Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Mô tả đặc điểm lâm sàng,nhận xét tình hình điều trị bệnh nhân migraine tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.16 KB, 55 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Migraine là một bệnh đau đầu nguyên phát do nguyên nhân mạch máu.
Bệnh có thể gặp ở mọi giới, mọi thành phần xã hội và mọi chủng tộc [1].
Tỉ lệ mắc Migraine ở châu Âu và Bắc Mỹ có xu hướng cao hơn các nước
ở châu Phi, châu Á và Trung Đông. Ở Mỹ bệnh đau nửa đầu phổ biến hơn ở
những bệnh nhân da trắng hơn so với các bệnh nhân da đen và tỉ lệ thấp nhất
gặp ở những bệnh nhân ngưới Mỹ gốc Á. Theo đó thì có khoảng 30 triệu
người Mỹ bị đau đầu Migraine tập trung ở lứa tuổi 22-55. Qua đó thấy màu
da và sắc tộc chính là các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ mắc bệnh [2].
Ở Việt Nam bệnh Migraine tỉ lệ gặp là 16% (Theo Nguyễn Văn Chương và
cộng sự đã thống kê và nghiên cứu). Một nghiên cứu khác cho biết phụ nữ mắc
bệnh này cao gấp 3 lần nam giới, đa số bệnh nhân phát bệnh ở tuổi 20-29 [3].
Bệnh cơ bản gặp ở lứa tuổi lao động, đặc điểm lâm sàng là những cơn
đau đầu kịch phát kéo dài 4 giờ cho đến 72 giờ kèm theo nhiều triệu chứng
toàn thân khác khiến bệnh nhân giảm sút và mất khả năng lao động [4],[1].
Bệnh có thể gây những biến chứng nặng nề. Trong y văn đã có nhiều
thông báo về các trạng thái Migraine và đột quị ở cả 2 trạng thái chảy máu và
nhồi máu. Trong khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới Migraine được xếp vào
mục các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não [5].
Vì vậy bệnh Migraine luôn là một vấn đề liên quan tới kinh tế xã hội
quan trọng. Tổ chức y tế thế giới và hội đau đầu quốc tế (IHS) trong những
thập kỉ gần đây rất quan tâm tới Migraine. Ở nhiều nước có nền khoa học phát
triển các hội Migraine đã được thành lập và đã có những công trình nghiên
cứu chuyên sâu về vấn đề này [4].
Trong những năm gần đây các tác giả trên thế giới và Việt Nam đã chú
tâm vào nghiên cứu lâm sàng cũng như điều trị Migraine. Tuy nhiên vẫn còn


2



ít và hạn chế và có thể nói chưa có một phương pháp chẩn đoán nào đặc hiệu
cho Migraine mà việc chẩn đoán chỉ cơ bản vẫn là dựa vào lâm sàng. Do đó việc
chẩn đoán và ngay cả các phương pháp điều trị còn gặp rất nhiều khó khăn [6].
Vì vậy vấn đề nghiên cứu về Migraine vẫn là một vấn đề luôn mang tính
thực tế và thời sự.
Để góp phần thêm vào việc nghiên cứu Migraine chúng tôi thực hiện đề tài:
“Mô tả đặc điểm lâm sàng, nhận xét tình hình điều trị bệnh nhân Migraine
tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai”.
Nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh Migraine.
2. Nhận xét tình hình điều trị bệnh nhân Migraine tại khoa thần kinh
bệnh viện Bạch Mai.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu Migraine
Bệnh Migraine đã được biết từ nhiều thế kỉ khi người ta tìm thấy di tích
trong các “cáp nhĩ thư” của xứ ai cập cũ nhưng chỉ tới thời Hi Lạp cổ đại mới
xuất hiện các công trình khoa học đầu tiên. Lúc đó bệnh mang nhiều tên khác
nhau và được Aréetesee de cappadoce mô tả rất rõ ràng. Mãi tới thế kỉ thứ II
sau CN Aretaeus mới đặt tên là đau đầu dị thường phân biệt với các chứng
đau đầu khác bởi vị trí đau và tính chất thành cơn tái phát có khoảng thời gian
khác nhau và đau giới hạn ở nửa bên đầu. Ở một số người đau đầu xuất hiện
buổi sáng và đến trưa thì kết thúc. Đau đầu có thể ở trán, đỉnh đầu lan ra hai
bên thái dương và đáy ổ mắt [7],[8].
Ít lâu sau Galien gọi là đau nửa sọ Hemicrania tên latinh là Hemigranea

và cũng từ đó vào thế kỉ XIV các nhà y học pháp đã đề xuất thuật ngữ
“Migraine”. Từ thế kỉ XIX, các dạng lâm sàng đã được mô tả hoàn chỉnh.
Khi bàn về bệnh sinh của Migraine Galien cho rằng nguyên nhân của
đau đầu Migraine là do sự rối loạn mối liên hệ giữa các mạch máu trong và
ngoài sọ đã làm ứ đọng lại trong não các dịch thể và hơi xấu được đưa lên từ
các phần khác nhau của cơ thể dẫn đến đau đầu [9].
Trong y văn thế kỉ XVII và XVIII JJ. Wepper cho rằng nguyên nhân của
đau đầu Migraine là do mạch đập và rối loạn sự hấp thu phần serum thoát qua
thành mạch ra ngoài. Theo tác giả hiện tượng mạch đập là do kém lưu thông
và ứ đọng máu vì dãn mạch [10].
Theo Dubois-Reymonds kích thích giao cảm cổ làm co mạch là nguyên
nhân của sự rối loạn mạch máu này. Ngược lại Moellendoff cho rằng liệt giao


4

cảm cổ gây giãn mạch mới chính là nguyên nhân của sự rối loạn vận mạch
trong Migraine [11].
Trong khi Thomas Willis (1964) công nhận cơ sở nền tảng của đau đầu
Migraine là một rối loạn tuần hoàn thì Leveing (1873) cho rằng trước hết phải
là sự đột phá thần kinh và sau đó mới là yếu tố mạch máu.
Tại thư viện Tiglatpilesers (khoảng 1125-1100 trước CN) có nhiều bài
thuốc điều trị Migraine còn lưu lại.
Tác giả Ali Ibn Isa thế kỉ XI đã điều trị Migraine bằng cách sinh thiết và
đốt một đoạn động mạch thái dương nông [12].
Từ thế kỉ XIX, cùng với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật hàng loạt các
công trình nghiên cứu Migraine đã đi vào khám phá bệnh về mọi phương diện.
Ngày nay, sự hợp nhất ý kiến của các nhà thần kinh học từ nhiều nước
trong IHS, sự hợp tác chặt chẽ giữa các hiệp hội Migraine những công trình
nghiên cứu đa quốc gia ngày càng mở rộng đối với việc nghiên cứu Migraine.

1.2. Bệnh căn
Ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX thông qua những quan sát thực tế
nhiều tác giả đã cho rằng bệnh Migraine có tính chất gia đình, dần dần nguồn
gốc di truyền của Migraine ngày càng được khẳng định. Ngày nay người ta đã
chứng minh được rằng một trong những thể Migraine (Migraine liệt nửa
người) có gen di truyền nằm ở tay ngắn của cặp nhiễm sắc thể thứ 19. Gần
đây nhiều tác giả nhận xét rằng Migraine nằm trong phổ lâm sàng của nhóm
bệnh có tên bệnh động mạch não di truyền theo nhiễm sắc thể thường với
nhồi máu dưới vỏ và bệnh não chất trắng gọi tắt là CADASIL. Qua đó ta thấy
đa số tác giả cho rằng nguyên nhân của bệnh Migraine là thay đổi bộ gen di
truyền của các bệnh nhân [13],[4].


5

1.3. Bệnh sinh
Ngày nay có 3 thuyết về bệnh sinh của Migraine.
Thuyết mạch máu – Thể dịch (vascular hypothese) do Wolff đề xướng
năm 1963 [12].
Thuyết neuron thần kinh (neuronal hypothese) của Lauritzen năm 1986
[4],[11].
Thuyết dây V- mạch (trigemino-vascular pathogenese) của Moskowitz
năm 1988 là sự kết hợp 2 thuyết trên [14].
1.3.1. Thuyết mạch máu- thể dịch
Thuyết này được Graham và Wolff (1937) mô tả sau đó là Wolff và cộng
sự khái quát như sau: Cơn Migraine do cả 2 quá trình co và dãn mạch gây
nên, đó là 2 pha nối tiếp nhau [15].
- Pha co mạch xảy ra ở đầu cơn: Trong giai đoạn này serotonin được giải
phóng ồ ạt từ các tiểu cầu gây co mạch của vỏ não và các tổ chức ngoài sọ.
Hiện tượng này không gây đau đầu mà gây các triệu chứng khu trú thoáng

qua trên lâm sàng, đồng thời serotonin làm tăng tính thấm thành mạch tạo
điều kiện cho các plasmakinin thoát ra ngoài gây mẫn cảm các thụ thể đau
quanh mạch. Tổ chức quanh mạch bị phù nề, viêm vô khuẩn. Sau đó
serotonin bị phân hủy bởi các men monoaminooxydase, sự phân hủy
serotonin kể trên làm cho nồng độ serotonin trong máu giảm đột ngột dẫn tới
mất trương lực thành mạch và gây nên pha 2- pha dãn mạch [16].
- Pha dãn mạch: Trong pha này các động mạch, tiểu động mạch, tĩnh
mạch, tiểu tĩnh mạch đặc biệt ở vùng động mạch thái dương, động mạch chẩm
và động mạch màng não giữa bị giãn, biên độ mạch của các động mạch đó
tăng, dẫn đến triệu chứng đau đầu trên lâm sàng.
Hiện tượng này còn liên quan đến quá trình mở bất thường các shunt
động- tĩnh mạch trong tuần hoàn sọ [17].


6

1.3.2. Thuyết neuron thần kinh.
Các tác giả đại diện cho thuyết này là Jackson và Gowers ở Anh quốc
cho rằng giả thuyết mạch không phản ánh thỏa mãn sự phát triển tuần tự của
các triệu chứng aura trong cơn Migraine. Các tác giả cho rằng chỉ có những
rối loạn đầu tiên và trước hết của bản thân tổ chức não mới phản ánh hợp lý
quá trình đó. Thuyết này có căn cứ khoa học sau:
- Thứ nhất là quan sát của Lashley (1941): Tác giả đã đo được tốc độ lan
rộng của bờ ám điểm thị giác trong cơn Migraine của chính mình và giả thiết
rằng ở vùng vỏ não thị giác tương ứng với vùng ngoại vi của ám điểm có một
kích thích thần kinh lan rộng với tốc độ 3mm/phút và theo sau nó là một quá
trình ức chế [18].
Sau đó Laeo người Braxin đã nghiên cứu trên thực nghiệm và mô tả cái gọi
là “ức chế vỏ não lan rộng” (costical spreading depression) viết tắt là CSD [18].
- Thứ hai là những kết quả nghiên cứu của Olsen và cộng sự ở

Koppenhagen năm 1988. Bằng phương pháp SPECT các tác giả đã đo dòng
máu vỏ não khu vực (rCBF) ở các bệnh nhân Migraine cổ điển và thấy ở giai
đoạn ngoài cơn dòng máu não khu vực không thay đổi, trong cơn rCBF giảm
khu trú ở một vùng nhỏ của vỏ não thường là não sau. Từ đây hiện tượng
giảm dòng máu vỏ não khu vực này lan ra trước với tốc độ hằng định 23mm/phút theo typ đồng tâm và không phụ thuộc vào các vùng phân bố của
các động mạch não. Hiện tượng này không xảy ra ở cơn Migraine thông
thường [7].
- Từ các dữ liệu trên Lauritzen cho rằng cơn Migraine cổ điển được khởi
đầu bằng CSD xuất phát từ khu vực sau của vỏ não, sau đó lan tới rãnh trung
tâm và rãnh sylvius. Khi đạt tới hồi sau trung tâm trên lâm sàng sẽ thấy các
triệu chứng về cảm giác, ở mặt bụng của não CSD ảnh hưởng tới các sợi cảm
giác đau và gây nên đau đầu [19],[4].


7

1.3.3. Thuyết dây V-mạch máu.
Cơ sở của thuyết này là sự phát hiện xuất chiếu của dây V cảm giác lên
các động mạch vòng Willis cũng như các động mạch màng cứng bởi
Mayberg. Khi hạch Gasser bị thương tổn thành mạch mất đi một lượng chất P
đáng kể, chất này làm tăng tính thấm thành mạch, gây giãn mạch…Theo
thuyết này cơn Migraine xuất hiện là:
Do những sự kiện chuyển hóa hoặc sinh lý thần kinh ở vỏ não hoặc ở các
khu vực gần dây V.
Trong thực tế cơ chế bệnh sinh của cơn Migraine vẫn còn đang được bàn
luận nhưng thiên hướng chung là đa số các tác giả ủng hộ thuyết dây V-mạch
máu của Moskowitz [20].
1.4. Dịch tễ học
Bệnh Migraine chiếm tỉ lệ tương đối cao trong các chứng đau đầu
thường gặp. Trong 19 nghiên cứu trên người lớn đã được công bố trên các tạp

chí khoa học uy tín trên thế giới thì tỉ lệ người mắc chứng Migraine được
đánh giá theo tiêu chuẩn IHS là 11,5% và nguy cơ mắc bệnh Migraine có thể
xảy ra là 7% như vậy tỉ lệ người mắc bệnh đạt khoảng 18,5% [21].
Tỉ lệ mắc Migraine ở châu Âu và Bắc Mỹ có xu hướng cao hơn các nước
châu Phi, châu Á và Trung Đông. Tại Mỹ chứng đau này phổ biến hơn ở
những người da trắng hơn so với các bệnh nhân da đen và tỉ lệ thấp lại
thuộc về một số ít những người Mỹ gốc Á. Theo đó thì khoảng 30 triệu
người mỹ mắc chứng đau nửa đầu tập trung ở độ tuổi 25-35. Qua đó cho
thấy màu da và sắc tộc chính là một vài yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ
mắc chứng bệnh này hiện này [4].
Trên đây là một vài số liệu tổng quan về tỉ lệ số người mắc hội chứng
đau này trên thế giới thông qua các nghiên cứu và thống kê của các nhà khoa
học trải dài khắp các châu lục.


8

Theo các thống kê mới nhất hiện nay thì độ tuổi và giới tính là 2 yếu tố
song hành với yếu tố màu da, châu lục ảnh hưởng lớn tới căn bệnh này. Trong
đó tỉ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ đạt đỉnh trong độ tuổi từ 30-40, sau đó giảm
dần sau các giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt tỉ lệ này giảm rõ rệt hơn sau thời kì
mãn kinh [22].
Ở nam giới tỉ lệ này tăng dần và đạt đỉnh cao ở độ tuổi trưởng thành từ
25-40. Sau đó tỉ lệ mắc hội chứng này giảm dần khi nam giới bước qua tuổi
trưởng thành. Theo thống kê có tới 75% nam giới có biểu hiện mắc hội chứng
này trước 35 tuổi [2].
So sánh với phụ nữ thì tỉ lệ mắc hội chứng đau này ở nam giới thấp hơn
khoảng 3 lần giai đoạn trong độ tuổi trưởng thành. Ở trẻ em và trẻ vị thành
niên dưới 20 tuổi thì tỉ lệ này thông thường lần lượt là 58,4% và 7,7% [4],
[21].

Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc hội chứng đau này là 16% (Theo Nguyễn Văn
Chương và cộng sự đã thống kê và nghiên cứu) Một nghiên cứu khác cho biết
phụ nữ mắc bệnh này cao gấp 3 lần nam giới, đa số bệnh nhân phát bệnh ở độ
tuổi 20-29 (43,8%) [4],[19].
Tỉ lệ phát bệnh sau tuổi 40 là 18 %. Theo đó cho thấy được tỉ lệ mắc hội
chứng đau này ở Việt Nam khá cao đặc biệt ở giới chị em ở độ tuổi trưởng
thành [19].
Trên đây chính là một vài những thông tin tổng quan về tỉ lệ và số người
mắc hội chứng đau này ở Việt Nam và trên thế giới giúp ta phần nào thấy
được sự phổ biến của bệnh.
1.5. Phân loại Migraine
1.5.1. Bảng phân loại quốc tế bệnh đau nửa đầu năm 1992 của tổ chức y tế
thế giới.
Migraine mang mã số G.43 [23],[24]
- G43.0: Migraine không có báo cơn (Migraine thông thường)
- G43.1: Migraine có báo cơn (Migraine cổ điển) bao gồm:


9

+ Báo cơn không đau đầu.
+ Migraine động mạch nền.
+ Migraine bán liệt gia đình.
+ Với:
. Báo cơn cấp tính lúc đầu.
. Báo cơn kéo dài.
. Báo cơn điển hình.
- G.43.2. Trạng thái Migraine.
- G.43.3: Migraine có biến chứng.
- G.43.8: Migraine khác:

+ Migraine liệt mắt.
+ Migraine võng mạc.
- G.43.8: Migraine không chuyên biệt
1.5.2. Bảng phân loại theo hội phân loại đau đầu quốc tế 2003 [25].
- Migraine không có aura (Migraine thông thường).
- Migraine có aura (Migraine cổ điển).
+ Migraine có aura điển hình.
+ Migraine có aura kéo dài trên 1h và dưới 1 tuần.
+ Migraine liệt nửa người gia đình.
+ Migraine nền.
+ Migraine có aura không có đau đầu.
+ Migraine có aura đau đầu cấp tính.
- Migraine liệt vận nhãn.
- Migraine võng mạc.
- Các hội chứng chu kì ở trẻ em, có thể tiền báo hoặc kèm theo Migraine [26].
+ Cơn chóng mặt lành tính ở trẻ em.
+ Bán liệt luân phiên ở trẻ em.


10

- Biến chứng của Migraine:
+ Migraine mạn tính.
+ Thoáng báo dai dẳng không có nhồi máu.
+ Trạng thái Migraine (trên 72h).
+ Co giật do Migraine.
+ Nhồi máu Migraine triệu chứng/dấu hiệu của Aura >1 tuần.
- Migraine không đáp ứng với các tiêu chuẩn trên.
1.6. Các thể lâm sàng.
1.6.1. Đặc điểm lâm sàng cơn Migraine thông thường.

- Giai đoạn tiền triệu xa: Thường xuất hiện trước cơn hàng giờ hoặc
hàng ngày. Bệnh nhân thường thấy mùi vị lạ, ù tai, sợ ánh sáng, rối loạn giấc
ngủ hoặc thay đổi sự ngon miệng. Cũng có trường hợp tiền triệu xuất hiện
nhưng bệnh nhân không có cơn Migraine [16],[3].
- Cơn Migraine:
+ Tính chất kịch phát thành cơn là một đặc điểm quan trọng của
Migraine. Thời gian dài ngắn mỗi cơn khác nhau. Ở giai đoạn giữa các cơn
bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh [19].
+ Đặc điểm của đau đầu:
. Vị trí: Điển hình là đau một bên đầu không cố định nhưng cũng có
trường hợp bệnh nhân đau một bên cố định. Đau thường khu trú ở vùng thái
dương, trán. Đau vùng chẩm thường hiếm hơn, cũng có nhiều bệnh nhân thấy
đau ở sau hốc mắt [4].
. Tính chất đau: Điển hình là đau theo nhịp mạch, hiếm hơn là đau như
búa bổ, đôi khi bệnh nhân mô tả như có cảm giác đau căng như quả bóng như
sắp nổ tung ra.
+ Cường độ đau: Từ vừa đến dữ dội, đau tăng khi vận động cơ thể làm
gián đoạn hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Thông thường cường độ cơn


11

đau đầu đạt được mức độ cực đại sau 30 phút đến 1 giờ và kéo dài trong 30
phút đến 2giờ. Trong cơn đau cường độ cơn có thể thay đổi nhiều lần. Ở giai
đoạn cuối cường độ cơn đau giảm dần và chỉ còn âm ỉ kèm theo tăng cảm da
đầu [27].
+ Hướng lan: Xuất phát từ vùng trán thái dương, đau có thể lan lên đỉnh đầu,
ra trán, ra vùng chẩm, lan ra toàn bộ nửa đầu cùng bên hơn là đau toàn bộ đầu.
+ Thời gian kéo dài cơn đau: Thời gian kéo dài cơn đau Migraine phải
kéo dài từ 4-72 h. Đa số các cơn đau kéo dài từ 4-24 h nếu không được điều

trị. Tùy theo nghiên cứu của từng tác giả thời gian trung bình của các cơn có
khác nhau. Ở một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn
kinh có những cơn đau kéo dài hơn 72 giờ [28].
+ Các triệu chứng kèm theo trong cơn: Hay gặp là buồn nôn và nôn.
Buồn nôn thường xuất hiện sau đau đầu hay khi đau đầu đạt cường độ cực đại
thường nôn cũng bắt đầu xuất hiện. Nhiều khi nôn còn gây ra những hậu quả
nghiêm trọng hơn cả đau đầu và là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hậu quả
và tai biến của cơn Migraine. Sợ tiếng động và sợ ánh sáng, tăng nhạy cảm
khứu giác, trạng thái tâm lí dễ bị kích thích, dễ cáu giận. Chính vì vậy bệnh
nhân thường thích nằm nơi buồng tối, yên tĩnh, không muốn hoạt động hay
tiếp xúc với mọi người [7].
+ Những biểu hiện bên ngoài hay gặp: Mặt tái, da khô và nhăn, giác mạc
mất bóng. Hiếm gặp có trường hợp mặt đỏ. Động mạch thái dương nông nổi
căng, biên độ mạch lớn dễ phát hiện ở bệnh nhân đau một bên đầu [29].
- Giai đoạn lui cơn: Cơn Migraine có xu hướng tự thuyên giảm và chấm
dứt. Đa số khi bệnh nhân ngủ được mới hết cơn đau. Giấc ngủ càng sâu, cơn
đau càng mau chấm dứt. Còn những bệnh nhân không ngủ được thì cơn đau
giảm dần tự nhiên hoặc sau khi nôn [30].


12

- Giai đoạn sau cơn:
+ Đi tiểu nhiều sau cơn: Flateau cho rằng đây là triệu chứng đặc trưng
của giai đoạn sau cơn Migraine. Nồng độ 5- HIAA trong nước tiểu tỉ lệ thuận
với cường độ đau đầu. Giai đoạn đa niệu này đi sau giai đoạn thiểu niệu trong
cơn [31].
+ Sau cơn nhiều bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, dễ bị kích thích, bồn
chồn, trầm cảm, mất khả năng tập trung tư tưởng một vài giờ.
+ Đi lỏng: Ít gặp nhưng theo Wikinson có thể thấy ở 20% số bệnh nhân

bị Migraine [4].
+ Các triệu chứng khác: Bệnh nhân có các cơn nóng lạnh kèm theo rét
run, thậm chí thân nhiệt giao động, cảm giác khô miệng, ra mồ hôi sau cơn
cũng hay gặp. Ngược lại có nhiều bệnh nhân thấy thoải mái, nhẹ nhàng sau
khi toát mồ hôi. Có một số bệnh nhân thấy tăng cảm ở động mạch thái dương
nông, cảm giác ấn đau vùng thái dương hoặc mỏi gáy.
1.6.2. Migraine có tiền triệu gần (Migraine cổ điển) [25],[12].
Cơn Migraine cổ điển chỉ khác cơn Migraine thông thường là có tiền triệu
gần (aura) xảy ra trước cơn và biểu hiện ở dạng thị giác, cảm giác, vận động,
ngôn ngữ. Tiền triệu gần thị giác có khi ở dạng kích thích dương tính (ám điểm
lấp lánh) hoặc thiếu hụt âm tính (mất đi một phần hay toàn bộ thị trường).
- Migraine có tiền triệu gần điển hình: Năm 1870 Airy đã mô tả tiền triệu
gần điển hình của cơn Migraine ở dạng ám điểm lấp lánh và nó trở thành hình
ảnh tiền triệu gần kinh điển. Ban đầu bệnh nhân nhìn thấy những đốm sáng
nhỏ ở gần trung tâm thị trường, trong vòng một phút nó lan rộng ra vùng
ngoại vi, viền bờ có hình dích dắc và nhìn thấy lấp lánh. Hình ảnh này gọi là
“sơ đồ các pháo đài”. Ở vùng nó đi qua sẽ xuất hiện ám điểm thị giác
(stocom). Bản thân Heyck đã trải qua hàng trăm lần loại tiền triệu gần này.
Ngoài ra tiền triệu gần thị giác còn biểu hiện ở dạng những đốm lửa khổng lồ,


13

có bệnh nhân nhìn thấy quả cầu, các vòng tròn màu sặc sỡ chuyển động theo
quĩ đạo xoáy…
Rối loạn thị giác trong giai đoạn tiền triệu gần còn biểu hiện ở dạng thiếu
hụt âm tính: Đó là ám điểm, bán manh hoặc mù thoáng qua làm bệnh nhân
không thể đọc sách hoặc nhìn được người đối diện với mình chỉ được một nửa
bên phải hoặc trái do bán manh ngang hoặc chỉ nhìn thấy một nửa người trên
hoặc dưới do bán manh dọc.

Tiền triệu gần ở dạng cảm giác như tê nửa người hoặc vận động như yếu
nửa người hay nói ngọng thì khó gặp hơn.
- Migraine có tiền triệu gần kéo dài: Thông thường tiền triệu gần kéo dài
và tồn tại không quá 1 h nhưng cũng có trường hợp tiền triệu gần kéo dài suốt
cơn Migraine thậm chí ở giai đoạn trong cơn các tiền triệu còn rõ hơn ở giai
đoạn trước đó nhưng thể bệnh này hiếm gặp.
- Migraine có triệu chứng thần kinh khu trú: Thuật ngữ này được
Charcot đặt từ thời cổ điển của nghành thần kinh Pháp và đã tồn tại hơn thế kỉ
nay. Nó phản ánh được tính đa dạng của các triệu chứng thần kinh khu trú
kèm theo.
Thể bệnh này hiếm gặp và thường thấy ở người trẻ và có tính chất gia
đình rõ rệt. Lâm sàng biểu hiện bằng tam chứng: Đau đầu - Triệu chứng kèm
theo và triệu chứng thần kinh khu trú thoảng qua. Triệu chứng thần kinh khu
trú hay gặp nhất là rối loạn cảm giác nửa người ở dạng kiến bò hoặc ở dạng tê
bì. Cảm giác tê bì có thể chỉ khu trú rõ rệt ở bàn tay và nửa miệng cùng bên.
Cũng có trường hợp rối loạn cảm giác lan lên cánh tay hoặc xuống chân.
Trong cơn Migraine rối loạn cảm giác có thể ở nửa người cùng bên hoặc ở
dạng rối loạn cảm giác chéo. Nếu triệu chứng thần kinh khu trú kèm theo chỉ
là rối loạn cảm giác thì ít khi nó tồn tại dai dẳng. Triệu chứng hay gặp nữa là
rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng đôi khi kèm cả mất viết. Trong y văn đã ghi


14

nhận có những trường hợp vừa rối loạn ngôn ngữ vừa có liệt nửa người
trong cơn Migraine có triệu chứng thần kinh khu trú. Rối loạn vận động ở
dạng liệt có thể chiếm 50% số bệnh nhân trong cơn Migraine này. Có trường
hợp liệt cả 2 bên hoặc liệt từng bên thay đổi. Triệu chứng này thường khu trú
ở bàn tay và cánh tay [4],[12].
Liệt nửa người có thể tồn tại dai dẳng kèm theo co cứng, tăng phản xạ

gân xương và có phản xạ bệnh lý bó tháp. Có kèm liệt các dây thần kinh sọ
não nhất là dây VII cũng thấy trong cơn Migraine, hiếm khi cũng thấy có
bệnh nhân co giật kiểu động kinh.
Như vậy bệnh cảnh lâm sàng của Migraine có triệu chứng thần kinh khu
trú rất nặng nền không khác gì một đột quị não thực thụ. Sự khác nhau là ở
chỗ các triệu chứng thần kinh khu trú trong cơn Migraine chỉ thoảng qua và
luôn liên quan đến cơn đau đầu Migraine [32],[33].
- Migraine nền:
Thể này được Bickerstrff mô tả lần đầu tiên vào năm 1961. Các tiền triệu
gần có nguồn gốc thân não hoặc thùy chẩm. Cơn Migraine thể này thường bắt
đầu bằng một rối loạn thị giác. Trong cơn bệnh nhân có thể rối loạn ý thức,
cơn sụp đổ, bán liệt thay đổi và thường xuyên có các triệu chứng tiểu não
như chóng mặt, thất điều, nói khó, rung giật nhãn cầu và rối loạn phối hợp
vận động [9].
- Migraine có tiền triệu gần Migraine không có đau đầu [31].
Cơn Migraine thể này chỉ có tiền triệu gần điển hình xuất hiện mà không
có pha đau đầu sau đó, thường gặp ở những người > 40 tuổi và ở nam nhiều
hơn nữ.
- Migraine có tiền triệu gần bắt đầu cấp tính: Bệnh nhân có đầy đủ các
triệu chứng của cơn Migraine cổ điển nhưng các tiền triệu gần xuất hiện
nhanh và đầy đủ trong thời gian 4 phút [34].


15

1.6.3. Migraine liệt vận nhãn [4].
Migraine liệt vận nhãn là một dạng của Migraine có triệu chứng thần
kinh khu trú. Bệnh hay gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Bệnh nhân có liệt
một hay nhiều dây thần kinh vận nhãn trong cơn Migraine. Theo thứ tự hay
gặp là liệt dây III, dây IV, dây VI.

Liệt vận nhãn có khi tồn tại lâu hơn đau đầu hàng ngày hoặc hàng tuần.
Các bệnh nhân này cần được đưa vào theo dõi và điều trị nội trú. Khi có vấn
đề chẩn đoán phân biệt với các bệnh thực thể nhất là ở nền sọ cần được đưa
lên hàng đầu.
1.6.4. Migraine võng mạc.
Đây là một bệnh hiếm gặp, đặc điểm lâm sàng là những cơn đau đầu
kèm theo ám điểm thị trường hoặc mất thị lực kéo dài dưới 1 h. Sự thiếu hụt
thị trường phải tự phục hồi hoàn toàn.
1.6.5. Các hội chứng chu kì ở trẻ em [35].
Chúng có thể là tiền báo về sự xuất hiện bệnh Migraine ở giai đoạn trưởng
thành và còn được ít người mô tả. Trên lâm sàng thường gặp 2 hội chứng:
+ Cơn chóng mặt lành tính ở trẻ em [36].
+ Bán liệt thay đổi trẻ em: Bệnh được mô tả lần đâu tiên năm 1971. Năm
1980 Krageloh và Aicardi đã đề xuất định nghĩa bán liệt thay đổi trẻ em và
được chấp thuận rộng rãi. Theo các tác giả tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thể
bệnh này như sau:
. Bệnh bắt đầu trước 18 tháng tuổi.
. Có các cơn liệt nửa người tái phát ở cả 2 bên của cơ thể.
. Có bất thường vận động nhãn cầu trong cơn.
. Rối loạn thần kinh thực vật kèm theo liệt nửa người hoặc xảy ra độc lập
. Có các rối loạn thần kinh tâm thần.


16

+ Cơn chóng mặt lành tính ở trẻ em: Trẻ em tự nhiên có những cơn
chóng mặt xuất hiện đột ngột bất kể khi thức hay khi ngủ. Mức độ chóng mặt
có thể rất dữ dội khiến người bệnh phải chống vịn vì sợ hãi, tinh thần hoảng
loạn. Trong cơn khám có thể có rung giật nhãn cầu kèm theo buồn nôn và
nôn, cơn kéo dài từ 2-24 h.

1.6.6. Migraine phức tạp hóa [37],[19].
Hay thường gọi là tai biến Migraine có diễn biến rất nặng nề, tình trạng
lâm sàng nghiêm trọng, cần đưa vào bệnh viện để chẩn đoán phân biệt, cấp
cứu và điều trị. Có 2 loại Migraine phức tạp hóa:
- Trạng thái Migraine: Là một chuỗi cơn Migraine nối tiếp nhau. Đau đầu
và những triệu chứng kèm theo tồn tại dai dẳng, hành hạ bệnh nhân khổ sở, sức
khỏe giảm sút nghiêm trọng. Có thể thấy cứng gáy do giảm dịch não tủy, tăng
phản xạ gân xương lan tỏa hoặc khu trú ở nửa người, chuyển động nhãn cầu
dạng rung giật và các biểu hiện rối loạn điện giải nếu do bệnh nhân nôn nhiều.
Tình trạng này hay gặp ở những bệnh nhân có cơn Migraine kéo dài hoặc cường
độ đau dữ dội.
- Nhồi máu Migraine [4]: Sự giảm rCBF trong cơn Migraine cổ điển có
thể vượt ngưỡng thiếu máu gây tổn thương các neuron thần kinh và gây nhồi máu
não. Trên lâm sàng một hay nhiều triệu chứng trong cơn không hồi phục hoàn
toàn mà kéo dài hơn 3 tuần. Chụp cắt lớp vi tính thấy có ổ thay đổi tỉ trọng. Nhồi
máu não Migraine thường chỉ gặp ở những cơn Migraine cổ điển và ở nhóm
người cao tuổi. Nhiều tác giả còn thông báo những trường hợp chảy máu não
trong cơn đau đầu Migraine. Như vậy ta thấy rằng đột quị Migraine bao gồm cả
đột quị chảy máu não.
1.6.7. Migraine không đáp ứng với các tiêu chuẩn trên.
- Migraine loạn nhịp: Nhóm bệnh này được biết tới từ lâu. Năm 1962
Weil đã tổng hợp, công bố và gọi tên là Migraine loạn nhịp, ý kiến này được


17

nhiều tác giả đồng tình. Đặc trưng của bệnh là các nhóm sóng điện thế cao
nhọn trên điện não đồ. Về lâm sàng cơn giống như Migraine cổ điển, ngoài
ra các cơn dạng động kinh như cơn ngất, cơn mất trương lực có thể xuất
hiện độc lập và cùng với đau đầu.

- Migraine tiền đình: Bệnh nhân có những cơn chóng mặt xuất hiện đột
ngột kể cả trong giấc ngủ kèm theo ù tai, giảm hoặc mất thính lực. Rung giật
nhãn cầu phụ thuộc vào tư thế. Có thể có buồn nôn, nôn. Khác với Migraine
nền, Migraine tiền đình không có hội chứng tiểu não.
- Migraine chu kì kinh nguyệt: Theo Bousser và CS thì Migraine chu kì
kinh nguyệt phải có những tiêu chuẩn sau:
+ Là cơn Migraine thông thường.
+ Thời gian xuất hiện cơn trước hoặc trong khi hành kinh, không sớm
hơn ngày hành kinh đầu tiên 2 ngày và không kéo dài hơn ngày kinh nguyệt
cuối cùng.
+ Mối liên quan về thời gian giữa chu kì kinh nguyệt và cơn Migraine
phải tương đối bền vững.
- Cơn u ám Migraine [9],[38]: Triệu chứng lâm sàng giống như cơn quên
toàn bộ thoảng qua. Cũng có khi biểu hiện là trạng thái ức chế, u ám thần
kinh, ngơ ngác, sợ sệt hoặc rối loạn định hướng về thời gian và ít nhiều có
cơn quên. Hay xuất hiện trong giai đoạn tiền triệu của cơn Migraine và kéo
dài 1-4 h.
1.7. Những yếu tố liên quan Migraine
1.7.1. Đối với phụ nữ khi mắc bệnh Migraine thì cần quan tâm.
Chú trọng phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đau nửa đầu. Do tính di
truyền của bệnh phần lớn bắt nguồn từ người mẹ và sẽ tác động lâu dài đến
các thế hệ kế tiếp cho nên phải điều trị kịp thời một cách nghiêm túc tại các
trung tâm chuyên khoa thần kinh. Trong thời kì thai nghén và chu kì hành


18

kinh: Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự liên quan của các
yếu tố nội tiết ở bệnh nhân nữ với diễn biến của bệnh. Nói chung kết quả
nghiên cứu đã xác nhận được mấy điểm sau [39],[9].

+ Các cơn đau nửa đầu tăng lên trong thời kì hành kinh, có thể nói đây là
một yếu tố khởi phát cơn đứng hàng đầu trong nhiều yếu tố phức tạp. Do đó
người ta còn gọi là thể Migraine hành kinh. Ở những bệnh nhân này cần phối
hợp chuyên khoa nội tiết học.
+ Ở người bệnh đang bị đau nửa đầu, thủ thuật thắt buồng trứng có thể
làm bệnh nặng lên.
+ Trong thời kì mang thai bệnh đau nửa đầu giảm nhẹ hẳn. Trái lại nếu
bệnh không thuyên giảm cần cho bệnh nhân khám chuyên khoa nội tiết để
phối hợp điều trị.
+ Một số tác giả đã nghiên cứu và nhận thấy khoảng 17% trường hợp
dùng thuốc tránh thai làm bệnh nặng lên. Một số phụ nữ chưa bị bệnh đau nửa
đầu sau khi uống thuốc tránh thai thấy xuất hiện cơn đau nửa đầu. Người ta
cho rằng thuốc tránh thai có thể có khả năng làm phát lộ ra một yếu tố bẩm
sinh tiềm tàng của bệnh. Một số tác giả khác lại có kết quả nghiên cứu là: Cơn
đau nửa đầu xuất hiện 2-3 ngày sau khi ngừng thuốc tránh thai, đúng trước
thời kì hành kinh.
1.7.2. Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu [40].
Tần suất mắc bệnh hàng năm thay đổi theo mùa, cao nhất về mùa xuân và
mùa thu. Nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí có vai trò rất quan trọng trong sự
biến đổi tỉ lệ đó. Năm 1971 Archart đã nghiên cứu và kết luận: Giữa điện trường
không khí và tính chất chu kì của nó có sự liên quan rõ rệt tới Migraine.
1.7.3. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý.
Những trạng thái cảm xúc khác nhau như vui buồn quá mức, căng thẳng,
lo âu, sợ hãi tuy không là nguyên nhân của Migraine nhưng chúng tạo thuận
lợi cho Migraine xuất hiện.


19

1.7.4. Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với Migraine.

Phần lớn các bệnh nhân bị bệnh đau nửa đầu trong cơn Migraine nếu ngủ
được sẽ hết cơn đau đầu. Nhưng cũng có trường hợp ngủ nhiều không theo
tập quán cũng gây đau đầu và được gọi là Migraine cuối tuần.
1.7.5. Ảnh hưởng của thức ăn tới Migraine [41].
Nhiều tác giả quan sát thấy nhiều bệnh nhân xuất hiện cơn Migraine sau
khi ăn các thức ăn như pho mát, socola. Cũng hay gặp sau khi uống bia rượu.
Gần đây nhất có tác giả cho rằng mì chính hay thức ăn có Natriglutamat. Best
năm 1987 đã có một công trình nghiên cứu chặt chẽ về mối liên quan giữa
thực phẩm và Migraine và đã đưa ra bảng danh sách 5 nhóm thực phẩm hay
gây cơn Migraine và những hoạt chất chứa trong đó.
1.7.6. Ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn.
Cũng là những yếu tố làm khởi phát cơn Migraine. Bệnh nhân trong cơn
đau nửa đầu rất sợ nơi ánh sáng chói trang, ồn ào, nóng bức. Thích nằm
buồng tối, yên tĩnh, mát mẻ. Đôi khi nhiệt độ nóng, lạnh thất thường cũng là
yếu tố thuận lợi làm cơn đau xuất hiện.
1.8. Chẩn đoán Migraine [5],[42],[24]
Hiện tại cũng chưa có một phương pháp nào để chẩn đoán đặc hiệu cho
Migraine do đó hầu hết các tác giả trên thế giới đều khẳng định rằng vấn đề chẩn
đoán chỉ dựa vào lâm sàng mà thôi. Hiện tại tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng
Migraine của IHS năm 2003 vẫn được coi là có giá trị và dễ áp dụng cho tới nay.
1.8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine ở người lớn.
+ Migraine có thoáng báo hay Migraine có aura [42]
A. Có ít nhất 2 cơn Migraine đáp ứng tiêu chuẩn B.
B. Có ít nhất 3 trong số đặc điểm sau:
- Có 1 hoặc nhiều triệu chứng thoáng báo (tự phục hồi hoàn toàn) biểu
hiện rối loạn chức năng khu trú ở vỏ não hoặc thân não.


20


- Có ít nhất 1 triệu chứng thoáng báo, phát triển dần trong hơn 4 phút
hoặc 2 triệu chứng thoáng báo xuất hiện kế tiếp nhau.
- Không có triệu chứng thoáng báo kéo dài hơn 60 phút, nếu có triệu
chứng thoáng báo kéo dài hơn 60 phút, nếu có nhiều hơn triệu chứng thoáng
báo thì thời gian kéo dài tăng lên tương ứng.
- Đau đầu xuất hiện sau cơn thoáng báo trước 1 giờ, cũng có thể xuất
hiện trước hoặc cùng với triệu chứng thoáng báo.
C. Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh sử thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên
nhân gây đau đầu khác.
- Nếu bệnh sử và/hoặc khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy có một
nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ bằng xét
nghiệm bổ trợ.
- Nếu có một nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn Migraine đầu
tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.
+ Migraine không có thoáng báo hay Migraine không có aura [43].
A. Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn B- C- D dưới đây.
B. Đau đầu kéo dài 4-72 h (nếu không được điều trị hoặc điều trị không
có kết quả).
C. Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Đau một bên.
- Đau theo nhịp mạch.
- Cường độ vừa hoặc nặng (bứt rứt khó chịu hoặc mất khả năng làm các
công việc thường ngày)
- Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.
D. Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau:
- Buồn nôn và/hoặc nôn.


21


- Sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
E. Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh sử thăm khám và thăm khám thần kinh không thấy các nguyên
nhân gây đau đầu khác.
- Nếu bệnh sử và/hoặc thăm khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy
có một nguyên nhân đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ bằng
xét nghiệm bổ trợ thích hợp.
- Nếu có một nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn Migraine đầu
tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.
1.8.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine trẻ em [34]
+ Migraine không có thoáng báo hay Migraine không có aura.
A. Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn B- C- D dưới đây.
B. Đau đầu kéo dài 4- 48 h (nếu không được điều trị hoặc điều trị không
có kết quả).
C. Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Đau một bên.
- Đau theo nhịp mạch.
- Cường độ vừa hoặc nặng (bứt rứt khó chịu hoặc mất khả năng làm các
công việc thường ngày)
- Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.
D. Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau:
- Buồn nôn và/hoặc nôn.
- Sợ ánh sáng và/hoặc sợ tiếng động.
E. Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh sử thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên
nhân gây đau đầu khác.


22


- Nếu bệnh sử và/hoặc thăm khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy
có một nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ
bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp.
- Nếu có một nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn Migraine đầu
tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.
- Migraine có thoáng báo hay Migraine có aura [25].
A. Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn B- C- D dưới đây.
B. Đau đầu kéo dài 2-48h (nếu không được điều trị hoặc điều trị không
có kết quả).
C. Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Đau 2 bên (trán - thái dương).
- Đau theo nhịp mạch.
- Cường độ vừa hoặc nặng (bứt rứt khó chịu hoặc mất khả năng làm các
công việc hằng ngày).
- Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.
D. Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau:
- Buồn nôn và/hoặc nôn.
- Sợ ánh sáng và/hoặc sợ tiếng động.
E. Có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau.
- Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên
nhân gây đau đầu khác.
- Nếu bệnh sử và/hoặc thăm khám cơ thể và hoặc khám thần kinh thấy
có một nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ
bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp.
- Nếu có một nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn Migraine đầu
tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.


23


1.9. Chẩn đoán phân biệt [34],[19].
- Bệnh động kinh.
- Cơn thiếu máu não tạm thời.
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
- Bệnh Horton.
- Bệnh đau đầu chuỗi.
- Bệnh đau nửa đầu kịch phát.
- Bệnh đau đầu do căng thẳng.
- Một số chứng bệnh khác.
1.10. Chẩn đoán cận lâm sàng [9],[12], [44].
- Chụp CT sọ não.
- Chụp MRI sọ não.
- X.Q sọ thường.
- X.Q cột sống cổ.
- Chụp mạch cộng hưởng từ.
- Chẩn đoán phóng xạ.
- Xét nghiệm dịch não tủy.
- Điện não đồ.
1.11. Dự phòng và điều trị Migraine [44]
* Dự phòng cơn đau nửa đầu:
- Người bệnh Migraine cần được tạo điều kiện trong sinh hoạt và hoạt
động nghề nghiệp một môi trường tâm lí dương tính, tức là trong đời sống
luôn giữ được tâm lí thoải mái, tránh mọi lo âu phiền muộn, hạn chế các kích
thích gây căng thẳng.
- Trong hoạt động nghề nghiệp không nên làm nghề bắt buộc phải hoạt
động não bộ quá mức. Tránh lao động quá sức về thể lực.


24


- Giữ phong cách sống lành mạnh: Tập thể dục vừa mức, đều đặn hằng ngày.
Không dùng các chất kích thích như: Rượu, chè, cà phê, thuốc lá, ma túy.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng như: Thời tiết chuyển mùa, lạnh, phấn
hoa, một vài loại thực phẩm.
- Trong cuộc sống cố gắng tạo điều kiện tránh những biến động thời tiết, khí
hậu có độ ẩm cao và thay đổi nhanh của áp lực khí quyển.
- Tránh bị chấn thương sọ não.
- Ở các bệnh nhân nữ bị bệnh Migraine cần dự phòng cơn xuất hiện
trong những thời kì có những thay đổi về nội tiết như: Thời kì đầu của tuổi
dậy thì, cuối kì hành kinh hàng tháng hay cuối kì mãn kinh.
Điều trị bệnh Migraine [38],[30].
* Mục đích của việc điều trị:
- Làm giảm tần số của cơn đau.
- Làm giảm cường độ đau.
- Làm giảm số giờ của cơn đau.
- Làm giảm các triệu chứng kèm theo cơn.
* Điều trị cắt cơn Migraine [31].
- Các thuốc cắt cơn được sử dụng theo 5 bước tùy theo cường độ cơn đau đầu.
- Phải đánh giá mức độ nặng cơn đau của bệnh nhân để có thể điều trị
hiệu quả ngay lần đầu.
. Đau vừa phải (bước 1)
. Đau nặng (bước 2-3)
. Đau dữ dội (bước 4-5)
- Chỉ chuyển sang bước kế tiếp sau khi đã thất bại ở mỗi bước ít nhất 3
lần liên tiếp.
- Bước 1: Giảm đau và chống nôn dạng uống [11],[45].
. Giảm đau thông thường nếu được dùng dạng hòa tan



25

Aspirine (600-900mg), Paracetamol (1000mg)
Ibuprofen (400-600mg), Naproxen (750-825mg)
. Các thuốc như trên phối hợp với thuốc chống nôn:
Metoclopramide (10mg) hay Domperidone (10mg)
. Phối hợp thuốc giảm đau và chống nôn cho hiệu quả tương đương
nhóm Triptans.
. Chống chỉ định
Aspirin cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, hen, trẻ em dưới 16 tuổi
Metoclopramide cho trẻ nhỏ
- Bước 2: Giảm đau và chống nôn qua trực tràng.
. Tọa dược Diclofenac (100mg) và tọa dược Domperidone (30mg)
Chống chỉ định: Loét dạ dày-tá tràng, tiêu chảy, bệnh nhân không chấp
thuận dùng thuốc
- Bước 3: Nhóm Triptan [46].
. Có nhiều loại thuốc và đáp ứng với thuốc thay đổi tùy bệnh nhân.
. Không có hiệu quả khi uống lúc có aura,chỉ uống khi có cơn đau.
. Có thể phối hợp với Metoclopramide hoặc Domperidone.
. Cơn đau có thể tái phát sau 24 h.
. Chống chỉ định: Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm động mạch, trẻ
em dưới 12 tuổi.
. Các thuốc nhóm Triptans:
+ Sulmatriptan (50-100mg), dạng khí dung (10mg) được khuyến cáo
dùng cho trẻ em. Dạng chích dưới da (6mg) dùng cho trường hợp nặng.
+ Zolmitriptan (2,5mg) dạng uống, khí dung hay đặt dưới lưỡi.
+ Rizatriptan (10mg)
+ Naratriptan (2,5mg)
+ Eletriptan (20mg).



×