Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

luận văn tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.73 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
PHÂN HIỆU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI:

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI ĐẾN LỐI
SỐNG CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY DƯỚI GĨC NHÌN CỦA KHOA
HỌC XÃ HỘI.

GVHD: PGS.TS TRẦN THỊ KIM XUYẾN
CNĐT: NGUYỄN THỊ DUNG
MSSV: 11090002
NK: 2011 – 2015


BÌNH DƯƠNG, THÁNG 9 NĂM 2015
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----o0o----Bình Dương, tháng 9 năm 2015
BẢN CAM KẾT QUYỀN TÁC GIẢ
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kính gửi: Hội đồng khoa học, Khoa Xã Hội Học – trường Đại Học Bình Dương
Tơi tên: Nguyễn Thị Dung

Sinh ngày: 05/01/1993

Thường trú tại: xã Thanh Lương – thị xã Bình Long – tỉnh Bình Phước
CMND số: 285401942


Cấp ngày 30 tháng 06 năm 2009

Điện thoại: 0989.220.993

Email:

Hiện tơi đang theo học chương trình đại học hệ chính quy tại trường Đại Học Bình
Dương.
Khoa: Xã Hội Học
Niên khóa: 2011 – 2015, năm sẽ tốt nghiệp: 2015
Trong suốt q trình học tập, tơi ln cố gắng phấn đấu và chấp hành tốt nội quy của
trường, chính vì thế tơi được sự chấp thuận được làm khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài
khóa luận như sau: “Sự ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội đến lối sống của giới
trẻ hiện nay dưới góc nhìn của khoa học xã hội”. Nay tơi xin cam đoan cơng trình
nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến,
không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, chưa từng cơng bố, sử dụng. Và tôi xin chịu
mọi trách nhiệm trước pháp luật khi có tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người cam kết

………………………………………

Nguyễn Thị Dung


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ
chưa từng thấy của các phương tiện truyền thông đại chúng, một trong những dịch vụ

hàng đầu hiện nay là sự xuất hiện của Internet. Nó là một trong những phương tiện khơng
thể thiếu của nhân loại, một dịch vụ “nhanh, gọn., tiện ích”, không những thế Internet đã
và đang thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mọi
hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy cập cộng đồng gồm các
mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối
chuyển gói dữ liệu (parket switching) dựa trên một giao thức liên mạng máy tính nhỏ hơn
của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường học, của người dùng cá nhân và
các chính phủ trên tồn cầu, cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ.
Sự ra đời của Internet kéo theo sự xuất hiện của nhiều trang mạng xã hội phát triển mạnh
và lan tỏa rộng khắp với tốc độ nhanh chóng trên tồn cầu. Dù chỉ mới du nhập vào Việt
Nam, nhưng Internet và mạng xã hội đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ tích cực lẫn tiêu
cực đến lối sống của giới trẻ hiện nay trong môi trường sống năng động và bận rộn hiện
nay. Và vấn đề này đã được nhiều ngành nghiên cứu như tâm lý học, xã hội học, văn hóa
học, ngơn ngữ học,…ở nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, trong đề tài khóa luận này được
tổng quan từ nhiều cơng trình nghiên cứu ở các khía cạnh, góc nhìn khác nhau gồm có 9
đề tài viết dưới cách tiếp cận xã hội học, 8 đề tài viết dưới cách tiếp cận tâm lý học, 3 đề
tài dưới góc nhìn văn hóa học, 1 đề tài viết dưới góc nhìn ngơn ngữ học, 1 bài viết dưới
góc nhìn nhân học và một số bài viết trên các trang báo mạng điện tử uy tín (thơng qua
q trình chọn lọc kỹ càng). Qua tổng hợp và phân tích nội dung của các đề tài, được chia
thành 4 phần sau nhằm làm rõ ảnh hưởng của internet và mạng xã hội cũng như thấy
được bức tranh tổng thể dưới cái nhìn cận cảnh thơng qua góc nhìn khoa học xã hội. Phần
thứ nhất là thực trạng sử dụng internet và mạng xã hội của giới trẻ hiện nay, trong phần
này phân tích mức độ sử dụng thường xuyên và thời lượng truy cập, phương tiện và địa
điểm truy cập, mục đích sử dụng và chi tiêu. Phần thứ hai là những ảnh hưởng của
internet và mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ hiện nay, trong đó đưa ra ảnh hưởng tích
cực lẫn tiêu cực đến lối sống của người sử dụng. Phần thứ ba là những nguyên nhân của
thực trạng, trong phần này chỉ ra những nguyên nhân từ phía cá nhân người dùng, từ phía
gia đình và nhà trường, từ phía mơi trường sống, từ phía các doanh nghiệp và nhà cung
cấp mạng, từ phía quản lý của nhà nước và các cơ quan, ban ngành. Phần thứ tư là những

biện pháp hay kiến nghị, đề xuất được đưa ra trong các cống trình nghiên cứu, trong đó


chỉ ra những biện pháp đối với từng nhóm đối tượng cụ thể như đối với cá nhân, đối với
sự quản lý của gia đình và nhà trường, đối với các doanh nghiệp và nhà cung cấp mạng,
đối với sự quản lý của nhà nước và các cơ quan, ban ngành. Cuối cùng là phần kết luận,
đưa ra nhận xét chung về các cơng trình nghiên cứu và chỉ ra những phát hiện mới thông
qua bài tổng quan này.


CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Internet bắt đầu xuất hiện từ những năm thập niên 60. Tuy nhiên tại thời điểm đó nó
chỉ được sử dụng trong nội bộ. Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam chính thức
hịa vào mạng internet tồn cầu, sau 15 năm hoạt động Internet trở thành một thuật ngữ
hầu như ai cũng biết, một phương tiện truyền thông ai ai cũng đang sử dụng, thậm chí với
một số bộ phận cịn phụ thuộc hồn tồn. Tầm ảnh hưởng của internet phát tán mạnh mẽ
khi nó bắt đầu phát huy cơng dụng giải trí của mình, người ta khơng chỉ có thể tìm tư liệu
mà cịn xem phim, nghe nhạc, chơi game trên mạng. Hàng triệu triệu người vào mạng
mỗi ngày, ở nước nào mà chẳng có những quán cà phê Internet, nhà nhà nối mạng, người
người vào mạng, nhưng số người vào mạng để làm việc, học tập, truy cập tài liệu thì ít
mà số người vào mạng để tán gẫu hay chơi game thì nhiều. Internet đang chiếm lĩnh giới
trẻ với một tốc độ như bão quét, những trò chơi trực tuyến nhanh chóng tìm đuợc những
tín đồ trung thành và cuồng nhiệt. Giới trẻ và sự mê đắm của họ trong thế giới game
online trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay và khơng ai
có thể dự đốn được hệ lụy lớn lao của game online đối với giới trẻ sẽ lớn đến chừng nào.
Điều này cho thấy thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện và cơ hội cho
con người giao lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tưởng, những
việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa

dạng của internet, trong đó các mạng xã hội. Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng,
nguồn thơng tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và
chọn lọc thơng tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian,
vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ. Nó giúp nâng cao vai trị của mỗi cơng dân trong
việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những
cộng đồng thức đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Do chức năng đa dạng và gia tăng
ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội đã có tác động làm thay đổi nhiều thói
quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa,…ở một bộ
phận khá lớn những người sử dụng. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và hiện đại
của mạng xã hội, xu hướng mới của xã hội công nghệ thông tin đã đặt ra những câu hỏi
khá lý thú nhưng cũng rất phức tạp về việc quản lý các mạng xã hội ảo như thế nào? Làm
sao phát huy được mặt tích cực của loại tổ chức “ảo” phục vụ cho xã hội “thực” nhất là
đối với giới trẻ? Làm thế nào để họ biết kết hợp hài hòa giữa việc “học mà chơi – chơi
mà học”? Nếu chúng ta khơng có những biện pháp kịp thời, hậu quả sẽ như thế nào?


Vì vậy, trong những năm gần đây đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu từ nhiều khía
cạnh, góc độ chuyên ngành khác nhau như xã hội học, tâm lý học với nhiều cách phân
tích và lý giải khác nhau về những vấn đề trên. Từ đó, với mong muốn cũng thấy được
các vấn đề như thế, tác giả đã tiến hành thực hiện bài tổng quan này nhằm thấy được một
bức tranh toàn cảnh, tổng thể về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay.
Làm cơ sở định hình cũng như dữ liệu cho các đề tài nghiên cứu sau này, đây chính là lý
do tác giả chọn đề tài “Sự ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội đến lối sống của
giới trẻ hiện nay dưới góc nhìn của khoa học xã hội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung

- Nắm rõ được các cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới
trẻ hiện nay nhằm hoàn thiện bức tranh tổng thể; và cung cấp cách nhìn khách quan về
tác dụng cũng như ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội; đồng thời là cơ sở định hình

và trở thành dữ liệu cho các đề tài nghiên cứu về sau.
3. Phạm vi, khách thể và đối tượng nghiên cứu
a. Phạm vi về thời gian nghiên cứu

- Các bài viết nghiên cứu về Internet và mạng xã hội khá phong phú và gắn liền với quá
trình phát triển của nó với nhiều mốc thời gian khác nhau. Do thời gian và kiến thức của
tác giả còn nhiều hạn chế nên tác giả chỉ chọn lọc một số bài trong khoảng thời gian công
bố từ 2005 – 2015 để làm dữ liệu thực hiện bài tổng quan.
b. Khách thể nghiên cứu

- Các đề tài viết về sự ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ ở
nước ta hiện nay dưới góc nhìn khoa học xã hội từ 2005 đến 2015.
c. Đối tượng nghiên cứu

- Sự ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ hiện nay dưới góc
nhìn của khoa học xã hội thơng qua các cơng trình nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng sử dụng Internet và mạng xã hội của giới trẻ hiện nay ở nước ta;
- Những tác động tích cực và tiêu cực của Internet và mạng xã hội ảnh hưởng đến lối
sống của giới trẻ hiện nay ở nước ta;


- Nguyên nhân Internet và mạng xã hội ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ hiện nay dưới
góc nhìn của khoa học xã hội;
- Các giải pháp được đề ra trong các cơng trình nghiên cứu;
- Lý thuyết và phương pháp của các cơng trình nghiên cứu;
- Nhận xét chung và những phát hiện mới qua các cơng trình nghiên cứu trên.
5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài đã thu thập, sử dụng phương pháp phân tích nguồn dữ liệu và thơng tin sẵn có
từ các nguồn thơng tin khác nhau: Internet, báo chí, tạp chí mang tính chuyên khảo,
những báo cáo nghiên cứu, những bài báo đã được xuất bản, hay các cuộc hội thảo với
các chuyên đề liên quan,…Những bài viết được thu thập và khai thác trên mạng điện tử,
được tác giả chọn lọc cẩn thận vì hiểu được tính giới hạn về độ tin cậy của các nguồn bài
viết này. Những bài báo hằng ngày, được tác giả sử dụng như nguồn tham khảo khi tìm
hiểu đề tài, chúng không được coi như những minh chứng khoa học (chưa có hội đồng
chun mơn thẩm định).
Để thực hiện bài tổng quan này, công việc ban đầu là tìm kiếm các tài liệu từ các
nguồn thơng tin khác nhau (Internet, tạp chí, báo chí, bài nghiên cứu khoa học,…). Do
các bài viết về Internet và mạng xã hội khá phong phú với nhiều nội dung và ở các hình
thức khác nhau, nên tác giả đã đọc, ghi chép và phân loại các ra thành các dạng như:
Internet, tạp chí chuyên khảo, báo chí, bài nghiên cứu khoa học, các cuộc hội thảo,…Sau
đó chọn lọc các bài nghiên cứu tiến hành lập khung ma trận. Phân tích bối cảnh ra đời,
mục tiêu, nội dung, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong từng cơng trình. Đặc biệt,
chú trọng đến phần phân tích nội dung, lý thuyết và phương pháp của các tư liệu.
6. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
a. Những thuận lợi

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và động
viên khích lệ của giáo viên hướng dẫn cũng như các bạn chung lớp. Đồng thời, tác giả
nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần rất lớn từ phía gia đình.
Gặp thuận lợi trong việc thu thập các tài liệu về chủ đề cần tổng quan, và nhận được
sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía cơ Mai Lan (giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn) cung cấp thêm tư liệu chuyên ngành.
b. Những khó khăn


Do thu thập quá nhiều tư liệu nên tác giả gặp khó khăn trong việc tổng hợp và phân
tích nội dung của từng bài, cộng với áp lực về thời gian hoàn thành đề tài.

CHƯƠNG II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng sử dụng Internet và mạng xã hội tác động đến lối sống của giới
1.1.

trẻ hiện nay
Mức độ sử dụng thường xuyên và thời lượng truy cập Internet và mạng xã
hội của giới trẻ hiện nay

Xét về số lượng và độ tuổi của người dùng truy cập internet và mạng xã hội từ việc
phân tích các đề tài nghiên cứu, bài viết cho thấy tỷ lệ truy cập internet hàng ngày của cá
nhân người sử dụng là khá cao, chiếm đến hơn 74,6%. Điều này có thể nhận thấy thơng
qua “Mạng xã hội Facebook và bài tốn kiểm sốt thơng tin” của Hồng Minh, “Ở
Việt Nam, tính đến tháng 8/2013, nước ta đã có 19.6 triệu người dùng facebook, chiếm
21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng internet. Hơn nữa Việt Nam đang là
nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng facebook hiện nay”.
Hay trong bài “Tác động của mạng xã hội đến tuổi vị thành niên – Những điều cha
mẹ cần chú ý” của Phạm Thịnh đã đưa ra số liệu rõ ràng hơn tính từ 2005 đến 2014, có
hơn 75% người truy cập internet ở nước ta có sử dụng mạng xã hội facebook (tương
đương hơn 22 triệu người, trong đó phổ biến là giới trẻ từ 15 đến 25 tuổi). Đặc biệt với
tuổi vị thành niên, gần như 100% các em trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi tại các thành phố
lớn có tài khoản mạng xã hội và tham gia tương tác trên đó.
Xét về tần suất sử dụng thường xuyên cũng như thời lượng truy cập internet và mạng
xã hội qua các bài viết, cho thấy sự khác biệt tần suất sử dụng giữa nam và nữ, điều đáng
nói hơn chính là từ những số liệu cụ thể trong bài thấy được nhu cầu sử dụng internet và
mạng xã hội khá cao, một số bộ phận giới trẻ cịn hồn tồn phụ thuộc vào internet. Cụ
thể như trong bài tham luận “Thực trạng sử dụng internet và những tác động của
internet đến sinh viên trường ĐH Nơng Lâm TP.HCM” của ThS. Trần Minh Trí và
ThS. Đỗ Minh Hồng đã cho ta biết, qua phân tích tần suất sử dụng internet theo giới
tính, nhóm tác giả cho thấy có sự khác biệt về tần suất sử dụng internet giữa nam và nữ
với độ tin cậy 90%. Từ kết quả này, có thể kết luận rằng sinh viên nam sử dụng internet

thường xuyên hơn sinh viên nữ. Kết quả này cũng giống như kết quả được tìm thấy trong
báo cáo về sử dụng Internet của Netcitizens năm 2010. Sự khác biệt này có thể là do đặc
tính của nam giới nói chung và của sinh viên nam nói riêng quan tâm và u thích cơng
nghệ nhiều hơn nữ. Mặt khác, đặc tính thích khám phá của nam giới cao hơn nữ cũng có
thể là một lý do giải thích cho sự khác biệt này. Qua bài viết, cũng thấy được tỷ lệ sinh
viên năm 4 truy cập internet hàng ngày là 85,0%, cao hơn tỷ lệ truy cập internet hàng


ngày của nhóm sinh viên năm 3 và năm 2 lần lượt là 75,6% và 65,7%. Kết quả này cho
thấy số năm học càng cao, tần suất sử dụng internet càng nhiều. Điều này dễ hiểu vì nhu
cầu sử dụng internet của những sinh viên năm cuối cho việc học tập cũng như giải trí
nhiều hơn sinh viên những năm đầu. Về thời lượng truy cập, trong bài viết này đã cho
thấy bình quân một sinh viên dành 21,8 giờ truy cập internet mỗi tuần, tương ứng với 3,1
giờ/ngày. Xét theo giới tính, sinh viên nam có số giờ truy cập cao hơn sinh viên nữ, cụ
thể 25,2 giờ/tuần so với 17,9 giờ/tuần (kiểm định t về sự khác biệt đạt độ tin cậy 99%,
t=4,25, sig.=0,00). Phân tích theo năm học, tương tự như kết quả phân tích tần suất ở
trên, sinh viên ở năm học càng cao có thời lượng truy cập càng nhiều, cụ thể sinh viên
năm 2 có thời lượng truy cập chỉ khoảng 19,9 giờ/tuần, trong khi đó con số này của sinh
viên năm 3 và năm 4 lần lượt là 23,1 và 23,6. So sánh thời lượng truy cập theo ngành
học, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể của sinh viên khối ngành kỹ thuật so với 2
khối ngành nông nghiệp và kinh tế. Sinh viên kỹ thuật trung bình dành 27,4 giờ truy cập
internet, trong khi đó sinh viên nơng nghiệp và kinh tế chỉ dành 18,8 và 18,4 giờ/tuần
tương ứng. Hay trong bài “Thực trạng sử dụng facebook của thanh thiếu niên 15 – 18
tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm
(tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 63, năm 2014), đã chỉ ra thời gian vị thành niên
(VTN) sử dụng facebook (FB) trong ngày bình thường chủ yếu là từ 1 đến 2 giờ, chiếm
45,4% và có thể khơng sử dụng trong một ngày chiếm 23,6%. Đặc biệt cần chú ý khi có
tới 16,7% VTN sử dụng từ 3 giờ trở lên và số VTN sử dụng liên tục là 14,6%. Theo đánh
giá của các phụ huynh trong bài viết cho biết, thì thời gian sử dụng FB của các em từ 3
giờ trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất với 34,3%  Đây là một con số đáng báo động. Ngồi

ra, trong bài cịn cho thấy mức độ sử dụng facebook vào những ngày nghỉ tăng lên đáng
kể so với con số ngày thường ở phía trên, cụ thể: "Có đến 27,8% VTN sử dụng từ 3 giờ
trở lên, số VTN sử dụng liên tục cũng tăng lên đến 19,1%. Trong khi đó số VTN sử dụng
khơng q 1 đến 2 giờ giảm xuống với 40,3% và số lượng có thể không sử dụng trong 1
ngày cũng giảm xuống tỉ lệ còn 12, 8%.". Số lượng VTN sử dụng từ 1 đến 2 lần mỗi tuần
chiếm 20% và sử dụng từ 3 đến 4 lần mỗi tuần chiếm 16, 5%. Như vậy, từ đó có thể thấy
với 63,5% VTN sử dụng FB hàng ngày và bất cứ lúc nào rảnh rỗi theo số liệu đánh giá
của VTN và 68,6% theo số liệu đánh giá của phụ huynh, chiếm hơn 3/5 mẫu khách thể
trong nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy có nhiều VTN đã rất “gắn bó” với FB. Tỉ lệ ở
mức cao này thể hiện rằng FB dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong
diễn tiến đời sống của VTN từ 15 – 18 tuổi. Hay bài “Góc nhìn văn hóa và tâm lý học
về mạng xã hội” của tạp chí Văn hóa Nghệ thuật từ kết quả nghiên cứu cho biết, cứ 100
sinh viên được hỏi về tổng thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày thì có 81 – 88 sinh
viên sử dụng từ 2 – 3 giờ/tháng, 45 – 52 sinh viên sử dụng từ 1 – 2 giờ/tháng và chỉ có 12
– 15 sinh viên sử dụng dưới 1 giờ/tháng. Đáng chú ý, khảo sát bằng phiếu điều tra về


mạng xã hội thường xuyên sử dụng, trong số 100 phiếu được phát ra, có trung bình từ 86
– 90 phiếu cho biết mạng xã hội sử dụng nhiều nhất là Facebook, 60 – 79 phiếu sử dụng
mạng xã hội Zingme và chỉ có 10% sử dụng các mạng xã hội khác. Từ kết quả nghiên
cứu trong bài cho thấy, số lượng người dùng mạng xã hội nhất là facebook ở Việt Nam
ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh, mà phần đơng đa số là giới trẻ.
Ngồi ra, trong q trình tổng hợp các bài viết, cịn nhận thấy được thực trạng về mức
độ sử dụng và thời lượng truy cập internet để chơi game online của đa số giới trẻ hiện
nay, như “Nghiên cứu về hành vi sử dụng facebook của con người – một thách thức
mới cho tâm lý học hiện đại” của ThS.Đào Lê Hòa An, đã chỉ ra có đến “215.568 học
sinh chơi game online 1 đến 3 lần trong tuần. Thời gian trung bình cho một lần chơi có
đến 3875 học sinh, chơi từ 6 đến 7 giờ, 1120 học sinh chơi từ 8 đến 9 giờ, 625 học sinh
chơi đến 10 giờ (Báo Cáo Hà Nội, 2010). Trong số 105.340 học sinh được phỏng vấn, có
32.831 học sinh chơi game online 1 – 3 lần/tuần, 10.360 học sinh khác chơi game online

từ 4 – 6 lần. Thời gian trung bình cho một lần chơi là 22.049 học sinh chơi 2 – 3 giờ,
1111 học sinh chơi hơn 10 giờ/lần (Báo Cáo TP.HCM, 2010). Viện Xã hội học (thuộc Viện
Khoahọc xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả khảo sát xã hội học về
trò chơi trực tuyến. Kết quả khảo sát cho thấy có 73% người đang chơi. Tỉ lệ người chơi
game online còn đang đi học chiếm 71,7% so với game thủ làm ngành nghề khác. Về giới
tính, nam giới chơi game online nhiều hơn nữ giới với 54,5%. Tỉ lệ người chơi có trình
độ đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ cao nhất với 30,1%”. Hay trong Cuốn kỷ yếu tổng hợp
từ Hội thảo khoa học "Nghiện Internet: Những thách thức mới trong xã hội hiện
đại"_Và hội thảo được đúc kết từ 1 chủ đề luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh ngành
Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐHQG - TP.HCM của nhiều
tác giả, đã cho thấy, sinh viên tìm đến các dịch vụ Internet chơi game online khá thường
xuyên với thời lượng tương đối cao “Số sinh viên chơi game online từ 1 - 3 lần/tuần là
121 sinh viên (chiếm tỷ lệ 69,5%); 4 - 6 lần/tuần: 53 sinh viên (chiếm tỷ lệ 30,5%). Thời
gian trung bình cho 1 lần chơi trong vịng 1 giờ chỉ có 84 sinh viên (chiếm tỷ lệ 48,3%);
kéo dài 2 giờ- 4 giờ có đến 90 sinh viên (chiếm tỷ lệ 51,7%). Đa số sinh viên chơi game
vào ngày nghỉ: 93,1%, số sinh viên chơi vào ngày thường chỉ có 6,9% (12 sinh viên).
Thời gian sinh viên chơi nhiều nhất tập trung từ chiều cho đến tối, trong khoảng từ 14
giờ - 21 giờ chiếm tỷ lệ 66,7%”. Hay thể hiện rõ ràng hơn trong bài “Thanh thiếu niên
chơi game bạo lực: Những phân tích về tâm lí - xã hội và một số giải pháp quản lí giáo dục định hướng” của Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái, từ kết quả khảo sát
đã chỉ ra trong tổng số 4.468 khách thể nghiên cứu, “có 63.7% người chơi các game
mang tính bạo lực (xem Biểu đồ1) và 36.3% người chơi game bạo lực từ nhóm tuổi thiếu
niên (6 - 11 tuổi) chiếm 24.9%, đặc biệt từ lứa tuổi 12 - 15 tuổi (chiếm 41.5%)”. Phần lớn
thanh thiếu niên bắt đầu tiếp xúc với các trò chơi liên quan đến người chơi các loại game


khơng có tính bạo lực, chơi game dưới 1h/ngày là khoảng thời gian mà nhiều người lựa
chọn nhất (63,8%), thời gian từ 1 - dưới 3 giờ (28%). Trong khi đó, có tới “45,4% người
chơi trong nhóm game bạo lực bỏ ra từ 1-3 giờ/ngày để chơi game. Bên cạnh đó, số
người chơi từ 3-5 giờ/ngày chiếm 18.5% và trên 5 giờ/ngày chiếm 12.8%”. Có thể nói,
nhóm thanh thiếu niên chơi game bạo lực dành nhiều thời gian để chơi game hơn so với

nhóm chơi game khơng bạo lực. Khi xem xét thời gian chơi game theo các buổi trong
ngày, nhóm tác giả nhận thấy buổi tối là thời gian có tỉ lệ thanh thiếu niên chơi nhiều nhất
(42%). Mặc dù tỉ lệ thanh thiếu niên chơi vào buổi đêm là không cao (10.9%) nhưng khi
so sánh giữa số giờ chơi game và thời gian chơi trong ngày, kết quả lại chỉ ra rằng, trong
số thanh thiếu niên thường chơi game trên 5 giờ/ngày, có đến 33.1% thường chơi vào
buổi đêm và chơi game bạo lực hạng nặng. Điều này chứng tỏ việc chơi game online đã
trở thành thói quen khiến nhiều bạn trẻ “nghiện”, việc chơi game thiếu sự điều tiết dẫn
đến nhứng ảnh hưởng tiêu cực tới học hành, công việc lẫn sức khỏe.
1.2.

Phương tiện và địa điểm tiếp cận Internet và mạng xã hội của giới trẻ hiện
nay

Hiện nay có rất nhiều phương tiện cung như địa điểm để tiếp cận internet và mạng xã
hội của giới trẻ hiện nay, như trong bài “Thực trạng sử dụng Internet và những tác
động của Internet đến sinh viên trường Đại học Nơng Lâm TPHCM” của ThS.Trần
Minh Trí và ThS. Đỗ Minh Hoàng cho thấy kết quả khảo sát hai phương tiện sinh viên
tiếp cận internet phổ biến nhất là điện thoại và laptop với tỉ lệ sinh viên sử dụng tương
ứng là 62,7% và 59,7%. Các phương tiện khác như máy vi tính để bàn, máy tính bảng và
dịch vụ internet cũng được sử dụng nhưng với tỉ lệ ít hơn 30%. Về số lượng phương
tiện/thiết bị tiếp cận internet có những sinh viên dùng đến 3 – 4 loại khác nhau, nhưng chỉ
chiếm tỉ lệ thấp. Đa số các sinh viên sử dụng 2 thiết bị tiếp cận internet với tỉ lệ 43,0%,
và có 33,9% sinh viên chỉ dùng 1 loại phương tiện để truy cập internet. Về địa điểm truy
cập, ngoài trường học sinh viên hiện nay cũng có thể truy cập internet ở khu vực ở trọ
hoặc quán cà phê. Kết quả phân tích về mức độ thường xuyên truy cập internet của sinh
viên ở 3 địa điểm trên cho thấy sinh viên chủ yếu truy cập internet tại nơi ở, cụ thể tỉ lệ
sinh viên trả lời mức độ rất thường xuyên và thường xuyên (tích lũy) ở địa điểm này đạt
đến con số 87,8%. Ngược lại, con số tích lũy 2 mức độ này ở trường học chỉ đạt 19,7%
và ở quán cà phê chỉ 7,0%. Điều này cho thấy, sinh viên hiện nay có rất nhiều phương
tiện/cơng cụ để tiếp cận internet và họ có điều kiện tiếp cận internet ở nhiều nơi khác

nhau, đây chính là 1 thuận lợi đối với sinh viên, nếu sinh viên biết tận dụng cơ hội học
tập nâng cao kiến thức, ngược lại trong môi trường này nếu sinh viên lạm dụng internet
có thể dẫn tới những hậu quả liên quan đến kết quả học tập, thậm chí cả sức khỏe.


Hay “Thực trạng sử dụng facebook của thanh thiếu niên 15 - 18 tuổi tại thành
phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Văn Sơn_Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm cũng chỉ ra địa
điểm sử dụng mạng xã hội facebook của VTN chủ yếu là ở nhà chiếm xấp xỉ 50%, gần
bằng 1/2 mẫu dân số. Điều này cho thấy nhà là nơi thuận tiện nhất để VTN sử dụng
facebook. Sử dụng facebook ở bất cứ nơi nào chiếm 31,6%, xấp xỉ 1/3 mẫu khách thể.
Thơng qua máy tính, laptop, điện thoại, Ipad có kết nối Internet, VTN có thể truy cập
facebook bất cứ lúc nào, dù đang ở nhà, ở trường, nơi công cộng hoặc ngay cả khi đang
di chuyển. VTN truy cập facebook bằng điện thoại là nhiều nhất với 27,8%. Trong bài
nghiên cứu “Net Index 2011 – Một số điểm nổi bật ở Việt Nam” đã đưa ra các địa điểm
truy cập gồm có: nhà riêng, trường học, nơi làm việc, nhà bạn bè,.. so sánh giữa năm
2010 đến năm 2011, kết quả khảo sát cho thấy việc truy cập internet tại nhà riêng có xu
hướng tăng nhanh nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 75% lên 88%). Về thiết bị dùng để truy
cập mạng xã hội gồm có máy tính cá nhân và điện thoại thông minh, kết quả đưa ra cho
thấy máy tính cá nhân là phương tiện được sử dụng nhiều nhất chiếm 98%.
1.3.

Mục đích sử dụng Internet và mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

Ngày nay, mục đích sử dụng của Internet hết sức đa dạng, như là học
tập, giải trí,
liên lạc, giao dịch mua sắm... Đối với giới trẻ, mục đích nào là phổ biến nhất? Thông qua
các bài viết để hiểu rõ hơn, như “Thực trạng sử dụng Internet và những tác động của
Internet đến sinh viên trường Đại học Nông Lâm TPHCM” của ThS.Trần Minh Trí_
ThS. Đỗ Minh Hồng thể hiện rất rõ mục đích sử dụng của đa số người dùng hiện nay,
nhất là giới trẻ, bài viết cho biết, nếu chỉ xét ở mức độ "rất thường xuyên” kết quả khảo

sát cho thấy mục đích tương tác xã hội qua Facebook được sinh viên truy cập thường
xuyên nhất, với tỉ lệ 32,6%, trên cả mục đích cập nhật tin tức và học tập với tỉ lệ là 27,5%
và 24,4% tương ứng. Nếu tính theo tỷ lệ tích lũy của hai mức độ "rất thường xuyên” và
"thường xuyên”, hai mục đích cập nhật tin tức và học tập dẫn đầu về mức độ phổ biến,
với tỷ lệ tích lũy lần lượt là 81,7% và 80,4%. Cũng theo cách phân tích này, Facebook
đứng vị trí thứ ba với tỷ lệ 78,1%, tiếp sau đó email (54,4%) và xem phim/nghe nhạc
(49,2%); các mục đích cịn lại như chơi game, mua hàng, blog có tỷ thể thấp thể hiện tính
khơng phổ biến trong sinh viên. Dù chơi game không chiếm tỷ lệ cao ở 2 mức độ rất
thường xuyên và thường xuyên, nhưng tỷ lệ tích lũy 2 mức độ này đạt đến khoảng 20%
cũng là một vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ việc thường xuyên chơi game có thể dẫn đến
nghiện game, và từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác, trong đó có việc sa sút kết quả học tập.
Có một điều đáng mừng là tỷ lệ sinh viên không bao giờ hoặc hiếm khi dùng internet cho
học tập và cập nhật tin tức là rất thấp. Điều này cho thấy sinh viên đã biết tận dụng
internet để hỗ trợ học tập và để nâng cao tri thức. Hay các bài như “Nghiên cứu về hành
vi sử dụng facebook của con người – một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại”


của ThS.Đào Lê Hoà An, “Báo điện tử, trang điện tử và mạng xã hội: Định hướng
phát triển và quản lý” của Đỗ Quý Doãn, “Mạng lưới xã hội” của Tuấn Hoàng, “Tác
động của mạng xã hội đến tuổi vị thành niên – Những điều cha mẹ cần chú ý” của
Phạm Thịnh đều đã chỉ ra mục đích sử dụng của người dùng là truy cập để đọc tin tức
chiếm hơn 95%, tìm kiếm thơng tin là 94%, nghe nhạc là 77%, nghiên cứu là 68% và tán
gẫu là 66%. Điều này cho thấy, số lượng người dùng truy cập vào internet để đọc tin tức
và tìm kiếm thơng tin là chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất.
1.4.

Chi tiêu của giới trẻ hiện nay cho Internet và mạng xã hội

Chi tiêu của giới trẻ dành cho việc truy cập internet và mạng xã hội, được thể hiện rõ
trong “Thực trạng sử dụng Internet và những tác động của Internet đến sinh viên

trường Đại học Nông Lâm TPHCM” của ThS.Trần Minh Trí_ ThS. Đỗ Minh Hồng,
bài viết đã tính bình qn, mỗi tháng sinh viên chi tiêu khoảng 90.698 đồng cho internet.
Đây là con số khá lớn khi phần lớn, cụ thể là 83,7%, sinh viên có mức thu nhập hàng
tháng từ 2 triệu đồng trở xuống. Từ kết quả phân tích, cho thấy có sự khác biệt về chi tiêu
cho internet giữa các nhóm sinh viên khác nhau. Cụ thể, "sinh viên nam chi tiêu cho
internet nhiều hơn sinh viên nữ, (2) sinh viên xuất thân từ nơng thơn có chi tiêu cho
internet ít hơn sinh viên xuất thân từ thành thị, (3) sinh viên năm cuối chi cho internet ít
hơn sinh viên năm 3 và năm 2 – có lẽ do phát sinh nhiều chi phí khác và sinh viên năm
cuối đã biết được nơi/cách tiếp cận internet miễn phí hoặc với giá rẻ, (4) chi phí cho
internet của sinh viên thuộc khối ngành công nghệ cao hơn con số này của sinh viên
thuộc nhóm ngành kinh tế và nơng nghiệp, (5) sinh viên sống cùng gia đình chi cho
internet nhi ều hơn so với sinh viên ở trọ và (6) sinh viên có thu nhập càng cao chi cho
internet càng nhiều".
Ngoài ra, một số bài viết cũng đề cập đến chi phí cho việc chơi game của giới trẻ hiện
nay như Cuốn kỷ yếu tổng hợp từ Hội thảo khoa học "Nghiện Internet: Những thách
thức mới trong xã hội hiện đại"_Và hội thảo được đúc kết từ 1 chủ đề luận án tiến sĩ
của nghiên cứu sinh ngành Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn,
ĐHQG - TP.HCM của nhiều tác giả đã đưa ra tỷ lệ sinh viên chi trả bình quân trong 1
tuần như sau: từ 3000 – 4000 đồng là 13,8%; 6000 – 10.000 đồng là 47,5% và trên
10.000 đồng là 38,7%. Nguồn chi phí khi sinh viên chơi game online chủ yếu do gia đình
cung cấp. Theo kết quả khảo sát cho thấy, có đến 60% sinh viên sử dụng tiền cha mẹ cho
đi học để chơi game, nhưng đa số các bậc phụ huynh không biết và không quản lý được
việc chơi game cũng như nội dung trò chơi. Hay trong bài “Thanh thiếu niên chơi game
bạo lực: Những phân tích về tâm lí - xã hội và một số giải pháp quản lí - giáo dục
định hướng” của Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái đã đưa số liệu từ kết quả khảo
sát của nhóm tác giả chỉ ra rằng, tỉ lệ người chơi bỏ ra dưới 100 nghìn/tháng để chơi


game là cao nhất (32%), chỉ có 4.8% thanh thiếu niên bỏ ra trên 1 triệu/tháng để chơi
game. Từ đây, nhận thấy vấn đề không chỉ tiêu hao tiền bạc vào các game online mà cịn

tốn phí thời gian, sự tập trung và hứng thú dành cho những hoạt động khác do bị chi phối
bới các trò chơi này.
 Tiểu kết 1: Qua tổng hợp và phân tích, nhận thấy chỉ có 5/12 bài viết đưa ra số

liệu đầy đủ về mức độ sử dụng thường xuyên, thời lượng truy cập, phương tiện và
địa điểm truy cập, mục đích truy cập. Về việc đưa ra những số liệu thống kê hay
nhận xét về chi tiêu cho việc truy cập Internet nói chung và mạng xã hội cũng như
game online nói riêng. Thấy được sự khác biệt giữa mức độ cũng như thời lượng
truy cập internet của nam và nữ khác nhau, nam có xu hướng dành thời gian truy
cập internet để chơi game nhiều hơn nữ, còn nữ ngược lại dành khá nhiều thời gia
cho các trang mạng xã hội, nhất là facebook.
Từ việc đưa ra những dữ liệu về mức độ sử dụng thường xuyên cũng như thời
lượng truy cập cho thấy, vai trò của ngày càng quan trọng của internet đối với
người sử dụng, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Nhưng cũng từ đây, thấy được
một vấn đề đáng lo ngại và cần được xã hội quan tâm chính là việc cá nhân người
dùng, hay nói đúng hơn là giới trẻ hiện nay đang có xu hướng lệ thuộc vào
Internet. Việc dành quá nhiều thời gian cho truy cập mạng dẫn tới nhiều ảnh
hưởng tiêu cực, cộng với việc cách thức sử dụng sai trái với mục đích ban đầu.
Tuy Internet mang lại nhiều mặt tích cực, nhưng khơng phải ai cũng đủ bản lĩnh,
tỉnh táo để không bị rơi vào những tiêu cực từ Internet đem lại.
Ngoài ra, qua quan sát từ những dữ liệu về thực trang sử dụng Internet và mạng xã
hội, thấy được quá trình phát triển cũng như tình hình sử dụng của người dùng Việt trong
bối cảnh xã hội hiện nay. Trong đó, phát hiện thêm thực trạng sử dụng của game online
của phần đồng giới trẻ, dẫn tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực hiện nay. Nhìn thấy được bức
tranh toàn cảnh về những vấn đề xoay quanh việc truy cập Internet và mạng xã hội.
2. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Internet và mạng xã hội đến lối

sống của giới trẻ hiện nay
2.1.
Ảnh hưởng tích cực của Internet và mạng xã hội

Internet nói chung và mạng xã hội, game online nói riêng đều có những tác động tích
cực giúp cho việc học tập, làm giàu tri thức với những thông tin phong phú và đa dạng,
làm thay đổi nhận thức, hành vi và nhân cách, lối sống của phần đông giới trẻ hiện nay,
giao lưu kết bạn, sẻ chia những cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm. Khẳng định được sự
năng động, cũng như thể hiện được bản thân trước bạn bè và xã hội, được thể hiện rõ
trong các bài viết được tổng quan, như trong bài “Tác động ảnh hưởng của Internet đối


với học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Giang” của Tráng Thị Lan Hương, đã chỉ
ra những ảnh hưởng tích cực do internet mang lại. Ảnh hưởng tích cực rất mạnh đến cách
thức tiếp cận, lựa chọn và xử lý thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,
chính trị. Mở ra cơ hội kinh doanh trên phạm vi rộng cho người sử dụng. Cũng như có cơ
hội giao lưu với nhiều nền văn hóa, nhu cầu đào tạo cũng được đáp ứng với những dịch
vụ đào tạo từ xa qua mạng Internet. Giúp kết quả học tập của học sinh, sinh viên tốt hơn
thông qua việc sử dụng, khai thác Internet vào mục đích học tập, nghiên cứu, làm giàu tri
thức. Tác động và ảnh hưởng của thông tin đã vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia,
dân tộc từ việc giúp cá nhân, cộng đồng, quốc gia lưu trữ những giá trị của nhân loại
trong ngân hàng dữ liệu, trở thành tài sản vô giá của nhân loại. Hay bài viết “Nghiên cứu
ứng dụng mạng xã hội facebook trong việc hỗ trợ đổi mới giảng dạy tại trường đại
học” của ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai và ThS. Nhâm Phong Tuân_Tạp chí kinh tế đối
ngoại số 68, đã chỉ ra những mặt tích cực của mạng xã hội trực tuyến facebook, đó là tác
động mạnh mẽ đến q trình học và kết quả học tập của sinh viên, giúp sinh viên nhanh
chóng thích nghi với văn hóa đại học và đạt được mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè đại
học. Cả hai đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của sinh viên ĐH
Thương Mại. Đồng thời, giúp giảng viên sử dụng facebook trở thành một cơng cụ trợ
giảng cho mình. Bài viết "Tác động của mạng xã hội đến tuổi vị thành niên - Những
điều cha mẹ cần chú ý" của Phạm Thịnh cũng đã đưa ra những mặt tích cực của mạng
xã hội, đó chính là giúp các em cập nhật, chia sẻ thơng tin liên quan đến học tập, sở thích,
mối quan tâm. Tạo điều kiện để các em thể hiện bản thân, tăng cường và mở rộng mối
quan hệ bạn bè, nâng cao kiến thức và trình độ tiếng anh, giao lưu tốt hơn, tăng sự sáng

tạo. Đồng thời, còn là nơi để trẻ tìm kiếm cơ hội học tập và giải trí sau những giờ học
căng thẳng. Điều này cho thấy, mạng xã hội cũng góp phần quan trọng trong việc xây
dựng nhân cách và tạo công cụ để trẻ tự xây dựng hình ảnh của mình. Học hỏi từ nguồn
thông tin đa dạng trên MXH, học hỏi từ bạn bè, góp phần phát triển trí tuệ, suy nghĩ và
nhân cách cho trẻ.
Hay trong bài “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ” của
TS.Nguyễn Thị Hậu đã cho thấy, mạng xã hội tuy rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng
cũng chính là cái mạng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì
phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó rèn luyện cho mỗi
người khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành và
phát triển ý thức xã hội của cơng dân, bởi nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái
độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với
thái độ và hành động chính mình. “Sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm
các kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết và hợp
tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện


có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có
tính chất tích cực từ "mạng ảo" đã xuất hiện trong "đời thực" như tổ chức các hoạt động
từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa
lành mạnh; nhóm các bà mẹ trao đổi về kinh nghiệm ni dạy con cái. Nhiều nhóm chia
sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm
quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hóa VN, lập các diễn đàn trao đổi tranh luận,
những nhóm tìm về các giá trị văn hóa cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn
nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự
tương tác với bạn đọc để hồn chỉnh tác phẩm của mình,... Nhiều cuộc tranh luận quanh
các vấn đề chính trị - xã hội cũng giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt.
Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển - Đảo VN cũng thông
qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ”. “Tìm hiểu cộng đồng Blog như một mơi
trường xã hội hóa đối với học sinh phổ thông trung học (Nghiên cứu trường hợp

Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh)” của Phan Thị Mai Lan đã phần nào
phản ánh được mặt tích cực ẩn sâu và thường có thể thấy ngay của Blog mang lại, mặt
tích cực này địi hỏi một quá trình đủ lâu dài để tìm hiểu những diễn biến phức tạp trong
nhận thức và hành vi của những người tham gia. Blog như là một môi trường xã hội hóa
mới đối với học sinh trung học phổ thơng (THPT). Việc ý thức chính trị- xã hội được
nâng cao, Blog trở thành nơi để cho học sinh giải bày tâm sự, chia sẻ những áp lực trong
học tập, gia đình, bạn bè,…"Mình nghĩ là làm cho gần người hơn đại loại. Có Blog khiến
mình cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn vì mình có một nơi để chia sẻ nỗi lịng của mình.
Mình thường viết blog rất súc tích, mình viết những câu rất ngắn chứa nhiều hình ảnh để
giải tỏa tâm trạng của mình. Viết ra rồi thấy long nhẹ hơn hẳn. Mình thường tìm đến
Blog để giải stress." (PVS, nữ, học sinh lớp 12, Thành phố Hồ Chí Minh). Blog giúp
quen được nhiều bạn mới, hiểu biết thêm các kỹ năng về mạng, nâng cao kỹ năng viết
lách, quản lý các mối quan hệ bạn bè tốt hơn, bản thân cảm thấy tự tin hơn và biết cách
ứng xử với mọi người tốt hơn. Blog ngày càng mở rộng với những hoạt động rất có ích,
giá trị đó là các hoạt động xã hội, từ thiện, và tình nguyện của các trang Blog do các
Blogger phát động nối kết với nhau cùng tham gia nhiều hoạt động có ích cho xã hội.
Blog cũng chính là một trong những phương tiện làm quen và gây ấn tượng với bạn khác
giới. Đồng thời, trong cuốn Kỷ yếu tổng hợp từ Hội thảo khoa học "Nghiện Internet:
Những thách thức mới trong xã hội hiện đại"_hội thảo được đúc kết từ một chủ đề
luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh ngành Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội &
Nhân văn, ĐHQG - TP.HCM của nhiều tác giả, cũng chỉ ra với khả năng kết nối mở rộng,
Internet đã trở thành một mạng thông tin lớn nhất thế giới, xuất hiện trong mọi lĩnh vực
từ thương mại đến chính trị, quân sự, nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn hóa, xã hội,
hàng khơng vũ trụ,... và xâm nhập vào cuộc sống sinh hoạt của con người, như công việc


nội trợ, giải trí, cập nhật tin tức, học tập, kinh doanh, sản xuất,... "Game online giúp sv
giải trí, thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học hành mệt nhọc. Kết quả khảo
sát cho thấy, 32,8% sv cho rằng game online tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ, đó là lợi ích
cơ bản nhất của game".

2.2.

Ảnh hưởng tiêu cực của Internet và mạng xã hội

Bên cạnh những mặt tích thì việc sử dụng internet nói chung và mạng xã hội, cũng
như game online nói riêng cũng tồn tại nhiều vấn đề phức tập, gây khơng ít “phiền tối”
cho người dùng đặc biệt là đối với những bạn trẻ hiện nay, phổ biến nhất là đã làm nảy
sinh biểu hiện “nghiện” mạng xã hội, “nghiện” game online ở số thành viên tham gia như
tiêu tốn thời gian truy cập “lướt mạng” và tìm kiếm những thơng tin vơ bổ, độc hại, tiềm
ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi, đến sức khỏe,…giới trẻ tự
đẩy mối quan hệ của bản thân và bạn bè trở nên xa cách, mất dần các kỹ năng giao tiếp
trong cuộc sống thực, trở nên thờ ơ, lạnh nhạt và xa lánh nhau. Mạng xã hội còn là “cầu
nối” phương tiện cho tội phạm, chúng sẽ đánh cắp thông tin người sử dụng với dường
lunk dính đầy virus, đặc biệt là hành vi hack tài khoản để mạo danh lừa đảo bạn bè hoặc
người thân, thậm chí thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, như trong các bài “Mặt
trái của Internet đối với giới trẻ hiện nay” của Lệ Thủy đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu
cực do internet mang lại, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Bởi có "những em
chỉ mới có 10-12 tuổi cũng thường xuyên có mặt ở các quán game online,…say mê đến
mức không cần ăn, uống, sẵn sàng bỏ cả học để chơi game".  Ảnh hưởng tới sự phát
triển của trẻ, hình thành những thói quen xấu trong sinh hoạt của các "tín đồ" cuồng "thế
giới ảo" như: sống bng thả, bất cần đời, có xích mích thì thanh toán lẫn nhau theo kiểu
"xã hội đen", sẵn sàng giết cả người thân để thỏa mãn cơn nghiện game,... Ảnh hưởng
đến nhận thức và hành vi của trẻ khi thường xun lướt những trang web có nội dung
khơng lành mạnh. Hay “Tác động ảnh hưởng của Internet đối với học sinh, sinh viên
trên địa bàn tỉnh Hà Giang” của Tráng Thị Lan Hương, đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu
cực từ việc lạm dụng internet đó là, ảnh hưởng đến thói quen tư duy, lập luận logic, đào
sâu suy nghĩ trước 1 vấn đề đặt ra trong học tập của học sinh_sinh việc. Tuy chưa có
những báo cáo chính thức của các cơ quan chức năng, song trong thực tế đã ghi nhận
được một số trường hợp thanh thiếu niên có những hiện tượng bệnh lý. Cho thấy, việc
quá lạm dụng Internet, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của giới trẻ. "..trong cuộc khảo sát,

trong số 1000 em học sinh chơi game thì có 10 em có cảm giác mệt mỏi sau mỗi lần
chơi". Ảnh hưởng đến đạo đức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, dẫn đến
những hành vi tiêu cực, có thể hủy hoại tương lai của giới trẻ. "Theo báo cáo của Công
an Thành phố Hà Giang, từ đầu năm 2012 đến nay, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm
pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Giang, liên quan đến trò chơi giải trí game online


đã xuất hiện như: lấy trộm xe đạp của bạn, cầm đồ lấy tiền để chơi game". Hay trong bài
viết “Việc sử dụng mạng xã hội facebook trong thanh thiếu niên hiện nay - một vài
suy ngẫm” của Lê Thị Huyền đã chỉ ra bên cạnh những ảnh hưởng tích cực giúp cuộc
sống của người dùng, nhất là đối với giới trẻ trở nên đa sắc màu hơn, thì cũng tồn tại
song song đó những ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, hành vi, nhân cách, lối sống bị
tha hóa,… như: “Có những bạn lợi dụng mạng facebook để "chém gió" ngày đêm về
người khác, về gia đình, về trường lớp, về thầy cơ, về bạn bè,…với những lời nói chẳng
mấy hay ho, thậm chí xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác". Ảnh hưởng đến
sức khỏe của giới trẻ, trở nên trầm cảm, lo lắng,..thậm chí quyên sinh vì khơng chịu nổi
áp lực từ mạng xã hội Facebook gây nên. Còn trong “Cuốn kỷ yếu tổng hợp từ Hội
thảo khoa học "Nghiện Internet: Những thách thức mới trong xã hội hiện đại"_Và
hội thảo được đúc kết từ 1 chủ đề luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh ngành Tâm lý học
trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐHQG - TP.HCM của nhiều tác giả đã tập
trung chỉ ra việc sử dụng internet và mạng xã hội, hay game online ảnh hưởng tiêu cực
đến kết quả học tập, đánh mất đi các mối quan hệ xã hội, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe,
bởi trong quá trình sử dụng mạng xã hội, cá nhân cũng có thể bị ảnh hưởng đến những
tương tác trực tiếp trong đời sống thực hoặc bị dụ dỗ xem các trang web đen, các sản
phẩm văn hóa đồi trụy, gây ảnh hưởng xấu đến lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc.
Các cá nhân khi rơi vào trạng thái này thường có các biểu hiện như: cơ thể xanh xao do
thiếu ngủ, học lực yếu, sức khỏe sút kém, bị ảo tưởng hay quên, kém tập trung chú ý đến
các hoạt động thường ngày, sao nhãng ăn uống, mất ngủ, hay tức giận, lo lắng, căng
thẳng, bồn chồn cơ thể khi không sử dụng Internet. Phụ thuộc vào Internet trong thời
gian dài, cá nhân có thể dẫn tới tình trạng tách biệt với xã hội, trầm cảm, hoang tưởng,

rối loạn tâm thần,... và nhiều cá nhân cịn có hành vi bạo lực khi bắt chước các trị chơi
trong game. Tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng, để lại nhiều hệ lụy khôn
lường và như một vấn nạn cần được sự quan tâm của tồn xã hội.
Điều đó thể hiện rõ nhất trong bài “Nghiên cứu về hành vi sử dụng facebook của con
người - một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại” của ThS.Đào Lê Hòa An. Việc sử
dụng thường xuyên và quá nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và hành vi
của cá nhân người sử dụng có xu hướng giải quyết vấn đề bằng bạo lực, dẫn đến nhiều hệ
lụy tiêu cực "Như vụ trọng án quen qua facebook, đến ngủ nhờ rồi giết người cướp tài
sản xảy ra vào ngày 22-6-2013. Hung thủ Đặng Văn Cường (SN 1982, ở xã Thọ Thế,
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) quen biết với anh Nguyễn Vũ Vỹ (SN 1974, ở số 165
ngõ Trại Cá, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng). Thời gian gần đây Cường nợ
nần chồng chất, chợt nhớ ra anh Vỹ sống một mình, tính tình lại dễ gần nên nảy sinh ý đồ
giết người cướp tài sản. Ngày 19-6, Cường xuống Hà Nội và được anh Vỹ đưa về nhà
trọ. Đến tối 20-6, sau khi đi chơi, hai người về nhà ngủ. Khoảng 5 giờ ngày 22-6, thấy


anh Vỹ ngủ say, Cường dùng hai chiếc tạ tay đập liên tiếp vào đầu nạn nhân và giết chết
ngay trong đêm. Hay vụ việc chết vì thách chiến trên facebook xảy ra vào 13 giờ 30 phút
ngày 12-3-2013 tại khu vực ngã ba Gốc Phượng. Ngày 22-2, sau khi tan trường, 2 học
sinh trường THPT HạLong và THCS Cao Xanh (Quảng Ninh) bị đâm chém trọng thương
cũng xuất phát từ mâu thuẫn trên facebook. Trước thời điểm xảy ra vụ việc mấy ngày, Tạ
Đức Hiển (lớp 9) và Tạ Đình Xn (lớp 11) đã có những bình luận khiêu khích nhau trên
facebook." Ảnh hưởng về sức khỏe của giới trẻ, việc sử dụng MXH, mà nhất là facebook
đã khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trầm cảm, lo sợ, hoang mang,..thậm chí dẫn đến cái kết vơ
cùng thương tâm là mất đi mạng sống khi còn quá trẻ. Như "Gần đây, thông tin về 1 nữ
sinh vừa học hết lớp 12 ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã uống thuốc trừ
sâu tự tử vì bị ghép ảnh trên Facebook....Hoặc trường hợp của nữ sinh M-con của chị
Nguyễn Thị Ch (nhà đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) nằm ngất lịm trên giường, phải
đưa đi cấp cứu. N. uống thuốc an thần tự mua ở quầy thuốc tây nhằm "quyên sinh" sau
khi bị trang facebook "Bộ Mặt Thật Của Các Hot teen Đà Thành" đăng bài xuyên tạc,

xúc phạm danh dự. Theo nội dung status này, N. bị dựng chuyện có con khi đang đi học,
đi học kênh kiệu, chảnh chọe, khơng hịa đồng,...". “Tìm hiểu cộng đồng Blog như một
mơi trường xã hội hóa đối với học sinh phổ thông trung học (Nghiên cứu trường
hợp Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh)” của Phan Thị Mai Lan cũng đã
chỉ ra các trang Blog là môi trường thuận lợi để tuyên truyền các văn hóa phẩm đồ trụy,
tư tưởng chống phá chế độ làm thay đổi lối sống, băng hoại đạo đức của một bộ phận
người trẻ, "Số liệu khảo sát cũng cho thấy phần nào thực trạng của những Blog đen có
ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng Blog. 55,3% là tỷ lệ các học sinh đồng tình với ý
kiến cho rằng Blog là mơi trường tun truyền văn hóa đồi trụy." Ảnh hưởng đến nhận
thức và thái độ của học sinh "Những học sinh nam cho rằng Blog là môi trường tuyên
truyền văn hóa đồi trụy (61,3%) hơn là nơi tạo điều kiện nói xấu, xuyên tạc nhau
(66,3%) trong khi những ý kiến của nữ giới là ngược lại, với tỷ lệ lần lượt là 51,3% và
73%.". Hay trong bài “Mạng lưới xã hội (Social NetWork) của Tuấn Hoàng, bài viết đã
tập trung đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực từ việc lạm dụng mạng xã hội trở thành thói
quen, có hệ thống và tâm lý bị lệ thuộc mạnh mẽ vào mạng. Đây cũng là 1 bệnh lý về tâm
thần của người "nghiện" mạng xã hội, nếu không được sử dụng mạng sẽ có trạng thái:
nơn nao, khó chịu, mệt mỏi, buồn bả, mất ngủ, biếng an không muốn làm việc,... Ảnh
hưởng đến nhận thức và hành vi của giới trẻ, do trẻ muốn nổi tiếng quan mạng xã hội nên
đã bất chấp tất cả kể cả khoe thân trên mạng, hay gây sự chú ý bằng những comment
sốc,...tình trạng quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Ngôn ngữ giao tiếp thường ngày bị thay
thế dần thành các ngôn ngữ trên mạng xã hội để nói chuyện giao tiếp với bạn bè, thầy cơ,
thậm chí là cha mẹ,... Nhiều bạn trẻ trở thành nạn nhân của những trò đùa ghép ảnh hay
bị quay lén khi đang thay đồ,..bị tung lên mạng khiến họ trở nên lo lắng, có nguy cơ trầm


cảm. Thậm chí có nhiều trường hợp mất đi tính mạng của mình. Trong bài “Ảnh hưởng
của mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ” của TS. Nguyễn Thị Hậu, bên cạnh việc đưa
ra các ảnh hưởng tích cực thì song song đó cũng đã chỉ ra những tiêu cực của mạng xã
hội ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ như tiêu tốn thời gian "lướt mạng", truy cập và
tìm kiếm những thơng tin vơ bổ, thậm có hại; chơi game online bất kể giờ giấc và nhiều

người sa đà vào những game bạo lực và khiêu dâm,… Nguy cơ khi những thơng tin, hình
ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân và bạn bè,.. nhưng vơ tình bị kẻ
xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng mạng xã hội chưa có ý
thức, vơ trách nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng không tốt đến
suy nghĩ của 1 bộ phận dân cụ mạng và dư luận xã hội. Những cá nhân "nổi tiếng" từ
mạng xã hội nhưng cũng dễ bị mạng xã hội "ném đá", vùi vập nhân cách, ảnh hưởng đến
tâm lý thậm chí dẫn đến những tai họa khơn lường. Sự tương tác tức thời và "không biên
giới" của thế giới mạng có sức hút mê người nhưng cũng có sức "hủy diệt" kinh khủng.
Có thể vùi dập 1 cá nhân chỉ trong 1 chốc lát.
Đồng thời, trong bài “Ngôn ngữ của giới trẻ trên Internet” của ThS. Thân Trung Dũng
đã chỉ ảnh hưởng tiêu cực từ việc lạm dụng ngôn ngữ mạng, sự biến đổi trong ngôn ngữ
sử dụng cử giới trẻ gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách con
người, cũng như làm mất đi “sự trong sáng của Tiếng Việt”. Sự biến đổi trong các ngôn
ngữ viết mà giới trẻ sử dụng trên các trang mạng dần "xâm nhập" vào học đường khiến
nhiều thầy cô đi chấm thi rơi vào trường hợp dở khóc dở cười khi học sinh viết bằng
ngơn ngữ chat, viết tắt,.. như "Bác thật quá sành điệu khi biết tận hưởng cuộc sống gần
gũi với thiên nhiên - Sáng ra bờ suối tối vào hang" hay "Dòng thơ bên kia sơng Đuống
của Hồng Cầm lãng mạng ơi lãng mạng", "Nguyễn khoa Điềm sáng tạo ra âm hưởng
chữ tình trính chị để xây nên một Mặt đường khát vọng hồnh tráng". Một kiểu "trữ tình
ngoại đề" cũng rất phổ biến nữa là học sinh khi không làm bài được bài thì coi bài thi là
một forum-thản nhiên "dốc bầu tâm sự": "Nhà em vốn rất nghèo, em học hành chăm chỉ
lắm, bỗng nhà em vụt khá giả, có nhà cao cửa rộng, thế là em bị cuốn vào cơn lốc cuộc
đời. Tạm biệt thầy cô nhé, năm sau em sẽ cố gắng trở thành một học trò tử tế"...Hay
"Thầy cô nương tay cho em. Thầy cô thương em thì thương cho trót. Em thi lần này là
lần thứ 3 rồi...". Điển hình, đầu tháng 5/2008, cộng đồng mạng dang xôn xao về bài viết
môn văn của Bùi Minh Thu, học sinh lớp 10G5 trường Marie Curie, đã dùng nhiều tiếng
lóng và ký hiệu phổ biến trong giới tuổi teen hiện nay: "Đồ quỷ sứ, tao là đàn bà phụ nữ
hẳn hoi, hàng họ đầy đủ, tem chưa bóc, còn zin 100%, thế mà mài dám gọi tao = anh àk,
bà lại vả cho một fát thì hết cả lấc cấc bây h".
Ngoài những tác động tiêu cực từ mạng xã hội gây ảnh hưởng đến lối sống của người

dùng, đặc biệt là giới trẻ. Cịn có những ảnh hưởng tiêu cực do nghiện game online, được


thể hiện rõ trong các bài “Học sinh liên tiếp giết người: Internet, con dao hai lưỡi
nguy hiểm” của Minh Quyết, cho thấy việc nghiện game online mà trong đó lại chứa rất
nhiều hình ảnh, thơng tin bạo lực gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của giới trẻ,
khiến trẻ có xu hướng giải quyết mọi vấn đề khi gặp khó khăn bằng hình thức bạo lực,
thậm chí dẫn đến nhiều vụ giết người nghiêm trọng với những lý do trẻ con, mà đối
tượng gây án thường là học sinh, sinh viên.  Hình thành nhân cách và lối sống tiêu cực,
không lành mạnh, ảnh hưởng đến tương lai của phần đông giới trẻ "..trong khoảng 1-2
năm trở lại đây, số vụ án do các nam sinh gây ra có xu hướng gia tăng. Trong đó có cả
các vụ trọng án như giết người, cướp của chứ không chỉ những vụ án bình thường. chỉ vì
những lý do rất vớ vẩn.". Hay trong bài “Thanh thiếu niên chơi game bạo lực: Những
phân tích về tâm lí - xã hội và một số giải pháp quản lí - giáo dục định hướng” của
Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái đã tập trung đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực do
game bạo lực mang lại. Việc ham mê chơi game bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe của thanh thiếu niên, quên ăn, quên ngủ, sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn, cụ thể qua
các cuộc phỏng vấn sâu "Cả phòng trò của em chơi game thâu đêm, đứa nào mặt cũng
hốc hác vì thiếu ngủ, đến lớp chả còn học được chữ nào, chỉ ngồi ngáp ngắn ngáp dài.
Ăn uống thì hầu như chỉ tồn bánh mì với trà đá nên sút cân nhanh" (người chơi ở Hải
Phịng). Hay "Hồi cịn là sinh viên, khơng ngày nào là tôi không dành 6-8 giờ buổi tối để
chơi game, chơi từ 8 giờ tối đến 2 giờ hoặc 3 giờ sáng. Có lúc tơi chỉ cịn 47kg so với bây
giờ là 67kg. Bố mẹ ở nhà hồn tồn khơng hề hay biết chúng tôi đã chơi game như thế,
chỉ thấy xót con lần nào về cũng hỏi mày ăn uống kiểu gì, rồi giục đi khám, cho thêm tiền
để bồi dưỡng" (người chơi ở Hà Nội). Ảnh hưởng đến kết quả học tập/làm việc và kết
quả khảo sát cho thấy, có 11.1% số khách thể chơi game bạo lực cho rằng kết quả học của
họ rất giảm sút do họ không tập trung và bỏ học, họ ưu tiên thời gian để chơi game và sức
khỏe cũng suy giảm. Ngồi ra, cịn ảnh hưởng đến mối quan hệ giao lưu xã hội.
 Tiểu kết 2: Các cơng trình nghiên cứu, bài viết hầu hết đều đã nêu ra những mặt


tích cực và tiêu cực của Internet nói chung và của mạng xã hội, game online nói
riêng ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ hiện nay. Trong đó, những bài viết tập
trung phân tích ảnh hưởng tích cực và nêu sơ lược những tác động tiêu cực. Và
ngược lại. Về mặt tích cực, các tác giả đã cho thấy Internet và MXH tuy rộng lớn,
đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái mạng lọc mà mỗi thành viên của nó
có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và
hành động của mình. Nó rèn luyện cho mỗi người khả năng chọn lựa thơng tin, từ
đó góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành và phát triển ý thức xã hội của cơng
dân, bởi nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái độ và hành động vì cộng
đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với thái độ và hành động


chính mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kết bạn, chia sẻ tâm sự, hoặc
tìm kiếm những thơng tin hữu ích phục vụ cho cơng việc/học tập.
Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ hiện
nay cũng không hề nhỏ, như: ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi, ảnh hưởng đến
sức khỏe, ảnh hưởng đến kết quả học tập do sa đà vào MXH và game online,...
Tuy nhiên, qua tổng hợp và phân tích số bài viết đưa ra các ảnh hưởng tiêu cực
của Internet và MXH, game online chiếm phần nhiều. Các bài viết nắm bắt từ thực
trạng sử dụng hiện nay cũng như những hệ lụy mà Internet và MXH cũng như
game online gây ra, nên đa số nghiên cứu về những mặt tiêu cực của nó để có
những giải pháp và hướng đi cụ thể đề khắc phục.
3. Nguyên nhân của thực trạng
3.1.
Do nhận thức cá nhân
Nguyên nhân của thực trạng cũng như những ảnh hưởng tiêu cực trên, chủ yếu xuất
phát từ nhận thức cá nhân. Việc tiếp xúc với nhiều hình ảnh, thơng tin có nội dung khơng
lành mạnh, sống thiếu lý tưởng mục đích hay muốn trốn tránh cuộc sống bế tắc, cũng như
thiếu kỹ năng sống và ứng xử trong môi trường mạng, muốn khám phá nhưng lại thiếu kỹ
năng kiểm soát và kiềm chế bản thân, nhất là đối với trẻ vị thành niên đang trong gia

đoạn có sự biến đổi lớn về mặt tâm sinh lý nhưng lại thiếu sự định hướng,…là những lý
do dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện
nay, điều này thể hiện rất rõ trong hầu hết các bài viết được tổng quan. Như trong bài
“Học sinh liên tiếp giết người: Internet con dao 2 lưỡi nguy hiểm”_Từ cuộc trò
chuyện trao đổi giữa VTC News với chuyên gia tâm lý Nguyễn An Sơn, giám đốc công
ty tâm lý An Việt Sơn của Minh Quyết đã chỉ ra những nguyên nhân xuất phát từ nhận
thức của cá nhân người dùng, đó là do chưa nhận thức được hành vi và hậu quả có thể
xảy ra, do "nghiện" các game, phim ảnh bạo lực. Tiếp nhận thông tin nhưng chưa biết
chọn lựa, xử lý thông tin, chưa biết xác định thông tin nào là đúng, cần thiết cho cuộc
sống của mình  Việc tiếp nhận quá nhiều thơng tin bạo lực sẽ có xu hướng hành động
lặp lại giống như đã nhìn thấy. Do sự thay đổi mạnh mẽ tâm sinh lý tuổi mới lớn/dậy thì
của trẻ cho nên "các em ln muốn khẳng định cá tính, muốn gây sự chú ý, muốn nổi trội
hơn người khác,..". Bài viết “Mạng xã hội, thế giới ảo hậu quả thật” của Hương
Nguyên cũng chỉ ra do tiếp xúc với những thơng tin, hình ảnh khơng lành mạnh và với
tâm lý tuổi mới lớn khơng kiểm sốt nổi cảm xúc với những hình ảnh tình dục ám ảnh đã
được xem, hay những áp lực, bế tắc trong cuộc sống thực cũng khiến cho người dùng
chìm sâu vào trong thế giới “ảo”. Hay cuốn Kỷ yếu tổng hợp từ Hội thảo khoa học
"Nghiện Internet: Những thách thức mới trong xã hội hiện đại"_hội thảo được đúc
kết từ một chủ đề luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh ngành Tâm lý học trường Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐHQG - TP.HCM của nhiều tác giả đã đưa ra là do tâm


sinh lý tuổi mới lớn (thích được tơn trọng, thích khám phá nhưng thiếu khả năng tự kiềm
chế), thiếu sự định hướng, thiếu kỹ năng sống và kiểm soát bản thân. Có nhu cầu mở
rộng quan hệ nhưng thiếu kỹ năng ứng xử với cuộc sống. Chính bản thân trẻ mất tự tin
trong cuộc sống, thiếu bản lĩnh và không ý thức được tác hại khi chơi game hay tham gia
mạng xã hội không hợp lý. Hoặc bài “Tác động ảnh hưởng của Internet đối với học
sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Giang” của Tráng Thị Lan Hương, tác giả đã tập
trung đưa nguyên nhân từ phía cá nhân người dùng, đặc biệt là nhóm học sinh, sinh viên
dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Do thói quen dựa dẫm, lệ thuộc vào Internet học sinh, sinh

viên mất dần khả năng tư duy, chọn lọc thông tin. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt các
công nghệ kỹ thuật hiện đại như Internet nhưng lại rất chậm cảm nhận được hành vi sai
trái. Đông thời, do là lứa tuổi đang trong giai đoạn dễ bị kích động, bắt chước nhưng lại
khơng biết kiểm sốt được các tiến bộ của cơng nghệ lẫn bản thân mình khi sử dụng,
khơng biết cách khai thác các thơng tin trên Internet một cách tích cực và hữu ích dẫn đến
những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng "..bị bối rối trong biển thông tin khổng lồ trên
Internet mà khơng xác định được thơng tin mình cần hoặc khơng biết các thơng tin đó có
độ tin cậy đến đâu..".
“Việc sử dụng mạng xã hội facebook trong thanh thiếu niên - một vài suy ngẫm”
của Lê Thị Huyền tập trung nhấn mạnh đến nguyên nhân từ nhận thức và tâm sinh lý của
trẻ vị thành niên_người trực tiếp sử dụng mạng xã hội facebook, bởi lứa tuổi học sinh
THPT cịn rất non nớt và chưa đủ chín chắn để làm chủ bản thân, chưa đủ kinh nghiệm
vượt qua những lời nói, hành động gây tổn thương tinh thần của người khác, gặp khó
khăn trong suy nghĩ, khơng có người chia sẻ, quan tâm; tâm sinh lý tuổi mới lớn còn
bồng bột, suy nghĩ giản đơn hiếu thắng, muốn chứng tỏ bản thân. Vấn đề này thể hiện rõ
hơn trong bài viết “Từ mạng xã hội ảo đến bi kịch thật: Có cần khn khổ” của Lê
Kiên tổng hợp từ ý kiến quan điểm của các đại biểu quốc hội, đưa ra nguyên nhân do tầm
nhận thức và văn hóa trong mỗi cá nhân khi tham gia vào mạng xã hội (nhà sản xuất
phim Trần Thị Bích Ngọc), do ý thức về vấn đề an tồn thơng tin chưa cao. Chưa ý thức
được sự nguy hiểm vì những cách chia sẻ thông tin tất tần tật của người sử dụng. Nhiều
người so sánh về tự do ngôn luận ở VN với các nước khác, nhưng chưa thực sự nắm rõ
như thế nào là tự do ngôn luận với hành vi phỉ báng, xúc phạm, gây hại đến người khác.
Khả năng nhận thức, khả năng tự bảo vệ của trẻ cịn nhiều hạn chế "vì để thỏa mãn cái
tơi cá nhân, đã khơng ngừng tự đánh bóng bản thân với những điều phù phiếm, với
những bức ảnh được chỉnh sửa kỹ lưỡng...". Bài viết “Tương quan giữa mức độ sử
dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS” của Nguyễn Thị
Phương cũng đã chỉ ra với học sinh trung học cơ sở (THCS) đang trong giai đoạn phát
triển, nhân cách chưa định hình rõ nét, dễ thay đổi. Các em có nhu cầu khám phá, tự
khẳng định bản thân rất cao nhưng khả năng tự kiềm chế, khả năng làm chủ những hành



động của mình chưa cao. Chưa có khả năng phân biệt được đúng sai, ưu điểm, nhược
điểm của tất cả các hoạt động mà mình đang tiến hành. Vì vậy, khi tiếp xúc với những
hoạt động mới lạ, hấp dẫn trên Internet các em rất dễ tiếp nhận, bị cuốn hút và sẵn sàng
dành thời gian cho những hoạt động này, điều này làm ảnh hưởng đến các vấn đề về sức
khỏe tâm thần của các em. Hay trong bài viết “Internet và sự kết nối mạng lưới xã hội
của giới trẻ hiện nay” của Nguyễn Thị Phương Châm, từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra là
do nghiện các trang mạng xã hội, nhất là facebook dẫn đến những ảnh hưởng về sức
khỏe, ảnh hưởng hành vi và ứng xử, ảnh hưởng đến học tập,…trở nên lệ thuộc quá nhiều
vào mạng. Mong muốn được thể hiện bản thân, khám phá,…nhưng lại thiếu khả năng
kiểm soát và kiềm chế bản thân, bản thân chìm đắm trong thế giới ảo. Điều này cho thấy
giới trẻ đang dần mở rộng hình thức kết nối giao tiếp trực tuyến trên mạng và thu hẹp dần
hình thức kết nối giao tiếp truyền thống. Cịn trong “Thực trạng sử dụng facebook của
thanh thiếu niên 15 - 18 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Văn
Sơn_Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm, cho biết do trẻ tiếp xúc với Internet khi còn quá sớm,
trong khi trẻ chưa có đủ kiến thức lẫn kỹ năng sống và ứng xử đối với môi trường đầy thú
vị cũng như nguy hiểm trên Internet và các trang mạng xã hội, điển hình trong nghiên
cứu này là mạng xã hội facebook, có nhu cầu muốn tự khẳng định bản thân mình nhưng
thiếu sự tiết chế và kiểm soát bản thân trong hành vi sử dụng mạng xã hội facebook. Việc
có nhiều thời gian rỗi cũng như tiếp xúc với các cảnh bạo lực thường xun, dù ở tình
huống nào cũng có thể làm cho con người trở nên trơ lỳ với bạo lực, dẫn đến nhiều hệ lụy
nghiêm trọng. Bài “Mặt trái của Internet đối với giới trẻ hiện nay” của Lệ Thủy cho
thấy, một bộ phận không hề nhỏ trong giới trẻ hiện nay còn thiếu kiến thức và kỹ năng
trong việc truy cập internet, tham gia các trang mạng xã hội lẫn việc chơi game online.
Sử dụng không khoa học, với bản tính tị mị, thích khám phá truy cập vào những trang
web có nội dung, hình ảnh khơng tốt gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ.
Ngồi ra, việc nghiện game online của phần đơng giới trẻ cũng đã gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng, điển hình như trong bài “Những hệ lụy tiêu cực từ game online đối với
trẻ em và một số giải pháp hạn chế” của ThS. Bùi Thành Chung - ThS. Nguyễn Tấn
Luật đã nêu lên nguyên nhân do nghiện game online dẫn đến nhiều hành vi sai trái, vi

phạm pháp luật như "Trong một nghiên cứu về điều kiện khiến người chưa thành niên
phạm tội, khi khảo sát 2599 đối tượng vi phạm pháp luật được giáo dục tại 4 trung tâm
giáo dưỡng củ Bộ Công an ở các tỉnh, thành phố Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai và
Long An, kết quả cho thấy tỷ lệ trộm cắp chiếm đến 70%, tiếp đến là hành vi gây rối trật
tự công cộng với 23.6%, đứng thứ ba là hành vi cố ý gây thương tích với 6.8%, cướp tài
sản (2.5%), hiếp dâm (2.3%) và cướp giật/lừa đảo tài sản (2.7%). Đặc biệt, tới 70% số
đối tượng thích chơi game mang tính bạo lực, trong đó có 25% nghiện game nặng, tức là
mỗi ngày nếu các em không được chơi game từ 1 - 3 giờ thì khơng thể chịu được.70%


các em thường xuyên xem phim hoặc chơi các loại game sex (nhất là lứa tuổi 12 -16).
trong game có đến 77% là bạo lực, 9% là cờ bạc và chỉ có 14% là giải trí." Hay "Đỗ
Minh Tân (SN 1993, ngụ huyện Ninh Kiều, Cần Thơ) do thiếu tiền chơi game chơi game
đã đi cướp giật; giữa năm 2008, tại Thường Tín (Hà Tây, Hà Nội), cũng vì thiếu tiền
chơi game mà một học sinh lớp 8 đã bắt cóc em họ học mầm non để tống tiền; Vụ Lê Văn
Luyện (sinh ngày 18/10/1993) giết 3 mạng người rồi cướp tài sản ở tiệm vàng Ngọc Bích,
tỉnh Bắc Giang, nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm của Luyện là muốn kiếm tiền để
trả nợ và chơi game online "Kiếm thế"." Từ đây, có thể thấy việc nghiện game online, đặc
biệt là những game mang tính chất bạo lực hoặc có yếu tố sex sẽ khiến một bộ phận giới
trẻ hình thành nhân cách xấu và tâm lý tiêu cực. Đáng nói hơn chính là ý thức cũng như
cách sử dụng sai lệch của cá nhân người dùng.
3.2.

Do sự quản lý, giáo dục từ gia đình và nhà trường

Sự quản lý, giáo dục từ phía gia đình và nhà trường là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn tới những hành vi sai trái, nhận thức lệch lạc của giới trẻ hiện nay. Có thể
nhận thấy, sự thiếu quan tâm giáo dục cảm thơng từ phía gia đình và nhà trường, thiếu
định hướng khi trẻ dùng internet và tham gia các trang mạng xã hội, hay các game online.
Vì vậy, đã vơ tình đẩy một bộ phận giới trẻ, nhất là trẻ vị thành niên chìm sâu vào thế

giới ảo trên các trang mạng xã hội hay các trò chơi trực tuyến (game online). Được thể
hiện qua các bài viết sau “Học sinh liên tiếp giết người: Internet con dao 2 lưỡi nguy
hiểm”_Từ cuộc trò chuyện trao đổi giữa VTC News với chuyên gia tâm lý Nguyễn An
Sơn, giám đốc công ty tâm lý An Việt Sơn của Minh Quyết đã chỉ ra, việc gia đình và nhà
trường thiếu sự quan tâm, cảm thông. Đặc biệt, người lớn chưa là tấm gương tốt, tích cực
cho trẻ, sự đổ vỡ trong hơn nhân của cha mẹ; thiếu thốn tình cảm và sự dạy bảo quan tâm
của gia đình khiến trẻ dễ hình thành tâm lý xấu, ảnh hưởng đến nhân cách và gây nên
những hành vi vi phạm pháp luật. Nhà trường thì thiếu sân chơi lành mạnh, cách thức
quản lý và giáo dục học sinh hiện nay đang có vấn đề bất cập. Hay trong cuốn “Kỷ yếu
tổng hợp từ Hội thảo khoa học "Nghiện Internet: Những thách thức mới trong xã
hội hiện đại"_hội thảo được đúc kết từ 1 chủ đề luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh
ngành Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐHQG - TP.HCM của
nhiều tác giả, đã có những phân tích cụ thể hơn về sự quản lý của gia đình và nhà trường.
Đối với gia đình, là do có điều kiện, trẻ sử dụng mạng trong phịng riêng thiếu sự quan
tâm, kiểm sốt của cha mẹ. Cha mẹ vì dành nhiều thời gian cho cơng việc sinh kế mà
thiếu sự quan tâm, chăm sóc con trẻ, nhất là những trẻ đang trong tuổi dậy thì cực kỳ
nhạy cảm khiến cho sợi dây gắn kết gia đình ngày càng lỏng lẽo. Những câu hỏi quan
tâm thơ cứng như "con học bài chưa", "ăn chưa", "đến giờ đi ngủ rồi",...khiến cho trẻ khó
chịu. Do lối sống thiếu gương mẫu của cha mẹ mà nhiều trẻ đang trong lứa tuổi cần có sự


×