Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước ở ST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.6 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ THOA

QUẢN LÝ VỐN ĐẪU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY

LUẬT VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Hà Nội - Năm 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------------xxxxx-------------

NGUYỄN THỊ THOA - MÃ SỐ C00104

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ KIM SƠN



Hà Nội, Năm 2015

2

Thang Long University Libraty


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều
kiện của rất nhiều người, dưới đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:
Trước tiên, xin gửi lời tri ân đến các quý thầy cô đã giảng dạy trong
chương trình Cao học Tài chính Ngân hàng Khoá 2 trường Đại học Thăng
Long, những người đã truyền đạt cho tác giả lượng kiến thức hữu ích về Tài
chính Ngân hàng làm cơ sở cho tác giả thực hiện tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Kim Sơn, người hướng dẫn khoa học,
đã tận tình giúp đỡ tác giả về mọi mặt để hoàn thành Luận văn.
Xin cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Khắc Minh - Trưởng khoa
Kinh tế Quản lý, Trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tác giả trong quá
trình học tại trường cũng như trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Quản lý, Phòng Sau
đại học đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể CBCNV Ủy ban nhân dân thị xã Sơn
Tây đã dành thời gian để thực hiện phiếu điều tra về xây dựng cơ bản, giúp
tác giả có số liệu để phân tích và đánh giá, sẵn sàng cung cấp thông tin, tài
liệu và hợp tác trong qúa trình thực hiện Luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện Luận văn.

3



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và
được Tiến sĩ Đỗ Kim Sơn hướng dẫn khoa học. Các thông tin và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách
trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thoa

4

Thang Long University Libraty


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư XDCB từ NSNN

4


1.1. Tổng quan về vốn đầu tư XDCB từ NSNN

4

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư XDCB

4

1.1.2. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN

6

1.2. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

12

1.2.1. Khái niệm

12

1.2.2. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

17

1.2.3. Tiêu chí và nội dung đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

20

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN


23

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

23

1.3.2. Các nhân tố khách quan

25

1.4. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một số
nước và một số địa phương khác

28

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

28

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình

31

Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn TX Sơn Tây

34

2.1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội của TX Sơn Tây


34

2.2. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn TX Sơn Tây 2011-2014

38

2.2.1. Khái quát đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn TX Sơn Tây 2011-2014

38

2.2.2. Thực trạng đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn TX Sơn Tây 2011-2014

43

2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn TX Sơn
Tây 2011-2014

63

5


Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý đầu tư XDCB từ NSNN
trên địa bàn TX Sơn Tây

83

3.1. Định hướng đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn TX Sơn Tây đến năm 2020

83


3.1.1. Định hướng phát triển KTXH của TX Sơn Tây

83

3.1.2. Định hướng đầu tư XDCB từ NSNN

86

3.2. Các nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn TX Sơn Tây

90

3.2.1. Nâng cao năng lực của các cá nhân tham gia quản lý vốn đầu tư XDCB

90

3.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch, xác định chủ trương đầu tư

92

3.2.3. Giải pháp xử lý nợ xây dựng cơ bản

96

3.2.4. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong đấu thầu và giả phóng mặt băng

98


3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB

100

3.3. Các kiến nghị

108

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương

108

3.3.2. Kiến nghị với HĐND, MTTQ, các đoàn thể nhân dân các ngành, các cấp

109

3.3.3 Kiến nghị với các nhà thầu xây lắp, đơn vị tư vấn có hoạt động trên địa bàn TX 110
KẾT LUẬN

112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

113

6

Thang Long University Libraty



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

XDCB

Xây dựng cơ bản

NSNN

Ngân sách Nhà Nước

HĐND

Hội Đồng Nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

TS

Tiến sĩ

GS.TS

Giáo sư tiến sĩ


TX

Thị xã

KTXH

Kinh tế Xã hội

7


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu các

Tên bảng, biểu

bảng biểu
Bảng 2.1

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện trên địa

Trang
39

bàn TX Sơn Tây giai đoạn 2011-2014
Bảng 2.2

Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện

41


trên địa bàn chia theo ngành giai đoạn 2011-2014
Bảng 2.3

Bảng Vốn đầu tư XDCB từ NSNN

43

Bảng 2.4

Số vốn đầu tư XDCB từ NSNN chuyển thanh toán

49

năm sau
Bảng 2.5

Tình hình thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án

51

đầu tư trên địa bàn TX Sơn Tây giai đoạn 20112014
Bảng 2.6

Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN

56

cấp huyện trên địa bàn TX Sơn Tây giai đoạn
2011-2014

Bảng 2.7

Tình hình quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành

60

trên địa bàn TX Sơn Tây giai đoạn 2011-2014
Bảng 2.8

Danh mục các công trình đã thanh tra, kiểm toán

63

xây dựng trên địa bàn TX Sơn Tây giai đoạn
2011-2014
Bảng 2.9

Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn TX Sơn Tây

68

giai đoạn 2011-2014
Bảng 3.1

Kế hoạch Vốn cho đầu tư XDCB trên địa bàn TX
Sơn Tây giai đoạn 2015-2020

8

Thang Long University Libraty


88


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Số hiệu sơ đồ
Sơ đồ 1.1

Tên sơ đồ
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện trên địa

Trang
14

bàn TX Sơn Tây giai đoạn 2011-2014
Sơ đồ 2.1

Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện
trên địa bàn chia theo ngành giai đoạn 2011-2014

9

71


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân
vì nó trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành khai thác, sử dụng.

Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan trực tiếp đến sử dụng một khối lượng
nguồn vốn vô cùng to lớn của xã hội. Do đó, nếu hoạt động này kém hiệu quả,
gây ra nhiều lãng phí, thất thoát sẽ là tổn thất to lớn, lâu dài, nhiều mặt đến sự
phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối lượng đầu tư cho xây dựng
ở nước ta ngày càng tăng nhanh. Việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ
bản đòi hỏi phải có biện pháp tổng hợp và đồng bộ, trong đó việc quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản được đánh giá là biện pháp quan trọng và cần thiết.
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây Thủ Đô Hà Nội là địa phương có
tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. Từ năm 2011 đến nay, nguồn ngân sách
đầu tư cho xây dựng cơ bản của Thị xã chiếm trên dưới 30%/năm, góp phần
quan trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Thị xã. Tuy nhiên những năm
qua kinh tế của Thị xã phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng
sẵn có của Thị xã, một phần do nguồn vốn ngân sách địa phương cho đầu tư
xây dựng cơ bản bị giảm sút rõ rệt. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn, nguồn lực hạn chế, việc đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước tại địa phương, từ đó
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước của địa phương là cần thiết. Đề tài “Quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn
thị xã Sơn Tây” được tác giả nghiên cứu làm luận văn cao học của mình.

10

Thang Long University Libraty


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra phương hướng đề xuất
các giải pháp về quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của Thị xã

Sơn Tây
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Lấy vấn đề Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách Thị xã làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không nghiên cứu việc quản lý nhà nước
đối với vốn đầu tư XDCB của cả nước, của ngân sách Trung ương và của vốn
Thành phố Hà Nội mà giới hạn không gian và phạm vi nghiên cứu việc quản
lý vốn đầu tư XDCB của ngân sách Thị xã Sơn Tây
Thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm 2011đến năm 2014, còn
phương hướng và giải pháp tính đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận chung duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: Thống kê, tổng hợp, phân
tích so sánh để nghiên cứu làm rõ vấn đề liên quan đến quản lý vốn đầu tư
XDCB từ Ngân sách nhà nước cấp Thị xã trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản của Thị xã Sơn Tây.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các kí hiệu viết tắt, danh mục
bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ Ngân sách Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân
sách Nhà nước cấpThị xã trên địa bàn Thị xã Sơn Tây giai đoạn 2011-2014.

11


Chương 3: Một số Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước cấp Thị xã trên địa bàn Thị xã
Sơn Tây.


12

Thang Long University Libraty


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa về đầu tư trên các góc
độ khác nhau.
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì từ ”Vốn” được sử dụng với
nhiều nghĩa khác khau, nên có nhiều hình thức vốn khác nhau. Trước hết,
”Vốn” được xem là toàn bộ những yếu tố được sử dụng vào việc sản xuất ra
các của cải; Vốn tạo nên sự đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của
nền kinh tế.
Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm đạt được những
lợi ích lâu dài trong tương lai.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho những người đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai lớn hơn thông qua việc sử dụng, các nguồn lực đã bỏ ra
để đạt được kết quả đó.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế- xã hội những kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc

tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của
từng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo công ăn
việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.

13


Theo Luâ ̣t xây dựng (số 16/2003/QH 11) thì “dự án đầ u tư xây dựng
công trình là tâ ̣p hơ ̣p các đề xuấ t có liên quan đế n viê ̣c bỏ vố n để xây dựng
mới, mở rô ṇ g hoă ̣c cải ta ̣o những công trinh xây dựng nhằ m mu ̣c đích phát̀
triể n, duy trì, nâng cao chấ t lươ ̣ng công trình hoă ̣c sản phẩ m, dich vu ̣ trong̣
mô ̣t thời ha ̣n nhấ t đinh. Dự án đầ u tư xây dựng công trình bao gồ m phầ ṇ
thuyế t minh và phầ n thiế t kế cơ sở.”
Như vậy, Đầu tư theo cách hiểu tổng quát nhất là việc sử dụng vốn để
tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định.
1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư XDCB.
Hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi số lượng vốn lớn. Không giống như
đầu tư vào tài sản lưu động, đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư vào TSCĐ
mang tính tích lũy, thường có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài.
Loại hình sản xuất trong xây dựng cơ bản là loại hình sản xuất đơn
chiếc, tính chất sản phẩm không ổn định, mang tính thời vụ, không lặp lại.
Các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm không cố định
và thường xuyên phải di chuyển. Vì vậy, tính ổn định trong sản xuất rất khó
đảm bảo, phụ thuộc nhiều vào khâu quản lý sản xuất của nhà thầu trong quá
trình thi công công trình.
Để quản lý tốt vốn đầu tư XDCB cần hiểu rõ các đặc điểm của đầu tư
XDCB. Đầu tư XDCB có những đặc điểm nổi bật được thể hiện thông qua
sản phẩm của nó là công trình xây dựng.
Công trình xây dựng có các đặc điểm:

- Gắn liền với một địa điểm nhất định.
- Được xây dựng và sử dụng tại cùng một địa điểm nhất định, tức sản
phẩm xây dựng là cố định.

14

Thang Long University Libraty


- Mang tính đơn chiếc, riêng lẻ; mỗi công trình có thiết kế riêng, phù
hợp với yêu cầu đầu tư và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Do đó, các
công trình xây dựng có thể có cùng công dụng, công suất sử dụng nhưng lại
khác nhau về khối lượng và giá cả xây dựng khi xây dựng tại các địa điểm
khác nhau.
- Thường có kích thước, quy mô lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu
dài đòi hỏi chủ đầu tư và nhà thầu cần phải tìm các biện pháp để rút ngắn thời
gian xây dựng công trình, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng. Công
trình xây dựng được sử dụng trong thời gian tương đối dài nên trước khi quyết
định đầu tư, người quyết định đầu tư cần dự tính trước các tình huống xảy ra
trong tương lai. Mặt khác, do thời gian sử dụng lâu dài nên việc đánh giá chính
xác hiệu quả của dự án, công trình, nhất là hiệu quả kinh tế - xã hội là vấn đề
phức tạp, khó khăn.
Do các đặc điểm của công trình xây dựng dẫn đến việc sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm xây dựng thường theo đơn đặt hàng. Người mua (chủ đầu tư) và
người bán (nhà thầu) phải thống nhất với nhau một cách rất cụ thể, chi tiết
chất lượng, giá cả sản phẩm theo hợp đồng giao nhận thầu có tính pháp lý.
1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
1.1.2.1. Khái niệm, vai trò và các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
a. Khái niệm
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại điều 3-Giải thích từ ngữ, khái
niệm đầu tư được hiểu:
”Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc
vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

15


Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư
trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rất
quan trọng của quốc gia.
Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từ
NSNN cũng như các nguồn vốn khác - đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị
đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư,
nghĩa là bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư.
Theo Luật Đầu tư (2005) của Việt Nam: "Vốn đầu tư là tiền và tài sản
hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực
tiếp hoặc đầu tư gián tiếp".
Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ
NSNN là một bộ phận của quỹ NSNN trong khoản chi đầu tư của NSNN
hàng năm được bố trí cho đầu tư vào các công trình, dự án XDCB của Nhà
nước.
Tóm lại: Vốn đầu tư XDCB là một bộ phận trong vốn đầu tư cơ bản,
bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại
hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế.
b. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Trong nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò rất
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò đó thể hiện trên các mặt

sau:
Một là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây
dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung
cho đất nước như giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế… Thông
qua việc duy trì và phát triển hoạt động đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB từ
NSNN góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc

16

Thang Long University Libraty


dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu
nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.
Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên
môn hoá và phân công lao động xã hội. Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020, Đảng và
Nhà nước chủ trương tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng
điểm, mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc biệt là
giao thông vận tải đường bộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngành công
nghệ cao... Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trường
thuận lợi, tạo sự lan toả đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã
hội.
Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu
tư trong nền kinh tế. Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các
ngành, lĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động
đầu tư trong nền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh
tế. Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn
đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng

trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, tham gia liên kết và hợp
tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, gắn với
việc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ các
khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư.
Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu,
vùng xa. Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình văn hoá, xã hội góp phần quan trọng vào việc

17


giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
- Vốn cho xây lắp: là chi phí để xây dựng mới, mở rộng và khôi phục
các loại nhà cửa, vật kiến trúc (có thể sử dụng lâu dài hoặc tạm thời) có ghi
trong dự toán xây dựng và chi phí cho việc lắp đặt máy móc vào nền, bệ cố
định (gắn liền với công dụng của tài sản cố định mới tái tạo);
- Vốn đầu tư thiết bị: là phần vốn để mua sắm, vận chuyển và bốc dỡ
các máy móc thiết bị, các công cụ sản xuất của công trình từ nơi mua đến
tận chân công trình;
- Những chi phí xây dựng cơ bản khác làm tăng giá trị tài sản cố định:
Là những phần vốn chi cho các công việc có liên quan đến xây dựng công
trình như chi phí thăm dò khảo sát, thiết kế công trình, chi phí thuê mua hoặc
thiết kế, bồi thường GPMB, di chuyển vật kiến trúc, chi phí chuẩn bị khu đất
để xây dựng, chi phí cho các công trình tạm phục vụ cho thi công (lán trại,
kho tàng, điện và nước), chi phí đào tạo cán bộ công nhân vận hành sản xuất
sau này, chi phí lương chuyên gia (nếu có), chi phí chạy thử máy có tải, thử
nghiệm và khánh thành…
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là căn cứ để xác định giá trị tài sản cố

định. Quy mô và tốc độ của nó quyết định đến quy mô của tài sản cố định
trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản sẽ làm tăng
quy mô tài sản cố định, là yếu tố quyết định cho việc tăng năng lực sản
xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
c. Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn vốn sau:

18

Thang Long University Libraty


- Vốn ngân sách Nhà nước: Vốn ngân sách Nhà nước được hình thành từ
tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để
cấp cho chủ đầu tư thực hiện các công trình, dự án theo kế hoạch hàng năm.
- Vốn tín dụng đầu tư, bao gồm: Vốn vay các tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước; vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
- Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi
thành phần kinh tế.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào
được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp
tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
- Vốn vay nước ngoài, bao gồm: Vốn do Chính phủ vay theo hiệp định
ký kết với nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực
tiếp vay của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Trong các nguồn vốn trên, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN là
nguồn vốn chủ yếu được dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đó là các công trình, dự án cơ sở

hạ tầng như đường giao thông, đường điện, trường học, bệnh viện, hệ thống
thuỷ lợi, đê, cảng biển, ...; các công trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình phát triển kinh tế xã hội; các công trình, dự án văn
hoá xã hội, công cộng; các công trình dự án an ninh, quốc phòng, ... Các
nguồn vốn đầu tư XDCB khác chủ yếu được dùng để nâng cao cao năng lực
sản xuất của riêng chủ đầu tư nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng,
giá cả tốt hơn, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư.

19


1.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Ngân sách Nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất
của Nhà nước tham gia huy động và phân phối vốn đầu tư XDCB thông qua
hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước.
Tuỳ theo căn cứ phân chia, vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường
được phân loại như sau:
- Căn cứ vào cấp quản lý ngân sách:
+ Vốn đầu tư của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản
thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích
quốc gia.
+ Vốn đầu tư của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản
thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích
của từng địa phương đó, nó bao gồm nguồn thu từ cân đối, bổ sung có mục
tiêu của ngân sách trung ương, vốn TPCP, vốn CTMTQG và 5 triệu ha rừng,
vốn chương trình hỗ trợ có mục tiêu, vốn tín dụng đầu tư, vốn ODA và viện
trợ không hoàn lại.
- Căn cứ mức độ kế hoạch vốn đầu tư:
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung: Nguồn vốn này được hình
thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính

phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
+ Vốn đầu tư từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội,
các địa phương chủ động đầu tư (bao gồm vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử
dụng đất).

20

Thang Long University Libraty


+ Vốn đầu tư theo các chương trình, dự án quốc gia như: chương trình
135, chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn, dự án
tròng mới 5 triệu ha rừng, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, chương
trình nhà ở cho sinh viên, …
+ Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước nhưng được để lại cho đơn
vị đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như nguồn vốn quảng cáo, nguồn thu
học phí, viện phí, liên doanh liên kết …
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản không có
khả năng thu hồi trực tiếp với số lượng lớn, có tác dụng chung cho nền kinh
tế, xã hội; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn
tham gia đầu tư. Vì là nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ ngân sách Nhà nước
không hoàn lại nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.
1.2. QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm
Quản lý:
Theo Bách khoa toàn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của hệ
thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm
giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm

thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó.
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước là sự tác động có
mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm đạt được hiệu
quả sử dụng vốn NSNN một cách cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định.
Mục tiêu của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội của đầu tư XDCB nhằm phục vụ lợi ích của người dân,
xã hội.

21


Mục tiêu cụ thể ở tầm vĩ mô là phát triển kinh tế với tốc độ tăng
GDP cao và ổn định với cơ cấu kinh tế phù hợp, nâng cao đời sống nhân
dân. Đối với từng dự án, mục tiêu cụ thể là với một số vốn nhất định của
Nhà nước có thể tạo ra được công trình có chất lượng tốt nhất, thực hiện
nhanh nhất và rẻ nhất.
Để quản lý hiệu quả cần phải có cơ chế quản lý phù hợp. Một cơ chế
quản lý thông thường bao gồm những quy định về nội dung, trình tự công
việc cần làm; tổ chức bộ máy để thực thi công việc và những quy định về
trách nhiệm khi thực hiện các quy định đó.
Vì vậy, để làm rõ khái niệm quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản, chúng ta cần xem xét các khía cạnh có liên quan, gồm
mục tiêu của quản lý; chủ thể, đối tượng quản lý, các nguyên tắc quản lý và
vai trò của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
1.2.1.1. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước
a. Chủ thể quản lý.
Chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các cơ quan
chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách Nhà nước (quản lý tất cả các dự án) và cơ quan chủ đầu

tư thực hiện quản lý vi mô (quản lý từng dự án).
b. Đối tượng quản lý.
Nếu xét về mặt hiện vật thì đối tượng quản lý chính là vốn NSNN cho
đầu tư xây dựng cơ bản; nếu xét về cấp quản lý thì đối tượng quản lý vốn đầu
tư XDCB từ NSNN chính là cơ quan sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
NSNN cho cấp dưới.

22

Thang Long University Libraty


Khái niệm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho là một khái niệm tương đối. Tuỳ từng giác
độ nghiên cứu, chủ thể và đối tượng quản lý sẽ được xem xét cho phù hợp.
Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNNđược minh họa theo sơ đồ sau:
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
(Quốc hội, Chính phủ, TTCP, HĐND, UBND các cấp, HĐQT, GĐ DNNN,

...)
Cơ quan chức năng (Kế hoạch&Đầu tư, Tài chính,
Xây dựng, Thanh tra, …..)

Cơ quan cấp vốn (kho bạc Nhà
nước, Ngân hàng Phát triển, ....)

Nhà thầu

Chủ đầu tư


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Theo sơ đồ trên, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của một dự
án được thực hiện ở các cơ quan như sau:
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp
luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tùy theo nguồn vốn
đầu tư. Theo quy định hiện hành, người có thẩm quyền quyết định đầu tư
bằng nguồn vốn NSNN gồm: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
HĐND, UBND và Chủ tịch UBND các cấp, HĐQT, Giám đốc các tập
đoàn, doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhà nước
theo thẩm quyền ....
- Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được
giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo
quy định của pháp luật. Chủ đầu tư là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
hoặc cũng có thể là doanh nghiệp nhà nước.

23


- Cơ quan cấp vốn thực hiện việc cấp vốn theo đề nghị của chủ đầu tư,
thanh toán trực tiếp cho nhà thầu. Hiện tại cơ quan cấp vốn trên địa bàn Thị
xã Sơn Tây là Kho bạc Nhà nước.
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước
theo chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây
dựng, Thanh tra, .....
- Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho chủ đầu tư. Một dự án có thể
có một hoặc nhiều nhà thầu như nhà thầu tư vấn cung cấp cho chủ đầu tư các
dịch vụ như tư vấn như lập dự án, thiết kế, giám sát chất lượng công trình,
quản lý dự án, ..; nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị; nhà thầu xây lắp thực
hiện việc thi công xây dựng công trình.

1.2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách Nhà nước
a. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và đạt hiệu quả cao vừa là mục tiêu, vừa là phương hướng, tiêu chuẩn
để đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN .
Nội dung của nguyên tắc này là quản lý sao cho với một đồng vốn đầu
tư XDCB do NSNN bỏ ra phải thu được lợi ích lớn nhất. Nguyên tắc tiết
kiệm, hiệu quả phải được xem xét trên phạm vi toàn xã hội và trên tất cả các
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, …
b. Nguyên tắc tập trung, dân chủ
Trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguyên tắc này thể hiện
toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được tập trung
quản lý theo một cơ chế thống nhất của Nhà nước thông qua các tiêu chuẩn,
định mức, các quy trình, quy phạm về kỹ thuật nhất quán và rành mạch.

24

Thang Long University Libraty


Việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước phải
theo một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể.
Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia vào quản lý sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Dân chủ đòi hỏi phải
công khai cho mọi người biết, thực hiện cơ chế giám sát cộng đồng, minh bạch,
công khai các số liệu liên quan đến đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.
c. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước phải đảm
bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, tập thể và người lao động.
d. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và theo

lãnh thổ.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước theo ngành
trước hết bằng các quy định về tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật do Bộ Xây
dựng và các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành. Quản lý theo địa phương,
vùng là xây dựng đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy cho từng địa phương.
Ngoài ra, trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
Nhà nước còn phải tuân thủ các nguyên tắc như phải thực hiện đúng trình
tự đầu tư và xây dựng; phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan
quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình
đầu tư xây dựng cơ bản…
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là nhằm
mục tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được sử dụng
một cách có hiệu quả nhất, chống thất thoát, lãng phí. Vì vậy, vai trò của công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là rất quan
trọng.
Các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản vì đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định

25


×