Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tác động của chính sách bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo tại huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60620115

Quyết định giao đề tài:



1441/QĐ-ĐHNT ngày 26/12/2014

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
Chủ tịch hội đồng:
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Tác động của chính sách bảo hiểm
y tế đối với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, ngày 28 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dung

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang, Ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa
và các anh chị đồng nghiệp, các hộ gia đình đang sinh sống tại huyện Diên Khánh, các

cán bộ chiến sỹ Công an, Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội, Trung tâm Y tế
huyện Diên Khánh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm Thị Thanh Thủy đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 28 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dung

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC.................................................................................................................. v
DANH MỤC KÝ HIỆU ..........................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH – ĐỒ THỊ................................................................................. xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................xiii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI
NGHÈO VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT CHÍNH SÁCH....................... 9
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế ..................................................... 9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm y tế ................................................. 9
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế......................................................................... 14

1.2. Bảo hiểm y tế đối với người nghèo .................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm về nghèo ........................................................................................ 17
1.2.2. Chính sách của nhà nước về bảo hiểm y tế đối với người nghèo...................... 18
1.2.3. Tiêu chí được hưởng bảo hiểm y tế đối với người nghèo................................. 19
1.3. Lý thuyết về đánh giá tác động của một chính sách............................................ 20
1.3.1. Đánh giá sau chính sách.................................................................................. 21
1.3.2. Đánh giá trước chính sách............................................................................... 30
1.4. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở một số địa phương và
bài học cho huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa....................................................... 33
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở một số địa phương.. 33
1.4.2. Bài học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa ............................................................................................................... 37
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 38
v


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU .................................................. 39
2.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 39
2.2. Qui trình nghiên cứu .......................................................................................... 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 40
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa........................................................................ 40
2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 43
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 47
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu............................................................................ 47
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................... 47
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 48
3.2. Thực trạng bảo hiểm y tế cho người nghèo huyện Diên Khánh .......................... 49
3.2.1. Giới thiệu về bảo hiểm y tế huyện Diên Khánh ............................................... 49
3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại ....................................................................... 50

3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................................... 51
3.2.4. Thực trạng bảo hiểm y tế cho người nghèo huyện Diên Khánh ....................... 52
3.3. Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 55
3.4. Đánh giá tác động của chính sách bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo tại huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hoà ............................................................................................ 60
3.4.1. So sánh một số đặc tính của nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm không tham
gia bảo hiểm y tế....................................................................................................... 60
3.4.2. Tác động của chính sách bảo hiểm y tế tới sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
của hộ gia đình ......................................................................................................... 66
3.4.3. Tác động của chính sách bảo hiểm y tế tới chi phí tự chi trả của các hộ gia đình .... 68
3.4.4. Nhận thức của các hộ gia đình về tác động của chính sách bảo hiểm y tế đến đời
sống của các hộ gia đình sống trên huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa ................... 69
3.5. Phân tích tác động của chính sách bảo hiểm y tế đến hoạt động sinh kế của các hộ
gia đình đang sinh sống tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa theo phương pháp so
sánh điểm tương đồng PSM ...................................................................................... 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 72
vi


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA..................... 73
4.1. Tóm lượt kết quả................................................................................................ 73
4.2. Đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm góp phần phát triển bảo hiểm y tế đối với hộ
nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa .......................................................... 76
4.2.1. Trình độ học vấn ............................................................................................. 76
4.2.2. Nghề nghiệp.................................................................................................... 77
4.2.3. Số người trong độ tuổi lao động ...................................................................... 78
4.3. Đề xuất các chính sách phát triển bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo tại huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................ 79
4.3.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính

sách, chế độ về bảo hiểm y tế cho người nghèo......................................................... 79
4.3.2. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo............ 80
4.3.3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế cho người nghèo ................................... 81
4.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo hiểm y tế
cho người nghèo ....................................................................................................... 82
4.3.5. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động bảo hiểm y tế cho người nghèo ... 84
4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................. 85
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 87
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU
N:

Kích thước mẫu

t:

Khoảng tin cậy ở mức 95%

p:

Tỷ lệ nhóm đối tượng trên tổng số dân trong vùng

m:


Biên độ sai sót mức 5%

σ2 :

Phương sai

σ:

Độ lệch chuẩn

µ:

giá trị trung bình của quần thể

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH:

An sinh xã hội

BHYT:

Bảo hiêm y tế

BHXH:

Bảo hiểm xã hội


CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

CSYT:

Cơ sở y tế

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế

KCB:

Khám chữa bệnh

LĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh & xã hội
NSNN:

Ngân sách nhà nước

PSM :

Phương pháp so sánh điểm tương đồng

RSBY:

Chương trình bảo hiểm y tế quốc gia

UBND:


Ủy ban nhân dân

VHLSS:

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các phương pháp đánh giá tác động sau chính sách ...................................28
Bảng 2.1. Cơ cấu phân bổ mẫu tại các khu vực điều tra và tổng thể ...........................41
Bảng 3.1. Tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo tại huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hòa .........................................................................................................53
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa ................................................................................................................54
Bảng 3.3. So sánh tần suất khám chữa bệnh của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ......55
Bảng 3.4. Thống kê tần suất theo hai nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm không
tham gia bảo hiểm y tế...............................................................................................55
Bảng 3.5. Thống kê mẫu theo hai nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm không tham
gia bảo hiểm y tế tại các địa điểm nghiên cứu ............................................................56
Bảng 3.6. Thống kê tần suất nhân khẩu học theo hai nhóm tham gia bảo hiểm y tế và
nhóm không tham gia bảo hiểm y tế ..........................................................................57
Bảng 3.7. Thống kê giá trị trung bình nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu.................60
Bảng 3.8. Thống kê số nhân khẩu trong từng độ tuổi của nhóm tham gia bảo hiểm y tế
và nhóm không tham gia bảo hiểm y tế......................................................................63
Bảng 3.9. Thống kê số người có việc làm của nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm
không tham gia bảo hiểm y tế ....................................................................................64
Bảng 3.10. Thống kê nghề nghiệp chính của nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm

không tham gia bảo hiểm y tế ....................................................................................65
Bảng 3.11. Thống kê thu nhập của chủ hộ thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm
không tham gia bảo hiểm y tế ....................................................................................66
Bảng 3.12. Thống kê số lượt khám chữa bệnh ngoại trú và số đợt điều trị nội trú của
chủ hộ thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm không tham gia bảo hiểm y tế...66
Bảng 3.13. Thống kê nơi khám chữa bệnh ngoại trú của chủ hộ thuộc nhóm tham gia
bảo hiểm y tế và nhóm không tham gia bảo hiểm y tế................................................67

x


Bảng 3.14. Thống kê nơi điều trị nội trú của chủ hộ thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y
tế và nhóm không tham gia bảo hiểm y tế ..................................................................68
Bảng 3.15. Thống kê chi phí phải trả cho việc khám chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội
trú của chủ hộ thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế và nhóm không tham gia bảo hiểm
y tế.............................................................................................................................68
Bảng 3.16. Thống kê đánh giá tác động của chính sách bảo hiểm y tế đến đời sống của
các hộ dân..................................................................................................................69
Bảng 3.17. Các nhân tố tác động đến quyết định được tham gia bảo hiểm y tế...........70
Bảng 3.18. Kết quả so sánh chi phí điều trị và số lượt khám chữa bệnh ngoại trú tại các
cơ sở y tế nhà nước và các cơ sở y tế tư nhân.............................................................70
Bảng 3.19. Tỷ lệ giảm sai lệch (Bias Reduction (%)) giữa nhóm tham gia BHYT và
nhóm không tham gia BHYT.....................................................................................71
Bảng 3.20. Kết quả kiểm định mức độ tương đồng giữa hai nhóm (tham gia BHYT và
không tham gia BHYT ) trước và sau khi kết nối.......................................................71

xi


DANH MỤC HÌNH – ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Đánh giá tác động trước và sau chính sách .................................................21
Hình 1.2. Phương pháp phân nhóm ngẫu nhiên..........................................................26
Hình 1.3. Sơ đồ của một mô phỏng vi mô ..................................................................32
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................40
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Diên Khánh .......................................................47
Hình 4.1. Thẻ bảo hiểm y tế có mã vạch ....................................................................82

Đồ thị 1.1. Sau khi có chính sách...............................................................................22
Đồ thị 1.2. Tác động của chính sách ..........................................................................23
Đồ thị 1.3. Nhóm nhân chứng....................................................................................24
Đồ thị 1.4. Phương pháp khác biệt kép ......................................................................25
Đồ thị 1.5. Phương pháp hồi quy cắt..........................................................................27

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho người dân là một trong những mục tiêu
hàng đầu và cũng là nhiệm vụ của tất cả các chính phủ trên thế giới. Ở Việt Nam, bảo
hiểm y tế (BHYT) là chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột chính của
ASXH, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ
Tổ quốc. Huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa với đặc thù là một huyện đồng bằng,
người lao động và nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó số hộ
nghèo năm 2014 là 765 hộ chiếm 2,27% tổng dân số. Chính vì vậy mà đã có một
nghiên cứu Tác động của chính sách bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo tại huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
(Nguồn: Phòng lao động-Thương binh và xã hội huyện Diên Khánh)

Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là Đánh giá tác

động của chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Mục tiêu cụ thể là : Phân tích thực trạng chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại
huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; Đánh giá mức độ tác động của chính sách BHYT
đối với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; Đưa ra một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động BHYT cho người nghèo ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh
Hòa.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều
tra, khảo sát thực địa để thu thập số liệu về thực trạng hoạt động BHYT đối với hộ
nghèo. Đây sẽ là các dữ liệu quan trọng giúp cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của
chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa.
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thứ cấp thu được, sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới
dạng thống kê mô tả, từ đó làm các dữ liệu cho việc phân tích đánh giá.
- Phương pháp đánh giá điểm tương đồng (Propensity Score Matching): Đánh
giá mức độ ảnh hưởng của chính sách BHYT đến đời sống kinh tế của các hộ nghèo
tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
xiii


- Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp: nhằm đánh giá tác động của chính
sách BHYT đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường của các hộ nghèo tại huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Các kết quả đã đạt được: Xác định được 4 nhân tố tác động đến chính sách
BHYT đối với hộ nghèo đó là: (1)Độ tuổi; (2)Trình độ học vấn; (3)Nghề nghiệp; (4)Số
người trong độ tuổi lao động
Kết luận và khuyến nghị: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động BHYT đối
với hộ nghèo.
Từ khóa: Bảo hiểm y tế người nghèo


xiv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo ASXH cho người dân là một trong những mục tiêu hàng đầu và cũng
là nhiệm vụ của tất cả các chính phủ trên thế giới. Ở Việt Nam, BHYT là chính sách
xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột chính của ASXH, góp phần ổn định đời
sống cho người lao động, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an
toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Điều đó đã được
khẳng định trong Nghị Quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị: “Mở
rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT có bước đi, lộ
trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH,
BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của nhân dân; Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế
độ BHXH, BHYT”. Quan điểm đó đã được Đảng, Nhà nước luôn khẳng định và thực
hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua, phù hợp với đường lối đổi mới, hướng tới mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và truyền thống
“tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”. Chính vì vậy trong những năm qua,
chính sách BHYT nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng đã đóng một vai trò
hết sức quan trọng, giúp cho nhiều người thoát được cảnh kiệt quệ, bần cùng do bệnh
tật, góp phần to lớn vào việc duy trì cuộc sống của cá nhân và nâng cao tuổi thọ bình
quân của dân tộc Việt Nam.
Thực hiện chủ trương đó, ngay từ tháng 8 năm 1992, nước ta đã có chính sách
BHYT cho đến nay. Hơn 20 năm phát triển, hoạt động BHYT đã khẳng định thêm tính
đúng đắn của đường lối chủ trương thực hiện BHYT toàn dân của Đảng và nhà nước.
Huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa với đặc thù là một huyện đồng bằng, người
lao động và nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó số hộ nghèo năm
2014 là 765 hộ chiếm 2,27% tổng dân số.
(Nguồn: Phòng lao động-Thương binh và xã hội huyện Diên Khánh)


Trong những năm qua, BHYT tại huyện Diên Khánh đã từng bước phát triển,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của mọi đối tượng dân cư,
trong đó có người nghèo, một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng cư dân của huyện.
Việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn huyện Diên Khánh đã đạt được
1


những kết quả quan trọng góp phần tích cực trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân. Đặc biệt chính sách BHYT đã giúp nhiều người nghèo vượt qua được
những khó khăn về tài chính khi ốm đau, bệnh tật, từ đó xóa đói, giảm nghèo và đảm
bảo ASXH của đất nước.
Tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhưng hiện nay do điều kiện giao thông đi lại xa
xôi, khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc KCB
thường xuyên của người dân. Tại một số nơi, nhận thức của người dân còn rất hạn chế,
vẫn còn nhiều trường hợp chữa bệnh bằng các thủ tục mê tín dị đoan. Cấp ủy, chính
quyền địa phương chưa thực sự quan tâm thực hiện BHYT cho người nghèo; Việc lập
danh sách cấp thẻ BHYT còn sai sót dẫn đến cấp thẻ trùng. Cơ sở vật chất y tế hạn chế
cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện KCB BHYT. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cho
các nhà chức trách cũng như giới nghiên cứu là phải tìm ra được những giải pháp hữu
hiệu nhất để đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thật sự đi vào cuộc
sống của nhân dân, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo trong việc thụ hưởng
các thành tựu về y tế, trước hết là vấn đề chăm sóc sức khỏe (CSSK).
Xuất phát từ yêu cầu đó, thì việc nghiên cứu: “Tác động của chính sách bảo hiểm
y tế đối với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” là yêu cầu cấp thiết
để đảm bảo các quy định của Luật BHYT, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm
bảo trật tự an toàn và ổn định ASXH trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài
BHYT là một vấn đề xã hội lớn, vì vậy đã được nhiều người quan tâm nghiên
cứu. Trong số đó có các công trình quan trọng sau:

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Nghiên cứu về bảo hiểm y tế cho người nghèo
“Bảo hiểm y tế: Sự ra đời và đổi mới chính sách an sinh xã hội” của Trần Khắc
Lộng, đăng trên tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 10, năm 2007. Nội dung bài viết khái quát
tình hình thực hiện ASXH, trong đó có nêu lên thực trạng tình hình KCB cho người
nghèo và đưa ra các giải pháp KCB cho người nghèo. Vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
“Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội”, luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Thanh Bình , Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. Nghiên
2


cứu này nhằm làm rõ thực trạng và các nguyên nhân của những hạn chế trong công tác
triển khai BHYT cho người nghèo ở Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong những năm tới. Nghiên cứu này
sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp
của kinh tế chính trị. Sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê – so sánh,
lôgic – lịch sử và phương pháp phỏng vấn.
“Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm y tế tại Việt Nam”, luận văn thạc
sỹ của Nguyễn Thị Tứ, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm rõ sự cần thiết, bản chất, vai trò của BHYT, tìm
hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó xây dựng tốt hơn chính sách BHYT
tại Việt Nam, đánh giá thực trạng thực hiện BHYT tại Việt Nam thời gian qua và cuối
cùng là rút ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHYT. Đề tài sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng và hệ thống hóa lý luận, phương pháp kinh tế học trong phân
tích và tổng hợp dữ liệu, chọn mẫu khảo sát thống kê làm cơ sở đưa ra kết luận.
“Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Nghệ An”, luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Thị Ái Linh, Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Luận văn
làm rõ thực trạng và các nguyên nhân của những hạn chế trong công tác triển khai
BHYT cho người nghèo ở Nghệ An hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng

cường hoạt động BHYT cho người nghèo trong những năm tới. Đề tài sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở chung. Ngoài
ra còn có các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích,
phương pháp đối chiếu so sánh.
2.1.2. Nghiên cứu đánh giá tác động dựa trên phương pháp so sánh điểm tương
đồng - Propensity Score Matching
Gần đây, phương pháp so sánh điểm tương đồng đã được sử dụng để nghiên
cứu tác động của các chương trình khác của Chính phủ hỗ trợ người nghèo tiếp cận
các dịch vụ y tế.
Nghiên cứu chương trình trợ cấp BHYT cho người nghèo ở Colombia sử dụng
phương pháp so sánh điểm tương đồng và đã nhận thấy tác động tích cực của chương
trình tới việc sử dụng dịch vụ y tế từ 1 tới 7 phần trăm, tùy thuộc vào cư dân thành thị
hay nông thôn và loại dịch vụ y tế mà họ sử dụng.
3


Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc sử dụng phương pháp so sánh điểm tương
đồng nhận thấy rằng Kế hoạch Hợp tác Y khoa Mới có tác động tích cực tới việc sử
dụng dịch vụ nói chung của bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú từ 20 - 30%,
nhưng không tác động tới chi phí tự chi trả hay việc sử dụng của nhóm 20% dân số
nghèo nhất.
Phương pháp so sánh điểm tương đồng cũng đã được sử dụng để đánh giá tác
động của Quyết định 139 ở Việt Nam sử dụng số liệu chéo đó là Điều tra Mức sống
Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2004. Nghiên cứu đó đã ước lượng tác động của
Quyết định 139 tới việc sử dụng dịch vụ y tế và chi phí, đồng thời khảo sát sự chênh
lệch trong tác động của chính sách tới nhóm nghèo nhất so với những người thuộc diện
hưởng chính sách còn lại. Nghiên cứu sử dụng ước lượng sai phân đơn giản (single
difference) và đã không tận dụng số liệu mảng. Số liệu mảng cho phép sử dụng ước
lượng sai phân kép (double difference) để loại trừ tác động của các yếu tố không thay
đổi theo thời gian và không quan sát được. Nghiên cứu đó cũng không khảo sát xem

người dân thuộc diện hưởng chính sách mà chưa nhận được thẻ KCB miễn phí có nhận
được bất kỳ lợi ích nào từ chính sách hay không so với những người không thuộc diện
hưởng chính sách được kết nối. Nghiên cứu trước đã nhận thấy rằng Quyết định 139
làm tăng sử dụng dịch vụ y tế nhà nước (đặc biệt là điều trị nội trú) trong khi giảm sử
dụng dịch vụ y tế tư nhân (tức là Quyết định 139 khiến một số lượng lớn bệnh nhân
chuyển từ cơ sở y tế tư nhân sang cơ sở y tế nhà nước), và tác động của chính sách
cũng làm giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chi tiêu quá mức (nghĩa là chi chăm sóc y tế của
hộ gia đình vượt quá 10% của chi tiêu phi lương thực). Tuy nhiên, nghiên cứu đó đã
nhận định tác động của Quyết định 139 đối với chi phí tự chi trả không đáng kể, điều
này được lý giải là do số lượt KCB tăng trong khi chính sách làm giảm không đáng kể
chi phí tự chi trả trên một lượt sử dụng dịch vụ.
Phương pháp so sánh điểm tương đồng - Propensity Score Matching - đã được
nghiên cứu sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khoa học hiện nay. Lương Vinh Quốc
Duy, năm 2008, “Đánh giá sự tác động của một dự án hoặc chương trình phát triển:
phương pháp propensity score matching”, sử dụng phương pháp PSM trong đánh giá
dự án phát triển đàn bò sữa giữa những người tham gia và không tham gia tại huyện
Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
4


Nguyễn Huy Hoàng, năm 2012, “Tác động của viện trợ Nhật Bản cho phát triển
cơ sở hạ tầng”, đánh giá dự án viện trợ của Nhật Bản cho việc phát triển cơ cở hạ tầng
ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thông qua phương pháp PSM.
Tóm lại, phương pháp PSM là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá tác
động của một chương trình hay dự án; Tuy nhiên, đánh giá tác động của chính sách
BHYT đối với người nghèo lại chưa được áp dụng. Theo hiểu biết của tác giả, chưa có
đề tài nào sử dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động của chính sách BHYT đối
với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Do đó, việc áp dụng phương
pháp này là mới và cần thiết cho các hộ nghèo đang sinh sống tại các xã thuộc huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
“Bảo hiểm y tế cho người nghèo: Những tác động ban đầu của Quỹ chăm sóc
sức khỏe của Việt Nam đối với người nghèo”, của tác giả Adam Wagstaff, năm 2007.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh giữa những người được hưởng BHYT và những
người không được hưởng BHYT, những người điều trị và những người không được
điều trị.
“Bảo hiểm y tế của chính phủ cho người dưới mức nghèo đói ở Ấn Độ: Đánh
giá bán thực nghiệm các kết quả bảo hiểm và sức khỏe”, của tác giả N-Sood, năm
2014. Đề tài nhằm đánh giá những tác động của một chương trình bảo hiểm của chính
phủ bao gồm chăm sóc đại học đối với người dân sống dưới mức nghèo khổ ở
Karnataka, Ấn Độ. Đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu địa lý hồi quy gián
đoạn. Thiết lập 572 ngôi làng ở Karnataka, Ấn Độ. Những người tham gia 31 476 hộ
gia đình trong đó có 22 796 dưới mức nghèo đói và 8 690 trên chuẩn nghèo ở 300
làng, nơi chương trình này đã được thực hiện và 28 633 hộ gia đình trong đó 21 767
dưới mức nghèo đói và 6 866 trên chuẩn nghèo ở 272 láng giềng làng phù hợp không
đủ điều kiện cho chương trình này.
"Thiết kế dựa vào cộng đồng trong bảo hiểm y tế người nghèo nông thôn ở Ấn
Độ", của tác giả Hendrika Binnendijk, năm 2014. Luận án này góp phần vào sự hiểu
biết rằng có thể tạo thuận lợi cho việc tham gia BHYT giữa các vùng nông thôn nghèo
ở Ấn Độ bằng cách Chính Phủ phải có một khoản ngân sách hợp lý và thời gian hiệu
quả để những người dân nghèo được nhận thẻ BHYT theo đúng với hoàn cảnh cụ thể
5


phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Sử dụng dữ liệu khảo sát của 5 383 hộ
gia đình có thu nhập thấp tại Odisha, một trong những bang nghèo nhất của Ấn Độ, điều tra
các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tài chính khó khăn với việc sử dụng một hồi quy logistic.
“Yếu tố quyết định ghi danh bảo hiểm y tế tại Ghana khu vực phía tây trên”,
của tác giả Jenna Dixon, năm 2014. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá những
yếu tố quyết định đăng ký vào Chương trình bảo hiểm y tế Quốc gia ở Upper West

Region của Ghana. Đề tài sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp với các kỹ thuật định
lượng và định tính.
Và còn nhiều nghiên cứu khác nữa cũng đề cập đến BHYT. Nhưng nhìn chung
các nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của BHYT. Đó là nguồn
tài liệu quý giá để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên về khía cạnh
BHYT cho người nghèo, đặc biệt trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa thì
chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Vì vậy việc
tìm hiểu vấn đề BHYT cho đối tượng người nghèo ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh
Hòa dưới giác độ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ là hết sức cần thiết.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- Đánh giá mức độ tác động của chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động BHYT cho người nghèo ở
huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chính sách BHYT đối với hộ
nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015. Các
nghiên cứu thực địa được tiến hành đều tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình là người

nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở xã khó khăn và một số ít hộ gia đình là không thuộc
diện nghèo tại địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều
tra, khảo sát thực địa để thu thập số liệu về thực trạng hoạt động BHYT đối với hộ
nghèo. Đây sẽ là các dữ liệu quan trọng giúp cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của
chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thứ cấp thu được, sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới
dạng thống kê mô tả, từ đó làm các dữ liệu cho việc phân tích đánh giá.
- Phương pháp đánh giá điểm tương đồng (Propensity Score Matching): Đánh
giá mức độ ảnh hưởng của chính sách BHYT đến đời sống kinh tế của các hộ nghèo
tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp: nhằm đánh giá tác động của chính
sách BHYT đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường của các hộ nghèo tại huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính
sách BHYT nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có
liên quan, các công trình nghiên cứu trước; Từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn
chế của đề tài, gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác.
Thứ ba, từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, đề
tài nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp đánh giá so sánh điểm tương đồng (PSM), từ
đó xây dựng mô hình nghiên cứu về mức độ tác động của chính sách BHYT đến đời
sống kinh tế của các hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, đề tài khái quát về hiện trạng hoạt động của BHYT đối với hộ nghèo
tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

7


Thứ hai, đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách BHYT
đến đời sống của các hộ nghèo tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Thứ ba, từ kết quả nghiên đánh giá thực trạng và mô hình nghiên cứu của đề tài,
tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động BHYT đối với hộ
nghèo trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Thứ tư, đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học
cho các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là
nền tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu
thành bốn chương chính sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về BHYT cho người nghèo và đánh giá tác động của
một chính sách. Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, vai trò
của BHYT, sự cần thiết của BHYT, những vấn đề lý luận về đánh giá tác động của
một chính sách. Bên cạnh đó, chương cũng nêu bật được kinh nghiệm phát triển
BHYT cho người nghèo ở một số địa phương và rút ra bài học cho huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hòa.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương này mô tả dữ liệu nghiên cứu,
qui trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, phương pháp chủ yếu
được sử dụng đó là: phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh điểm tương đồng (PSM).
Chương 3: Trình bày về kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày
khái quát về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Diên Khánh. Nêu
được thực trạng BHYT cho người nghèo huyện Diên Khánh, mô tả mẫu nghiên cứu,
thống kê mô tả nhân khẩu học. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đo lường việc tham gia
BHYT, cụ thể: nhóm tham gia BHYT và nhóm không tham gia BHYT, tác động của
chính sách BHYT đối với hộ nghèo tại huyện Diên Khánh. Trên cơ sở đó, nghiên cứu

đã đưa ra được mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu. Gợi ý chính sách nhằm sử
dụng và quản lý BHYT đối với hộ nghèo có hiệu quả tại huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa trong thời gian tới.

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI
NGHÈO VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT CHÍNH SÁCH
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm y tế
1.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế
Bảo hiểm và BHYT được hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã
hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu sắc dưới nhiều góc độ và
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về
BHYT. Bởi lẽ, BHYT là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như
kinh tế, xã hội, pháp lý, …Do đó, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau
về BHYT, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học.
Khái niệm về BHYT được trình bày trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam I
xuất bản năm 1995 - Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151 như sau: “BHYT là
loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập
thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”.
Mặt khác, BHYT là một trong 9 nội dung của BHXH được quy định tại Công
ước 102 ngày 28/6/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối
thiểu cho các loại trợ cấp BHXH.
Còn theo các nước công nghiệp phát triển thì: “BHYT trước hết là một tổ chức
cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, nó có nhiệm vụ giữ gìn sức khỏe, khôi phục
lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT”. Như vậy,
trong hoạt động BHYT thì tính cộng đồng đoàn kết cùng chia xẻ rủi ro rất cao; Nó là

nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và CSSK; Nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khoẻ mạnh
với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già và giữa những người có thu nhập cao
với những người có thu nhập thấp.
Theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 lại cho rằng: “BHYT là
hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận,
do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy
định của Luật này”.
Theo BHXH Việt Nam: “BHYT là một loại hình bảo hiểm mà cơ quan bảo
hiểm chi trả các chi phí y tế do các nguyên nhân hoặc tai nạn đã được bảo hiểm cho
người được BHYT khi người được BHYT bị ốm đau”.
9


Hiện nay thì theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số
46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 thì: “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp
dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để CSSK, không vì mục đích
lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện”.
Vậy trong những năm qua, mặc dù chế độ, chính sách BHYT đã được thay đổi
ba lần từ năm 1992 đến năm 2008, cho đến khi ban hành Luật BHYT ngày 24/11/2008
và gần đây nhất là ngày 13/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật BHYT đã đánh dấu một bước quan trọng trong hoàn thiện pháp luật
về BHYT, là cơ sở pháp lý cao nhất thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và
Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế thông qua BHYT với mục tiêu
BHYT toàn dân, xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng, hiệu quả và
phát triển.
1.1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế
Thứ nhất, hoạt động BHYT là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Trước hết có thể nói rằng BHYT là nội dung của BHXH - một trong những bộ
phận của hệ thống ASXH do nhà nước đứng ra tổ chức và thực hiện theo hệ thống
pháp luật nhằm giúp đỡ người bệnh khi gặp rủi ro về sức khỏe chứ không vì mưu cầu

lợi nhuận.
Nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro với ý tưởng nhân văn cao cả của nó đã loại
trừ mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT. Do
vậy, hoạt động BHYT không có khoản thu lợi nhuận và đương nhiên cũng không vì
mục đích lợi nhuận. Vì vậy tỉ lệ đóng góp BHYT chỉ được nâng lên theo nhu cầu chữa
trị bệnh tật, nhu cầu nâng cao chất lượng KCB và ứng dụng những thành tựu khoa học
tiên tiến vào công tác KCB của cả cộng đồng.
Phương thức đoàn kết chia sẻ rủi ro phải được thực hiện bằng sự điều tiết nhằm
cân bằng mang tính xã hội. Việc lập ra quỹ BHYT và từng bước mở rộng phạm vi đối
tượng tham gia, từ đó mở rộng phạm vi cân bằng, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng
những người tham gia BHYT.
Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro chỉ được thực hiện một cách đầy
đủ và hợp lí thông qua những giới hạn nhất định. BHYT chỉ bao gồm những đối tượng
là những người luôn có nhu cầu được bảo vệ về sức khỏe.
10


Thứ hai, hoạt động BHYT không làm tăng thu nhập cho người tham gia, và họ
cũng không mong muốn được thụ hưởng các khoản đóng góp đó.
Có thể hiểu, BHYT là một hàng hóa dịch vụ đặc biệt, vì người mua hàng hóa
(người đóng BHYT) không muốn sử dụng hàng hóa đó. Mặc dù BHYT giúp cho
người bệnh và gia đình tránh được những khó khăn về kinh tế, nhưng bản chất của
BHYT không phải là để bù đắp thu nhập cho người hưởng bảo hiểm (như chế độ
BHXH ốm đau, tai nạn lao động...) mà là nhằm CSSK cho họ khi ốm đau, bệnh tật...
Thật vậy, quỹ BHYT sẽ chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí KCB cho người
tham gia BHYT, giúp cho người bệnh sớm vượt qua bệnh tật ốm đau, phục hồi sức
khỏe để tiếp tục lao động, nhanh chóng ổn định cuộc sống gia đình. Vì thế khi người
dân tham gia BHYT bắt buộc hay tự nguyện, họ không kì vọng rằng số tiền họ đóng
góp vào quỹ BHXH sẽ giúp họ tăng thêm thu nhập của gia đình trong tương lai, hay
cũng không muốn được thụ hưởng (“lấy” lại nó) vì điều đó đồng nghĩa với việc phải bị

ốm đau, bệnh tật.
Thứ ba, BHYT hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số ít”.
Khi tham gia BHYT có nghĩa là người đó đã sẵn sàng tham gia vào việc chia sẻ
tổn thất khi bị bệnh với những người chẳng may gặp rủi ro. Người tham gia BHYT
không thể biết trước được mình có bị bệnh hay không để hành động đối phó. Xét về
mặt kinh tế thì nguyên tắc số đông bù số ít khi tham gia BHYT được thể hiện khi sử
dụng quỹ BHYT, cụ thể là:
Tổng chi phí KCB = Tổng số tiền đóng góp của những người tham gia BHYT.
Như vậy cân đối về chi phí KCB được thực hiện cân bằng giữa một bên là tổng chi phí
KCB cho những người có nhu cầu cần phải KCB và bên kia là tổng số đóng góp của
tất cả những người tham gia BHYT bất kể họ có hoặc không có nhu cầu KCB. Thời
gian cân đối về thu chi của BHYT thông thường là một năm. Có những nước người ta
tính toán cân đối để dự trù kinh phí chi trả cho thời gian là thêm một tháng. Việc cân
đối thu chi cũng có thể được bổ sung thêm tùy tình hình thực tế của từng nước và từng
năm cụ thể. Trong tổng số chi cũng phải tính thêm khoản chi phí cho bộ máy quản lý
làm công tác BHYT. Trong khoản thu có thể bao gồm các khoản thu từ đóng góp của
ngân sách địa phương, của Trung ương và các khoản thu khác.
1.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm y tế
Lịch sử hình thành và phát triển của BHYT cho thấy từ lâu BHYT đã trở thành
một bộ phận có vai trò quan trọng trong xã hội, là một phần của chính sách ASXH.
11


×