Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quy hoạch sử dụng đất đai xã vũ hoà, huyện kiến xương, tỉnh thái bình giai đoạn 2005 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 104 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Nó là điều
kiện, cơ sơ, nền tảng để phát triển các ngành kinh tế-xã hội như:
công nghiệp xây dựng, du lịch, dịch vụ...
Theo hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà nước quản lý thống nhất, quản lý
đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đai
đúng mục đích và có hiêụ quả “. Quy hoạch sử dụng đất đai là công
cụ quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất đai của
các ngành kinh tế xã hội và của các địa phương. Động thời quy
hoạch đất đai mang tính chất dự báo và thể hiện mục tiêu, chiến
lược phát triển kinh tế của các ngành và các vùng lãnh thổ trên từng
địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu
quả.
Qua quá trình khảo sát thực tế việc quy hoạch đất đai tại
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cùng thầy giáo-PGS, TS Ngô
Đức Cát, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy,các anh chị
trong đoàn. đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo-Th.S Vũ Thị Thảo,
em đã lựa chọn được đề tài nghiên cứu: “Quy hoạch sử dụng đất
đai xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn
2005-2015 “. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, tìm hiểu sâu
hơn quá trình quy hoạch sử dụng đất đai, lấy kinh nghiệm thực tiễn
từ một địa phương cụ thể, vận dụng những kiến thức đã học vào


công tác quy hoạch, sử dụng đất cấp xã, nắm được công việc thực tế
của một người làm quy hoạch sử dụng đất đai.
Đề tài được nghiên cứu thông qua phương pháp biện chứng và
phân tích tổng hợp. Với phương pháp này quá trình quy hoạch sử
dụng đất đai được xem xét từ cơ sở lý thuyết đến quy hoạch cụ thể
tại một địa phương. Các hoạt động thực tiễn được phân tích, tổng


kết để làm sáng tỏ, phong phú thêm những vấn đề về lí luận.

Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Cơ sở khoa học của việc quy hoạch sử dụng đất đai.
CHƯƠNG II:

Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Vũ Hoà,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

CHƯƠNG III : GIải pháp tổ chức và thực hiện quy hoạch sử dụng
đất .
Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực, kinh nghiệm thực tế
còn nhiều hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vvậy em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo và bạn đọc.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ

1.

Khái niệm và vai trò vủa quy hoạch sử dụng đất:

a.

Khái niệm:
Quy hoạch đất đai là việc kinh doanh hay điều chỉnh việc

khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và rong phạm vi cả

nước, là sự tính toán, phân bổ việc sử dụng đất đai cụ thể về số
lượng, chất lượng, vị trí không gian.
Mục tiêu của quy hoạch đất đai là làm căn cứ cho việc xây
dựng kế hoạch đất đai, nhằm lựa chon phương án sử dụng đất đai
hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh
quốc phòng.
Theo như giáo trình: “ Quản lý Nhà Nước về đất đai “ thì quy
hoạch đất đai là việc bố trí, sắp xếp các loại đất cho các đối tượng
sử dụng theo phạm vi không gian và trong từng thời gian nhất định,
với mục đích phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội của Đất nước và cho phép sử dụng hợp lý các yếu tố đất đai.
b.

Vai trò cảu quy hoạch đất đai.
Quy hoạch đất đai là một trong những công cụ quan trọng và

là nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất
đai. Đồng thời quy hoạch đất đai còn góp phần thúc đẩy quá trình
hiện đại hoá Đất nước bằng việc khoanh định, phân bổ đất đai cho


các ngành, các khu vực sử dụng đungd mục đích, đem lạihiệu quả
kinh tế cao.
Quy hoạch đất đai còn là cơ sở đảm bảo cho sự lãnh đạo,
quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước. Thông qua quy hoạch,
thông qua sự bố trí, sắp xếp sử dụng các loại đất đai đã được phê
duyệt và được thể hiện trên các bản quy hoạch, Nhà nước kiểm soát
được mọi diễn biến về tình hình sử dụng và biến động đất đai trong
cả nước. Từ đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai lãng phí,
bừa bãi, sử dụng không đúng mục đích. Mặt khác, thông qua quy

hoạch buộc các đối tượng chỉ được phép sử dụng đất đai trong phạm
vi ranh giới của mình, động thời giúp cho Nhà nước có cơ sở để
quản lý đất đai chắc chắn và trật tự hơn, các tranh chấp vướng mắc
đất đai có cơ sở để giải quyết dễ dàng hơn.
Quy hoạch đất đai còn là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất
đai. Kế hoạch sử dụng đất thể hiện tất cả các mục tiêu, quan điểm
và chỉ tiêu tổng thể của quy hoạch. Như vậy, việc xây dựng kế
hoạch phải dựa vào quy hoạch, coi quy hoạch là một trong các căn
cứ không thể thiếu được của kế hoạch. Quy hoạch càng có cơ sở
khoa học càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch càng co điều kiện
để thực hiện chính xác bấy nhiêu.
Quy hoạch đất đai tạo điều kiện để sử dụng đất đai và nhà ở
hợp lý. Trên cơ sở phân hạng đất đai, Nhà nước đã bố trí, sắp xếp
các laọi đất đai cho các loại đối tượng quản lý và sử dụng. Đồng
thời quy hoạch đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá
của các loại đất hợp lý. Việc tính thuế và xác định giá cả đất đai


phải căn cứ vào việc đánh giá phân hạng cácloại đất đai và quy mô
đất đai của các đối tượng sử dụng. Như vậy quy hoạch sử dụng đất
đai càng có cơ sở khoa học, thì việc tính thuế , giá cả đất đai càng
hợp lý, chính xác hơn.
Nói tóm lại, quy hoạch đất đai có vai trò vô cùng quan trọng
đối với việc quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng và đối với sự
nghiệp phất triển kinh tế Đất nước nói chung.
Hiện nay công tác quy hoạch đất đai ở nước ta được tiến hành
ở 4 cấp: quy hoạch đất đai cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Trong đó quy hoạch đất cấp xã là quy hoạch đất đai chi tiết nhất.
Khi thực hiện quy hoạch đất đai cần chú ý thực hiện theo
đúng quy trình. Bởi vì có như vậy công tác quy hoạch đất đai mới

đạt được chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội. Quy trình quy hoạch
đất đai là trình tự các bước cần thiết phải làm trong công tác quy
hoạch đất đai ở mỗi địa phương.
Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều văn bản,tài liệu của Chính
phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập quy
trình quy hoạch đất đai nhưng khi xuống các địa phương lại thực
hiện không chính xác hoặ không đúng theo quy trình, một số địa
phương còn bỏ bớt một số bước, hay nội dung các bước bị trùng lặp
nên chất lượng quy hoạch đất đai chưa cao. Do đó việc thực hiện
quy hoạch đất đai theo đúng quy trình mà Bộ Tài nguyên và Môi
trường đưa ra là rất quan trọng và cần thiết


2.

Yêu cầu đối với quy hoạch sử dụng đất.
Khi tiến hành lập quy hoạch đất đai phải căn cứ vào quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, có như vậy
mới đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả sử dụng
đất.
Quy hoạch đất đai phải chính xác và đảm bảo tính thống
nhất. Quy hoạch đất đai của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch
đất đai của cấp trên. Và trong qua trình lập quy hoạch phải điều tra
nghiêm cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để
có phương án quy hoạch đất phù hợp.
Quy hoạch đất đai của kỳ này phải căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất đai của kì trước, tức là rút ra những điều mà quy hoạch đất
đai kì trước đã làm được thì quy hoạch lần này không phải thực hiện
lại và những gì chưa làm được thì phải làm lại, khắc phục những

khó khăn, hạn chế trong làn quy hoach trước.
3.

Quy định pháp lý về nội dung quy hoạch sử dụng đất.
Trước đây luật đất đai 1993 chỉ quy định nội dung quy

hoạch đất đai là sự khoanh định các loại đất như đất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp của từng địa phương, của cả nước và sự điều chỉnh
việc khoanh định đó cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh
tế-xã hội của điạ phương. Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa và bổ
sung đầy đủ thêm nội dung quy hoạch đất đai và trong Nghị định số
181/2004/NĐ-CP cụ thể hoá nội dung này cho các địa phương dễ
dàng thực hiện. Cụ thể như sau:


3.1. Điều tra nghiên cứu, phân tíc, tổng hợp điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch. Về điều kiện tự
nhiên cần nắm được tình hình về địa hình, thời tiết, khí hậu, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là nắm được hiện trạng quỹ
đất đai, tình hình sử dụng đất đai của địa phương. Về kinh tế-xã hội
thì điều tra nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế, phát triển
các ngành và co sở hạ tầng, dân số, lao động, việc làm...
3.2. Đánh giá hiện trạng và biến động ử dụng đất trong kỳ quy
hoạch trước theo các mục đích sử dụng gồm:
-

Đất trồng lúa nước

-


Đất trồng cây hàng năm khác

-

Đất trồng cây lâu năm: đất rừng sản xuất , đất rừng phòng

hộ, đất rừng đặc dụng
-

Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp

khác
-

Đất ở taị nông thôn, đất ở tại đô thị

-

Đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp

-

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh

-

Đất sản xuất

-


Đất kinh doanh phi nông nghiệp

-

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

-

Đất sông ngòi, kênh rạch...mặt nước chuyên dùng

-

Đất tôn giáo, đất làm nghĩa tran, nghĩa địa

-

Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá

không có rừng cây.


3.3.

Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp giữa hiện

trạng sử dụng đất với tiềm năng đất đai, với xu hướng phát triển
kinh tế xã hội, khoa học-công nghệ theo quy định sau:


Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không


phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với
chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội,
khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất.


Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng dựa vào sử

dụng cho các mục đích: nông nghiệp, công nghiệp, phi công nghiệp,
du lịch, dịch vụ...
3.4.

Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch đất đai

trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ quy hoạch sau. Tức là
đánh giá về diện tích sử dụng cácloại đất (đất nông nghiệp, phi nông
nghiệp, đất chưa sử dung) xem đã đạt tiêu chuẩn phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
3.5.

Xác định phương hướng và mục tiêu sử dụng đất trong

kỳ quy hoạch và định hướng tiếp theo cho phù hợp với chiến lược
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của các
ngành, của địa phương.
3.6.

Xây dựng phương án phân bổ diện tích đất cho phù hợp

với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trong

kỳ quy hoạch được thực hiện như sau


Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu

vực sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất khi
mà chuyển mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan nhà nước


có thẩm quyền; các khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp theo chức
năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu hành chính,
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu
di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu vực đất quốc
phòng an ninh và các công trình, dựu án khac có quy mô sử dụng
đất lớn; khu vưc đất chưa sử dụng. Việc khoanh định được thự hiện
ở các khu vực đất có diện tích thể hiện được lên bản đồ quy hoạch
sử dụng đất.


Xác định diện tích không thay đổi mục đích sử dụng; diện

tích đất phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong
đó có diện tích đất dự kiến phải thu hồi cho việc thực hiện các dự
án, công trình.
3.7 Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng
phương án phân bổ quỹ như sau:
 Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm: dự kiến nguồn thu từ việc
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế
liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư.

 Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm: việc dự kiến số hộ dân
phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm
mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
 Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục
đích sử dụng mới của phương án phân bổ quỹ đất.
3.8 Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căncứ vào
kết qủa phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Thể hiện


phương án quy hoạch đất đai được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch
sử dụng đất , bao gồm: có bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch đất đai.
3.9 Xác định biện pháp sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo đất và bảo
vệ môi trường cần áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa
bàn quy hoạch.
3.10 Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch đất đai phù
hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch.
4.

Trình tự quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết cấp xã.
Để đảm bảo cho công tác quy hoach đất đai ở các địa phương

được thực hiện theo đúng quy định, Bộ tài nguyên và môi trường đã
ra Thông tư số 30 quy định rất chi tiết và cụ thể các bước trong quy
trình quy hoạch sử dụng đất.
4.1 Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên,
kinh tế-xã hội của địa phương.
Điều tra, thu thập thông tin.tư liệu về điều kiện tự nhiên và
các nguồn tài nguyên theo vùng lãnh thổ gồm có: các đặc điểm địa
lý, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng,tài nguyên nước, rừng,

khoáng sản và tài nguyên biển, hiện trạng cảnh quan môi trường và
các hệ sinh thái.
Tiến hành điều tra thu thập các thông tin về chỉ tiêu phát triển
kinh tế, xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất cuae xã, chỉ tiêu
quy hoạch phát triển các ngành tại địa phương.
Thu thập các thông tin về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế của địa phương.


Thông tin về dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tậo quán
có liên quan đến sử dụngđất của ngươì dân trong xã.
Thực trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật về giao thông, thuỷ lợi, điện
và cơ sở hạ tầng xã hội về văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục
thể thao trên địa bàn xã.
Quy hoạch chi tiết đất đai của xã phỉa phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch đất đai của huyện đã được xét duyệt do đó cần thu thập
những thông tin liên quan.
Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính của
xã.
4.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của
địa phương đối với giai đoạn mười năm về trước.
Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp gồm có đất trồng
cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và làm rõ diện tích đất trồng
lúa nước
Đối với đất lâm nghiệp cần phân tích rõ diện tích đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đấ rừng dặc dụng. Trong mỗi loại rừng tính
cụ thể diện tích đất có rừng tự nhiên, rừng trồng, diện tích khoanh
nuôi, phục hồi rừng và diện tích trồng rừng.
Xác định diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và
các loại đất nông nghiệp khác.

Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất ở có đất tại nông thôn,đất
ở tại thành thị.
Đối với đất chuyên dùng, đánh giá cụ thể từng loại đất xây
dựng trụ sở, cơ quan, đất công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục


đích quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp,đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đất sử dụng vào
mục đích công cộng, tôn giáo, đất nghĩa trang, nghĩa địa..., đất sông
ngòi, kênh, rạch, suối, mặt nước chyên dùng, đất bằng chưa sử
dụng, đất núi đá không có rừng cây.
4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và phù hợp của hiện trạng sử
dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát
triểnkinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của địa phương.
Đối với đất nông nghiệp cần đánh giá hiện trạng sử dụng đất
so với tổng quỹ đất nông nghiệp hiện có của địa phương. Tức là
đánh giá về tính thích nghi, sự phù hợp và hiệu quả sử dụng đất;
đánh giá khả năng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác định trong
chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế của địa
phương.
Đối với đất phi nông nghiệp cần đánh giá phù hợp hoặc không
phù hợp của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư, sử dụng đất để
xây dựng các khu hành chính, các khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu kinh tế, khu du lịch, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình,dự
án khác có quy mô sử dụng đất lớn.
Đối với diện tích đất chưa sử dụng cần đánh giá tiềm năng đất
và khả năng đưa đất chưa sử dụng vaò sử dụng cho các mục đích
nông nghiệp, phi nông nghiệp.



4.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đất đai kì trước.
Đánh giá về kết quả thực hiện gồm có: số lượng, chất lượng
của các chỉ tiêu quy hoạch đất đai.
Chỉ tiêu đất đai đối với từng loại đất(đất nông nghiệp, phi
nông nghiệp, đất chưa sử dụng...)
Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất (đất phi nông nghiệp
sang đất nông nghiệp, đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp)
Chỉ tiêu đất đai chưa sử dụng vào sử dụng ( cho mục đích
nông nghiệp, phi nông nghiệp)
Đánh giá những mặt tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của
những tồn tại đó trong việc quy hoạch sử dụng đất.
4.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kì trước.
Đánh giá về số lương, chất lượng kết quả thực hiện các chỉ
tiêu kế hoạch sử dụng đất gồm có:
- Chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất.
- Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất.
- Chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu
hồi đất,việc xử lý tình trạng quy hoạch “treo “.
Đánh giá kết quả thi ngân sách từ viêc giao đất, cho thuê
đất,chuyển đổi mục đích sử dụng, các loại thuế liên quan đến đất đai
và đánh giá các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc
thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4.6. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy


hoạch.

Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, trước khi tiến hành quy
hoạch cần xác định được mục đích sử dụng của từng loại đất tại địa
phương và cụ thể phải làm những việc sau:
Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức,

-

hộ gia định, cá nhân tại địa phương. Đây là khâu rất quan trọng vì
nó quyết định xu hướng sử dụng đất tại địa phương trong thời gian
tới nên phải làm thật tỉ mỉ và chính xác.
Khả năng đáp ứng về số lượng,chất lượng đất đai cho nhu

-

cầu sử dụng đất đã được xác định ở trên, tức là nắm bắt thông tin về
quỹ đất đai của địa phương.
Trên cơ sở nhu cầu đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử

-

dụng đất để xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất cho kỳ
quy hoạch tới.
4.7. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
Xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát
triển kinh tế,xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.
Xác định diện tích đất nông nghiệp: đất trồng cây lâu năm, đất
trồng cây hàng năm trong đó cần làm rõ diện tích đất trồng lúa
nước.
Diện tích đất lâm nghiệp gồm có: đất rừng sản xuất,đất rừng
đặc dụng, đất rừng phòng hộ, trong mỗi loại rừng cần làm rõ diện

tích đất có rừng tự nhiên, có rừng trồng, diện tích khoanh nuôi phục
hồi rừng và diện tích trồng rừng.


Ngoài ra còn xác định diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản, đất
làm muối, đất nông nghiệp khác, đất ở tại nông thôn, đất ở tại thành
thị, đất chuyên dùng ( gồm có đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích
công cộng), đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên
dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa... để phân
bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh cảu
địa phương.
Cần xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng
so với hiện trạng sử dụng đất đối với mỗi mục đích sử dụng của
từng loại đất, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong
kỳ quy hoạch, trong đó cần xác định rõ diện tích đất phải xin phép
khi chuyển mục đích sử dụng và diện tích đất dự kiến phải thu hồi.
Xác định diện tích đất chưa sử dụng cho mục đích sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, trong đó xác định rõ diện tích đất trồng
rừng mới và diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng, nuôi trồng thuỷ
sản, làm muối, nông nghiệp khác, phi nông nghiệp.
Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo
từng phương án phân bổ quỹ đất và các khu vực sử dụng đất đã
được khoanh định trong quy hoạch đất đai của cấp trên.
Đối với những địa phương chưa có bản đồ Điạ chính thì được
thể hiện bằng loại bản đồ khác phù hợp nhất có tại địa phương.


4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các

phương án quy hoạch đất đai .
Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương
án quy hoạch đất đai là đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất trên địa bàn xã, tác động của phương án quy hoạch
đất đai với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, nguồn
thu từ mỗi phương án quy hoạch đất đai cho ngân sách xã.
Đánh giá về sự thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang sử
dụng đất ổn định đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số.
Đánh giá việc giải quyết quỹ nhà ở, khả năng giả quyết đất sản
xuất nông nghiệp, mức độ thu nhập của người dân các xã vùng nông
thôn không thuộc khu vực phát triển đô thị.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di
dời chỗ ở,số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm
mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đối với các
xã thuộc khu vực phát triển đô thị.
Hiệu quả của việc chỉnh trang khu dân dân cư nông thôn, khu
đô thị, giải quyết ô nhiễm môi trường thuộc khu dân cư.
Đánh giá việc bảo tồn các khu di tích lịch sử, văn hoá, danh
lam thắng cảnh trên địa bàn xã, đánh giá việc bảo tồn bản sắc dân
tộc đối với các xã thuộc khu dân tộc thiểu số.
4.9. Lựa chọn phương án quy hoạch hợp lý về quy hoạch sử dụng
đất chi tiết.
Việc lựa chọn phương án hợp lý về quy hoach đất đai chi tiết
của địa phương được thực hiện căn cứ vào kết quả phân tích hiệu


quả kinhtế,xã hội, môi trường của từng phương án quy hoạch đất
đai.
4.10.


Phân kỳ quy hoạch đất đai chi tiết.
Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện

tích phải chuyển đổi mục đích sử dụng, diện tích đất phải thu hồi,
diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho kế hoạch sử dụng
đất chi tiết đầu và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết cuối.
4.11. Xây dựng bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết.
Xây dựng bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết của phương án quy
hoạch được lựa chọn trên bản đồ đã được khoanh định các khu vực
sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng,đất sông
ngòi, kêch, rạch và mặt nước chuyên dùng, đất sử dụng vào mục
đích an ninh, quốc phòng, công cộng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất
nghĩa trang, nghĩa địa...
Xây dựng bản đồ quy hoạch tổng hợp quy hoạch đất đai trên
cơ sở tổng hợp bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết các loại đất.
4.12.

Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết đầu kỳ.
Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất

chi tiết đầu kỳ đã được xác định đêns từng năm.
Dự kiến thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đích công ích của xã và chi phí cho quản lý đất đai tại
xã,
4.13. Xác định các biện pháp bảo vệ,cải tạo đất và môi trường.
Lựa chọn phương án bao gổm biện pháp chống rửa trôi, xói
mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, chua, phèn, trồng cây chắn sóng, chắn


cát nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống ô nhiễm môi trường đất,

khôi phục mặt bằng sử dụng đất.
Biện pháp sử dụng tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để
không gian và chiều sâu, phát triển kết cấu hạ tầng làm tăng giá trị
của đất.
Biện pháp khai hoanh, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất
trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng.
Cần lựa chọn biện pháp phù hợp với điều kiện của xã để thực
hiện bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
4.14. Xác định các giải pháp tỏp chức thực hiện quy hoạch đất
đai chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
Xác định các giải pháp phù hợp với việc tổ chức thực hiện quy
hoạch đất đai chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu tài xã từ
một số các giải pháp sau:
-

Tạo điều kiện cho nông dân sản xuất lúa có đời sống ổn

định, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát, chuyển đất
trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoăch
chuyển sang sử dụng vào mục đích khác không theo quy định, tiết
kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa phải chuyển sang sử dụng vào
mục đích phi nông nghiệp.
-

Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử
dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
-


Khuyến khích khai hoanh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc,

nuôi trồng thuỷ sản trên đất, mặt nước hoang hoá nhằm đẩy nhanh


tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Đẩy mạnh trồng rừng và
khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ băng rừng, bảo vệ
nghiêm ngặt diện tích rừng phong hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng.
-

Đảm bảo cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và

đất ở, tổ chức tốt việc định canh, định cư, ổn định cuộc sống cho
người dân, giao rừng, khoán rừng.
-

Huy động các nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực

hiện các công trình, dự án.
-

Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất đảm bảo đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầ tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp và
dịch vụ, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục-đào tạo, y tế, thể
dục thể thao, thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ
cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi.
-


Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công

nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
-

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy

hoạch, hế hoạch sử dụng đất đã được quyết định.


CHƯƠNG II: PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ VŨ HOÀ, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH.

I.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI XÃ VŨ HOÀ

1.

Điều kiện tự nhiên môi trường.

1.1. Vị trí địa lý.
Xã Vũ Hoà nằm ở phía Tay của huyện Kiến Xương. Tổng
diện tích tự nhiên của xã là 504,34 ha.
Giáp ranh của xã bao gồm:
-

Phía Bắc giáp xã Vũ Trung, Quang Bình.

-


Phía Nam giáp xã Vũ Bình.

-

Phía Đông giáp xã Vũ Công.

-

Phía Tây giáp xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương và giáp xã

Vũ Vân, huyện Vũ Thư.
Với vị trí kinh tế-xã hội khá hạn chế do không gần trung tâm
tỉnh cũng như trung tâm huyện nên việc giao lưu, trao đổi hàng hoá
với bên ngoài gặp khó khăn. Trên địa bàn xã chỉ có đường trục chạy
đến trung tâm xã nên chỉ thuận tiện lưu thông hàng hóa trong xã.
1.2. Địa hình-địa mạo.
Địa hình mang tính chất chung của vùng đông bằng châu thổ
Sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 10, thấp
dần từ khu dân cư ra sông. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị


phá vỡ bởi các sông ngòi, kênh rạch và một số gò nằm rải rác. Độ
cao bề mặt hầu hết từ 0,7-1,25m so với mực nước biển, mức độ
chênh lệch địa hình không quá 1m. Địa hình xã Vũ Hoà nhìn chung
bằng phẳng dốc dần từ Bắc xuống Đông Nam.
Như vậy, với độ cao trung bình so với mặt nước biển thấp, địa
hình lại tương đốí bằng phẳng, độ dốc không lớn thuận tiện cho việc
đi lại,giao lưu trao đổi hàng hoá. Những vung thấp, trũng thuận lợi
phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

1.3. Khí hậu-thời tiết.
Mang đặc điểm khí hậu đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển. Khí hậu của xã
chia làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa hạ thời tiết nóng, ẩm,
mưa nhiều; mùa đông trời lạnh, khô và ít mưa; Theo chế độ mưa,
khí hậu của xã chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: Bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng10 với
đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình 1788mm,
lượng mưa cao nhất vào tháng 4, 5, và tháng 7, 8 là 1860mm; lượng
mưa thấp nhất vào tháng 11, 12 là 1716mm.
- Mùa khô: Từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau có khí
hậu lạnh, ít mưa. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, gây lạnh
đột ngột. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 150C.
- Các đặc trưng khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm 23-240C,
tháng 6, 8 có nhiệt độ cao nhất là 38-390C, tháng 1, 2 có nhiệt độ
thấp nhất là 5-90C. Tổng tích ôn hàng năm là 85000C, số giờ nắng


trung bình 1600-1800giờ/năm. Độ ẩm không khí có chỉ số giao
động từ 82-94%, lượng bốc hơi trung bình năm là 700mm.
- Gió, bão: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: gió
Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng tốc
độ trung bình 2m/s. Vào tháng 6, 7 có xuất hiện vài đợt gió Tây khô
nóng, mùa Đông từ tháng 12 dến tháng 2 năm sau có những đợt rét
đậm kéo dài, ngoài ra hàng năm còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 23 cơn bão với sức gió và lượng mưa lớn gây ảnh hưởng cho sản xuất
nông nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Tuynhiên do khí hậu chí làm nhiều mùa một năm, cùng với
chế độ nhiệt độ đa dạng nên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội,
nhất là phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều giống cây,
con, tạo điều kiện tốt cho phát triển thâm canh tăng vụ.

1.4. Thuỷ văn.
Chủ yếu là các hệ thống sông ngòi nhỏ và rất nhiều ao,hồ là
nguồn bổ sung và dự trữ nước ngọt rất quan trọng đặc biệt là vào
mùa khô hạn. Tuy nhiên do địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ nên
khả năng thoát nước chậm, khi mưa lớn thường gây úng ngập cục
bộ. Chế độ thuỷ văn khá chủ động.
1.5. Môi trường.
Với địa hình bằng phẳng, khu dân cư phân bố quần tụ, tách
biệt với những cánh đồng bát ngát, cơ sở hạ tầng phát triển mang
đậm sắc thái của các làng xã đồng bằng Sông Hồng. Đan xen trong
làng xóm là các đền, chù, nhà thờ họ mang đậm kiến trúc của các
thời kì lịch sử. Cùng với các công trịnh văn hoá, phúc lợi công


cộng, đường làng ngõ xóm được xây dựng khang trang... tạo ra bộ
mặt nông thôn mới cho xã Vũ Hoà.
Là một xã thuần nông tốc độ tăng dân số không lớn, nhưng
dưới sức ép của sự gia tăng dân số, để đảm bảo cho nhu cầu đất ở,
lương thực ngày một tăng nên con người đã can thiệp vào tự nhiên
làm cho cảnh quan môi trường bị biến đổi. Việc sử dụng thuốc trừ
sâu, phân bón hoá học... trong sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng
đến môi trường nước, môi trường đất và không khí. Lượng rác thải
chưa thu gom được còn tồn đọng trong các ngõ xóm, ao hồ ảnh
hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư.
Trước thực trạng trên, trong thời gian tới cùng với việc khai
thác các nguồn lợi một cách tối đa để phục vụ phát triển kinh tế,
nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo lại cảnh quan, bảo vệ
môi trường, bảo đảm phát triển bền vững là cần thiết. Quy hoạch sử
dụng đất cần đáp ứng được yêu cầu đó.
1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên.

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và cảnh quan môi trường của xã Vũ Hoà như đã nêu trên cho
thấy:
- Tuy có vị trí không mấy thuận lợi nhưng với tiềm lực về con
người và các điều kiện tự nhiên khác thì Vũ Hoà vẫn có thể phát
triển theo hướng mà đại hội Đảng bộ đã đề ra.
- Địa hình bằng phẳng,đất đai màu mỡ, chế độ nhiệt nhìn
chung đảm bảo cho phép gieo trồng 2-3 vụ /năm. Trong quy hoạch
sử dụng đất cần bố trí đa dạng hoá cây trồng để nâng cao hiệu quả


sử dụng đất, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và sinh hoạt của người dân.
- Chế độ thuỷ văn chia làm hai mùa rõ rệt, một mùa dư thừa
nước, một mùa thiếu hụt nước. Do đó trong quy hoạch sử dụng đất
cần bố trí sử dụng đất thích hợp để lợi dụng những thuận lợi và hạn
chế những bất lợi của thời tiết khí hậu nhằm sử dụng đất có hiệu
quả.
- Diện tích đất nông nghiệp khá lớn, tuy nhiên trong quy
hoạch sử dụng đất phải chú ý khai thác triệt để diện tích này để sản
xuất nông nghiệp, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng loại đất này
vào mục đích phi nông nghiệp.
Ngoài những thuận lợi trên xã còn gặp một số khó khăn:
-

Chịu ảnh hưởng của gió bão, hàng năm vào mùa mưa tình

trạng ngập úng cục bộ xảy ra gây cản trở cho việc sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
-


Chất lượng nước ngầm cần được khắc phục xử lý trước khi

đưa vào sử dụng.
2.

Điều kiện kinh tế-xã hội.

2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Năm 2005 là năm cuối cụng thực hiện kế hoạch 5 năm 20002005, là năm nhìn lại những kết quả đạt được và chưa đạt được
trong nhiệm kỳ trước, đồng thời đánh giá những mặt thuận lợi và
không thuận lợi để đề ra phương hướng phát triển kinh tế-xã hội
trong nhiệm kỳ tới. Đây cũng là năm có nhiều khó khăn đó là : diễn
biến phức tạp của thời tiết như mưa rét, úng lụt, điển hình là cơn


bão số 7, số 8 đổ bộ vào tỉnh nhà gây thiệt hại lớn đến sản xuất vụ
mùa, gia vật tư nông nghiệp tăng nhanh, đợt dịch cúm gia cầm cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội chung
của xã.
a.

Về sản xuất nông nghiệp.
-

Trồng trọt:
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ

trong cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào
sản xuất như giống, phân bón, thuỷ lợi. Với phương châm tập trung

thâm canh hai vụ lúa, mở rộng diện tích cây vụ đông, thay đổi tập
quán sản xuất, thực hiện chyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường
đưa những giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản
xuất.
Diện tích gieo cấy năm 2005 là 350,3 ha, năng suất lua đạt
114,97 tạ/ha. Năng suất lúa giảm do ảnh hưởng của bão. Cùng với
việc nâng cao năng suâta, sản lượng đã quan tâm đến việc nâng cao
chất lượng sản phẩm. Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp đã dần
được hình thành, năm 2005 cơ cấu lúa hàng hoá chiếm 30% trong
tổng diện tích gieo cấy.
Sản xuất vụ đông đã dần được phục hồi và có xu hướng phát
triển, năm 2005 đạt 35 ha, giá trị sản xuất trên 1 ha cây vụ đông đạt
20,5 triệu đồng.
Kinh tế VAC có sự chuyể biến tích cực, từng bước cải tạo 17
ha vườn sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu, làm cây cảnh, nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ


×