Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

GIÁO dục đạo đức CHO học SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG múa VIỆT NAM TRONG dạy học PHẦN CÔNG dân với đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.42 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGHIÊM THỊ THU TRANG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM
TRONG DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC"

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGHIÊM THỊ THU TRANG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM
TRONG DẠY HỌC PHẦN "CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC"
Chuyên ngành : LL&PPGD Giáo dục chính trị
Mã số

: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Thìn


Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm Khoa Lý luận chính
trị - Giáo dục công dân, các thầy cô giáo Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục
công dân – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các
em học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam đã tạo mọi điều kiện, tận tình
giúp đỡ để luận văn được hoàn thành.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS. Nguyễn Đức Thìn đã
tận tình giúp đỡ em trong thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã luôn động viên, giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nghiêm Thị Thu Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả tìm hiểu việc sử dụng các PPDH của GV................................24
Bảng 1.2. Sự cần thiết của việc tăng cường GDĐĐ cho HS thông qua

đổi mới


PPDH phần “Công dân với đạo đức”..................................................................25
Bảng 1.3. Nhận biết của GV về mức độ tích cực của HS.....................................26
Bảng 1.4. Những khó khăn ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu
quả GDĐĐ cho HS...........................................................................................27
Bảng 1.5. Mức độ sử dụng các PPDH của GV qua ý kiến HS..............................28
Bảng 1.6. Nhận thức của HS về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng
cao hiệu quả GDĐĐ cho HS..............................................................................29
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và...................94
đối chứng bài kiểm tra lí thuyết..........................................................................94
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra ban đầu của hai khối lớp thực nghiệm và...................96
đối chứng bài kiểm tra thực hành vận dụng.........................................................96
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1................................99
bài kiểm tra kiến thức lí thuyết...........................................................................99
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 1 bài kiểm tra thực hành
vận dụng.........................................................................................................100
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra kiến thức lí
thuyết..............................................................................................................102
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm lần 2 bài kiểm tra............103
thực hành vận dụng.........................................................................................103
Bảng 3.7. Mức độ hứng thú của HS trong giờ học có đổi mới PPDH theo hướng
tích cực hóa (xem câu hỏi 5 – Phụ lục 2)...........................................................106


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn mức độ nhận thức ban đầu của HS hai khối lớp thực
nghiệm và đối chứng bài kiểm tra lí thuyết..........................................................95
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ nhận thức ban đầu của HS hai khối lớp thực
nghiệm và đối chứng bài kiểm thực hành vận dụng.............................................96
Biểu đồ 3.3. Kết quả kiểm tra bài lí thuyết của hai lớp TN 1 và ĐC 1...................99

.......................................................................................................................100
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực hành vận dụng...........................101
của hai lớp TN 1 và ĐC 1................................................................................101
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ kết quả kiểm tra bài lí thuyết.............................................103
của hai lớpTN 2 và ĐC 2.................................................................................103
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ kết quả kiểm tra bài thực hành vận dụng của hai lớpTN 2 và
ĐC 2...............................................................................................................104


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH :

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNXH
ĐC
GDCD
GDĐĐ
GV

:
:
:
:
:

Chủ nghĩa xã hội
Đối chứng
Giáo dục công dân
Giáo dục đạo đức

Gíao viên


HS

:
:

Hoạt động
Học sinh

ND
PPDH

:
:

Nội dung
Phương pháp dạy học

SL
THCS

:
:

Số lượng
Trung học cơ sở

THPT


:

Trung học phổ thông

TL

:

Tỉ lệ

TN
TX

:
:

Thực nghiệm
Thường xuyên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, sự thịnh, suy, mạnh,
yếu của một quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực con người.
Để phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên phát
triển giáo dục và đào tạo, coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Trong đó, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, được Đảng và Nhà nước
quan tâm đặc biệt. Đảng đã khẳng định: "…phải tăng cường giáo dục công

dân, giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, ý chí vươn lên
vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước" [13, tr.29].
Đạo đức là cốt lõi của nhân cách, là cái vốn quý của con người, như
khảng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người
vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người chỉ rõ:
“Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, đạo đức cũng là cái gốc của con
người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào
tạo” [26, tr.86].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình đời sống xã hội có
nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động,
nhất là ở thế hệ trẻ. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo trong đó có giáo
dục đạo đức, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng
lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo
đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [14, tr.24].
Hiện nay, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình
trạng học sinh đua đòi, tham gia vào các tệ nạn xã hội, chạy theo các giá trị
vật chất, bạo lực học đường, lối sống ích kỷ, ham hưởng thụ ngày càng phổ
biến, quan hệ thầy - trò bị đảo lộn, tỉ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDS còn
cao… Tình trạng xuống cấp về đạo đức trong một bộ phận học sinh, gây ra lo
1


lắng, bức xúc trong xã hội. Đây là điều trăn trở thường xuyên của ngành giáo
dục.
Đối với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Múa Việt Nam cũng
không nằm ngoài tình trạng chung đó. Thực tế cho thấy, một bộ phận không
nhỏ học sinh, sinh viên có lối sống đua đòi, thực dụng, tha hóa về phẩm chất,
hành vi đạo đức. Mặc dù nhiều thầy cô tâm huyết rất quan tâm đến thế hệ học
trò trong trường nhưng kết quả thu được còn nhiều hạn chế.

Là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, tôi nhận thức được
tầm quan trọng đặc biệt của môn học này đối với việc hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh. Môn học giúp cho việc uốn nắn những tư tưởng lệch
lạc, điều chỉnh hành vi của học sinh theo đúng hướng tích cực. Những tri thức
rút ra từ môn học là hành trang vô cùng cần thiết để học sinh có thể trở thành
những công dân tốt trong tương lai.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chất lượng dạy và học môn học
này trong thời gian qua tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam còn có nhiều bất
cập, chưa phát huy hết vai trò của nó.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: Giáo dục
đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đạo đức và các phương pháp giáo dục đạo đức là những vấn đề luôn
thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đã có rất
nhiều công trình, sách báo, bài viết nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
Trên thế giới:
Khổng Tử (551- 479 TCN), nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại của
Trung Quốc cổ đại đã có nhiều nghiên cứu về con người, về đạo đức. “Ngọc
bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đao”. Theo ông, “con người nếu
không được giáo dục thì cũng không biết được đạo lí làm người”.
Ở phương Tây, nhà sư phạm lỗi lạc Cômenxky (1592-1670) chính là
2


tấm gương về đạo đức, ông có những đóng góp về phương pháp giáo dục đạo
đức cho người thầy giáo. Ông đã khẳng định: “Nếu anh không như một người
cha thì cũng không thể là một người thầy”.
A.X Makarenco (1888-1939), nhà giáo dục vĩ đại người Nga, trong tác
phẩm “Bài ca sư phạm” và các tác phẩm khác, ông đã đặc biệt nhấn mạnh vai

trò của giáo dục đạo đức, của biện pháp giáo dục đúng đắn. Ông nhấn mạnh
sự cần thiết của một nền giáo dục sớm đề cao uy quyền và dựa vào sự nêu
gương. Nguyên tắc giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể của ông, được
nhiều nhà sư phạm trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua chú ý, và đã áp dụng
thành công trong công tác giáo dục của mình.
Trong nước:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức và giáo dục
đạo đức. Bác đánh giá cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân
cách của con người:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Tác giả Hà Thế Ngữ, chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục
đạo đức thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa
học xã hội và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở
đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức.
Tác giả Phạm Minh Hạc, xuất phát từ đặc trưng tâm lí học để khảo sát
hành vi và hoạt động; nghiên cứu đạo đức, thực hiện giáo dục đạo đứctrong
quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêu quan trọng nhất để đạt
được chất lượng giáo dục.
Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân, nghiên cứu và đánh giá cao PPDH môn
Đạo đức và Giáo dục công dân bằng hành động, kết hợp giữa học với hành,
cũng như coi trọng việc tự học, trong cuốn: “Đổi mới phương pháp dạy học
3


môn Đạo đức và Giáo dục công dân”.
Tác giả Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương, tập trung tới việc
giáo dục đạo đức mới cho học sinh phổ thông trong cuốn “Đạo đức học”. Theo

các tác giả: “Đạo đức là một hình thái ý thức thường xuyên biến đổi, thường
xuyên có những yếu tố mới nảy sinh và phát triển cùng với các điều kiện kinh tế,
vật chất của xã hội. Theo quan điểm đó, đạo đức trong gia đình, đạo đức trong
học tập, trong tình bạn, tình yêu… cũng có những nội dung mới”.
Tác giả Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ, đề cập đến ý nghĩa của việc
giáo dục đạo đức cho công dân trong giai đoạn mới hiện nay, cũng như các
hình thức giáo dục đạo đức cơ bản khác. Theo các tác giả: “Trong xã hội ta
hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang trở
thành một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp đổi mới đất nước, có không
ít vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Đó là cuộc đấu tranh giữa hai lối
sống: lối sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của
chính mình, có ý thức bảo vệ thành quả lao động, chăm lo lợi ích của cộng
đồng và lối sống thực dụng, ích kỉ, dối trá, ăn bám, chạy theo đồng tiền bất
chính…”
Tác giả Bùi Văn Tân trong luận văn thạc sỹ: “Một số biện pháp tổ chức
giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh”, cho
rằng: “Thông qua việc dạy các môn học mà làm cho người được giáo dục tự
giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp họ định
hướng đúng những hiện tượng xã hội để lựa chọn cách thích ứng đúng đắn
trong các tình huống đạo đức”.
Tác giả Võ Thị Thu Hiền, trong luận văn thạc sỹ: “Biện pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh THCS thành phố Thanh Hóa trong môn Giáo dục công
dân”, cho rằng: “Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách thế hệ
trẻ phát triển đúng đắn về mặt đạo đức, có kỹ năng và bản lĩnh ứng xử đúng
đắn trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội”.
Có thể nói, những tác giả trên chủ yếu đề cập đến việc giáo dục đạo ở
4


mức khái quát, phác họa dưới góc độ tiếp cận là khoa học giáo dục, khoa học

đạo đức hoặc gợi ý cho việc giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, hoặc
các biện pháp giáo dục đạo đức. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua dạy học, đặc biệt thông qua dạy học môn GDCD thì chưa được đề cập
nhiều. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh
Trường Cao đẳng Múa Việt Nam thông qua dạy học phần “Công dân với đạo
đức” để nghiên cứu và thực nghiệm tại trường.
Đây là đề tài khoa học mới mẻ gắn liền với các điều kiện về kinh tế - xã
hội, văn hóa có tính đặc thù, cần có những công trình nghiên cứu một cách cơ
bản, hệ thống, nhằm làm cho vấn đề được nghiên cứu ngày càng sâu sắc hơn.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn cung cấp cơ sở lí luận cho việc đổi mới PPDH nói chung và đổi
mới PPDH học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10, nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam.
Luận văn đề xuất quy trình và điều kiện tổ chức dạy học theo hướng
đổi mới phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10, nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD
lớp 10, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao
đẳng Múa Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình dạy và học, những hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, phần “Công dân với đạo đức”
trong giai đoạn hiện nay.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Những luận điểm cơ bản
5



Nghiên cứu cơ bản lý luận về đạo đức và giáo dục đạo đức.
Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức ở Trường Cao đẳng Múa Việt
Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đổi mới PPDH phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 theo
hướng tích cực hóa là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua tiến trình thực nghiệm và đối chứng.
Đề xuất quy trình và điều kiện thực nghiệm đổi mới PPDH phần “Công
dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10.
- Những đóng góp mới của tác giả
Về mặt khoa học, luận văn góp phần cung cấp cơ sở lí luận cho việc đổi
mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH học phần “Công dân với đạo đức”
môn GDCD nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cũng như hiệu quả
giáo dục đạo đức.
Về mặt thực tiễn, luận văn xây dựng quy trình và phương pháp vận dụng
PPDH theo hướng đổi mới vào dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn
GDCD lớp 10, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học
sinh. Luận văn có thể hỗ trợ cho các giáo viên và học sinh học tập phần “Công
dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 làm tài liệu tham khảo về phương pháp
nghiên cứu và học tập. Từ đó luận văn góp phần vào đổi mới PPDH hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã thực hiện theo các phương pháp cơ bản:
Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích - tổng hợp, trừu tượng
hóa - khái quát hóa, so sánh, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương
pháp thu thập tài liệu, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp điều
6



tra bằng phiếu thăm dò, phương pháp thống kê toán học.

7


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường
Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”.
Chương 2: Quy trình và điều kiện thực nghiệm giáo dục đạo đức cho
học sinh Trường Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với
đạo đức”.
Chương 3: Thực nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cao
đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”.

8


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM
TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”
1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường
Cao đẳng Múa Việt Nam trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về đạo đức và giáo dục đạo đức
1.1.1.1.Đạo đức
- Khái niệm đạo đức
Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý
nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các
cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó quy định giới hạn nhất định nhằm
đảm bảo lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Nó là các quy tắc chuẩn mực hoàn
toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội.
Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo
đức đã xuất hiện rất sớm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris): lề thói,
đạo nghĩa.
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ
đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo đức của họ. Đạo có nghĩa là con đường,
đường đi, về sau khái niệm này được vận dụng trong triết học để chỉ con
đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong
xã hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức tính là
biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc, luân lí. Như vậy, có thể nói đạo
đức theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu,
những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
9


Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà tư tưởng. Xôcrát (469 - 399 TCN) được coi là người đầu tiên đặt nền
móng cho khoa học đạo đức học. Còn Arixtốt (384 – 322 TCN) đã viết bộ
sách đạo đức học với 10 cuốn, trong đó đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh con
người. Nội dung phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm
việc thiện.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đạo đức là cái có thật
trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người. Nghĩa là, về lí
luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong ý
thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Đạo

đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời
sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Sự
nảy sinh, phát triển và hoàn thiện của đạo đức có nguồn gốc từ phương thức
sản xuất xã hội. Mỗi phương thức sản xuất xã hội làm nảy sinh ra một dạng
đạo đức tương ứng, Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta khẳng định rằng xét cho đến
cùng mọi thuyết đạo đức đã có trước tới nay là sản phẩm của tình hình kinh tế
của xã hội lúc bấy giờ”. Có thể có những yếu tố đạo đức phát triển sớm hơn
hoặc tồn tại lâu bền hơn khi phương thức sản xuất, điều kiện sản xuất vật chất
đã thay đổi. Trong xã hội có giai cấp, bên cạnh những chuẩn mực giá trị đạo
đức chung còn có chuẩn mực đạo đức phản ánh lợi ích, vai trò, ý chí của mỗi
giai cấp. Từ đó, quan điểm mácxít khẳng định: Đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức. Trong xã hội có giai cấp,
đạo đức mang bản chất giai cấp đồng thời mang tính nhân loại.
Bàn về đạo đức, không thể không nói đến quan niệm đạo đức của Hồ
Chí Minh. Người quan niệm đạo đức là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó là đạo
đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức tập thể, đạo đức vì lợi ích chung của
Đảng, của dân tộc, của loài người.
Đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp, là nội dung được rất nhiều
ngành khoa học nghiên cứu. Để hiểu rõ được khái niệm này, có thể tiếp cận
nó trên nhiều góc độ khác nhau.
10


Tác giả Phạm Viết Vượng: “Đạo đức là một trong những hình thái sớm
nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lí, quy tắc, chuẩn mực điều
tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với công đồng.
Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi
người bằng các quan niệm về thiện, ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ,
danh dự” [39, tr.145].
Còn tác giả Phạm Khắc Chương: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã

hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc,
nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [7, tr.12].
Theo Từ điển tiếng Việt, đạo đức là: “Những tiêu chuẩn, nguyên tắc
đựơc dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối
với nhau và đối với xã hội” [33, tr.402].
Sách GDCD lớp 10 nêu ra: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn
mực xă hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” [5, tr.63].
Tuy có nhiều cách hiểu, quan niệm, định nghĩa khác nhau về đạo đức,
nhưng có thể khái quát chung về đạo đức như sau: “Đạo đức là hệ thống các
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan
hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay toàn xã hội”.
Như vậy, về bản chất, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực xã
hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và
tự giác thực hiện. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh những
quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế. Vì vậy, mỗi hình
thái kinh tế xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những nguyên tắc,
chuẩn mực đạo đức tương ứng.
- Chức năng của đạo đức
Đạo đức có các chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức
11


xã hội về mặt đạo đức, các quan điểm đạo đức, nguyên tắc chuẩn mực đạo
đức, là kết quả phản ánh tồn tại xã hội, được con người đánh giá, thừa nhận
và khái quát thành những khuôn mẫu đạo đức, các giá trị đạo đức.
+ Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức đạo đức, chức năng giáo dục
giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ thống định

hướng giá trị và các chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh ý thức, hành vi đạo đức.
+ Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Cùng với chức năng giáo
dục, chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức có tác dụng làm cho hành vi hoạt
động của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Chức năng
này được thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu: trước hết, bản thân chủ thể đạo
đức phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo
đức xã hội; thứ hai, tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích, đánh
giá hay phê bình những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trên cơ sở những
chuẩn mực giá trị đạo đức. Đây là chức năng xã hội hết sức quan trọng vì nó điều
chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.1.2. Giáo dục và giáo dục đạo đức
- Giáo dục
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc
biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội
của các thế hệ loài người…” [40, tr.9].
Giáo dục là giáo dục nhà trường, là sự tác động có tổ chức, có kế hoạch
nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi của HS, xây
dựng và phát triển hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu giáo dục xã hội đề ra.
Giáo dục còn được xem là một trong các mặt giáo dục của nhà trường.
Theo cách hiểu này, hoạt động giáo dục tác động đến hệ thống các phẩm chất
nhất định như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, quan điểm thẩm mỹ của đối
tượng giáo dục.
Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã hội
nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những yêu cầu của
12


xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo
trong sự phát triển nhân cách. Do đó, hoạt động giáo dục không đơn thuần chỉ là
truyền thụ kiến thức, mà là quá trình gồm nhiều bộ phận: GDĐĐ; giáo dục trí

tuệ; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ… trong đó, GDĐĐ được xem là nền
tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
Như vậy, theo chúng tôi về bản chất, có thể khái quát như sau: Giáo
dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho HS, nhằm giúp
các em có nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, những hành vi
đạo đức trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Giáo dục là quá
trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận của người
được giáo dục. Giáo dục là sự tác động và chuyển hóa từ những yêu cầu bên
ngoài - yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong bền vững của
cá nhân. Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngoài xã hội với
những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú.
Dù hiểu theo cách nào, thì giáo dục ngày nay được coi là yếu tố giải
phóng tiềm năng con người, được coi như là lực lượng sản xuất trực tiếp thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo lớp người đủ khả năng giải quyết
những mâu thuẫn của thời đại. Giáo dục trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của xã hội ngày nay.
- Giáo dục đạo đức
Có một số khái niệm GDĐĐ như sau:
Tác giả Phạm Khắc Chương: “Giáo dục đạo đức là hoạt động của nhà
giáo dục dựa theo yêu cầu của xã hội, tác động có hệ thống lên người được
giáo dục một cách có mục đích và có kế hoạch để bồi dưỡng những phẩm chất
tư tưởng mà nhà giáo dục kỳ vọng, chuyển hóa những quan điểm, yêu cầu và
ý thức xã hội có liên quan thành phẩm chất đạo đức, tư tưởng của mỗi cá
nhân” [7, tr.48].
Tác giả Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê: “Giáo dục đạo đức là quá
trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin
đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành
vi đạo đức” [19, tr.16].
13



Tác giả Trần Đăng Sinh – Nguyễn Thị Thọ: “Giáo dục đạo đức là quá trình
chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân” [32, tr.165].
Qua các quan niệm trên có thể nhận thấy:
Thứ nhất, về bản chất: GDĐĐ là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực
đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong
của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.
GDĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục chính trị - tư tưởng vì
giáo dục chính trị - tư tưởng có tác động xây dựng cơ sở thế giới quan
Mác – Lênin và định hướng chính trị - xã hội theo quan điểm và đường lối
của Đảng Cộng sản, cho ý thức và hành động đạo đức.
GDĐĐ còn gắn bó chặt chẽ với giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật
có nhiệm vụ giới thiệu cho người học các chuẩn mực về pháp luật của nhà
nước, các quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam. Do đó, giáo
dục pháp luật có tác dụng củng cố phương thức, luận cứ, các chuẩn mực đạo
đức và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu đạo đức.
Hiệu quả của GDĐĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội gắn với tiến bộ đạo đức và nhân đạo hóa các quan hệ xã hội,
cách tổ chức giáo dục và đặc biệt là mức độ tự giác của đối tượng của GDĐĐ.
Trong đó, GDĐĐ trong nhà trường vẫn được xem là một trong những hướng
đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của HS.
Như vậy, không có sự tồn tại những phẩm chất đạo đức bẩm sinh (lười
biếng, thiện, ác…) quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức của HS là
một quá trình phức tạp, là kết quả tác động của rất nhiều yếu tố, khách quan,
chủ quan, của cả gia đình, nhà trường và xã hội, thông qua nhiều môn học
như: GDCD, Văn học, Lịch sử, Địa lí, Hóa học… các yêu tố đó quan hệ
chằng chịt với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau và thúc đẩy quá trình hình
thành các chuẩn mực đạo đức. Tất cả người lớn đều có thể “dạy”, “giáo dục”
cho các em về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, không chỉ bằng những bài học
có tính sách vở hàn lâm, mà quan trọng hơn là qua những hành vi, lời nói,
14



cách ứng xử trong muôn mặt đời thường. Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng
định rằng phương pháp giáo dục đúng đắn trong nhà trường, (đặc biệt thông
qua dạy học môn GDCD), bằng sự tác động tích cực có thể bảo đảm hình
thành những phẩm chất đạo đức nhất định cho con người, phù hợp với mục
đích và nhiệm vụ giáo dục của xã hội hiện tại.
Qua đây cho thấy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có
phương pháp, có hệ thống của nhà giáo dục lên người được giáo dục, nhằm
chuẩn hóa những chuẩn mực đạo đức của xã hội thành những đòi hỏi bên
trong của người được giáo dục, tạo cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức
và quan trọng hơn là tạo lập thói quen, hành vi đạo đức cho họ.
Thứ hai, về mục tiêu của GDĐĐ: Hình thành và phát triển ý thức đạo đức
và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người. Trong đó, mục tiêu quan
trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức. Muốn
vậy, trước hết cần cho người học nắm được tri thức đạo đức, chính tri thức đạo
đức “chỉ đạo” hành vi đạo đức. Trong đạo đức học, Xô-crát cho rằng, nguyên
nhân của mọi hành vi vô đạo đức là do thiếu hiểu biết về tri thức đạo đức.
Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào người hiểu biết về tri thức
đạo đức cũng có hành vi đạo đức tốt. Có những người hiểu việc làm này là
không đúng nhưng họ vẫn thực hiện. Nguyên nhân có thể do tình cảm đạo
đức chưa đủ mạnh hoặc do chưa có thói quen đạo đức.
GDĐĐ cuối cùng phải đạt tới sự tự giáo dục, tự kiểm tra, tự đánh giá
đạo đức của chủ thể. “Đối với HS, nhất là HS THPT, phải làm cho nền đạo
đức mới XHCN biến thành lương tâm của cá nhân, trở thành vị “quan tòa”
bên trong đánh giá, phán xét hành vi đạo đức của mình, trở thành “máy điều
chỉnh” hành vi đạo đức của mình” [20, tr.173].
Thứ ba, nội dung của GDĐĐ bao gồm: Giáo dục tri thức đạo đức; giáo
dục tình cảm đạo đức; giáo dục hành vi đạo đức; giáo dục lí tưởng đạo đức;
giáo dục giá trị đạo đức.

15


Với những nội dung trên, chúng tôi thấy cần thiết, nhưng không thể làm
được ngay trong một sớm, một chiều mà cần được giáo dục lâu dài trong suốt
quá trình phát triển nhân cách của HS. Trong phạm vi của học phần “Công
dân với đạo đức”, ngoài việc giáo dục cho HS nắm vững các khái niệm, tri
thức đạo đức nói chung, theo chúng tôi còn phải chú trọng giáo dục cho các
em những phẩm chất đạo đức cốt lõi nhất như: Giáo dục lòng yêu thương con
người; tình cảm và trách nhiệm trong các mối quan hệ với bản thân, với gia
đình, với cộng đồng đất nước và nhân loại; giáo dục cho các em có thái độ và
hành vi ứng xử có văn hóa; thật thà, giản dị, khiêm tốn, biết tự trọng, biết thực
hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân; tập trung rèn luyện các kỹ
năng thực hành ứng xử. Qua đó, giúp các em có hành vi tích cực trong các
mối quan hệ, có thói quen hành động, có đạo đức trong cuộc sống, từ đó, các
em có nền tảng cơ bản khi tham gia vào các hoạt động xã hội, trở thành người
công dân có ích.
GDĐĐ đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm, tri thức
đạo đức, quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được biến thành tình cảm,
niềm tin, thói quen và cách ứng xử thực tế hằng ngày của HS, điều đó mới
thực sự có giá trị.
1.1.2. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví đạo đức như là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Làm người
cách mạng, theo Người, trước hết phải có tâm trong sáng, đức cao đẹp. Đạo
đức luôn là gốc, là nền tảng của mỗi một con người. Trong cuốn Sửa đổi lối
làm việc, Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”.

Vì vậy, giáo dục đạo đức luôn là nội dung cơ bản, cốt lõi trong giáo dục
công dân.
16


Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, nằm
trong định hướng chung của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở các
trường học. Giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể,
có mối quan hệ biện chứng với các quá trình, bộ phận giáo dục khác trong nhà
trường, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, xuất phát từ những yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho quá trình
đẩy mạnh CNH – HĐH
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn ra
mạnh mẽ tạo nên những biến đổi hết sức sâu sắc và làm thay đổi tận gốc rễ
mọi mặt của đời sống xã hội. Với cuộc cách mạng ấy, con người và nguồn lực
con người trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu và được đặt ở vị trí trung
tâm của các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu bức
thiết đối với sự nghiệp giáo dục, nhằm tạo ra lớp người Việt Nam vừa cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, đạt đến trình độ
cao về trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản
sắc dân tộc vẫn được giữ vững. Yêu cầu đối với người lao động không chỉ đơn
thuần là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề cũng như các phẩm
chất đạo đức của người lao động. Đây không phải là những phẩm chất sẵn có ở
mỗi con người mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình giáo dục.
Thứ hai, xuất phát từ sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, dẫn tới
những thay đổi trong giá trị, chuẩn mực đạo đức
Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, việc phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN đã có tác động cả tích cực và tiêu cực đến đạo đức
của cá nhân và xã hội.
Về những biến đổi tích cực:
Kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận
17


đã hình thành môi trường kinh tế - xã hội để biến đổi tâm lí, ý thức đạo đức
con người theo những tiêu chí, định hướng giá trị mới. Đó là tính thiết thực,
hiệu quả, tính năng động và tháo vát trong hoạt động; chú trọng lợi ích, nhất
là lợi ích kinh tế; ý thức về năng lực, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ
được đề cao; đi liền với ý thức chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhân
được coi trọng. Sự thay đổi về định hướng giá trị trong môi trường xã hội mới
đã dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về đạo đức. Đạo đức hướng vào hiệu
quả công việc, hướng tới phát triển cá nhân và phát triển xã hội.
Mặt khác, kinh tế thị trường với sức chi phối của quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh đòi hỏi con người phải không ngừng rèn luyện về năng lực,
phải có đầu óc nhạy bén với cái mới, có ý thức rõ rệt về đổi mới và sẵn sàng
một tâm thế đổi mới. Quan niệm mới về năng lực trong kinh tế thị trường đã
tác động tới sự biến đổi đạo đức. Con người được coi là có đạo đức hiện nay
phải là người có năng lực để lao động tự giác, làm việc hết mình vì trách
nhiệm với mình và với xã hội, không thụ động, trì trệ, lười biếng, ỷ lại, thiếu
tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức về bổn phận và nghĩa vụ đối với xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực về đạo đức, trong xã hội
nhiều năm nay cũng đã và đang diễn ra những biểu hiện tiêu cực về đạo đức.
Ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân trong quan niệm sống và lối
sống đang có chiều hướng gia tăng. Phải thừa nhận rằng, việc đề cao lợi ích,
trước hết là lợi ích vật chất của cá nhân, là điều hợp lí, tự nhiên trong sự phát
triển, nhất là khi sự phát triển đó lại được kích thích bởi môi trường xã hội đổi
mới, bởi bầu không khí dân chủ hóa và bởi lực đẩy của kinh tế thị trường.

Vấn đề là ở chỗ, đã có những lợi ích cá nhân không hài hòa với lợi ích chung
của cộng đồng, thậm chí có những mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích cá nhân
và lợi ích xã hội. Điều này, dẫn đến xuất hiện những lệch lạc chuẩn mực trong
cách nghĩ và cách sống, trong làm việc và ứng xử của con người, nó nảy sinh
tâm lí sống thực dụng, đề cao một chiều các giá trị vật chất, các phương tiện vật
chất trong tiêu dùng, hưởng thụ, dẫn đến sự dửng dưng, vô cảm với người khác,
18


×