Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NGHIÊN cứu mối LIÊN QUAN GIỮA GEN APOE và rối LOẠN CHUYỂN hóa LIPID máu ở TRẺ EM TIỂU học tại một số TỈNH MIỀN bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.53 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH DUYÊN

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA
GEN APOE VÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
MÁU Ở TRẺ EM TIỂU HỌC
TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC

Chuyên ngành

: Sinh học thực nghiệm

Mã số

: 60 42 01 14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH
HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ ANH ĐÀO


HÀ NỘI, 2015
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Rối loạn chuyển hóa lipid máu (RLCHLM) là tình trạng thay đổi ngoài gi ới hạn cho phép m ột
hay nhiều chỉ số lipid máu như tăng cholesterol, tăng triglyceride (TG) ho ặc t ăng c ả hai; t ăng


hoặc giảm một hay nhiều lipoprotein xảy ra do yếu tố di truy ền k ết h ợp các y ếu t ố môi tr ường
[20, 21]. RLCHLM có mối liên quan với các bệnh mãn tính nguy hiểm như đái tháo đường, t ăng huyết
áp, bệnh mạch vành, béo phì, xơ vữa động mạch, đột quỵ và có thể dẫn tới tử vong [21, 22].
Hiện nay, tình trạng RLCHLM đang ngày càng gia tăng, gây nhi ều lo ng ại cho xã h ội. Một
nghiên cứu ngẫu nhiên trên 2400 phụ nữ ở miền Tây nước Áo cho th ấy có đ ến 64,7% ph ụ n ữ có
cholesterol tổng số (TC) trong máu cao [85]. Nghiên cứu về RLCHLM ở người từ 25 đến 74 tuổi
tại Hà Nội năm 2008 cho thấy, tỷ lệ rối loạn ít nhất m ột thành phần lipid máu là 59,8%; t ỷ l ệ t ăng
cholesterol đơn thuần chiếm 47,2%; tỷ lệ tăng TG là 38,4%; t ỷ lệ tăng ph ối h ợp cholesterol và
TG là 25,9% [9]. Đặc biệt, tỷ lệ mắc RLCHLM ở trẻ em đang ngày càng tăng cao và t ỷ l ệ thu ận
với tỷ lệ trẻ mắc bệnh béo phì [25]. Ở trẻ thừa cân, béo phì 7 – 12 tuổi tại nội thành Hà Nội n ăm
2003, có 66,7% tăng TG máu, 10,5% tăng cholesterol toàn phần và 5,7% t ăng LDL-C [1]. Một
nghiên cứu năm 2009 trên học sinh 8 – 10 tuổi tại Hà Nội cho thấy có 52,2% trẻ 8 – 10 tuổi bị
RLCHLM, 57,6% trẻ 8 – 9 tuổi có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và 84,6% trẻ 10 tu ổi b ị
mắc hội chứng chuyển hóa [7].
Nguyên nhân dẫn đến RLCHLM là do sự tương tác giữa các yếu tố nguy c ơ t ừ môi tr ường
(chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, ít vận động, do béo phì, đái tháo đ ường…) và các y ếu t ố di
truyền làm ảnh hưởng tới các chỉ số lipid máu. Ở trẻ em, y ếu t ố di truy ền đ ược coi là nguyên nhân
chủ yếu gây ra RLCHLM. Nghiên cứu về những cặp sinh đôi cùng trứng và gia đình cho thấy nồng
độ HDL-C trong huyết thanh do 40 – 60% yếu tố di truyền quyết định [28]. Có nhiều nghiên cứu
về mối liên quan giữa gen và RLCHLM đã được tiến hành trên thế gi ới, cho th ấy RLCHLM liên quan
đến sự hoạt động của rất nhiều gen như APOE, GALNT2, LDLR, APOA5, APOA4, APOC3,
APOA, CETP. Trong đó, gen APOE có mối liên quan rõ ràng nhất đối với RLCHLM [26, 48, 62, 81].
2


Gen APOE đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa lipid đ ồng th ời tham gia vào phân ph ối
chất béo trong các mô, tế bào của cơ thể [43].
Bên cạnh đó, ở các vùng địa lý khác nhau thì đặc đi ểm di truy ền ch ủng t ộc, các y ếu t ố dinh
dưỡng, hoạt động thể lực, kinh tế, xã hội là khác nhau. Vì v ậy, ảnh h ưởng c ủa gen đ ối v ới b ệnh
tật ở các dân tộc khác nhau cũng khác nhau [59]. Việc phát hiện sớm các gen nhạy cảm, có tác động

xấu tới chuyển hóa lipid máu giúp cho việc phòng và ng ăn ng ừa s ự xu ất hi ện bi ến ch ứng. Ở tr ẻ
em, điều này sẽ giúp cải thiện nguy cơ tim mạch trong tương lai.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan gi ữa gen APOE và RLCHLM nhưng
chủ yếu được thực hiện trên đối tượng người Châu Âu và người da tr ắng [27, 42, 63, 69]. Các nghiên
cứu ở người Châu Á còn quá ít [66, 70]. Tại Việt Nam, hiện nay đã có một số nghiên cứu về gen
APOE nhưng chủ yếu là trên bệnh Alzheimer ở người trưởng thành [12, 19] . Các công trình nghiên
cứu về mối liên quan giữa gen APOE và RLCHLM ở trẻ em Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Đã có
một nghiên cứu của Nghiêm Nguyệt Thu và cộng sự [70] được thực hi ện trên nhóm nh ỏ gồm 348 bé
gái 7 – 9 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ch ưa đ ủ đ ể mang tính đ ại di ện cho tr ẻ em Vi ệt
Nam.
Xuất phát từ những lý do trên và để giải đáp vấn đề: Có hay không mối liên quan giữa gen APOE
và RLCHLM ở trẻ em Việt Nam; mối liên quan này có độc lập với BMI hay không, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa gen APOE và rối loạn chuyển hóa lipid máu ở trẻ em tiểu
2.

học tại một số tỉnh miền Bắc”.
Lịch sử nghiên cứu
Gen APOE được sản xuất chủ yếu bởi gan và các đại thực bào trong các mô ngo ại vi; b ởi các
tế bào hình sao và hình đệm trong hệ thần kinh trung ương [60]. APOE là loại gen đa chức năng,
đóng vai trò quan trọng tham gia quá trình đi ều hòa mi ễn dịch và các quá trình trao đ ổi ch ất đ ặc bi ệt là
quá trình chuyển hóa lipid. Vì vậy, gen APOE từ lâu đã được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới và được
xác định liên quan trực tiếp đến hàng loạt b ệnh ở người như rối lo ạn chuy ển hóa lipid máu [42, 48,
51, 69, 70], bệnh Alzheimer [12, 19, 33, 44], xơ vữa động mạch [62], đái tháo đ ường type II [31],
béo phì [78], khiếm khuyết chức năng nhận thức [38], HIV [30], tai biến mạch máu não [64]…
Gen APOE được cho là đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuy ển hóa lipid máu. Trong đi ều
kiện đời sống con người không ngừng được cải thiện và nâng cao, tình tr ạng RLCHLM c ũng ngày
càng tăng lên. Chính vì vậy, mối liên quan gi ữa gen APOE và RLCHLM cũng ngày càng được quan
tâm và đi sâu nghiên cứu. Tính đến tháng 9/2015, trên c ơ s ở dữ li ệu HuGE tra c ứu ngày 25/09/2015 [89]
đã có 3692 bài báo công bố các nghiên cứu về gen APOE, trong đó có 120 bài liên quan đến các bệnh về
tim mạch, 90 bài liên quan đến bệnh mạch vành, 57 bài liên quan đ ến t ăng lipid máu, 43 bài liên quan

3


đến tăng cholesterol, 33 bài liên quan tăng TG máu và 31 bài liên quan đ ến RLCHLM. Các nghiên c ứu
về gen APOE đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX.
Tổng hợp các nghiên cứu này cho thấy, ảnh hưởng c ủa gen APOE đến RLCHLM là không
đồng nhất giữa các độ tuổi, quần thể người và giới tính khác nhau. Các nghiên c ứu ch ủ y ếu đ ược
thực hiện trên đối tượng người Châu và người da trắng. Nghiên cứu v ề m ối liên quan gi ữa APOE và
RLCHLM ở trẻ em vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là các công trình nghiên cứu trong nước.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tần số alen, sự phân bố kiểu gen của đa hình đ ơn nucleotide (Single nucleotide
polymorphism, SNP) rs429358 và rs7412 nằm trên gen APOE của đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích mối liên quan của từng SNP rs429358 và rs7412 trên gen APOE với RLCHLM và
rối loạn từng thành phần lipid máu ở đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích ảnh hưởng kết hợp của 2 SNP rs429358 và rs7412 trên gen APOE với RLCHLM
và rối loạn từng thành phần lipid máu ở đối tượng nghiên cứu.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: 450 trẻ em tiểu học từ 6 – 11 tu ổi của Hà Nội, H ải D ương và Thái
Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2013 – tháng 8/2015
- Địa điểm nghiên cứu: Điều tra được tiến hành tại một số trường tiểu học trên địa bàn Hà
Nội, Hải Dương, Thái Nguyên. Phân tích di truyền phân t ử đ ược ti ến hành t ại Vi ện v ệ sinh d ịch t ễ
Trung Ương.

5.


Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu mối liên quan giữa SNP rs429358, SNP rs7412 trên gen APOE và sự kết hợp của
hai SNP này với RLCHLM và rối loạn từng thành phần lipid máu b ằng phân tích đ ơn bi ến, đa bi ến ở
trẻ em tiểu học Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên.

6.

Đóng góp của đề tài
- Cung cấp số liệu về tần số kiểu gen và alen APOE trong quần thể và ảnh hưởng của nó
đối với RLCHLM ở trẻ em ở một số tỉnh ở miền Bắc.
- Phương pháp xác định kiểu gen đảm bảo số liệu tin cậy và phù hợp v ới điều kiện Vi ệt
Nam. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về xác đ ịnh ki ểu gen APOE bằng gel
polyacrylamide ở Việt Nam.

4


- Các kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo v ề m ở r ộng b ộ gen ng ười Vi ệt
Nam; là cơ sở cho tiên đoán bệnh, giúp phòng chống b ệnh t ật, nâng cao s ức kh ỏe cho ng ười Vi ệt
Nam; đồng thời là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu cho lĩnh vực y sinh.
7.

Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, nghiên cứu thực tiễn trên mô hình nghiên cứu bệnh chứng.
- Các phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp tính tu ổi, ph ương pháp đo chi ều cao
đứng, phương pháp đo cân nặng và xác định chỉ số BMI, phương pháp đo vòng bụng và vòng mông.
- Phương pháp xét nghiệm sinh hóa máu
- Phương pháp tách ADN từ máu toàn phần
- Phương pháp xác định kiểu gen

- Phương pháp điện di
- Phương pháp giải trình tự gen
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tổng quan về lipid máu và RLCHLM
1.1. Lipid máu và lipoprotein
1.1.1. Khái niệm và các thành phần của lipid máu
1.1.2. Cấu trúc và các loại lipoprotein
1.1.3. Chuyển hóa lipid máu và lipoprotein
1.2. Rối loạn chuyển hóa lipid máu
1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Phân loại
1.2.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân nguyên phát dẫn đến RLCHLM là yếu tố di truyền.
Các rối loạn nguyên phát là nguyên nhân chủ yếu gây ra RLCHLM ở tr ẻ em, không ph ải là
nguyên nhân gây ra tỷ lệ lớn mắc RLCHLM ở người trưởng thành .
* Nguyên nhân thứ phát
1.2.4. Hậu quả
1.3. Sự tương tác giữa gen và các yếu tố nguy cơ trong RLCHLM
2. Đại cương về gen APOE
2.1. Vị trí
2.2. Cấu trúc
2.3. Gen APOE là một gen đa hình đơn nucleotide
2.4. SNP rs429358 và rs7412 trên gen APOE
2.5. Vai trò của gen APOE trong chuyển hóa lipid
- Vai trò của APOE trong quá trình sản xuất lipoprotein giàu TG
5



- Vai trò của APOE trong cân bằng HDL nội mô
- Vai trò của APOE trong nội cân bằng lipoprotein trong huyết tương
- Vai trò của APOE trong nội cân bằng chất béo trong não
- Vai trò của APOE trong nội cân bằng chất béo trong mô mỡ
3.

Một số nghiên cứu về mối liên quan của gen APOE SNP rs429358 và rs7412 tới RLCHLM ở
trẻ em

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em tiểu học 6 – 11 tuổi được chọn lựa dựa vào k ết qu ả đi ều
tra sàng lọc trên 7.500 trẻ em tại 31 trường ti ểu học c ủa Hà Nội và 2400 tr ẻ ti ểu h ọc c ủa H ải
Dương và Thái Nguyên từ đề tài “Nghiên cứu mối liên quan của gen TMEM18 và APOE tới b ệnh béo
phì và rối loạn chuyển hóa lipid máu ở trẻ em tiểu học” của Bộ Giáo dục & Đào tạo Hà Nội.

Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính như lao,
nhiễm HIV/AIDS hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu kéo dài. Các đối tượng không
thu thập được đủ các thông tin cần thiết về mẫu máu cũng bị loại trừ khỏi nghiên cứu.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2013 – tháng 8/2015.
Địa điểm nghiên cứu:
- Điều tra được tiến hành tại một số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, H ải D ương, Thái
Nguyên.
- Xét nghiệm sinh hóa thực hiện tại Bệnh viện Medlatec, B ệnh vi ện Đa khoa t ỉnh H ải
Dương, Bệnh viện Đại học Y Thái Nguyên.
- Phân tích di truyền phân tử và hoàn thiện nghiên c ứu tại Viện v ệ sinh d ịch t ễ Trung Ương;
Bộ môn Sinh lý người và động vật – Khoa Sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Vật liệu nghiên cứu

3.1. Hóa chất
3.2. Trang thiết bị
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu bệnh chứng
4.2. Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu
4.3. Các phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp tính tuổi
- Phương pháp đo chiều cao đứng
6


- Phương pháp đo cân nặng
- Phương pháp tính chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index)
- Phương pháp đo vòng bụng và vòng mông
4.4. Phương pháp xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm TG, TC, LDL-C, HDL-C do Bệnh viện Medlatec, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải
Dương, Bệnh viện Đại học Y Thái Nguyên thực hiện bằng phương pháp chuẩn.
4.5. Phương pháp tách ADN từ máu toàn phần
ADN tổng số được tách từ tế bào bạch cầu sử dụng bộ Kit Wizard® Genomic ADN
Purification (Promega Corporation, USA).
4.6. Phương pháp xác định kiểu gen
Tất cả các mẫu nghiên cứu được xác định kiểu gen bằng phương pháp PCR –RFLP
(Polymerase Chain Reaction – Fragment Length Polymorphism).
4.7. Phương pháp điện di
4.7.1.Phương pháp điện di trên gel agarose
Tất cả các mẫu sản phẩm PCR đều được điện di trên gel agarose 2,5%, nhu ộm v ới
RedSafe, sử dụng ΦX174DNA/HaeIII Markers, dung dịch đệm TBE 0,5X trong th ời gian
thích hợp ở 100V.
4.7.2. Phương pháp điện di trên gel polyacrylamide

Các mẫu sản phẩm ủ enzyme đều được điện di trên gel polyacryamide 12,5%, nhu ộm v ới
RedSafe, sử dụng ΦX174DNA/HaeIII Markers, dung dịch đệm TBE 1X trong th ời gian thích
hợp ở 100V.
4.8. Phương pháp giải trình tự gen
Sản phẩm PCR được tinh chế sạch. Trình tự ADN được phân tích bằng cách s ử d ụng b ộ
kit hóa học BigDye® Terminator v3.1 từ Axil Scientific Pte Ltd., Singapore. Kết qu ả giải trình
tự được so sánh với các kết quả phân tích kiểu gen bằng ph ương pháp RFLP. Độ phù h ợp gi ữa hai
phương pháp là 100%.
5. Xử lý số liệu
6. Đạo đức nghiên cứu

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
7


Để hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi phân tích m ột số đ ặc đi ểm v ề gi ới tính,
tuổi, các chỉ số nhân trắc và chỉ số lipid máu ở hai nhóm b ệnh và nhóm ch ứng. K ết qu ả phân tích đ ược
thể hiện ở bảng 3.1.
Kết quả phân tích cho thấy, nghiên cứu của chúng tôi có s ự đồng nh ất v ề gi ới và tu ổi ở hai nhóm
nghiên cứu (P > 0,05).
Các chỉ số chiều cao, cân nặng, BMI, chu vi vòng bụng, chu vi vòng mông và WHR ở nhóm
bệnh có xu hướng cao hơn đáng kể so với nhóm chứng. So sánh các chỉ số lipid máu nh ận thấy rằng,
nhóm bệnh có nồng độ TG, cholesterol và LDL-C cao h ơn nhóm ch ứng; n ồng đ ộ HDL-C th ấp h ơn
nhóm chứng. Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh

Nhóm chứng


(n = 150)
60
7,95 ± 1,24

(n = 300)
60
7,73 ± 1,29

1,000
0,086a

127,53 ± 8,98

124,81 ± 9,06

0,003a

Cân nặng (kg)

30,05 (23,20 – 36,98)

26,15 (21,10 – 33,75)

0,001b

BMI (kg/m2)

20,60 (15,65 – 23,11)


16,16 (14,74 – 20,59)

< 0,001b

Chu vi vòng eo (cm)

65,45 (54,45 – 71,98)

54,50 (51,00 – 64,58)

< 0,001b

Chu vi vòng hông (cm)

73,00 (65,00 – 78,85)

65,30 (60,50 – 73,00)

< 0,001b

Tỷ lệ eo/hông (WHR)

0,88 ± 0,07

0,86 ± 0,06

0,001a

Các chỉ số máu
TG (mmol/L)


1,30 (1,14 – 1,60)

0,70 (0,58 – 0,89)

< 0,001b

Cholesterol (mmol/L)

4,24 (4,10 – 4,39)

3,82 (3,76 – 3,88)

< 0,001c

HDL-C (mmol/L)

1,25 ± 0,33

1,41 ± 0,26

< 0,001a

LDL-C (mmol/L)

2,60 (2,10 – 3,25)

2,20 (1,89 – 2,62)

< 0,001b


Đặc điểm
Giới tính nam (%)
Tuổi (năm)

P

Các chỉ số nhân trắc
Chiều cao (cm)

a

Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình và độ l ệch

chuẩn, P nhận được từ kiểm định Student’s t test.
b

Các biến không tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng trung v ị và 25 th – 75th

percentile, P nhận được từ kiểm định Mann – Withney U test.
c

Các biến tuân theo phân phối chuẩn sau khi đổi biến dạng Log10 được biểu di ễn bằng

Mean và 95% CI, P nhận được từ kiểm định Student’s t test.
8


2. Kết quả xác định kiểu gen bằng phương pháp PCR – RFLP
Chúng tôi đã tiến hành xác định kiểu gen của APOE bằng phương pháp PCR – RFLP, kết quả

được thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1. Kết quả xác định kiểu gen của APOE bằng phương pháp PCR – RFLP
A. Kết quả điện di 6 mẫu sản phẩm PCR 244bp (giếng 2 – 7) trên gel agarose tr ước khi
ủ với enzyme, giếng 8 là chứng âm (Master mix), giếng 1 là marker ΦX174 DNA/BsuRI (HaeIII).
B. Kết quả điện di 6 mẫu sản phẩm PCR sau khi ủ với enzyme trên gel polyacrylamide
12% (150V, 20mA, 10W trong 90 phút); giếng 1 – 3, 4 – 6 là các m ẫu nghiên c ứu, gi ếng 4 là marker
ΦX174 DNA/BsuRI (HaeIII).
Kết quả kiểu gen là sự kết hợp của các phân đo ạn ADN sau khi ủ v ới enzyme HhaI.
Từ kết quả điện di sẽ nhận định được 6 kiểu gen đồng h ợp và d ị h ợp (hình 3.1-B) t ừ 3
alen ε2, ε3, ε4 bao gồm:
- ε2/ε2: 91bp, 83bp, 38bp, 18bp và 16bp
- ε3/ε3: 91bp, 48bp, 38bp, 35bp, 18bp và 16bp
- ε4/ε4: 72bp, 48bp, 38bp, 35bp, 19bp, 18bp và 16bp
- ε2/ε3: 91bp, 83bp, 48bp, 38bp, 35bp, 18bp, và 16bp
- ε2/ε4: 91bp, 83bp, 72bp, 48bp, 38bp, 35bp, 19bp, 18bp và 16bp
- ε3/ε4: 91bp, 72bp, 48bp, 38bp, 35bp, 19bp, 18bp và 16bp
Trong đó, các đoạn 19bp, 18bp và 16bp chạy khỏi bản điện di do kích thước quá nhỏ.

9


6 mẫu đại diện cho 6 kiểu gen được ki ểm ch ứng b ằng ph ương pháp gi ải trình t ự gen.
100% kết quả giải trình tự trùng kh ớp v ới k ết qu ả xác đ ịnh ki ểu gen b ằng ph ương pháp PCR –
RFLP.
3. Tỷ lệ kiểu gen và alen của đa hình APOE

3.1. Tỷ lệ kiểu gen và alen của đa hình APOE tại từng SNP rs429358 và rs7412
Tất cả đối tượng nghiên cứu đã được xác định kiểu gen bằng bằng phương pháp PCR – RFLP. Kết
quả tỷ lệ kiểu gen và alen trong nhóm bệnh và nhóm chứng ở từng SNP được trình bày lần lượt trong các

bảng 3.2, 3.3.
Bảng 3.2. Phân bố kiểu gen và alen của đa hình APOE rs429358

Kiểu gen
T/T
T/C
C/C
Kiểu alen
T
C
Kết quả kiểm định quy luật

Nhóm bệnh

Nhóm chứng

Tổng

(n = 150)

(n = 300)

(n = 450)

126 (84,0%)
22 (14,7%)
2 (1,3%)

251 (83,7%)
48 (16,0%)

1 (0,3%)

377 (83,7%)
70 (15,6%)
3 (0,7%)

274 (91,3%)
26 (8,7%)

550 (91,7%)
50 (8,3%)

824 (91,6%)
76 (8,4%)

P = 0,368
P = 0,413
P = 0,899
Hardy-Weinberg
Qua bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ kiểu gen và alen của đa hình APOE rs429358 đều tuân theo

quy luật Hardy-Weinberg ở cả nhóm bệnh, nhóm chứng và trên toàn mẫu với giá trị P > 0,05. Kiểu gen
T/T phổ biến nhất với tỷ lệ khá lớn, tương ứng là 84,0%, 83,7% và 83,7%; kiểu gen C/C chi ếm t ỷ
lệ rất nhỏ lần lượt là 1,3%, 0,3% và 0,7% tương ứng ở nhóm bệnh, nhóm ch ứng và trên toàn m ẫu.
Alen T chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ trên 91,0% cả ở từng nhóm và trên toàn mẫu. V ới
P = 0,446, kết quả không cho thấy sự khác biệt về t ỷ lệ kiểu gen và alen gi ữa nhóm b ệnh và nhóm
chứng.
Bảng 3.3 thể hiện phân bố kiểu gen và alen của đa hình APOE rs7412. Kết quả cho thấy
tỷ lệ kiểu gen và alen của đa hình APOE rs7412 chỉ tuân theo quy luật Hardy-Weinberg ở các đối
tượng thuộc nhóm chứng với P > 0,05 nhưng không theo quy luật này ở nhóm bệnh và trên toàn mẫu với

P < 0,05.
Bảng 3.3. Phân bố kiểu gen và alen của đa hình APOE rs7412
Nhóm bệnh
(n = 150)
Kiểu gen
10

Nhóm chứng
(n = 300)

Tổng
(n = 450)


C/C
T/C
T/T
Kiểu alen

122 (81,4%)
23 (15,3%)
5 (3,3%)

256 (85,3%)
41 (13,7 (%)
3 (1,0%)

378 (84,0%)
64 (14,2%)
8 (1,8%)


C

267 (89,0%)

553 (92,2%)

820 (91,1%)

T
33 (11,0%)
47 (7,8%)
80 (8,9%)
Kết quả kiểm định quy luật
P = 0,008
P = 0,354
P = 0,010
Hardy-Weinberg
Tỷ lệ kiểu gen và alen của đa hình APOE rs7412 trên đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt
với đa hình APOE rs429358. Ở đa hình này, kiểu gen chiếm đa số là C/C với t ỷ l ệ 81,4%, 85,3%,
84,0%; trong khi đó kiểu gen T/T lại chỉ chiếm số ít với 3,3%, 1,0%, 1,8% lần lượt ở nhóm b ệnh,
nhóm chứng và toàn mẫu. Alen C chiếm ưu thế hơn alen T. So sánh t ỷ l ệ ki ểu gen và alen gi ữa hai
nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt nào với P = 0,178.

3.2. Tỷ lệ kiểu gen và alen của đa hình APOE kết hợp cả hai SNP rs429358 và
rs7412
Chúng tôi tiến hành phân tích sự phân b ố ki ểu gen và alen c ủa đa hình APOE tại cả hai SNP
qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Phân bố kiểu gen và alen của đa hình APOE


Kiểu gen
ε2/ε2
ε2/ε3
ε2/ε4
ε3/ε3
ε3/ε4
ε4/ε4
Kiểu alen
ε2
ε3
ε4
Kết quả cho thấy, kiểu

Nhóm bệnh
(n = 150)

Nhóm chứng
(n = 300)

Tổng
(n = 450)

5 (3,3%)
20 (13,3%)
3 (2,0%)
101 (67,4%)
19 (12,7%)
2 (1,3%)

3 (1,0%)

37 (12,3%)
4 (1,3%)
211 (70,4%)
44 (14,7%)
1 (0,3%)

8 (1,8%)
57 (12,7%)
7 (1,5%)
312 (69,3%)
63 (14,0%)
3 (0,7%)

33 (11,0%)
47 (7,8%)
80 (8,9%)
241 (80,3%)
503 (83,9%)
744 (82,7%)
26 (8,7%)
50 (8,3%)
76 (8,4%)
gen ε3/ε3 là phổ biến nhất trong quần thể nghiên cứu với tỷ lệ lần

lượt là 67,4%, 70,4% và 69,3%; kiểu gen ε4/ε4 là hiếm gặp nhất với tỷ lệ 1,3%, 0,3% và 0,7% trong
nhóm bệnh, nhóm chứng và trên toàn mẫu. Nhìn vào sự phân bố của alen, chúng tôi nhận thấy rằng, alen ε2
và ε4 có tỷ lệ gần tương đương nhau và tỷ lệ của chúng thấp hơn hẳn so với alen ε3. Không có sự khác
biệt trong tỷ lệ kiểu gen và alen giữa hai nhóm nghiên cứu với P = 0,376.
4. Nồng độ các chỉ số lipid máu theo kiểu gen của đa hình APOE
11



Nồng độ các chỉ số lipid máu theo kiểu gen của đa hình APOE tại từng SNP

4.1.

Chúng tôi tiến hành phân tích nồng độ các chỉ số lipid máu bao g ồm TG, cholesterol, HDL-C và
LDL-C trong các kiểu gen khác nhau của từng SNP rs429358 và rs7412, k ết qu ả th ể hi ện ở b ảng
3.5 và 3.6.
Bảng 3.5. Nồng độ các chỉ số lipid máu theo kiểu gen của đa hình APOE rs429358
Đặc
điểm

TG (mmol/L)

Cholesterol

HDL-C

(mmol/L)

(mmol/L)

LDL-C (mmol/L)

T/T

0,83 (0,63 – 1,17)

3,90 (3,50 – 4,38)


1,38 ± 0,30

2,24 (1,89 – 2,70)

T/C

0,86 (0,68 – 1,07)

4,03 (3,69 – 4,60)

1,28 ± 0,26

2,59 (2,10 – 3,00)

C/C

1,37 (1,09 – 1,50)

4,10 (3,80 – 4,55)

1,16 ± 0,18

3,17 (2,49 – 3,44)

0,281b

P
a


0,052b

0,023a

0,002b

Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch

chuẩn, P nhận được từ kiểm định One – Way ANOVA test.
b

Các biến không tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng trung v ị và 25 th – 75th

percentile, P nhận được từ kiểm định Kruskall-Wallis test.
Phân tích bảng 3.5 chúng tôi chỉ nhận thấy sự khác biệt có ý ngh ĩa th ống kê (v ới P < 0,05) về
nồng độ các chỉ số HDL-C và LDL-C giữa các kiểu gen . Cụ thể, các đối tượng có kiểu gen lần lượt
là T/T, T/C và C/C có nồng độ HDL-C theo xu h ướng gi ảm dần; trong khi đó, n ồng đ ộ LDL-C l ại có
xu hướng tăng dần. Kết quả cho thấy, nồng độ HDL-C thấp nhất và LDL-C cao nhất ở kiểu gen
C/C.
Kết quả phân tích theo kiểu gen của đa hình APOE rs7412 trên toàn mẫu (bảng 3.6) chỉ ra
rằng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05) giữa các kiểu gen về nồng độ cả ba chỉ số TG,
cholesterol và LDL-C. Cụ thể, nồng độ TG tăng dần ở đ ối t ượng mang ki ểu gen C/C, T/C và T/T;
nồng độ cholesterol tăng dần theo kiểu gen T/C, T/T và C/C; nồng độ LDL-C tăng dần theo ki ểu
gen T/T, T/C và C/C.

Bảng 3.6. Nồng độ các chỉ số lipid máu theo kiểu gen của đa hình APOE rs7412
Đặc
điểm
C/C
T/C


TG (mmol/L)

Cholesterol

HDL-C

LDL-C (mmol/L)

0,81 (0,63 – 1,13)

(mmol/L)
4,00 (3,53 – 4,46)

(mmol/L)
1,36 ± 0,29

2,34 (2,00 – 2,97)

0,91 (0,68 – 1,24)

3,74 (3,30 – 4,03)

1,37 ± 0,28

2,00 (1,83 – 2,55)

12



T/T
P

1,32 (0,73 – 1,60)

1,36 ± 0,40
1,90 (1,51 – 2,32)
a
0,980
0,031
0,003
< 0,001b
a
Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch
b

3,80 (3,20 – 3,95)
b

chuẩn, P nhận được từ kiểm định One – Way ANOVA test.
b

Các biến không tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng trung v ị và 25 th – 75th

percentile, P nhận được từ kiểm định Kruskall – Wallis test.
4.2.

Nồng độ các chỉ số lipid máu theo kiểu gen c ủa đa hình APOE k ết h ợp c ả hai SNP

rs429358 và rs7412

Bảng 3.7 thể hiện kết quả phân tích mối liên quan giữa các kiểu gen c ủa đa hình APOE kết
hợp cả hai SNP rs429358 và rs 7412 với nồng độ các chỉ số lipid máu ở đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm

TG (mmol/L)

Cholesterol (mmol/L)

HDL-C
(mmol/L)

LDL-C
(mmol/L)

ε3/ε3

0,81 (0,60 – 1,14)

3,94 (3,50 – 4,40)

1,38 ± 0,30

2,30 (1,95 – 2,72)

ε2/ε3

0,90 (0,68 – 1,21)

3,70 (3,30 – 4,02)


1,37 ± 0,28

2,00 (1,82 – 2,46)

ε3/ε4

0,82 (0,68 – 1,03)

4,10 (3,65 – 4,60)

1,27 ± 0,24

2,61 (2,10 – 3,01)

ε2/ε2

1,32 (0,73 – 1,60)

3,80 (3,20 – 3,95)

1,36 ± 0,40

1,90 (1,51 – 2,32)

ε2/ε4

1,06 (0,84 – 2,29)

3,90 (3,74 – 4,28)


1,36 ± 0,36

2,32 (1,92 – 2,71)

ε4/ε4

1,37 (1,09 – 1,50)

4,10 (3,80 – 4,55)

1,16 ± 0,18

3,17 (2,49 – 3,44)

b

P

b

a

0,058
0,005
0,147
Bảng 3.7. Nồng độ các chỉ số lipid máu theo kiểu gen của đa hình APOE
a

< 0,001b


Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch

chuẩn, P nhận được từ kiểm định One – Way ANOVA test.
b

Các biến không tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng trung vị và 25 th – 75th

percentile, P nhận được từ kiểm định Kruskall – Wallis test.
Qua phân tích nhận thấy rằng, giữa các kiểu gen có sự chênh l ệch v ề n ồng đ ộ các ch ỉ s ố
lipid trong máu. Kiểu gen ε4/ε4 có chỉ số TG, cholesterol và LDL-C cao nhất và chỉ số HDL-C thấp
nhất so với các kiểu gen còn lại. Tuy nhiên, chỉ có cholesterol và LDL-C là có sự khác bi ệt có ý ngh ĩa
thống kê với P < 0,05.
Chỉ số cholesterol tăng dần theo các kiểu gen ε2/ε3, ε2/ε2, ε2/ε4, ε3/ε3, ε3/ε4 và ε4/ε4. Chỉ
số LDL-C tăng dần theo các kiểu gen ε2/ε2, ε2/ε3, ε3/ε3, ε2/ε4, ε3/ε4 và ε4/ε4. Nhóm gen ε3/ε4 và
ε4/ε4 có nồng độ cholesterol và LDL-C cao nhất, tương đồng với các nghiên cứu khác [40, 70].
5. Mối liên quan của đa hình APOE với RLCHLM ở trẻ em tiểu học
5.1.
Mối liên quan của đa hình APOE rs429358 với RLCHLM và rối loạn các thành phần của
lipid máu
5.1.1. Mối liên quan của đa hình APOE rs429358 với RLCHLM
Chúng tôi tiến hành phân tích mối liên quan gi ữa ki ểu gen của đa hình APOE rs429358 với
nguy cơ mắc RLCHLM, kết quả thể hiện ở bảng 3.8 với các mô hình giả định như sau:
13


Mô hình đồng trội: Kiểu gen C/C và T/C được coi là có ảnh hưởng đối với RLCHLM và
được phân tích riêng khi so sánh với kiểu gen T/T làm tham chiếu.
Mô hình trội: Trong mô hình này, nhóm trẻ mang alen C (gồm kiểu gen T/C và C/C được
giả định là có ảnh hưởng làm tăng nguy cơ đối với RLCHLM và được so sánh với nhóm trẻ không
mang alen T (kiểu gen T/T).

Mô hình lặn: Trong mô hình này chỉ những trẻ có kiểu gen đồng hợp tử C/C được coi là có
nguy cơ đối với RLCHLM, còn các kiểu gen khác là T/C và T/T không có ảnh hưởng đối với
RLCHLM được gộp chung vào một nhóm.
Mô hình siêu trội: Trong mô hình này kiểu gen T/C được coi là có ảnh hưởng đ ối v ới
RLCHLM còn kiểu gen T/T và C/C không có ảnh hưởng được gộp chung vào một nhóm.
Mô hình cộng hợp: Trong mô hình này, alen C được giả định có ảnh hưởng đối với
RLCHLM và mức độ ảnh hưởng tăng theo số lượng alen C có trong kiểu gen (kiểu gen C/C có
ảnh hưởng mạnh hơn kiểu gen T/C).
Kết quả phân tích phân tích đơn biến ảnh hưởng của đa hình APOE rs429358 cho thấy,
không mô hình giả định nào có ảnh hưởng có ý ngh ĩa thống kê v ới RLCHLM ( P > 0,05). Giá trị AIC
(Akaike information criterion) và BIC (Bayesian information criterion) giúp chúng tôi ch ọn l ựa mô
hình có tiềm năng liên quan với RLCHLM nhất. AIC, BIC càng nh ỏ, mối liên quan ti ềm n ăng càng
cao. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhi ễu gồm tu ổi, gi ới tính, vùng và BMI, v ới P >
0,05, chúng tôi vẫn chưa tìm được mối liên quan nào gi ữa SNP rs429358 trong các mô hình gi ả đ ịnh
với RLCHLM.
Bảng 3.8. Các mô hình phân tích mối liên quan của đa hình APOE rs429358
với RLCHLM
Kiểu
P
P*
Mô hình
OR (95% CI)
OR*(95% CI)
AIC
gen
T/T
1,00
1,00
0,91
0,88

Đồng
T/C
0,745
0,672
(0,53 – 1,58)
(0,50 – 1,57)
577,4
trội
3,98
4,80
C/C
0,261
0,221
(0,36 – 44,36)
(0,39 – 59,19)
T/T
1,00
1,00
Trội
576,9
T/C
0,98
1,05
0,928
0,867
C/C
(0,57 – 1,66)
(0,60 – 1,84)
T/T
1,00

1,00
T/C
Lặn
575,5
4,04
0,20
C/C
0,256
0,215
(0,36 – 44,92)
(0,02 – 2,52)
Siêu trội
T/T
576,7
1,00
1,00
C/C
T/C
0,90
0,713
1,15
0,640
14

BIC

589,7

585,1


583,7
584,9


(0,52 – 1,56)
(0,65 – 2,04)
Cộng hợp với mỗi
1,04
1,03
0,865
0,906
alen C
(0,64 – 1,72)
(0,61 – 1,74)
Giá trị P thu được từ phân tích hồi quy đa biến logistic regression.

576,8

585,1

OR*, P* là giá trị đã điều chỉnh theo tuổi, giới, vùng và BMI.
5.1.2.

Mối liên quan của đa hình APOE rs429358 với rối loạn các thành phần của lipid máu
Bảng 3.9 thể hiện kết quả phân tích mối liên quan c ủa đa hình APOE rs429358 với rối

loạn LDL-C trên đối tượng nghiên cứu trong các mô hình gi ả định. K ết qu ả, chúng tôi đã tìm th ấy m ối
liên quan trong hầu hết các mô hình.
Ở mô hình đồng trội, kiểu gen T/C làm tăng nguy cơ rối lo ạn LDL-C lên 2,43 l ần (95%
CI: 1,02 – 5,80) khi phân tích đơn biến và tăng 2,62 lần (95% CI: 1,08 – 6,36) sau khi điều chỉnh các

yếu tố gây nhiễu với P và P* lần lượt là 0,045 và 0,033. Trong khi đó kiểu gen C/C không có mối liên
quan có ý nghĩa với rối loạn LDL-C.
Ở mô hình trội, kiểu gen có chứa alen C làm tăng nguy c ơ rối lo ạn LDL-C lên 2,65 l ần
(95% CI: 1,15 – 6,12) và 2,83 lần (95% CI: 1,20 – 6,64) trước và sau điều chỉnh với P = 0,022 và P*
= 0,017. Mô hình lặn không có mối liên quan có ý nghĩa với rối loạn LDL-C.
Trong mô hình siêu trội, chúng tôi chỉ tìm thấy mối liên quan gi ữa ki ểu gen T/C v ới s ự t ăng
LDL-C quá ngưỡng sau khi đã điều chỉnh các yếu tố gây nhi ễu. V ới P* = 0,041, kiểu gen này được xác
định làm tăng nguy cơ rối loạn LDL-C lên 2,51 lần (95% CI: 1,04 – 6,04).
Xét mô hình cộng hợp, với giá trị P = 0,012 và P* = 0,011, mỗi alen C sẽ làm tăng nguy cơ
rối loạn LDL-C lên 2,61 lần (95% CI: 1,24 – 5,50) và 2,67 lần (95% CI: 1,25 – 5,67) trước và sau
khi điều chỉnh.
Trong các mô hình có mối liên quan v ới rối lo ạn LDL-C, chúng tôi nh ận th ấy r ằng, mô hình
cộng hợp có giá trị AIC, BIC nhỏ nhất và mức dao động 95% CI th ấp nh ất. Do đó, mô hình c ộng
hợp là mô hình phù hợp nhất trong mối liên quan giữa đa hình APOE rs429358 với rối loạn LDL-C.
Bảng 3.9. Các mô hình phân tích mối liên quan của đa hình APOE rs429358 với rối loạn LDLC

15



hình
Đồng
trội

Kiểu gen

OR (95% CI)

T/T


1,00
2,43
(1,02 – 5,80)
9,42
(0,82 – 108,57)
1,00
2,65
(1,15 – 6,12)

T/C
C/C
T/T
T/C
C/C
T/T
T/C

Trội

Lặn

Siêu trội

OR*(95% CI)

P

0,045
0,072


0,022

1,00
2,62
(1,08 – 6,36)
7,64
(0,64 – 90,92)
1,00
2,83
(1,20 – 6,64)

1,00

1,00

C/C

7,78
(0,68 – 88,51)

6,21
(0,53 – 72,87)

T/T
C/C

1,00

0,098


P*

0,033

AIC

BIC

210,1

222,5

209,1

217,3

211,7

219,9

210,5

218,7

208,2

216,5

0,108


0,017

0,146

1,00

2,32
2,51
T/C
0,056
0,041
(0,98 – 5,51)
(1,04 – 6,04)
Cộng hợp với mỗi
2,61
2,67
0,012
0,011
alen C
(1,24 – 5,50)
(1,25 – 5,67)
Giá trị P thu được từ phân tích hồi quy đa biến logistic regression
OR*, P* là giá trị đã điều chỉnh theo tuổi, giới, vùng và BMI

Các phân tích ảnh hưởng của đa hình APOE rs429358 với rối loạn TG, cholesterol và HDLC đều không cho kết quả có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05). Kết quả phân tích có thể tham khảo ở
bảng 6, 7, 10 (phụ lục).
5.2.

Mối liên quan của đa hình APOE rs7412 với RLCHLM và rối lo ạn các thành ph ần c ủa


lipid máu
5.2.1. Mối liên quan của đa hình APOE rs7412 với RLCHLM
Bảng 3.10 thể hiện kết quả phân tích mối liên quan gi ữa ki ểu gen c ủa đa hình APOE
rs7412 với RLCHLM trong với các mô hình giả định như sau:
Mô hình đồng trội: Kiểu gen T/T và T/C được coi là có ảnh hưởng đối với RLCHLM và
được phân tích riêng khi so sánh với kiểu gen C/C làm tham chiếu.
Mô hình trội: Trong mô hình này, nhóm trẻ mang alen T (gồm kiểu gen T/C và T/T được
giả định là có ảnh hưởng làm tăng nguy cơ đối với RLCHLM và được so sánh với nhóm trẻ không
mang alen T (kiểu gen C/C).
Mô hình lặn: Trong mô hình này chỉ những trẻ có kiểu gen đồng hợp tử T/T được coi là có
nguy cơ đối với RLCHLM, còn các kiểu gen khác là T/C và C/C không có ảnh hưởng đối với
RLCHLM được gộp chung vào một nhóm.
16


Mô hình siêu trội: Trong mô hình này kiểu gen T/C được coi là có ảnh hưởng đối v ới
RLCHLM còn kiểu gen T/T và C/C không có ảnh hưởng được gộp chung vào một nhóm.
Mô hình cộng hợp: Trong mô hình này, alen T được giả định có ảnh hưởng đối với
RLCHLM và mức độ ảnh hưởng tăng theo số lượng alen T có trong kiểu gen (kiểu gen T/T có
ảnh hưởng mạnh hơn kiểu gen T/C).
Kết quả phân thích đơn biến ảnh hưởng của gen đa hình APOE rs7412 đối với nguy cơ mắc
bệnh RLCHLM cho thấy không có sự liên quan giữa SNP này với RLCHLM ở đối tượng nghiên cứu
trong tất cả các mô hình giả định.
Sau khi phân tích đa biến loại bỏ các yếu tố gây nhi ễu nh ư tu ổi, gi ới tính, vùng và BMI, chúng
tôi cũng không tìm thấy mối liên quan nào có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05) giữa đa hình APOE rs7412
với RLCHLM.

Bảng 3.10. Các mô hình phân tích mối liên quan của đa hình APOE rs7412 với RLCHLM

hình

Đồng

Kiểu gen

OR (95% CI)

C/C

1,00
1,18

T/C

trội
T/T

Trội

C/C

(0,82 – 14,87)
1,00

T/C

1,34

T/T

(0,79 – 2,25)


T/C
Lặn

C/C
T/T
C/C

Siêu trội

(0,68 – 2,05)
3,50

T/T
T/C

OR*(95% CI)

P

0,564
0,090

0,276

1,00
1,19
(0,66 – 2,14)
3,79
(0,85 – 16,96)

1,00
1,37
(0,79 – 2,37)

1,00

1,00

3,41

3,70

(0,81 – 14,48)

0,096

(0,83 – 16,53)

1,00

1,00

1,14

1,16

(0,66 – 1,99)

0,633


17

(0,65 – 2,07)

P*

0,558

AIC

BIC

575,6

588,0

575,7

583,9

574,0

582,2

576,6

584,9

0,081


0,261

0,086

0,624


Cộng hợp với mỗi

1,40

1,43

0,140

alen T
(0,90 – 2,18)
(0,90 – 2,28)
Giá trị P thu được từ phân tích hồi quy đa biến logistic regression.

0,129

574,7

582,9

OR*, P* là giá trị đã điều chỉnh theo tuổi, giới, vùng và BMI.
5.2.2.

Mối liên quan của đa hình APOE rs7412 với rối loạn các thành phần của lipid máu

Bảng 3.11 thể hiện kết quả phân tích mối liên quan giữa đa hình APOE rs7412 với rối

loạn TG trên đối tượng nghiên cứu trong các mô hình giả định. Chúng tôi đã tìm th ấy m ối liên quan
trong mô hình đồng trội, mô hình lặn và mô hình cộng hợp.
Bảng 3.11. Các mô hình phân tích mối liên quan của đa hình APOE rs7412
TG

18

với rối loạn


Mô hình

Đồng trội

Kiểu
gen
C/C
T/C
T/T

Trội

C/C
T/C
T/T
C/C

Lặn


T/C
T/T
C/C

Siêu trội

T/T
T/C

OR (95% CI)

P

1,00
1,25

0,458

(0,69 – 2,27)
5,33

0,024

(1,25 – 22,76)
1,00
1,50

0,146


(0,87 – 2,60)

OR*(95% CI)
1,00
1,24
(0,66 – 2,33)
6,36
(1,39 – 29,22)
1,00
1,53
(0,85 – 2,73)

1,00

1,00

5,15

6,18

0,026

(1,21 – 21,92)

(1,35 – 28,28)

1,00

1,00


1,20

1,19

0,549

(0,66 – 2,17)
1,60

(0,63 – 2,22)
1,65

0,047
(1,01 – 2,53)
(1,01 – 2,68)
Giá trị P thu được từ phân tích hồi quy đa biến logistic regression.

Cộng hợp với mỗi alen T

P*

0,504

AIC

BIC

507,6

519,9


509,2

517,4

506,1

514,3

510,8

519,1

507,4

515,6

0,017

0,153

0,019

0,595
0,045

OR*, P* là giá trị đã điều chỉnh theo tuổi, giới, vùng và BMI.
Trong mô hình đồng trội, chỉ có kiểu gen T/T có m ối liên quan v ới r ối lo ạn TG, nó làm t ăng
nguy cơ rối loạn TG lên 5,33 lần (95% CI: 1,25 – 22,76) khi phân tích đơn biến và tăng 6,36 lần
(95% CI: 1,39 – 29,22) khi phân tích đa biến. Mối liên quan này có ý ngh ĩa v ới giá tr ị P = 0,024 và P* =

0,017.
Xét mô hình lặn, P = 0,026 và P* = 0,019 cũng cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa kiểu gen
T/T và rối loạn TG. Cụ thể, kiểu gen này làm tăng nguy cơ rối loạn lên 5,15 lần (95% CI: 1,21 – 21,92)
và 6,18 lần (95% CI: 1,35 – 28,28) trước và sau khi điều chỉnh.
Ở mô hình cộng hợp, với alen T được giả định có liên quan tới RLCHLM. Kết quả đã cho thấy,
với mỗi alen T trong kiểu gen, nguy cơ rối loạn TG sẽ bị tăng lên 1,60 lần (95% CI: 1,01 – 2,53) và
1,65 lần (95% CI: 1,01 – 2,68) trước và sau khi điều chỉnh. Sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê với P
= 0,047 và P* = 0,045.

19


Trong các mô hình này, mô hình cộng hợp được chọn là mô hình phù hợp nhất với giá trị AIC, BIC
nhỏ nhất và mức dao động của 95% CI thấp nhất. Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
trong mô hình trội và siêu trội.
Khi phân tích ảnh hưởng của đa hình APOE rs7412 với rối loạn cholesterol, LDL-C và
HDL-C đều không cho kết quả có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05). Kết quả phân tích có thể tham khảo
ở bảng 8, 9, 11 (phụ lục).
5.3.

Mối liên quan của sự kết hợp hai SNP rs429358 và rs7412 v ới RLCHLM và r ối lo ạn các

thành phần của lipid máu
Để tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa hai SNP rs429358 và rs7412 c ủa gen APOE với
RLCHLM và sự rối loạn ở từng thành phần lipid máu, chúng tôi ti ến hành phân tích ảnh h ưởng c ủa
sự kết hợp các kiểu gen và haplotype. Kết quả đã chỉ ra một số liên quan khi phân tích v ới s ự r ối
loạn LDL-C máu trên đối tượng nghiên cứu, thể hiện ở bảng 3.12.
Khi phân tích kết hợp theo kiểu gen, kết qu ả đã cho th ấy có m ối liên quan có ý ngh ĩa ( P =
0,040; P* = 0,034) giữa các cá thể mang alen ε4 với sự tăng LDL-C máu. Cụ thể, alen ε4 làm tăng
nguy cơ rối loạn LDL-C lên 2,55 (95% CI: 1,04 – 6,24) lần khi phân tích đ ơn bi ến và t ăng 2,68 l ần

(95% CI: 1,08 – 6,65) khi phân tích đa biến. Điều này cho th ấy alen ε4 là alen nguy cơ của
RLCHLM. Có thể giải thích do apo E4 có ái lực cao v ới th ụ th ể trên b ề m ặt LDL và VLDL đ ồng
thời làm tăng hấp thu chất béo vào máu, dẫn đến làm tăng lượng LDL-C [70].
Hai SNP rs429358 và rs7412 của gen APOE trong nghiên cứu này có vị trí ngay gần nhau trên
NST, chúng cách nhau 46 acid amin, vì vậy chúng có liên k ết ch ặt ch ẽ v ới nhau v ới D’ = 0,9913 ( P
= 0,0048). Các tổ hợp haplotype được tạo thành giữa hai SNP này bao g ồm T-C, T-T và C-C v ới t ần
số tương ứng là 0,8267, 0,0889 và 0,0844. Khi tiến hành tìm hi ểu v ề m ối liên quan gi ữa các
haplotype này với RLCHLM, chúng tôi phát hiện ra rằng, haplotype C-C xu ất hiện v ới tần số thấp
nhất và có liên quan tới sự rối loạn LDL-C trong máu. S ự xu ất hi ện c ủa haplotype này làm t ăng
nguy cơ rối loạn LDL-C lên 2,58 lần (95% CI: 1,22 – 5,47; P = 0,014) khi phân tích đơn biến và
tăng 2,64 lần (95% CI: 1,23 – 5,65; P = 0,013) sau khi đã điều chỉnh một số yếu tố gây nhiễu.
Bảng 3.12. Mối liên quan của sự kết hợp hai SNP rs429358 và rs7412

với rối loạn

LDL-C
OR (95% CI)
Kết hợp theo
kiểu gen

ε3/ε3
ε2 carrier

1,00
0,90

(ε2/ε2, ε2/ε3)
ε4 carrier

(0,25 – 3,17)

2,55

(ε3/ε4, ε4/ε4)

(1,04 – 6,24)

20

P

0,864
0,040

OR*(95% CI)
1,00
0,90
(0,25 – 3,22)
2,68
(1,08 – 6,65)

P*

0,875
0,034


3,08

ε2/ε4


(0,35 – 27,17)

rs429358
T

rs7412
C

T

T

C

C

Kết hợp theo
haplotype

1,00
0,89
(0,32 – 2,43)
2,58

(1,22 – 5,47)
C
T
OR*, P* là giá trị đã điều chỉnh theo tuổi, giới, vùng và BMI

0,310


0,820
0,014
-

4,00
(0,43 – 37,33)
1,00
0,91
(0,33 – 2,49)
2,64
(1,23 – 5,65)
-

0,223

0,850
0,013
-

Các phân tích với RLCHLM và các thành phần lipid máu khác (TG, cholesterol và HDL-C)
không tìm thấy liên quan có ý nghĩa thống kê nên không đ ược trình bày trong lu ận v ăn, có th ể tham
khảo ở bảng 12, 13, 14, 15 (phụ lục).
Như vậy, nghiên cứu này của chúng tôi đã tìm ra m ột s ố m ối liên quan nh ất đ ịnh gi ữa đa hình
APOE rs429358 và rs7412 với RLCHLM ở tr ẻ em. K ết qu ả nghiên c ứu ch ỉ ra r ằng: SNP
rs429358 có liên quan với rối lo ạn LDL-C; SNP rs7412 có liên quan v ới r ối lo ạn TG; alen ε4 và
haplotype C-C có liên quan t ới rối lo ạn LDL-C ở tr ẻ em ti ểu h ọc m ột s ố t ỉnh mi ền B ắc Vi ệt
Nam. Các mối liên quan này đ ều có ý ngh ĩa c ả khi phân tích đ ơn bi ến và phân tích đa bi ến (đi ều ch ỉnh
theo tuổi, giới, vùng và BMI). Đi ều này cho th ấy, APOE có liên quan độc lập với RLCHLM, không
phụ thuộc vào BMI.

Trong quá trình thực hiện đề tài và tham khảo nhi ều công trình khác trên th ế gi ới, chúng tôi
nhận thấy rằng nghiên cứu này có một số điểm mạnh so với các nghiên c ứu khác. Bên c ạnh vi ệc phân
tích mối liên quan của đa hình APOE với RLCHLPM, chúng tôi còn phân tích mối liên quan v ới s ự
rối loạn của từng thành phần lipid máu. Để tìm hi ểu đ ược sâu h ơn v ề các m ối liên quan này, nghiên
cứu được thực hiện trên cả hai SNP rs429358 và rs7412 của gen APOE. Kết quả phân tích ở từng
SNP và cả sự kết hợp của hai SNP đã giúp tìm ra được những mối liên quan có ý ngh ĩa v ới RLCHLM
ở trẻ em tiểu học. Đặc biệt là mối liên quan giữa RLCHLM và haplotype, đi ều mà nhi ều nghiên c ứu
trên thế giới vẫn chưa phân tích.
Tuy nhiên, do quy mô một luận văn thạc sỹ, nghiên c ứu này v ẫn còn nhi ều h ạn ch ế. C ỡ
mẫu của nghiên cứu vẫn còn nhỏ và chưa loại trừ được ảnh hưởng của các đ ặc đi ểm giai đo ạn s ơ
sinh, thói quen ăn uống hay hoạt động thể lực đối với mối liên quan của đa hình APOE rs429358 và
rs7412 tới RLCHLM ở trẻ em tiểu học. Đối tượng tham gia nghiên c ứu ch ưa đ ược xét nghi ệm
nồng độ các hormone liên quan đến chuyển hóa lipid máu do các xét nghi ệm này r ất t ốn kém và khó th ực
hiện. Tuy nhiên, hạn chế này có thể chấp nhận do hormone ít có ảnh h ưởng t ới RLCHLM. Ngoài
ra, mô hình hình tiên lượng RLCHLM tốt nhất cho tr ẻ em ti ểu h ọc m ột s ố t ỉnh mi ền B ắc v ẫn
21


chưa được xây dựng. Vì vậy, trong tương lai cần tiếp tục có những nghiên c ứu m ở r ộng và đi sâu
hơn.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Tần số kiểu gen và alen APOE trong 450 đối tượng của nghiên cứu này là: ε2/ε2 (1,8%),
ε2/ε3 (12,7%), ε2/ε4 (1,5%), ε3/ε3 (69,3%), ε3/ε4 (14,0%), ε4/ε4 (0,7%) và ε2 (8,9%), ε3 (82,7%), ε4
(8,4%).
- Tần số kiểu gen và alen của SNP rs429358 tuân theo quy luật Hardy-Weinberg ở cả nhóm
bệnh, nhóm chứng và toàn mẫu. Trong khi đó, tần số kiểu gen và alen của SNP rs7412 chỉ có nhóm chứng
tuân theo quy luật này.
2. Đặc điểm nồng độ các chỉ số lipid máu theo kiểu gen của đa hình APOE:

- Kiểu gen C/C của đa hình SNP rs429358 có nồng độ LDL-C cao nh ất và HDL-C th ấp
nhất với P < 0,05.
- Kiểu gen C/C của đa hình SNP rs7412 có nồng độ LDL-C và cholesterol cao nh ất; ki ểu
gen T/T có nồng độ TG cao nhất với P đều < 0,05.
- Với đa hình APOE trên cả hai SNP rs429358 và rs7412, kiểu gen ε4/ε4 có nồng độ TG,
cholesterol, LDL-C cao nhất và nồng độ HDL-C thấp nhất (P < 0,05).
3. Phân tích đơn biến và đa biến mối liên quan c ủa đa hình APOE với RLCHLM và rối loạn
từng thành phần lipid máu cho thấy:
- SNP rs429358 có liên quan tới rối loạn LDL-C: Theo mô hình c ộng h ợp, m ỗi alen C s ẽ
làm tăng nguy cơ rối loạn LDL-C lên 2,61 lần (P = 0,012) và 2,67 lần (P = 0,011) trước và sau khi
điều chỉnh.
- SNP rs7412 có liên quan tới rối loạn TG: Theo m ô hình cộng hợp, với mỗi alen T trong
kiểu gen, nguy cơ rối loạn TG sẽ bị tăng lên 1,60 lần (P = 0,047) và 1,65 lần (P = 0,045) trước và sau
khi điều chỉnh.
- Alen ε4 làm tăng nguy cơ rối loạn LDL-C lên 2,55 lần ( P = 0,040) khi phân tích đơn biến và
2,68 lần (P = 0,034) khi phân tích đa biến.
- Haplotype C-C làm tăng nguy cơ rối loạn LDL-C lên 2,58 lần ( P = 0,014) khi phân tích đơn
biến và 2,64 lần (P = 0,013) khi phân tích đa biến.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
22


- Cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn tìm hiểu s ự tương tác của đa hình APOE tại SNP
rs429538 và rs7412 với các SNP khác trên cùng gen APOE hoặc với SNP trên các gen khác.
- Cần thực hiện những nghiên cứu mở rộng với cỡ mẫu lớn hơn và ở nhi ều độ tu ổi khác
nhau, xác định ảnh hưởng tương tác của nhiều SNP đối với RLCHLM.
- Cần thực hiện các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường kết hợp với kiểu
gen đến RLCHLM, từ đó xây dựng mô hình tiên lượng sớm bệnh RLCHLM.


23



×