Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG bài THUỐC TAM tý THANG kết hợp điện CHÂM, XOA bóp bấm HUYỆT TRONG điều TRỊ hội CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN MINH

§¸NH GI¸ T¸C DôNG BµI THUèC TAM Tý THANG
KÕT HîP §IÖN CH¢M, XOA BãP BÊM HUYÖT
TRONG §IÒU TRÞ héi chøng th¾t lng h«ng

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60720201
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VŨ NAM

HÀ NỘI - 2015
CHỮ VIÊT TẮT


CSL

: Cột sống lưng.

CSTL

: Cột sống thắt lưng.


DHKN

: Dây hông kheo ngoài

DHKT

: Dây hông kheo trong

HCTLH

: Hội chứng thắt lưng hông

NP

: Nghiệm pháp.

RLCG

: Rối loạn cảm giác

RLVĐ

: Rối loạn vận động

RLPXGX

: Rối loạn phản xạ gân xương.

SĐT


: Sau điều trị.

TĐT

: Trước điều trị.

TKT

: Thần kinh tọa.

TL

: Thắt lưng

XBBH

: Xoa bóp bấm huyệt

VAS

: Visual analogue Scale

YHCT

: Y học cổ truyền.

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thắt lưng hông (HCTLH) là một hội chứng phổ biến, trên lâm
sàng biểu hiện triệu chứng bệnh lý đồng thời của cột sống thắt lưng và bệnh
lý của các rễ thần kinh tạo thành dây thần kinh hông to (TKHT), nam gặp
nhiều hơn nữ, ít ảnh hưởng đến sinh mạng, nhưng làm suy giảm khả năng làm
việc và sinh hoạt của người bệnh. Hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau
gây nên, trong đó nguyên nhân do cột sống là chủ yếu [1], [22],[28], [30],
[37].
Theo Cailliet.R thì 90% nhân loại phải chịu ít nhất 1 lần trong đời những
đau đớn do hội chứng thắt lưng hông gây ra [20].[30], [34].
Tuy chưa có con số thống kê toàn diện ở Việt Nam nhưng theo điều tra
của Trần Ngọc Ân, Nguyễn Vĩnh Ngọc, Nguyễn Thu Hiền thì HCTLH chiếm
tỷ lệ 42,45% trong nhóm bệnh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương
khớp hay gặp nhất [1], [3].
Hội chứng thắt lưng hông không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình bệnh nhân nói
riêng và kinh tế xã hội nói chung. Chính vì vậy vấn đề chẩn đoán và điều trị
HCTLH sao cho có hiệu quả đã và đang là vấn đề thời sự của Việt Nam và
trên thế giới.
Điều trị HCTLH có nhiều phương pháp khác nhau: như PHCN (dùng
nhiệt, điện phân, từ nhiệt...) đặc biệt là điều trị nội khoa bằng YHHĐ đã được

đề cập đến từ lâu và đã mang lại những hiệu quả nhất định , nhưng phương
pháp này cũng có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có khá nhiều
tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh như: (Viêm loét dạ dày tá tràng, rối
loạn tiêu hóa, hội chứng Cushing, xuất huyết tiêu hóa, dị ứng...).


6

Theo Y học cổ truyền bệnh được mô tả thuộc phạm vi “chứng tý” với
các bệnh danh cụ thể: yêu cước thống, tọa cốt phong, tọa đồn phong [9], [10],
[12],[13]... Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị bệnh: Phương pháp
không dùng thuốc như: (Xoa bóp, Bấm Huyệt, Châm cứu, Tác động cột
sống...) và phương pháp dùng thuốc (Bài thuốc cổ phương, nghiệm phương,
thuốc kinh nghiệm dân gian ...) Trong đó bài thuốc cổ phương “ Tam tý
thang ” (Tác giả Lý Diên) có tác dụng, Ích can thận, bổ khí huyết, trừ phong
hàn thấp, chỉ thống tý thường được các thầy thuốc YHCT sử dụng kết hợp
với điện châm, xoa bóp bấm huyệt để điều trị HCTLH đạt kết quả cao. Tuy
nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về đề tài này. Thừa kế, phát
huy và phát triển YHCT trong nghiên cứu điều trị bệnh chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
1

Đánh giá hiệu quả của phác đồ Tam tý thang kết hợp với điện châm, xoa

2

bóp bấm huyệt trong điều trị HCTLH do thoái hóa cột sống thắt lưng.
Khảo sát tác dụng không mong muốn của phác đồ.



7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG TRÊN THÊ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
- Theo Cailliet.R thì 90% nhân loại phải chịu ít nhất 1 lần trong đời
những đau đớn do hội chứng thắt lưng hông gây ra [20].[30], [34].
- Tại Liên Xô cũ, theo thống kê của Bộ y tế, số bệnh nhân đau dây thần
kinh tọa chiếm 50% tổng số bệnh nhân bị bệnh dây thần kinh ngoại biên phải
nằm điều trị tại bệnh viện [64].
- Tại Mỹ, đau thần kinh tọa chiếm 5% số người trưởng thành [66], và
theo Toufexis.A có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng hông
trong 1 năm [29].
- Tại Tây Ban Nha, theo Aragones, điều tra trên 29.258 công nhân cho
thấy ngày nghỉ lao động do đau thắt lưng hông chiếm tỷ lệ cao nhất (3,38%)
trong các tai nạn lao động phải bỏ hẳn việc làm [28].
1.1.2. Ở Việt Nam
- Theo Trần Ngọc Ân, HCTLH là một hội chứng thường gặp ở nước ta,
bệnh chiếm 2% dân số, chiếm 17% số người trên 60 tuổi và chiếm tới 11,42%
bệnh nhân vào điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10
năm (1991- 2000), đứng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp [1], [2], [3].
- Theo điều tra của Phạm Khuê về sức khoẻ của 13.392 người trên 60
tuổi ở Miền Bắc Việt Nam thì hội chứng thắt lưng hông chiếm 17,1% [20].
- Theo Ngô Thanh Hồi điều tra 250 công nhân lái xe tải nặng (có trọng
tải trên 27 tấn) tại công trường thuỷ điện Hoà Bình thấy 18% công nhân có
tuổi nghề trên 4 năm bị đau dây thần kinh tọa [28].
- Theo Nguyễn Văn Thu và cộng sự HCTLH chiếm 31,1% tổng số
bệnh nhân điều trị tại khoa thần kinh viện 103 trong 10 năm [42]



8

1.2. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ HỘI CHỨNG THẮT
LƯNG HÔNG
1.2.1. Khái niệm
Hội chứng thắt lưng hông là một khái niệm lâm sàng, bệnh cảnh gồm
các triệu chứng biểu hiện bệnh lý của cột sống thắt lưng và bệnh lý của rễ tạo
thành dây thần kinh hông to [1], [7], [22], [23], [29], [33]
Thoái hóa cột sống, còn được gọi là hư xương sụn đốt sống
(osteochondrosis). Hư xương sụn đốt sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm và
thoái hóa đốt sống[44].
* Thoái hóa đĩa đệm ( Quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn biến theo năm
giai đoạn).
- Vòng sợi ở phía sau bị yếu, lồi ra phía sau ở một điểm do nhân nhầy
ấn lõm vào, quá trình này có sự rách đồng tâm trong vòng sợi, tuy nhiên đĩa
đệm vẫn còn giữ được chức năng sinh – cơ học và chưa có biểu hiện lâm
sàng.
- Có sự rách các sợi Collagen của vòng sợi ở khu vực bờ viền giữa nhân
nhầy và bản sụn và lấn tới dần dần hướng ra phía ngoài, áp lực nội đĩa đệm
giảm làm cho các đốt sống tiến gần nhau hơn. Có thể gặp trường hợp đau thắt
lưng cấp khi có tác động cơ học gây chuyển dịch khối lượng đĩa đệm.
- Vòng sợi bị rách cả vùng ngoại vi của đĩa đệm, đường rách ở một số
điểm đã đi hết cả chiều dầy vòng sợi. Giới hạn giữa nhân nhầy và lớp trong
của vòng sợi bị biến dạng, lồi lõm có sự xâm nhập của tổ chức liên kết, dẫn
tới sự hình thành các tổ chức nội hạt đĩa đệm. Trên lâm sàng thường gặp đau
thắt lưng cấp nếu rễ thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép do lồi, thoát vị đĩa
đệm kèm theo, có thể bị đau thắt lưng hông.



9

- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi đều bị biến dạng lồi lõm, chiều
dầy của vòng sợi bị giảm mỏng ở vài chỗ. Có rách vòng sợi ở nhiều phía, trên
lâm sàng biểu hiện đau lưng mạn tính xen lẫn các đợt đau cấp tính.
- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi biến dạng thành hình đa giác,
chiều dầy vòng sợi bị phá vỡ, rách nặng ở nhiều phía, trên lâm sàng biểu hiện
bằng đau thắt lưng mạn tính hay tái phát.[44]
* Thoái hóa đốt sống:
Hậu quả tiếp sau thoái hóa đĩa đệm là các sợi đàn hồi của vòng sợi giảm
và được thay thế bằng các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh động giữa hai đốt
sống. Áp lực nội đĩa đệm giảm, các đốt sống gần nhau hơn, khả năng chống
rung sóc giảm, bao sợi các dây chằng của nó trở nên chùng lỏng. Chỗ dây
chằng bám vào màng xương đốt sống bị yếu và rễ ràng bị bong khỏi điểm
bám do bất kỳ một lực nào tác động hoặc do khối lượng đĩa đệm mất tính đàn
hồi đẩy ra. Các chất thoát ra ngoài tiếp tục làm giảm số lượng mô đĩa đệm,
các đốt sống tiến lại gần nhau hơn, các dây chằng căng trung ương lỏng càng
rễ bóc tách ...tạo ra một vòng bệnh lý luẩn quẩn. Các chất bị bong trở thành dị
vật và gây nên phản ứng kích thích, những kích thích này có thể gây xơ hóa
kéo theo canxi hóa dẫn tới viêm khớp thoái hóa, viêm khớp, phì đại[43]...
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo và vận động vùng cột sống thắt lưng
Vùng cột sống thắt lưng (CSTL) được giới hạn: trên bởi bờ dưới các
xương sườn 12, hai bên là hai khối cơ thẳng bên cột sống, phía dưới là bờ trên
của xương cánh chậu. Đoạn CSTL có 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và hai đĩa đệm
chuyển tiếp (đĩa đệm ngực – thắt lưng và đĩa đệm thắt lưng - cùng) [1], [7],
[22], [23], [29], [33]
Đoạn CSTL phải mang tải của nửa trên cơ thể nên cấu tạo phải khỏe.
Về mặt chức năng, đoạn CSTL có tầm vận động lớn nhất so với các đoạn cột
sống khác, giúp cơ thể thực hiện được các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay,



10

đặc biệt khi mang tải. Vì vậy các đốt sống và các thành phần liên quan có
những đặc điểm cấu tạo riêng:
+ Thân đốt sống to, đường kính ngang gần bằng đường kính trước sau.
+ Mặt trên và mặt dưới của hai đốt sống kề nhau tạo thành một khớp
giữa các thân đốt sống, được đệm giữa bằng đĩa đệm - nhân nhầy. Bình
thường nhân nhầy và đĩa đệm đóng vai trò như một bộ phận giảm sóc, giúp cơ
thể chống đỡ với sang chấn mạnh.
+ Cuống đốt sống rất dầy, dính vào thân đốt sống ở 3/5 trên, hướng
trước sau
+ Mỏm gai đốt sống có hình chữ nhật và hướng ngang ra sau, mỏm
ngang dài và hẹp mặt sau là nơi bám tận của các gân cơ gai sống.
+ Mỏm khớp: mỗi đôi cuống đốt sống có hai đôi mỏm khớp đối sứng
nhau. Các mỏm khớp này hợp với các mỏm khớp tương ứng của các đốt sống
trên và dưới tạo thành các cặp khớp liên cuống đốt sống. Những khớp này
được bao bọc bởi màng hoạt dịch nên cũng có thể tham gia vào các quá trình
bệnh lý như các khớp ngoại vi khác.
+ Khớp giữa thân đốt sống, khớp liên cuống và các thành phần khác liên
quan tạo thành một đơn vị vận động, đóng vai trò rất quan trọng trong chức
năng vận động, chịu tải của cột sống thắt lưng.
+ Lỗ đốt sống là nơi để các dây thần kinh tủy sống đi qua, được tạo bởi
phía trước là thân đốt sống và đĩa đệm, trên và dưới là cuống đốt sống, phía
sau bên là khớp liên cuống. Khi các thành phần cấu thành lỗ đốt sống bị bệnh
(thoái hóa, phì đại...) có thể gây hẹp lỗ liên đốt, dẫn tới hội chứng kích thích
hoặc chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống đi qua.
+ Các dây chằng vùng cột sống thắt lưng bao gồm dây chằng dọc trước,
dây chằng dọc sau, các dây chằng liên gai...



11

Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau là các dây chằng chạy suốt từ
xương chẩm xuống tận xương cùng, che phủ mặt trước và mặt sau thân đốt
sống, đĩa đệm.
Dây chằng dọc sau không phủ kín hết phần sau bên của vòng sợi tự do của
đĩa đệm nên thoát vị đĩa đệm rất hay xảy ra ở vị trí này, đặc biệt vùng CSTL.
Dây chằng vàng phủ phần sau của ống sống và bám vào các lỗ liên đốt,
có độ chun giãn, đàn hồi rất lớn nhưng khi bị thoái hóa có thể tạo thành
những nếp gấp lớn lồi vào trong ống sống.
Các dây chằng liên gai phối hợp với dây chằng vàng gia cố cho phần sau
của đoạn vận động.
Dây chằng dọc sau và bao khớp liên cuống rất giầu các đầu mút thần
kinh cảm giác nên những tác nhân tại chỗ như kéo căng quá mức, tăng áp lực
hoặc thay đổi sinh hóa học...đều có thể gây đau thắt lưng.
+ Thần kinh chi phối chi dưới đều tách ra từ đám rối thần kinh thắt lưng,
và đám rối thần kinh cùng. Đám rối thần kinh thắt lưng chủ yếu chi phối cảm
giác và vận động vùng đùi, bẹn, bộ phận sinh dục. Các nhánh tận của đám rối
thần kinh cùng chi phối cho các cơ vùng mông, hậu môn, đùi bẹn.
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh to và dài nhất trong cơ thể con
người, được tạo thành bởi đám rối thắt lưng cùng gồm rễ thắt lưng L4-L5 và
S1-S2-S3, (bệnh lý CSTL và cấu trúc giải phẫu khác có liên quan rất chặt chẽ
với các triệu chứng của dây này). Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh
tọa để đi ra ngoài ống sống, phải đi qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt đĩa
đệm. Khe này có cấu tạo phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là
cuống giới hạn bởi lỗ liên hợp, phía sau là dây chằng. Ra khỏi ống xương
sống, dây thần kinh tọa đi phía trước khớp cùng chậu, sau đó qua lỗ mẻ hông
to đi ra phía sau mông, nằm giữa hai lớp cơ mông. Ở mông, dây thần kinh

nằm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn. Ở sau đùi, dây thần kinh tọa ở chính


12

giữa đùi, chạy theo một đường vạch từ một điểm cách đều ụ ngồi và mấu
chuyển lớn tới giữa nếp khoeo. Đến đỉnh trám kheo thì chia làm 2 nhánh:
nhánh thần kinh chày (thần kinh hông kheo trong) và nhánh mác chung (thần
kinh hông kheo ngoài). Có khi dây thần kinh hông to phân ngay ở đùi, có khi
ngay ở mông [38], [67].


13

Hình 1.1: Đám rối thần kinh thắt lưng [25]
+ Nhánh thần kinh chày: Sau khi chui qua vòng cơ dép vào cẳng
chân sau gọi là thần kinh chày sau, đi giữa hai động mạch, nằm trên cơ cẳng


14

chân sau theo trục bắp chân tới mắt cá trong chia làm 2 ngành cùng là thần
kinh gan chân trong và thần kinh gan chân ngoài. Thần kinh chày chi phối vận
động cơ phía sau cẳng chân, cơ gan bàn chân, chi phối phản xạ gân gót, cảm
giác vùng gan bàn chân và một ngón rưỡi phía ngoài mu chân, cảm giác một
phần mặt sau cẳng chân.
+ Nhánh thần kinh mác chung: Sau khi ở kheo chạy dọc theo bờ
trong cơ nhị đầu, tới chỏm xương mác chia làm 2 ngành cùng: dây mác nông
và dây mác sâu
-


Dây mác nông (dây cơ bì) chạy vào khu cẳng chân ngoài xuống mu bàn
chân và ngón chân.

-

Dây mác sâu (dây thần kinh chày trước) chạy vào khu cẳng chân trước qua
khớp cổ chân vào mu bàn chân và ngón chân.
Thần kinh mác chung chi phối vận động cơ cẳng chân trước ngoài và cơ
mu chân, cảm giác mặt trước ngoài cẳng chân, 3 ngón rưỡi phía trước mu chân và
một phần phía sau cẳng chân [7], [17], [35], [38], [55].


15

Hình 1.2: Đường đi và chi phối của dây thần kinh tọa [25]


16

1.2.3. Nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông
Có nhiều nguyên nhân gây HCTLH: tại cột sống hoặc ngoài cột sống.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu do tổn thương ở cột sống thắt lưng – cùng do bất
cứ một sự thay đổi thành phần cấu trúc nào, riêng lẻ hoặc phối hợp đều có thể
gây HCTLH.
1.2.3.1. Bệnh lý mắc phải của cột sống thắt lưng:
* Thoái hoá cột sống: các gai xương kích thích vào rễ thần kinh [22],
[59], [62].
Vùng cột sống thắt lưng là vùng phải chịu tải lớn, có biên độ vận động
rất rộng, do đó những thay đổi thoái hóa ở đây xuất hiện sớm và thường nặng

hơn các vùng cột sống khác.
-

Thoái hóa đốt sống: rất hay gặp ở tuổi trên 40, khoảng 50% có triệu chứng
lâm sàng.

-

Thoái hóa đĩa đệm: tuổi càng cao tỷ lệ thoái hóa đĩa đệm càng cao, thoái
hóa đĩa đệm biểu hiện nhân nhầy căng phồng, giảm tính đàn hồi; đĩa đệm biến
dạng, nứt, nhân nhầy mất khả năng đàn hồi, chun dãn, đĩa đệm rách, nhân
nhầy không còn khả năng về vị trí bình thường gây thoát vị đĩa đệm.

-

Thoái hóa khớp liên cuống: khiến cho các đốt sống trở nên không bền
vững dẫn tới trượt đốt sống. Các gai xương phát triển, bao khớp phì đại...làm
hẹp ống sống.

-

Thoái hóa dây chằng vàng: dây chằng vàng phủ mặt sau ống sống, khi
thoái hóa nó tạo thành các nếp gấp lồi vào trong ống sống, gây hẹp ống sống
thứ phát.
* Trượt đốt sống L5 ra trước
* Ung thư đốt sống tiên phát hoặc di căn
* Lao đốt sống


17


* Chấn thương đốt sống
* Viêm đốt sống do tụ cầu, liên cầu
* Viêm cột sống dính khớp
* Bệnh rối loạn chuyển hoá: Đái tháo đường.
* U tuỷ và màng tuỷ chèn ép vào rễ thần kinh hông
* Viêm màng nhện tuỷ khu trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng
* Viêm thần kinh do lạnh
* Bệnh nghề nghiệp: lái xe, thợ may, khuân vác [22]
* Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu được yếu tố gen có
liên quan đến bệnh đau thần kinh tọa [61], [63], [65]
1.2.3.2. Dị dạng bẩm sinh của cột sống thắt lưng:
+ Cùng hoá thắt lưng V: đốt sống thắt lưng V thành đốt cùng I, trên phim
X- Quang còn 4 đốt sống thắt lưng.
+ Thắt lưng hoá cùng I: đốt cùng I trở thành đốt sống thắt lưng V, trên
phim X- quang thấy 6 đốt sống thắt lưng.
+ Gai đôi đốt sống thắt lưng V hoặc cùng I: đốt sống không liền do sự
phát triển của bào thai. Qua chỗ hở các mô phát triển hỗn độn gây đau hoặc
chèn ép vào rễ thần kinh
+ Hẹp ống sống thắt lưng, có đặc điểm là đau dây thần kinh hông nhiều
rễ và hai bên, đi khập khiễng và cách hồi, đi một lúc thì xuất hiện đau, nghỉ
thì hết. Chẩn đoán dựa vào đo đường kính ống sống qua chụp bao rễ bơm hơi
cắt lớp [7], [18], [22], [33], [35].


18

1.2.4. Lâm sàng hội chứng thắt lưng hông
Hội chứng thắt lưng hông gồm hai hội chứng thành phần là hội chứng
cột sống và hội chứng của rễ thần kinh hông to.

1.2.4.1. Hội chứng cột sống
 Đau
- Đau cột sống lưng có thể xuất hiện đột ngột cấp tính từ tự phát hoặc
sau chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ theo kiểu bán cấp hoặc
mạn tính. Đau thường khu trú rõ ở những đốt sống nhất định. Cường độ đau
nếu cấp tính có thể dữ dội, nếu bán cấp và mạn tính có thể chỉ đau âm ỉ. [31].
- Điểm đau cột sống: khi khám ấn trên mỏm gai các đốt sống bệnh nhân
sẽ thấy đau chói ở các trên đốt sống bị bệnh.
 Biến dạng cột sống do tư thế chống đau [17], [31].
+ Tư thế trước - sau: mất hoặc đảo ngược đường cong sinh lý cột sống
thắt lưng (giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng) gù chống đau tương ứng với
thoát vị đĩa đệm ra phía sau cản trở sự khép lại của khoảng gian đốt.
+ Tư thế chống đau thẳng: vẹo chống đau về phía bên đau.
+ Tư thế chống đau chéo: vẹo chống đau về phía bên lành.
 Dấu hiệu nghẽn của Desèze: Bệnh nhân đứng nghiêng người sang
trái, sang phải, phía không có tư thế chống đau là phía bị nghẽn (còn
gọi là dấu hiệu gãy khúc đường gai sống) [17].
 Dấu hiệu bấm chuông:
Cách Khám: Bệnh nhân nằm hoặc đứng thoải mái. Thầy thuốc dùng
ngón tay cái ấn mạnh vào điểm đau cạnh đốt sống thắt lưng, xuất hiện đau lan
dọc theo đường đi của dây thần kinh, đây là dấu hiệu phản ánh sự xung đột đĩa
đệm – rễ thần kinh đáng tin cậy, (cách gọi tên một điểm đau cạnh sống được
gọi tên theo đốt sống trên - đốt sống dưới và bên cơ thể tương ứng phải hoặc
trái). [17], [31].


19

 Giảm tầm hoạt động của cột sống thắt lưng.
- Độ dãn cột sống thắt lưng (CSTL) chỉ số Schober giảm: Bệnh nhân

đứng thẳng, hai gót chân sát vào nhau, hai bàn chân mở một góc 60 0, thầy
thuốc xác định mỏm gai của đốt S1 và đánh dấu lại (điểm P1). Từ điểm này
đo lên trên 10cm (đo lần 1) và đánh dấu tiếp điểm thứ 2 (P2), như vậy điểm
P1 và P2 cách nhau 10cm. Sau đó cho bệnh nhân cúi tối đa, hai chân duỗi
thẳng tại khớp gối. Thầy thuốc đo lại khoảng cách giữa hai điểm P1 và P2 (ở
tư thế cúi của bệnh nhân).Người bình thường khoảng cách đó từ 14/10cm đến
15/10cm.[17], [31].
-

Chỉ số ngón tay - đất tăng : Cho bệnh nhân đứng thẳng sau đó yêu cầu
bệnh nhân cúi tối đa, chân thẳng, hai tay giơ thẳng ra trước (hướng xuống đất)
sau đó đo khoảng cách từ giữa ngón tay giữa của bệnh nhân tới mặt đất. Nhìn
chung, người có cột sống khỏe mạnh khi cúi thì khoảng cách ngón tay - đất
bình thường bằng không (đầu ngó tay giữa chạm đất), hoặc là một số âm.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có kích thích rễ thì ngón tay không thể chạm
được xuống đất.

-

Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: Các động tác cúi, ngửa,
nghiêng, xoay đều bị hạn chế.
1.2.4.2. Hội chứng rễ thần kinh

-

 Đau rễ thần kinh:
Các rễ thần kinh vùng thắt lưng – cùng, đặc biệt là rễ L5 và S1 của dây
thần kinh hông to thường bị ảnh hưởng trong các bệnh lý của đoạn vận động
tương ứng, nhất là các đĩa đệm thắt lưng. Đau rễ thần kinh do các cơ chế:
chèn ép cơ học (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, u cột sống và cạnh


sống...), do viêm, hay do u gây ra.
Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tương ứng, đau lan tỏa theo
đường đi của dây thần kinh, đau có tính chất cơ học (khi nghỉ ngơi giảm hoặc
không đau; khi đứng, đi lại, ho hắt hơi...đau tăng). Tuy nhiên cũng có khi
bệnh nhân đau liên tục không lệ thuộc vào tư thế.


20

- Giảm khả năng đi lại, hoạt động và sinh hoạt của bệnh nhân.
 Các dấu hiệu căng rễ thần kinh:
Đó là các nghiệm pháp nhằm phát hiện một dây hoặc một rễ thần kinh
nào đó tăng kích thích không ?
-

Dấu hiệu Lasègue:
Cách khám: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, tư thế thoải mái.
Thầy thuốc dùng một tay của mình cầm cổ chân, tay còn lại đặt ở đầu gối
bệnh nhân giữ cho chân thẳng và thao tác khám theo hai thì:
Thì 1:Nâng cao chân bệnh nhân (luôn ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi mặt
giường (hướng 900), tới khi bệnh nhân kêu đau, căng dọc mặt sau chân thì
dừng lại. Xác định góc giữa chân bệnh nhân và mặt giường (ví dụ nâng chân
tới 450 thì bệnh nhân kêu đau thì góc độ Lasège là 450)
Thì 2 :Giữ nguyên góc đó (theo ví dụ trên là 45 0) và gấp chân bệnh nhân
lại tại khớp gối. Bệnh nhân không còn đau dọc mặt sau chân nữa. Khám lần
lượt hai chân của bệnh nhân.
Cánh đánh giá kết quả: người bình thường có góc Lasège là 90 0. Dấu
hiệu Lasège dương tính phải biểu hiện đồng thời 2 yếu tố:
+ Thì 1: Bệnh nhân thấy đau khi chân chưa vuông góc với mặt giường.

+ Thì 2: Khi gấp chân lại bệnh nhân thấy đỡ đau. [31], [33].
Dấu hiệu Lasègue chéo: Làm dấu hiệu Lasègue như trên ở bên lành thì

chân bên đau sẽ đau tăng lên. Dấu hiệu này do tổn thương rễ thần kinh.
Dấu hiệu Bonnet: Bệnh nhân nằm ngửa, gấp cẳng chân vào đùi, vừa ấn đùi
vào bụng vừa xoay vào trong. Xuất hiện đau ở mông hoặc từ mông xuống mặt
sau đùi và cẳng chân [17].
Dấu hiệu Neri:
Cách khám: Bệnh nhân đứng thẳng, sau đó cúi gập người, hai tay giơ
ra trước (hướng cho tay chạm xuống đất), hai gối giữ thẳng.


21

Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy đau dọc chân bị bệnh và chân
bên đó co lại tại khớp gối. [15]
(Ba dấu hiệu trên bổ xung cho nhau, có chung mục đích là làm căng dây
thần kinh tọa gây đau).
-

Dấu hiệu Déjerine: Khi ho, hắt hơi bệnh nhân thấy đau tăng vùng thắt lưng.
Dấu hiệu Wassermann: Bệnh nhân năm sấp, hai chân duỗi thẳng, tư thế
thoải mãi. Thầy thuốc nâng đùi bệnh nhân khỏi mặt giường từ từ, nghiệm
pháp dương tính khi bệnh nhân đau căng mặt trước đùi (tổn thương dây thần

kinh đùi)
Điểm Valleix dương tính [32]
Valleix 1: Chính giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi
Valleix 2: Chính giữa nếp lằn mông
Valleix 3: Chính giữa mặt sau đùi

Valleix 4: Chính giữa kheo
Valleix 5: Chính giữa cẳng chân sau
(Chỉ cần một điểm đau là có thể chẩn đoán xác định).
-

Điểm đau cạnh sống:
Cách khám : Bệnh nhân nằm hoặc đứng thẳng, tư thế thoải mái. Thầy
thuốc ấn trên đường cạnh sống (cách trục cột sống khoảng 2cm về phía phải
và trái) ngang mức điểm giữa khoảng cách liên gai. Các rễ thần kinh tổn
thương sẽ có cảm giác đau khi thầy thuốc thăm khám tại các điểm tương ứng.
(một điểm đau cạnh sống được gọi tên theo đốt sống trên - đốt sống dưới và
bên cơ thể tương ứng phải hoặc trái).

 Rối loạn cảm giác (RLCG):
Cảm giác nông của các rễ thần kinh bị rối loạn, bệnh nhân thấy tê bì ở
vùng da rễ thần kinh bị tổ thương chi phối. Trong đó có rễ thần kinh quan
trọng là rễ L5 và rễ S1.


22

+ Tổn thương rễ L5: Giảm cảm giác mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng
chân, mu chân, ngón chân (còn gọi là đau TKT kiểu L5)
+ Tổn thương S1: Giảm cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ
ngoài bàn chân (còn gọi là đau TKT kiểu S1)
 Rối loạn phản xạ gân xương (RLPXGX):
Kiểm tra chức năng phản xạ các rễ thần kinh.
Phản xạ da đùi – bìu: rễ L1,L2.
Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi: rễ L3,L4.
Tổn thương L4 - L5: phản xạ gân gối giảm, phản xạ gân gót bình thường.

Tổn thương S1: phản xạ gân gót giảm hoặc mất, phản xạ gân gối bình thường.
 Rối loạn vận động (RLVĐ):
- Bệnh nhân không đi xa được do đau, đi phải nghỉ từng đoàn.
- Giảm sức cơ do các rễ thần kinh chi phối.
+ Tổn thương rễ L5: gây yếu các cơ duỗi chân và các cơ xoay bàn chân
ra ngoài làm bàn chân rũ xuống và xoay trong. Bệnh nhân không đi được
bằng gót chân.
+ Tổn thương rễ S1: gây yếu cơ gấp bàn chân và các cơ xoay bàn chân
vào trong làm cho bàn chân có hình “bàn chân lõm”. Bệnh nhân không đi
được bằng mũi chân.
 Trương lực cơ: giảm trương lực cơ và teo cơ ở vùng bị tổn thương
+ Cơ mông: nhìn xệ, nhẽo, nếp lằn mông mất.
+ Cơ sau đùi, khối cơ cẳng chân trước, cẳng chân sau: nhẽo và mất độ
săn chắc.
 Rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn bài tiết mồ hôi, nhiệt độ da giảm, phản
xạ bài tiết vùng thần kinh hông kém, da, cơ loạn dưỡng, teo [4], [16], [17].
1.2.5. Cận lâm sàng


23

- Chụp X-Quang cột sống thắt lưng thông thường ở tư thế thẳng,
nghiêng cho phép hướng tới một số nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh tọa
như: dấu hiệu mất đường cong sinh lý, hình ảnh thoái hoá cột sống: mỏm gai,
cầu xuơng, hẹp khe liên đốt sống...[17], [33], [39].
- Chụp bao rễ thần kinh: Đây là một phương pháp tốt để chẩn đoán
trước khi có chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ. Ngày nay chủ yếu ta dùng
thuốc cản quang tan trong nước không ion hoá (Amipaque, Omnipaque,
Iopamirone). Trên phim ta có thể phát hiện dễ dàng hình ảnh thoát vị đĩa đệm
(có thể thoát vị trung tâm hoặc thoát vị bên), hình ảnh chèn ép do tổn thương

xương, hình ảnh hẹp ống sống hoặc các hình ảnh chèn ép khác [56], [58].
- Chụp cắt lớp vi tính cột sống và đĩa đệm (CT- scaner), chụp cộng
hưởng từ (MRI- Magnetic Resonnance Imaging) cột sống là những phương
tiện hiện đại nhất có thể phát hiện được tất cả các tổn thương về cột sống [18],
[17], [33], [64], [65].
- Điện cơ đồ: Giúp cho chẩn đoán định khu tổn thương và tình trạng một
số cơ do dây thần kinh tọa chi phối.
- Xét nghiêm dịch não tuỷ: thường có tăng nhẹ protein. Khi có nguyên
nhân chèn ép thì protein sẽ tăng cao, khi có viêm nhiễm thì có tăng tế bào [15].
1.2.6. Chẩn đoán
1.2.6.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể
[15], [7], [17], [31], [61], [70].
+ Cơ năng: Đau vùng thắt lưng lan xuống hông, đùi, cẳng, bàn chân
theo đường đi của dây thần kinh.
+ Thực thể: Có hội chứng cột sống và hội chứng rễ
1.2.6.2. Chẩn đoán nguyên nhân bằng cận lâm sàng.
1.2.6.3. Chẩn đoán phân biệt:
Phân biệt với các trường hợp sau:


24

* Viêm khớp cùng chậu:
- Ấn khớp cùng chậu bệnh nhân đau
- Nghiệm pháp Wassermann dương tính: bệnh nhân nằm sấp thầy
thuốc nâng đùi bệnh nhân lên khỏi mặt giường, bệnh nhân sẽ đau ở khớp
cùng chậu.
- Chụp X-Quang khớp cùng chậu: mờ khớp cùng chậu
* Viêm cơ thắt lưng chậu (còn gọi là viêm cơ đái chậu):
Bệnh nhân có tư thế nằm co, không duỗi thẳng chân được, kèm theo có

hội chứng nhiễm trùng.
* Viêm khớp háng:
- Nghiệm pháp Patrick dương tính: để gót chân bên đau cố định ở đầu gối
bên kia, vận động dạng và khép đùi bên đau, bệnh nhân sẽ đau vùng khớp háng.
- Chụp X-Quang khớp háng: mờ, hẹp khe khớp háng
* Đau dây thần kinh đùi:
- Đau mặt trước đùi.
- Phản xạ gân gối giảm hoặc mất
- Chẩn đoán xác định bằng điện cơ đồ
1.2.7. Điều trị
1.2.7.1. Điều trị nội khoa: Điều trị nguyên nhân nếu tìm được nguyên nhân
chính xác như viêm đốt sống, lao đốt sống… Điều trị triệu chứng nếu không
tìm được nguyên nhân. Trong thực hành thường áp dụng phác đồ sau:[ 42]
* Giai đoạn cấp và các đợt cấp của thể mạn tính:
+ Nằm nghỉ trên giường có ván cứng, kê một chiếc gối nhỏ dưới kheo
chân đau cho đầu gối hơi gập lại, tránh mọi di chuyển bệnh nhân.


25

+ Dùng Novocain 1% và vitamin B12, hoặc Hydrocortison tiêm vào
khoang ngoài màng cứng, ở khe gian đốt sống thắt lưng 3 - 4, thắt lưng 4 - 5
hoặc thắt lưng 5 - cùng 1 [22], [56], [57], [70], [71].
+ Thuốc giảm đau (Aspirin, Salixylat, Indomethacine...)
+ Vitamin B1, B6, B12 liều cao
+ Thuốc giãn cơ (Mydocalm)
* Giai đoạn bán cấp và mạn tính: Dùng thuốc giống giai đoạn cấp và
kết hợp:[47]
+ Lý liệu pháp: dùng dòng điện điều trị bằng sóng ngắn tăng chuyển hoá,
chống phù nề, chống viêm, giảm đau. Dùng dòng điện xung có tác dụng kích

thích thần kinh cơ, chống đau, tăng cường chuyển hoá tổ chức. Dùng dòng
Galvanic và Faradic có tác dụng tăng cường khử cực và dẫn truyền thần kinh
cơ...
+ Xoa bóp, bấm nắn, châm cứu [72].
+ Liệu pháp vận động: lúc đầu tập thụ động sau đó khi đỡ đau chuyển
sang tập chủ động.
+ Kéo dãn cột sống thắt lưng [22], [34], [53].
1.2.7.2. Điều trị phẫu thuật: Chỉ định trong các trường hợp:
+ Liệt và teo cơ.
+ Rối loạn cơ tròn.
+ Có khối u chèn ép.
+ Viêm dầy dính màng nhện.
+ Các trường hợp thoát vị đĩa đệm đau tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
+ Không đáp ứng với điều trị nội khoa từ 3 đến 6 tháng [18], [22], [41],
[54], [66].
1.3. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ HỘI CHỨNG THẮT
LƯNG HÔNG.
1.3.1. Bệnh danh


×