Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.63 KB, 7 trang )

*Vai trò của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
I. Nhà nước:
-Đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
“Ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích
giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì
mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của
việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển
vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự
đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó mà
có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách,
pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu
chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế…; mặt khác, phải tôn trọng
tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó.
-Bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội
Mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm
phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế
tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực
của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định
trong vấn đề này.

-Đảm bảo công bằng xã hội
Bảo đảm yêu cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được thể hiện đầy
đủ ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế là một
nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta trong việc thực hiện chức năng phát


triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.


Nhà nước chủ động tham gia kinh tế thị trường nhằm bảo hộ cho hình
thức tổ chức sản xuất chứa đựng các yếu tố của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa và tạo điều kiện cho chúng phát huy ưu thế của mình; tạo vị
thế cho kinh tế nhà nước có sức mạnh định hướng xây dựng mô hình
kinh tế cho phép giải phóng con người; ngăn chặn các xu hướng phát
triển kinh tế không có lợi cho quảng đại người lao động.
-Nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường
phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông
hàng hóa; tạo lập sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế
qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế
từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội…
Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan
truyền thông mạnh nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấp
thông tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động
lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực
hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất trong điều kiện cụ thể của mình…
.Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu kinh tế, hội nhập kinh
tế quốc tế của mọi quốc gia chỉ có hiệu quả cao, khi có tác nhân khởi
thủy từ phía nhà nước, được hỗ trợ đắc lực từ phía nhà nước. Bằng chính
sách hội nhập đúng đắn và năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả chính
sách đó, nhà nước góp phần khởi đầu và có tác động tích cực vào quá
trình thiết lập quan hệ quốc tế. Đại diện cho đất nước tham gia vào các
quá trình soạn thảo và thông qua chuẩn mực luật pháp kinh tế, các hiệp
định kinh tế, các nghị định thư…, Nhà nước ta góp phần tạo cho chủ thể
kinh tế của đất nước vị trí có lợi trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự kiện
đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành công là
chứng minh rõ rệt cho điều này.
-Nhà nước ta là chủ thể chính của nền giáo dục – đào tạo.



Bằng hệ thống chính sách giáo dục, đào tạo của mình, được thực hiện
qua hệ thống giáo dục – đào tạo do Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn
tại dưới nhiều loại hình khác nhau (công lập, ngoài công lập, liên doanh,
liên kết trong nước và với nước ngoài…), Nhà nước cung cấp nguồn lao
động chính, có chất lượng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp cán bộ
quản trị doanh nghiệp cho mọi thành phần, mọi loại hình kinh tế. Qua
đó, Nhà nước ta có tác động rất mạnh và trực tiếp tới việc nâng cao năng
lực sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế, nâng cao hiệu quả
của kinh tế thị trường nói chung.
Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tư trực tiếp vào
kinh tế, Nhà nước còn định hướng nền kinh tế qua các công cụ gián tiếp
là chính sách kinh tế, như chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách đầu
tư, chính sách thu nhập và việc làm…
II. Vị trí vai trò của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ
phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển
đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và
phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào
phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu
ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo
việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được
103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối
hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001
khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp
2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng



GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%.
-Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch
các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần
kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
-Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng
nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững
ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
trong quá trình hội nhập.
-Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền
vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá
các vấn đề xã hội, thực tế đó đã được phản ảnh qua kết quả hoạt động
của DN sẽ được phân tích ở phần sau.
III. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
- . Hộ sản xuất là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên
sang kinh
tế hàng hoá.
Lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá đã trải qua giai đoạn đầu tiên là
kinh tế
tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mô hộ gia đình; tiếp theo là
giai đoạn
chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ lên kinh tế hàng hoá quy mô
lớn, đó là
nền kinh tế hoạt động mua bán trao đổi bằng trung gian tiền tệ.


Kinh tế hộ xs được coi là khâu trung gian có vai trò đặc biệt quan trong
trong giai đoạn chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá
nhỏ tạo đà

cho bước chuyển từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ tạo đà cho bước chuyển từ
kinh tế
hàng hoá nhỏ sang nền kinh tế hàng hoá quy mô lớn. Bước chuyển biến
từ kinh tế
tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mô hộ gia đình là một giai
đoạn lịch
sử mà nếu chưa trải qua thì khó có thể phát triển sản xuất hàng hoá quy
mô lớn
giải thoát khỏi tình trạng nền kinh tế kém phát triển.
-. Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động,
giải quyết
việc làm ở nông thôn.
Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là
động lực quyết định của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, ở nước ta có
khoảng 12 triệu lao động chưa được sử dụng
và quỹ thời gian của người lao động ở nông thôn cũng chưa được sử
dụng hết.
Các yếu tố tự nhiên chỉ mang lại hiệu quả thấp do có sự mất cân đối giữa
lao
động, giải quyết việc làm ở nông thôn chúng ta cần phải phát triển kinh
tế hộ sản
xuất. Trên thực tế đã cho thấy trong những năm vừa qua hàng triệu cơ sở
sản xuất
được tạo ra bởi các hộ sản xuất trong khu vực nông nông nghiệp và nông
thôn.
Mặt khác, so cơ tạo hữu cơ thấp, quy mô sản xuất nhỏ, nên mức đầu tư
cho
một lao động trong kinh tế hộ sản xuất là thấp. Qua khảo sát Việt Nam
cho thấy :
- Vốn đầu tư cho hộ sản xuất: 1,5 triệu/1lao động/1 việc làm.

- Vốn đầu tư cho 1 công ty tư nhân: 3,5 triệu/1lao động/1 việc làm.


- Vốn đầu tư cho kinh tế quốc doanh địa phương:
3,5 triệu/1lao động/1 việc làm.
(ở đây chỉ tính vốn đầu tư tài sản cố định)
Như vậy, chi phí cho một lao động ở trong hộ sản xuất là ít tốn kém
nhất.
Điều này đặt trong hoàn cảnh đất nước ta còn là một nước nghèo, vốn
tích luỹ ít
thì càng khẳng định hộ sản xuất là một hình thức tổ chức kinh tế phù
hợp góp
phần giải quyêts công ăn việc làm , nâng cao thu nhập cho lực lượng lao
động
trong cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng.
-. Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy
sản
xuất hàng hoá.
.
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ sản xuất có thể
dễ
dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ
ảnh
hưởng đến tốn kêms về mặt chi phí. Thêm vào đó lại được Đảng và Nhà
nước có
các chính sách khuyến khích, hộ sản xuất không ngừng vươn lên tự
khẳng định vị
trí trên thị trường, tạo điều kiện cho thị trường phát triển đầy đủ, đa dạng
thúc đẩy
quá trình sản xuất hàng hoá. Như vậy với khả năng nhạy bến trước nhu

cầu thị
trường, hộ sản xuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao
của thị
trường tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn.
-. Hộ sản xuất thúc đẩy sự phân công lao động dần tới chuên môn
hoá,


tạo khả năng hợp tác lao động trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.
Kinh tế hộ đã từng bước tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn, củng cố
quan hệ sản xuất, tăng cường lực lượng sản xuất tạo sự phân công lao
động trong
nông thôn từ nền sản xuất thuần nông lạc hậu, sản xuất hàng hoá kém
phát triển
sang sản xuất hàng hoá phát triển hơn. Tự sự phân công lao động dẫn
đến quá
trình chuyên môn hoá trong các hộ sản xuất. Đối với các hộ kinh doanh
dịch vụ
thì sự chuyên môn hoá càng cao thì một yêu cầu tất yếu sẽ xuất hiện, đó
là sự hợp
tác lao động giữa các hộ sản xuất với nhau. Nếu như chuyên môn hoá
làm cho
năng xuất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác
hoá sẽ làm
cho quá trình sản xuất hàng hoá được hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của
chính các hộ sản xuất và từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường.




×