Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

VĂN DU KÝ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
VÀ TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

VĂN DU KÝ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
VÀ TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC
Chuyên ngành:
Mã số:

VĂN HỌC VIỆT NAM
62223401

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ


CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Trần Nho Thìn

GS.TS. Trần Ngọc Vương

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ
liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần
Nho Thìn, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giảng
viên, cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập tại Trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều

kiện trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc tới các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các giảng viên của Trung
tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Du lịch học và Khoa
Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã góp ý, tư vấn,
giúp đỡ cho tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện Luận án.
Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để hoàn thành
Luận án.
Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 5
6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 6
1.1. Một số khái niệm cần xác định ........................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm “du lịch” và du lịch hiện đại .................................................. 6
1.1.2. “Văn du ký” ............................................................................................. 8
1.1.3. Một số định nghĩa về văn du ký .............................................................. 10
1.1.4. Khái niệm “hiện đại”và “hiện đại hóa văn học” .................................. 15
1.2. Điểm qua lịch sử của văn du ký .................................................................... 19
1.2.1. Văn du ký ở Việt Nam trung đại ............................................................. 19

1.2.2. Văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ................................................. 22
1.2.3. Du ký thế giới ......................................................................................... 25
1.3. Nghiên cứu, phê bình văn du ký trong nước và thế giới ............................... 27
1.3.1. Nghiên cứu văn du ký ở Việt Nam trước năm 1945 ............................... 27
1.3.2. Nghiên cứu văn du ký ở Việt Nam trong thời gian hai thập kỷ
gần đây ............................................................................................................. 31
1.3.3. Nghiên cứu văn du ký ở nước ngoài....................................................... 36
Tiểu kết ................................................................................................................. 42
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ DIỄN BIẾN CỦA
VĂN DU KÝ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ............................................ 43
2.1. Cơ sở văn hóa xã hội ..................................................................................... 43
2.1.1. Thời đại của những mối liên hệ Phương Đông - Phương Tây ............... 43
2.1.2. Mạng lưới giao thông - điều kiện đầu tiên cho người viết văn
du ký nửa đầu thế kỷ XX ................................................................................... 48
2.1.3. Văn du ký và đời sống báo chí ............................................................... 55


2.1.4. Các tác phẩm dịch và sáng tác có ảnh hưởng đến du lịch
và văn du ký ...................................................................................................... 58
2.2. Diễn biến của văn du ký ................................................................................ 60
Tiểu kết ................................................................................................................. 66
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VĂN DU KÝ VIỆT NAM NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XX VÀ HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC .................................................... 67
3.1. Nhận thức về “người khác” ........................................................................... 67
3.1.1. Cái nhìn đối với người Pháp và văn hóa Pháp ...................................... 70
3.1.2. Cái nhìn về người Hoa ........................................................................... 80
3.1.3. Cái nhìn người Chăm ............................................................................. 87
3.2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa như một nét hiện đại của văn học ........ 89
3.2.1. Lãng mạn gắn với phiêu lưu, mạo hiểm ................................................. 89
3.2.2. Văn du ký với cái nhìn lý tưởng hóa cuộc sống thôn dã và

chất hoài cổ ...................................................................................................... 95
3.3. Văn du ký về phụ nữ và phụ nữ viết văn du ký ........................................... 100
3.3.1. Văn du ký viết về phụ nữ ...................................................................... 100
3.3.2. Văn du ký của phụ nữ ........................................................................... 106
Tiểu kết ............................................................................................................... 112
CHƢƠNG 4. NGHỆ THUẬT VĂN DU KÝ VIỆT NAM NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XX VÀ HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC .................................................. 113
4.1. Thi pháp tả thực trong văn du ký nửa đầu thế kỷ XX ................................. 115
4.1.1. Hiện thực nhiều chiều, đa dạng, phong phú ........................................ 117
4.1.2. Hiện thực hiện ra qua các chi tiết ........................................................ 124
4.2. Hình thức thể hiện cái tôi ............................................................................ 126
4.2.1. Các hình thức kể chuyện trong văn du ký ............................................ 127
4.2.2. Các trải nghiệm và khám phá cá nhân................................................. 130
4.3. Ngôn ngữ văn du ký .................................................................................... 143
Tiểu kết ............................................................................................................... 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX như một thể loại của văn học hiện đại
Chúng ta đều biết, trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, văn học Việt
Nam chứng kiến sự xuất hiện của không ít các tác phẩm thuộc nhóm thể loại văn du
ký1. Qua một thời gian dài ít được chú ý, trong thập niên gần đây, thể văn du ký nói
chung trong đó có văn du ký nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã bắt đầu thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu. Thực tế trên cho thấy rằng, càng ngày, giới nghiên
cứu càng quan tâm đến một kiểu thể loại vốn bị xem là cận văn học, một thể loại

dường như đứng bên lề của văn học. Sự quan tâm đó có cơ sở thực tế bởi văn du ký
cho đến nay, trong thế kỷ XXI, chẳng những không mất đi tính hấp dẫn và sức sống
mà trái lại đang có được một vị trí nhất định trong đời sống văn học Việt Nam
đương đại. Mặt khác, chủ nghĩa hậu cấu trúc đã phê phán việc đối lập văn hóa bác
học và văn hóa bình dân, văn học và cận văn học. Vì thế, nghiên cứu về thể văn du
ký không những có nội dung khoa học hàn lâm, thuộc nhóm vấn đề tổng kết qui luật
của văn học sử, mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc sáng tác, thưởng thức và
nghiên cứu văn du ký đương đại.
1.2. Các nghiên cứu đã có về du ký chưa nghiên cứu sâu vấn đề văn du ký
và hiện đại hóa văn học dân tộc
Hầu hết các nghiên cứu về du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã có đều tập
trung tìm hiểu đặc điểm du ký, một thể loại mà các ý kiến đánh giá hiện chưa phải
là thống nhất. Đây chính là một hướng tiếp cận cần có để khẳng định giá trị văn học
của thể loại du ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, một chuyên gia về du ký
trong một bài viết năm 2007 đã khẳng định ngay trong tên bài viết rằng du ký là thể
tài [168]. Phạm Thị Ngọc Lan trong đề tài khoa học của mình cũng quan niệm văn
du ký là thể tài [85]. Trong nhiều nghiên cứu về travel literature (dịch nguyên nghĩa:
văn học du lịch) của giới nghiên cứu Phương Tây, họ dùng khái niệm genre (thể
loại). Chúng tôi theo cách dùng của các nhà nghiên cứu Phương Tây vì chỉ có dùng
1

Vấn đề định danh khái niệm “văn du ký” sẽ được trình bày ở các mục dưới đây.

1


khái niệm thể loại thì mới có căn cứ để phân loại các tiểu thể loại (subtypes) du ký
thành du ký thám hiểm, du ký công vụ, du ký nghiên cứu, du ký du lịch, du ký tâm
linh v.v…
Các công trình nghiên cứu du ký nửa đầu thế kỷ XX thường bàn nhiều về

đặc điểm mà chưa quan tâm đến những đóng góp của văn du ký cho quá trình hiện
đại hóa văn học dân tộc. Thực ra cũng có một số nghiên cứu gần đây nêu vấn đề về
mối quan hệ giữa thể văn du ký và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Chẳng
hạn, Vương Trí Nhàn đã nhắc đến thể ký nói chung trong quá trình hiện đại hóa văn
học. Trong luận án của Dương Thu Hằng về Trương Vĩnh Ký [55] cũng có nêu vấn
đề về mối quan hệ giữa du ký với công cuộc hiện đại hóa văn học qua phân tích
Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi, một áng du ký quốc ngữ đầu tiên. Đoàn Lê Giang nói
rõ trong những biểu hiện của hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX có vị trí của
du ký [43]. Tuy nhiên, các trường hợp vừa nói trên, do mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra, đều chỉ mới dừng lại mức độ nhận xét ban đầu chứ chưa đi sâu
nghiên cứu. Vấn đề về đóng góp của văn du ký cho quá trình hiện đại hóa văn học
dân tộc ở đầu thế kỷ XX hầu như chưa được chú ý nghiên cứu. Nghiên cứu văn du
ký từ góc nhìn của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì
thế vẫn đang là một công việc mời gọi hấp dẫn mà cũng là thách thức.
1.3. Cần ứng dụng nhiều thành tựu nghiên cứu văn du ký của thế giới
Theo sự khảo sát sơ bộ của chúng tôi, có thể nói, giới nghiên cứu quốc tế đã
có nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu du ký, nhất là du ký của các nhà văn
Phương Tây xuất hiện suốt từ quãng thế kỷ XVIII trở lại đây. Những thành tựu
nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học du ký của Phương Tây hầu
như ít được phản ánh trong nghiên cứu du ký ở Việt Nam. Công trình khoa học của
Phạm Thị Ngọc Lan [87] đã vận dụng một số luận điểm lý luận quan trọng của giới
nghiên cứu Trung Quốc để nghiên cứu du ký trung đại Việt Nam. Bài viết của
Nguyễn Hữu Lễ trình bày du ký hiện đại dưới hình thức phân loại du ký và sơ bộ
nêu một vài đặc điểm chứ không nêu vấn đề hiện đại hóa văn học qua thể du ký
[103]. Như vậy, có một vấn đề khác cũng khá cấp thiết là vận dụng những kết quả

2


nghiên cứu thực tiễn và lý thuyết về văn du ký của nước ngoài để tiếp cận văn du ký

Việt Nam. Đây là một khoảng trống khá rõ trong nghiên cứu du ký mà chúng tôi
nhận thấy cần có những đóng góp nhất định để bổ sung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài Văn du ký và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nhằm đến các
mục tiêu sau đây:
2.1. Xác định khái niệm về thể loại văn du ký và giới thiệu một số vấn đề lý thuyết
và thực tiễn của văn du ký thế giới, chủ yếu của các tác giả Phương Tây để định
hướng cho việc tiếp cận văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
2.2. Chỉ ra tiến trình vận động của văn du ký trong tiến trình chung hiện đại hóa văn
học dân tộc.
2.3. Luận án sẽ làm rõ, văn du ký trong nửa đầu thế kỷ XX có những đóng góp gì
cho tiến trình hiện đại hóa văn học về các phương diện nội dung và nghệ thuật.
2.4. Bước đầu nhận xét về khả năng kế thừa và phát triển những thành tựu của văn
du ký nửa đầu thế kỷ XX đối với văn du ký Việt Nam đương đại, trong thế kỷ XXI.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn dối tượng nghiên cứu là các tác phẩm văn du ký tiêu biểu, có
giá trị về nội dung và nghệ thuật xuất hiện trên các báo và tạp chí nửa đầu thế kỷ
XX, đặc biệt chú ý đến các tác phẩm du ký phản ánh quá trình vận động, thay đổi
của văn du ký theo thời gian.
Vì số lượng văn du ký rất lớn, in rải rác trên nhiều báo và tạp chí khác nhau
qua thời gian dài, khó có thể đọc hết trong phạm vi thời gian làm luận án và mặt
khác do thực tế lưu trữ của nước ta, không phải tạp chí nào hiện cũng còn đủ số
trong thư viện nên chúng tôi chỉ chọn lựa một số tác phẩm văn du ký tiêu biểu nhất,
có khả năng tiếp cận cao nhất.
Các tác phẩm du ký bằng thơ sẽ chỉ được liên hệ so sánh khi cần thiết chứ
không phải là đối tượng nghiên cứu chính.
Du ký trong văn học trung đại cũng chỉ được đề cập khi cần thiết nhằm phục
vụ cho mục tiêu so sánh.


3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Các vấn đề lý thuyết của văn du ký, từ vấn đề định nghĩa đến các đặc trưng
thể loại. Một số lý thuyết về văn du ký của Phương Tây, khái quát từ đặc trưng văn
học Phương Tây cũng là một phạm vi quan tâm.
3.2.2. Những tiền đề văn hóa, xã hội của văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
3.2.3. Quá trình hình thành cũng như sự vận động của du ký trong văn học Việt
Nam. So sánh du ký trung đại và du ký hiện đại, những đặc điểm tương đồng và
khác biệt của hai kiểu du ký.
3.2.4. Những vấn đề của hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX và vị trí của văn
du ký trong dòng chảy hiện đại hóa đó.
3.2.5. Tính hiện đại của văn du ký nửa đầu thế kỷ XX về nội dung và nghệ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trong luận án chúng tôi vận
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp lịch sử: phân tích, đánh giá văn du ký như là một đối tượng có
lịch sử ra đời, vận động trong thời gian.
4.2. Phương pháp hệ thống: nhìn nhận văn du ký như là một chỉnh thể riêng có cấu
trúc nội tại, có những mầm mống riêng từ văn học trung đại nhưng nằm trong một
hệ thống lớn hơn là cả tiến trình hiện đại hóa của văn học dân tộc. Đến lượt mình,
văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa lại được xem xét trong bối cảnh
chung của công cuộc tiếp xúc văn hóa và văn học Phương Đông -Phương Tây.
4.3. Phương pháp tiếp cận văn hóa học: cho phép nhìn nhận văn du ký như là sản
phẩm văn hóa tinh thần của tác giả Việt Nam, tuy trong bối cảnh hội nhập, giao lưu,
tiếp biến văn hóa với Phương Tây để thay đổi nhưng vẫn ít nhiều chịu sự chi phối
của văn hóa Việt Nam, của những quan niệm về con người và thế giới.
4.4. Thi pháp học: các vấn đề chủ yếu về thi pháp và nghệ thuật nói chung của văn
du ký nửa đầu thế kỷ XX như vấn đề người kể chuyện ngôi thứ nhất và thứ ba, vấn

đề tự khám phá, bộc lộ cái tôi, vấn đề tư duy tả chân.
4.5. Phương pháp nghiên cứu văn học theo thể loại: phân tích, minh chứng, đánh
giá văn du ký như là một thể loại độc lập của văn học.

4


5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận: xác lập đặc trưng của văn du ký từ điểm nhìn của giao lưu tiếp biến
văn hóa, chú ý đến những nội dung và hình thức tiếp nối truyền thống du ký trung
đại đồng thời các ảnh hưởng của xu thế hiện đại hóa văn học đến văn du ký Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX. Cụ thể là vấn đề ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn trong
văn du ký Phương Tây, vấn đề con người cá nhân, cái nhìn nữ quyền và tư duy tả
chân trong du ký Phương Tây đã ảnh hưởng đến văn du ký Việt Nam như thế nào.
5.2. Về thực tiễn: Chỉ ra nét tương đồng và nét khác biệt, nét kế thừa và nét mới của
văn du ký hiện đại so với văn du ký Việt Nam trung đại; chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng của văn học Phương Tây trong văn du ký như một biểu hiện của quá trình
hiện đại hóa văn học.
Phân tích văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX với các điểm nhìn lý luận
như trên cho phép đánh giá đầy đủ hơn, toàn diện hơn về vị trí, ý nghĩa của văn du
ký đối với tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc nói chung ở nửa đầu thế kỷ XX,
chỉ ra quan hệ tương tác của văn du ký với quan niệm đổi mới về con người, nhận
thức về “người khác” (các dân tộc khác), ý thức về cái tôi, vấn đề nữ quyền, về
nghệ thuật tự sự, tả chân trong văn học hiện đại.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nhiều
đối tượng quan tâm về văn học Việt Nam nói chung và văn du ký nói riêng ở nửa
đầu thế kỷ XX.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận án có 4 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở văn hóa xã hội và diễn biến của văn du ký Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX
Chương 3. Nội dung văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và hiện đại hóa
văn học
Chương 4. Nghệ thuật văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và hiện đại hóa
văn học

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Văn du ký cả ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài có lịch sử khá lâu đời và
trong bối cảnh văn hóa xã hội từ đầu thế kỷ XX phát triển rất mạnh, hiện vẫn đang
được tiếp tục, thậm chí còn làm nên một mảng văn học hấp dẫn. Hiện tượng Huyền
Chíp với Xách balô lên và đi gần đây [25] đã gây nên những phản ứng khác nhau
của công chúng văn học cho thấy thế mạnh và những đặc điểm của thể loại này cần
được chú ý hơn nữa.
Phần tổng quan này được dành cho việc giới thuyết khái niệm văn du ký và
các lý thuyết nghiên cứu văn du ký ở nước ngoài cũng như trong nước, trình bày
khái quát lịch sử nghiên cứu với những gì giới nghiên cứu đã giải quyết và xác định
nội dung cụ thể mà luận án cần giải quyết.
1.1. Một số khái niệm cần xác định
1.1.1. Khái niệm “du lịch” và du lịch hiện đại
Du ký hay văn du ký do những người du lịch viết. Vì vậy chúng ta cần trước
tiên bàn về các dạng du lịch khác nhau và những người đi du lịch.
Theo Từ điển tiếng Việt, du lịch “đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở”
[232, 272]. Từ định nghĩa này, cuốn từ điển xác định du ký là “thể ký ghi lại những
điều người viết chứng kiến trong chuyến đi chơi xa” [232, 272]. Tất nhiên đây là
định nghĩa chung nhất của một cuốn từ điển phổ thông chứ chưa phải là định nghĩa

chuyên sâu của sách nghiên cứu về du lịch. Và vì thế mà khái niệm du ký cũng mới
chỉ được đề cập sơ bộ, chưa toàn diện. Chẳng hạn, cùng với những điều chứng kiến,
người đi xa còn ghi lại các suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, nhìn lại bản thân mình,
dân tộc mình và so sánh mình với người. Và nhiều chuyến đi không hề là “đi chơi”
mà thực sự là các chuyến “công vụ” như chuyến đi sứ Trung Quốc của Lê Quí Đôn
được ghi lại trong Bắc sứ thông lục, hay chuyến đi sứ sang Pháp của Phạm Phú Thứ
ghi trong Tây hành nhật ký.
Từ điển Wikipedia (tiếng Anh) định nghĩa “du lịch” (tourism): “du lịch là
cuộc đi nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, tôn giáo, gia đình hoặc kinh tế, thường

6


diễn ra trong một quãng thời gian nhất định”. Tài liệu của Tổ chức du lịch thế giới
(World Tourism Organisation) định nghĩa du lịch là “những hoạt động của con
người di chuyển đến và ở lại những địa điểm nằm bên ngoài môi trường quen thuộc
của họ trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm cho các mục đích giải trí,
kinh doanh hay các mục đích khác” [282, 1]. Định nghĩa này chú ý đến mục đích đi
và thời gian đi. Các mục đích khác đó rất rộng, có thể bao gồm kỳ nghỉ hè, dự lễ hội,
kinh doanh, hành hương tôn giáo, truyền giáo, hội nghị khoa học, thăm viếng, đi
nghiên cứu, ngoại giao, kể cả hoạt động công cán của sĩ quan của đội quân thực dân
xâm lược, của người thám hiểm. Cũng như các khái niệm khoa học xã hội khác,
khái niệm du lịch khó có thể có được một định nghĩa bao quát hết được mọi phương
diện, khía cạnh và bản thân khái niệm du lịch cũng không diễn tả hết được các kiểu
đi, nội dung hoạt động và kể cả nội dung ghi chép, mục đích ghi chép. Thời gian đi
du lịch bị khống chế trong phạm vi một năm cũng có thể gây phân vân. Các sứ thần
Việt Nam xưa đi sứ Trung Quốc cả đi về mất gần 2 năm, các giáo sĩ Phương Tây
đến Việt Nam truyền giáo có người ở lại hàng chục năm, Philiphê Bỉnh sống ở Bồ
Đào Nha hàng chục năm có thể cho thấy việc hạn định thời gian du lịch một năm
khó thuyết phục. Tuy vậy, một định nghĩa như vừa nêu trên có thể giúp ta hình dung

đại thể du lịch như một hiện tượng văn hóa của nhân loại.
Trong các sách nghiên cứu về du lịch của nước ngoài, có phân biệt tourism
(du lịch) với travel (du hành). Theo Bách khoa thư về du lịch (Encyclopedia of
Tourism), travel chỉ sự di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác-một khía cạnh
cơ bản, không thể thiếu của du lịch. Khái niệm du hành có gợi ý về hình thức,
phương tiện đi lại: đi bộ, đi ngựa, đi tàu hỏa, đi máy bay, trượt tuyết, tự lái xe
v.v…Từ khái niệm travel có từ traveller-người du hành, du lữ mà có thể không hẳn
là nhà du lịch- tourist, ví dụ như người nhập cư, người di tản, sinh viên diện trao đổi
văn hóa thì không thể gọi là khách du lịch. Lại có trường hợp mà người đi xa tìm
thấy ở việc đi xa một phương cách thể hiện quan điểm sống của mình. Nguyễn Tuân
thậm chí có lúc cao hứng còn gọi mình là “đổi khách”: “Là một đổi khách chỉ muốn
sống với cảnh đẹp luôn đổi thay, tôi chỉ muốn lòng tôi sớm chiều đều rung lên một
điệu nhẹ nhõm, vui vẻ” [236, 284]. Thậm chí việc đi xa với ông không phải là để

7


xem sự khác lạ so với nơi ở của mình mà chính là một cách để thay đổi cảm giác,
thể hiện chủ nghĩa lãng mạn sâu đậm của mình. “Tôi chỉ là một du khách đi qua,
thấy hay tôi ở lâu, thấy dở tôi lên đường đi ngay”.
Phân biệt một cách tinh tế các trường hợp cụ thể, vốn rất đa dạng phong phú
của những người di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác không phải là
nhiệm vụ của luận án. Chúng tôi quan tâm nghiên cứu tất cả các dạng văn bản do
những người lữ hành, du lịch hay du lữ.
Để hiểu được tầm quan trọng của văn du ký, chúng ta cần chú ý đến sự phát
triển bùng nổ của du lịch hiện đại. Việc đi từ điểm này đến điểm khác đã diễn ra
từ thời cổ đại nhưng hiện nay, việc đi tăng mạnh hơn bao giờ hết do những nhân tố
khác nhau. Tổ chức du lịch thế giới ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục của du
lịch trên toàn cầu: từ năm 1950 mới có 25 triệu người đi du lịch đến năm có 277
triệu người, qua năm 1990, con số này đạt đến 438 triệu, năm 2000 lên tới 919

triệu [283, 2]. Khi du lịch đã thành một hiện tượng toàn cầu hóa thì văn du ký tất
nhiên có vị trí, ý nghĩa to lớn hơn trước vì nó nằm trong tổng thể hoạt động của
con người trên phạm vi toàn cầu, phục vụ cho nhu cầu tuyên truyền, quảng bá, giải
trí của ngành du lịch.
1.1.2. “Văn du ký”
Thực tế, khái niệm “văn du ký” cũng đã được tòa soạn Phụ nữ tân văn dùng
để giới thiệu du ký của Phạm Vân Anh (năm 1929), nhưng cho đến nay, chúng ta
thường gặp khái niệm phổ biến “du ký” chứ ít khi thấy nói đến “văn du ký”. Chúng
tôi lại chủ trương phải gọi là “văn du ký” vì lý do sau:
Trước hết, trong lịch sử văn du ký ở nước ta, kể cả thời trung đại và hiện đại
(chủ yếu là nửa đầu thế kỷ XX), có hiện tượng viết du ký bằng thơ. Đơn cử Nguyễn
Tông Quai (1692-1767) có Sứ trình tân truyện -một tập thơ sứ trình dài 646 câu thơ
Nôm theo thể song thất lục bát kể về chuyến Bắc sứ năm 1742 [234, 1196]. Nguyễn
Huy Oánh (1713-1789) viết Phụng sứ Yên Kinh tổng ca dài 472 câu thơ lục bát chữ
Hán [234, 1150]. Trương Minh Ký (1855-1900), người có thể liệt vào loại tác giả
văn học hiện đại, có Như Tây nhật trình (năm 1888) gồm 2000 câu thơ song thất lục
bát, theo thể thức nhật ký, kể về từng ngày dẫn 10 du học sinh sang Trường trung

8


học Angiê (Bắc Phi) và Chư quấc thoại hội (năm 1891) cũng bằng thơ. Do viết về
hành trình bằng thơ nên các tác phẩm này có những điểm khác với văn xuôi du ký
về thể loại. Hiển nhiên, thơ không có lợi thế ghi chép cụ thể, chi tiết các hiện tượng
của cuộc sống như văn xuôi, tính tự sự mờ nhạt hơn. Trong khi đó, một trong những
nội dung quan trọng của luận án này là nghiên cứu nghệ thuật tả chân của nhiều tác
phẩm du ký. Gọi là “văn du ký” để phân biệt với “thơ du ký”.
Chúng ta cũng cần chú ý đến thuật ngữ quốc tế về văn du ký- travel
literature-khái niệm cấu tạo từ travel có nghĩa là du lữ, và literature tức văn học.
Nếu dịch nguyên văn thì sẽ là “văn học du lịch”, nếu Việt hóa sẽ có “văn du ký”.

Về tinh thần chung, khái niệm “văn du ký” của chúng tôi thống nhất với khái
niệm “du ký” mà giới nghiên cứu hiện đang sử dụng, chỉ có điều cách gọi này có
khả năng làm rõ hơn nội dung và đặc điểm của đối tượng.
Nhân đây cũng cần lưu ý rằng trong lịch sử du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX, có trường hợp tác giả đặt tên tác phẩm của mình dưới một tiêu mục là “lữ ký”
mặc dù về hình thức và nội dung về cơ bản tương đồng với văn du ký. Đó là trường
hợp Biệt Lam Trần Huy Bá trên tạp chí Tri tân với bài ký xuất bản năm 1942 Ban
Mê Thuột [8] và bài ký xuất bản năm 1944 Hai tháng ở gò Óc eo hay là câu chuyện
đi đào vàng [9]. Đây là áng văn du ký của một nhà khảo cổ học, không phải là một
khách du lịch theo nghĩa người du lịch hiện đại. Vì vậy, lại cần phải có phân biệt
kiểu tác giả viết du ký và hình thức đi. Trần Huy Bá dùng khái niệm “lữ ký” theo
chúng tôi là rất chính xác. Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, du là “đi chơi”,
còn lữ là “đi ra xa nhà”. Cả hai hình thức đi đều là đi xa nhà, song một bên là đi
chơi, chủ động, tự nguyện; còn một bên là xa nhà có thể bất đắc dĩ, do công việc đòi
hỏi hay những lý do khác. Sắc thái phân biệt rõ ràng là có. Có thể phải xét sự khác
biệt giữa một bên là chủ động đi và một bên là bị động, đi ra khỏi nhà mà không
phải đi chơi.
Cũng có trường hợp nhà nghiên cứu đồng nhất du ký với phóng sự. Đức
Dũng viết: “Ngay từ những thập niên đầu thế kỉ XX, một loạt phóng sự đã xuất hiện
trên báo chí ở nước ta …Tiêu biểu cho loại này là một số phóng sự như: Mười ngày
ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí, Hạn mạn du kí v.v” [34, 65-66]. Nhưng việc

9


đồng nhất này theo chúng tôi không có căn cứ khoa học. Mục đích, tính chất, chức
năng của phóng sự khác du ký mặc dù có thể giữa chúng có sự giao thoa nào đó.
Phóng sự thường đòi hỏi tính nhanh nhạy của tin tức cần cung cấp, còn du ký có thể
là viết lại hành trình qua sự hồi tưởng dựa trên trí nhớ hay sổ ghi chép.
1.1.3. Một số định nghĩa về văn du ký

- Có một giới thuyết khá sớm về văn du ký trên Phụ nữ tân văn năm 1929
khi toà soạn viết lời giới thiệu cho du ký đi sang Tây của Phạm Vân Anh, trong đó
sử dụng chính khái niệm “văn du ký”: “Thể văn du ký là một thể văn ai cũng ham
đọc, và nó dễ khích phát lòng người hơn là tiểu thuyết. Tiểu thuyết còn có thể tưởng
tượng ra, chớ du ký là tả những sự thiệt, có khi đọc du ký mà tức là học lịch sử, học
địa lý, học mỹ thuật, học phong tục, mình ngồi tựa trước bên đèn, mà hình như thấy
rõ những non sông, nhân vật ở phương xa đất lạ thì còn có lợi ích gì hơn và thú vị gì
hơn nữa” [2]. Ở đây, từ góc nhìn của tòa soạn báo, người viết chú ý đến tính chất
tổng hợp về nội dung của văn du ký, đặc biệt quan tâm đến tính hấp dẫn (có lẽ trước
hết nhờ nó mà bán được nhiều báo) của văn du ký so với tiểu thuyết, dường như để
giải thích vì sao báo này lại cho đăng du ký. Đồng thời người viết cũng nhấn mạnh
việc “tả sự thiệt” trong các áng du ký.
- Định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học:“ Du ký - một thể loại văn học
thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh
về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những
nơi ít người có dịp đến. Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự,
nhật ký, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc
mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến… Dạng đặc
biệt của du ký phát huy cái chất ghi chép về miền xa lạ của nó là du ký về các xứ sở
tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học… Dạng du ký khác
đậm đà phong vị Phương Đông là ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh
lam thắng cảnh đất nước… Thể loại du ký có vai trò quan trọng đối với văn học thế
kỷ XVIII-XIX trong việc mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng của nhà văn. Sang thế
kỷ XX, du ký mang nhiều tính chất tư liệu khoa học do các nhà địa chất, nhà dân
tộc học viết. Loại du ký khoa học cũng rất thịnh hành” [233, 108]. Định nghĩa này

10


nói rõ du ký là thể loại; trong định nghĩa ta thấy sự cố gắng bao quát cả hai mặt

đồng đại và lịch đại của văn du ký trong lịch sử văn học Việt Nam và thế giới. Định
nghĩa lưu ý cả điều tai nghe mắt thấy cũng như điều tưởng tượng trong các tác phẩm
du ký. Tuy nhiên, có những vấn đề của lịch sử văn du ký chưa được bao quát trong
định nghĩa này. Ví dụ như cái nhìn thực dân của các tác giả du ký châu Âu khi đi
sang các nước Phương Đông, coi Phương Đông như là thế giới man ri, mọi rợ cần
được khai hóa. Cái nhìn của các sứ thần Trung Quốc khi đến Việt Nam thời trung
đại cũng mang một sắc thái thực dân tương tự. Trong khi đó, người Việt đi sang
Phương Tây lại có tâm thế học hỏi. Nghĩa là văn du ký viết khi ra nước ngoài
thường bao hàm một cái nhìn về “người khác”.
Trần Kim Anh, Hoàng Hồng Cẩm dựa trên mảng văn học chữ Hán, lại định
nghĩa “văn du ký là loại văn được viết ra trong những chuyến đi, vừa để ghi lại hành
trình, vừa để bày tỏ cảm xúc về những điều mắt thấy tai nghe. Đặc điểm của du ký
là chuyên lấy việc mô tả thắng cảnh núi sông, phong vật làm đề tài, cách viết đa
dạng, có thể miêu tả, có thể trữ tình, có thể nghị luận, và phải là chính tác giả ghi
chép, về chính chuyến đi của mình, miêu tả lại cảm thụ của bản thân trước non sông
cảnh vật” [4,113]. Định nghĩa này chủ yếu áp dụng cho văn du ký chữ Hán thời
trung đại mà chưa bao quát hết thực tế du ký thế kỷ XX bằng quốc ngữ, chưa nói
đến một trong những yếu tố quan trọng nhất của du ký là kể về các cuộc tiếp xúc
với “người khác”, “xứ khác” tức nền văn hóa khác.
-

Định nghĩa của giới nghiên cứu quốc tế:

Định nghĩa của từ điển Từ Hải: “Du ký là một trong những thể tài văn học, là
một loại của tản văn, dựa vào ngòi bút nhanh nhạy, miêu tả một cách đầy đủ và sinh
động tất cả những điều tác giả tai nghe mắt thấy trên đường du lịch, như đời sống xã
hội, phong tục tập quán, núi sông cảnh vật, danh thắng cổ tích, cùng với việc biểu
đạt tư tưởng, tình cảm của tác giả” [dẫn theo Phạm Thị Ngọc Lan, 86, 6]. Nhà
nghiên cứu Phạm Thị Ngọc Lan cũng dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Trung Quốc là
Vương Lập Quần: “dấu tích du lịch, cảnh quan và cảm xúc cá nhân là ba yêu cầu

lớn của thể văn du ký” [dẫn theo Phạm Thị Ngọc Lan, 86, 6]. Ba yếu tố nói đây
nhấn mạnh khá toàn diện nội hàm của văn du ký mà các định nghĩa trên cũng đều
đã đề cập.

11


Nói đến tính chân thực về nội dung của văn du ký, một số định nghĩa trong
tài liệu tiếng Việt thường dùng cụm từ “mắt thấy tai nghe”. Nhưng không hẳn là tất
cả những sự kiện được ghi trong văn du ký đều có thực, đều là điều bản thân người
viết trải nghiệm. Trên Phụ nữ tân văn năm 1932, Phan Khôi từng phê phán những
thiên du ký thiếu chân thực, tức là chứa đựng những thông tin lấy từ nguồn tài liệu
khác độn vào chứ không phải là những tư liệu do chính người viết nghe nhìn được:
“Từ đôi mươi năm nay người mình mới có một số ít bước chân ra ngoại quốc, hoặc
sang Tây hoặc sang Đông. Trong một số ít ấy lại có một số ít đã đem cuộc xuất
dương của mình mà viết nên những tập du ký, in ra và bán cho những người ngồi
nhà mua đọc. Ấy là sự có ích lắm. Nhưng mà tiếc cho những người viết du ký ấy
hay có cái tánh không thiệt thà (…) Như du ký Nhật Bổn thì họ chia ra những là
lịch sử, phong tục, giáo dục của nước ấy, mỗi việc làm một thiên… Đại để người ta
làm cách nầy: Họ có đến Đông Kinh của Nhật Bổn thật, nhưng ở đó không lâu,
hoặc là ở lâu nhưng vì cớ gì đó họ quan sát chẳng được gì mấy chút. Đến chừng họ
viết du ký, lấy vài ba việc mục kích làm cái cốt rồi, ngoài ra chẳng còn gì nữa cho
đầy tập. Khi ấy họ mới sanh tâm ra, làm cho lớn lối, bèn chia từng thiên một, rồi
thiếu chi thứ sách nói về Đông Kinh ấy, dịch lấy một mớ mà thộn vào, nó mới thành
ra thứ du ký như tôi đã thấy” [77].
Nhật Nham trên Tri tân năm 1942 có tiết lộ ông từng viết về Hồ Ba Bể và
cho in năm 1941 [Tri tân số 25] nhưng ông chưa từng lên đó mà người đọc cứ
tưởng ông nói sự thực, lần này ông mới thực sự đi thăm Hồ Ba Bể và chép sự thực
[126]. Gần đây, ở thế kỷ XXI, cuốn Xách Ba lô lên và đi xuất bản năm 2012 của
Huyền Chíp [25] đã bị bạn đọc trên các trang mạng chỉ ra một số yếu tố hư cấu,

không có thực. Tóm lại, rất khó xác định liều lượng giữa sự thực và hư cấu trong
du ký. Trong khi chủ yếu là ghi chép lại điều tai nghe mắt thấy, tác giả văn du ký
có thể hư cấu bằng những cách khác nhau ví dụ như dựa vào du ký của người khác,
thậm chí có thể là sách nghiên cứu hay tiểu thuyết để độn cho áng văn đầy lên.
Hiện tượng này giới nghiên cứu gọi là kể chuyện ở ngôi thứ ba chứ không phải
ngôi thứ nhất.

12


Theo Bách khoa thư về du lịch (Encyclopedia of Tourism), khái niệm travel
literature -“văn học du lịch” bao gồm nhiều loại, từ các sách hướng dẫn du lịch
thuần túy cung cấp các thông tin cho du khách - khi đó không thể gọi là thể loại văn
học -đến các sáng tác tưởng tượng, hư cấu cũng không thuần túy là văn du ký nữa
[265, 602]. Điều nói đây có thể giúp phân biệt những tác phẩm tuy có tên là du ký
nhưng không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án. Ví dụ như tác phẩm nổi tiếng
Tây du ký của Ngô Thừa Ân tuy rất hấp dẫn song bên cạnh những quan sát, ghi
chép về các xứ khác, người khác, lại tồn tại chất tiểu thuyết đậm nét, xây dựng
thành công những kiểu nhân vật tiểu thuyết. Nằm ở khoảng giữa chúng là các ghi
chép về một chuyến đi và các ghi chép này thực hiện một chức năng kép, vừa có thể
cung cấp thông tin xác thực về các địa điểm du khách cần đến vừa thỏa mãn nhu
cầu thẩm mỹ, hiểu biết về các miền đất lạ, các nền văn hóa và con người đa dạng
trên thế giới. Tức là trong văn du ký, có sự tổng hợp các chức năng thông tin cộng
với chức năng dân tộc học, nhân loại học, chức năng thẩm mỹ. Bách khoa thư về du
lịch quan niệm văn du ký là thể loại phi hư cấu.
Theo Wikipedia (tiếng Anh), khái niệm văn học du lịch (travel literature)
được giới thuyết như sau: “thể loại văn học du lịch bao gồm văn học du lữ (outdoor
literature), văn học thám hiểm (exploration literature), văn học phiêu lưu (adventure
literature), văn học viết về thiên nhiên (nature writing), và sách hướng dẫn du lịch
(guide book), cũng như các ghi chép từ các chuyến đi ra hải ngoại”. Đây không hẳn

là định nghĩa mà chỉ là một khái quát về những biến thể khác nhau có thể có của
văn du ký -tức văn học du lịch Phương Tây. Ở Phương Tây bắt đầu từ thế kỷ XV,
do sự phát triển của ngành hàng hải, sự phát triển của công nghiệp mà hiện tượng đi
thám hiểm vòng quang trái đất phát triển, kéo theo văn học có nội dung thám hiểm
thế giới rất phổ biến còn ở ta, nội dung này rất mờ nhạt, không điển hình. Trong sự
đa dạng, có một nội dung chung giữa các kiểu loại văn học du lịch là ghi chép về sự
di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác với những nhận thức, suy nghĩ, cảm
xúc nảy sinh trong quá trình di chuyển đó.
Nhà nghiên cứu Carl Thompson quan niệm du hành (travel) là cuộc thương
lượng giữa bản thân (self) và người khác (other) dẫn đến việc di chuyển trong

13


không gian. “Nếu tất cả các cuộc du hành đều bao gồm cuộc gặp gỡ giữa bản thân
và người khác được thực hiện bằng việc di chuyển trong không gian thì tất cả văn
du ký (travel writing) ở mức độ nào đó đều là sự ghi chép hay sản phẩm của cuộc
gặp gỡ này, sản phẩm của sự thương lượng giữa cái tương đồng và cái khác biệt”
[261, 10]. Ở đây nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến loại văn du ký của
Phương Tây vốn ghi chép những quan sát, suy nghĩ về thế giới ngoài Phương Tây,
về Other-người khác trong các thế kỷ thám hiểm, tiến hành thực dân hóa thế giới
phi Phương Tây. Vì thế nhà nghiên cứu này quan tâm nhiều đến các cuộc tiếp xúc
giữa tác giả văn du ký và Người Khác (tức là dân tộc khác, nền văn hóa khác). Đây
cũng là một nội dung mà luận án chúng tôi cũng sẽ quan tâm tìm hiểu.
Tất nhiên, các nhận xét trên chưa phải là định nghĩa vì theo Carl Thompson,
văn du ký -travel writing- là một thể loại không thuần nhất, lai ghép. Rất khó để xác
định ở chỗ nào thì du ký kết thúc và bắt đầu các thể loại khác: tự truyện, dân tộc học,
miêu tả thiên nhiên, tiểu thuyết hư cấu. Ông đề nghị một cách giới thuyết khái niệm
có nội hàm rộng, “có nhiều đặc điểm và dấu hiệu cho phép chúng ta xếp loại một
văn bản như là văn du ký và mỗi văn bản riêng rẽ sẽ thể hiện một tiêu chí lựa chọn

khác và một thế kết hợp khác các đặc điểm này”. Tiêu chí trung tâm cho thể loại
văn du ký phải là “tự sự phi hư cấu ở ngôi thứ nhất” (chúng tôi nhấn mạnh). Tự sự
ngôi thứ nhất hàm nghĩa rằng đây là sự ghi chép chân thực các trải nghiệm của
chính tác giả - người kể chuyện. Nhưng nhà văn viết du ký lại phải đóng hai vai trò
xung đột nhau: là người viết phóng sự thì phải ghi lại đúng những gì đã trải nghiệm,
nhưng là người kể chuyện thì anh ta phải gây được hứng thú cho người đọc, trình
bày để người đọc thưởng thức. Ranh giới giữa hư cấu và phi hư cấu không dễ gì
vạch ra được. Tính hư cấu là không tránh khỏi trong tất cả các tác phẩm văn du ký.
Có thể lấy dải quang phổ để hình dung chất hư cấu trong văn du ký: ở một cực của
dải quang phổ là những nhà văn muốn ghi lại trung thực các trải nghiệm của mình
nhưng thấy cần biên tập lại, cấu trúc lại các trải nghiệm nên làm cho chúng biến
dạng. Ở cực bên kia có những nhà văn có chủ ý sáng tạo các chi tiết và tạo truyền
thuyết [261, 29]. Trước một đối tượng phức tạp, đa diện như văn du ký, phương
pháp của Carl Thompson là mô tả, giải thích mà tránh đưa ra một định nghĩa cụ thể.
Cách làm này rất có lý.

14


Nhìn chung, trên đây chỉ là một số trong vô số các định nghĩa về du ký trong
nước và quốc tế. Mỗi định nghĩa được đưa ra từ góc nhìn riêng của nhà khoa học,
được khái quát từ thực tiễn văn học mà nhà nghiên cứu đó quan tâm nghiên cứu,
nên khó có thể lấy một tiêu chí nào để phê phán, đánh giá đúng sai. Người chú trọng
đến tính chất cá nhân, tính chất biểu hiện chủ thể của du ký, người đề cao tính chân
thực, mắt thấy tai nghe của du ký nhưng lại có thể nhấn mạnh tính hư cấu tưởng
tượng; người chú ý tính chất hấp dẫn của du ký. Theo chúng tôi, một định nghĩa
càng dài, càng cụ thể thì lại càng có nguy cơ thiếu hụt. Vì thế nên trong luận án này,
chúng tôi chủ trương xem khái niệm văn du ký có những nội dung chính sau:
- Là thể loại tự sự phi cốt truyện, viết bằng văn xuôi, thường có dạng hồi ức,
và dạng nhật ký, dành cho hoạt động di chuyển giữa các địa điểm có khoảng cách

lớn, ra bên ngoài không gian sống thường ngày, trong một khoảng thời gian có độ
dài nhất định.
- Ghi lại các sự kiện, các điều quan sát của nhân vật “tôi” về cảnh quan tự
nhiên và xã hội ở nơi đến, về cơ bản có tính xác thực nhưng cũng có khả năng xen
kẽ hư cấu và cung cấp các tri thức thiên về khảo cứu sách vở.
- Ghi lại các nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”. Người kể
chuyện chủ yếu ở ngôi thứ nhất, đôi khi có kể chuyện ở ngôi thứ ba (khi dẫn các tài
liệu nghiên cứu liên quan do các tác giả khác viết).
1.1.4. Khái niệm “hiện đại” và “hiện đại hóa văn học”
- Cách hiểu của giới nghiên cứu Việt Nam:
Hiện đại hóa văn học là vấn đề có lịch sử nghiên cứu khá phong phú ở ta.
Chúng tôi xin điểm một vài ý kiến tiêu biểu quanh khái niệm “hiện đại” để có cơ sở
triển khai nhiệm vụ luận án.
Vương Trí Nhàn tổng hợp các cách hiểu về hiện đại và hiện đại hóa đã chỉ rõ,
hiện đại hóa và Phương Tây hóa được coi là ngang nhau. Ông xem hiện đại hóa ở
Phương Tây trong đời sống kinh tế là chủ nghĩa tư bản, là kỹ thuật hiện đại, là hình
thức tiêu thụ. Trong đời sống văn hóa, hiện đại là sự thế tục hóa, đa cực hóa, đa
dạng hóa tư tưởng [131, 18]. Từ đó, ông nêu một số nhân tố chính của hiện đại hóa
văn học Việt Nam: 1) sự hình thành một môi trường văn học thống nhất trong cả

15


nước; 2) sự hình thành một lớp người làm nghề; 3) vai trò chỉ đạo của một nguyên
tắc thi pháp khác trước; hệ thống thể loại gần với (hệ thống thể loại) châu Âu; ngôn
ngữ văn học là thứ ngôn ngữ hàng ngày, hướng về đời thực. Theo ông, “quá trình
hiện đại hóa văn học khởi động từ đầu thế kỷ, và đến 1945, coi như đã hoàn thành
một chặng cơ bản” [131, 22-26]. Vương Trí Nhàn có một lưu ý: chúng ta không
nhầm lẫn tính hiện đại với chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật (chủ nghĩa
ấn tượng, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa lập thể... ).

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh cho rằng “Thời kỳ hiện đại trong văn
học, cũng như trong nghệ thuật, tư tưởng, lịch sử nói chung, bắt nguồn từ những
phát kiến mới về thế giới, từ trình độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và
thương mại, từ sự hình thành nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản ở các
nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Khi nói về các nền văn học hiện đại
Phương Đông, có lúc người ta nhấn mạnh nguyên nhân tư sản hóa, Âu hóa. Thật ra,
tư sản hóa, Âu hóa chỉ là những biểu hiện có tính chất cục hạn, còn ngọn nguồn sâu
xa, phổ biến của hiện đại hóa là công nghiệp hóa, quốc tế hóa, cách thức tư duy mới
và ý thức về giá trị cá nhân” [53]. Nội hàm hiện đại theo Nguyễn Văn Hạnh gắn liền
với phát kiến về thế giới (điều này có quan hệ với văn du ký), với chủ nghĩa tư bản,
với công nghiệp hóa, quốc tế hóa, tư duy mới, ý thức về cá nhân. Trong quá trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam, theo Nguyễn Văn Hạnh, tính hiện đại của văn học
đi liền với tính dân tộc; hệ thống thể loại thơ, văn xuôi, kịch tương đồng thể loại
Phương Tây; con người cá nhân vẫn gắn với ý thức cộng đồng.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết: “Tính hiện đại của xã hội như là trạng
thái chuyển biến về hình thái, từ xã hội trung đại sang hiện đại, từ tôn giáo sang thế
tục, từ quân quyền sang dân chủ, tự do; từ cát cứ sang quốc gia dân tộc, từ dân tộc
biệt lập sang giao lưu quốc tế. Tính hiện đại có tính chất toàn cầu hoá. Tính hiện đại
như một phạm trù văn hoá bao gồm các thuộc tính như sùng thượng lí tính, khoa
học, giải phóng cái tôi, đề cao tính chủ thể”. Trong văn học, tính hiện đại được ông
quan niệm: “Tính hiện đại của văn học nóí chung bao gồm sự đề cao tính thẩm mĩ,
phân biệt với tính giáo huấn, tính cộng cụ; đề cao tính tự chủ phân biệt với tính phụ
thuộc; giải phóng cá nhân với cái tôi chủ thể; đề cao nhận thức, sáng tạo, phân biệt

16


với việc sử dụng các hình thức có sẵn” [183]. Tương tự như Vương Trí Nhàn, Trần
Đình Sử cũng lưu ý cần phân biệt tính hiện đại với chủ nghĩa hiện đại vốn là một
khái niệm khác.

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến xét riêng “chủ nghĩa cá nhân văn hóa”
như một biểu hiện tiêu biểu của hiện đại hóa văn học Việt Nam [58]. Ông viết “Có
thể nói chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” là ngọn nguồn của sự phong phú những phong
cách cá nhân, những tìm tòi mỹ học và tư tưởng - nghệ thuật trong văn học, nghệ
thuật thời kỳ này. Chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” là một bước tiến của ý thức văn hoá
Việt Nam, là một trình độ mới mà văn hoá Việt Nam đạt được trên con đường hiện
đại hoá, sau gần một thế kỷ cộng sinh với văn hoá Pháp”.
Nhóm tác giả Đỗ Quang Hưng và Trần Viết Nghĩa quan niệm hiện đại hóa ở
Phương Đông được hiểu theo nghĩa Tây phương hóa. Nếu vậy thì cần nắm được
những đặc điểm của văn minh Phương Tây. Theo các tác giả, văn minh Phương Tây
có những đặc điểm lớn sau:
- Nền văn minh kỹ thuật, xã hội công nghiệp và nhà nước hiện đại.
- Nền văn minh có căn tính Kito giáo.
- Nền văn minh in đậm vai trò của cá thể [72, 50-58].
Trong phần viết ngắn ngủi về văn học Việt Nam trong môi trường hiện đại
hóa, các tác giả tóm tắt một số nét chính yếu như: hệ thống thể loại mới, sự phát
triển của cái tôi, cảm hứng lãng mạn có vai trò quan trọng… [72, 310-325].
Các ý kiến về tính hiện đại và tính hiện đại của văn học Việt Nam khá phong
phú mà trên đây chúng tôi mới trích dẫn được một số ý kiến. Song tựu chung, các ý
kiến này có những triển khai sâu rộng hơn, song đều thống nhất với quan điểm mà
Hoài Thanh, Đinh Gia Trinh đã nêu lên từ trước năm 1945. Hoài Thanh trong Thi
nhân Việt Nam lưu ý nét hiện đại nổi bật của thơ Mới chính là con người cá nhân,
cái tôi cá nhân. Đinh Gia Trinh với bài viết Tính cách văn chương Việt Nam trước
thời kỳ Âu hóa đã gián tiếp đề cập đến điểm mới cơ bản của văn học hiện đại chính
là tinh thần tả chân. Và cả hai ông, những người hít thở không khí hiện đại, đều
nhấn mạnh hiện đại hóa văn học Việt Nam chính là Âu hóa2.
2

Điều này đã được Phạm Thị Hồng trình bày trong luận án tiến sĩ Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam
dưới cái nhìn so sánh của các nhà phê bình nửa đầu thế kỷ XX, Học viện Khoa học Xã hội, 2013.


17


-

Cách hiểu của giới nghiên cứu Phương Tây:

Chúng tôi xin điểm qua một vài tài liệu tiếng Anh bàn về khái niệm hiện đại.
Mục từ modernity (tính hiện đại) trong Từ điển các lý thuyết văn hóa và phê
bình có đoạn viết “Là một khái niệm xã hội học, tính hiện đại chủ yếu liên hệ với
công nghiệp hóa, thế tục hóa, bộ máy công chức và ĐÔ THỊ” [255, 456]. Các nhà
xã hội học có cách hiểu khác nhau về tính hiện đại. Durkheim nhấn mạnh chìa khóa
của cuộc sống hiện đại là phân công lao động ngày một sâu sắc. Tonnies hiểu hiện
đại hóa là đi từ các mối quan hệ tương tác cộng đồng chuyển sang xã hội đề cao cá
nhân. Max Weber khái quát đó là sự duy lý hóa.
Theo Bách khoa thư Blackwell về triết học Phương Tây, mục từ modernity
(tính hiện đại) viết: “Nói chung, tính hiện đại liên hệ với tính tối thượng của cái duy
lý thuần túy và quyền tự trị của cái tôi hiện đại. Được vũ trang bởi cái duy lý, con
người hiện đại tìm kiếm sự đồng thuận trên khuôn khổ siêu hình thống nhất trong
cách nhìn thế giới. Họ tìm kiếm sự tự trị chủ quan của mình và coi thường sự câu
thúc của lịch sử, truyền thống và văn hóa. Họ có thái độ hung hăng trong việc tổ
chức và kiểm soát môi trường tự nhiên, với khoa học là môn học hàng đầu của mình.
Các đối tượng thẩm mỹ được đo đạc bằng thước đo của lợi ích kinh tế. Tính hiện
đại mang lại hiệu quả cho chủ nghĩa tư bản công nghiệp” [279, 439].
Nhìn chung, trong sự đa dạng của các cách hiểu khái niệm hiện đại cả trong
nước và trên thế giới, có thể tóm lại mấy nội dung nổi bật của “hiện đại”:
- Hiện đại gắn với tư duy duy lý, với thế tục hóa. Từ đó mới có sự phát triển
khoa học, kỹ thuật, công nghiệp hóa.
- Hiện đại gắn với con người cá nhân, từ đây mới có chủ nghĩa tư bản, có sự

phong phú của cá tính sáng tạo, có chủ nghĩa lãng mạn và ý thức nữ quyền.
Văn học Phương Tây, có ảnh hưởng đến các nước Phương Đông trong đó có
Việt Nam, là sản phẩm của tính hiện đại, có lịch sử từ thời Phục hưng và tiếp tục
vận động đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Từ hai nội dung nổi bật trên, chúng ta sẽ triển khai tìm hiểu văn du ký trong
tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

18


Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi sẽ kết hợp cả cách hiểu hiện đại theo
nghĩa hàn lâm viện như trên, đồng thời sẽ phân tích thực tế văn du ký, so sánh với
văn du ký chữ Hán trung đại để xác lập những chỗ văn du ký nửa đầu thế kỷ XX
tiếp tục truyền thống văn du ký trung đại, những điểm mới không có trong văn du
ký trung đại và những điểm chịu ảnh hưởng của văn học Phương Tây.
1.2. Điểm qua lịch sử của văn du ký
Lịch sử văn du ký là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có những công trình
nghiên cứu riêng mà hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thiếu vắng. Chúng tôi xin dựa vào
một số quan sát của bản thân và một số từ điển phổ thông để điểm qua, cốt đem lại
cho bản thân một ý niệm tương đối về một đối tượng có lịch sử vận động, thay đổi.
1.2.1. Văn du ký ở Việt Nam trung đại
Các văn nhân trí thức Trung Quốc cổ đại đã rất chú trọng việc đi xa. Tư Mã
Thiên là nhà du lịch lớn thời cổ đại. Bộ Sử ký đồ sộ của ông được viết trên cơ sở
tham bác các tài liệu lịch sử đồng thời là kết quả quan sát thực địa của những
chuyến đi trên một địa bàn rộng lớn của Trung Quốc thời cổ.
Thời trung đại ở Việt Nam, văn du ký phổ biến nhất thường của các tác giả
là nhà nho. Họ đi sứ Trung Quốc hoặc thực hiện các cuộc thuyên chuyển hay du
lãm trong nước những lúc nhàn rỗi và khi về ngồi hồi tưởng lại, ghi những cảm
tưởng, suy nghĩ, những quan sát thu nhận được trên đường du lữ, để lại các áng
văn thơ du ký.

Số lượng sáng tác văn du ký còn giữ được không nhiều, chủ yếu tập trung
trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Xét mục đích chuyến đi,
địa điểm di chuyển đến, và hình thức chữ viết, có thể tạm thời chia văn du ký trung
đại thành ba loại: loại văn du ký của các sứ thần Việt Nam đi Trung Quốc và đến
giữa thế kỷ XIX có văn du ký của sứ thần nhà Nguyễn sang Đông Nam Á và Pháp;
văn du ký của các nhà nho đi lại giữa các vùng trong nước; một loại thứ ba là văn
du ký viết bằng chữ cái latinh mà ngày nay ta gọi là chữ quốc ngữ của Philiphê
Bỉnh và Trương Vĩnh Ký, tuy xuất hiện ở thời trung đại nhưng có những nét của du
ký hiện đại. Thơ sáng tác trong các chuyến đi sứ và du lãm trong nước của nhà nho
rất nhiều nhưng chúng tôi chỉ liên hệ khi thấy cần thiết.

19


×