Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tính giai cấp và tăng cường tính đảng trong hoạt động xuất bản nước ta hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.68 KB, 36 trang )

I.Lời mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Kế thừa và phát triển những tư tưởng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin về đảng chính trị nói chung, đảng của giai cấp công nhân nói
riêng, Hồ Chí Minh luôn coi xây dựng Đảng của giai cấp công nhân là một
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết định trước hết đối với mọi
thắng lợi của cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Trước hết phải
có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì
liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững
cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới
chạy. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa
cũng như người không có chí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Theo cách
thể hiện của Hồ Chí Minh, thì “Đảng cách mệnh” có nghĩa là “Đảng của
giai cấp vô sản”, “đội tiên phong của vô sản giai cấp”, xây dựng trên cơ sở
những nguyên tắc kiểu mới của chủ nghĩa Mác-LêNin, lấy chủ nghĩa MácLêNin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.
Như vậy bản chất giai cấp công nhân của Đảng đã được Hồ Chí Minh
khẳng định. Không chỉ vậy, quan điểm của Người thì cách mạng ở một
nước thuộc địa như nước ta thì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động và của cả dân tộc là một.
Xuất bản là một ngành khoa học đã được hình thành và phát triển
trong một thời gian dài. xuất bản là một quá trình hoạt động mà bản chất
của nó là truyền bá văn hóa, sự phát triển của hoạt động xuất bản gắn liền
với sự phát triển của hoạt động truyền thông trong xã hội. Các Mác đã nói:
“Xuất bản là đòn bẩy của văn hóa và phát triền”. Hoạt động xuất bản được
hình thành từ chính nhu cầu phát triển của xã hội sau đó lại quay lai tác
động vào xã hội tạo nên những bước phát triển mới cho xã hội loài người
ngày nay. Xuất bản là một môn khoa học gắn liền với nền chính trị, kinh tế,
văn hóa của mỗi quốc gia. Cũng chính vì điều này mà xuất bản mạng trong
mình những tính chất, đặc trưng và chức năng riêng của ngành nhưng lại
nằm trong chỉnh thể thống nhất của hoạt động xuất bản. Tính chất của hoạt



1


động xuất bản chủ yếu là do tính chất của xuất bản phẩm và quá trình hoạt
động xuất bản quy định. Xuất bản phẩm là sản phẩm của văn hóa tinh thần
nên xuất bản là một hoạt động của văn hóa tư tưởng. Đồng thời xuất bản
còn là một vật phẩm với bên ngoài là vỏ vật chất nhưng bên trong chứa
đựng những tác phẩm tinh thần. Trong cơ chế thị trường, nhờ ở dạng xuất
bản phẩm nên có thể trao đổi trên thị trường và trở thành hàng hóa, do đó
hoạt động xuất bản còn là một hoạt động mang tính chất kinh tế. Văn hóa,
kinh tế là một thuộc tính tất yếu của hoạt động xuất bản, tính chất đó được
thể hiện thông qua tính dân tộc, tính giai cấp và tính đảng trong hoạt động
xuất bản. tính chất văn hóa tư tưởng đòi hỏi xuất bản phải phục vụ cho một
chế độ chính trị nhất định, không vì lợi nhuận còn tính hàng hóa đòi hỏi
xuất bản phẩm trao đổi, kinh doanh theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu
trên thị trường, chịu sự cạnh tranh và điều tiết của quy luật giá trị.
Xuất bản từ khi xuất hiện đến nay, luôn hoạt động trong khuôn khổ
xã hội và giai cấp, luôn bị phân hóa và mâu thuẫn vì quyền lợi của gia cấp.
Do đó, trong xã hội tồn tại những giai cấp khác nhau với các quyền ợi khác
nhau. Vì vậy mọi hoạt động của con người ít hay nhiều đều quan đến giai
cấp. Tính Đảng là phải đặt lợi ích của Đảng và dân tộc lên trên hết, việc gì
cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và làm đến nơi đến chốn, đồng thời lý
luận phải đi đôi với thực hành. Việt Nam đang trong quá trình tiến lên chủ
nghĩa xã hội, một hình thái kinh tế xã hội cao nhất của loài người, ở đó con
người được tự do bình đẳng không còn sự bóc lột giữa người với người, ở
đó con người “làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”, tiến tới một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được những mục tiêu đó, Đảng ta
đã có những chính sách đúng đắn phù hợp với nền chính trị, kinh tế của
nước ta để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tính giai cấp và tính

Đảng luôn đi song hành với nhau, cùng nhau tồn tại và phát triển. Hoạt
động xuất bản là một hoạt động có ý thức và có mục đích của con người, là
hoạt động chính trị xã hội bằng nghiệp vụ, có vai trò lớn trong cuộc sống
hàng ngày của nhân dân. Do đó, xuất bản được xác định là công cụ, vũ khí
của giai cấp và Đảng. Vì thế đây là tính chất được thể hiện rõ nét trong hoạt
động xuất bản, qua đó thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất bản
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đồng thời cũng là quan

2


điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất về mặt thế giới quan và phương pháp
luận để xem xét, đánh giá giải quyết các vấn đề trong lý luận cũng như
trong hoạt động thực tiễn của xuất bản.

2. Mục đích lựa chọn đề tài:
Là bộ phận nhạy cảm với chính trị, xuất bản cùng với báo chí là
phương tiện lợi hại trong đấu tranh giai cấp. Là bộ phận thuộc kiến trúc
thượng tầng, xuất bản gắn liền với hình thái chính trị - xã hội. Bằng những
xuất bản phẩm của mình, ngành xuất bản chuyển tới công chúng các ý
tưởng cao cả của giai cấp công nhân, về việc xây dựng một xã hội tương
lai, với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh. Thông tin và giải đáp kịp thời các vấn đề quốc gia và quốc tế. Vì thế,
xuất bản góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xuất bản góp phần nâng cao vai trò và chất lượng lãnh đạo của Đảng đối
với đất nước, những đường lối chính sách đúng đắn trong việc xây dựng và
phát triển văn hóa, kinh tế, giáo dục, ngoại giao, an ninh, quốc phòng…
đều được xuất bản phẩm rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân. Từ đó, tạo
niềm tin của dân với Đảng và chính quyền, làm cơ sở cho các hoạt động
của dân biến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành hiện thực. Bên cạnh

đó, nhà nước quản lý hoạt động xuất bản thông qua hình thức là pháp luật,
giải phóng lực lượng sản xuất trong ngành xuất bản, tạo lực lượng sản xuất
mới cho ngành xuất bản. Vì vậy, mục đích tôi chọn đề tài này với mong
muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò của hoạt động xuất bản từ khi
hình thành nhà nước đến nay. Đồng thời, qua đấy chúng ta cũng thấy được
tính Đảng và giai cấp đã và đang gắn chặt với hoạt động xuất bản nước ta
như thế nào, qua đó khẳng định được tầm quan trọng của hoạt động xuất
bản đối với sự phát triển của đất nước ta.

3


II. Nội dung:
1. Cơ sở lý luận về tính giai cấp trong hoạt động xuất bản nước
ta hiện nay:
Văn hóa là hệ thống quan niệm của con người về các giá trị tinh thần
trong hình thái kinh tế xã hội cụ thể. Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân
chia giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng
là lịch sử đấu tranh giữa các hệ tư tưởng. Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội. Trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội, hệ tư tưởng giai cấp là nền
tảng của văn hóa tư tưởng. Mọi giá trị văn hóa tinh thần trong một xã hội
cụ thể, ở mỗi giai đoạn cụ thể đều chịu sự chi phối của hệ tư tưởng giai cấp,
phản ánh lợi ích giai cấp, được các giai cấp sử dụng làm công cụ cơ bản để
đấu tranh giai cấp. Theo quan điểm của Mác và Lênin, giai cấp là những
tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị trong xã hội, về quan
hệ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò trong tổ chức lao động xã hội
và vì vậy họ khác nhau về cách hưởng thụ, về phần của cải xã hội ít hoặc
nhiều mà họ được hưởng. Giữa các tập đoàn người này luôn tồn tại mâu
thuẫn về lợi ích và chính vì vậy, những cuộc đấu tranh giai cấp nhằm đạt
được mục đích và thỏa mãn quyền lợi của mình trong mọi lĩnh vực là điều

tất yếu. Trong khi đó xuất bản là một hoạt động văn hóa - tử tưởng do vậy
tất yếu có tính giai cấp, xuất bản vô sản tất yếu phải hoạt động theo nguyên
tắc tính đảng. Xuất bản chứa đựng những tác phẩm tinh thần thuộc tất cả
các hình thái kinh tế xã hội khác nhau: chính trị, đạo đức, văn nghệ, khoa
học…trong lĩnh vực sáng tạo đó, có các lĩnh vực khoa học (khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật) bản thân nó không mang tính giai cấp, nhưng bên
cạnh đó lại có những hình thái ý thức mang tính giai cấp rõ rệt (các khoa
học chính trị, khoa học xã hội nhân văn). Tuy nhiên, việc lựa chọn các tác
phẩm văn hóa để xuất bản, truyền bá trong xã hội có giai cấp, bao giờ cũng
theo quan điểm, lợi ích của các giai cấp xã hội.
Với đặc trưng lợi thế, hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất ra
văn hóa tinh thần. Các giá trị tinh thần chứa đựng trong sách có ảnh hưởng
đến nhận thức, tư tưởng và tình cảm của người đọc. Vì vậy, khi loài người
phát minh ra sách, các nhà nước đã khai thác vai trò của nó trong việc quản
lý xã hội. Giai đoạn nước ta từ đầu thế kỷ V đến đầu thế kỷ XV, lúc này
4


với chiến thắng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đặt tên nước là Đại Cồ
Việt. Việt Nam lúc này coi phật giáo là quốc giáo, chiếm ưu thế trong xã
hội. Các nhà sư là tần lớp trí thức được kính trọng, đây cũng là những
người đầu tiên biên soạn, viết sách và góp phần quan trọng cho sự nghiệp
xuất bản sách Việt Nam phát triển. Nội dung sách chủ yếu trong thời kỳ
này là tư tưởng triết học, phật giáo với bộ sách lớn và tiêu biểu là Đại Tạng
Kinh được mang từ Trung Quốc và được chép tay để truyền bá tư tưởng.
Vào giữa thế kỷ XII, triều Lý thoái hóa lao nhanh vào con đường suy vong
biểu hiện là: thi nhau ăn chơi, sa đọa, trụy lạc. Vì thế đã tăng cường các
loại thuế, vơ vét của dân. Đời sống nhân dân bị đe dọa, nạn đói xảy ra khắp
nơi. Chính quyền không chăm lo bồi dưỡng nên xảy ra mâu thuẫn giữa giai
cấp phong kiến và nông dân. Chính quyền suy yếu đã xảy ra nạn cát cứ ở

phương Bắc, nạn ngoại xâm rình rập ở biên giới. Quân Nguyên – Mông
làm mưa làm gió khắp nơi, vì thế nhà Lý đã nhường ngôi cho nhà Trần, với
việc nhường ngôi này đất nước được thống nhất, song hành với những kết
quả đạt được như thế thì hoạt động xuất bản sách cũng góp phần quan trọng
vào quá trình củng cố đất nước, sách được xuất bản lúc này ca ngợi chiến
thắng chống quân Nguyên – Mông với các tác phẩm: Hịch tướng sĩ của
Trần Quốc Tuấn, Trần Thái Tông ngự tập, Trần Thánh Tông thi tập, thể
hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, Lê Lợi
đã dương cao ngọn cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, 10 năm
kháng chiến đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi nước ta. Lúc này, nhà
Lê lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng cho các chế độ, nho giáo chiếm vị trí
thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính trị chính thống của chế độ phong
kiến, chính quyền phong kiến thời Lê lấy tư tưởng Nho giáo làm mẫu mực
cho việc dựng nước trị vì dân, làm khuôn vàng thước ngọc cho các thể chế
chính trị. Nho giáo bắt mọi người phải phục tùng tuyệt đối quyền hành của
Hoàng đế, thần thánh hóa uy quyền của nhà vua và được coi như là thiên
tử. Đồng thời phân biệt rạch ròi giữa vua quan và dân. Nho giáo về mặt
triết học là thứ triết học duy tâm, bảo thủ trên phương diện chính trị và nó
biện hộ cho chế độ quân chủ phục vụ cho việc phân biệt đẳng cấp chế độ
phong kiến. Đề cao Nho giáo là mẫu mực trong việc xây dựng chế độ,, nhà
Lê không quên gắn quyền lợi của mình với lợi ích của dân tộc. Và chính

5


ảnh hưởng của Nho giáo đã đào tạo được một đội ngũ nho sĩ các đại biểu
xuất sắc. Triều Lê tiến hành một số chế độ giáo dục, thi cử, xây dựng chế
độ đào tạo nho sĩ và quan lại theo quy cũ. Trong mỗi xã hội cụ thể, sách và
hoạt động xuất bản chịu sự tác động quan trọng của nhà nước thống trị.
Trong xã hội phân chia giai cấp, giai cấp nào giữ vị trí thống trị về kinh tế,

chính trị cũng sẽ giữ vị trí thống trị về văn hóa – tư tưởng. Giai cấp thống
trị thông qua nhà nước luôn luôn có ý thức sử dụng xuất bản làm công cụ
thống trị tinh thần và bảo về địa vị của giai cấp mình trên lĩnh vực tư tưởng
văn hóa. Bởi vậy cơ chế tác động và quản lý hoạt động xuất bản trong xã
hội cụ thể là cơ chế mang tính giai cấp, phục vụ cho giai cấp thống trị. Hoạt
động xuất bản trong xã hội có giai cấp không thể đứng ngoài, đứng trên các
giai cấp, mà là hoạt động văn hóa mang tính giai cấp rõ rệt. Trong xã hội
phong kiến Giai cấp thống trị đã sử dụng xuất bản như công cụ để quản lý
xã hội. Vua, chúa, quý tộc cho in các sắc chỉ, đạo dụ, quốc sử và các bộ
luật trị vì thiên hạ. Những người làm sách nằm trong tay triều đình. Những
công trình khoa học, tài liệu không do nhà vua chủ trương, đặc biệt trái ý
vua, kể cả kinh phật, kinh thánh cũng không được in.
Dưới chủ nghĩa tư bản, xuất bản phẩm trở thành hàng hóa, công cụ
sản xuất ra lợi nhuận, truyền bá hệ tư tưởng tư sản, củng cố quyền thống
trị. Chiêu bài “tự do xuất bản” chỉ là lừa bịp. Thực chất công tác biên tập,
và đội ngũ người biên tập của giai cấp tư sản nằm trong bộ máy kinh doanh
là nhà xuất bản của các chủ tư sản, của các “Ban tu thư” thuộc nhà nước và
bao trùm lên là bộ máy kiểm duyệt. Khi giai cấp tư sản càng bộc lộ tính
chất phản động, thì chúng thô bạo đe dọa, tù đầy, thậm chí ám hại những
tác giả có những tác phẩm phản ánh xã hội chân thực và tự nhiên. Tuy vậy
ngay cả khi chỉ là “những bóng ma”, những người đại diện tiên phong cho
một xã hội tương lại sử dụng chính xuất bản để vận động quần chúng, tổ
chức lực lượng đấu tranh chống chính quyền đương thời. Hơn ai hết, nhưng
nhà tư tưởng lỗi lạc như Mác, Anghen và Lenin, sống trong xã hội tư bản,
qua nghiên cứu các ông đã phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội loài
người, đưa giai cấp vô sản vào cuộc cách mạng vô sản ở các quốc gia. Từ
đó sách báo càng trở nên lợi hại, Mác và Anghen đã viết: “...báo chí cách
mạng, dân chủ tự mình thấy và thừa nhận mình là chiến sĩ xã hội, là người

6



không mệt mỏi trong công việc vạch trần tội ác chính quyền của bọn giầu
có, quyết tâm bảo vệ nền tự do của ý chí nhân dân. Nhiệm vụ đầu tiên của
nền báo chí và xuất bản đó là chỗ làm thất bại mọi cơ sở của chế độ chính
trị (phản động) đương thời”. Xuất bản đã tham gia có hiệu quả vào việc
giác ngộ giai cấp vô sản về vai trò lịch sử của mình, và đã tổ chức quần
chúng thực hiện sứ mệnh lịch sử đó. Khi bàn về những đẳng cấp ở Porutxi,
C.Mác đã viết: “...xuất bản là chiếc đòn bẩy của văn hóa và của việc giáo
dục tinh thần cho nhân dân. Xuất bản biến cuộc đấu tranh tư tưởng, cuộc
đấu tranh xương và máu, cuộc đấu tranh tinh thần, cuộc đấu tranh của
những nhu cầu, những nhiệt tình, cuộc đấu tranh của lý luận, lý trí và hình
thái”. Ngày nay trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học và công
nghệ, đã kéo theo sự phát triển của khoa học văn hóa. Với sự đa dạng về
phương thức, phương tiện, loại hình và sản phẩm văn hóa, việc phổ biến
nhanh các phương tiện thông tin đại chúng, đã làm cho không ít người băn
khoăn về việc tồn tại và phát triển xã hội loài người. Nó sẽ tiếp nhận các
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, để đa dạng hóa xuất bản phẩm đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ ngày càng cao của bạn đọc.
Tính giai cấp trong hoạt động xuất bản thể hiện trên nhiều phương
diện. Trước hết nó thể hiện ở nội dung xuất bản phẩm được xuất bản thông
qua việc lựa chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng, tác dụng thực tiễn của tác phẩm.
Đề tài, chủ đề tác phẩm được lựa chọn để xuất bản không tách rời nhiệm vụ
chính trị của giai cấp trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Ở đây có sự gặp
gỡ về quan điểm chính trị của tác giả trong việc sang tạo ra tác phẩm với
người biên tập trong việc đánh giá, lựa chọn tác phẩm để xuất bản. Tác
phẩm được sáng tạo trên cơ sở thôi thúc từ đời sống hiện thực trực tiếp, từ
yêu cầu hoạt động thực tiễn và yêu cầu tự bộc lộ, tự biểu hiện của tác giả
trong thời điểm tác giả quan sát và trải nghiệm. Người biên tập căn cứ vào
yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhu cầu tư tưởng và giáo dục tử tưởng của

bạn đọc để quyết định chọn đề tài, chọn chủ đề tác phẩm nào để xuất bản,
xuất bản vào thời điểm nào, với hình thức nào để có thể phục vụ nhiệm vụ
chính trị một cách tốt nhất.

7


Tính giai cấp trong hoạt động xuất bản còn thể hiện ở hệ thống tổ
chức và phương thức hoạt động xuất bản. Hệ thống tổ chức và phương thức
hoạt động xuất bản chịu sự chi phối tực tiếp bởi quan hệ sản xuất và cơ chế
điều tiết, quản lý hoạt động xuất bản trong xã hội. Hệ thống tổ chức xuất
bản trong xã hội hình thành, chịu sự quản lý và điều tiết của một cơ chế
nhất định. Cơ chế ấy chịu sự tác động, quản lý mang tính giai cấp của một
giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích giai cấp thống trị. TÍnh giai cấp đó thể
hiện định hướng phát triển sự nghiệp xuất bản của nhà nước, thông qua hệ
thống pháp luật, chính sách và các cơ chế quản lý xuất bản, qua đội ngũ cán
bộ, công chức trực tiếp hoạt động xuất bản do nhà nước đào tạo. Quản lý
nhà nước bằng pháp luật về xuất bản mang lại hiệu quả trong chính trị, kinh
tế và xã hội. Xuất bản góp phần nâng cao vai trò và chất lượng lãnh đạo
của Đảng cầm quyền, vai trò và năng lức quản lý, điều hành của nhà nước.
Xuất bản góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, trao đổi văn hóa với các
nước, bằng xuất bản phẩm của mình, xuất bản góp phần để bạn bè hiểu biết
về một Việt Nam văn hiến, đang phát triển theo đường lối đổi mới, để tiếp
thu tinh hoa văn hóa thế giới, khoa học và công nghệ của các nước hiện
đại. Xuất bản đồng thời còn là hoạt động sản xuất vật chất, trong điều kiện
kinh tế thị trường tất yếu phải dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Như
vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản đạt hiệu quả ổn định về
chính trị là tiền đề dẫn đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất bản, và
hiệu quả kinh tế nói chung. Chính các giá trị nội dung chứa đựng trong xuất
bản phẩm đã phản ánh và đáp ứng đòi hỏi nhiều mặt củ nền kinh tế. Nó vừa

chỉ dẫn, dự báo, tổng kết kinh nghiệm, vừa là khuôn mẫu áp đặt những
hành lang pháp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý nhà
nước về xuất bản bằng pháp luật là tạo lập môi trường bình đẳng cho các
chủ thể tham gia hoạt động xuất bản cạnh tranh và thi đua hiệu quả cao về
kinh tế. Pháp luật đã tạo lập hành lang, điều đó có nghĩa là tạo cơ hội bình
đẳng cho cá chủ thế hoạt động xuất bản tự do kinh doanh. Quản lý nhà
nước bằng pháp luật trong hoạt động xuất bản là bảo vệ lợi ích hợp pháp
của các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, bảo vệ lợi ích hợp pháp của
tác giả lao động của mình đã sáng tạo ra các tác phẩm hoặc văn học – nghệ
thuật, khoa hoc – công nghệ hoặc chính trị - xã hội. Đối với các tác giả của

8


xuất bản phẩm, thì lợi ích của họ là quyền tác giả. Nhà nước bảo hộ quyền
lợi tinh thần, gắn liền với nhân thân và quyền lợi vật chất do kết quả lao
động sáng tạo của họ mang lại. Quyền lợi vật chất đó là tiền nhuận bút và
các thu thập vật chất khác liên quan đến việc xuất bản phẩm của họ. Quyền
của tác giả được nhà nước bảo hộ thực chất là quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy,
các hành vi xâm hại quyền tác giả, đều có hình phạt tương ứng tùy theo
tính chất và mức độ vi phạm. Từ việc ổn định về chính trị, kinh tế dẫn đến
ổn định về mặt xã hội. Bằng hoạt động xuất bản của mình thông qua các
hoạt động xuất bản phẩm, xuất bản góp phần đáng kể cho thành quả đó.
Kinh nghiệm từ Liên Xô và các nước Đông Âu đã chứng tỏ rằng, các thế
lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đã tận dụng vai trò lợi hại của báo chí và
xuất bản gây mất ổn định trật tự xã hội và chính trị, kinh tế và xã hội dẫn sự
sụp đổ và tan vỡ của Đảng Cộng Sản và chính quyền cách mạng. Từ bài
học xương máu đó, Việt Nam đã khai thác triệt để hoạt động xuất bản, báo
chí phục vụ cho mục tiêu xây dựng xã hội thịnh vượng, công bằng, văn
minh và dân chủ.

Trong cơ chế thị trường, nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thống các
công cụ chủ yếu gồm pháp luật, kế hoạch, chính sách… Trong đó với tư
cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt
quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển năng động của xã hội. Quản lý
nhà nước bằng pháp luật về xuất bản là mở đường cho hoạt động sáng tạo
ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để công bố dưới hình thức
xuất bản, các hoạt động sáng tạo chỉ thực hiện và có sản phẩm giá trị khi tư
duy trong tình trạng hưng phấn. Mọi sự gò bó, khống chế là ngăn chặn hoạt
động sáng tạo. Nhưng sự an toàn của tự do ngôn luận, của tự do tư duy
sáng tạo, của bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm phải được
bảo đảm bằng pháp luật. Đòi hỏi này bắt nguồn từ con người, với tư cách là
chủ thể sáng tạo và chủ thể hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần. Nhà
nước khẳng định quyền các giá trị xã hội của con người, quyền công dân và
đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Quản lý nhà
nước về xuất bản bằng pháp luật là bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc,
hiện đại, nhân văn, tiếp thu tinh hoa văn hóa và khoa học kỹ thuật của nhân
loại. Văn minh của loài người được đánh giá ở nền văn hóa có bản sắc, mỗi

9


dân tộc có cội nguồn và truyền thống riêng, được phản chiếu lên tấm gương
văn hóa, nó là gia sản quá khứ và là dòng chảy cho hiện thực và tương lai.
Đảng và nhà nước ta xem văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực và là
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy việc bảo tồn, kế thừa và phát triển
những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc là quốc sách, được ghi nhận
trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992. Các hoạt động văn hóa
và các thiết chế văn hóa là ý chí của nhà nước đảm bảo việc sưu tầm, khai
thác, nâng cao các giá trị văn hóa của dân tộc và cộng đồng. Các hội sáng
tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật có địa vị pháp lý trong việc

tập hợp, khuyến khích và bồi dưỡng các tài năng nghiên cứu, sáng tạo ra
các tác phẩm tinh thần mới, làm giầu vốn văn hóa dân tộc. Nhà nước đã
trao vào tay họ các quyền mang tính chất nhân văn sâu sắc trong hoạt động
văn hóa nói chung, xuất bản nói riêng. Và cũng vì vậy, pháp luật đưa ra các
chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi truyền bá xuất bản phẩm có nội
dung trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của dân tộc, nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó quản lý nhà
nước về xuất bản bằng pháp luật là quản lý hoạt động thuộc lĩnh vực văn
hóa tư tưởng, đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất bản chứa
đựng những tập trung các lợi ích giai cấp không thể điều hòa được, trước
tiên là sự đấu tranh về ý thức biểu hiện ở phương diện văn hóa – tư tưởng,
sau đó suy đến cùng là các quan hệ kinh tế. Do tính chất phức tạp đó, yêu
cầu quản lý bằng pháp luật được đặt ra bức thiết hơn. Các quốc gia trên thế
giới đều coi các sản phẩm của trí tuệ là tài sản. Vì vậy, các tác giả được
quyền bảo hộ quyền sở hữu. Công ước Berne là công ước quốc tế đầu tiên
về quyền tác giả, dưới sự điều Hành của tổ chức quyền sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO) ra đời năm 1886 để bảo vệ quyền tác giả thuộc 90 quốc gia
thành viên. Với vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, cùng với báo chí xuất
bản luôn gắn với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia. Là một bộ phận của kinh
tế thị trường, xuất bản phát triển năng động sáng tạo. Việc hình thành các
chuẩn mực pháp luật trong những tình huốn, hoàn cảnh, điều kiện nhất định
của các quan hệ xã hội là tạo hành lang hoạt động an toàn để xuất bản góp
phần đảm bảo ổn định trật tự xã hội, chính trị, an ninh quốc gia, kinh tế, xã
hội và tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Đặc biệt các nội dung cấm

10


xuất bản là ý chí của nhà nước, nhằm ngăn chặn những độc hại do hoạt
động xuất bản mang lại, đối với đời sống tinh thần xã hội, xâm hại lợi ích

nhà nước, dân tộc và cộng đồng.
Trong những năm từ 1954-1975, một giai đoạn lịch sử hết sức đặc
biệt của lịch sử dân tộc và văn hóa nước ta. Chưa bao giờ Tổ quốc ta cùng
với nhân dân ta phải tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược của hai cuộc cách
mạng hết sức khác biệt là xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và cách mạng dân
tộc dân chủ ở, chống Mỹ cứu nước (ở miền Nam). Về mặt văn hóa, đây
cũng là lúc ở hai miền đất nước, với hai chế độ chính trị khác biệt và đối
chọi đã có hai nền văn hóa đối lập nhau về tư tưởng và biểu hiện, đi theo
những dòng chảy của hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa khi
thế giới đang ở thời kỳ đối cực của hai phe. Với mục đích lập lại trật tự và
kỷ cương cho ngành xuất bản, ngày 11 tháng 12 năm 1956 Hồ Chủ Tịch ký
sắc lệnh số 282 về hoạt động thông tin tuyên truyền và xuất bản sách báo.
Sắc lệnh không chỉ khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản sách
báo mà còn quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của thông tấn, báo chí và
xuất bản về quy định 5 nhiệm vụ của công tác tuyên truyền như sau:
 Không được tuyên truyền chống lại nhà nước.
 Không được tuyên truyền phá hoại hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và không được tuyên
truyền phá vỡ sự thống nhất, đoàn kết trong nhân dân và các dân tộc trong
nước.
 Không được tuyên truyền gây sự hận thù hoặc gây tai nạn
cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với các nước bạn bè, không
được tuyên truyền khuynh hướng tư tưởng chủ nghĩa hẹp hòi và chủ nghĩa
đế quốc, không được tuyên truyền cho chiến tranh.
 Không được để lộ bí mật quốc gia.
 Không được tuyên truyền cho sự dâm ô, đồi trụy.
Lợi dụng không khí xã hội miền Bắc khi có cuộc sửa sai về cải cách
ruộng đất, sự lộn xộn trong các nước xã hội chủ nghĩa như Ba Lan,
Hungari…và một số văn nghệ sĩ, tri thức có khuynh hướng tự do vô sản và
một số phần tử chống đối cho xuất bản như “Giai phẩm mùa thu” (8-1956)

sau đó ra tiếp “nhân văn” công khai phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng với

11


văn học nghệ thuật, công kích “Đảng trị”…dựa trên cơ sở nhà xuất bản
Minh Đức, họ lien tiếp cho ra “Giai phẩm mùa xuân”, “Đất mới”, “Trăm
hoa”…lôi kéo văn nghệ sĩ, sinh viên. Được sự ủng hộ của quần chúng, đội
ngũ công nhân và cán bộ trong nghành in, xuất bản với uy thế của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã kịp thời ngăn chặn và dập tắt
khuynh hướng của “Nhân văn giai phẩm” lập lại sự ổn định và phát triển
lành mạnh của công tác xuất bản, báo chí.
Miền Nam dưới sự cai trị của Mỹ ngụy, Ngô Đình Diệm được đưa
lên nắm chính quyền ở miền Nam, một mặt truy lung càn quét tất cả các
sách báo có nội dung tiến bộ đã xuất bản trước đó, mặt khác ngày 17-101955 ra dụ số 65 quy định sự kiểm soát đối với tất cả các loại ấn phẩm với
mục đích cấm đoán các xuất bản phẩm có nội dung tiến bộ và bưng bít
thông tin. Song song với sự cấm đoán nghiêm ngặt đó chính quyền Ngô
Đình Diệm thi hành việc cấp giấy phép, cấp vốn và trực tiếp chỉ đạo đám
bồi bút tay chân xuất bản hang loạt sách báo đủ loại với nội dung chống
cộng, khát máu. Thêm vào đó ngày 14-12-1955, nghị định số 360-ND/BTT
của Bộ trưởng bộ thông tin Trần Chánh Thành buộc các cá nhân muốn xuất
bản sách báo phải được Bộ trưởng bộ thông tin cho phép. Hơn thế nữa còn
được thực hiện chế độ cấp giấy in theo “bông”, “phiếu” nhằm siết chặt chế
độ kiểm soát các ấn phẩm. Cùng với ý đồ hạn chế cấm đoán các xuất bản
phẩm có xu hướng tiến bộ ngày 11-1-1956 Diệm lại ban hành dụ số 6 liên
quan đến các vấn đề an ninh quốc gia là cho phép bộ nội vụ xử lý các phần
tử “nguy hiểm” bằng cách cho an chí hoặc quy định nơi cư trú chịu sự kiểm
soát hành chính. Ngày 19-2-1956 Diệm lại ký sắc lệnh số 23-TTP ra lệnh
đình chỉ việc kiểm duyệt báo chí nhưng vẫn giữ nguyên chế độ kiểm duyệt
xuất bản. Ngay sau đó, ngày 20-2-1956 Diệm lại ra sắc lệnh số 13 ấn định

hình phạt bằng tiền và giao giữ đối với các nhà báo và tờ báo vi phạm. Từ
năm 1961 chính quyền Diệm một phần nới lỏng chế độ kiểm soát việc xuất
bản sách báo để tạo bộ mặt dân chủ, tự do trong tư tưởng và ngôn luận của
học thuyết “cần lao-nhân vị”. Ngày 19-2-1964 Nguyễn Khánh ra sắc lệnh
số 2-64 của Bộ nội vụ cho phép các Đảng, các phe phái được quyền hoạt
động xuất bản. Tiếp đó sắc lệnh 10-64 ngày 30-4-1964 cho phép các chủ
nhân không theo cộng sản hoặc lực lượng trung lập nếu nộp 200.000 đồng

12


đều có thể được xuất bản và kinh doanh sách báo. Cho đến nay đã có nhiều
văn bản pháp luật hành chính ban hành đối với lĩnh vực xuất bản như: sắc
lệnh, nghị định, chỉ thị, công văn, quyết định, thông tư…tất cả đều thể hiện
tính gia cấp rõ rệt trong hoạt động xuất bản.
Tính giai cấp là thuộc tính khách quan của xuất bản sách, xuất bản
phẩm và trong hoạt động xuất bản của xã hội có giai cấp. Song trong xã hội
thống trị của các giai cấp bóc lột, từ trước đến nay giai cấp thống trị thương
che giấu tính giai cấp của văn hóa nói chung và xuất bản nói riêng. Xã hội
nô lệ, phong kiến coi sách báo, việc viết sách là đặc quyền của vua chúa,
phê phán thần quyền trái với kinh điển phong kiến. Đặc biệt, giai cấp tư sản
khi còn mang sứ mệnh cách mạng đã đề cao dấu hiệu tự do, dân chủ, tự do
báo chí để chống lại sự kiểm duyệt của phong kiến, chống lại sự áp bức
tinh thần của hệ tư tưởng phong kiến, của nhà thờ. Trong khi đó, báo chí tư
sản, xuất bản tư sản cũng mang đậm tính chất tư sản vì lợi ích của giai cấp
tư sản. Sau khi giành chính quyền, giai cấp tư sản củng cố địa vị của mình
đã không từ một thủ đoạn nào chống lại đa số lợi ích của công nhân và
nhân dân lao động. Mọi khẩu hiệu tự do báo chí, tự do xuất bản lúc này
thực chất vẫn chỉ là tự do của giai cấp vô sản và chống lại đại đa số nhân
dân lao động. Vì thế chúng càng ra sức che đậy bản chất giai cấp của báo

chí, xuất bản dùng ngay khẩu hiệu “tự do báo chí, xuất bản” trước kia để
chống lại hệ tư tưởng vô sản, chống lại quan điểm xuất bản vô sản. Trong
cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, giai cấp vô sản công
khai hoạt động báo chí của mình hơn nữa còn nâng cao tính giai cấp vô sản
lên trình đọ tự giác chính trị thành nguyên tắc tính đảng trong hoạt động
báo chí, xuất bản đảm bảo nguyên tắc tính đảng trong hoạt động báo chí,
xuất bản đảm bảo nguyên tắc tính đảng trở thành tiêu chí về chất lượng
trong hoạt động xuất bản. Công khai tính giai cấp, nguyên tắc tính đảng
bởi lẽ giai cấp vô sản nhận thức rõ lợi ích của giai cấp mình, đồng nhất với
lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị áp bức với
mục tiêu chung là đấu tranh giải phóng con người, vươn tới những giá trị
chân, thiện, mỹ của con người.

13


2. Cơ sở lý luận về tính Đảng trong hoạt động xuất
bản nước ta hiện nay:
Trước hết, muốn hiểu tính Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng
và khoa học của Đảng Cộng Sản. Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay,
Đảng Cộng Sản vẫn là sự kêt hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê Nin và phong
trào công nhân. Đối với Việt Nam, Đảng luôn là sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Tính Đảng đòi hỏi mỗi đảng viên
phải không ngừng trau dồi chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
biến nó thành máu thịt của mình và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể
của đơn vị, địa phương mình trong việc thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.
Thứ hai, tính Đảng đồng thời với sự kiên định, vững vàng về lập trường.
Nhưng đó phải là lập trường trên thực tế, lập trường của hành động. Tính
Đảng không đòi hỏi mỗi đảng viên phải hơn hẳn quần chúng về mọi mặt

nhưng lại yêu cầu cao ở tính tiên phong, gương mẫu, có ý chí và nghị lực, ở
tinh thần quyết tâm vượt khó, ở thái độ thực sự cầu thị trong học tập, sản
xuất và công tác. Thứ ba, tính Đảng được biểu hiện cụ thể nhất ở chỗ: Mỗi
đảng viên và tổ chức Đảng tuân thủ vô điều kiện những điều khoản đã được
quy định trong Điều lệ Đảng, có như vậy mới tạo nên một tổ chức thống
nhất về tư tưởng và hành động.
Tính đảng chính là nói đến tính giai cấp ở trình độ tập trung, tự giác
cao, bởi vì Đảng là tập hợp những người ưu tú của một giai cấp, đội tiền
phong của giai cấp công nhân biểu hiện tập trung ở lợi ích, trí tuệ, trình độ
giác ngộ của giai cấp. Tính đảng trong xuất bản đòi hỏi những người có ý
thức cao trong hoạt động xuất bản, đó là đòi hỏi chất lượng cao về nội
dung, ý thức xuất bản phẩm trong cả tổ chức phương thức hoạt động và
tính hiệu quả của công tác xuất bản phẩm.
Trong bài “Tổ chức Đảng và văn học của Đảng” viết tháng 11 năm
1905, V.I.Lenin đã nêu rõ nguyên tắc tính Đảng của sách báo vô sản:
“Nguyên tắc đó không phải chỉ ở chỗ, đối với giai cấp vô sản xã hội chủ
nghĩa, sự nghiệp văn học không chỉ là công cụ tìm kiếm lợi lộc của những
cá nhân hoặc những nhóm, nói chung, nó không thể là sự nghiệp của cá
nhân, độc lập với sự nghiệp chung của giai cấp vô sản…Sự nghiệp văn học
14


phải trở thành một bộ phận trong sự nghiệp của toàn thể giai cấp vô sản,
phải thành “một cái bánh e nhỏ và một cái đinh ốc” trong một bộ máy dân
chủ xã hội vĩ đại, thống nhất do toàn đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ
giai cấp công nhân điều khiển. Sự nghiệp văn học phải trở thành một bộ
phận khăng khít của công tác tổ chức, kế hoạch, thống nhất của Đảng dân
chủ-xã hội”. Và Lenin còn rất yêu cầu cụ thể: “Báo chí phải trở thành
những cơ quan của tổ chức Đảng. Các nhà văn nhất thiết phải tham gia tổ
chức của đảng. Các nhà xuất bản và các kho sách, các thư viện và các nơi

bán sách báo, tất cả những cái đó đều phải trở thành của Đảng, chịu trách
nhiệm trước Đảng”.
Tính Đảng trong công tác xuất bản được tạo nên bởi đội ngũ cán bộ
xuất bản: những người biên tập, công nhân in, người phát hành. Đó là họ tự
giác phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, tự giác làm công tác tư tưởng
của Đảng bằng công cụ nghề nghiệp của mình. Nó thể hiện ở việc tìm chọn
tổ chức cộng tác viên, đánh giá lựa chọn và sửa chữa tác phẩm, bảo đảm in
đúng, in đẹp và kịp thời, phát hành nhanh và rộng rãi đến tận nơi quần
chúng cách mạng có yêu cầu công tác tư tưởng đòi hỏi.
VD:
Sách về lãnh đạo Đảng và Nhà nước:
 Đảng phải có trí tuệ, có đủ năng lực và phẩm chất cách
mạng tương xứng với yêu cầu của thời kỳ mới. 268 tr (LÊ KHẢ PHIÊU
– NXBCTHCM 2008)
 Mãi mãi đi theo con đường Đảng và Bác Hồ đã chọn (Xuất
bản lần thứ 2 - 236 tr - LÊ KHẢ PHIÊU 2004).
 Kiên định đường lối đổi mới Việt Nam vững bước tiến
vào thế kỷ XXI. (658 tr TRẦN ĐỨC LƯƠNG 2002).
 Phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. (464 tr PHAN VĂN KHẢI 2002).
Các văn kiện Đảng:
 Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Khoá X. (208 tr ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM).

15


 Văn kiện Đảng Toàn tập - Tập 49 (1988-1989) –
( 886 tr
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM).

 Văn kiện Đảng Toàn tập - Tập 50 (1-1990 - 1-1991).( 646 tr ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM)
 Văn kiện Đảng Toàn tập - Tập 51 (1991). – (602 tr
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM)
 Văn kiện Đảng Toàn tập - Tập 52 (1992 - 6-1993). –
(736 tr ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM)
 Văn kiện Đảng Toàn tập - Tập 53 (6-1993 - 121994) – (686 tr ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM).
Nhiệm vụ của biên tập viên là: Công tác đề tài và xây dựng kế hoạch
đề tài, công tác tổ chức bản thảo, công tác gia công biên tập sửa chữa bản
thảo, theo dõi in và hỗ trợ phát hành. Một trong những yêu cầu khi đánh giá
bản thỏa đó là tính chính trị thể hiện trong bản thảo, đó là các vấn đề: hiện
thực chính trị, lập trường quan điểm, những vấn đề lien quan đến quan hệ
chính trị, đấu tranh chính trị của các giai cấp và chính Đảng. Tiêu chuẩn cơ
bản nhất của tính chính trị là bản thảo phải nhất trí với quan điểm, đường
lối chính trị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong từng thời
kỳ. Nội dung bản thảo phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công
tác tư tưởng của Đảng, đứng vững trên lập trường giai cấp, tuyên truyền
đường lối chính sách của Đảng, hệ tư tưởng giai cấp công nhân, lý luận
Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao ý thức tự giác chính trị
cho quần chúng. Các bản thảo không được vi phạm các hành vi bị cấm
trong hoạt động xuất bản đã ghi rõ trong Hiên pháp nhà nước và các luật lệ
về xuất bản.. Hiện nay yêu cầu quán triệt nội dung của bản thảo phục vụ
cho đường lối đổi mới của Đảng được Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt
Nam khẳng định là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đấy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới, huy đông và sử dụng mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, sớm đưa

16



nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Tính Đảng trong tác phẩm không đồng nhất với tính Đảng trong hoạt
động xuất bản. Tính Đảng trong tác phẩm được hình thành trong sáng tác,
do tác giả tạo nên khi họ tự sáng tạo theo yêu cầu của Đảng – một yêu cầu
tự nguyện trở thành sự thôi thúc của con tim. Bởi vậy yêu cầu tính Đảng
trong hoạt động xuất bản rộng lớn hơn, nhiều khía cạnh hơn, nhiều yêu cầu
nằm ngoài nội dung tác phẩm của tác giả.
Tính giai cấp và tính Đảng có mối quan hệ qua lại, phục thuộc lẫn
nhau trong chỉnh thể của hoạt động xuất bản. Vì thế để hoạt động xuất bản
được đẩy mạnh, đồng thời phải đẩy mạnh và tăng cường tính giai cấp và
tính Đảng trong lĩnh vực hoạt động văn hóa-tư tưởng này.

III. Thực trạng xuất bản Việt Nam trong
việc nâng cao tính giai cấp và tính đảng ở
nước ta hiện nay.
1.Ưu điểm:
a. Khẳng định vai trò của tính giai câp và tính đảng
trong hoạt đông xuất bản nước ta hiện nay.
Ngành xuất bản Việt Nam đã trải qua gần 60 năm xây dựng và
phát triển, đến nay chúng ta đã có 57 Nhà xuất bản trên phạm vi cả
nước. Trong quá trình đó, ngành xuất bản đã thể hiện vai trò quan
trọng, là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc
giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, nhất là trong bối
cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Với sự nỗ lực của ngành, sự định
hướng của Đảng và hỗ trợ của Nhà nước, trong vài năm nay, xuất bản
Việt Nam đã vượt lên những khó khăn chung của đất nước, khó khăn
riêng của chính mình để đứng vững và hướng tới phát triển. Với tinh

thần ấy, xuất bản Việt Nam đã có những bước đi đáng ghi nhận, đạt

17


được thành tích cả trên mặt lượng và chất, đã khẳng định rõ là một
ngành kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước.
Trong vài năm nay, ngành xuất bản Việt Nam đã có nhiều cố
gắng, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, đã cho ra đời một loạt tác
phẩm có giá trị về nội dung, hình thức. Sản phẩm của xuất bản ngày
càng phong phú, đa dạng và có chất lượng cao.Các sản phẩm này đã và
đang đáp ứng khá tốt nhu cầu của nhân dân trong nước và tiếp cận dần
với thị trường thế giới. Lượng xuất bản phẩm liên tục tăng qua các
năm. Năm 2008, xuất bản được 25.130 cuốn sách với 279.913 triệu
bản, 33.093 triệu bản xuất bản phẩm khác (chưa kể sách giáo dục).
Bình quân tăng gần 10% so với năm trước. Các xuất bản phẩm đa dạng
về hình thức: sách in truyền thống, sách điện tử, văn hóa phẩm và băng
đĩa… Xuất bản phẩm đã được phát hành, phổ biến sâu rộng trên thị
trường với kết hợp giữa bàn tay thị trường và sự điều tiết của Nhà
nước. Nhiều tác phẩm được độc giả đánh giá cao và được Nhà nước
ghi nhận, tôn vinh qua các giải sách hay, sách đẹp. Đặc biệt là hai năm
gần đây, với sự nỗ lực của mình và hỗ trợ của Nhà nước, ngành xuất
bản Việt Nam đã đổi mới cung cách và phạm vi tham gia hội chợ quốc
tế và đã tạo được ấn tượng tốt trong độc giả thế giới về sách Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc xuất nhập khẩu các xuất bản phẩm năm 2008 tăng
đáng kể (29% so với năm trước) đưa kim ngạch xuất, nhập khẩu lên
14,45 triệu USD.
Do yêu cầu của hoạt động trong tình hình mới, nguồn nhân lực
của các doanh nghiệp xuất bản cũng không ngừng được đổi mới về
lượng và chất. Đến nay, toàn ngành xuất bản có 5.500 lao động các

loại. Trong đó: trình độ sau đại học là 306 người; trình độ đại học là
2.162 người. Biên tập viên 1.233 người, trong đó có hơn 200 người có
trình độ sau đại học và đang giữ những cương vị quan trọng của doanh
nghiệp (theo báo cáo tổng kết của Cục Xuất bản năm 2008).
Thực tế, hoạt động của đội ngũ cán bộ ngày một chuyên nghiệp
hơn và họ đã, đang đóng góp vào những thành tựu của ngành xuất bản
hôm nay. Đa số lao động đáp ứng yêu cầu và tiêu chí do Luật Xuất bản
2004 đề ra. Trong đó cán bộ biên tập được ngành đặc biệt quan tâm,

18


đầu tư, đào tạo, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng xuất bản
phẩm. Hiện nay, Việt Nam có 3 cơ sở đào tạo cán bộ biên tập trình độ
đại học và sau đại học: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học
Văn hóa (Hà Nội); Đại học Văn hóa (TP Hồ Chí Minh). Các cơ sở đào
tạo này hàng năm cung cấp khoảng 150 cán bộ được đào tạo kiến thức
có hệ thống và chuyên sâu. Ngoài ra, hàng năm cán bộ xuất bản còn
được tham dự các lớp bồi dưỡng do ngành và doanh nghiệp tự tổ chức,
được trang bị kiến thức, kỹ năng và cập nhật kiến thức mới về công
nghệ hiện đại của thế giới.
Với sự nỗ lực của toàn ngành và sự quan tâm của Nhà nước,
trong nhiều năm nay, sản phẩm của ngành xuất bản đã không ngừng
được đổi mới về chủng loại, mẫu mã, nội dung. Xuất bản đã thỏa mãn
ngày càng cao nhu cầu của nhân dân trên mọi vùng lãnh thổ. Đó là đòi
hỏi về nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và tiếp cận kiến thức vô cùng
phong phú, đa dạng thể hiện trong xuất bản phẩm. Đặc biệt là nhu cầu
phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội, các sự kiện của quốc gia và
thế giới. Vì thế nhu cầu mua, sử dụng xuất bản phẩm của xã hội ngày
một tăng, tạo nên năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản

xuất, lưu thông trên thị trường. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục
Xuất bản, năm 2008 toàn ngành đã đạt lợi nhuận hơn 500 tỷ đồng, tăng
hơn 6% so với năm 2007. Từ đó, vốn đầu tư cho tái sản xuất cũng tăng
lên, cơ hội tìm kiếm nhiều đầu sách hay, có giá trị cũng tăng theo. Đây
là điều kiện quan trọng để các nhà xuất bản phát triển quy mô hoạt
động, đầu tư công nghệ tiên tiến và nâng cao đời sống vật chất tinh
thần cho người lao động. Hiện nay, có những nhà xuất bản làm ăn khá
tốt, mức lương trung bình đạt hơn 9.000.000đ/tháng/người; có nhà xuất
bản đạt 5-7 triệu đồng/tháng/người. Tuy nhiên, cá biệt có nhà xuất bản
còn thu nhập thấp với 1,5 triệu đồng/tháng/người.

b. Hoạt động xuất bản khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận vai
trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hoạt động văn hóa, văn nghệ của Đảng
19


quan tâm lãnh đạo chặt chẽ hơn. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiệ trước
hết ở việc định hướng mục tiêu phát triển, cơ chế hoạt động. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII đã đặt cơ sở cho việc đổi mới hoạt động
văn hóa nghệ thuật. Ban bí thư và Hội đồng bộ trưởng đã phối hợp tổ chức
hội nghị xuất bản, báo chí vào tháng 2/1992 nhằm chấn chỉnh và tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận này. Ban tư tưởng và văn hóa
Trung ương có thông tri quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của xuất bản
đại phương, làm cơ sở cho việc thành lập nhà xuất bản. Các quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng đã được hình thành qua các văn kiện, qua
các ý kiến chỉ đạo của các đồng chí tại các cơ quan lãnh đạo cao nhất tại
hội nghị xuất bản, báo chí, hội nghị in, hội nghị phát hành sách toàn quốc.
Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện rõ trong việc chuẩn bị nội dung dự án Luật

xuất bản, đặc biệt đối với những vấn đề gay cấn như xuất bản tư nhân, tôn
giáo, xuất bản nhất thời…Điều này khẳng định ở đây chính là sự phù hợp
giữa ý chí cảu Đảng với ý chí của Quốc hội. Vì vậy, Luật xuất bản đã thể
hiện rõ đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vai trò lãnh đạo đó còn
thể hiện ở công tác tổ chức cán bộ. Việc ra đời các nhà xuất bản những năm
trước đây vai trò quyết định thuộc về Đảng. Bộ văn hóa thông tin chỉ làm
thủ tục quyết định thành lập về mặt nhà nước, sau khi có ý kiến của Ban tư
tưởng văn hóa Trung ương. Từ khi có Luật xuất bản, Bộ văn hóa – thông
tin toàn quyền cho việc ra đời nhà xuất bản. Công tác đào tạo cán bộ đặc
biệt là đội ngũ biên tập viên được Đảng rất quan tâm. Từ khi việc hình
thành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất bản công việc được đặt tại một
trường thuộc hệ trường Đảng. Từ đại học nhân dân, đến Đại học tuyên
giáo, đến Phân viện và nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thuộc
Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nhiều khóa dài hạn,
chính quy, tại chức đã ra trường và hiện nay đang đào tạo thạc sĩ ngành
xuất bản đang là lực lượng nòng cốt tại các nhà xuất bản.
Khi đánh giá về thực trạng hoạt động xuất bản và hoạt động quản lý
xuất bản, tại phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 28, 29
tháng 7 năm 1995 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đã nói: “Hoạt động
xuất bản (bao gồm cả xuất bản, in và phát hành) đã có bước phát triển, tiến
bộ mới cả về nội dung và hình thức. Trật tự, kỷ cương trong hoạt động xuất

20


bản đang từng bước được lập lại. Trong thời gian gần đây điều đáng mừng
là số ấn phẩm tốt, có giá trị cao đã đến với người đọc nhiều hơn trước. Hoạt
động xuất bản đã xuất phát từ quan điểm có nhiều sách tốt, sách hay đến
với bạn đọc để góp phần nâng cao dân trí và giao lưu văn hóa. Có thể nói
hoạt động xuất bản trong thời gian qua đã góp phần vào sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Đồng thời hoạt động xuất bản cũng
nảy sinh những vấn đề rất đáng quan tâm: xu hướng chạy theo lợi nhuận
đơn thuần, thương mại hóa vẫn còn, quản lý cả ba khâu của hoạt động xuất
bản đều có những thiếu sót, sơ hở”.

c. Thành quả đạt được:
Dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước hoạt động xuất bản trong
nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu:
 Năm 1986 xuất bản được 2.500 cuốn với 50.000.000 bản.
 Năm 1987 xuất bản được 2.080 cuốn với 43.450.000 bản.
 Năm 1988 xuất bản được 2.000 cuốn với 40.000.000 bản.
 Năm 1989 xuất bản được 2.867 cuốn với 53.467.000 bản
 Năm 1990 xuất bản được 3.000 cuốn với 62.573.000 bản.
 Năm 1991 xuất bản được 3.400 cuốn với 65.000.000 bản.
 Năm 1992 xuất bản được 4.900 cuốn với 70.000.000 bản.
 Năm 1993 xuất bản được 5.500 cuốn với 80.000.000 bản.
 Năm 1994 xuất bản được 7.000 cuốn với 120.000.000 bản.
 Năm 1995 xuất bản được 8.300 cuốn với 165.000.000 bản.
 Năm 2004, Cục Xuất bản cho biết, toàn ngành xuất bản đã
cung cấp tới độc giả 20.000 đầu sách. Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời 2.585
đầu sách, với 392.249 trang bản thảo, 11.557.300 bản in, 1.582.606.700
trang in. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản 990 đầu sách với
2.620.080 bản in, 555.774.564 trang in.
Hiện cả nước có 57 nhà xuất bản, 1200 cơ sở in, 129 công ty phát
hành sách quốc doanh và khoảng 12 000 cửa hàng, nhà sách tư nhân.
 Năm 2007, với 26.609 tên sách (tăng 146% so với năm
2004) đạt 276,44 triệu bản, mức hưởng thụ bình quân 3.3 bản
sách/người/năm.
21



 Năm 2008:
Về sách: Toàn ngành xuất bản được 25.120 cuốn với 279,913 triệu
bản, đạt 94,4% về cuốn, 101,3% về bản so với năm 2007, trong đó:
- Các nhà xuất bản xuất bản được 20.911 cuốn với 270,406 triệu
bản, đạt 96,2 % về cuốn, 102,1% so với năm 2007.
- Xuất bản phẩm nhất thời : 4209 cuốn với 9,507 triệu bản, đạt
86,3% về cuốn, 84,1% về bản so với năm 2007.
- Tổng doanh thu: 1488,867 tỷ đồng, giảm 1,5% so với năm 2007,
trong đó doanh thu liên kết tăng 36%.
- Lợi nhuận sau thuế: 44,736 tỷ đồng, tăng 2,1 % so với năm
2007. Nếu không kể đến Nhà xuất bản giáo dục, lợi nhuận sau thuế toàn
ngành giảm 1%.
- Tổng số vốn kinh doanh: 392,530 tỷ đồng, giảm 40% so với
năm 2007.
- Tổng số lao động: 5497 người, tăng 9% so với năm 2007, trong
đó lực lượng biên tập viên 1233 người, giảm 1%.
 Năm 2009:
Về xuất bản:
Theo thống kê lưu chiểu, đến ngày 30/11/2009 toàn ngành đã
xuất
bản
được:
- Về sách: 20.601 cuốn với 196.325.141 bản, đạt 111% về cuốn, 76% về
bản so với cùng kỳ năm 2008.
- Về văn hóa phẩm: 804 loại với 15.953.000 bản, trong đó có 320
mẫu lịch với 11.700.000 bản đạt 76,4% về bản so với năm 2008.
Lĩnh vực In:
- Sản lượng trang in đạt 798 tỷ trang in (13x19) cm, tăng 9,7.
- Doanh thu 45.350,4 tỷ đồng.

- Nộp ngân sách Nhà nước 2.980,3 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế 1.430 tỷ đồng.
Lĩnh vực Phát hành:
Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt: 18,76 triệu USD đạt 130% so với năm 2008, trong đó:

22


- Nhập khẩu: 7.692.000 bản sách, 6.827.000 tờ báo, tạp chí; Kim
ngạch nhập khẩu đạt 15,46 triệu USD đạt 133% so với năm 2008. Xuất
khẩu: 265.000 bản sách, 5.167.000 tờ báo, tạp chí; Kim ngạch xuất khẩu
3,3 triệu USD đạt 113% so với năm 2008.
- Kết quả kinh doanh của toàn ngành:
+ Tổng số sách phát hành: 317,1 triệu bản, đạt 107% so với năm
2008.
+ Tổng số văn hóa phẩm phát hành: 92,3 triệu bản đạt 103% so
với năm 2008.
+ Tổng doanh thu đạt 1.453 tỷ đồng, đạt 103% so với năm 2008.
+ Nộp ngân sách 46,2 tỷ đồng, đạt 100% so với năm 2008.
Năm 2010: Tổng ngân sách toàn ngành xuất bản trong đạt được
3622,358 tỷ đồng tăng 149% so với 2009(vốn đầu tư 1771,910 tỷ đồng
tăng 303,1%). Đây là một con số đang biểu dương khi nền kinh tế thế giới
vẫn đang quá trình hồi phục sau khủng hoảng, vật giá leo thang kéo theo
lạm phát, giá nguyên liệu cũng tăng…Có thể thấy, dù trong hoàn cảnh nào
thì nhu cầu tiếp nhận tri thức của người dân vẫn luôn được duy trì và có
chiều hướng gia tăng.
Năm 2011, ngành đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm: xuất bản sách
phục vụ sự kiện trọng đại trong năm; tích cực triển khai đăng ký mã số sách
chuẩn quốc tế (ISBN); hoàn thành Quy hoạch phát triển ngành đến 2020 và

đề án thành lập "Quỹ hỗ trợ xuất bản Việt Nam".
(Theo Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền – T102 – NXBVHTT).
(Mic.gov.vn - Nguồn: Cục Xuất
bản)

2. Hạn chế:
a. Đối với các nhà xuất bản:
Trong cuộc họp hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản năm 2010 diễn
ra vào sáng 10/3/2010 tại Thư viện Quốc gia, ông Nguyễn Khắc Oánh - GĐ

23


NXB Hà Nội, cho biết: “Xuất bản năm qua đã có những bước phát triển
trên nhiều mặt song cạnh đó có tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục
như: lực lượng cán bộ ngành xuất bản còn thiếu kiến thức chuyên sâu, việc
đào tạo còn khó khăn, hạn chế do trình độ cũng như thiếu hụt lớp kế cận có
“tầm” trong việc biên tập, quản lý ngành xuất bản; cơ sở vật chất còn khó
khăn, yếu kém trong khi đó vật giá leo thang khiến nhiều NXB phải tự
trang trải, bù lỗ. công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về xuất bản chưa theo
kịp yêu cầu của thực tiễn hoạt động xuất bản; chất lượng xuất bản phẩm
chưa được nâng cao; quy mô sản xuất và tổ chức kinh doanh còn nhỏ, năng
lực cạnh tranh còn yếu... Mặc dù Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế
khá sâu sắc nhưng ngành xuất bản tốc độ hợp tác còn chậm và có phần
không chuyển biến. Điều này khiến cho các nhà làm sách phải luôn
luôn trăn trở: Tại sao xuất bản phẩm của Việt Nam chưa xâm nhập sâu
vào thị trường thế giới? Tại sao nhân dân thế giới chưa thích xuất bản
phẩm của Việt Nam? Câu trả lời có nhiều, song về phần mình, các nhà
làm sách Việt Nam cũng ý thức được rằng, hiện tại các doanh nghiệp

Việt Nam chưa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới do sự hạn chế
về khả năng sáng tác (khâu tác giả), công nghệ chế bản, năng lực PR,
quảng bá, bên cạnh đó là những yếu tố mang tính nhạy cảm khác. Từ
đó cho thấy sản phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh
và là yếu tố cơ bản để kích cầu về nó. Vì thế, suy cho cùng, sản xuất
các xuất bản phẩm vừa là tác nhân, vừa là động lực để thúc đẩy kinh
doanh cũng như chính nó phát triển đi đến hoàn thiện.
Do thiếu vốn hoạt động nên đầu tư công nghệ mới chỉ dừng lại ở
một số nhà xuất bản lớn, các nhà xuất bản nhỏ cơ sở vật chất nghèo
nàn, ngay cả trụ sở cũng phải đi thuê, không đủ điều kiện cho cán bộ
làm việc. Điều này làm hạn chế khả năng sản xuất, tạo ra sản phẩm
không đẹp, không đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Quy trình sản xuất của
nhiều nhà xuất bản còn chưa chặt chẽ, quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình
trạng chất lượng sản phẩm kém, gây nhức nhối trong xã hội. Trong khi
đó, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản chưa phát huy cao
vai trò của mình đối với các nhà xuất bản này thông qua kiểm tra, kiểm
soát và hỗ trợ, đầu tư đúng mức. Theo pháp luật quy định, nhà xuất bản

24


là cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được phép thành lập nhà
xuất bản. Như vậy, về cơ bản, nhà xuất bản là tổ chức kinh tế thuộc
khu vực của Nhà nước, Nhà nước phải cấp vốn ban đầu và đảm bảo các
điều kiện cần thiết cho tổ chức hoạt động. Song trên thực tế, quy định
của luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp có phần không ăn khớp.
Vì là doanh nghiệp nên cơ quan chủ quản không đầu tư và không thể
đề nghị cấp vốn từ ngân sách cho nhà xuất bản. Từ đó các nhà xuất bản
này gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm giải pháp về vốn, nhất là các

nhà xuất bản kinh doanh chưa tốt, các nhà xuất bản mới thành lập.
Một số bộ sách lịch sử còn nhiều nhiều sai sót, chưa có chứng cứ xác
thực, yếu kém trong khâu biên tập. Tình trạng chung và so với yêu cầu
hội nhập thì cán bộ của ngành xuất bản còn thiếu và yếu về chuyên
môn, năng lực chính trị. Trong đó cán bộ quản lý chưa có năng lực
thực sự, chưa đủ tầm quản lý nhà xuất bản theo yêu cầu mới chiếm một
lượng không nhỏ. Vì thế, chất lượng xuất bản và phổ biến sách chưa
cao, khả năng xâm nhập thị trường thế giới của sách Việt Nam thấp,
tình trạng vi phạm bản quyền, vi phạm luật còn nhiều. Bên cạnh đó,
trình độ ngoại ngữ của cán bộ yếu đã làm cản trở quá trình hội nhập
quốc tế của nhà xuất bản. Dù đã được các nhà quản lý nhắc nhở nhưng
cho tới nay vẫn chưa được khắc phục như “Thăng Long thời Lê Trịnh”, bộ
sách “Hỏi đáp sự kiện lịch sử Việt Nam”, “Từ một dòng sông”…Một số
cuốn sách văn học đề cập tới những vấn đề bức xúc trong dư luận, cũng
như gây được sự chú ý của dư luận trong năm qua như cuốn “Sợi xích” của
nữ tác giả Lê Kiều Như, hay như cuốn “Bờ xám”…

b. Đối với nhà nước:
Luật xuất bản được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa được
đưa vào thực tế cho phù hợp. Quá nhiều đầu sách được xuất bản mỗi năm
dù cho chất lượng của nó là không đáng được in thành sách, nhưng tác
động của thị trường, thị hiếu của một lớp độc giả nào đó vẫn thôi thúc
người ta xuất bản chúng. Và kết quả là không ít cuốn sách đã làm phiền,

25


×