Tải bản đầy đủ (.pdf) (335 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật theo các hệ sinh thái rừng của vườn quốc gia phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.76 MB, 335 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Đặng Minh Quân

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
THEO CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG
CỦA VƢỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------

Đặng Minh Quân

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
THEO CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG
CỦA VƢỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 62 42 60 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
2. PGS. TS. Lê Thu Hà



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình để bảo vệ luận án Thạc sĩ hay Tiến sĩ nào. Các hình và ảnh sử dụng
trong công trình là của tác giả và tập thể cộng tác.
Tác giả luận án

Đặng Minh Quân


LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành là kết quả của sự nỗ lực học tập của bản thân,
cùng với sự gúp đỡ chân thành, nhiệt tình của Quí thầy, cô Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Trƣờng Đại học Cần Thơ, các nhà khoa học và các
bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến GS. TSKH. Nguyễn
Nghĩa Thìn và PGS. TS. Lê Thu Hà, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Quý thầy cô, cán bộ Khoa Sinh
học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Quý thầy cô Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đóng
góp ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Chân thành cảm ơn Kỹ sƣ Vũ Văn Cần, Viện Điều tra và Quy hoạch rừng
đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực địa, định danh một số mẫu cây. ThS.
Phạm Thị Bích Thủy, ThS. Phùng Thị Hằng, Trƣờng Đại học Cần Thơ đã giúp

tôi trong việc thu mẫu, ép mẫu, ghi chép số liệu trong các đợt nghiên cứu thực
địa. ThS. Đặng Văn Sơn, Phòng Bảo tàng Thực vật, Viện Sinh học Nhiệt đới đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tra cứu phân loại, xác định tên loài
phục vụ cho luận án. ThS. Lê Thanh Nghề, Bộ môn Địa lý, Khoa Sƣ phạm,
Trƣờng Đại học Cần Thơ đã giúp tôi trong việc xây dựng các bản đồ trong luận
án. Các học viên cao học chuyên ngành Sinh thái học khóa 14, 15, 16 của
Trƣờng Đại học Cần Thơ đã giúp tôi trong quá trình thu mẫu, đo đạc ô tiêu
chuẩn trong nghiên cứu thực địa.
Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ Phòng kỹ thuật, kiểm lâm viên
công tác tại VQG Phú Quốc đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra thực
địa và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến luận án.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân trong gia
đình, đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi yên tâm
hoàn thành bản luận án này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả luận án

Đặng Minh Quân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC ………………………………………………………………………... …1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………......... …5
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………….......... …6
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………….……………………… …8
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….. ..10

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ ..10
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài…………………………………………….......... ..11
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………………………………. ..11
4. Những điểm mới của luận án …………………………………………………... ..11
5. Bố cục của luận án................................................................................................. ..12
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………. ..13
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………………… ..13
1.1.1 Nghiên cứu về hệ thực vật……………………………………………………...13
1.1.1.1 Trên thế giới ……………………………………………………………...... ..13
1.1.1.2 Ở Việt Nam………………………………………………………………… ..13
1.1.1.3 Ở VQG Phú Quốc…………………………………………………….......... ..16
1.1.2 Nghiên cứu về hệ sinh thái rừng………………………….............................. ..17
1.1.2.1 Trên thế giới……………………………………………………………… ..17
1.1.2.2 Ở Việt Nam………………………………………………………………… ..19
1.1.2.3 Ở VQG Phú Quốc…………………………………………………………..22
1.1.3 Nghiên cứu về dạng sống thực vật................................................................... ..23
1.1.3.1 Trên thế giới.................................................................................................. ..23
1.1.3.2 Ở Việt Nam................................................................................................... ..25
1.1.3.3 Ở VQG Phú Quốc......................................................................................... ..27
1.1.4 Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật………………………………………… ..28
1.1.4.1 Trên thế giới………………………………………………………………...28
1.1.4.2 Ở Việt Nam………………………………………………………………....28
1.1.4.3 Ở VQG Phú Quốc…………………………………………………………..30
1.1.5 Nghiên cứu về cây có giá trị sử dụng, cây quý hiếm và tình trạng bảo tồn. 30
1.1.5.1 Trên thế giới…………………………………………………………………..30
1.1.5.2 Ở Việt Nam………………………………………………………............. ..31
1.1.5.3 Ở VQG Phú Quốc…………………………………………………………..32

1



1.1.6 Về nguyên nhân gây suy giảm và các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học….. ..33
1.1.6.1 Trên thế giới ………………………………………………………….......... ..33
1.1.6.2 Ở Việt Nam…………………………………………………………………...34
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU………………………………..36
1.2.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………...36
1.2.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………………....36
1.2.1.2 Địa hình……………………………………………………………………....36
1.2.1.3 Địa chất và thổ nhƣỡng……………………………………………….......... ..37
1.2.1.4 Khí hậu và thuỷ văn………………………………………………….…….. ..38
1.2.2 Điều kiện kinh tế và xã hội……………………………………………………..41
1.2.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập……………………………………. ..41
1.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp………………………………………. ..41
1.2.2.3 Nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi………………………………………….. ..42
1.2.2.4 Giáo dục và y tế………………………………………………………......... ..42
1.2.2.5 Giao thông…………………………………………………………………. ..42
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…..43
2.1 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU …………………………………..43
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………… ..43
2.2.1 Đa dạng hệ sinh thái rừng ở VQG Phú Quốc……………………………....... ..43
2.2.2 Đa dạng thực vật bậc cao có mạch theo từng HST rừng ở VQG Phú Quốc… ..43
2.2.3 Đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch của VQG Phú Quốc…………….......…..43
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………….…….. ..43
2.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………........ ..43
2.3.1.1 Thời gian nghiên cứu………………………………………………………. ..43
2.3.1.2 Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………….. ..43
2.3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu……………………………………………………… ..44
2.3.2.1 Phƣơng tiện nghiên cứu ngoài thực địa……………………………………. ..44
2.3.2.2 Phƣơng tiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm…………………….......... ..44
2.3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………….. ..44

2.3.3.1 Phƣơng pháp luận……………………………………………………………..44
2.3.3.2 Phƣơng pháp kế thừa………………………………………………………....45
2.3.3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa……………………………………..45
2.3.3.4 Phƣơng pháp xử lý trong phòng thí nghiệm……………………………….. ..46
2.3.3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng HST rừng và lập bản đồ phân bố các
HST rừng ở VQG Phú Quốc……………………………………................. ..47
2.2.3.6 Phƣơng pháp đánh giá đa dạng hệ thực vật…………………………………..48

2


2.2.3.7 Phƣơng pháp xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải
pháp bảo tồn hệ thực vật…………………………………………………… ..50
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN…………………………..51
3.1 ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG Ở VƢỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC ..51
3.1.1 Các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh HST rừng ở VQG Phú Quốc………… ..51
3.1.1.1 Nhóm nhân tố sinh thái phát sinh địa lý - địa hình………………………… ..51
3.1.1.2 Nhóm nhân tố sinh thái khí hậu - thuỷ văn……………………………........ ..51
3.1.1.3 Nhóm nhân tố sinh thái phát sinh địa chất - thổ nhƣỡng……………………..52
3.1.1.4 Nhóm nhân tố sinh thái phát sinh khu hệ thực vật…………………………...52
3.1.1.5 Nhóm nhân tố sinh thái phát sinh hoạt động của con ngƣời…………......... ..53
3.1.2 Đa dạng các HST rừng ở VQG Phú Quốc…………………………………… ..53
3.1.2.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn……………………………………………....... ..54
3.1.2.2 Hệ sinh thái rừng úng phèn………………………………………………… ..58
3.1.2.3 Hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới.................................. ..61
3.1.3 Bản đồ phân bố các hệ sinh thái rừng ở VQG Phú Quốc................................. ..68
3.2 ĐA DẠNG THỰC VẬT THEO TỪNG HST RỪNG Ở VƢỜN QUỐC GIA
PHÚ QUỐC……………………………………………………………………...68
3.2.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn………………………………………………….. ..68
3.2.1.1 Đa dạng các taxon của hệ thực vật trong HST RNM……………………… ..68

3.2.1.2 Đa dạng về dạng sống của thực vật trong HST RNM………………………..73
3.2.1.3 Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật………………………………………...76
3.2.1.4 Đa dạng nguồn tài nguyên cây có giá trị sử dụng trong HST RNM………. ..77
3.2.1.5 Đa dạng tài nguyên cây quý hiếm và tình trạng bảo tồn……………………..80
3.2.2 Hệ sinh thái rừng úng phèn……………………………………………………..80
3.2.2.1 Đa dạng các taxon của hệ thực vật trong HST RUP………………………. ..80
3.2.2.2 Đa dạng về dạng sống của thực vật trong HST RUP……………………… ..86
3.2.2.3 Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật…………………………………........ ..89
3.2.2.4 Đa dạng nguồn tài nguyên cây có có giá trị sử dụng trong HST RUP…….. ..90
3.2.2.5 Đa dạng tài nguyên cây quý hiếm và tình trạng bảo tồn……………………..93
3.2.3 Hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới……………………….. ..94
3.2.3.1 Đa dạng các taxon của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ………………..94
3.2.3.2 Đa dạng về dạng sống của thực vật trong HST RKTXMANĐ……………. ..99
3.2.3.3 Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật…………………………………........ 102
3.2.3.4 Đa dạng nguồn tài nguyên cây có giá trị sử dụng trong HST
RKTXMANĐ……………………………………………………………….105
3.2.3.5 Đa dạng tài nguyên cây quý hiếm và tình trạng bảo tồn……………………108
3.3 ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT VƢỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC………………. 109

3


3.3.1. Kết quả bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh danh lục TVBCCM ở VQG
Phú Quốc……………………………………………………………………..109
3.3.2 Đánh giá sự đa dạng các taxon hệ thực vật VQG Phú Quốc…....................... 109
3.3.2.1 Đa dạng taxon ở bậc ngành………………………………………………… 109
3.3.2.2 Đa dạng taxon ở bậc họ……………………………………………………..114
3.3.2.3. Đa dạng taxon ở bậc chi…………………………………………………….116
3.3.3 Đa dạng về dạng sống của hệ thực vật VQG Phú Quốc……………………….117
3.3.4 Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật VQG Phú Quốc………120

3.3.5 Đa dạng nguồn tài nguyên cây có giá trị sử dụng và cây quý hiếm…………..123
3.3.5.1. Đa dạng tài nguyên cây có giá trị sử dụng……………………………....... 123
3.3.5.2. Đa dạng tài nguyên cây quý hiếm và tình trạng bảo tồn………………….. 127
3.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA
DẠNG THỰC VẬT Ở VƢỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC……………….......... 129
3.4.1 Các nguy cơ gây suy giảm tính đa dạng hệ thực vật VQG Phú Quốc…......... 129
3.4.1.1 Sự suy giảm diện tích đất rừng………………………………………………129
3.4.1.2 Chặt phá rừng và khai thác lâm sản trái phép…………………………........ 131
3.4.1.3 Sự gia tăng dân số………………………………………………………….. 132
3.4.1.4 Tác động của du lịch………………………………………………….......... 132
3.4.1.5 Cháy rừng……………………………………………………………………133
3.4.1.6 Do thiếu nhân lực làm công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng…………133
3.4.2 Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng HTV ở VQG Phú Quốc….... 134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………............................................ 136
A. KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 136
B. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………..137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ………………………………………………………….. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………....... 139
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số biểu mẫu dùng trong điều tra thực địa
Phụ lục 2. Một số yếu tố khí hậu đo đƣợc tại Trung tâm Khí tƣợng thủy văn tỉnh
Kiên Giang
Phụ lục 3. Bản đồ và ảnh vệ tinh
Phụ lục 4. Danh lục thực vật bậc cao có mạch VQG Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Phụ lục 5. Danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch quý hiếm ở VQG Phú
Quốc và tình trạng bảo tồn
Phụ lục 6. Một số hình ảnh hoạt động ngoài thực địa của nhóm nghiên cứu
Phụ lục 7. Một số loài thực vật phổ biến ở Vƣờn Quốc gia Phú Quốc


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CITES
CR

Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora
Loài rất nguy cấp

DD
ĐBSCL
ĐDSH

Loài thiếu dẫn liệu
Đồng bằng sông Cửu Long
Đa dạng sinh học

EN

Loài nguy cấp

HST

Hệ sinh thái

HTV
I


Hệ thực vật
Phụ lục I – Loài đã bị đe dọa

IA
II
IIA
III

Loài nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại
Phụ lục II – Loài sắp bị đe dọa tuyệt diệt
Loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thƣơng mại
Phụ lục III – Loài do qui định từng nƣớc để ngăn chặn hoặc hạn chế
khai thác

IUCN
KBTTN
LC
LR
NĐ32

International Union for Conservation of Nature
Khu Bảo tồn thiên nhiên
Loài ít lo ngại
Loài ít nguy cấp
Nghị định 32/2006/NĐ-CP

NMCY
NT
RKTXMANĐ
RNM


Ngập mặn chủ yếu
Loài sắp bị đe dọa
Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới
Rừng ngập mặn

RUP
SĐVN
TT40
TVBCCM
UMT
VQG
VU
YTĐLTV

Rừng úng phèn
Sách Đỏ Việt Nam
Thông tƣ 40/2013/TT-BNNPTNT.
Thực vật bậc cao có mạch
U Minh Thƣợng
Vƣờn Quốc gia
Loài sẽ nguy cấp
Yếu tố địa lí thực vật

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1.1

2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27


Nội dung

Trang

Số liệu về khí hậu ở khu vực nghiên cứu……………………………………...40
Các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam……………………............... ..48
Mƣời hai nhóm giá trị sử dụng của các loài thực vật……………………………… ..49
Sự phân bố của các taxon trong các ngành thực vật ở HST RNM…………....68
Số lƣợng cây NMCY và cây tham gia RNM ở VQG Phú Quốc so với
Việt Nam……………………………………………........................................69
Tỉ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida trong HST RNM………………. ..70
Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật trong HST RNM………………………....71
Mƣời họ đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RNM……………………..72
Mƣời chi đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RNM……………………..73
Số lƣợng và tỉ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật trong HST RNM……..74
Thống kê các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật trong HST RNM………..76
Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật trong HST RNM…………………..78
Sự phân bố của các taxon trong từng ngành thực vật ở HST RUP…………. ..81
Số lƣợng các taxon trong HST RUP ở VQG Phú Quốc so với VQG
U Minh Thƣợng và VQG Tràm Chim…………………………………….... ..82
Tỉ lệ của hai lớp trong Magnoliophyta ở HST RUP………..............................82
Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật trong HST RUP…………………………..83
Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật trong các HST RUP ở VQG
Phú Quốc so với VQG U Minh Thƣợng và VQG Tràm Chim…………….. ..83
Mƣời họ đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RUP………………….......84
Mƣời chi đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RUP…………………… ..85
Số lƣợng và tỉ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật trong HST RUP…… ..86
Thống kê các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật trong HST RUP……… ..89
Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật trong HST RUP……………….......91
Sự phân bố của các taxon trong các ngành thực vật ở HST RKTXMANĐ... ..94

Tỉ lệ của 2 lớp của Magnoliophyta trong HST RKTXMANĐ……………... ..95
Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ……………... ..96
Mƣời họ đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ…………....97
Mƣời chi đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ…………....98
Số lƣợng và tỉ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật trong HST
RKTXMANĐ………………………………………………………………....99
Thống kê các yếu tố địa lý thực vật của HTV trong HST RKTXMANĐ…...103
Danh sách các loài đặc hữu Phú Quốc………………………………………105

6


3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
3.38
3.39
3.40
3.41
3.42
3.43

Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ……… 105

Sự phân bố các taxon trong các ngành thực vật ở VQG Phú Quốc……….. 110
Tỉ lệ của hệ TVBCCM VQG Phú Quốc so với hệ TVBCCM Việt Nam….. 111
Tỉ lệ hai lớp trong Magnoliophyta ở hệ TVBCCM của VQG Phú Quốc…. 112
Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật VQG Phú Quốc………………………. 113
So sánh các chỉ số đa dạng của HTV VQG Phú Quốc với HTV VQG
Côn Đảo, VQG Cát Bà, VQG Cát Tiên và VQG Bạch Mã………………... 114
Mƣời họ đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Phú Quốc……………………. 115
Mƣời chi đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Phú Quốc…………………… 116
Số lƣợng và tỉ lệ các nhóm dạng sống của HTV VQG Phú Quốc…………. 117
Các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật VQG Phú Quốc………………... 121
Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật VQG Phú Quốc………………… 123
Số lƣợng các loài quý hiếm ở VQG Phú quốc và cấp độ bảo tồn…………. 127
Thống kê diện tích đất canh tác ở Phú Quốc từ năm 2010 đến năm 2012…. 129
Thống kê diện tích đất rừng ở các xã vùng lõi của VQG Phú Quốc
từ năm 2009 đến năm 2012………………………………………………… 130
Thống kê diện tích đất trồng cây công nghiệp và cây ăn trái ở các xã
vùng lõi của VQG Phú Quốc từ năm 2010 đến năm 2012…………………. 130
Thống kê dân số các xã trong vùng lõi của VQG Phú Quốc từ năn 2010
đến năm 2012………………………………………………………………. 132

3.44 Thống kê số lƣợt khách du lịch đến Phú Quốc từ năm 2010 đến 2012……. 133
Các nguyên nhân gây suy giảm hệ thực vật rừng ở VQG Phú Quốc và
3.45
các giải pháp……………………………………………………………….. 134

7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Nội dung
Trang
1.1 Bản đồ hành chính đảo Phú Quốc (2009)…………………………………......36
Biểu đồ mối tƣơng quan giữa nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình các
1.2
tháng của 12 năm ở đảo Phú Quốc…………………………………………....39
2.1 Sơ đồ các tuyến và điểm điều tra thực địa tại VQG Phú Quốc………………..43
3.1 RNM trên vùng đất bùn ven cửa sông Rạch Tràm (xã Bãi Thơm)…………. ..57
3.2 RNM trên vùng đất bồi cao, chỉ ngập khi triều cƣờng (xã Gành Dầu)………..57
3.3 RNM trên vùng đất bùn, nƣớc lợ ven sông Rạch Tràm (xã Bãi Thơm)……. ..57
3.4 RNM trên vùng đất cát có lớp bùn mỏng ven biển Bãi Bổn (xã Hàm Ninh). ..57
3.5

Rừng tràm trên những giồng cát cố định, ít khi bị ngập nƣớc vào mùa mƣa
(đồng Sáu Điển, xã Bãi Thơm)………………………………………………..60

3.6

Rừng tràm trên những vùng đất cát pha sét, chỉ ngập nƣớc vào mùa mƣa
(đồng Sáu Điển, xã Bãi Thơm)………………………………………………...60

Rừng tràm trên những vùng đất trũng, ngập nƣớc gần nhƣ quanh
năm (Lung lớn, xã Cửa Cạn)……………………………………………….....60
Rừng tràm trên những vùng đất thấp ven rạch, gần cửa biển, thƣờng bị
3.8
ngập mặn khi triều cƣờng (sông Rạch Tràm, xã bãi Thơm)…………………..60
3.9 Truông Nhum (Oncosperma tigillaria) ở xã Cửa Cạn………………………..61
3.10 Truông Nhum (Oncosperma tigillaria) ở xã Bãi Thơm…………………….....61
3.11 Rừng nguyên sinh với mật độ dày (đƣờng lên đỉnh núi Chúa)………………..67
3.12 Rừng nguyên sinh cây họ Dầu (đƣờng Biên phòng)…………………………..67

3.7

3.13

3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21

Rừng nguyên sinh cây họ Dầu với những cây đã đƣợc định danh và đƣợc
chọn làm nguồn giống để phục hồi rừng (xã Bãi Thơm)………………….... ..67
Rừng thứ sinh kín cây lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, ƣu thế
là tầng cây gỗ nhỏ và cây bụi, dây leo khá phát triển (phía Nam chân
núi Hòn Chảo)……………………………………………………………… ..67
Trảng cỏ Tranh (Imperata cylindrica) ở phía Tây chân núi Hòn Chảo……. ..67
Trảng cỏ Tranh (Imperata cylindrica), Sim (Rhodomyrtus tomentosa)
và Mua (Melastoma spp.) (đƣờng Biên Phòng)…………………………….. ..67
Trảng cây bụi Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Mua (Melastoma spp.)
(Bãi Bổn, Hàm Ninh)……………………………………………………….....67
Rừng thứ sinh trên cát ven biển Vũng Bầu (xã Cửa Cạn)……………………..67
Bản đồ phân bố các hệ sinh thái rừng ở VQG Phú Quốc……………………..68
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon của các ngành thực vật trong HST RNM………...69
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon trong hai lớp của Magnoliophyta ở HST RNM…..70

8



3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
3.38
3.39
3.40
3.41
3.42
3.43
3.44
3.45
3.46
3.47
3.48
3.49
3.50

3.51
3.52

Biểu đồ tỉ lệ 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RNM…………...72
Biểu đồ tỉ lệ 10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RNM…………..73
Phổ dạng sống của hệ thực vật trong HST RNM……………………………...74
Tỉ lệ các dạng sống của nhóm cây chồi trên trong HST RNM………………..75
Biểu đồ tỉ lệ các yếu tố địa lý của hệ thực vật trong HST RNM……………...77
Tỉ lệ các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật trong HST RNM……………..78
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon của các ngành thực vật trong HST RUP……….. ..81
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon của hai lớp trong Magnoliophyta ở HST RUP… ..82
Biểu đồ tỉ lệ 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RUP…………....84
Biểu đồ tỉ lệ 10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RUP…………...85
Phổ dạng sống của hệ thực vật trong HST RUP……………………………. ..86
Tỉ lệ các dạng sống của nhóm cây chồi trên trong HST RUP………………...87
Biểu đồ tỉ lệ các yếu tố địa lý của hệ thực vật trong HST RUP……………....90
Tỉ lệ các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật trong HST RUP……………...91
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon của các ngành thực vật trong HST
RKTXMANĐ………………………………………………………………....95
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon của hai lớp trong Magnoliophyta ở HST
RKTXMANĐ………………………………………………………………....96
Biểu đồ tỉ lệ 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ.. ..97
Biểu đồ tỉ lệ 10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ....99
Phổ dạng sống hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ……………………….100
Tỉ lệ các dạng sống của nhóm cây chồi trên trong HST RKTXMANĐ……..101
Biểu đồ tỉ lệ các yếu tố địa lý của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ……104
Tỉ lệ các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật trong HST RKTXMANĐ…..106
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon của các ngành thực vật ở VQG Phú Quốc…….. 110
Biểu đồ tỉ lệ các bậc taxon trong hai lớp của Magnoliophyta ở VQG
Phú Quốc……………………………………………………………………. 112

Biểu đồ tỉ lệ 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Phú Quốc…………..115
Biểu đồ tỉ lệ 10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật VQG Phú Quốc…………. 117
Phổ dạng sống hệ thực vật VQG Phú Quốc………………………………….118
Tỉ lệ các nhóm dạng sống cây chồi trên trong HTV VQG Phú Quốc……… 119
Tỉ lệ các nhóm yếu tố địa lý của hệ thực vật VQG Phú Quốc……………… 122
Biểu đồ tỉ lệ các yếu tố địa lý của hệ thực vật VQG Phú Quốc…………….. 122
Tỉ lệ các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật VQG Phú Quốc……………. 124

9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đã trở thành
một chiến lƣợc toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời nhằm mục đích để hƣớng
dẫn, giúp đỡ, tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển ĐDSH trên toàn thế giới.
Đặc biệt là tại Hội nghị thƣợng đỉnh bàn về vấn đề môi trƣờng và ĐDSH đƣợc tổ chức
tại Rio de Janeiro (Braxin) vào năm 1992, đã có 150 nƣớc ký vào Công ƣớc về ĐDSH
và bảo vệ chúng, trong đó có Việt Nam [119]. Điều này cho thấy, sự nhận thức của thế
giới về tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc bảo tồn ĐDSH.
Việt Nam đƣợc công nhận là một trong những nƣớc thuộc vùng Đông Nam Á
phong phú về loài, giàu về ĐDSH và là một trong những điểm nóng về ĐDSH với
khoảng 10% trong tổng số các loài sinh vật đƣợc biết hiện nay trên thế giới [91]. Do
đó, vấn đề bảo tồn ĐDSH là một yêu cầu cấp bách đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất
quan tâm.
Vƣờn Quốc gia (VQG) Phú Quốc nằm ở phía Bắc của đảo Phú Quốc thuộc tỉnh
Kiên Giang, trong Vịnh Thái Lan, cận xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng
ẩm, mƣa nhiều), nên hệ thực vật (HTV) rừng và hệ sinh thái (HST) rừng ở đây rất đa
dạng và phong phú. Với tổng diện tích là 31.422 ha, trong đó có tới 29.135,9 ha rừng
tự nhiên [136, 137]. Đặc biệt, ở VQG Phú Quốc còn khoảng 3.000 ha rừng nguyên

sinh với ƣu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), đây là nguồn tài
nguyên quý giá cần đƣợc nghiên cứu để bảo tồn. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, là vốn quý để phát triển du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, từ khi thành lập VQG đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu
nào đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về tính đa dạng của HTV rừng
và HST rừng ở VQG Phú Quốc. Các nghiên cứu trƣớc đây chỉ mới thống kê một cách
tổng quát số lƣợng loài, chi, họ và ngành thực vật có ở VQG Phú Quốc mà chƣa có
đầy đủ bộ mẫu các loài để so sánh, đối chiếu. Thêm vào đó, tốc độ đô thị hóa và phát
triển du lịch ở đây diễn ra rất nhanh, dẫn đến nhiều loài thực vật bị khai thác mạnh
phục vụ cho du lịch (làm đồ mỹ nghệ, đóng ghe tàu, làm thùng ủ rƣợu, ủ nƣớc mắm,
làm thuốc, làm cảnh...), nhiều nơi rừng tự nhiên bị lấn chiếm để xây nhà nghỉ, các hoạt
động vui chơi, giải trí... nên ở đây rừng đang bị suy thoái dần, đặc biệt là ở đai thấp.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật theo các hệ sinh thái rừng của

10


Vườn Quốc gia Phú Quốc” đƣợc thực hiện nhằm điều tra, đánh giá sự đa dạng thực
vật về các taxon, các yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật, đa dạng về dạng sống, đa
dạng về tài nguyên cây có giá trị sử dụng và cây quý hiếm cần bảo vệ, đa dạng về các
HST rừng là rất cần thiết cho công tác bảo tồn để làm giảm thiểu những tác động của
du lịch với môi trƣờng tự nhiên và phát triển bền vững các giá trị ĐDSH của VQG Phú
Quốc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Phân tích và đánh giá đƣợc sự đa dạng các kiểu HST rừng ở VQG Phú Quốc
theo quan điểm sinh thái phát sinh và xây dựng đƣợc bản đồ phân bố các HST rừng ở
VQG Phú Quốc.
- Phân tích và đánh giá đƣợc mức độ đa dạng của hệ thực vật bậc cao có mạch
(TVBCCM) theo từng HST rừng và của cả VQG Phú Quốc.
- Bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh danh lục TVBCCM cho VQG Phú Quốc.

Phân tích các nguyên nhân gây suy giảm HTV, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp bảo tồn đa dạng HTV rừng ở VQG Phú Quốc có hiệu quả hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Bổ sung dẫn liệu về đa dạng HST rừng, đa dạng TVBCCM trong từng HST
rừng và của cả VQG Phú Quốc cho đến thời điểm hiện nay.
+ Đánh giá đƣợc tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý thực
vật (YTĐLTV), giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn của các loài TVBCCM, làm cơ sở
cho công tác bảo tồn đa dạng HTV ở VQG Phú Quốc.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả của luận án cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các nhà quản lý
xây dựng đƣợc chiến lƣợc và kế hoạch bảo tồn các HST rừng và HTV rừng cho VQG
Phú Quốc, nhất là việc bảo tồn các loài thực vật có giá trị và quý hiếm, khu rừng
nguyên sinh ở VQG Phú Quốc.
+ Xác định đƣợc các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật, từ đó xây
dựng các giải pháp bảo tồn nhằm hạn chế tối đa sự suy giảm này.
4. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên tổng hợp đƣợc 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh HST rừng ở
VQG Phú Quốc (địa lý – địa hình, khí hậu – thủy văn, địa chất – thổ nhƣỡng, khu hệ
thực vật và hoạt động của con ngƣời). Từ đó xác định đƣợc VQG Phú Quốc có 3 HST

11


rừng (HST rừng ngập mặn, HST rừng úng phèn và HST rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm
nhiệt đới).
- Lần đầu tiên đánh giá đầy đủ và hệ thống về đa dạng TVBCCM của cả VQG
Phú Quốc và của mỗi HST rừng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý thực vật,
giá trị sử dụng và các loài quý hiếm.
- Lần đầu tiên xây dựng đƣợc bản đồ phân bố các HST rừng ở VQG Phú Quốc

với tỉ lệ 1/145.000.
5. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 150 trang:
Mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình: 9
trang (1 – 9);
Mở đầu: 03 trang (10 – 12);
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu - 30 trang (13 - 42);
Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu - 8 trang (43 - 50);
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận - 85 trang (51 - 135);
Kết luận và kiến nghị: 2 trang (136 - 137);
Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án: 01 trang
(138);
Tài liệu tham khảo: 168 tài liệu (từ trang 139 – 150);
Phụ lục: 7 phụ lục.

12


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Nghiên cứu về hệ thực vật
1.1.1.1 Trên thế giới
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ rất lâu, đến nay đã thống
kê đƣợc khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt đới, 50.000 loài ở vùng ôn đới Bắc
Mỹ và Âu – Á. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất, chiếm 1/3 tổng số loài
trên toàn thế giới, trong đó, Baxin có thể có tới 55.000 loài, Colombia có khoảng
35.000 loài và Venezuela có 15.000 – 25.000 loài. Kế tiếp là vùng Đông Nam Á, trong
đó Niu Ghinea có khoảng 15.000 – 20.000 loài, Indonesia có tới 20.000 loài, Malaysia
và Thái Lan có khoảng 12.000 loài, Đông Dƣơng đạt tới 15.000 loài. Châu Phi có sự
đa dạng thấp hơn, các nƣớc giàu loài nhất vùng này gồm Tanzania có khoảng 10.000

loài, Camơrun có khoảng 8.000 loài, Gabon có 6.000 – 7.000 loài [101, 105].
Theo số liệu của Trung tâm giám sát Bảo tồn thế giới (2000) thì trên thế giới đã
thống kê đƣợc khoảng 1.700.000 loài sinh vật, trong đó TVBCCM có khoảng 250.000
loài (số loài ƣớc tính khoảng 300.000 loài) (theo [41]).
Đối với các nƣớc có nền khoa học và kinh tế phát triển sớm nhƣ Anh, Pháp,
Đức, Mỹ, Nga… thì việc nghiên cứu HTV trên toàn lãnh thổ quốc gia đã đƣợc hoàn
thành từ lâu, các mẫu thực vật đã đƣợc thu thập, lƣu trữ tại các phòng mẫu khô
(herbarium) nổi tiếng thế giới nhƣ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris (Pháp), Kew (Anh
quốc), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York (Hoa Kỳ), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên
Leiden (Hà Lan)... nên khi xây dựng các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), các VQG
rất thuận lợi và đơn giản.
Một số nƣớc đang phát triển thuộc khu vực Châu Á, với sự giúp đỡ và tài trợ
của nƣớc ngoài, cơ bản cũng đã hoàn thành bộ Thực vật chí, tiêu biểu nhƣ Thực vật
chí Hồng Kông (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí Ấn độ (1872 –
1897) gồm 7 tập, Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 –
1925), Thực vật chí Hải Nam Trung Quốc (1964 – 1977), Thực vật chí Vân Nam
Trung Quốc (1977 – 1997), Thực vật chí Trung Quốc (1959 – 2000) (theo [161]).
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu về đa dạng HTV ở Việt Nam có thể chia làm 3 thời kỳ:
* Thời kỳ trước năm 1954
Trong thời kỳ này, tài nguyên thực vật phong phú ở nƣớc ta đã hấp dẫn nhiều
nhà nghiên cứu phƣơng Tây, họ đã để lại một số công trình tiêu biểu nhƣ: “Flora

13


Cochinchinensis” (Thực vật Nam bộ) của Loureiro (1790) đã mô tả gần 700 loài cây
[165]; “Flore forestiere de la Cochinchine” (Thực vật rừng Nam bộ) gồm 4 tập của
Pierre (1879 - 1907) đã mô tả khoảng 800 loài cây gỗ [167]; “Supplément à la Flore
générale de l’Indo-Chine” (Bổ sung thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng) của

Humbert (1938) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho
toàn vùng Đông Dƣơng [163]; “Les plantes medicinalles du Cambodge, du Laos et du
Vietnam” (Các cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam) gồm 4 tập của Pétélot
(1952 – 1954) đã khảo sát nguồn tài nguyên cây thuốc của toàn Đông Dƣơng [166]…
Công trình nổi tiếng nhất, đƣợc xem là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng
thực vật Việt Nam, đó là bộ “Flore générale de l’Indo-Chine” (Thực vật chí Đông
Dƣơng) do Lecomte chủ biên (1907 – 1952). Trong công trình này, các tác giả ngƣời
Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ
lãnh thổ Đông Dƣơng [164]. Dựa trên cơ sở bộ sách này, Thái Văn Trừng (1978) đã
thống kê đƣợc hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ [133].
* Thời kỳ từ 1954 đến 1975
Trên phạm vi toàn quốc: Đáng lƣu ý nhất là bộ “Flore du Cambodge, du
Laos et du Vietnam” (Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam) do Aubréville và
cộng sự (1960 - 2001) đã nghiên cứu và hệ thống các loài thực vật trên phạm vi cả
nƣớc và công bố trong 30 tập gồm 74 họ cây có mạch đã có ở Việt Nam [162].
Đối với mỗi miền: Ở miền Bắc, Pócs Tamás (1965) dựa trên cơ sở các công
trình đã có, thống kê đƣợc ở miền Bắc có 5.190 loài [168]. Sau đó, Phan Kế Lộc
(1969) thống kê và bổ sung, nâng số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và
140 họ, trong đó có 5.069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại
[68]. Bên cạnh các công trình này còn có bộ "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" gồm
6 tập do Lê Khả Kế chủ biên (1969 – 1976) [60]. Ở miền Nam có công trình nổi
tiếng của Phạm Hoàng Hộ (1970 - 1972) công bố trong hai tập “Cây cỏ miền Nam
Việt Nam” đã giới thiệu 5.326 loài, trong đó có 60 loài Thực vật bậc thấp và 20 loài
Rêu, còn lại 5.246 loài TVBCCM [48].
* Thời kỳ từ 1975 đến nay
Trên phạm vi cả nước: Công trình tiêu biểu nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam”
của Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [50] gồm 3 tập trong 6 quyển, xuất bản tại
Canada và đã đƣợc tái bản có bổ sung tại Việt Nam (1999 - 2000) gồm 3 quyển
[51]. Đây đƣợc xem là bộ danh sách đầy đủ thông tin khoa học và dễ sử dụng nhất
để tra cứu tên loài, đã góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam.

Song song với bộ sách nổi tiếng đó, các nhà thực vật học Liên Xô (cũ) và
Việt Nam cũng đã thống kê lại HTV Việt Nam và đã đăng trong 2 tập “Vascular

14


Plants Synopsis of Vietnamese Flora” (Kỷ yếu cây có mạch của thực vật Việt Nam)
tập 1, 2 và Tạp chí Sinh học số 4 và 5 (Số chuyên đề hệ thực vật Việt Nam) (1994,
1995) [130, 131]. Một công trình rất có giá trị nữa là bộ “Danh lục các loài thực
vật Việt nam” (2001, 2003, 2005) do tập thể các nhà thực vật Việt Nam tập hợp và
xây dựng với trên 20.000 loài thực vật bao gồm tảo, nấm và thực vật bậc cao trên
phạm vi toàn quốc đã đƣợc công bố [7, 132]. Đây là tài liệu tổng hợp đƣợc cập nhật
đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất từ trƣớc tới nay, là cơ sở để tra cứu và chỉnh lý tên
gọi [107].
Bên cạnh đó, từng bộ, họ riêng biệt trên phạm vi cả nƣớc cũng đã đƣợc công
bố nhƣ: “họ Lan – Orchidaceae” (1994) [139], “Phong lan Việt Nam” (1998) [54],
“Khóa xác định và hệ thống phân loại họ Thầu dầu Việt Nam” (1999, 2007) [102,
157], “họ Na – Annonaceae” (2000) [6], “họ Bạc hà – Lamiaceae” (2000) [88],
“họ Cói – Cyperaceae” (2002) [63], “họ Đơn nem – Myrsinaceae” (2002) [66], “họ
Trúc đào – Apocynaceae” (2007) [74], “họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae” (2007)
[89], “họ Cúc – Asteraceae” (2007) [8], “bộ Hoa loa kèn – Liliales” (2007) [38],
“họ Rau răm – Polygonaceae” (2007) [39], “họ Lan – Orchidaceae (chi
Dendrobium)” (2007) [58]. Mặc dù số lƣợng các chuyên khảo còn rất ít so với số
họ thực vật hiện có ở Việt Nam, song đây là những nghiên cứu chuyên sâu, các
thông tin về các loài trong họ đƣợc trình bày rất đầy đủ, là nguồn tài liệu rất quan
trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Để cung cấp những tƣ liệu mang tính tổng quát về HTV Việt Nam trong
phạm vi cả nƣớc, phục vụ cho việc giảng dạy và đánh giá tính đa dạng HTV, một
số tác giả cũng đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có trƣớc đó theo những hệ
thống khác nhau: Nguyễn Tiến Bân (1990) dựa trên hệ thống của Takhtajan đã

thống kê đƣợc thực vật Hạt kín trong HTV Việt Nam hiện biết là 8.500 loài, 2.050
chi, trong đó, lớp Hai lá mầm có 1.590 chi và trên 6.300 loài, lớp Một lá mầm có
460 chi với 2.200 loài (theo [107]). Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết HTV Việt Nam
có 10.361 loài, 2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và
họ của thế giới, trong đó 9.628 loài, 2.010 chi, 291 họ cây hoang dại có mạch và
733 loài, 246 chi và 14 họ cây trồng [68]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp
và chỉnh lý các tên theo hệ thống Brummitt (1992) đã chỉ ra hệ thực vật bậc cao ở
Việt Nam hiện biết 11.398 loài, 2.524 chi, 397 họ, trong đó có 24 họ có số loài từ
100 trở lên với tổng số là 5.220 loài chiếm tỉ lệ 45,80% số loài của hệ [101].
Trong phạm vi từng vùng, tỉnh, VQG, KBTTN: Từ năm 1990 đến nay, đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng HTV đƣợc công bố nhƣ: HTV Lam sơn
của Lê Trần Chấn (1990) [18]; HTV VQG Cúc Phƣơng của Nguyễn Nghĩa Thìn
(1994, 1997) [153, 154], Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1997) [65], VQG Cúc

15


Phƣơng (2002) [138]; Đa dạng thực vật núi đá vôi Hòa Bình của Nguyễn Nghĩa
Thìn và Trần Quang Ngọc (1995) [108]; HTV tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Đoàn
Cảnh (1997) [16]; HTV ở vùng núi cao Phansipan và VQG Hoàng Liên của Trần
Đình Lý (1995) [72], Trần Đình Lý và cộng sự (1996) [75], Nguyễn Nghĩa Thìn và
cộng sự (1996, 1998, 2004, 2005, 2008) [107, 110, 115, 118, 155]; Đa dạng thực
vật ở các tỉnh ven biển Nam Trung bộ của Nguyễn Nghĩa Thìn và Vũ Văn Cần
(1999) [111]; HTV VQG Pù Mát của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (1999, 2001,
2004) [103, 113, 116], Đặng Quang Châu và cộng sự (1999) [21], Nguyễn Thanh
Nhàn và Nguyễn Văn Sinh (2009) [81]; HTV KBTTN Na Hang của Nguyễn Nghĩa
Thìn và cộng sự (1996, 2006) [100, 119]; HTV VQG Nam Cát Tiên của Nguyễn
Nghĩa Thìn, Phạm Phú Long và Trần Văn Mùi (2000) [112]; HTV VQG Bạch Mã
của Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô (2003) [114], Đỗ Ngọc Đài và cộng sự
(2008) [36]; Nghiên cứu về đa dạng và tài nguyên thực vật VQG Xuân Sơn của

Trần Minh Hợi và cộng sự (2005, 2008) [45, 46]; Hệ TVBCCM trên vùng núi đá
vôi VQG Bến En của Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2007) [35]; HTV VQG Vũ Quang
của Đỗ Ngọc Đài, Phan Thúy Hà (2008) [34], Phạm Hồng Ban (2010) [3]; Tính đa
dạng, giá trị bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ở VQG Núi Chúa của Lý Ngọc Sâm
(2009) [93]; Hệ TVBCCM ở KBTTN Xuân Liên của Phạm Hồng Ban (2010) [4],
Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2010) [37]; HTV KBTTN Thần Sa – Phƣợng Hoàng của
Hoàng Thị Thanh Thúy, Lê Ngọc Công, Đinh Thị Phƣợng (2009) [125], Ngô Xuân
Hải và Đặng Kim Vui (2010) [40]; ĐDSH VQG Bidoup – Núi Bà của Nguyễn
Đăng Hội và Kuznetsov (2011) [52]; Đa dạng thực vật có hoa ở Tây Nguyên của
Trần Thế Bách và cộng sự (2013) [1]...
Ngay cả những đảo xa xôi của Tổ quốc, những nghiên cứu về đa dạng thực
vật cũng đƣợc tiến hành, tiêu biểu nhƣ: HTV đảo Trƣờng Sa lớn và Nam Yết của
Nguyễn Khắc Khôi và Vũ Xuân Phƣơng (1995) [64]; Tài nguyên sinh vật ở VQG
Côn Đảo của Nguyễn Đức Ngắn (1997) [80], Trần Đình Huệ (2011) [56]; HTV
VQG Cát Bà của Kim J. W. và Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) [152], Nguyễn Nghĩa
Thìn (1999) [157]; Đa dạng thực vật thuộc ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) ở
KBTTN Hòn Bà của Trần Thế Bách và cộng sự (2013) [2]; Đa dạng TVBCCM tại
đảo Bạch Long Vĩ của Bùi Đức Quang và Nguyễn Thế Cƣờng (2013) [90]…
1.1.1.3 Ở VQG Phú Quốc
Phú Quốc đã đƣợc khảo sát từ rất sớm bởi các nhà thực vật học ngƣời Pháp.
Tiêu biểu nhƣ Pierre (1879 – 1907) đã khảo sát đảo này và mô tả hơn 400 loài cây
rừng trong bộ sách kinh điển “Flore forestière de Cochinchine”. Sau Pierre đến
Godefroy khảo sát đảo vào năm 1876. Tiếp theo là Geoffray cũng đã khảo sát đảo vào

16


đầu thế kỷ 20 (1904 – 1905), các kết quả đƣợc công bố trong bộ “Flore Générale de
l’Indochine” (1907 – 1944) (theo [49]).
Năm 1983, nhóm nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ đã tiến hành 2 đợt khảo sát ở

đảo Phú Quốc. Kết quả đã đƣợc công bố trong cuốn “Thực vật ở đảo Phú Quốc”
(1985) gồm 24 loài nấm, 112 loài cây trồng và 793 loài TVBCCM mọc tự nhiên, trong
đó có 19 loài TVBCCM mới ghi nhận cho Việt Nam [49].
Năm 2003, Phân Viện điều tra Qui hoạch rừng II – thành phố Hồ Chí Minh đã
tiến hành điều tra sơ bộ thành phần loài TVBCCM của VQG Phú Quốc. Dựa trên kết
quả nghiên cứu thực địa và kế thừa các kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ trƣớc
đây, đã lập bảng danh lục các loài thực vật rừng ở VQG Phú Quốc gồm 1.164
loài/dƣới loài thuộc 531 chi, 137 họ (theo [83]). Trong bảng danh lục này, tên Việt
Nam và tên khoa học của các loài, chi, họ đƣợc hiệu đính theo bộ sách “Cây cỏ Việt
Nam” của Phạm Hoàng Hộ [50, 51].
Từ năm 2007 đến 2009, Lý Thọ với sự tài trợ của Tổ chức WAR (Wildlife At
Risk) đã khảo sát các loài Lan hoang dã ở đảo Phú Quốc. Kết quả đã ghi nhận đƣợc 53
chi với 99 loài trong cuốn “Lan hoang dã Phú Quốc – Hướng dẫn định danh ngoài
thực địa” (2009) [122].
Hiện nay, việc nghiên cứu về thực vật nhằm kiểm kê thành phần và số lƣợng
loài phục vụ cho việc bảo tồn ở VQG Phú Quốc chủ yếu do các cán bộ, nhân viên của
VQG Phú Quốc thực hiện nhƣng qui mô còn nhỏ, chƣa đánh giá đầy đủ giá trị ĐDSH
của VQG Phú Quốc.
1.1.2 Nghiên cứu về hệ sinh thái rừng
1.1.2.1 Trên thế giới
HST đã đƣợc nghiên cứu từ lâu, khái niệm này đã đƣợc Xucasov (1944) đƣa
ra dƣới các tên gọi khác nhau nhƣ “Sinh vật quần lạc” rồi đƣợc mở rộng thành khái
niệm “Sinh vật địa quần thể” (Biogeocenose) (theo [134]). Thuật ngữ hệ sinh thái
(Ecosystem) đƣợc nhà sinh thái học ngƣời Anh là Tansley đƣa ra vào năm 1935,
khi ông nghiên cứu về sự hình thành và tiến hóa của các thảm thực vật trên các đảo
đá ở nƣớc Anh [97]. Từ đó đến nay, thuật ngữ này đƣợc diễn giải và trình bày tuy
có khác nhau, nhƣng nội dung căn bản vẫn giống nhau. HST là một hệ thống chức
năng và cấu trúc cơ sở bao gồm sinh vật và môi trƣờng tác động lẫn nhau và ở đó
thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, dòng năng lƣợng và dòng thông tin. Tuy nhiên,
HST vẫn là khái niệm chung chƣa chỉ ra phạm vi và đối tƣợng cụ thể. Đối tƣợng và

phạm vi của HST chỉ đƣợc xác định khi có định ngữ kèm theo, chẳng hạn nhƣ HST
rừng khộp, HST rừng ngập mặn… [73, 82].

17


Có nhiều quan điểm trong phân loại HST nhƣ: Quan điểm hình thái ngoại
mạo của Ellenberg và Mueller – Dombois (1967), quan điểm theo chức năng của
Ellenberg (1973) và quan điểm địa lý khí hậu của Walter (1976). Theo Schubert
(1986) thì một HST cơ bản là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật cụ thể
(Biocenose) và môi trƣờng sống của nó (Biotope). Để xác định ranh giới của một
HST cụ thể trong một vùng phải căn cứ vào các hợp phần tổng thể của nó, mà trƣớc
hết là các loài sinh vật ƣu thế, bởi vì chính các loài ƣu thế ảnh hƣởng có tính quyết
định đến chu trình vật chất và dòng năng lƣợng trong HST. Trong một HST rừng có
thể phân loại thành các tầng phiến hay quần phiến (Synusium) khác nhau nhƣ tầng
cây gỗ (tầng A1, A2, A3), tầng cây bụi (tầng B), tầng cỏ (tầng C), ngoài ra còn có
quần phiến dây leo, quần phiến cây phụ sinh, quần phiến cây ký sinh và bán ký sinh
(theo [73, 82]).
Ở châu Âu, theo Schmitthusen (1959) có 2 hệ thống phân loại HST rừng chủ
yếu, đó là hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun - Blanquet (1928),
đƣợc thực hiện chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trƣờng phái của Pháp và hệ
thống phân loại các quần thể thực vật, chủ yếu đƣợc thực hiện bởi những nhà địa
thực vật của Đức (theo [104]). Theo hệ thống phân loại các quần xã thực vật của
Braun – Blanquet (1928) thì các đặc điểm chủ yếu quyết định phân chia các quần
xã thực vật là hợp loài (bao gồm các loài tiêu biểu, loài phân cách và các loài có
tính ổn định cao trong quần xã), kích thƣớc khu phân bố tối thiểu của quần xã và số
lƣợng tuyệt đối của các loài trong quần xã (theo [73]).
Ở Nga, ngƣời đầu tiên đặt nền móng chắc chắn cho vấn đề phân loại các HST
rừng phục vụ kinh doanh là Morodop (1912). Với quan niệm, kiểu rừng là tập hợp các
lâm phần có thể khác nhau về những đặc trƣng thứ yếu nhƣng lại tƣơng tự nhau về lập

địa, đặc biệt là nhân tố thổ nhƣỡng, ông đã phân loại rừng theo 5 yếu tố hình thành
rừng bao gồm: đặc tính sinh thái học của các loài cây cao, hoàn cảnh địa lý (khí hậu,
thổ nhƣỡng, địa chất…), quan hệ giữa các thực vật tạo nên quần lạc và quan hệ giữa
chúng với động vật, nhân tố lịch sử địa chất và tác động của con ngƣời. Kế thừa quan
điểm này, Xucasov (1944) đã xây dựng nên trƣờng phái phân loại kiểu rừng dựa trên
nguyên lý sinh địa quần lạc với yếu tố đầu tiên cần phải chú ý khi phân loại kiểu rừng
là địa hình, sau đó là thực bì và thổ nhƣỡng. Cũng xuất phát từ quan điểm coi rừng là
thể thống nhất giữa sinh vật rừng và hoàn cảnh, Pogrenhiac cho rằng hoàn cảnh là cái
có trƣớc, chủ đạo và tƣơng đối ổn định. Ông đƣa ra hệ thống phân loại bao gồm 3 cấp:
Kiểu lập địa (bao gồm mọi khu đất có điều kiện thổ nhƣỡng giống nhau, trong điều
kiện thổ nhƣỡng thì độ phì và độ ẩm đƣợc chú trọng hơn cả), kiểu rừng (kiểu lập địa
trong một điều kiện khí hậu nhất định) và kiểu lâm phần (bao gồm những khoảng rừng
giống nhau cả về điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu quần lạc thực vật) (theo [104]).

18


Ở Mỹ, phân loại HST rừng chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (Climax) của
Colleman. Climax là một quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dài
trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã đƣợc hình thành từ lâu. Khí hậu là
nhân tố để xác định Climax. Ngoài khái niệm Climax, các nhà lâm học Hoa Kỳ còn
đƣa ra khái niệm tiền đỉnh cực (á đỉnh cực), đơn đỉnh cực, đa đỉnh cực (theo [104]).
Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại các hệ sinh thái thảm
thực vật trên thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo, cấu trúc và đƣợc thể hiện trên
bản đồ tỉ lệ 1:2.000.000 [160].
1.1.2.2 Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu các HST rừng và các điều kiện hoàn cảnh, hoặc nghiên cứu
các quần hệ thực vật rừng ở nƣớc ta đã có từ lâu. Tuy nhiên, hầu hết những công
trình này đều có phạm vi khu vực địa lý hẹp, giới hạn trong một tỉnh hay một vùng
nhƣ: Nghiên cứu về rừng ngập mặn ở Cà Mau của Moquillon (1944) và Thái Văn

Trừng (1948); Những quần hệ thực vật trên những cao nguyên Trung bộ Việt Nam
và các vùng tiếp giáp” của Champsoloix (1956); Góp phần nghiên cứu khu rừng già
Cúc Phƣơng ở Ninh Bình của Dƣơng Hữu Thời (1960); Sinh thái hệ thực vật và
thực bì vùng ven biển miền Bắc của Phan Nguyên Hồng (1968)… (theo [134]).
Việc phân loại rừng theo trạng thái đã đƣợc Loschau (1960) đƣa ra khi nghiên
cứu rừng ở Quảng Ninh. Ông đã phân thành 4 trạng thái nhƣ sau: Rừng loại I - gồm
những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây bụi; Rừng loại II - gồm những rừng non mới
mọc; Rừng loại III - gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy còn có
thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ; Rừng loại IV - rừng nguyên sinh chƣa bị khai phá. Đây là
hệ thống phân loại rừng đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở nƣớc ta trong việc điều tra tái
sinh rừng cũng nhƣ điều tra tài nguyên rừng theo trạng thái. Viện Điều tra Quy hoạch
rừng đã áp dụng hệ thống này vào việc phân loại trạng thái rừng phục vụ công tác quy
hoạch, thiết kế kinh doanh rừng (theo [104]).
Việc phân loại các HST rừng theo đai cao và điều kiện sinh thái đã đƣợc
Trần Ngũ Phƣơng (1970, 1995) [85, 86] đƣa ra khi xây dựng bảng phân loại rừng
miền Bắc Việt Nam. Ngoài việc phân chia các đai trên cơ sở độ cao, còn chú ý đến
việc nghiên cứu qui luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, các tính chất vật lý, hóa
học và dinh dƣỡng đất qua các giai đoạn phát triển của rừng. Bảng phân loại này
gồm các đai rừng và kiểu rừng nhƣ sau:
A. Đai rừng nhiệt đới mƣa mùa
• Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh ngập mặn.
• Kiểu rừng nhiệt đới mƣa mùa lá rộng thƣờng xanh.
• Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thƣờng xanh.

19


• Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thung lũng.
• Kiểu phụ rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh núi đá vôi.
B. Đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa

• Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh.
• Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi.
• Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đất.
C. Đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi cao.
Đai này có 3 loại là Pơmu (Fokienia hodginsii), Sa mộc (Cunninghamia
lanceolata), Đỗ quyên (Rhododendron simsii).
Bảng phân loại rừng của Trần Ngũ Phƣơng đƣợc cho là đơn giản, cụ thể, quá
trình diễn thế thứ sinh của từng kiểu rừng đƣợc trình bày rất tỉ mỹ. Tuy nhiên, bảng
phân loại này vẫn còn những hạn chế nhƣ không giải thích đƣợc vì sao ở vùng này
lại có kiểu phụ này, ở vùng khác, độ cao khác lại có loại hình khác, kiểu phụ khác
(theo [134]).
Schmid (1974) đã nghiên cứu các hệ sinh thái thảm thực vật ở Nam Trung
bộ. Ngoài điều kiện khí hậu với chế độ thoát nƣớc khác nhau, các tiêu chuẩn phân
biệt các quần xã là sự phân hoá khí hậu và thành phần thực vật đai cao. Tác giả xác
nhận, các loài thuộc về hệ thực vật Malêzi ở đai thấp dƣới 600 m, còn các loài
thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa ở đai trên 1.200 m, từ 600 –
1.200 m đƣợc coi là đai chuyển tiếp (theo [119]).
Thái Văn Trừng với công trình nổi tiếng là “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới
ở Việt Nam” (1999) [134]. Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật,
tác giả đã phân chia các HST thảm thực vật rừng ở Việt Nam thành các kiểu, kiểu phụ,
kiểu trái và thấp nhất là các ƣu hợp. Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố
phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhƣỡng, khu hệ
thực vật và con ngƣời là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ƣu hợp. Đây là
một công trình tổng quát, đáp ứng đƣợc quy hoạch sinh thái. Bảng phân loại đƣợc chia
làm hai nhóm lớn với 14 kiểu rừng có trên đất lâm nghiệp, cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm những kiểu thảm thực vật ở độ cao dƣới 1.000 m ở miền Nam và
dƣới 700 m ở miền Bắc có các kiểu sau:
+ Các kiểu rừng rú kín vùng thấp
(1) Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa nhiệt đới.
(2) Kiểu rừng kín nửa thƣờng xanh ẩm nhiệt đới.

(3) Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.
(4) Kiểu rú kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới.

20


+ Các kiểu rừng thưa
(5) Kiểu rừng thƣa, cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
(6) Kiểu rừng thƣa, cây lá kim hơi khô nhiệt đới.
(7) Kiểu rừng thƣa, cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp.
+ Các kiểu trảng, truông
(8) Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới.
(9) Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới.
- Nhóm những kiểu thảm thực vật ở những vùng núi có độ cao trên 1000
m ở miền Nam và trên 700 m ở miền Bắc có các kiểu sau:
+ Các kiểu rừng kín vùng cao
(10) Kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa á nhiệt đới núi thấp.
(11) Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp.
(12) Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm, ôn đới, núi vừa.
+ Các kiểu quần hệ khô, lạnh vùng cao
(13) Kiểu quần hệ khô vùng cao.
(14) Kiểu quần hệ lạnh vùng cao.
Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào
tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhƣỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ nhân
tác (phụ thuộc vào tác động của con ngƣời), trong mỗi kiểu phụ tuỳ theo độ ƣu thế của
loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ƣu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau.
Phan Kế Lộc (1985) đã dựa theo thang phân loại rừng của UNESCO (1973)
để xây dựng thang phân loại thảm thực vật Việt Nam và có thể thể hiện đƣợc trên
bản đồ với tỉ lệ 1 : 2.000.000. Bảng phân loại này gồm 5 lớp quần hệ: Lớp quần hệ
rừng rậm, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp quần hệ trảng cây bụi, lớp quần hệ trảng cây

bụi lùn và lớp quần hệ trảng cỏ. Mỗi một lớp quần hệ (Formation class) lại phân
thành các phân lớp quần hệ (Formation subclass), nhóm quần hệ (Formation
group), quần hệ (Formation) và thấp nhất là phân quần hệ (Subformation) [67].
Vũ Đình Huề (1984) đã đề nghị phƣơng pháp phân loại rừng phục vụ các
mục đích kinh doanh. Theo tác giả, kiểu rừng là một loạt các xã hợp thực vật thuộc
một kiểu trạng thái, trong phạm vi một kiểu điều kiện thực bì rừng và tƣơng ứng có
một biện pháp lâm sinh thích hợp (theo [104]).
Nguyễn Vạn Thƣờng (1995) [128] đã xây dựng bản đồ các hệ sinh thái thảm
thực vật Bắc Trung bộ, đã chia 4 vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so với mặt
biển: < 700 m nhiệt đới ẩm, < 700 m nhiệt đới ẩm có nửa mùa khô, < 700 m hơi

21


×