Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

văn nghị luận 2014 lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 23 trang )

Đề bài: Từ những t ác phẩm viết về t hế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ mà em đã học, cùng vớ i những hiểu biết về lịch sử, về xã hội, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về t ình yêu Tổ quốc của t hế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
=> Gợ i ý: ( Chỉ mang t ính chất gợi mở )
- Bác Hồ đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nướ c. Đó là truyền thống quý báu của t a…”
- Thật vậy, lật lại những trang sử vàng của dân tộc, tình yêu Tổ quốc tỏa ra nồng nàn, mạnh mẽ. Từ t hời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợ i, Quang Trung....
- Rồi đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, t ình yêu Tổ quốc lại sôi sục trong trái tim những thế hệ trẻ. Nó dạt dào và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nghe theo tiếng gọi cứu nướ c mà tự nguyện lên đườ ng. Xa nhà, xa quê hươ ng, t ạm gác bút nghiên, họ sẵn sàng vào nơi chiến trường ác liệt để thực hiện lí tưở ng cao đẹp: Trong chiến tranh đau thương khốc liệt, ta t ìm về cho dân tộc bầu trờ i hòa bình.
- Nay trong t hời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đờ i tư, tạm biệt những vùng quê, t ạm biệt những t hành phố phồn hoa đô hội để đến vớ i biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Đó là yêu nước! Đ ất nướ c được bình yên, cuộc sống vẫn phát triển bình thường…nhờ có một phần công sức và sự hi sinh t hầm lặng của các anh.
- Mùa Hạ đến vớ i những ngày dậy sóng biển Đông. Tình yêu Tổ quốc lại được t hử t hách trước nguy cơ biển trời quê hươ ng bị xâm phạm. Ấy là khi Trung Quốc kéo giàn khoan to như sân vận động đến định chọc mũi khoan xuống vùng biển đặc quyền kinh tế của nướ c ta.
+ Hành động này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong hàng triệu t ấm lòng con người Việt Nam , nhân dân ta khắp ba miền đất nướ c đã xuống đường mít t inh, t uần hành để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc vớ i lãnh t hổ nướ c ta.
+ Trên các trang mạng xã hội, đỏ rực một màu cờ Tổ quốc cùng với những dòng trạng thái thấm đượm lòng tự tôn dân tộc, ý thức chủ quyền.
=> Đó đều là những xúc cảm, những hành động của một trái t im yêu nướ c nồng nàn!
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, t hế hệ tươ ng lai của đất nướ c, tôi hiểu: Tình yêu Tổ quốc là những gì bình dị nhất nhưng cũng t hiêng liêng nhất . Yêu Tổ quốc là khi tôi cố gắng học t ập tốt, rèn luyện tốt để mai này giúp ích cho đất nước. Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người bình dị tôi gặp t hườ ng ngày, từ ngôn ngữ giàu đẹp mà phong phú nước mình, từ lá cờ đỏ sao vàng mà tôi biết mấy tự hào… Hay chỉ đơ n giản từ việc nắm tay đặt chặt lên lồng ngực, hát vang bài Quốc ca hào hùng thể hiện t ình yêu dân tộc, khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nướ

Đề bài: Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ
mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, về xã hội, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình
về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
=> Gợi ý: ( Chỉ mang tính chất gợi mở )
- Bác Hồ đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của
ta…”
- Thật vậy, lật lại những trang sử vàng của dân tộc, tình yêu Tổ quốc tỏa ra nồng nàn, mạnh mẽ.
Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung....
- Rồi đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tình yêu Tổ quốc lại sôi sục trong trái
tim những thế hệ trẻ. Nó dạt dào và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nghe theo tiếng gọi cứu nước
mà tự nguyện lên đường. Xa nhà, xa quê hương, tạm gác bút nghiên, họ sẵn sàng vào nơi chiến
trường ác liệt để thực hiện lí tưởng cao đẹp: Trong chiến tranh đau thương khốc liệt, ta tìm về
cho dân tộc bầu trời hòa bình.
- Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng
quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho
nhân dân. Đó là yêu nước! Đất nước được bình yên, cuộc sống vẫn phát triển bình thường…nhờ
có một phần công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh.
- Mùa Hạ đến với những ngày dậy sóng biển Đông. Tình yêu Tổ quốc lại được thử thách trước
nguy cơ biển trời quê hương bị xâm phạm. Ấy là khi Trung Quốc kéo giàn khoan to như sân vận


động đến định chọc mũi khoan xuống vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta.
+ Hành động này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong hàng triệu tấm lòng con người Việt Nam , nhân
dân ta khắp ba miền đất nước đã xuống đường mít tinh, tuần hành để phản đối hành vi ngang
ngược của Trung Quốc với lãnh thổ nước ta.
+ Trên các trang mạng xã hội, đỏ rực một màu cờ Tổ quốc cùng với những dòng trạng thái thấm
đượm lòng tự tôn dân tộc, ý thức chủ quyền.
=> Đó đều là những xúc cảm, những hành động của một trái tim yêu nước nồng nàn!
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, thế hệ tương lai của đất nước, tôi hiểu: Tình yêu
Tổ quốc là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất. Yêu Tổ quốc là khi tôi cố gắng
học tập tốt, rèn luyện tốt để mai này giúp ích cho đất nước. Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện
và những con người bình dị tôi gặp thường ngày, từ ngôn ngữ giàu đẹp mà phong phú nước
mình, từ lá cờ đỏ sao vàng mà tôi biết mấy tự hào… Hay chỉ đơn giản từ việc nắm tay đặt chặt
lên lồng ngực, hát vang bài Quốc ca hào hùng thể hiện tình yêu dân tộc, khẳng định chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của đất nướ
Chúng tôi là những Đoàn viên Thanh niên của thế hệ trẻ được may mắn sinh ra và lớn lên tại đất nước
hòa bình. Một đất nước đã từng trải qua khoảng thời gian chìm trong chiến tranh thảm khốc. Đất nước đã
gánh chịu những tàn phá. Biết bao nhiêu những con người đã nằm xuống, thấm xương máu vào trong
lòng đất để đổi lấy độc lập, hòa bình cho Việt Nam. Chúng tôi thật sự cảm động, thương xót cho những số
phận bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Họ đáng được quan tâm, chăm sóc của toàn thể mọi người.
Mong sao tất cả chúng ta mãi mãi ghi nhớ và tự hào những gì cha anh đã đấu tranh vì nền độc lập. chúng
ta cần tôn trọng và quyết tâm xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn. Đấu

tranh
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam: Mềm dẻo nhưng không nhân
nhượng (bài 3)
QĐND - Thứ ba, 27/05/2014 | 22:41 GMT+7

Bài 3: Chính nghĩa nhất định thắng (Tiếp theo và hết)
QĐND - Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng gắn liền với bảo vệ Tổ quốc.
Quá trình đó là quá trình thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến” - có thể thay đổi về sách lược giữ nước,



nhưng kiên định mục tiêu cuối cùng là bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong quá trình đó, lý luận bảo vệ Tổ
quốc luôn được tổng kết, phát triển, hoàn thiện.
Trong các kỳ đại hội gần đây, Đảng ta luôn nhận định, trong tình hình mới, nhiều nước lớn sẽ thể hiện cả
“sức mạnh mềm” lẫn sức mạnh quân sự, quốc phòng, “tiến công từ trước”, “từ xa”, “đánh đòn phủ đầu”,
mở rộng vùng lợi ích, ảnh hưởng, kiểm soát các khu vực liên quan và thế giới... Các hành động đó, một
phần đem lại an ninh, thịnh vượng cho họ, song sẽ gây nên hậu quả khôn lường cho an ninh thế giới, khu
vực và các nước khác. Nhận định đó cho thấy chủ trương của Đảng ta “ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ
chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa” để bảo vệ Tổ quốc là phù hợp với xu thế của thế giới, và thể hiện tinh
thần chủ động giữ nước rất cao trong thời bình. Đó cũng là căn cứ để khẳng định dự báo của Đảng ta thật
sáng suốt, đúng đắn; chúng ta hoàn toàn không bị động, bất ngờ trước những hành động xâm phạm lãnh
thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Tổ quốc từ phía các nước lớn.

Ảnh minh họa.

Nhìn lại diễn biến vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển
ViệtNam cho thấy: Ngay từ đầu, các lực lượng chức năng Việt Nam đã sớm phát hiện hành động xâm phạm
đặc biệt nghiêm trọng của phía Trung Quốc. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền được chúng ta triển khai chủ
động, đồng bộ, kiên quyết. Các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, bất chấp hiểm nguy đã kịp
thời có mặt ở vùng biển bị xâm phạm, kiên quyết tiến hành xua đuổi giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu
hộ tống của Trung Quốc ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Những hành động
ngang ngược, gây hấn, đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực của phía Trung Quốc đều được ghi lại
(chụp ảnh, quay phim) một cách kịp thời, chính xác và kịp thời công bố công khai trên phương tiện thông
tin đại chúng trong nước và quốc tế, tạo nên những luồng dư luận mạnh mẽ phản đối hành động sai trái,
bất chấp luật pháp quốc tế và bất chấp cả đạo lý của phía Trung Quốc. Có được kết quả đó là nhờ Việt Nam
đã chủ động từ trước, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, kịp
thời ứng phó và có đối sách phù hợp đấu tranh với các hành động vi phạm của Trung Quốc.



Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới" giúp chúng ta nhận thức rõ: Trước những vấn đề toàn cầu, bảo vệ độc lập chủ quyền, lãnh
thổ, lợi ích quốc gia trở thành một nhiệm vụ trọng tâm chiến lược của bất cứ quốc gia, dân tộc nào; song
mỗi nước đều không thể tự mình giải quyết được trong một thế giới hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. Tùy
vào thế và lực, mỗi nước có kế sách riêng để bảo vệ đất nước mình. Có nước lo chủ động đề phòng ở bên
trong; có nước lại hướng ra giải quyết các vấn đề bên ngoài; có thể liên kết, hợp tác để có thêm sức mạnh;
tăng cường sức mạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, ngoại giao, quốc phòng - an ninh…
Như vậy, những chủ trương, giải pháp mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện, đấu
tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thời gian qua là bám sát với tinh thần của đường lối
đã được xác định từ trước.
Để củng cố và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần
giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; xây
dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá, xâm lược; không để bị động,
bất ngờ trong mọi tình huống; gắn tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại với phát triển kinh tế, xã hội.
Với tinh thần đó, Đảng ta đã xác định, thời gian tới phải kiên quyết khắc phục triệt để những hạn chế, yếu
kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến", "tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; đưa nền kinh tế nước
ta sớm ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, phát triển nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần, văn hóa của nhân dân, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước... Đó là những nội dung được Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; kỳ
họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII và nhiều hội nghị, phiên họp quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã
và đang diễn ra trong tháng 5-2014 quan tâm, tập trung thảo luận, thống nhất.
Coi sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, Đảng ta đồng thời thấy rõ sức mạnh của thời đại là yếu tố
rất quan trọng của sự nghiệp giữ nước. Trên cơ sở thành quả chính sách ngoại giao bảo vệ Tổ quốc, tăng
cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của bạn bè và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới,
trong đó có nhân dân Trung Quốc, trước vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta đã kịp thời phê phán những hành
động sai trái của Trung Quốc, làm rõ lẽ phải và chính nghĩa của Việt Nam, được dư luận rộng rãi trên thế
giới đồng tình ủng hộ.

Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và nhiều chính trị
gia trên thế giới. Ngày càng nhiều quốc gia nghi ngờ vào sự "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc, giảm sút
lòng tin vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc vì "lời nói không đi đôi với hành động", nước lớn nhưng
hành xử với láng giềng, với nước nhỏ thiếu sự tôn trọng và bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm Hiến
chương LHQ. Các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và nhân dân trên khắp thế giới những ngày qua đã bày
tỏ sự bất bình đối với hành động đơn phương của Trung Quốc, không chỉ khiến quan hệ của Trung Quốc
với Việt Nam căng thẳng, mà còn đe dọa hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới, an ninh, an toàn
hàng hải trên Biển Đông.
Bảo vệ Tổ quốc bằng phương pháp hòa bình, xử lý “mềm dẻo” các tình huống trước hành động xâm phạm
thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc là lựa chọn phù hợp với Việt Nam, đúng với
ý chí nguyện vọng toàn dân tộc, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của bạn bè thế giới. Thực hiện tốt kế


sách trên là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Để tiếp
tục thực hiện tốt kế sách này, mỗi tổ chức, lực lượng và mỗi người, trước hết phải chăm lo xây dựng, làm
cho mình mạnh lên. Kết hợp chặt chẽ xây dựng và bảo vệ từ bên trong; việc gì có lợi cho dân, cho nước, có
lợi cho độc lập dân tộc và định hướng XHCN thì phải quyết tâm làm. Chính những việc trên đã tạo sự đồng
thuận cao trong quần chúng nhân dân và toàn xã hội. Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Đoàn
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng
hợp được 2.216 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội. Nhân dân cả nước, kiều
bào sinh sống ở nước ngoài và nhân dân thế giới cực lực phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Việt Nam, gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước,
đồng thời bày tỏ sự đồng tình với lập trường, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta.
Nhân dân tin tưởng và mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có biện pháp phát huy truyền thống đoàn kết,
anh dũng, kiên cường, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời làm cho Chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới
hiểu rõ và ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam, phản đối việc công khai vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa
thuận giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, buộc Trung Quốc đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam, giữ vững hòa bình và ổn định ở khu vực, bảo đảm tự do hàng hải quốc tế,
giữ gìn quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, của các nước

trong khu vực và trên thế giới.
NGUYỄN TẤN TUÂN

ây là các kiến thức mới, hoàn thiện, bổ sung thêm những nội dung đã có trong sách giáo
khoa. Như ở môn Địa lý, các em học sinh sẽ biết khái niệm “thế nào là vi phạm chủ quyền”,
các bản đồ địa lý chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam,…
Nếu được đưa và giảng dạy trong năm học 2014-2015 thì sẽ có khoảng 90 nghìn học sinh
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được tiếp cận với tài liệu về hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Qua đó sẽ giúp các em học sinh có kiến thức cơ bản hơn, đầy đủ hơn về chủ
quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

TS. Vũ Ngọc Lanh - Trưởng khoa Lý luận chính trị
I. DIỄN BIẾN SỰ VIỆC:
- Vào lúc 5h22’ ngày 01-05-2014: Ta phát hiện giàn khoan
nước sâu HAIYANG SHI YOU 981 (HD 981) và 3 tàu dịch vụ dầu khí
của Trung Quốc di chuyển từ hướng Tây - Bắc đảo Tri Tôn (nằm
trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm) xuống
phía Nam.
- 16h ngày 02-05-2014, giàn khoan này được neo đậu tại tọa
độ 15 29’58” vĩ bắc - 111o12’06” kinh đông, ở phía Nam đảo Tri
Tôn, nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý (cách đảo Lý
Sơn 118 hải lý). Theo Trung Quốc giàn khoan này là để tiến hành
o


khoan thăm dò dầu khí và nói rằng đến tháng 08-2014 thì rút về.
Hiện nay hàng ngày huy động hàng chục, hàng trăm tàu bảo
vệ  Việc làm này đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển 1982.



- Vào lúc 5h30’ ngày 27-05-2014 Trung Quốc dịch chuyển giàn
khoan này từ vị trí cũ đến vị trí mới là 15o33’38” vĩ bắc - 111o34’62”
kinh đông, nghĩa là cách vị trí cũ 23 hải lý về hướng Đông - Đông
Bắc. Họ nói: “Đã hoàn thành giai đoạn khoan thăm dò đầu tiên và
chuyển sang giai đoạn tiếp theo” và thông báo của Cục Hải sự TQ
rằng: “Các tàu thuyền không được đi vào khu vực này”.


II. ĐẶC ĐIỂM GIÀN KHOAN:

Giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) của Trung Quốc hoạt
động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, nằm trong
chiến lược đầu tư khai thác dầu khí ở Biển Đông của nước này.
Giàn khoan dầu HD-981 (Trung văn giản thể: 海 洋 石 油
981; bính âm:Hǎiyáng Shíyóu 981; Hán-Việt: Hải Dương Thạch Du
981; tên viết tắt tiếng Anh:CNOOC 981; báo chí tiếng Việt còn gọi là
"Hải Dương-981" hoặc gọi tắt là "HD-981") là giàn khoan biển
sâu kích cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và doTổng công ty
Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sở hữu. HD-981 dài 114
m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của
giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan
này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m, đủ sức chống bão mạnh
cấp 10, được trang bị công nghệ hiện đại cùng hệ thống định vị toàn
cầu, giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm
việc và nghỉ ngơi. 9 máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một
thành phố 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150
tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão. Do đó, giàn khoan



có trang bị khoan dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện
chạy liên tục 30 ngày.

Trung Quốc đã đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (952 triệu đô la Mỹ) cho
HD-981. Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã mất trên ba
năm mới hoàn tất giàn khoan HD-981 - vốn nằm trong tham vọng
khai thác dầu khí ở biển Đông của Bắc Kinh (hiện nay toàn thế giới
chỉ có khoảng 20 chiếc loại giàn khoan khủng này).


Tại khu vực biển sâu dưới 1.500 m, giàn khoan sẽ định vị bằng
neo thông qua xích neo của các tàu kéo. Ở độ sâu 1.500-3.000 m,
giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực DPS3 (đẳng
cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định
vị vệ tinh.

Nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất,
hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên biển Đông.
Giàn khoan cũng có thể được điều động đến các khu vực biển sâu ở
Đông Nam Á và Tây Phi.


Giàn khoan trên có thể là một thông điệp mạnh mẽ về ý định
của Trung Quốc trong khu vực, nhưng nó cũng là một “cỗ máy ngốn
tiền”. Theo ước tính của ông Bower, việc vận hành một giàn khoan vì
mục đích thăm dò cách xa các nguồn hỗ trợ hậu cần thông thường
khiến chi phí lên tới trên 300 trăm nghìn USD mỗi ngày. CNOOC
cho biết họ có kế hoạch duy trì Hải Dương -981 ở vị trí hiện tại cho
đến tháng 8.







Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được Trung Quốc coi là lãnh
thổ di động của mình nhưng để vận hành nó thì tốn kém khủng
khiếp. Có thể coi giàn khoan này là con quái vật mà khả năng
ngốn tiền của nó với tốc độ chóng mặt.
III. Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC:
Trong ngày hạ thủy giàn khoan HD 981, Tổng Công ty Dầu mỏ
hải dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp
tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có 6 khu vực ở
biển sâu, 3 khu vực ở phía tây và 3 khu vực ở phía đông biển Đông.
Biển Đông ước tính có trữ lượng 23 - 30 tỉ tấn dầu và 16 nghìn
tỉ mét khối khí tự nhiên. Khoảng 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển
giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km2 các khu vực nước sâu.
Chu Thụ Vĩ - thành viên Viện Kỹ thuật Trung Quốc từng đánh giá:
“Biển Đông có thể trở thành vùng khoan nước sâu lớn thứ tư thế
giới, sau cái gọi là tam giác vàng của vùng vịnh Mexico, Brazil và
Tây Phi”.


Trung Quốc từng đòi các nước láng giềng châu Á ngừng tìm
kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thậm chí còn
ngang ngược tuyên bố chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm
năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp tranh chấp với nhiều nước khác.
Theo giới phân tích, việc Trung Quốc ráo riết hoạt động khai
thác dầu khí trên Biển Đông được xem như một mũi tên bắn vào

nhiều đích, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là muốn khẳng
định chủ quyền 80% diện tích biển tại đây theo như yêu sách
phi lý đường lưỡi bò 9 khúc. Ngoài ra, nỗ lực thăm dò khai thác
các tài nguyên biển, đặc biệt là năng lượng cũng là một mục tiêu
quan trọng khi nền công nghiệp của Trung Quốc đang trên đà phát
triển mạnh.
Ngoài ra, TQ còn có ý đồ “nắn gân”, “thử phản ứng” các nước
khác… để tính toán, tiếp tục phục vụ cho ý đồ chiến lược độc chiếm
Biển Đông.
IV. PHẢN ỨNG & DƯ LUẬN CỦA VIỆT NAM & QUỐC TẾ:
Ở VIỆT NAM: Chúng ta lần này phản ứng rất mạnh mẽ và kiên
quyết (so với gần 3 năm trước khi TQ cắt cáp của tàu Bình Minh…),
chúng ta bắt gặp các câu nói rất mạnh mẽ như: “chủ quyền là trên
hết”, “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông”. Nhân
dân biểu tình phản ứng TQ ở khắp đất nước.
Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Trần Duy Hải tiết lộ
sau khi nhận tin về giàn khoan HD-981 được đưa vào vùng thềm lục
địa Việt Nam, Hà Nội đã có tám cuộc làm việc với Trung Quốc, sáu
cuộc gặp trực tiếp tại Hà Nội và Bắc Kinh.
Việt Nam đã triệu Đại diện sứ quán Trung Quốc lên trao công
hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu
hộ vệ.
Ngày 11 tháng 5 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24
ở Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên công khai tố
cáo Trung Quốc về việc đưa giàn khoan HD-981 cùng hơn 80 tàu đi
vào vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế. Tuy nhiên
tuyên bố kết thúc hội nghị của Asean không phê phán nước nào mà
chỉ kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ
lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng



căng thẳng và sớm đạt được COC như đã được thể hiện trong
Tuyên bố 6 điểm về biển Đông”.
Ngày 12 tháng 5, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh mời
Tổng lãnh sự Trung Quốc Sài Văn Duệ đến để phản đối việc Trung
Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các
loại, trong đó có tàu quân sự và nhiều lượt máy bay trinh sát, quân
sự hoạt động hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam.
Ngày 13 đến 15 tháng 5, thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn
đã đến Bắc Kinh để "trao đổi thẳng thắn các vấn đề giữa hai nước".
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14
tháng 5 ra thông báo Hội nghị Trung ương 9 trong đó có đoạn: Ban
Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các
cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của
ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn
khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và
khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng,
kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình
trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên
ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt
Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định
để phát triển bền vững đất nước...
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm
Bình Minh, cho đến ngày 20 tháng 05 năm 2014, Việt Nam và Trung
Quốc đã có 20 cuộc điện đàm về Vụ giàn khoan HD-981 trong đó
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra
khỏi vị trí tranh chấp.

Quốc hội Việt Nam ngày 21 tháng 5 ra thông cáo "nhất trí cao
với chủ trương của Đảng và Nhà nước". Ngày 15 tháng 5 người phát
ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công
hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc và ngày 20 tháng 5
phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại
Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức
Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ
quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện "Trung Quốc vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông".


Hàng ngày các tàu chấp pháp (Cảnh sát biển, Kiểm ngư…), tàu
cá của ta hoạt động ở vùng biển này luôn bị các tàu Hải giám, Ngư
chính, tàu chiến… của TQ uy hiến, phun vòi rồng và đâm va




Ở QUỐC TẾ:
Dư luận các nước trên thế giới đều phản đối TQ & ủng hộ VN
(kể cả HongKong, Đài Loan & những người TQ tôn trọng lẽ phải).
Mỹ là quốc gia đầu tiên bày tỏ quan ngại về tình hình căng
thẳng trên Biển Đông ở nhiều cấp và được lặp lại nhiều lần, thể hiện
mối quan tâm của nước này trong sự việc. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ
phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Russel hôm 6/5 khẳng
định Washington đang theo dõi sát tình hình và kêu gọi các bên thận
trọng. Bộ Ngoại giao Mỹ trong cùng ngày cũng lên tiếng về hành
động triển khai giàn khoan dầu ở Biển Đông của Trung Quốc, coi đây
là một bước đi "khiêu khích".
Nhật: Trong cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên tờ Wall Street

Journal ngày 27.5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cực lực chỉ trích
hoạt động đặt giàn khoan dầu khí đơn phương của Trung Quốc,
đồng thời hy vọng sẽ đẩy nhanh quá trình viện trợ hàng hải cho Việt
Nam: “chúng tôi bắt đầu quá trình tham vấn và xem xét việc cung cấp
tàu tuần tra cho VN”.
Nga: Sau bài báo “Những thỏa thuận giữa Moskva & Bắc Kinh
tốt hơn mọi tuyên bố” của Dimitry Kozyrev (nhà Đông phương học,
nhà bình luận chính trị của tờ báo RIA Novoschi – nước Nga ngày
nay)… gây ngạc nhiên cho VN. Tuy nhiên, gần đây ông Putin đã nói
lên quan điểm của Nga là “không làm bạn với TQ để chống lại bất cứ
ai”.
V. QUAN ĐIỂM & ĐỐI SÁCH CỦA TA:
- Mục tiêu: Buộc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển
Việt Nam
- Cách thức: Phản ứng kiên quyết, mạnh mẽ, không khoan
nhượng.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn ra trên cả 4 mặt trận:


Hải giám, kiểm ngư, ngư dân bám biển.



Toàn dân đoàn kết làm hậu thuẫn hùng hậu.



Ngoại giao của VN trực tiếp đấu tranh với nhà cầm
quyền TQ.





Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân & dư luận thế giới.

- Đánh giá:
 Về phía Trung Quốc: Hiện tại họ có nhiều chỗ yếu: Nội
tình không yên, vấn đề dân tộc phức tạp, kinh tế suy yếu,
phân hóa giàu nghèo trầm trọng, môi trường bị phá hoại
nghiêm trọng. Người dân TQ có hiểu biết, không phải lúc
nào cũng cam chịu các hành vi sai trái của nhà cầm quyền.
Đặc biệt nhà cầm quyền TQ đang bị lên án và cô lập.
 Về phía VN:
Về vấn đề Biển Đông chưa bao giờ lại được thế giới ủng hộ
nhiệt tình như lúc này.
Chính nghĩa đang thuộc về chúng ta.
Nhân dân VN đã kinh qua hàng chục lần đụng đầu với TQ,
đã có kinh nghiệm phát huy chính nghĩa dân tộc, biết vận
dụng lấy nhu thắng cương và cuối cùng là chiến thắng.
Hiện nay, chúng ta tiếp tục theo dõi và cảnh giác trước việc
dịch chuyển giàn khoan về phía đảo Tri Tôn (23 hải lý)
nhưng vẫn nằm trong thềm lục địa VN
ị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven
biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với
Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên
bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23 o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài
1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50
km.
Dân số: Theo kết quả điều tra, năm 2012 dân số Việt Nam là 88772,9 nghìn người, trong đó
có 43907,2 nghìn nam (chiếm 49,46%) và 44865,7 nghìn nữ (chiếm 50,54%).


Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ
biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây
Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía
đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ
bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000
hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải,
Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Phía Tây-Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú
Quốc và Thổ Chu.
BienDong.Net: Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về
địa - chính trị và địa - kinh tế. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, từ lâu hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa đã là của người Việt. Lịch sử các triều đại cùng hoạt động liên tục của người Việt


hàng trăm năm trước đến nay trên hai quần đảo này cũng như theo tập quán và luật pháp quốc tế là những
cơ sở để khẳng định điều đó.
Vùng biển VN có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân
bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước.
Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập
đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải), chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu
hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước
trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và
giữa các nước châu Á với nhau. Cùng với đất liền, vùng biển VN là một khu vực giàu tài nguyên thiên
nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế
nhiều thập kỷ phát triển năng động.
Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt
Nam. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ

15o45'00''Bắc - 17ođộ15'00''Bắc và kinh độ 111o00'00''Đông - 113o00'00''Đông trên vùng biển có diện tích
khoảng 30.000km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý. Đoạn biển từ Quảng Trị
chạy tới Quảng Ngãi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Tây Nam hay Đông Bắc nên
thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùa này. Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay
chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển Việt Nam để
nhờ cứu giúp khi gặp nạn. Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới và xác lập chủ
quyền của mình. Quần đảo Hoàng Sa chia làm hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay còn gọi là Lưỡi
Liềm). An Vĩnh nguyên là tên một xã thuộc Quảng Ngãi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: "Ngoài
biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới
mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70
người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi...”.
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa,
cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo
Đài Loan khoảng 810 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích
vùng biển rộng khoảng 410.000 km2, từ vĩ độ 6o00'00'' Bắc - 12o00'00'' Bắc và kinh độ 111o00'00'' Đông 117o00'00'' Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km2, chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ,
Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên). Với vị trí giữa Biền Đông, quần đảo Trường Sa
có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp
dẫn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×