Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Kinh nghiệm của TQ về giải quyết tranh chấp TMHH trong WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 127 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA
TRONG WTO VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Anh
Mã sinh viên: 0852015016
Lớp: Anh 1
Khóa: K47
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Tiến Hoàng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012


NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012
Người hướng dẫn khoa học

ThS. Nguyễn Tiến Hoàng


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG
MẠI HÀNG HÓA TRONG WTO ...........................................................................4
1.1. Khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc ...........4
1.1.1. Tổng quan về WTO ..................................................................................4
1.1.2. Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc ...............................................5

1.2. Tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .............................6
1.2.1. Khái quát chung về tranh chấp, tranh chấp thương mại quốc tế và tranh
chấp trong khuôn khổ quy định của WTO .........................................................6
1.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .................................................10
1.3. Thƣơng mại hàng hóa .................................................................................16
1.3.1. Khái quát chung về hàng hóa .................................................................16
1.3.2. Phân loại hàng hóa theo quy định của WTO ..........................................18
1.3.3. Cam kết của Trung Quốc và Việt Nam đối với WTO về thương mại
hàng hóa............................................................................................................18
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về
giải quyết tranh chấp thƣơng mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam .21
1.4.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước........................................................22
1.4.2. Đối với các hiệp hội ngành hàng ............................................................23
1.4.3. Đối với các doanh nghiệp .......................................................................23
1.4.4. Đối với các nhà nghiên cứu ....................................................................24
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƢƠNG MẠI
HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC TRONG WTO ............................................26
2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp về thƣơng mại hàng hóa của Trung
Quốc trong WTO ................................................................................................26
2.1.1. Về số lượng các vụ tranh chấp ...............................................................26
2.1.2. Về đối tượng gây tranh chấp ..................................................................28


2.1.3. Về tư cách trong các vụ tranh chấp ........................................................30
2.1.4. Về mức độ tuân thủ trong các vụ tranh chấp..........................................32
2.2. Phân tích một số tranh chấp điển hình của Trung Quốc về thƣơng mại
hàng hóa trong WTO ..........................................................................................35
2.2.1. Hoa Kỳ kiện Trung Quốc về thuế giá trị gia tăng đối với mạch tích hợp DS309 ...............................................................................................................36
2.2.2. Trung Quốc kiện EC về biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với
chốt sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc - DS397 .............................................38

2.2.3. Mexico kiện Trung Quốc về các biện pháp liên quan tới hoạt động xuất
khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô - DS398 ....................................................42
2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các vụ tranh chấp của Trung Quốc về
thƣơng mại hàng hóa trong WTO .....................................................................48
2.3.1. Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật tương đồng với các quy định của
WTO .................................................................................................................48
2.3.2. Đầu tư đội ngũ chuyên gia Luật trong giải quyết tranh chấp thương mại
hàng hóa............................................................................................................48
2.3.3. Hợp tác tốt với các nước Thành viên WTO ...........................................49
2.3.4. Tích cực tham gia vào các tranh chấp nếu có quyền lợi bị ảnh hưởng với
tư cách bên thứ ba.............................................................................................49
2.3.5. Cân nhắc kĩ lưỡng trong mỗi giai đoạn tranh chấp ................................50
2.3.6. Cẩn trọng khi bảo hộ nền sản xuất trong nước.......................................50
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA
TRUNG QUỐC VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI HÀNG
HÓA TRONG WTO ĐỐI VỚI VIỆT NAM .........................................................52
3.1. Đánh giá các điều kiện đảm bảo vận dụng bài học kinh nghiệm của
Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay ...................................................................52
3.1.1. Các điều kiện thuận lợi ...........................................................................52
3.1.2. Các điều kiện khó khăn ..........................................................................57
3.2. Giải pháp vận dụng bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết
tranh chấp thƣơng mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam ...................63
3.2.1. Giải pháp về phía Nhà Nước ..................................................................64


3.2.2. Giải pháp về phía các hiệp hội ngành hàng ............................................71
3.2.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp .............................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số

Từ viết

thứ tự

tắt

1

ACWL

2

APEC

3

ASEAN

4

ASEM

5

CHND


6

DSB

7

DSU

Tiếng Anh
Advisory Center on WTO
Law

Tiếng Việt
Trung tâm tư vấn Luật WTO

Asia-Pacific Economic

Cộng đồng kinh tế châu Á -

Cooperation

Thái Bình Dương

Association of Southeast
Asian Nations
The Asia-Europe Meeting

Tổ chức các nước Đông Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

Cộng Hòa Nhân Dân

Dispute Settlement Body
Dispute Settlement
Understanding

Cơ quan giải quyết tranh chấp
Thỏa thuận về các Quy tắc và
Thủ tục điều chỉnh việc giải
quyết tranh chấp

8

EC

European Communities

Cộng đồng châu Âu

9

EU

European Union

Liên minh châu Âu

10

GATS


11

GATT

12

GSP

General Agreement on Trade
in Services
General Agreement on Tariffs

Hiệp định chung về Thuế quan

and Trade

và Thương mại

Generalized System of
Preferences
Harmonized Commodity

13

HS

Hiệp định chung về Dịch vụ

Description and Coding

System

Hệ thống ưu đãi phổ cập
Hệ thống hài hòa mô tả và mã
hóa hàng hóa

14

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

15

INR

Initial Negotiating Rights

Quyền đàm phán ban đầu

16

ITO

International Trade
Organization

Tổ chức Thương mại quốc tế



17

MFN

Most Favored Nation

Tối huệ quốc

18

NT

National Treatment

Đối xử quốc gia

19

S&D

Special and Differential

Đặc biệt và khác biệt

20

SG


Safeguard Measures

Các biện pháp tự vệ

21

SPS

Sanitary and Phytosanitary

Hiệp Định về Các biện pháp

Measures

Kiểm dịch động thực vật

22

SSG

Special Safeguard Measures

Các biện pháp tự vệ đặc biệt

23

TRIPS

Trade-Related Aspects of
Intellectual Property Rights


Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ

24

TRQ

Tariff Rate Quota

Hạn ngạch thuế quan

25

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

26

UN

United Nations

Liên hiệp quốc

27


VCCI

Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

28

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục bảng biểu
STT

Số bảng

Tên bảng biểu

biểu


1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

Số tranh chấp các loại được giải quyết theo Cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO (tính tới tháng 04/2012)
Các Hiệp định được trích dẫn trong các tranh chấp thương
mại hàng hóa của Trung Quốc (tính tới tháng 04/2012)
Đối tượng trong các tranh chấp về thương mại hàng hóa
của Trung Quốc (tính tới tháng 04/2012)

Trang

26

29

30

Số tranh chấp của Trung Quốc về thương mại hàng hóa
4


Bảng 2.4 trong WTO phân theo tư cách của các Thành viên (tính tới

31

tháng 04/2012)
5

Bảng 2.5

Số kháng cáo trong các tranh chấp về thương mại hàng
hóa của Trung Quốc (tính tới tháng 04/2012)

34

Danh mục hình vẽ
STT

1

Số hình

Tên hình vẽ

vẽ
Hình 1.1

Sơ đồ quy trình và thời gian giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế theo quy định của WTO

Trang


12

Biểu đồ số tranh chấp về thương mại hàng hóa có liên
2

Hình 2.1

quan tới Trung Quốc được giải quyết theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO

27

(tính tới tháng 04/2012)
Biểu đồ tình hình giải quyết các tranh chấp về thương mại
3

Hình 2.2 hàng hóa của Trung Quốc trong WTO (tính tới tháng

32

04/2012)
4

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình hoạch định chính sách của Việt Nam

60


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/01/2007 đánh dấu mốc son quan trọng trong lịch sử hiện đại của Việt
Nam khi trở thành Thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Đây là một sân chơi
lớn, với sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới, và chứng kiến sự giao
thương thường xuyên giữa các Thành viên. Sự kiện này đã mang đến cho Việt Nam
nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức phải vượt qua. Một trong những
điểm mới của WTO chính là sự ra đời của một cơ chế giải quyết tranh chấp minh
bạch, rõ ràng. Thực tiễn hơn 15 năm tồn tại của nó đã chứng tỏ được tính hiệu quả
và niềm tin của các quốc gia đang phát triển với cơ chế mới.
Là nền kinh tế tăng trưởng đứng thứ hai Đông Nam Á, Việt Nam đang thoát dần
hình ảnh đất nước nông nghiệp một cách ấn tượng. Cùng với sự phát triển trên tất cả
các lĩnh vực, ngành nghề, Việt Nam cũng phải đối mặt với tương lai tất yếu phải
tham gia hoặc chủ động hoặc bị động vào các tranh chấp khác nhau. Mặc dù Việt
Nam đã và đang thể hiện thái độ nghiêm túc trong việc tuân thủ các quy định, Hiệp
định của WTO, nhưng vẫn có thể vô tình vi phạm một số điều khoản, hoặc bị các
Thành viên khác phương hại đến quyền lợi chính đáng của mình. Dù trong trường
hợp nào, thì nguyên nhân chính xuất phát từ những khó khăn hiện tại của Việt Nam,
với môi trường pháp lý đang còn nhiều điểm cần hoàn thiện, đội ngũ chuyên gia
còn chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức để tìm hiểu hết tất cả các quy định,… Trong
ba lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, và sở hữu trí tuệ, thì không riêng gì Việt Nam, mà tất
cả các Thành viên khác, số lượng tranh chấp chiếm ưu thế đều liên quan đến
thương mại hàng hóa. Thực tiễn từ sự phức tạp của các quy định và cách hiểu
không thống nhất giữa các nước đã chứng minh được điều này.
Mới đây nhất, Việt Nam vừa khởi kiện Hoa Kỳ trong hai tranh chấp, liên quan
tới các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm. Lần đầu tiên tham gia
với tư cách nguyên đơn, Việt Nam đã tự rút ra cho mình được nhiều bài học quý
báu. Một phần nguyên nhân của những thành công bước đầu là nhờ sự nghiên cứu
kĩ lưỡng bài học kinh nghiệm từ các Thành viên khác trong WTO. Đặc biệt, Trung

Quốc với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội tương đồng với Việt Nam, tuy mới chỉ
hơn 5 năm “tuổi đời” gia nhập chính thức WTO, nhưng khá dày dạn kinh nghiệm


2
đối mặt với các tranh chấp nói chung, và tranh chấp về thương mại hàng hóa nói
riêng trong khuôn khổ WTO. Đây là một tấm gương lớn, một ví dụ điển hình để
Việt Nam nghiên cứu và noi theo một cách phù hợp hoàn cảnh nhất.
Có thể tóm lại, việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải
quyết tranh chấp thương mại hàng hóa và cách thức vận dụng các bài học vào bối
cảnh hiện tại là cực kì quan trọng đối với tương lai của Việt Nam. Xuất phát từ
những lý do kể trên, tác giả đã chọn đề tài “Kinh nghiệm của Trung Quốc về giải
quyết tranh chấp thƣơng mại hàng hóa trong WTO và bài học đối với Việt
Nam” làm Khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài là nhằm các mục đích sau:
- Tìm hiểu về Trung Quốc cùng lịch sử của Thành viên này đối với WTO, phân
tích cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và quy định của WTO về thương mại
hàng hóa, dựa trên đó đánh giá ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung
Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa của
Trung Quốc trong WTO; Nghiên cứu, nhận xét một số vụ tranh chấp điển hình và
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Trên cơ sở đánh giá các điều kiện triển khai vận dụng các bài học kinh nghiệm
của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với
Việt Nam, Khóa luận đề xuất giải pháp nhằm vận dụng các bài học kinh nghiệm
này tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về giải
quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO.

Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm của Trung Quốc
về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa kể từ khi chính thức gia nhập WTO
(11/12/2001) đến nay (04/2012), từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng tại Việt
Nam từ nay đến năm 2020.
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc


3
với tư cách là một Thành viên chính thức của WTO, không bao gồm các vùng lãnh
thổ Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: thu thập, thống kê, so
sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp các thông tin và số liệu từ các nguồn như: sách,
báo, tạp chí, văn bản luật, báo cáo chuyên ngành, một số đề tài nghiên cứu và
Internet. Đồng thời, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case
study) với một số tranh chấp cụ thể để làm cơ sở đề xuất giải pháp ở chương 3.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khóa luận có kết cấu ba chương:
Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO
Chương 2: Tình hình giải quyết tranh chấp về thương mại hàng hóa của Trung
Quốc trong WTO
Chương 3: Giải pháp vận dụng bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải
quyết tranh chấp thương mại hàng hóa trong WTO đối với Việt Nam
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, giảng viên Cơ sở II
Trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh trong suốt thời gian theo học tại
trường. Đồng thời, xin được đặc biệt cảm ơn ThS. Nguyễn Tiến Hoàng, người đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tác giả cũng
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên từ phía gia
đình, người thân và bạn bè.

Do hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, Khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Kính mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp chân thành từ
phía Quý thầy cô và bạn đọc để Khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền Anh


4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG WTO
1.1. Khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc
1.1.1. Tổng quan về WTO
WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương mại thế giới, với tiền thần là Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đã tồn tại trong suốt 46 năm
(1948 - 1994), nhưng sự ra đời của nó lại là điều không được định trước (Trần
Thanh Hải, 2006, tr.6). Khởi phát đầu tiên là từ Hội nghị Bretton Woods ở bang
New Hampshire (Hoa Kì) vào năm 1944, với ý định thiết lập các định chế chung về
kinh tế để hỗ trợ công cuộc tái thiết các nước sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai
kết thúc. Một tổ chức chung về thương mại cũng được đề xuất thành lập sau hội
nghị này với tên gọi Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO), tuy nhiên, việc đàm phán
Hiến chương của ITO mất khá lâu. Vì vậy, năm 1946, một nhóm 23 nước tự tiến
hành đàm phán riêng rẽ, đạt được thống nhất về một số ưu đãi thuế quan nhất định,
và ràng buộc các ưu đãi đó bằng việc biến một phần về chính sách thương mại trong
dự thảo hiến chương ITO thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT), chính thức có hiệu lực từ 01/01/1948. GATT trong suốt giai đoạn này trở
thành cơ cấu đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế cho đến khi WTO
ra đời.
GATT chỉ điều chỉnh thương mại hàng hóa, với các nguyên tắc quan trọng nhất
là đối xử công bằng với các đối tác thương mại khác nhau và đối xử công bằng giữa
hàng hóa trong nước và nước ngoài sau khi hàng hóa nước ngoài đã đi qua biên giới

(Peter Kleen, 2004, tr.19). Vẫn tiếp nối hai nguyên tắc này, vòng đàm phán
Uruguay - vòng đàm phán cuối cùng của GATT (1986 - 1993) đã dẫn tới sự ra đời
của WTO như một tổ chức chính thức để giám sát các hoạt động thương mại đa
phương. WTO chính thức thành lập ngày 01/01/1995 theo Hiệp định thành lập Tổ
chức Thương mại Thế giới ký tại Marrakesh (Maroc) ngày 15/04/1994, tuy nhiên,
GATT vẫn tồn tại với tư cách một trong các văn bản pháp lý của WTO.
WTO có năm chức năng chính: Hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các Hiệp định
WTO; Thúc đẩy tự do hóa thương mại và là diễn đàn cho các cuộc đàm phán
thương mại; Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các Thành viên; Rà soát chính


5
sách thương mại giữa các Thành viên; Hợp tác với IMF và Ngân hàng Thế giới với
mục tiêu đạt được sự hài hòa trong chính sách kinh tế toàn cầu (WTO, 1995 C).
Những chức năng và sứ mệnh của WTO đều nhằm mang lại lợi ích thương mại cho
các quốc gia Thành viên, và sự phát triển thương mại toàn cầu.
Tính tới tháng 03/2012, WTO hiện có tất cả 153 Thành viên. Hiện tại còn nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ đang còn trong quá trình thúc đẩy đàm phán song và đa
phương với các Thành viên WTO như Lào, Sudan, Yemen. Theo dự báo của các
chuyên gia, số lượng Thành viên của Tổ chức này trong thời gian tới sẽ vượt 192 số Thành viên chính thức của Liên hiệp quốc. Điều này phần nào minh chứng sự
phát triển mạnh mẽ và bền vững của WTO - Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.
1.1.2. Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc
Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc kéo dài 15 năm được coi là một điển
hình cho sự nỗ lực của toàn bộ quốc gia này trong việc theo đuổi mục tiêu lớn.
Trung Quốc luôn hy vọng gia nhập WTO sẽ là động lực tăng tốc quá trình cải cách
mở cửa, hiện đại hóa đất nước. Ông Mike Moore, Tổng giám đốc WTO lúc bấy giờ
có nhận xét: "Với sự tham gia của Trung Quốc, WTO sẽ có một bước tiến lớn
hướng tới việc trở thành một Tổ chức mang tính quốc tế thực sự. Việc chấp nhận
gần như hầu hết hệ thống luật lệ của nước này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong
nền tảng hợp tác kinh tế toàn cầu" (WTO, 2001).

Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, có một thời gian dài quốc gia này không
còn ở trong GATT, và tới tháng 07/1986, Trung Quốc chính thức đề nghị được khôi
phục tư cách nước ký kết Hiệp định chung thuế quan. Từ đó bắt đầu một chặng
đường dài 15 năm "trở lại GATT" và sau đó là gia nhập WTO (VCCI, 2004). Thời
điểm năm 1995 khi WTO chính thức thành lập, do một số nước e ngại chế độ chính
trị của Trung Quốc, đã ra sức ngăn cản “sự trở lại” GATT của họ. Nhưng chính từ
đó, Trung Quốc đã càng quyết tâm kiên trì các cuộc đàm phán song phương với các
Thành viên của WTO, như New Zealand, Hàn Quốc, Hungary, Czech, ...
Các đối tác lớn và “sừng sỏ” trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU cũng đã
lần lượt chấp thuận Trung Quốc nhờ chính sách nhu cương kết hợp. Đáp lại những
nỗ lực bền bỉ và sự cứng rắn từ một nước tự nhận mình là “đang phát triển” nhưng
sẵn sàng cư xử như một nước lớn này, ngày 10/11/2001, tại Doha (thủ đô Cata),


6
trong Hội nghị bộ trưởng của WTO, diễn ra ở thành phố Doha (Qatar), Bộ trưởng
Thương mại từ hơn 140 nước trên khắp thế giới đã chấp thuận cho Trung Quốc vào
WTO, đưa thị trường 1,3 tỷ dân này hội nhập với nền kinh tế toàn cầu (Đoan Trang,
2011). Sau đó 30 ngày, 11/12/2001 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển của Trung Quốc khi chính thức trở thành Thành viên thứ 143 của WTO.
Tuy nhiên, không thể nói thành công của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO
hoàn toàn, hoặc chủ yếu là do kết quả đàm phán mà nên. Trích lời một thành viên
trong phái đoàn đàm phán của Trung Quốc nói rằng: "Trong quá trình đàm phán
người ta đã đặt ra cho Trung Quốc hơn 40.000 câu hỏi, nhưng tựu trung chỉ là một
câu: “Trung Quốc có chấp nhận kinh tế thị trường hay không?" (VCCI, 2004).
Nguyên nhân sâu xa đưa tới thành công của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO
chính là những thành tựu trong cải cách, mở cửa, phát triển kinh tế hơn 20 năm qua.
Với những chính sách mở cửa hiện nay, Trung Quốc hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể
hơn nữa cho sự phát triển của WTO nói riêng, và kinh tế toàn cầu nói chung.
1.2. Tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

1.2.1. Khái quát chung về tranh chấp, tranh chấp thƣơng mại quốc tế và tranh
chấp trong khuôn khổ quy định của WTO
1.2.1.1. Tranh chấp
Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Việt Nam (1998), “Tranh chấp là tranh giành cái gì khi chưa rõ thuộc về bên nào,
là đấu tranh giằng co, khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa
các bên”. Đây là định nghĩa căn bản nhất về tranh chấp, xuất phát từ sự bất đồng về
mặt phân chia quyền lợi hoặc quyền sở hữu giữa các bên liên quan.
Thực tế, tranh chấp có thể diễn ra ở bất cứ đâu, giữa bất cứ tổ chức cá nhân nào,
về bất cứ vấn đề gì, mà cái gốc của nó là từ sự mâu thuẫn mà ra. Triết học phương
Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát triển bởi vì trong mỗi một sự
vật đều có ít nhất hai mặt, hai lập trường, hai thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ
tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển
đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả
về lượng và chất sang một hình thái mới (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui,
2003). Mâu thuẫn vì vậy được coi là đương nhiên tồn tại trong bản chất mỗi sự vật,


7
sự việc, hiện tượng, và không phải mâu thuẫn, tranh chấp nào cũng là xấu.
Theo tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về WTO, thì “Tranh chấp là sự bất đồng về
quyền lợi, lợi ích, quan điểm mà trong đó yêu cầu hay đòi hỏi của một bên bị bên
kia từ chối hay khiếu kiện lại” (Nguyễn Vĩnh Thanh và Lê Thị Hà, 2006, tr.14).
Hoặc đây có thể được hiểu theo cách “Tranh chấp là sự mâu thuẫn, hoặc bất đồng;
sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền; sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ
một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược của bên kia”
(William J. Davey, 2005).
Tóm lại, tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về tranh chấp, mọi góc nhìn đều
phản ánh chung, rằng tranh chấp là một dạng mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ
giữa các bên.

1.2.1.2. Tranh chấp thƣơng mại quốc tế
Tranh chấp thương mại quốc tế là một trong những hiện tượng không thể tránh
khỏi trong quá trình hoạt động, giao thương giữa các tổ chức, cá nhân trong môi
trường quốc tế. Tranh chấp thương mại quốc tế được hiểu nôm na là những tranh
chấp có tính chất quốc tế, với ý nghĩa “vượt phạm vi quốc gia”. Theo tập 2, từ điển
Bách khoa toàn thư Việt Nam, thì “Thương mại là toàn bộ hoạt động trao đổi hàng
hóa thông qua mua và bán các hàng hóa, dịch vụ, các chứng từ có giá trị trong xã
hội”. Theo Luật thương mại của Việt Nam, hoạt động thương mại là thực hiện một
hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích
lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Một cách hiểu đơn giản, “Tranh chấp trong quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế
chính là sự mâu thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa các nhà đầu tư,
sản xuất kinh doanh, giữa các chủ thể khi có sự vi phạm các hiệp định quốc tế, các
hợp đồng đã kí kết” (Hoàng Ngọc Thiết, 2002).
Theo một định nghĩa khác thì “Tranh chấp thương mại quốc tế là tranh chấp xảy
ra trong quan hệ giữa các quốc gia về vấn đề quan hệ quốc tế”. Tranh chấp quốc tế
có thể xảy ra giữa hai bên hay nhiều bên, có thể xuất hiện trong các lĩnh vực hoạt
động khác nhau của các quốc gia có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng điều
ước quốc tế nào đó, đến trách nhiệm của một quốc gia cụ thể. Sự bất đồng giữa các


8
quốc gia có thể không dẫn tới tranh chấp giữa các quốc gia đó. Khi đã xuất hiện
tranh chấp, tranh chấp đó cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hoà bình trên
cơ sở nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế” (Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên
soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 2005).
Một cách hiểu khác thì “Tranh chấp thương mại quốc tế là tranh chấp diễn ra
khi một nước cho rằng một nước khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết với nhau”
(Công ty cổ phần EXIM Việt Nam, 2011), vì vậy tranh chấp thường xoay quanh

một số nội dung chính gồm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự
vệ. Biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá
thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì
biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành
sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ
nước xuất khẩu. Ngược lại, biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ
bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong
trường hợp khẩn cấp do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu
nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản
xuất trong nước. Như vậy, biện pháp tự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác
thương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, không có tình trạng bán phá
giá hoặc trợ cấp. Chính vì vậy, biện pháp tự vệ được áp dụng một cách khắt khe hơn
so với hai biện pháp còn lại.
Như vậy, tranh chấp thương mại quốc tế là một loại tranh chấp quốc tế, phát sinh
trên cơ sở xung đột về mặt quyền lợi hay mâu thuẫn về lợi ích giữa các đơn vị kinh
tế hoặc giữa các quốc gia trong mối quan hệ thương mại quốc tế. Xét một cách toàn
diện, tranh chấp thương mại quốc tế sẽ gồm có: tranh chấp giữa các quốc gia, các tổ
chức quốc tế liên chính phủ về hoạt động thương mại; tranh chấp giữa các quốc gia
với các pháp nhân, thể nhân nước ngoài liên quan đến các hoạt động thương mại;
tranh chấp giữa các pháp nhân, các thể nhân liên quan đến việc thực hiện các hợp
đồng kinh tế, hợp đồng thương mại quốc tế.
1.2.1.3. Tranh chấp theo quy định của WTO
Dựa vào mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc
tế, các tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh cũng được phân thành ba loại tương


9
ứng (Phan Huy Hồng, 2009), bao gồm: Một là, tranh chấp giữa các chủ thể trực tiếp
tiến hành hoạt động thương mại quốc tế, được giải quyết bằng tòa án, hoặc trọng tài
thương mại sau khi con đường hòa giải, thương lượng không thành công; Hai là,

tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài, được giải quyết theo pháp
luật của nước tiếp nhận đầu tư đó và theo các công ước quốc tế mà quốc gia đó là
Thành viên; Ba là, tranh chấp giữa các quốc gia, được giải quyết theo Hiệp định về
giải quyết tranh chấp, với đại diện đứng ra là Chính phủ của các nước, đứng sau là
các doanh nghiệp, hiệp hội, cùng với sự tham vấn của các luật sư.
Tranh chấp thuộc thẩm quyền của WTO, trước hết đó là các tranh chấp về kinh
tế, có liên quan tới thương mại quốc tế. Tuy nhiên, WTO có bản chất là một tổ chức
liên chính phủ, chỉ xử lý mối quan hệ giữa các chính phủ với nhau, nên trường hợp
các doanh nghiệp tranh chấp nhau, hoặc có tranh chấp với chính phủ một nước khác
sẽ không được xét đến trong phạm vi của WTO. Nói chính xác hơn, tranh chấp theo
quy định của WTO là tranh chấp thương mại quốc tế giữa các Thành viên của tổ
chức này, mà đại diện là các Chính phủ, các quốc gia và lãnh thổ độc lập về mặt hải
quan (Hoàng Ngọc Thiết, 2002). Phạm vi tranh chấp có thể liên quan đến việc thực
hiện các quyền, nghĩa vụ theo các Hiệp định, thỏa thuận của WTO, cũng như các
cam kết của từng Thành viên khi gia nhập WTO.
Tranh chấp giữa các Thành viên WTO phát sinh do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Có thể xuất phát từ thực tế một Thành viên vi phạm thỏa thuận của WTO, dẫn
tới tổn hại lợi ích của Thành viên khác, hoặc có thể từ các vụ kiện chống bán phá
giá, việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu,… Mỗi tranh
chấp khi được yêu cầu giải quyết phải tuân theo Thỏa thuận về các thủ tục và quy
tắc điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU), dẫn tới hậu quả cuối cùng là rút lại
nhượng bộ thương mại tương đương từ quốc gia bị vi phạm, hoặc phải nhận trả đũa
chéo. Vì vậy, Việt Nam, với tư cách một Thành viên của WTO, khi có yêu cầu giải
quyết tranh chấp, hoặc theo kiện với tư cách bị đơn hay bên thứ ba, chắc chắn phải
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức này.
Tranh chấp theo sự phân chia của WTO được xếp vào ba lĩnh vực, gồm: tranh
chấp về thương mại hàng hóa, tranh chấp về thương mại dịch vụ, và tranh chấp về
thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Peter Galangher, 2002). Tỉ lệ các



10
tranh chấp liên quan đến thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ là chưa đáng kể so
với lĩnh vực còn lại xét về số lượng, đối tượng liên quan, cũng như thời gian xét xử.
Trong phạm vi Khóa luận này, tác giả tập trung nghiên cứu các tranh chấp của
Trung Quốc phát sinh trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.
1.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời
WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các Thành viên theo những quy tắc và
thủ tục nêu tại Bản ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp (DSU). DSU áp dụng để giải
quyết tất cả tranh chấp liên quan đến Hiệp định thành lập WTO, các Hiệp định về
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các Hiệp định thương mại
nhiều bên và ngay chính các vấn đề liên quan tới DSU. Vì vậy, bản thỏa thuận này
có một vị trí rất quan trọng trong các văn kiện của WTO và được coi là một kết quả
tích cực của Vòng đàm phán Uruguay (Trần Thanh Hải, 2002, tr.75).
Hệ thống giải quyết tranh chấp trong WTO đôi khi còn được nhắc tới như sự
“đóng góp đặc biệt của WTO cho sự ổn định của kinh tế toàn cầu”. Tuy nhiên, hệ
thống này không phải là một sự đổi mới hoàn toàn, mà nó được xây dựng dựa trên
hệ thống giải quyết tranh chấp trước kia của GATT cùng với những sự hoàn thiện
đáng kể (Ủy ban hợp tác quốc gia về kinh tế quốc tế, 2005). Trong gần 50 năm tồn
tại, hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT đã tồn tại và phát triển đáng kể, trên
cơ sở điểu XII và XIII của GATT 1947. Nguyên tắc chính vẫn được duy trì xuyên
suốt quá trình giải quyết các tranh chấp là nguyên tắc đồng thuận. Mỗi quyết định
nhận được sự đồng thuận có nghĩa là không có sự phản đối từ bất cứ bên ký kết nào
đối với mỗi quyết định đó. Nhưng các bên tranh chấp vẫn có thể tham gia vào quá
trình ra quyết định, bên bị khiếu kiện có thể cản trở việc thông qua Báo cáo của Ban
hội thẩm, bên thua kiện có thể phản đối để làm vô hiệu một phán xử nào.
Thời gian đầu áp dụng hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT, từ cơ sở nghiên
cứu thực nghiệm, người ta kết luận rằng phần lớn trường hợp đã mang lại những
giải pháp thỏa đáng cho các bên. Tuy nhiên, thực tế còn có rất nhiều tranh chấp
chưa từng được đưa ra trước GATT vì những nghi ngại bên bị khiếu kiện có thể

thực hiện quyền phủ quyết của mình. Động cơ đưa ra phán quyết của các thành viên
trong Ban hội thẩm không còn xuất phát từ cơ sở pháp lý, mà chủ yếu nhằm vào


11
một giải pháp mang tính ngoại giao, đi đến một thỏa hiệp có tính chấp nhận được
cho cả nguyên đơn và bị đơn.
Từ thực trạng nêu trên, các nước Thành viên của GATT thống nhất cần cải thiện,
hệ thống giải quyết tranh chấp hiện hành. Nội dung này được ưu tiên trong chương
trình nghị sự của các cuộc đàm phàn trong vòng Uruguay, và từ đó, DSU ra đời.
Thay đổi dễ dàng thấy nhất trong DSU chính là quy tắc “đồng thuận nghịch” cùng
với việc rà soát phúc thẩm các Báo cáo của Ban hội thẩm và giám sát thực hiện sau
khi Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đã được thông qua.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là bắt buộc đối với tất cả các quốc gia
Thành viên. Thành viên bị khiếu nại không có cơ hội nào khác ngoài việc chấp nhận
tham gia giải quyết tranh chấp theo đúng thủ tục. Tính bắt buộc này khiến các
Thành viên phải thận trọng hơn khi có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh, và cân nhắc
kĩ về tiềm lực tài chính cũng như nhân lực để bắt đầu tham gia tranh chấp. Từ đây
đã mở ra một giai đoạn mới trong giải quyết tranh chấp nói chung, và tranh chấp
thương mại hàng hóa nói riêng, với kết quả khả quan hơn về cả số lượng và chất
lượng các tranh chấp được xét xử theo thời gian.
1.2.2.2. Ƣu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Mức độ thành công của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO dựa trên tiêu
chí đánh giá của mỗi người. Chỉ riêng so sánh hệ thống này với hệ thống giải quyết
tranh chấp của GATT 1947 trước đây, thì hệ thống hiện hành chứng tỏ được ưu
điểm và hiệu quả hơn nhiều. Khi so với các hệ thống giải quyết tranh chấp theo luật
quốc tế khác, bản chất cưỡng chế và cơ chế thực thi của hệ thống giải quyết tranh
chấp của WTO thực sự là ưu việt hơn ở rất nhiều điểm (Ủy ban hợp tác quốc gia về
kinh tế quốc tế, 2005, tr.199). Những ưu điểm nổi trội của cơ chế này có thể được
phân tích như dưới đây.

Thứ nhất, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ổn định, rõ ràng, và có tính hệ
thống cao.
Ưu điểm này có thể nhận thấy khi nhìn lại, các quy định trong hệ thống giải
quyết tranh chấp của GATT chỉ mang tính nguyên tắc, hướng dẫn, tạo kẽ hở cho
bên vi phạm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo các phán quyết do
Ban hội thẩm đưa ra. Mặt khác, hệ thống của GATT 1947 có nhiều văn bản pháp lý


12
không thống nhất được với nhau như: Điều XII, XIII - GATT 1947; Bản ghi nhớ về
việc thông báo, tham vấn, giải quyết tranh chấp và giám sát (1979); Bản tuyên bố
chung cấp Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chấp (1982); Quyết định của GATT
về việc cải tiến quy tắc và thủ tục tranh chấp (1989).
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình và thời gian giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc
tế theo quy định của WTO

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ DSU của WTO (WTO, 1995 A)
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn gần 50 năm hoạt động của GATT, khi DSU ra đời
đã có sự thống nhất giữa hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT 1947, các Hiệp


13
định thương mại đa phương cùng việc tạo ra các quy định mới bổ sung. DSU gồm
có 27 điều, với 4 phụ lục, được hoàn thiện thông qua từ tháng 12/1996. Trong đó có
điều 1.2 của DSU nêu rõ, trường hợp khi có sự khác biệt giữa các quy tắc, thủ tục
quy định trong DSU so với các quy tắc, thủ tục quy định trong các hiệp định riêng
biệt, thì các quy tắc, thủ tục riêng biệt sẽ được áp dụng.
Thời gian giải quyết tranh chấp cho từng giai đoạn được quy định rất chi tiết và
cụ thể. Thời gian tham vấn gần như có tính chất quyết định xem một tranh chấp có
được đưa ra giải quyết bởi DSB hay không, và chiếm đáng kể thời gian - 60 ngày.

Quy trình tuần tự và thời gian xét xử có thể được minh họa qua sơ đồ ở trang trước.
Thời gian hạn định dành cho mỗi giai đoạn trong quá trình xét xử tuy rõ ràng,
nhưng cũng còn những hạn chế nhất định. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
không đủ sức mạnh cưỡng chế các bên tuân thủ nghiêm ngặt quy trình về mặt thời
gian, và hạn chế này sẽ được phân tích rõ hơn trong chương 2.
Thứ hai, quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành thận trọng, công bằng,
qua hai bước bởi một cơ quan giải quyết tranh chấp độc lập.
Trong WTO có lập ra riêng một cơ quan giải quyết tranh chấp tương đối độc lập
là DSB. Ngoài ra, còn có cơ quan giám sát việc thi hành các khuyến nghị, phán
quyết do DSB đưa ra, thực hiện quyền của Hội đồng chung, quyền của các Ủy ban
WTO trong việc giải quyết tranh chấp. DSB là cơ quan thành lập ra Ban hội thẩm
sau khi các bên tham vấn thất bại, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan
phúc thẩm. Khi kết thúc vụ tranh chấp thì DSB giám sát thực thi các phán quyết,
khuyến nghị, cũng như các biện pháp trả đũa khi bên vi phạm không chấp hành
phán quyết này. Với từng vụ tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ được thành lập riêng, và
sẽ giải thể sau khi tranh chấp đó đã được giải quyết xong. Đặc biệt, nếu như theo
quy định của GATT, Ban hội thẩm chủ yếu ưu tiên các quan chức chính phủ của
các Thành viên, thì theo quy định của WTO, thành viên Ban hội thẩm được ưu tiên
lựa chọn từ những chuyên gia độc lập, không làm việc cho bất kì cơ quan chính phủ
nào, và phải là những người có uy tín trong luật thương mại quốc tế.
Một ưu điểm nổi bật khác của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO chính là sự
xuất hiện thường trực của Cơ quan phúc thẩm trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Điều này đảm bảo mỗi tranh chấp đều được xét xử qua hai cấp khi có kháng cáo của


14
một trong hai bên nguyên đơn và bị đơn. Giai đoạn phúc thẩm hạn chế được những
thiếu sót về mặt pháp lý xảy ra trong Báo cáo của Ban hội thẩm. Hai cấp sơ thẩm,
và phúc thẩm đã khiến các khuyến nghị, phán quyết của DSB có trọng lượng hơn,
và đảm bảo công bằng, chính xác hơn cho các bên.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, không chỉ tập trung xoay quanh mối
quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn, mà còn tạo điều kiện cho các Thành viên khác
cùng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách Bên thứ ba. Đó có thể
là các nước có nhiều quyền lợi đáng kể liên quan tới các tranh chấp, được nước bị
đơn đồng ý tham gia với tư cách bên thứ ba. Các nước đó có quyền tham gia vào
giai đoạn hội thẩm, được trình bày lý lẽ, đệ trình các chứng cứ cho Ban hội thẩm
một cách độc lập. Điều này vừa có tác dụng tránh trùng lặp, phải giải quyết các
tranh chấp tương tự nhau nhiều lần, đồng thời còn làm cho quá trình xét xử được
khách quan hơn, với lý lẽ được cung cấp từ nhiều nguồn, nhiều góc nhìn khác nhau.
Thứ ba, hiệu quả giải quyết tranh chấp được đảm bảo xuất phát từ quy tắc
“đồng thuận nghịch”.
Quy tắc đồng thuận nghịch ra đời đã đảm bảo hơn về mặt quyền lợi cho bên bên
bị vi phạm trong các tranh chấp. Chỉ khi nào tất cả các Thành viên của DSB đồng
thuận không thông qua một quyết định nào thì quyết định đó mới bị bác bỏ. Chính
vì vậy, quy tắc này cũng đồng nghĩa với một cơ chế tự động: Tự động trong thành
lập Ban hội thẩm; Tự động thông qua các Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan
phúc thẩm; Tự động thực thi các khuyến nghị, phán quyết của DSB.
DSU có quy định rõ: Khi yêu cầu của nước khiếu nại đã thỏa mãn các điều kiện
đưa ra, và các bên tiến hành tham vấn thất bại thì Ban hội thẩm sẽ được thành lập,
trừ khi các Thành viên nhất trí phản đối việc thành lập này. Tuy nhiên, khả năng
thành lập Ban hội thẩm bị phản đối gần như là không thể, vì Thành viên bị khiếu
nại muốn vậy sẽ phải thuyết phục tất cả các Thành viên khác, kể cả nước chủ động
khiếu kiện đồng ý với mình, tương đương một thỏa thuận tham vấn mới. Vì vậy,
trong hầu hết các tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ được tự động thành lập để giải quyết
tranh chấp.
Cũng theo cơ chế này, nếu không có kháng cáo thì Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ
tự động thông qua trong vòng 60 ngày, kể từ ngày Báo cáo được gởi đến các Thành


15

viên của WTO, trừ khi các Thành viên nhất trí không thông qua. Tương tự, Báo cáo
của Cơ quan phúc thẩm sẽ được tự động thông qua trong vòng 30 ngày kể từ ngày
Báo cáo được gởi đến các Thành viên của WTO, trừ khi các Thành viên nhất trí
không thông qua. Như vậy, không một Thành viên đơn lẻ nào có thể ngăn chặn việc
thông qua các báo cáo, mặc dù đôi khi dẫn tới hạn chế của sự tự động này khi các
Thành viên không còn đánh giá cao về tính thực thi của nó.
Sau khi Báo cáo cuối cùng đã được thông qua, Thành viên bị kết luận là có hành
vi vi phạm phải thi hành các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong một khoảng
thời gian hợp lý theo thỏa thuận giữa các bên, hoặc đưa ra xét xử tiếp bằng thủ tục
trọng tài. Nếu không có gì được thực hiện trong thời gian đó, bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường cho các thiệt hại đã gây ra tính tới thời
điểm tranh chấp được đưa ra giải quyết. Sau thời hạn này 30 ngày, nếu không đạt
được thỏa thuận bồi thường, Thành viên bị vi phạm sẽ yêu cầu DSB cho phép họ
tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại với bên kia.
Tất cả các khả năng xảy ra đã được tính toán, đề cập, và có biện pháp đảm bảo
thực hiện nhờ có cơ chế tự động này của WTO. Phần nào quyền lực chính trị, sức
ép từ các nước lớn được giảm đi đáng kể qua quy tắc đồng thuận nghịch. Các “bế
tắc” có thể xảy ra nếu có Thành viên cố tình trì hoãn thực hiện các phán quyết đều
đã được tính đến, và với tư cách Thành viên WTO, các Thành viên này không còn
lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ. Vì vậy, các nước đang và kém phát triển có
nhiều cơ hội đạt được công bằng hơn qua các vụ kiện, qua đó giành lại những quyền
lợi chính đáng của mình.
Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có nhiều ưu đãi cho các Thành
viên là nước đang và kém phát triển.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được coi là cơ chế giải quyết tranh chấp
theo luật, vì cơ quan phán quyết được thành lập độc lập, căn cứ vào các thỏa thuận
trước đó. Một số ưu đãi của WTO dành cho các nước đang và kém phát triển có thể
làm dẫn chứng thuyết phục như:
- Khi vụ việc có liên quan đến một nước đang phát triển, trong mọi trường hợp
Bên khiếu kiện là nước phát triển cần kiềm chế đưa vụ việc ra giải quyết theo DSU,

yêu cầu bồi thường hay tiến hành các biện pháp trả đũa.


16
- Trường hợp Bên khiếu kiện là một nước đang phát triển, khi cân nhắc đến các
hành động phù hợp, DSB cần phải tính đến không chỉ vi phạm thương mại của biện
pháp bị khiếu kiện, mà còn phải lưu ý đến tác động của biện pháp đó đối với toàn
bộ nền kinh tế của nước đang phát triển có liên quan.
- Ban Thư ký WTO phải cung cấp tư vấn pháp lý một cách khách quan trung lập
(trợ giúp kỹ thuật) cho Thành viên là nước đang phát triển.
- Khi giải quyết tranh chấp có liên quan đến nước đang phát triển, trong Thành
viên của Ban hội thẩm nhất thiết phải có một Thành viên là công dân của một nước
đang phát triển nếu có yêu cầu của một nước đang phát triển là một bên tranh chấp.
- Trường hợp nước đang phát triển là Bị đơn trong một khiếu kiện, các Bên có
thể thỏa thuận kéo dài thời gian tham vấn; và khi đã thành lập Ban hội thẩm, Ban
này có trách nhiệm xác định thời hạn của các thủ tục phù hợp sao cho Bên tranh
chấp là nước đang phát triển có đủ thời gian để chuẩn bị và trình bày lập luận của
mình.
Như vậy, những ưu đãi được dành cho các nước đang phát triển chủ yếu là về
thời hạn, hạn chế áp dụng những biện pháp có thể gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế
của các nước này, và các biện pháp hỗ trợ về tư vấn pháp lý. Thiết nghĩ, những đổi
mới này của WTO so với cơ chế cũ của GATT đã phần nào khiến các nước đang và
kém phát triển có niềm tin hơn khi tham gia vào thương mại quốc tế.
Tóm lại, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO tới thời điểm này
chính là cách thức có hiệu quả nhất để các Thành viên giải quyết các tranh chấp xảy
ra trong khuôn khổ tổ chức thế giới này, đảm bảo kể cả quyền lợi kinh tế cũng như
quyền lợi pháp lý của mình.
1.3. Thƣơng mại hàng hóa
1.3.1. Khái quát chung về hàng hóa
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế. Theo nghĩa hẹp, hàng

hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi,
mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua
bán được. Tính tới nay, vẫn có nhiều cách diễn đạt về định nghĩa hàng hóa khác
nhau cùng tồn tại.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, “Hàng hóa là sản phẩm của lao


17
động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông
qua trao đổi, mua bán” (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Việt
Nam, 1998). Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, xuất hiện và tồn tại khi có phân
công lao động xã hội và có những chủ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất hoặc
những chủ thể tự chủ kinh doanh, và xuất phát từ những khác biệt trong lao động..
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng hóa là sản phẩm của lao động xã hội trực tiếp,
về cơ bản là để thoả mãn nhu cầu của xã hội, của con người, trong đó giá trị thặng
dư không bị nhà tư bản nào bóc lột, mà nó thuộc về xã hội, dùng vào tích luỹ tái sản
xuất xã hội mở rộng và vào phúc lợi của người lao động và của toàn xã hội.
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm
của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép,
quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa
trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ
vào các tính chất của nó (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2003). Để đồ vật
trở thành hàng hóa cần phải có những thuộc tính căn bản: có tính hữu dụng đối với
người dùng, có giá trị kinh tế, nghĩa là được chi phí bởi lao động và có sự hạn chế
để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm của hàng hóa.
David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và
giá trị (Từ điển Wikipedia, 2001). Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của
hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị của hàng hóa là lao động
xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, có sự chi phí về thời
gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng. Khi đưa ra ngoài thị

trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay
giá cả của hàng hóa.
Tóm lại, hàng hóa được hiểu đơn giản nhất là vật hữu hình, là sản phẩm kết tinh
của lao động và có thể trao đổi, mua bán được. Ngày nay, với sự phát triển của
thương mại quốc tế, hàng hóa được sản xuất, lưu thông và tiêu dùng không chỉ
trong phạm vi một quốc gia, mà được mở rộng giao thương trên quy mô toàn cầu.
Đây cũng là thứ mang lại lợi ích nhiều cho quốc gia khi mang đi trao đổi, nhưng
cũng đem đến nhiều tranh chấp phát sinh từ các quy định, chính sách khác nhau đối
với hàng hóa ở mỗi nước.


×