Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Nhận xét tình trạng mô quanh răng của phụ nữ mang thai theo từng quý của thai kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.94 KB, 35 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng nha chu ở phụ nữ mang thai là một trong những chủ đề được quan
tâm nhiều trong bốn thập niên qua.
Những thay đổi ở mô nha chu trong thời kỳ mang thai đã được nghiên cứu trên
nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, kết quả về tỷ lệ viêm lợi ở phụ nữ mang thai thay
đổi từ 35% đến 100%. Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm lợi ở phụ nữ mang thai là 70,6% theo
nghiên cứu của Đặng Huệ Hồng và 100% theo nghiên cứu của Phan Thị Kim Tuyết
[1]. Một số nghiên cứu cho thấy khuynh hướng chảy máu lợi tăng có ý nghĩa từ quí 1
đến quí 3 của thai kỳ cùng với tăng mức estrogen và progesterone, và chỉ số chảy
máu lợi cao nhất được thấy giữa quí 1 và quí 2 [2]. Ngoài ra, mức độ viêm lợi được
thấy tăng có ý nghĩa suốt quí 2 và quí 3 của thai kì và giảm rõ rệt 3 tháng sau sinh.
Có lẽ quan điểm chung nhất của các nhà lâm sàng là mô nha chu khỏe mạnh
không bị ảnh hưởng bởi thai kỳ, và mang thai tự nó không gây viêm nướu nhưng
mảng bám và cao răng là điều kiện cần có để kích thích làm trầm trọng thêm tình
trạng viêm lợi vốn có từ trước. Có bốn giả thiết giải thích cho tình trạng này như tăng
tính thấm thành mạch, thay đổi hình dạng lợi, giảm hệ thống miễn dịch, và thay đổi
màng phím trên và dưới lợi [3].
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến viêm lợi,viêm quanh răng trong
thai kỳ là những nghiên cứu cắt ngang nên khó đánh giá được mối liên quan giữa thai kỳ
và sự thay đổi của mô nha chu. Chính vì hạn chế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nhận xét tình trạng mô quanh răng của phụ nữ mang thai theo từng quý của
thai kỳ” với hai mục tiêu như sau:
1.

Nhận xét tình trạng bệnh viêm lợi, viêm quanh răng của phụ nữ mang thai qua các
chỉ số theo từng quí của thai kỳ.

2.


Đánh giá sự thay đổi của các chỉ số theo từng quí.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu và tổ chức học vùng quanh răng
1.1.1. Lợi


3

1.1.1.1. Cấu tạo giải phẫu

Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu của lợi [4]
Lợi là vùng đặc biệt của niêm mạc miệng được giới hạn ở phía cổ răng bởi cổ
răng bởi bờ lợi và phía cuống răng bởi niêm mạc miệng. Ở phía ngoài của cả hai hàm
và phía trong của hàm dưới, lợi liên tục với niêm mạc xương ổ răng bởi vùng tiếp
nối niêm mạc – lợi. Ở phía khẩu cái, lợi liên tục với niêm mạc khẩu cái cứng. Lợi
được chia thành hai phần, đó là lợi tự do và lợi dính.
- Lợi tự do
Lợi tự do là phần lợi không dính vào răng,ôm sát cổ răng và cùng với cổ răng tạo
nên một khe sâu khoảng 0,5 – 1 mm gọi là rãnh lợi. Lợi tự do gồm hai phần : nhú lợi
và lợi viền.
+ Nhú lợi: là lợi ở kẽ răng, che kín kẽ, có một nhú ở phía ngoài, một nhú ở phía
trong, giữa hai nhú là một vùng lõm.
+ Lợi viền: không dính vào răng mà ôm sát cổ răng, cao khoảng 0,5- 1mm. Mặt
trong của lợi viền là thành ngoài của rãnh lợi. Lợi tự do tiếp nối với vùng lợi dính tại

lõm dưới lợi tự do.
- Lợi dính:


4

Là vùng lợi bám dính vào chân răng ở trên và mặt ngoài xương ổ răng ở dưới.
Mặt ngoài lợi dính cũng như mặt ngoài lợi tự do đều được phủ bởi lớp biểu mô
sừng hóa. Mặt trong của lợi dính có hai phần: phần bám vào chân răng khoảng 1,5
mm gọi là vùng bám dính và phần bám vào mặt ngoài xương ổ răng.
1.1.1.2. Cấu trúc mô học
Lợi bao gồm các thành phần cấu tạo: biểu mô lợi, mô liên kết, các mạch máu và
thần kinh.
A.

Biểu mô lợi có hai loại: biểu mô kết nối và biểu mô phủ.
- Biểu mô kết nối
Biểu mô kết nối (trước đây thường gọi là biểu mô bám dính): là biểu mô ở đáy
khe lợi, không nhìn thấy được từ bên ngoài, bám dính vào răng tạo thành một vòng
quanh cổ răng. Biểu mô kết nối không bị sừng hóa và không có những lõm ăn sâu
vào mô liên kết ở dưới.
- Biểu mô phủ
+ Biểu mô phủ bề mặt vùng lợi dính và mặt ngoài lợi viền: là biểu mô lát tầng
sừng hóa, từ sâu ra nông gồm bốn lớp tế bào: lớp tế bào đáy, lớp tế bào gai, lớp tế bào
hạt, lớp tế bào sừng hóa. Lớp tế bào đáy có nhiều lồi hẹp ăn sâu xuống lớp đệm ở
dưới .
+ Biểu mô phủ mặt trong lợi viền (hay biểu mô phủ khe lợi): là biểu mô không
sừng hóa [5].
Rãnh lợi: ở vùng lợi răng bình thường, rãnh lợi là một khe hẹp, sâu 0,5 mm nằm
giữa bờ lợi và bề mặt răng. Rãnh lợi mở về phía mặt nhai và giới hạn về phía cuống

răng với 3 thành:
* Thành trong được tạo bởimen răng
*Thành bên là biểu mô rãnh lơi.


5

* Về phía cuống răng: rãnh lợi tận cùng ở đáy khe, là bề mặt tự do của biểu mô
kết nối.
B. Mô liên kết của lợi: gồm có tế bào và các sợi liên kết [6].
- Các tế bào: phần lớn là các nguyên bào sợi, có dạng thoi hay dạng sao. Ngoài ra
có các dưỡng bào, lympho bào, bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và đại
thực bào [7].
- Các sợi mô liên kết: các sợi mô kiên kết gồm nhiều sợi keo và ít sợi chun. Các
sợi tập hợp thành bó theo cùng một hướng. có những bó sợi sau:
+ Các bó răng- lợi: gồm 3 nhóm tỏa ra từ xương răng trên ổ răng vào lợi viền và
lợi dính.
+ Các bó răng- màng xương: chạy từ xương răng trên xương ổ răng đi về phía
cuống răng trên mào xương ổ răng đến màng xương.
+ Các bó xương ổ răng- lợi: chạy từ mào xương ổ răng về phía mặt nhai vào phần
lợi tự do và lợi dính.
+ Các bó vòng và nửa vòng: bao quanh phần của chân răng về phía mặt nhai trên
xương ổ răng đến những sợi ngang vách.
+ Các bó liên lợi và ngang lợi: tăng cường cho các bó vòng và nửa vòng.
+ Các bó liên nhú: nối giữa nhú trong và nhú ngoài.
+ Các bó màng xương- lợi: từ màng xương đến phần lợi dính phủ phía trên.
+ Các bó ngang vách: chạy từ xương răng ở răng này đến xương răng của răng
bên cạnh.
C.Mạch máu và thần kinh
- Mạch máu: Lợi có hệ thống mạch máu rất phong phú. Các nhánh của động

mạch ổ răng đến lợi xuyên qua dây chằng quanh răng và vách giữa các răng. Những
mạch máu khác bang qua mặt ngoài hay mặt trong , xuyên qua mô liên kết trên màng


6

xương vào lợi, nối với những động mạch khác từ xương ổ răng và dây chằng quanh
răng.
- Thần kinh: Là những nhánh thần kinh không có bao myelin chạy trong mô liên
kết, chia nhánh tới tận lớp biểu mô.
1.1.2. Dây chằng quanh răng
1.1.2.1. Giải phẫu
Dây chằng quanh răng là mô liên kết có cấu trúc đặc biệt, nối liền răng với xương
ổ răng.
1.1.2.2. Cấu trúc mô học
Dây chằng quanh răng bao gồm các tế bào, sợi liên kết, chất căn bản, mạch máu
và thần kinh.
- Các tế bào của dây chằng quanh răng
Các tế bào của dây chằng quanh răng gồm có: Nguyên bào sợi, các tiền tạo xương
răng bào và tiền tạo cốt bào, tạo xương răng bào, tạo cốt bào, hủy cốt bào, tế bào biểu
mô, bạch cầu.
- Sợi liên kết của dây chằng quanh răng
Thành phần sợi liên kết chiếm chủ yếu ở dây chằng quanh răng,trong đó phần lớn
là các sợi collagen. Hệ thống các bó sợi tạo thành từ các sợi sắp xếp theo hướng từ
xương ổ răng đến xương răng. Tùy theo sự sắp xếp và hướng đi của các bó sợi mà có
những nhóm dây chằng quanh răng sau:
+ Nhóm mào ổ răng: gồm những bó sợi đi từ mào ổ răng đến xương răng gần cổ
răng.
+ Nhóm ngang: gồm những bó chạy ngang giữa xương răng và xương ổ răng.
+ Nhóm chéo: gồm những bó sợi đi từ xương ổ răng chạy chếch xuống dưới và vào

trong để bám vào xương răng.
+ Nhóm cuống răng: chạy từ xương răng, ở cuống răng đến xương ổ răng.


7

- Chất căn bản của dây chằng quanh răng tương tự như ở các mô liên kết khác.
- Mạch máu và thần kinh
+ Mạch máu: so với các mô liên kết khác dây chằng quanh răng có rất nhiều
mạch máu. Hệ thống mạch máu được cung cấp từ 3 nguồn:
* Các nhánh từ động mạch răng: ngay trước khi đi vào lỗ cuống răng, chúng tách
nhánh đi về phía thân răng qua dây chằng quanh răng đến mô lợi.
* Các nhánh của động mạch liên xương ổ răng và trên chân răng: đi qua lỗ phiến
sàng vào dây chằng quanh răng.
* Các nhánh của động mạch màng xương: đi về phía thân răng qua niêm mạc mặt
ngoài và mặt trong của xương ổ răng để đến lợi và nối với hệ thống mạch máu quanh
răng qua lợi.
- Mạch bạch huyết
Giống như mạch máu, mạch bạch huyết của dây chằng quanh răng tạo thành một
mạng lưới dày đặc như một cái giỏ,nối tiếp với bạch huyết của lợi và của vách xương
ổ răng.
- Thần kinh: Dây chằng nha chu chịu sự chi phối của hai nhóm sợi thần kinh, một
nhóm thuộc hệ thống thần kinh cảm giác và một nhóm thuộc hệ thần kinh giao cảm.
+ Nhóm thần kinh cảm giác gồm các sợi thần kinh cảm giác đi vào dây chằng
quanh răng, là những nhánh tận của đám rối răng trên và đám rối răng dưới. Chúng
có thể thu nhận hai loại cảm giác, cảm giác về đau và về áp lực.
+ Các sợi thần kinh giao cảm đi tới các mạch máu, có tác dụng điều hòa lượng
máu cung cấp tại chỗ thong qua cơ chế vận mạch.
1.1.3. Xương ổ răng
1.1.3.1. Giải phẫu

Xương ổ răng là một bộ phận của xương hàm gồm có:
- Bản xương: (có cấu tạo là xương đặc)


8

+ Bản xương ngoài là xương vỏ ở mặt ngoài và mặt trong của xương ổ răng, được
màng xương che phủ.
+ Bản xương trong (còn gọi là lá sàng) nằm liền kề với chân răng, có nhiều lỗ
thủng (lỗ sàng), qua đó mạch máu từ trong xương đi vào vùng quanh răng và ngược
lại.
- Xương xốp: nằm giữa hai bản xương trên và giữa các lá sàng.
1.1.3.2. Cấu trúc mô học của xương ổ răng
- Cấu trúc của lớp xương vỏ nhìn chung giống như các xương đặc khác, có nghĩa
là nó bao gồm các hệ thống Havers. Lớp xương vỏ hàm dưới dày hơn so với lớp
xương vỏ hàm trên. Ở cả hai hàm, độ dày của lớp vỏ thay đổi theo vị trí của răng,
nhưng nhìn chung mặt trong dày hơn mặt ngoài.
- Xương xốp bao gồm một mạng lưới bè xương mỏng, xen giữa là các khoang
tủy, chủ yếu lấp đầy tủy mỡ. Ở vùng lồi củ xương hàm trên và góc xương hàm dưới,
có thể thấy tủy tạo máu, ngay cả ở người lớn.
- Các tế bào chịu trách nhiệm tái cấu trúc
+ Tạo cốt bào: hình đa diện lớn, bào tương ưa kiềm, có nhánh bào tương dài.
+ Tế bào xương non: nằm ở phía ngoài vùng xương tân tạo, điều hòa quá trình
trưởng thành và khoáng hóa của khung xương mới hình thành.
+ Tế bào xương trưởng thành: có nhiều nhánh bào tương dài nằm trong các tiểu
quản xương tiếp xúc với các nhánh bào tương của các tế bào xương lân cận.
+ Hủy cốt bào: là những hợp bào, nằm ngay trên bề mặt xương, không có chất
dạng xương che phủ. Hủy cốt bào có ít bào quan, lysosome phát triển, bề mặt tế bào
có nhiều vi nhung mao.
1.1.4. Xương răng

- Xương răn bọc phần ngà răng ở trên răng. Trong các mô cứng của răng, xương
răng là mô có tính chất lý học và hóa học giống với các xương khác nhưng không có


9

hệ thống Havers và mạch máu. Ở người trưởng thành, các chất nền hữu cơ của xương
răng được chế tiết bởi những tế bào xương.
- Phần trên của chân răng, lớp xương răng không có tế bào, phần dưới xương răng
dày lên theo tuổi và có chứa tế bào xương răng. Phần tận cùng của chân răng có thể
thấy những hệ thống Havers và mạch máu xuất hiện.
- Xương răng có vùng vô bào và vùng có tế bào (các tạo xương răng bào). Tế bào
này chế tiết các chất nền hữu cơ trước khi khoáng hóa, trong đó hydroxyapatite chiếm
từ 45% - 50%, ít hơn xương (65%), ngà răng (97%), men răng (70%).
1.2. Viêm lợi và phì đại lợi liên quan đến thai nghén
1.2.1. Viêm lợi liên quan thai nghén
Trong thời kỳ thai nghén, lợi đáp ứng mạnh hơn với các kích thích của vi khuẩn
và sản phẩm đào thải của vi khuẩn, lợi phù nề đỏ và thay đổi hình dạng bờ nhú lợi và
dễ chảy máu khi khám nhẹ nhàng với cây thăm dò nha chu, khác với viêm lợi do
mảng bám thông thường là mảng bám vi khuẩn ít hơn. Viêm lợi thai nghén thường
xuất hiện vào giai đoạn 2 của thai kỳ và giảm dần khi sinh con [8].
1.2.2. Phì đại lợi do thai nghén
Có thể ở bờ lợi hoặc toàn bộ lợi, có thể có u.
Trong thai kỳ cả progesterone và estrogen đều tăng, trong những tháng cuối gấp
10 đến 30 lần so với bình thường, sự thay đổi này làm thay đổi tính thấm thành mạch,
dẫn đến phù nề lợi và tăng sự đáp ứng với vi khuẩn mảng bám, vi khuẩn trong mảng
bám dưới lợi có thể thay đổi, tăng Prevotella intermedia.
Viêm phì đại bờ lợi trong thai kỳ là sự nặng lên của viêm lợi đã có từ trước. Nếu
không có mảng bám vi khuẩn thì không có phì đại lợi thai nghén.
1.3. Các chỉ số đánh giá

1.3.1. Chỉ số mảng bám (PlI- Plaque Index)


10

- Định nghĩa: Mảng bám trong miệng là chất ngoại lai mềm phủ trên bề mặt răng
gồm có mảng bám vi khuẩn, bựa và thức ăn thừa.
- Khám: Đưa đầu sonde đi vòng quanh mặt răng đánh giá ở mặt răng có cặn bám
phủ [9].
- Tiêu chuẩn đánh giá
+ 0: Không có mảng bám
+ 1: Mảng bám phủ không quá 1/3 bề mặt thân răng
+ 2: Mảng bám phủ 1/3 – 2/3 bề mặt thân răng
+ 3: Mảng bám phủ >2/3 bề mặt thân răng
1.3.2. Chỉ số lợi (GI – Ginggival Index)
- Định nghĩa: Do Loe và Silness đưa ra năm 1963, mục đích để đánh giá mức
độ viêm của lợi dựa trên thăm khám màu sắc, trương lực và chảy máu lợi.
- Lựa chọn răng và vùng lợi
+ Có thể chọn khám một số răng đại diện
+ Mỗi răng khám 4 vùng lợi: xa, ngoài, gần, trong
- Phương pháp tiến hành:
+ Răng và lợi được thổi khô
+ Dùng ánh sáng vừa đủ
+ Sử dụng gương và cây sonde nha chu
+ Ép sonde vào lợi để xác định độ săn chắc
+ Đưa sonde vào rãnh lợi, men theo thành tổ chức mềm đánh giá chảy máu
+ Tiêu chuẩn:
0 = Lợi bình thường
1 = Viêm nhẹ: Lợi sung nhẹ, màu thay đổi ít, không chảy máu khi thăm khác



11

2= Viêm trung bình: Lợi sưng và láng bóng, màu đỏ, chảy máu khi thăm
khám
3= Viêm nặng: Lợi sưng, loét, màu đỏ, chảy máu khi thăm và chảy máu tự
nhiên.
- Cách ghi
+ GI cho vùng: Mỗi vùng lợi của răng ( xa, ngoài, gần, trong) ghi mã số từ 0-3
+ GI cho một răng: cộng 4 vùng chia 4
+ GIcho một nhóm răng: ghi mã tổng số các răng khám trong nhóm chia cho số
răng đã khám. Chỉ số lợi có thể được xác định đối với những răng đặc biệt, một nhóm
răng, 1/4 cung hàm hoặc một phía miệng.
+ GI cho cá thể: cộng mã tất cả chia cho số răng khám. GI thay đổi từ 0-3
1.3.3. Chỉ số chảy máu rãnh lợi ( SBI- Ginggival Sulcus Bleeding Index)
- Khái niệm: do Muhlemann đưa ra năm 1971 để đánh giá mức độ chảy máu ở
rãnh lợi khi thăm khám [10].
- Vùng khám: 4 điểm cho mỗi răng : Bờ lợi trong, ngoài, nhú lợi gần, xa.
- Cách tiến hành
+ Dùng ánh sáng đủ khi thăm khám mỗi vùng
+ Sonde thăm đi song song với trục răng ở bờ lợi rồi tới nhú lợi
+ Chờ 30 giây sau khi thăm khám
+ Làm khô lợi nhẹ nhàng. Nếu cần phát hiện thay đổi màu lợi
+ Tiêu chuẩn:
0 = lợi lành mạnh bờ và nhú thăm không chảy máu
1 = nhú và bờ lợi không thay đổi màu và không sưng nhưng chảy máu ở rãnh sau
khi thăm
2= chảy máu khi thăm và lợi đổi màu bởi viêm, không sưng nề



12

3= chảy máu khi thăm và lợi đổi màu và sưng nề nhẹ
4= chảy máu khi thăm và lợi đổi màu, sưng rõ
5= chảy máu khi thăm và chảy máu tự nhiên, lợi đổi màu, sưng với có hoặc
không loét
- Cách ghi
+ SBI cho vùng: mỗi vùng lợi ghi mã số từ 0-5
+ SBI cho răng: cộng mã số 4 của mỗi răng chia cho 4
+ SBI cho từng người: cộng mã số tất cả các răng chia cho số răng khám, chỉ số
từ 0-5
1.3.4. Độ sâu túi lợi qua thăm dò
Chiều sâu thăm khám từ 3mm trở xuống thì gọi là rãnh lợi, trên 3 mm gọi là túi
lợi, cần phân biệt với túi lợi giả, túi lợi thật đồng hành cùng mất bám dính. Đáy của
túi lợi nằm dưới đường cổ răng giải phẫu. Độ sâu của túi lợi bệnh lý xác định từ bờ
lợi đến đáy của túi lợi. Tùy độ sâu của túi lợi mà đánh giá mức độ của viêm quanh
răng [11].


13

Hình 1.2. Hình ảnh rãnh lợi bình thường [12]

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


14

2.1. i tng nghiờn cu

2.1.1. a im nghiờn cu
- Bnh vin ph sn H Ni
2.1.2. i tng nghiờn cu
- Ph n mang thai t tun 10 n tun th 36.
2.1.2.1. C mu
- p dng cụng thc tớnh c mu trong nghiờn cu mụ t
- Chọn mẫu nghiên cứu: dùng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả để ớc
tính tỷ lệ trong quần thể
2
(1 / 2 )

n=Z

ì

p(1 p)
2

Trong đó n: cỡ mẫu nghiên cứu
p: tỷ lệ
Z(1-/2): hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%
: khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu đợc từ mẫu và tỷ lệ
của quần thể
Tổng số ngời đợc chọn để nghiên cứu: n =100
2.1.2.2. Cỏch chn mu
- Chn mu thun tin

2.1.2.3. Tiờu chun la chn
Mu nghiờn cu bao gm n ph n mang thai t tun th 10 n tun th 13 ca
thai k (quớ 1) n khỏm thai ti bnh vin ph sn H Ni. Mi sn ph s c



15

đánh giá tình trạng nhachu 3 lần ở cuối mỗi quí: quí 1 (10-13 tuần), quí 2 (20-25
tuần), quí 3 (32-36 tuần).
2.1.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tượng có tiền sử hay hiện diện các bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu
đường, cao huyết áp,…; hút thuốc, uống rượu, nghiện heroin; sử dụng kháng sinh,
kháng viêm trong vòng 3 tuần trở lại đây.
2.1.2.5. Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu
- Cây thăm dò độ sâu túi nha chu William cosvachj chia mm.
- Bộ khay khám gồm khay quả đậu, gương gắp và thám tram.
- Phiếu khám để ghi nhận tình trạng nha chu: đối tượng được đánh giá tình trạng
nha chu qua các chỉ số mảng bám (PlI) theo Silness và Loe 1964, chỉ số nướu (GI)
theo Loe và Silness 1963, chỉ số chảy máu rãnh lợi (SBI- Gingival Sulcus Bleeding
Index), độ sâu túi nha chu qua thăm dò(PPD)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu dọc mô tả
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu
- Chỉ số mảng bám PlI theo Silness và Loe 1964
- Chỉ số nướu GI theo Loe và SIlness 1963
- Chỉ số chảy máu rãnh lợi SBI
- Độ sâu túi nha chu qua thăm dò
2.2.3. Một số định nghĩa liên quan đến các chỉ số
2.2.3.1. Chỉ số mảng bám (PlI- Plaque Index)
- Khám: Đưa đầu sonde đi vòng quanh mặt răng đánh giá ở mặt răng có cặn bám
phủ
-Tiêu chuẩn đánh giá



16

+ 0: Không có mảng bám
+ 1: Mảng bám phủ không quá 1/3 bề mặt thân răng
+ 2: Mảng bám phủ 1/3 – 2/3 bề mặt thân răng
+ 3: Mảng bám phủ >2/3 bề mặt thân răng
2.2.3.2. Chỉ số lợi (GI – Ginggival Index)
- Lựa chọn răng và vùng lợi
+ Có thể chọn khám một số răng đại diện
+ Mỗi răng khám 4 vùng lợi: xa, ngoài, gần, trong
- Phương pháp tiến hành:
+ Răng và lợi được thổi khô
+ Dùng ánh sáng vừa đủ
+ Sử dụng gương và cây sonde nha chu
+ Ép sonde vào lợi để xác định độ săn chắc
+ Đưa sonde vào rãnh lợi, men theo thành tổ chức mềm đánh giá chảy máu
+ Tiêu chuẩn:
0 = Lợi bình thường
1 = Viêm nhẹ: Lợi sung nhẹ, màu thay đổi ít, không chảy máu khi thăm khác
2= Viêm trung bình: Lợi sưng và láng bóng, màu đỏ, chảy máu khi thăm
khám
3= Viêm nặng: Lợi sưng, loét, màu đỏ, chảy máu khi thăm và chảy máu tự
nhiên.
- Cách ghi
+ GI cho vùng: Mỗi vùng lợi của răng ( xa, ngoài, gần, trong) ghi mã số từ 0-3.
+ GI cho một răng: cộng 4 vùng chia 4



17

+ GIcho một nhóm răng: ghi mã tổng số các răng khám trong nhóm chia cho số
răng đã khám. Chỉ số lợi có thể được xác định đối với những răng đặc biệt, một nhóm
răng, 1/4 cung hàm hoặc một phía miệng.
+ GI cho cá thể: cộng mã tất cả chia cho số răng khám. GI thay đổi từ 0-3
+ Ngưỡng tính cho bệnh nhân
Mức đánh giá

Mã số

Rất tốt

0

Tốt

0,1 -0,9

Trung bình

1,0 – 1,9

Kém( Nặng )

2,0 – 3,0

2.2.3.3. Chỉ số chảy máu rãnh lợi ( SBI- Ginggival Sulcus Bleeding Index)
- Vùng khám: 4 điểm cho mỗi răng : Bờ lợi trong, ngoài, nhú lợi gần, xa.
- Cách tiến hành

+ Dùng ánh sáng đủ khi thăm khám mỗi vùng
+ Sonde thăm đi song song với trục răng ở bờ lợi rồi tới nhú lợi
+ Chờ 30 giây sau khi thăm khám
+ Làm khô lợi nhẹ nhàng. Nếu cần phát hiện thay đổi màu lợi
+ Tiêu chuẩn:
0 = lợi lành mạnh bờ và nhú thăm không chảy máu
1 = nhú và bờ lợi không thay đổi màu và không sưng nhưng chảy máu ở rãnh sau
khi thăm
2= chảy máu khi thăm và lợi đổi màu bởi viêm, không sưng nề
3= chảy máu khi thăm và lợi đổi màu và sưng nề nhẹ
4= chảy máu khi thăm và lợi đổi màu, sưng rõ


18

5= chảy máu khi thăm và chảy máu tự nhiên, lợi đổi màu, sưng với có hoặc
không loét
- Cách ghi
+ SBI cho vùng: mỗi vùng lợi ghi mã số từ 0-5
+ SBI cho răng: cộng mã số 4 của mỗi răng chia cho 4
+ SBI cho từng người: cộng mã số tất cả các răng chia cho số răng khám, chỉ số
từ 0-5
2.2.3.4. Độ sâu túi lợi qua thăm dò
Chiều sâu thăm khám từ 3mm trở xuống thì gọi là rãnh lợi, trên 3 mm gọi là túi
lợi, cần phân biệt với túi lợi giả, túi lợi thật đồng hành cùng mất bám dính. Đáy của
túi lợi nằm dưới đường cổ răng giải phẫu. Độ sâu của túi lợi bệnh lý xác định từ bờ
lợi đến đáy của túi lợi. Tùy độ sâu của túi lợi mà đánh giá mức độ của viêm quanh
răng.
2.2.4. Các bước khám và thu thập số liệu
- Bác sỹ sản khoa khám và xác định tuổi thai cho tất cả các sản phụ đến khám thai

tại khoa khám Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội. Những phụ nữ mang thai ở vào tuần thứ
10 đến tuần thứ 13 của thai kỳ được bác sỹ răng hàm mặt giải theo thích mục đích
nghiên cứu. Những sản phụ đồng ý việc theo dõi và khám thai theo đúng lịch hẹn tại
khoa khám Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội trong suốt quá trình mang thai mới được chọn
vào mẫu nghiên cứu.
- Đối tượng được bác sỹ răng hàm mặt khám đánh giá tình trạng nha chu trên tất
cả các răng hiện diện trong miệng trừ các răng cối lớn thứ 3.
- Hẹn sản phụ tái đánh giá tình trạng nha chu ở quí 2 và quí 3 kết hợp theo lịch
hẹn của bác sỹ sản khoa
- Xác định viêm nướu dựa theo điểm của GI.
Viêm nướu khi chỉ số GI >=0,1


19

Mức độ viêm nướu : dựa trên điểm của GI chia làm 3 mức độ viêm nướu
0,1- 1: viêm nướu nhẹ
1,1- 2: viêm nướu trung bình
2,1- 3: viêm nướu nặng
Xác định viêm nha chu khi cá thể có >= 4 vị trí có túi nha chu >=4 mm
2.2.5. Thời gian nghiên cứu
Dự kiến từ tháng 10/2015- 04/ 2016


20

2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng Excel 2010 và xử lý bằng SPSS 16.0
Dùng phép kiểm định T- test bắt cặp so sánh 2 số trung bình của 2 quí
Kiểm định Anova đo lường lặp lại so sánh 3 số trung bình của 3 quí

Kiểm định khi bình phương McNemar so sánh tỷ lệ của 2 quí.
2.2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại các cơ sở y tế có sự đồng ý của ban lãnh đạo cơ
quan.
Giải thích cho đối tượng nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu, trách nhiệm
của người nghiên cứu, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ tiến hành trên những đối tượng hoàn toàn tự nguyện, không ép
buộc và trên tinh thần hợp tác.
Toàn bộ thong tin thu thập chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu mà không phục vụ
cho các mục đích khác.
Trong khi khám nếu phát hiện các tình trạng bệnh lý về răng miệng, bệnh nhân
sẽ được tư vấn điều trị hoặc tiến hành các biện pháp thăm khám khác để chẩn đoán
chính xác.
Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi lại cho cơ quan y tế.

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


21

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo các quí
Các quí

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Quí 1

Quí 2
Quí 3
Tổng số

3.2. Tình trạng bệnh viêm lợi, bệnh viêm quanh răngtheo quí
Bảng 3.2: Chỉ số lợi
Chỉ số lợi
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %

Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Tổng số


22

Bảng 3.3: Chỉ số chảy máu rãnh lợi(SBI)
Chỉ số SBI

Mã số 0 Mã số 1 Mã số 2 Mã số3 Mã số 4 Mã số5 Tổng số

Số bệnh nhân
Tỷ lệ %


Bảng 3.4: Chỉ số CPI-TN
Chỉ số CPI-TN

Code 0

Code1

Code2

Code 3

Code4

Tổng số

Số bệnh nhân
Tỷ lệ %

Bảng 3.5: Trung bình các chỉ số nha chu ở 3 quí của thai kỳ
Thời gian khám

Tuần
10-13(quí 1)

Tuần
20-25(quí2)

Tuần
32-36(quí 3)


Trung bình PlI
Giá trị p
Trung bình GI
Giá trị p
Trung bình độ sâu túi lợi
Giá trị p
Trung bình số vị trí chảy
máu rãnh lợi
Giá trị p

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ các chỉ số nha chu qua từng quí của thai kỳ
Bảng 3.6: Mức độ viêm nướu của thai phụ qua 3 quí của thai kỳ
Mức độ viêm nướu
Nhẹ
Trung bình

Quí 1

Quí 2

Quí 3

P


23

Nặng


CHƯƠNG 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN

Căn cứ vào mục tiêu và kết quả nghiên cứu trên,chúng tôi có một số bàn luận
về tình trạng nha chu ở phụ nữ mang thai theo từng quí của thai kỳ như sau:
4.1. Tình trạng nha chu của phụ nữ mang thai
4.2. Sự thay đổi của các chỉ số qua các quí của thai kỳ


24

DỰ KIẾN KẾT LUẬN


25

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ


×