Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.97 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................................................1

B. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................3
CHƯƠNG I:......................................................................................................................3
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN..........................................3
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐÓ ĐẾN VIỆC QUY ĐỊNH..............3
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH..................................................3
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN......................................................................3
CHƯƠNG II:................................................................................................................... 11
CHƯƠNG III:.................................................................................................................20
C. KẾT LUẬN................................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................32


ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày
càng gia tăng đòi hỏi cần có một cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, để vừa bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, vừa nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn
và đấu tranh có hiệu quả chống lại những hành vi vi phạm pháp luật do người chưa thành
niên thực hiện.
Xử lý hành chính với người chưa thành niên là hoạt động cưỡng chế, áp dụng các
biện pháp hạn chế những quyền và lợi ích nhất định với người chưa thành niên có hành vi
trái pháp luật. Đây cũng là giai đoạn mà sự can thiệp của Nhà nước còn nhằm mục đích


giáo dục, quản lý, phòng ngừa với người chưa thành niên đã có những biểu hiện sai lệch
trong hành vi. Chính vì vậy, những quy định pháp luật phù hợp, cụ thể, rõ ràng là cơ sở
pháp lý để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành những hoạt động của mình, góp
phần đấu tranh phòng, chống có hiệu quả người chưa thành niên làm trái pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật về xử lý hành chính nói chung và xử lý hành chính với người
chưa thành niên nói riêng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan Nhà
nước có liên quan trong công tác xây dựng pháp luật. Vì vậy, pháp luật về xử lý hành
chính với người chưa thành niên chưa có một vị trí xứng với yêu cầu. Có thể nói, cho đến
hiện nay một chế định pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên vẫn chưa
hình thành mà mới chỉ dừng lại ở các qui định riêng lẻ và vấn đề “pháp luật về xử phạt
hành chính đối với người chưa thành niên” là một vấn đề đặt ra khá bức thiết hiện nay.
Do đó em chọn đề tài "Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên" với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định đó trong thực tiễn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người chưa thành niên bị áp dụng các biện pháp
xử lý vi phạm hành chính và các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với họ.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi những người chưa thành niên sinh sống tại tỉnh
Quảng Trị bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
1


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu tài liệu, so sánh
đối chiếu, khảo sát bằng câu hỏi, tổng hợp…
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Đề tài gồm có ba
chương:

Chương I: Khái niệm người chưa thành niên, đặc điểm người chưa thành niên
và ảnh hưởng của những đặc điểm đó đến việc quy định các biện pháp xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên.
Chương II: Thực trạng pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên.
Chương III: Thực tiễn áp dụng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy
định pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐÓ ĐẾN VIỆC QUY ĐỊNH
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN.
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1. Khái niệm
"Người chưa thành niên" không phải là một khái niệm mới, nó được sử dụng phổ
biến, đặc biệt là trong các văn bản pháp luật. Bên cạnh khái niệm này chúng ta còn bắt
gặp các khái niệm "vị thành niên", "trẻ em".Vậy các khái niệm này có gì giống và khác
nhau? Những người ở độ tuổi nào thì được coi là người chưa thành niên?
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, năm 2004) thì "thành niên" là đến
tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ; "vị thành
niên" là chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ.
Từ điển Luật học (NXB Bách khoa, Hà Nội 1999) không đưa ra khái niệm "thành
niên" trước mà chỉ đưa ra khái niệm "vị thành niên" (với chú giải là: chưa thành niên) là
người chưa đến tuổi được pháp luật coi là có đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ

và chịu trách nhiệm. Theo đó người chưa đủ 18 tuổi là "vị thành niên".
Trong tiếng Hán "vị" được hiểu là "chưa tới". Như vậy khái niệm "chưa thành niên"
cũng chính là khái niệm "vị thành niên". Với định nghĩa thứ nhất thì việc được pháp luật
công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ở đây chỉ mang nghĩa tương đối
(đầy đủ một cách tương đối). Cá nhân khi đạt đến một độ tuổi nhất định sẽ được coi là
người thành niên và ngược lại được coi là người chưa thành niên, tuy nhiên là người
thành niên không có nghĩa là được hưởng tất cả mọi quyền và phải thực hiện mọi nghĩa
vụ. Ví dụ, Điều 54 Hiến pháp năm 1992 quy định công dân Việt Nam đủ 21 tuổi có quyền
ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy
định công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, một người vừa
đủ 20 tuổi tuy là người đã thành niên nhưng không thể đòi hỏi các quyền ứng cử trên,

3


nhưng cũng không vì thế mà coi họ là người chưa thành niên. Định nghĩa này không xác
định độ tuổi cụ thể.
Từ điển Luật học đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, theo đó "người chưa thành niên" là
người dưới 18 tuổi, tuy nhiên theo định nghĩa này thì khi chưa thành niên sẽ không được
pháp luật coi là có đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm.
Nhưng mỗi ngành luật lại có những quy định khác nhau căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý
của người chưa thành niên, ý thức của họ khi tham gia vào các quan hệ xã hội bị điều
chỉnh bởi những quy phạm của ngành luật đó. Ví dụ, Điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999
quy định: "Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự…", tuy chưa đủ 18 tuổi (chưa coi là thành niên) họ vẫn bị pháp luật
quy định là phải chịu trách nhiệm hình sự; Điều 18 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
"Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa
thành niên". Cũng theo quy định của Bộ luật người chưa thành niên vẫn được tham gia
vào các quan hệ dân sự, mà khi đó họ phải được pháp luật công nhận là có khả năng " sử
dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm"; Điều 119 Bộ luật Lao động 2002 quy

định: "người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi", theo đó Bộ luật
cũng quy định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động chưa thành niên.
Như vậy định nghĩa này là chưa chính xác.
Bên cạnh đó, còn có khái niệm "trẻ em". Theo Công ước về quyền trẻ em 1989:
"Trẻ em là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó có
quy định tuổi thành niên sớm hơn". Tại Điều 11 Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp
quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do năm 1990 đã quy định:
"Những người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi". Có thể thấy qua hai văn bản pháp
lý quốc tế trên, khái niệm "trẻ em" và khái niệm "người chưa thành niên" đều để chỉ
người dưới 18 tuổi.
Lại có ý kiến cho rằng, theo pháp luật Việt Nam thì khái niệm "trẻ em" và khái niệm
"người chưa thành niên" có sự khác nhau với dẫn chứng Bộ luật Dân sự Việt Nam năm
2005 quy định: "Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên", còn Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em được quy định trong Luật này là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi" (Điều 1). Theo đó, khoảng cách giữa "trẻ em" và "người chưa
thành niên" là khoảng cách 2 năm.
Về độ tuổi của người chưa thành niên, có rất nhiều ý kiến khác nhau như: người
chưa thành niên là người ở độ tuổi 14 đến 17 tuổi (Spranger); từ 11 đến 15 tuổi (Bromlei);
từ 12 đến 15 tuổi (J. Piagie) hay có sự phân biệt giữa nam và nữ như: nam là từ 14 đến 16

4


tuổi, nữ là 11 đến 13 (Buhler); nam 12 đến 17 tuổi, nữ là 12 đến 15 tuổi (Grimn)…[6,
tr.60].
Có thể thấy rằng, việc xác định độ tuổi người chưa thành niên là rất khó, không thể
đồng nhất hai khái niệm "người chưa thành niên" và "trẻ em", cũng không nên xem khái
niệm nào có nội hàm rộng hay hẹp hơn. Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất cho rằng
giới hạn độ tuổi cao nhất của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi. Chúng tôi cho rằng
không nhất thiết phải có một khái niệm cụ thể về người chưa thành niên, chỉ cần xác định

người chưa thành niên bao gồm những người ở lứa tuổi nào? hợp lý nhất đó là những
người ở độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi, bởi đây là giai đoạn mà theo tâm lý học thì tâm
sinh lí của người chưa thành niên được thể hiện rõ nhất. Mặt khác, khi nghiên cứu về các
biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, theo Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính 2002, Điều 7 quy định về Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành
chính thì: "người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo",
"người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì bị áp dụng hình thức xử
phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12", và người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi có
thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
cũng không có một điều nào quy định cụ thể người chưa thành niên là người ở độ tuổi nào
nhưng có thể thấy đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính là những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Như vậy, có thể kết luận người chưa thành niên là người từ đủ 12 tuổi đến dưới
18 tuổi.
2. Đặc điểm
Dưới góc độ tâm lí học, con người phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau, mà mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm tâm sinh lí riêng, đặc trưng cùng với tác
động bên ngoài làm hình thành những những hành vi ứng xử khác nhau. Giai đoạn chưa
thành niên là giai đoạn có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả quá trình phát triển và hoàn
thiện ấy. Nghiên cứu người chưa thành niên qua các đặc điểm về tâm lí, sinh lí sẽ giúp
chúng ta lí giải được cơ sở khoa học của những quy định pháp luật nói chung và của Pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính nói riêng đối với đối tượng này. Sau đây là một vài đặc
điểm đặc trưng về tâm sinh lí của người chưa thành niên.
Người chưa thành niên gồm những người ở độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi. Cần
phải nói rằng, tuổi chỉ có ý nghĩa là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của con
người. Với người chưa thành niên, họ cần có thời gian chuẩn bị về mọi mặt để chuyển
sang một giai đoạn mới: giai đoạn trưởng thành (để lớn lên về cơ thể, mở rộng quan hệ xã

5



hội, tích luỹ tri thức, phương thức hoạt động…). Tuổi không quy định trực tiếp sự phát
triển nhân cách. Tuổi có thể phù hợp với trình độ phát triển tâm lí của con người, tuổi
cũng có thể đi chậm hơn hoặc đi nhanh hơn là còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh
xung quanh. Tuy nhiên người chưa thành niên sống trong hoàn cảnh nào cũng có những
đặc điểm chung, đặc trưng cho lứa tuổi. Đó là đặc điểm của một giai đoạn mà cách gọi
thôi cũng cho thấy tính phức tạp và tầm quan trọng của nó: "thời kì quá độ" (chưa phải là
người lớn cũng không còn là trẻ con), "tuổi khủng hoảng" (cả về sinh lí lẫn tâm lí), "tuổi
khó bảo" (các em ở độ tuổi này trở nên bướng bỉnh và khó bảo), "tuổi bất trị"…
2.1. Đặc điểm sinh lí
Thời kì này, cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều, biểu hiện bên ngoài
là các em lớn lên trông thấy. Tuỳ thuộc vào độ tuổi, ngay trong cùng giai đoạn mà sự phát
triển giữa nam và nữ là khác nhau, như cùng trong giai đoạn chưa thành niên nhưng ở độ
tuổi 12-13, các em nữ phát triển hơn các em nam về hình dáng thì ở độ tuổi 14-15, cơ thể
các em nam lại phát triển hơn. Tuy nhiên ở cả nam và nữ đều có những đặc điểm chung
của lứa tuổi.
Sự phát triển của hệ xương mà chủ yếu là sự phát triển của xương tay, xương chân
rất nhanh nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Do đó, cơ thể phát triển
không cân đối khiến các em trở nên lóng ngóng, vụng về và hay làm đổ vỡ…
Sự phát triển của hệ thống tim mạch không cân đối khiến các em dễ rơi vào tình
trạng rối loạn tạm thời với những biểu hiện như: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu. Những
biểu hiện này diễn ra không lâu nhưng lại thường xuyên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của người chưa thành niên.
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động
thần kinh làm cho các em dễ xúc động, hay bực tức hay nổi nóng, do đó các em hay có
những phản ứng mạnh mẽ và gay gắt về những người xung quanh, về những việc mà các
em cảm thấy không hài lòng.
Hệ thần kinh chưa có khả năng chịu được những kích thích mạnh và kéo dài, dẫn
đến cảm giác ức chế, uể oải, thờ ơ, lãnh đạm, tản mạn khiến các em đôi khi cư xử không
đúng với bản chất của mình, nghiêm trọng hơn là có những hành vi vi phạm đạo đức xã

hội và đặc biệt là vi phạm pháp luật.
Một đặc điểm sinh lí đặc trưng nữa của người chưa thành niên đó là sự phát dục, đây
là dấu hiệu cho thấy rõ ràng nhất sự lớn lên của các em. Điều này làm xuất hiện ở các em
nhiều biểu hiện mới như nhu cầu giao tiếp với bạn bè, đặc biệt là với bạn bè khác giới.
Các em trưởng thành hơn về mặt cơ thể, nhưng nhận thức vẫn còn hạn chế.

6


Chính những đặc điểm về sinh lí ảnh hưởng đến những đặc điểm về tâm lí, từ đó
quyết định đến hành vi của người chưa thành niên.
2.2. Đặc điểm tâm lí
Song song với sự phát triển về sinh lí, ở người chưa thành niên đã bắt đầu hình
thành sự "tự ý thức" với các câu hỏi: mình như thế nào? mình đang làm gì? có những ai
quan tâm đến mình?…Quá trình này diễn ra dần dần, cùng với diễn biến tâm lí phức tạp,
dễ xúc động, dễ bị kích động, chợt vui, chợt buồn, tình cảm bồng bột, hăng say, hoạt động
thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, do đó khiến
các em không thể tự kiềm chế nổi bản thân khi gặp tình huống bất ngờ. Điều này sẽ dẫn
đến những lỗi không đáng mắc phải, kể cả việc vi phạm pháp luật.
Do có thể tự ý thức về bản thân, các em cũng có thể nhận thấy sự thay đổi về sinh lí
của mình và đôi khi các em có thái độ, tâm lí khó chịu với chính những thay đổi đó. Các
em biết những việc nào thì được phép làm, những việc nào không nhưng vẫn làm theo
cách của mình với những lý do rất riêng. Do đó, khi mắc lỗi, thay vì nhìn nhận thẳng vào
vấn đề để sửa chữa khắc phục thì các em lại cố che dấu, thể hiện ra cử chỉ điệu bộ ở bên
ngoài không tự nhiên, tỏ ra mạnh dạn, can đảm để người khác không chú ý đến mình; hay
chỉ vì một hành động chế giễu, mỉa mai về hình thể dáng vẻ đi lại bên ngoài cũng gây cho
các em những phản ứng mạnh mẽ…
Các em luôn muốn bộc lộ cá tính, tự khẳng định mình, muốn nhanh chóng được trở
thành người lớn và cố gắng để được đối xử như người lớn, do đó hay phóng đại năng lực
bản thân mình…nhưng thực chất kết thúc giai đoạn chưa thành niên các em mới chỉ phát

triển khá hoàn thiện về mặt sinh lí, còn quá trình nhận thức vẫn chưa đầy đủ. Nhận thức
về xã hội, đạo đức, pháp luật… còn hạn chế, đặc biệt là nhận thức về pháp luật. Đôi khi
những nhận thức quan điểm về pháp luật không được hình thành hoặc có nhưng bị lệch
lạc theo cách hiểu chủ quan của các em.
Mặc dù sống độc lập hơn và muốn tỏ ra mình là người lớn nhưng các em ở độ tuổi
này vẫn cần có sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, bởi những khó khăn, rắc rối về mặt
tâm lí, sinh lí là không tránh khỏi. Cha mẹ phải là người hiểu rõ điều đó để quan tâm cho
đúng mức, sao cho các em vẫn có thể phát huy được tính độc lập của mình nhưng không
thể tách rời sự quản lý chặt chẽ cần thiết của cha mẹ.
Khi trở thành đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thì những đặc điểm
tâm sinh lí trên phải được xem xét để pháp luật có những quy định phù hợp, đảm bảo việc
bảo vệ hiệu quả nhất những quyền lợi của đối tượng "đặc biệt" này.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH

7


NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
Pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng có
những quy định rất đặc thù với đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Tiêu biểu phải kể đến Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, là một đạo luật chỉ
quy định những vấn đề liên quan đến trẻ em, trong đó có cả người chưa thành niên, gồm
những quy định chung, những quy định về quyền và nghĩa vụ của trẻ em cũng như của
những đối tượng liên quan đảm bảo mang lại cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất: "Các
quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện" (khoản 1 Điều 6); "Gia đình, Nhà
nước và xã hội có trách nhiệm bảo vê tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ
em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em" (khoản 1 Điều 26)…
Trong Bộ luật hình sự 1999, chương X là chương quy định riêng với người chưa
thành niên, gồm các quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm

tội: "Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng các
hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào
tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc
phòng ngừa tội phạm" (khoản 2 Điều 69), hoặc "không xử phạt tù chung thân hoặc tử
hình đối với người chưa thành niên phạm tội" (khoản 5 Điều 69); hay quy định về hình
phạt tiền: "mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai
mức tiền phạt mà điều luật quy định"…
Trong Bộ luật Lao động, khi quy định về thời giờ làm việc của người lao động chưa
thành niên thì "Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá
bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần" (khoản 1 Điều 122), trong khi đối với người lao
động đã thành niên thời gian đó là "không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong
một tuần" (khoản 1 Điều 68), quy định như vậy để đảm bảo tránh ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển về thể lực và trí lực của người chưa thành niên, tránh tình trạng người chưa
thành niên bị lạm dụng sức lao động.
Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý"
(khoản 1 Điều 20)…
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng có những quy định riêng đối với người
chưa thành niên vi phạm hành chính, không phải bất kì người chưa thành niên nào cũng bị
áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, họ chỉ có thể bị áp dụng các biện pháp
đó khi thoả mãn một số điều kiện nhất định, gồm: thứ nhất, phải đạt đến một độ tuổi nhất

8


định; thứ hai, có khả năng nhận thức và có khả năng điều khiển hành vi; thứ ba, họ phải
thực hiện hành vi trái pháp luật mà theo quy định bị áp dụng cưỡng chế hành chính. Khi
họ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thì việc áp dụng cũng có những điểm
khác biệt với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế này đối với người đã thành niên.
- Phần lớn người chưa thành niên còn sống phụ thuộc vào gia đình, họ không có tài

sản riêng, quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải phù hợp với những đặc
điểm đó để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng. Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính 2002 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị
phạt cảnh cáo, khác với trước đây quy định là phạt tiền dến 50.000 đồng, người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính mà bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức tiền
phạt đối với họ không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên. Biện
pháp xử phạt với người chưa thành niên chỉ mang tính chất răn đe, giáo dục là chính, ở độ
tuổi đủ 14 đến dưới 16, việc quy định hình thức phạt tiền là không cần thiết, bởi những
người chưa thành niên không có khả năng để chấp hành biện pháp xử phạt này, thường thì
cha mẹ họ là những người có trách nhiệm nộp thay. Điều đó sẽ không có tác dụng nhiều
đến nhận thức của họ, bởi vốn có nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, họ được cha mẹ thực
hiện thay sẽ không thể hiểu được mục đích chính của việc áp dụng xử phạt vi phạm hành
chính đối với họ là răn đe, giáo dục. Còn ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18, các em đã có thể
có nhận thức đầy đủ hơn, việc phạt cảnh cáo với các em đôi khi lại chưa đủ, cần phải áp
dụng hình thức xử phạt cao hơn là phạt tiền.
- Chỉ riêng những đặc điểm tâm sinh lí chưa đủ để dẫn đến những hành vi vi phạm
pháp luật, chính những yếu tố bên ngoài từ phía gia đình, bạn bè và xã hội khi có tác động
tiêu cực đến khả năng nhận thức của các em khiến các em thực hiện những hành vi vi
phạm pháp luật. Pháp luật cũng tính đến cả những yếu tố này khi quy định biện pháp
cưỡng chế đối với người chưa thành niên.
Trong mối quan hệ với gia đình mà cụ thể là mối quan hệ với cha mẹ, sự hiểu biết
của cha mẹ về những thay đổi tâm sinh lí của con chưa thành niên có ý nghĩa rất quan
trọng. Tuy nhiên, sự hiểu biết này mới chỉ dừng lại ở những thay đổi bên ngoài, được thể
hiện rõ nét trong một thời gian dài; còn những thay đổi tâm sinh lí có tính chất bên trong
thì cha mẹ ít quan tâm hơn. Do đó khi ý thức của người chưa thành niên bị lệch lạc dẫn
đến vi phạm pháp luật, cha mẹ họ thường cho rằng nguyên nhân là do chính bản thân
chúng gây ra, họ không hề phải chịu trách nhiệm về điều đó, rất nhiều trong số đó bỏ mặc
và không quan tâm đến đời sống của con ở lứa tuổi này. Khi thiếu vắng tình cảm của cha
mẹ, người chưa thành niên chỉ còn tìm thấy sự cân bằng, an ủi của những người thân khác


9


trong gia đình, họ hàng và bạn bè. Tuy nhiên điều đó không phải lúc nào cũng có thể
mang lại cảm giác thanh thản, yên ổn thật sự và có thể thay thế tình cảm giữa cha mẹ và
con cái trong gia đình. Khi đó, các em nhanh chóng tìm đến sự giải toả tâm lí bằng những
hành động thể hiện sự nông nổi, bồng bột của người chưa thành niên. Có thể đưa ra một
ví dụ về trường hợp của Trương Hữu Thân. Sinh năm 1992 tại Phong Điền (Thừa Thiên
Huế), Thân vốn là một cậu bé ngoan ngoãn sống hiếu thuận cùng gia đình. Nhưng sau đó
bố mẹ Thân chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống. Không còn sự quan tâm,
chăm sóc của bố mẹ, Thân dần bê trễ học hành và bước vào con đường ham mê cờ bạc rồi
trộm cắp vặt từ khi chưa đầy 12 tuổi. Sau đó, lại được gửi đến cho ông bà nội quản lí.
Không dạy nổi cháu, mỗi lần đi đâu vắng ông nội lại đào một cái hố rồi chôn đứng đứa cháu
12 tuổi xuống, khi về lại đào lên. Sự việc kéo dài cho đến một đêm, thấy ông nội đã ngủ say
và biết dưới gối của ông có 275.000 đồng Thân nghĩ đến chuyện lấy cắp, bị ông nội tỉnh dậy,
phát hiện, tát mấy cái vào mặt, Thân lẳng lặng bỏ đi ngủ nhưng đến 3 giờ sáng Thân đã dùng
búa bổ củi bổ nhiều nhát vào mặt ông khiến ông chết ngay tại chỗ. Hành vi của Thân là do cố
ý nhưng ở độ tuổi này Thân chưa thể ý thức được sự cố ý của mình. Chính hoàn cảnh gia
đình (bố mẹ mải mê kiếm tiền, không quan tâm để ý; ông nội ngược đãi) là nguyên nhân dẫn
đến hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Thân. Có rất nhiều người chưa thành niên
chịu tác động tiêu cực từ chính gia đình dưới nhiều góc độ khác nhau. Do đó, hành vi của
Thân đã có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng (quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình
sự) nhưng căn cứ vào đặc điểm nhân thân, Thân không phải chịu trách nhiệm hình sự,
thay vào đó bị áp dụng một trong những biện pháp xử lý vi phạm hành chính là đưa vào
trường giáo dưỡng.
Bạn bè và những tác động bên ngoài xã hội cũng là những yếu tố ảnh hưởng không
nhỏ đến người chưa thành niên, họ rất dễ bị bạn bè lôi kéo, kích động, bất kì điều gì mới
lạ diễn ra xung quanh cũng khiến họ thấy tò mò tìm hiểu trong khi nhận thức đúng đắn
chưa được hình thành một cách vững chắc. Những lúc đó họ thậm chí không thể nhận
thức được hành vi của mình là đúng hay sai. Ví dụ, một cậu bé tên Tứ, sinh năm 1991,

quê ở Bình Định, khi chỉ mới vừa 14 tuổi, đã phải vào trường giáo dưỡng cải tạo 24 tháng
về tội hiếp dâm và giết người. Chỉ vì muốn "thử" một hành động như người lớn, Tứ đã
hiếp dâm một bé gái nhà hàng xóm mới chỉ lên 2. Với những trường hợp đó, việc quy
định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế không thể như với người thành niên, do vậy có
thể hành vi của họ đã có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng thì căn cứ vào độ tuổi, vào các yếu tố nhân thân, người chưa thành niên cũng không
phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính, cụ thể Pháp lệnh

10


xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định: "Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện
hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại Bộ luật hình sự" là một trong những đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lí hành
chính khác là đưa vào trường giáo dưỡng (điểm a khoản 2 Điều 24) hoặc chỉ áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với "Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình
sự" (điểm a khoản 2 Điều 23) mà không truy cứu trách nhiệm hình sự với đối tượng này.
- Người chưa thành niên luôn cần được giúp đỡ về mọi mặt, ngay cả khi họ vi phạm
pháp luật. Đôi khi họ cũng là người bị tổn thương do thực hiện chính những hành vi vi
phạm của mình, "người bán dâm có tính chất thường xuyên" là một ví dụ. Với lí do đó,
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh áp
dụng với người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên và người bán dâm có tính chất thường
xuyên từ đủ 16 tuổi. Đặc biệt Pháp lệnh còn quy định cơ sở chữa bệnh phải tổ chức khu
vực dành riêng cho người dưới 18 tuổi, quy định đó là căn cứ vào đặc điểm riêng của
người chưa thành niên là những người cần chăm sóc đặc biệt hơn. Tại đây họ được lao
động, được học văn hoá, học nghề và chữa bệnh.
- Cũng do những đặc điểm riêng về tâm sinh lí, những hạn chế về nhận thức, Pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính quy định không áp dụng một số biện pháp cưỡng chế đối
với người chưa thành niên; khoản 2 Điều 25: "…Không đưa vào cơ sở giáo dục người

chưa đủ 18 tuổi…", khoản 2 Điều 27: "Không áp dụng quản chế hành chính đối với
người dưới 18 tuổi" (hiện nay, theo Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính, biện pháp quản chế hành chính đã bị bãi bỏ).
Qua phân tích trên có thể thấy những đặc điểm về tâm sinh lí của người chưa thành
niên có ảnh hưởng rất quan trọng đến quy định pháp luật nói chung và pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính nói riêng. Hiện tại và lâu dài, chúng ta cần phải dựa vào những đặc
điểm này để xây dựng và ngày càng hoàn thiện quy định của pháp luật, đảm bảo được
mục đích của pháp luật là phòng ngừa, ngăn chặn, giáo dục những người có hành vi vi
phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

11


I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN
PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Trải qua 40 năm kể từ khi những quy định đầu tiên về xử lý vi phạm hành chính ra
đời, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã và đang được xây dựng ngày càng hoàn
thiện hơn về mặt nội dung cũng như hình thức pháp lý. Tuy nhiên những quy định về xử
lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên chỉ thực sự ra đời vào năm 1977 với
Điều lệ xử phạt vi cảnh được ban hành kèm theo NĐ 143/CP ngày 27/05/1977.
Trước đó, ngày 18/02/1967 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 217 TTg/NC về
tổ chức lại các trường giáo dục thiếu niên hư, trường phổ thông công nghiệp là tiền thân
của trường giáo dưỡng ngày nay. Đối tượng của quyết định này là những người chưa
thành niên có hành vi nguy hại cho xã hội và lưu manh chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây lại
là những đối tượng phạm pháp hình sự.
Điều lệ xử phạt vi cảnh là văn bản đầu tiên quy định có hệ thống về xử phạt vi phạm
hành chính. Trong đó, Điều 6 quy định: "Đối với người dưới 14 tuổi thì giáo dục rồi báo

cho cha mẹ hay người có trách nhiệm nuôi dạy biết, yêu cầu họ phải thi hành trách nhiệm
quản lý giáo dục con em họ. Đối với người từ đủ 14 đến 16 tuổi thì nặng nhất là phạt tiền,
đối với người từ đủ 16 đến 17 tuổi không có tài sản riêng, cha mẹ hay người có trách
nhiệm nuôi dưỡng phải nộp thay".
Như vậy đối tượng bị phạt vi cảnh là người từ đủ 14 tuổi trở lên, cụ thể là: từ đủ 14
đến 16 tuổi thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền; từ đủ 16 đến 17 tuổi có thể bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền hoặc phạt lao động công ích, phạt giam như với người lớn. Cần phải
chú ý rằng, Điều lệ xử phạt vi cảnh chỉ quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Với một phạm vi điều
chỉnh không rộng như vậy thì những quy định đối với người chưa thành niên chưa nhiều
và chưa cụ thể.
Sau một thời gian khá dài, ngày 30/11/1989, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp
lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ
ngày 1/1/1990 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện chế định pháp luật về trách nhiệm hành chính. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật
Việt Nam, việc quy định những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc về xử phạt vi phạm
hành chính được thể hiện tập trung trong một văn bản, làm cơ sở để xây dựng những văn
bản quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt trong các lĩnh
vực quản lý nhà nước. Đặc biệt những quy định đối với người chưa thành niên cũng được

12


kế thừa và phát huy. Điều 29 của Pháp lệnh quy định về xử phạt đối với người chưa thành
niên như sau:
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi
phạm hành chính do mình gây ra. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị phạt đối với
những vi phạm hành chính thực hiện do cố ý; hình thức và mức phạt đối với họ là cảnh
cáo hoặc phạt tiền đến 10.000 đồng. Đối với người dưới 14 tuổi thì không xử phạt mà áp
dụng biện pháp giáo dục. Trong trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt

thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay. Quyết định xử phạt với người chưa
thành niên khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm.
Sau hơn năm năm thực hiện, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã
hội, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính không còn phù hợp với thực tiễn áp dụng. Do
đó, ngày 06/07/1995 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính thay thế cho Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày
01/08/1995. Ngoài việc quy định về các biện pháp xử phạt, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 1995 còn quy định về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Đây
là điểm mới hoàn toàn so với những quy định trước. Để thi hành pháp lệnh này Chính phủ
đã ban hành 45 nghị định quy định cụ thể về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước và 5 nghị định ban hành các quy chế quy định chi tiết trình tự,
thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Ngoài ra còn một khối lượng lớn
những thông tư, chỉ thị hướng dẫn thi hành những quy định của Pháp lệnh nhưng nhìn
chung các quy định cụ thể về biện pháp xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành
niên không nhiều. Điều 5 Pháp lệnh quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính,
mà người chưa thành niên là một trong những đối tượng đó: "Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ
16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây
ra (điểm a khoản 1). Quy định này được kế thừa từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
năm 1989. Điều 6 quy định riêng về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính,
trong đó mức phạt tiền đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã
được nâng lên mức cao hơn từ 10.000 đồng thành 50.000 đồng, mức phạt tiền đối với
người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định là thấp hơn so với mức
phạt đối với người thành niên mặc dù không quy định là thấp hơn bao nhiêu. Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính năm 1995 còn quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
người chưa thành niên do hành vi vi phạm hành chính gây ra: "Người chưa thành niên khi
vi phạm hành chính gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật"

13



(khoản 2 Điều 6). Cha mẹ và người giám hộ vẫn phải có trách nhiệm nộp phạt thay khi
người chưa thành niên không có tiền nộp phạt. Việc quy định thêm những biện pháp xử lý
hành chính khác bên cạnh các biện pháp xử phạt hành chính như trong Pháp lệnh xử phạt
vi phạm hành chính năm 1989 đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc ngăn chặn,
phòng ngừa vi phạm hành chính, đặc biệt là vi phạm hành chính do người chưa thành niên
gây ra. Có năm biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chỉ có hai biện pháp được áp
dụng đối với người chưa thành niên là giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường
giáo dưỡng. Còn các biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản
chế hành chính không được áp dụng đối với người chưa thành niên.
Tiếp tục kế thừa và hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời thay thế cho Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 1995 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày
02/07/2002, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2002. Pháp lệnh mới ra đời có ý
nghĩa cả về thực tiễn và lý luận, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực
tế áp dụng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995, ngày càng nâng cao, phát huy hiệu
quả xử lý vi phạm, có tác dụng giáo dục ý thức pháp luật đối với những người có hành vi
vi phạm hành chính và cả những người không có hành vi vi phạm hành chính. Nhìn
chung, những quy định đối với người chưa thành niên có nhiều điểm mới để phù hợp hơn
với đối tượng này, như quy định không áp dụng hình thức phạt tiền với người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính, đối tượng này chỉ bị phạt cảnh
cáo. Với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì mức phạt tiền đối với
họ được quy định cụ thể hơn là "không quá một phần hai mức phạt đối với người thành
niên". Về các biện pháp xử lý hành chính khác, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính vẫn
quy định có năm biện pháp xử lý hành chính khác, trong đó có ba biện pháp được áp dụng
với người chưa thành niên, gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo
dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh thay vì chỉ có hai biện pháp được áp dụng với người
chưa thành niên như ở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (giáo dục tại xã,
phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng). Đặc biệt biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn được quy định cụ thể tại Điều 23 với bốn nhóm đối tượng, không quy

định chung chung như Điều 21 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 là: "Người
nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma tuý, người mại dâm nhưng chưa đến mức đưa vào cơ
sở chữa bệnh thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…". Ngoài ra còn có
những quy định mới khác như hạ độ tuổi đưa vào cơ sở chữa bệnh với người bán dâm có

14


tính chất thường xuyên từ đủ 18 tuổi xuống còn từ đủ 16 tuổi, bổ sung các biện pháp ngăn
chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính trong đó có quy định
áp dụng đối với người chưa thành niên.
II. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Biện pháp xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên theo pháp luật hiện
hành được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản
hướng dẫn có liên quan.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là kết quả của một quá trình lâu dài
không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật, với mục đích "để đấu tranh phòng
ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước". Pháp lệnh gồm có 10
chương với 124 điều, trong đó ngoài những quy định chung áp dụng cho cả người chưa
thành niên, còn có các quy định riêng áp dụng với đối tượng này như Điều 7- Xử lý người
chưa thành niên vi phạm hành chính, Điều 24 - Đưa vào trường giáo dưỡng. Từ khi Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời đã có rất nhiều các nghị định hướng dẫn
chi tiết việc thực hiện những quy định của Pháp lệnh, trong đó có các nghị định như Nghị
định số 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính ban hành ngày 14/11/2003; Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định
việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng ban hành ngày

24/11/2003; Nghị định số 163/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn ban hành ngày 19/12/2003; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP quy
định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở
chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người
chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh ban hành ngày 10/06/2004…
Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh quy định: "Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi
phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác". Tuy nhiên không phải mọi
biện pháp xử lý vi phạm hành chính đều được áp dụng với người chưa thành niên.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là hoạt động của các chủ
thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm
hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

15


Người chưa thành niên khi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một trong những
hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền.
1. Phạt cảnh cáo
Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: "Cảnh cáo được
áp dụng với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ
hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản".
Theo quy định trên thì đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt
cảnh cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đối với người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều 6 của Pháp lệnh quy định: " Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý".
Như vậy, những người ở độ tuổi này bị phạt cảnh cáo khi thoả mãn các điều kiện: thứ
nhất, thực hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính; thứ hai, thực hiện hành vi đó do lỗi cố ý. Đối với người chưa thành niên từ đủ

16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt cảnh cáo nếu "vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình
tiết giảm nhẹ" (Điều 13), tuy nhiên việc xác định như thế nào là "vi phạm hành chính
nhỏ" thì lại không có căn cứ, tiêu chí rõ ràng, còn các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại
Điều 8 của Pháp lệnh. Theo đó người chưa thành niên dưới 14 tuổi không bị áp dụng hình
thức phạt cảnh cáo trong mọi trường hợp.
Thẩm quyền xử phạt cảnh cáo được quy định tại chương IV của pháp lệnh tuỳ thuộc
vào mức độ vi phạm và lĩnh vực quản lý của các chủ thể có thẩm quyền.
Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo là thủ tục đơn giản (chỉ ra quyết định xử
phạt, không lập biên bản).
2. Phạt tiền
Hình thức phạt tiền được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh, với mức phạt tiền là từ
5.000 đồng đến 500.000.000 đồng, dựa vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối
đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng hình thức xử phạt này là người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính mà không thuộc những trường hợp bị xử phạt
cảnh cáo. Mức tiền phạt cao nhất áp dụng với đối tượng này là 250.000.000 đồng do "Khi
phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với
người thành niên". Pháp lệnh quy định không áp dụng hình thức phạt tiền đối với người
chưa thành niên dưới 16 tuổi. Đây là điểm mới của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Người chưa thành niên

16


từ đủ 16 tuổi được coi là đã có khả năng nhận thức đầy đủ hơn về hành vi của mình, khi
vi phạm hành chính do họ gây ra không phải là những "vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu,
có tình tiết giảm nhẹ", có nghĩa là họ đã nhiều lần vi phạm, hoặc những vi phạm này gây
ra hậu quả lớn mà không có tình tiết giảm nhẹ, thì việc phạt cảnh cáo chỉ mang tính chất
răn đe không thể phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hành
chính, do đó họ phải bị áp dụng hình thức xử phạt cao hơn là phạt tiền. "Nếu người chưa

thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay", việc
quy định như vậy buộc cha mẹ hoặc người giám hộ phải có trách nhiệm nhiều hơn với
người chưa thành niên là con hoặc là người được mình giám hộ.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng hình thức xử phạt tiền được quy định tại chương
IV của Pháp lệnh.
Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt tiền là thủ tục đơn giản (trong trường hợp phạt
tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng), và thủ tục xử phạt có lập biên bản (trong trường
hợp phạt tiền từ trên 100.000 đồng trở lên).
3. Các hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài hai hình thức xử phạt chính trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm người
chưa thành niên còn có thể bị áp dụng một trong những hình thức xử phạt bổ sung: "tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề" hoặc "tịch thu tang vật, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính". Đây là những hình thức xử phạt bổ sung, vì vậy chúng
không được áp dụng một cách độc lập mà luôn được áp dụng kèm theo với hình thức xử
phạt chính. Cụ thể:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 16: " Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không có thời hạn được
áp dụng đốí với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề…".
Người chưa thành niên có thể là đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt này. Theo
quy định tại Điều 22, Bộ luật Lao động 2002: "Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất
phải được 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và
phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề theo học". Sau khi học nghề họ có thể
được cấp chứng chỉ nghề. Cần phân biệt chứng chỉ nghề này với giấy phép, chứng chỉ
hành nghề quy định tại Điều 16 Pháp lệnh vì theo quy định hướng dẫn áp dụng tại Điều
11 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP, trong đó chỉ rõ: "Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là
các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động hành

17



nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định".
Vậy người chưa thành niên có giấy phép, chứng chỉ hành nghề nếu "vi phạm nghiêm
trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề" có thể bị tước giấy phép, chứng
chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,
người chưa thành niên không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng
chỉ hành nghề. Tuy nhiên trong thực tế, biện pháp này rất ít bị áp dụng với đối tượng
người chưa thành niên.
Khi tiến hành tước quyền sử dụng giấy giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người
chưa thành niên, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo trình tự thủ tục quy định tại
Điều 59 của Pháp lệnh.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại
Điều 17 Pháp lệnh: "Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến
vi phạm hành chính".
Khi áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên cần phân biệt: những tang vật, phương
tiện thuộc sở hữu của người chưa thành niên hoặc không thuộc sở hữu của người chưa
thành niên nhưng việc họ có được phương tiện, tang vật đó là do lỗi của chủ sở hữu thì bị
tịch thu, sung vào công quỹ nhà nước; những tang vật, phương tiện không thuộc sở hữu
của người chưa thành niên, có được do chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì phải trả lại cho
chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp; "…trường hợp tang vật là văn
hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con
người, vật nuôi cây trồng thì bị xử lý theo quy định của khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh "
(khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
4. Các biện pháp khắc phục hậu quả, ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo
đảm việc xử lý vi phạm hành chính
4.1. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Người chưa thành niên khi vi phạm hành chính cũng có thể bị áp dụng một hoặc

nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh. Các biện
pháp này không phải là những hình thức xử phạt hay biện pháp xử lý hành chính khác, nó
được áp dụng nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
trong thực tế, gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (Điều18);

18


- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra (Điều 19);
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm,
phương tiện (Điều 20);
- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng,
văn hoá phẩm độc hại (Điều 21).
Người chưa thành niên vi phạm hành chính có thể có khả năng chấp hành các biện
pháp khắc phục hậu quả hoặc không, trong trường hợp họ không có khả năng chấp hành
các biện pháp trên thì cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có trách nhiệm,
để đảm bảo khắc phục phần nào những thiệt hại về quyền, lợi ích, tài sản của cá nhân, tổ
chức do vi phạm hành chính của người chưa thành niên gây ra. Tuy nhiên, ngoài việc quy
định: "Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật" (khoản 3 Điều 7), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như
những văn bản hướng dẫn khác không quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả với đối tượng này.
4.2. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm
hành chính
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành
chính được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để
bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, gồm:

- Tạm giữ người (Điều 44);
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 46);
- Khám người (Điều 47);
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật (Điều 48);
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 49);
- Bảo lãnh hành chính (Điều 50);
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục
trục xuất (Điều 51);
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sử
giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn (Điều 52).
Ngoài những quy định chung của Pháp lệnh về việc áp dụng từng biện pháp trên thì
đối với người chưa thành niên Pháp lệnh cũng có những quy định riêng, cụ thể.
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính: trường hợp tạm giữ người chưa thành niên
vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải

19


thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó biết. Người
chưa thành niên là những người chịu sự quản lý chặt chẽ của cha mẹ, cha mẹ họ trong
nhiều trường hợp phải chịu trách nhiệm gián tiếp về những vi phạm hành chính do người
chưa thành niên gây ra nên việc thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người
chưa thành niên biết là quy định phù hợp.
Bảo lãnh hành chính: là một biện pháp mới được quy định so với Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 1995, theo đó nếu đối tượng là người chưa thành niên thì trách
nhiệm bảo lãnh hành chính được giao cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Cha mẹ hoặc
người giám hộ của người chưa thành niên sẽ nhận quản lý, giám sát người chưa thành
niên vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét,
quyết định việc áp dụng các biện pháp này nếu người chưa thành niên có nơi cư trú nhất

định. Điều này nhằm ngăn chặn không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và đảm
bảo sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu. Truy tìm đối tượng đã có
quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn được áp
dụng với người chưa thành niên để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp xử lý hành
chính khác với đối tượng này.
Trong các biện pháp trên thì biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật
Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không áp dụng với người chưa thành niên
vi phạm pháp luật. Do người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, người
chưa thành niên là đối tượng của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính phải là công dân
Việt Nam.
Các biện pháp còn lại áp dụng với người chưa thành niên như áp dụng với người
thành niên.
Như vậy, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung,
những quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần
đáng kể vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên.
CHƯƠNG III:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

20


I. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời đánh dấu một bước phát triển
quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính. Tuy nhiên, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành

niên chỉ được quy định rải rác, không có hệ thống, trong khi thực tiễn tình hình người
chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Do đó, việc áp dụng các quy định
pháp luật đối với đối tượng này, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng gặp không ít
khó khăn, vướng mắc.
Do nhận thức chưa đúng đắn về những hành động của mình, do ý thức pháp luật
chưa cao mà người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Trong những
năm gần đây, quy định pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên tương đối phù hợp và đã góp phần tích cực vào việc ngăn chặn tình
hình trên. Thực tế cho thấy, chỉ có các hình thức xử phạt chính được áp dụng nhiều đối
với người chưa thành niên, còn các hình thức xử phạt bổ sung ít được áp dụng đối với đối
tượng này, nhất là khi các biện pháp xử phạt bổ sung lại nặng hơn so với biện pháp xử
phạt chính.
Việc quy định chỉ phạt cảnh cáo đối với mọi vi phạm hành chính do cố ý của người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, trong trường hợp họ vi phạm nhiều lần nhưng không rơi vào các trường hợp
bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác thì vẫn chỉ bị phạt cảnh cáo, nếu không
xử lý nghiêm minh sẽ dẫn đến thái độ coi thường pháp luật, không những không ngăn
chặn được họ vi phạm pháp luật mà còn làm gia tăng vi phạm pháp luật ở những đối
tượng này.
Ở một số lĩnh vực quản lý nhà nước, thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Cụ thể trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, người chưa thành niên vi phạm quy định luật giao thông đường bộ ngày
càng tăng về số lượng và mức độ. Những vi phạm thường gặp ở người chưa thành niên
như đi không đúng phần đường quy định, đi xe dàn hàng ngang, tụ tập dưới lòng đường,
chở người vượt quá quy định…đặc biệt là nạn đua xe trái phép. Trong thời gian qua
những hành vi này không những gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến những người
tham gia giao thông khác mà còn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Với những vi
phạm đó, việc chỉ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với người chưa

21



thành niên không phát huy hết hiệu quả ngăn chặn cũng như phòng ngừa, đấu tranh chống
những hành vi vi phạm tương tự. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một
trong những nguyên nhân chính là việc xử lý vi phạm luật giao thông đường bộ của cảnh
sát giao thông còn hạn chế. Thực tế cho thấy, những người có thẩm quyền xử phạt (cảnh
sát giao thông) nhiều lần thấy lỗi của người chưa thành niên mà không xử phạt. Đó có thể
là do những tác động khách quan như số lượng người chưa thành niên vi phạm cùng một
lúc nhiều (do các em học sinh thường đi cùng nhau thành nhóm đông), hay do nguyên
nhân chủ quan là thái độ ngại xử phạt những đối tượng này.Vì vậy, thực tế có rất nhiều
hành vi vi phạm có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo nhưng hình thức này lại ít được
áp dụng hơn hình thức phạt tiền.
Khi phạt tiền đối với người chưa thành niên, phần lớn các em không có đủ điều kiện
để chấp hành quyết định xử phạt. Điều này khiến thủ tục xử phạt thêm phức tạp do phần
lớn các trường hợp là xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản nhưng người nộp tiền phạt lại
là cha mẹ các em - những người không trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm.
Một tình trạng nữa là việc tiến hành xử phạt không đúng trình tự, thủ tục, trái với
quy định của pháp luật. Đó là hiện tượng tiêu cực khi áp dụng hình thức xử phạt tiền,
trong đó có việc phạt tiền đối với người chưa thành niên. Ví dụ nhiều trường hợp khi tiến
hành xử phạt tại chỗ, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt bằng văn
bản hoặc không có biên lai thu tiền phạt như quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính về thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, mức phạt là do người
bị phạt và người có thẩm quyền xử phạt "thoả thuận" với nhau.
Một ví dụ khác, gần đây nhất là vụ vũ trường New Centery (tại số 10, Tràng Thi, Hà
Nội). Theo các phương tiện thông tin đại chúng có tới hơn 1.116 người bị tạm giữ vào lúc
1h sáng ngày 28/04/2007 cùng với số lượng lớn tang vật thu giữ được tại hiện trường,
trong đó phần lớn là người chưa thành niên. Đây rõ ràng là một vụ vi phạm có tổ chức,
tuy nhiên trước thực trạng số lượng người chưa thành niên vi phạm đông, việc tiến hành
xác định cụ thể hành vi vi phạm để xử lý gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi có
những thiếu sót đáng kể. Có nhiều đối tượng là người chưa thành niên có hành vi vi phạm

nhưng không hề bị phát hiện, hoặc phát hiện được nhưng không tiến hành áp dụng các
biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với những đối tượng này với nhiều lý do khác
nhau. Do đó, 9h sáng cùng ngày nhiều đối tượng bị tạm giữ đã được thả và không hề tỏ ra
sợ hãi, thậm chí coi việc bị tạm giữ chỉ là chuyện không may, liệu những đối tượng này
có chấm dứt việc thực hiện những hành vi vi phạm tương tự hay không? Thực tế trên đòi
hỏi việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên nói chung, xử phạt vi

22


phạm hành chính đối với người chưa thành niên nói riêng cần được thực hiện nghiêm
minh theo quy định của pháp luật.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH ĐÓ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1. Phương hướng
Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đặt ra mục tiêu
"xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi công khai, minh
bạch". Một trong những định hướng quan trọng là "xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn
giáo, dân số, gia đình, trẻ em, và chính sách xã hội".
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung, xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên nói riêng cũng không nằm ngoài mục tiêu
đó.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển về mọi mặt, hệ
thống pháp luật Việt Nam cần phải ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính vì nó liên quan đến mọi lĩnh vực quản lý của Nhà nước. Đây là một yêu
cầu khách quan đòi hỏi chúng ta cần có những phương hướng, giải pháp cụ thể để pháp
luật Việt Nam thực sự phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế.

Đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính được ban
hành. Tuy nhiên văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính. Xét về mặt hiệu lực pháp lý, việc quy định như vậy là chưa phù hợp. Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính quy định những vấn đề liên quan trực tiếp đến các quyền cơ bản
của công dân như: tạm giữ người (Điều 44); khám người (Điều 47); khám nơi cất giấu
phương tiện vi phạm hành chính (Điều 49)…Do đó thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải thuộc về Quốc hội, điều đó có nghĩa là
việc xây dựng một Bộ luật hoặc Luật về xử lý vi phạm hành chính để thay thế cho Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính là cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu dó, Bộ luật xử lý vi phạm
hành chính cần khẩn trương được ban hành. Trong đó, các quy định về xử lý vi phạm
hành chính với người chưa thành niên là một phần có vị trí đặc biệt quan trọng. Ngoài
những quy định chung, phải xây dựng những quy định riêng phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của đối tượng này, hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính
trừng phạt.

23


Để làm được điều đó phải căn cứ vào tình hình thực tế áp dụng các quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, từ đó rút ra những
mặt được, những mặt chưa được, tạo điều kiện cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật,
bởi pháp luật phải xuất phát từ đời sống thực tế, ngược lại có như vậy mới đi vào thực tế
và có tính khả thi. Cùng với việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật cần đơn
giản hoá trình tự, thủ tục áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên.
Khi đã có cơ sở pháp lý đầy đủ, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả những quy định
của pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính nói chung, biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên nói riêng. Đòi hỏi có sự tham gia tích cực
của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Do người chưa thành niên là đối tượng "đặc biệt" nên sau khi bị áp dụng các biện

pháp xử lý hành chính, nhất là các biện pháp xử lý hành chính khác như giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, cần phải có sự quan tâm nhất định để các
em có thể sống hoà nhập với cộng đồng. Nếu công tác này được làm tốt sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người chưa
thành niên.
2. Giải pháp
2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên
- Trong thời gian qua, việc thực hiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên đã góp phần rất quan trọng trong việc
giáo dục, phòng ngừa và ngăn chặn vi phạm pháp luật ở đối tượng này. Tuy nhiên cần có
một số sửa đổi bổ sung cho phù hợp, nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên.
+ Về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, cụ thể là hình thức
phạt tiền. Trong nhiều trường hợp người chưa thành niên không có đủ điều kiện chấp
hành biện pháp xử phạt này, ví dụ người chưa thành niên sống lang thang, không gia đình,
không có người giám hộ. Do đó, bên cạnh việc quy định người chưa thành niên từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền, cần quy định những trường
hợp được miễn, giảm khi họ không có điều kiện nộp phạt. Việc quy định như vậy sẽ phù
hợp với thực tế và tránh tình trạng quy định của pháp luật không có tính khả thi.

24


×