Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng bạch đằng quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.94 KB, 45 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC:

Báo cáo tài chính

BH:

Bán hàng

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BTC:

Bộ tài chính

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CP:

Chi phí

DN:

Doanh nghiệp



GTGT:

Giá trị gia tăng

HĐ:

Hoạt động

HĐKD:

Hoạt động kinh doanh

LN:

Lợi nhuận

NVLTT:

Nguyên vật liệu trực tiếp

pp:

phương pháp

QĐ:

Quyết định

QL:


Quản lý

SXC:

Sản xuất chung

TC:

Tài chính

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

VCSH:
LNTT:

Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước thuế

MỤC LỤC
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.........................................................................................................................................2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP....................................2
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................................13
KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
TNHH XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG QUẢNG NINH (GIAI ĐOẠN 2013 – 2015)......................13
CHƯƠNG 3.......................................................................................................................................35
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY
DỰNG BẠCH ĐẰNG QUẢNG NINH...........................................................................................35
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................43

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1

Cách tính lợi nhuận qua các bước trung gian …………………

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty …………………… 15

Bảng 2.1

Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 …………


18

Bảng 2.2

Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013-2015………..

21

Bảng 2.3

Kết cấu lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2013 – 2015 ……….

23

Bảng 2.4

Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty…..………..

25

Bảng 2.5

Bảng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của Công ty.....................

27

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

MSV : 11A17843N


7


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì nhất thiết
các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các doanh
nghiệp bỏ vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải đem lại lợi
nhuận, thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phải lớn hơn tổng chi phí
mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có lợi nhuận doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao thu nhập cho cán bộ công
nhân viên và khuyến khích tăng năng suất lao động, đồng thời lợi nhuận lớn sẽ
góp phần vào việc tăng Ngân sách Nhà nước thông qua việc doanh nghiệp nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, lợi nhuận ngoài ý nghĩa là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết
quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói
chung.
Nhận thức được vai trò của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, trong quá trình thực tập tại Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng
Quảng Ninh em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại
Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của
mình. Cộng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng tài chính, kế toán đặc biệt
là sự giúp đỡ của Ths. Vũ Thị Thúy Hường đã giúp em đi sâu vào nghiên cứu đề tài.
Bài luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về lợi nhuận trong các doanh nghiệp
Chương 2 : Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công

Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại Công Ty TNHH Xây Dựng
Bạch Đằng Quảng Ninh
Mặc dù trong bài viết em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn
hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự góp ý của
các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn để em hiểu vấn đề hơn.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

1

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Một số nét chung về lợi nhuận
1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch lớn hơn giữa doanh thu và
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận là kết quả tài
chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại, là chỉ tiêu chất
lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2. Kết cấu lợi nhuận của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, để tăng cường khả năng cạnh tranh đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là lợi nhuận thu được từ các

hoạt động khác nhau bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ
hoạt động khác. (Lợi nhuận được đề cập ở đây là lợi nhuận trước thuế).
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kì. Hơn nữa, Lợi nhuận HĐSXKD còn bao gồm cả lợi
nhuận hoạt động tài chính. Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa
thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp
theo qui định của pháp luật trong kỳ.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập
của hoạt động kinh tế khác và chi phí khác của hoạt động kinh tế khác và thuế gián
thu theo qui định của pháp luật trong kỳ.
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận trong nền kinh tế
Lợi nhuận không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn kết hợp hài hòa
lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội và lợi ích của người lao động.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

2

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp có vai trò rất to lớn tác động đến tất cả mọi hoạt
động của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh

nghiệp. Lợi nhuận cao doanh nghiệp sẽ có điều kiện áp dụng những công nghệ khoa
học kĩ thuật mới vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp có khả
năng mở rộng HĐKD của mình. Việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều
kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định vững
mạnh.
Lợi nhuận còn là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nếu doanh nghiệp cải tiến quản lí quá trình hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phấn đấu giảm chi phí sản xuất, kinh doanh hạ giá
thành toàn bộ sản phẩm sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại
nếu giá thành hoặc chi phí tăng lên thì sẽ trực tiếp làm giảm bớt lợi nhuận. Lợi nhuận
còn là nguồn vốn tích lũy cơ bản đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất
kinh doanh có lãi sẽ tạo ra cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng cho những tiến bộ khoa
học kĩ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị mở rộng quy mô hoạt động.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, một doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi
nhuận chứng tỏ doanh nghiệp đó đã có sự thích nghi tốt với cơ chế thị trường. Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã có hướng đi đúng đắn trong việc kinh
doanh, thể hiện tính năng động và khoa học trong tổ chức bộ máy lãnh đạo, tính hiệu
quả trong công việc của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
1.1.3.2. Đối với kinh tế xã hội
Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ là một bộ phận của thu nhập thuần túy
của doanh nghiệp mà đồng thời là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và
là nguồn tích lũy quan trọng nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội và đáp ứng
các nhu cầu phát triển của xã hội. Lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như chỉ tiêu về đầu tư, sử dụng các yếu tố đầu vào, chi
phí và giá thành sản xuất, các chỉ tiêu đầu ra và các chính sách tài chính nhà nước.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

3


MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Đối với nền kinh tế mỗi doanh nghiệp là một tế bào nuôi sống nền kinh tế
thông qua việc đóng góp cho Ngân sách Nhà nước dưới hình thức làm nghĩa vụ nộp
thuế thu nhập theo luật định. Các doanh nghiệp có lợi nhuận thì Nhà nước có điều
kiện tăng thu Ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, phấn đấu tăng lợi nhuận là một đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp trong
quá trình sản xuất kinh doanh, là mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Đối với người lao động
Người lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất và là một trong những
nhân tố quan trọng giúp duy trì và phát triển đối với doanh nghiệp nên có thể nói
người lao động tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng họ chỉ được hưởng một
phần. Lợi nhuận doanh nghiệp tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động,
ảnh hưởng tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ.
1.1.3.4. Đối với Nhà nước
Doanh nghiệp là tế bào của nền Kinh tế quốc dân; vì vậy lợi nhuận của doanh
nghiệp là một phần tích lũy xã hội. Lợi nhuận là tiền đề cho xã hội tái sản xuất mở
rộng, góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và sự vững mạnh về tiềm
lực tài chính cho quốc gia. Ngược lại nền kinh tế tăng trưởng cũng sẽ tác động tích
cực đến doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, các chính sách kinh tế
phù hợp tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.
Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập
doanh nghiệp tăng tích lũy cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế
thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kì nên

khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì số thuế Nhà nước thu về càng nhiều. Đó
chính là nguồn tài chính để Nhà nước phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng
an ninh, nâng cao đời sống nhân dân.
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận
1.2.1. Phương pháp trực tiếp

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

4

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài Chính

Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh
LN từ
hoạt
động

Doanh
=

KD

thu

thuần

-

Trị giá

thu

Chi

Chi

vốn

hoạt

phí

phí

hàng

+

động

hóa

-


tài

-

tài
chính

bán

Chi
phí
- quản

hàng

chính
● Công thức xác định doanh thu thuần:
Doanh thu
thuần về

=

BH&CCDV
Trong đó:

Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

-



DN

Các khoản giảm trừ
doanh thu

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được trong kỳ
do hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung ứng dịch vụ; kể cả số tiền chưa
nhận được trong kỳ nhưng bên mua đã chấp nhận thanh toán, kể cả giá trị hàng hóa
tiêu thụ nội bộ và giá trị hàng hóa đem biếu, tặng để gới thiệu sản phẩm.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, trị giá hàng
bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và một số loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp,...
- Giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ đối
với doanh nghiệp sản xuất và là giá trị mua vào của hàng bán ra đối với doanh nghiệp
thương mại.
- Doanh thu hoạt động tài chính thực chất cũng là loại doanh thu về hoạt động
kinh doanh nhưng có tính chất đặc thù là doanh thu do các hoạt động tài chính mang
lại.
- Chi phí tài chính là những chi phí thuộc về hoạt động tài chính như các
khoản chi hoặc khoản lỗ liên quan tới việc cho vay, đi vay vốn, chi phí góp vốn liên
doanh, liên kết, giao dịch mua bán chững khoán, lỗ phát sinh do mua, bán ngoại tệ,
chênh lệch tỷ giá hối đoái thay đổi hay chiết khấu thanh toán cho người mua…

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

5

MSV : 11A17843N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

- Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, nhân viên tiếp thị, bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản
cố định, chi phí vật liệu tiêu dùng để đóng gói, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
khác như chi phí quảng cáo, bảo hành …
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý điều
hành trong doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh
nghiệp như tiền lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí
công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí
khác như đồ dùng văn phòng …


Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
Trong đó:
- Thu nhập khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, các khoản

thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,
tiền phạt do các bên vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp, các khoản nợ khó đòi đã xử
lý nay lại thu lại được …
- Chi phí khác là các khoản chi cho các hoạt động nói trên …
Như vậy tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được
tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác

Và Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được xác định:
Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN trong kỳ
Phương pháp xác định lợi nhuận này là đơn giản, dễ tính, do đó được áp dụng
rộng rãi trong các doanh nghiệp.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

6

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.2.2. Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian
Sơ đồ 1.1: Cách tính lợi nhuận qua các bước trung gian
Doanh thu hoạt
động khác

Doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các
khoả
n
giảm
trừ
(1)

Doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch

vụ

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận
gộp từ bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
Chi phí hoạt
động tài
chính,
Chi phí bán
hàng,

(1) Trong đó:

Chi phí quản
lý doanh
nghiệp

(Các khoản giảm trừ bao gồm :

Doanh thu
hoạt động
tài chính

Lợi nhuận
thuần từ
Hoạt động

Kinh
doanh

Tổng lợi nhuận

- Giảm giá hàng bán

trớc thuế TNDN

- Trị giá hàng bán bị
trả lại

Thuế
TND
N

- Chiết khấu bán hàng
- Thuế gián thu)

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

Lợi
nhuận
hoạt
động
khác

7

Lợi nhuận

sau thuế
TNDN

MSV : 11A17843N

Chi phí
hoạt
động
khác


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Trên đây là mô hình đang được sử dụng ở nước ta hiện nay. Theo phương pháp
này, lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ được xác định bằng cách tiến hành tính dần
lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động, trên cơ sở đó giúp cho người
quản lý thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt
động hoặc của từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối của doanh
nghiệp là lợi nhuận sau thuế TNDN hay còn gọi là lợi nhuận ròng.
Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, người ta có thể thiết lập các mô
hình khác nhau trong việc xác định lợi nhuận qua các bước trung gian.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1. Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI)
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính đến
ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của
vốn kinh doanh (%)


=

Lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay
Vốn kinh doanh sử dụng bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, sức sinh lời của vốn

kinh doanh cao, là nhân tố hấp dẫn DN đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Vốn kinh

=

Giá trị tổng tài sản đầu kì + Giá trị tổng tài sản cuối kì
2
doanh bình
1.3.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Là chỉ tiêu cho biết trong kì doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lời
của tài sản (%)

=

Lợi nhuận sau thuế
Giá trị tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, sức sinh lời của
tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất kinh doanh.


Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

8

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.3.3. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kì sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nhân tố giúp nhà quản
trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cũng là chỉ tiêu được
các nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp chú ý nhất.
Tỷ suất sinh lời vốn
chủ sở hữu (%)

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, sức
sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh
nghiệp.
1.3.4. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong 100 đồng doanh thu thuần doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là nhân tố giúp doanh

nghiệp mở rộng thị trường tăng doanh thu.
Tỷ suất sinh lời của
vốn kinh doanh (%)

=

Lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay
Vốn kinh doanh sử dụng bình quân

Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí càng hiệu quả, càng
tiết kiệm chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ các chi phí trong doanh nghiệp sử
dụng càng lãng phí, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí tại các bộ phận.
1.3.5. Tỷ suất sinh lời vốn cố định
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của 100 đồng vốn cố định trong kỳ
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đặc biệt là vốn sử dụng máy móc, thiết
bị và phương tiện kỹ thuật.
Tỷ suất sinh lời vốn
cố định

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao. Do đó
để vốn cố định đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp nên sử dụng máy móc, thiết bị công
nghệ có hiệu quả.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

9


MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.3.6. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của 100 đồng vốn lưu động mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Vì vậy để vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả
thì doanh nghiệp nên tiết kiệm và sử dụng một vốn lưu động một cách đầy đủ, hợp lý.
Tỷ suất sinh lời vốn lưu =
động

Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình
quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.4.1. Nhân tố doanh thu
- Quy mô của doanh nghiệp: Máy móc công nghệ hiện đại, đặc biệt đối với
các máy móc công nghệ mới, còn đang trong giai đoạn giới thiệu hoặc tăng trưởng
của chu kỳ sống bao giờ cũng có giá cả đắt. Muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
và có những tác động vượt trội thì doanh nghiệp cần phải có máy móc, công nghệ
hiện đại. Đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp cần phải có
nguồn vốn lớn.
- Chiều hướng phát triển ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp
trong tương lai: Nếu ngành nghề của doanh nghiệp có chiều hướng phát triển tốt,
doanh nghiệp có thể đạt được doanh thu cao và có lợi nhuận kỳ vọng cao sẽ ảnh

hưởng đến lượng sản phẩm tiêu thụ trong tương lai của doanh nghiệp.
Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thì doanh thu của doanh nghiệp cũng
tăng. Khi ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp có xu hướng phát triển tốt
trong tương lai tức là sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được ưa chuộng và tiêu dùng
nhiều trong tương lai.
- Quy mô, cơ cấu, thu nhập của dân cư và tập quán tiêu dùng: Quy mô dân
cư có ảnh hưởng lớn đến lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ được, do
đó có ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Cơ cấu dân cư và tập quán tiêu
dùng có ảnh hưởng đến cơ cấu và khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu sản phẩm của
doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hoặc với thành phần dân cư chiếm đa số

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

10

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

tại một thị trường nào đó, doanh thu của doanh nghiệp tại thị trường sẽ tăng và ngược
lại.
- Trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật: Trình độ của cán
bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nếu những người quản lý ở doanh nghiệp có trình độ cao,
họ sẽ vạch ra được những chiến lược phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đồng thời họ cũng đưa ra các quyết định
đúng đắn và kịp thời trước các cơ hội kinh doanh có thể làm tăng doanh thu và lợi

nhuận cho doanh nghiệp.
1.4.2. Nhân tố chi phí
- Thị trường các yếu tố đầu vào: Các yếu tố đầu vào và có sự tham gia của
nhiều nhà cung cấp, DN có thể chủ động được nguồn hàng, không bị phụ thuộc vào
một nhà cung cấp đồng thời tại một thị trường có sự cạnh tranh thì mức giá bán mà
các nhà cung cấp đưa ra sẽ hợp lý, như vậy sẽ không làm tăng chi phí của doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu thị trường các yếu tố đầu vào chỉ có một hoặc số ít các nhà
cung cấp, DN sẽ không chủ động được nguồn hàng, phải phụ thuộc vào nhà cung
cấp, do đó nhà cung cấp có thể tự đẩy giá lên cao làm tăng chi phí của DN đồng thời
các nhà cung cấp có thể không đảm bảo đúng thời hạn giao hàng làm gián đoạn quá
trình sản xuất, từ đó phát sinh thêm nhiều chi phí khác.
- Năng lực quản lý doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình sản
xuất kinh doanh sẽ giảm được các chi phí bán hàng của mình. Với việc tổ chức tốt
quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có chiến lược dự trữ hợp lý, quá trình
sản xuất diễn ra liên tục, máy móc thiết bị làm việc với công suất tối đa, sản phẩm
làm ra được tiêu thụ nhanh chóng, từ đó làm giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Sự biến động giá trị đồng tiền: Khi có sự biến động về giá trị đồng tiền sẽ
làm thay đổi lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp vì lợi nhuận thực tế là hiệu của lợi
nhuận danh nghĩa và mức độ thay đổi giá trị đồng tiền hay mức độ lạm phát, đặc biệt
đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sự biến động giá trị đồng tiền dẫn đến sự biến
động về tỷ giá hối đoái càng có tác động lớn hơn tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì
khi xuất hoặc nhập khẩu doanh nghiệp sẽ thu được ngoại tệ hoặc phải trả bằng ngoại
tệ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, sự thay đổi tỷ giá hối đoái
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

11

MSV : 11A17843N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

không những tác động đến doanh thu mà cón tác động mạnh đến chi phí vì phần lớn
nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phải nhập từ
nước ngoài.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ: Khoa học công nghệ ngày
càng phát triển sẽ tạo được nhiều máy móc thiết bị có công suất cao, tốn ít nhiên liệu,
từ đó sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao với giá thành thấp. Khoa học công
nghệ tiến bộ càng nhanh thì máy móc thiết bị càng nhanh chóng lạc hậu, điều này đòi
hỏi DN phải áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý, nhanh chóng đổi mới máy móc
công nghệ để sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh trên thị trường.
1.5. Sự cần thiết của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải độc lập, tự chủ, chịu trách nhiệm
hoàn toàn trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nguyên tắc lấy thu bù
chi và đảm bảo có lãi. Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải bỏ ra những chi phí ban đầu như: chi phí nguyên vật liệu, lao động, máy
móc , đất đai, vốn,… Đồng thời để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên
tục thì hoạt động đó phải có thu nhập để bù đắp được chi phí bỏ ra và phải có lợi
nhuận để tái đầu tư trở lại. Nếu hoạt động kinh doanh không có lợi nhuận thì doanh
nghiệp đó sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và có thể dẫn đến phá sản.
Nếu doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có lãi thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
về sẽ ngày càng cao, và sẽ có điều kiện để thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao của
lao động. Nếu như lương cao, ổn định và được hưởng nhiều quyền lợi từ các quỹ thì
đời sống người lao động không những được cải thiện mà từ đó còn khuyến khích họ
hăng say hơn trong công việc, nâng cao năng suất lao động. Khi đó tinh thần trách
nhiệm của họ trong công việc sẽ cao và từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phát triển.

Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong mỗi giai đoạn có
những nhiệm vụ mục tiêu có thể khác nhau, song cuối cùng các mục tiêu và nhiệm vụ
cụ thể mà doanh nghiệp tạo ra trong từng thời kỳ cũng chỉ phục vụ cho mục đích cuối
cùng là tạo ra lợi nhuận.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

12

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
CHƯƠNG 2

KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG QUẢNG NINH (GIAI ĐOẠN
2013 – 2015)
2.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng
Quảng Ninh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Tên Công ty: Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh
Địa chỉ: Tổ 8, khu Tân Lập 4 - Phường Cẩm Thủy - Thành phố Cẩm Phả Quảng Ninh
Điện thoại: 0333863597
Mã số thuế: 5700365340
Vốn điều lệ : 9.500.000.000đ (Chín tỷ năm trăm triệu đồng chẵn)
Người đại diện pháp luật của Công ty: Giám đốc Phí Trường Thành
Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh thành lập ngày

01/10/2001 theo giấy phép kinh doanh số 5300200915 do sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh
Quảng Ninh cấp.
Kể từ khi thành lập đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, Công Ty TNHH Xây
Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh từ một doanh nghiệp non trẻ và bây giờ đã trở thành
một trong những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực cung cấp máy
móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu,… cho ngành xây dựng; xây dựng các công trình
dân dụng; sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và bê tông thương phẩm như: cột điện,
ống cống, trải thảm đường...
Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh là một doanh nghiệp mua
bán, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân. Với mục
tiêu đề ra của Công ty là: “Uy tín - Chất lượng - Tiến độ - An toàn - Hiệu quả” kết hợp
với đội ngũ nhân viên giỏi, công nhân lành nghề, Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch
Đằng Quảng Ninh đã trở thành đối tác tin cậy của một số nhà thầu, nhà quản lý dự án
có uy tín tại Tỉnh Quảng Ninh nói riêng và và các tỉnh thành phố khu vực phía bắc
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

13

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

nói chung. Qua đó, Công ty đã thực hiện thành công một số dự án với quy mô khá lớn
và trở thành nhà thầu chuyên nghiệp có uy tín, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn thiết kế,
xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng nói chung cũng như công nghiệp nói
riêng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty



Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh hoạt động ở nhiều lĩnh

vực khác nhau như:
+ Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội ngoại thất: Đối với các công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp.
+ Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thủy
lợi.
+ Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, khu dân cư;
san lấp mặt bằng; khai thác cát, đá, sỏi…
+ Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, sắt thép, thiết bị máy móc phục vụ
ngành giao thông, xây dựng, công nghiệp.
+ Trang trí nội ngoại thất công trình; sản xuất và mua bán đồ gỗ, đồ gia dụng.
+ Tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát và quản lí dự án các công trình
xây dựng.
+ Sản xuất sản phẩm cơ khí, cột điện; sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn.


Nhiệm vụ của Công ty
+ Kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký và chịu trách nhiệm trước hội

đồng thành viên, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty;
+ Bảo tồn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu;
+ Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ với nhà nước;
+ Bảo vệ tài sản, môi trường, giữ gìn an ninh trật tự chính trị an toàn xã hội
trong khu vực mà Công ty đang thi công sản xuất kinh doanh;
+ Tuân thủ pháp luật về chế độ hạch toán kế toán, báo cáo theo quy định của
Nhà nước;


Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

14

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

+ Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để không ngừng
nâng cao năng lực quản lý, chất lượng công trình xây dựng.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

15

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành và chức năng, nhiệm vụ
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng thành viên


Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc điều

Phó giám đốc

kinh doanh

hành khối văn phòng

kỹ thuật

Phòng
Kế
toán Tài vụ

Phòng
Hành
chính
Nhân
sự

Phòng
Tư vấn
và Xây
dựng


Phòng
Vật tư
Thiết
bị

Phòng
Kỹ
thuật Thi
công

Phòng
Kinh tế
- Kế
hoạch

Phòng
Quản
lý Chất
lượng

Đội
xây
dựng

(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
- Hội đồng thành viên
Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công
ty; quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy
động thêm vốn; quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao

công nghệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ Công ty;
quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

16

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại
Điều lệ Công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty; quyết định tổ chức lại
Công ty; quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty; các quyền và nhiệm vụ
khác theo quy định của Luật này và Điều lệ Công ty.
Ban Giám đốc
+ Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, người có quyền cao nhất trong bộ
máy Công ty, chịu trách nhiệm trước Công ty về hoạt động kinh doanh, trực tiếp phụ
trách công tác tổ chức về tài chính của Công ty.
+ Phó Giám đốc kinh doanh: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm
trong lĩnh vực tìm hiểu thị trường vào tiêu thụ sản phẩm của Công ty như: Phát triển
thị trường, tìm hợp đồng, lập chiến lược kinh doanh
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực sau:
Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng, công trình; Công tác quản lý an
toàn, lao động, vệ sinh môi trường; công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ
thuật.

+ Phó Giám đốc điều hành khối văn phòng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc,
chịu trách nhiệm về đời sống cho toàn Công ty.
Các phòng chức năng
+ Phòng Kế toán Tài vụ: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về theo dõi hoạt động
sản xuất – kinh doanh của Công ty dưới hình thái tiền tệ, tham mưu đắc lực cho lãnh
đạo Công ty thông qua việc quản lý tình hình mua sắm, nhập – xuất vật tư thiết bị, tổ
chức thẩm tra quyết toán của các đội sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất để lập báo cáo
kế toán kịp thời, chính xác; lập kế hoạch tài chính cho Công ty, phân tích tình hình tài
chính để tham mưu kịp thời cho Ban Giám đốc trong các vấn đề tài chính, góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh; thực hiện theo dõi các khoản
thu, chi tiền mặt, trả lương theo chế độ, thực hiện nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
+ Phòng Vật tư - Thiết bị: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về việc tiếp nhận các
đơn vị đặt hàng trực tiếp (khách hàng đến thẳng Công ty), hoặc gián tiếp (khách hàng
đã làm ăn với Công ty lâu năm,…). Phòng vật tư còn chịu trách nhiệm theo dõi doanh
thu bán hàng của Công ty trong từng tháng, phụ trách điều chuyển thiết bị vật tư, thiết
bị, quản lý thiết bị vật tư, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị vật tư…
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

17

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

+ Phòng Hành chính Nhân sự: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác
phục vụ hành chính, công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất - kinh doanh,
công tác tuyển dụng lao động. Đồng thời, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo

hiểm, công tác khen thưởng cho cán bộ công nhân viên; quản lý việc sử dụng con
dấu, các công văn giấy tờ; thường xuyên trực tiếp đến công trường kiểm tra, giám sát
việc thực hiện kỷ luật lao động; thực hiện công tác thanh tra nội bộ, giải quyết các
đơn thư khiếu nại của quần chúng, bố trí xe đưa đón cán bộ phục vụ sản xuất – kinh
doanh.
+ Phòng Tư vấn và Xây dựng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tư
vấn đầu tư và xây dựng cho Công ty và khách hàng.
+ Phòng Kinh tế Kế hoạch: Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc, tính gần đúng lợi
nhuận, lập hố sơ đấu thầu, xây dựng dự toán khoán cho các đội, chế độ báo cáo,
thanh quyết toán công trình, đảm bảo tiến độ thi công đề ra.
+ Phòng Kỹ thuật Thi công: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốcvề việc tổ chức thi
công, quản lý kỹ thuật thi công từ cấp đội trở lên như: Làm hồ sơ đấu thầu, xây dựng
các tổ chức thi công, đo đạc vật tư, vật liệu thi công…
+ Phòng Quản lý Chất lượng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về kiểm soát chất
lượng hàng hóa trong quá trình nhập hàng, lưu trữ bảo quản, xuất hàng.
+ Đội xây dựng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về quản lý các mặt sản xuất, kỹ
thuật, lao động thiết bị, dụng cụ, đồ nghề nhằm đảm bảo hoàn thành vượt mức kế
hoạch.

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

18

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


2.2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công
Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh (giai đoạn 2013 – 2015)
2.2.1. Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.1. Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

TÀI SẢN

Năm 2013
Số
TT
tiền
(%)

Năm 2014
Số
TT
tiền
(%)

Năm 2015
Số
TT
tiền
(%)
55.49
100
5
35.81

64,5
3

46.917

100

49.952

100

A.Tài sản ngắn hạn

29.60
2

63,1

31.32
8

62,7

I. Tiền và tương đương
tiền

11.21
4

23,9


13.254

26,5

14.67
8

II. Các khoản phải thu
ngắn hạn

8.325

17,7

7.254

14,5

III. Hàng tồn kho

9.234

19,7

9.625

829

1,8


B.Tài sản dài hạn

17.31
5

I. Tài sản cố định

2014/2013
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)

2015/2014
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)

3.035

6,5

5.543

11,1

1.726


5,8

4.485

14,3

26,4

2.040

18,2

1.424

10,7

10.325

18,6

-1.071

-12,9

3.071

42,3

19,3


9.635

17,4

391

4,2

10

0,1

1.195

2,4

1.175

2,1

366

44,1

-20

-1,7

36,9


18.62
4

37,3

19.68
2

35,5

1.309

7,6

1.058

5,7

8.258

17,6

9.084

18,2

9.824

17,7


826

10

740

8,1

II. Đầu tư TCDH dài
hạn

7.324

15,6

7.980

16

8.725

15,7

656

9

745

9,3


II. Tài sản dài hạn khác

1.733

3,7

1.560

3,1

1.133

2

-173

-10

-427

-27,4

NGUỒN VỐN

46.917

100

49.952


100

100

3.035

6,5

5.543

11,1

A. Nợ phải trả

33.34
2

71,1

34.25
6

68,6

64,8

914

2,7


1.686

4,9

I. Nợ ngắn hạn

27.352

58,3

28.323

56,7

33.245

59,9

971

3,6

4.922

17,4

II. Nợ dài hạn

5.990


12,8

5.933

11,9

2.697

4,9

-57

-1

-3.236 -54,5

B. Vốn chủ sở hữu

13.57
5

28,9

15.696

31,4

19.55
3


35,2

2.121

15,6

3.857

24,6

I. Vốn chủ sở hữu

12.352

26,3

14.63
4

29,3

18.235

32,9

2.282

18,5


3.601

24,6

II. Nguồn kinh phí, quỹ
khác

1.223

2,6

1.062

2,1

1.318

2,4

-161

-13,2

256

24,1

IV. Tài sản ngắn hạn
khác


55.49
5
35.94
2

(Nguồn trích BCTC Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh năm 2013 2015)
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

19

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

Khoa Tài Chính

20

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp
-

Khoa Tài Chính

Về tổng tài sản:

Quy mô Tổng tài sản trong 3 năm có xu hướng tăng. Năm 2014 tổng tài sản là

49.952 triệu đồng, so với năm 2013 tăng 3.035 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng
6,5%). Năm 2015 tổng tài sản đạt 55.495 triệu đồng tăng 5.543 triệu đồng so với năm
2014 (tỷ lệ tăng đạt 11%). Trong 3 năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản
luôn lớn hơn 60%. Đi sâu vào xem xét ta thấy:
+ Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng trong 3 năm. Năm 2014 tăng 1.726 triệu
đồng (tương ứng 5,8%) so với năm 2013 và đến năm 2015 tiếp tục tăng 4.485 triệu
đồng (tương ứng tỷ lệ 14,3%) so với năm 2014 trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 2.040 triệu đồng trong năm 2014 so
với năm 2013 (tương ứng tỉ lệ 18,2%). Năm 2015 tăng 1.424 triệu đồng (tương tứng
10,7%) so với năm 2014. Lượng tiền trong các năm tăng dần do khách hàng thanh
toán các đơn hàng trước đây, lượng tiền tăng đã cải thiện khả năng thanh toán tức thời
và phục vụ cho việc kinh doanh trong tương lai của công ty.
Các khoản phải thu năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 1.071 triệu đồng
(tương ứng tỉ lệ 12,9%). Do năm 2014 Công ty thu hồi vốn từ một số công trình đã
hoàn thành. Năm 2015 lại tăng nhẹ 3.071 triệu đồng (tương ứng tỉ lệ 42,3%) so với
năm 2014. Như vậy có thể thấy Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng nhằm lôi kéo
khách hàng, điều này Công ty đã thành công vì doanh thu thuần của Công ty năm
2015 tăng so với năm 2014. Tuy nhiên Công ty cần có các chính sách thu hồi nợ công
hợp lý hơn để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Các khoản phải thu tăng cao,
điều này ảnh hưởng đến vốn lưu động của Công ty vì Công ty đang bị các đơn vị
khác chiếm dụng vốn.
Hàng tồn kho biến động qua 3 năm, năm 2013 là 9.234 triệu đồng, năm 2014
tăng 391 triệu đồng (tương ứng tăng 4,2%) so với 2013 lên 9.625 triệu đồng chứng tỏ
Công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Năm 2015 tiếp tục tăng 10
triệu đồng tương ứng tăng 0,1% so với năm 2014 lên 9.635 triệu đồng. Tỷ trọng hàng
tồn kho trong cơ cấu tổng tài sản khá cao (> 17%). Việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng
cao sẽ ảnh hưởng tới vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động và sẽ ảnh
hưởng tới tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty.


Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

21

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

+ Tài sản dài hạn năm 2014, tài sản dài hạn tăng 1.309 triệu đồng (tương ứng tỉ
lệ tăng 7,6%) so với năm 2013, sang 2015 tăng thêm 1.058 triệu đồng (tương ứng với
tỷ lệ tăng 5,7%) so với năm 2014. Tài sản dài hạn của Công ty trong cả 3 năm chỉ
chiếm hơn 30% (lần lượt là 36,9%; 37,3%; 35,5%) mặc dù vẫn tăng trong năm 2014
và 2015 nhưng tỷ trọng của tài sản dài hạn đang biến động không đều.
Nói chung về tài sản, cả tài sản ngắn hạn và dài hạn, Công ty đều tăng về giá
trị giữa các năm. Tài sản cố định tăng lên, do Công ty cũng đã sắm thêm một số xe
tải, xe cẩu để phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng.
Qua phân tích ta thấy tổng tài sản vẫn có xu hướng tăng lên qua từng năm.
Điều này hoàn toàn hợp lý vì Công ty đang phấn đấu mở rộng sản xuất kinh doanh và
phát triển thương hiệu. Tuy nhiên công ty cần chú trọng công tác quản lý công nợ
phải thu để sử dụng vốn linh hoạt và mang lại hiệu quả cho việc sản xuất kinh doanh.
-

Về nguồn vốn:
Tương ứng với sự tăng lên của tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng lên

trong 3 năm. Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu cho thấy khả

năng tài chính cũng như mức độ tự chủ tài chính của Công ty ở mức thấp.
+ Nợ phải trả vào năm 2014 tăng 914 triệu đồng so với năm 2013 tương (ứng
tỷ lệ tăng 2,7%). Đến năm 2015 tăng 1.686 triệu đồng (tương ứng với 4,9%) so với
năm 2014. Nợ phải trả đang có xu hướng tăng, đây là xu hướng không tốt, Công ty
cần phải xem xét lại vì nếu nợ quá nhiều Công ty sẽ khó trả nợ.
Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu.Việc sử dụng nhiều khoản nợ ngắn hạn
sẽ gây áp lực trả nợ rất lớn cho công ty. Có thể thấy rằng Công ty đang sử dụng triệt
để các khoản nợ ngắn hạn để bù đắp cho nhu cầu vốn lưu động, đồng nghĩa với sự lệ
thuộc tài chính vào Công ty khác. Công ty đã tăng khoản vay để bổ sung vào sản xuất
kinh doanh.
Nợ dài hạn trong năm 2013 và 2014 chiếm tỷ trọng lần lượt là 12,8% và
11,9% nhưng đã giảm còn 4,9% vào năm 2015 như vậy công ty đã nỗ lực trong việc
thanh toán nợ để giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.
+ Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn Nợ phải trả, tuy nhiên lại đang có
xu hướng tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng (tỷ trọng năm 2013 là 28,9%, năm 2014
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

22

MSV : 11A17843N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

là 31,4% và năm 2015 là 35,2%). Đây là dấu hiệu tốt cho Công ty chứng tỏ Công ty
đang nỗ lực trong việc tăng dần mức độ tự chủ về tài chính.
Qua phân tích ta thấy quy mô vốn của Công ty đã tăng trong 3 năm gần đây.
Công ty đang mở rộng kinh doanh sản xuất, vì vậy cần bổ sung nguồn vốn chủ sở

hữu đồng thời giảm bớt các khoản nợ phải trả để tránh rủi ro tài chính xảy ra.
2.2.2. Kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

1. Doanh thu BH&CCDV 78.256 85.246 95.387
2.Các khoản giảm trừ
0
0
0
doanh thu
3. Doanh thu thuần về
78.256 85.246 95.387
BH&CCDV
4. Giá vốn hàng bán
74.421 81.839 92.408
5. Lợi nhuận gộp về
3.835
3.407
2.979

BH&CCDV
6. Doanh thu từ hoạt động
1.027
1.326
1.577
tài chính
7. Chi phí tài chính
1.548
1.096
835
Trong đó: Chi phí lãi vay
1.512
1.094
719
8. Chi phí bán hàng
352
354
362
9. Chi phí quản lý DN
857
897
987
10. Lợi nhuận thuần từ
2.105
2.386
2.372
hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
338
313

401
12. Chi phí khác
152
134
204
13. Lợi nhuận khác
186
179
197
14. Lợi nhuận trước thuế
2.291
2.565
2.569
15. Chi phí thuế TNDN
572,75
564,3
565,18
16. Lợi nhuận sau thuế
1.718,25 2.000,7 2.003,82

2014 so với 2013
Tuyệt đối Tỷ lệ
(+/-)
(%)
6.990
8,9

2015 so với 2014
Tuyệt đối Tỷ lệ
(+/-)

(%)
10.141
11,9

-

-

-

-

6.990

8,9

10.141

11,9

7.418

10,0

10.569

12,9

-428


-11,2

-427

-12,5

299

29,1

251

18,9

-452
-418
2
40

-29,2
-27,6
0,6
4,7

-261
-375
8
90

-23,8

-34,3
2,3
10,0

281

13,35

-14

-0,57

-25
-18
-7
274
-8,45
282,45

-7,4
-11,8
-3,76
11,96
-1,48
16,44

88
70
18
4

0,88
3,12

28,1
52,2
10,1
0,16
0,16
0,16

(Nguồn trích BCTC Công Ty TNHH Xây Dựng Bạch Đằng Quảng Ninh năm 2013 - 2015)
Qua bảng 2.2 có thể thấy từ năm 2013 đến năm 2015 doanh thu và lợi nhuận
của Công ty đều có xu hướng tăng. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng
Sinh viên Nguyễn Hoài Nam

23

MSV : 11A17843N


×