMT nhóm tác giả đã tiến hành PVMT dựa vào các tiêu chí chính nhƣ: Tính
đồng nhất tƣơng đối về điều kiện tự nhiên (Địa chất-địa mạo, Khí hậu-thủy văn, Đấtthực vật); Tính đặc thù về phát triển kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên (khai thác
khoáng sản, các loại hình sử dụng đất, mức độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp,
nông thôn và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp); Tập hợp các vấn đề
bức xúc về môi trƣờng và tai biến thiên nhiên.
Năm 2010 UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt QHBVMT tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020. Quy hoạch đƣợc xây dựng với quan điểm: bảo vệ môi trƣờng là một
trong những nội dung cơ bản để PTBV, phải đƣợc thể hiện trong chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch và dự án phát triển KT-XH nên QHBVMT phải gắn kết hài hòa với
quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh để PTBV; bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm của
toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, hộ gia đình và mọi công dân trong
tỉnh, bảo vệ môi trƣờng mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên trong tổ chức
thực hiện phải kết hợp giữa đầu tƣ của nhà nƣớc với huy động các nguồn lực trong xã
hội và tăng cƣờng hợp tác quốc tế; bảo vệ môi trƣờng phải trên cơ sở tăng cƣờng quản
lý nhà nƣớc, thể chế và pháp luật đi đôi với nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi
ngƣời dân và toàn xã hội; bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, theo
nguyên tắc phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải
thiện môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ môi trƣờng phải tiến hành có trọng
tâm, trọng điểm, khoa học công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trƣờng.
Trong nghiên cứu này đã thể hiện nội dung phân vùng chức năng môi trƣờng dựa trên
16


các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố nhân sinh. Theo đó tỉnh Thái Nguyên đƣợc chi

thành 2 lƣu vực, 8 kiểu vùng và 19 vùng.
Năm 2011, Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trƣờng (Tổng cục Môi
trƣờng) trình bày dự thảo QHBVMT lưu vực sông Nhuệ -sông Đáy đến năm 2015 và
định hƣớng đến năm 2020. Mục tiêu của dự thảo QHBVMT lƣu vực sông Nhuệ -sông
Đáy đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 là bảo đảm việc khai thác, sử dụng
hợp lý các tài nguyên thiên nhiên trên lƣu vực sông, trƣớc hết là tài nguyên nƣớc phục
vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội mà không gây ô nhiễm, suy thoái chất lƣợng môi
trƣờng. Trong đó, mục tiêu cụ thể bao gồm: đánh giá tổng hợp về hiện trạng và dự báo
xu thế biến động môi trƣờng tự nhiên, sinh thái do tác động của điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội lƣu vực sông đến năm 2015 và 2020; xác định đƣợc chính xác những
khó khăn, thách thức trong việc quản lý tài nguyên và môi trƣờng tại lƣu vực sông;
xây dựng quy hoạch BVMT đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020.
Ngoài ra còn có một số tỉnh khác cũng đã xây dựng và phê duyệt QHBVMT cấp
tỉnh nhƣ: An Giang, Hà Nam, Cao Bằng, Thanh Hóa, Kon Tum, Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Hải Dƣơng, Quảng Trị, Quảng Ninh, Bến Tre… đã xây
dựng QHBVMT cho quy mô toàn tỉnh. Tất cả các QHBVMT ở các tỉnh đều xác định
PVMT dựa trên các yếu tố tự nhiên, KT-XH, môi trƣờng sau đó tiến hành đề xuất
QHBVMT.
Năm 2012, tác giả Hoàng Lƣu Thu Thủy cũng đã thực hiện đề tài “Đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên, KT-XH và Môi trường phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi
trường tỉnh Nghệ An” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý tài nguyên và môi
trƣờng, luận án đã nghiên cứu đánh giá tổng hợp các yếu tố về tài nguyên, môi trƣờng
cho mục đích lập QHBVMT tỉnh Nghệ An. Công trình này đã tiến hành phân vùng
chức năng môi trƣờng dựa trên nền tảng là thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái để
phục vụ đề xuất QHBVMT tỉnh Nghệ An [48].
Năm 2014 Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua luật Bảo vệ môi
trƣờng (53/2014/QH13) và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015 đã đƣa nội dung
QHBVMT vào để triển khai thực hiện.
Theo đó tại mục 1, chƣơng 2 của luật này đã trình bày những nguyên tắc, nội
dung thực hiện QHBVMT cho cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trong đó nêu rõ các nội dung cơ

bản sau: 1) Đánh giá hiện trạng môi trƣờng, quản lý môi trƣờng, dự báo xu thế diễn
biến môi trƣờng và biến đổi khí hậu; 2) Phân vùng môi trƣờng; 3)Bảo tồn đa dạng sinh
học và môi trƣờng rừng; 4) Quản lý môi trƣờng biển, hải đảo và lƣu vực sông; 5) Quản
lý chất thải; 6) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng; hệ thống quan trắc môi trƣờng; 7)
Các bản đồ quy hoạch; 8) Nguồn lực thực hiện quy hoạch; 9) Tổ chức thực hiện quy
17


×