Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Hệ thống thuế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.16 KB, 16 trang )

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái niệm.
1.
2.

Thuế.
Vi phạm pháp luật thuế.

II. Hệ thống thuế ở Việt Nam.
Các loại thuế ở Việt Nam
2. Bình luận về hệ thống thuế ở Việt Nam.
3. Tình trạng vi phạm pháp luật thuế và giải pháp hoàn thiện.
KẾT LUẬN
1.



1


LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói về thuế, ta có thể thấy được rằng nó phản ánh các quá trình phân phối lại
thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các
pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản
thực hiện phân phối tài chính. Nhà nước và thuế là hai phạm trù gắn liền với nhau,
nhà nước sử dụng thuế làm công cụ quản lý điều tiết nền kinh tế của nước nhà.


Hiện nay, sự hợp tác của nước ta đối với các nước khác trên thế giới đang được mở
rộng, nên đòi hỏi hệ thống thuế cần được sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với tình
hình kinh tế của thế giới. Để đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, cũng như đưa ra các ý
kiến, giải pháp hoàn thiện của bản thân đối với hệ thống thuế ở Việt Nam hiện nay,
nên tôi thấy đề tài: “ Bình luận về hệ thống thuế ở Việt Nam, tình trạng vi phạm
pháp luật thuế và giải pháp hoàn thiện” là hết sức phù hợp.

2


NỘI DUNG
Trước hết, khi muốn đi sâu tìm hiểu về một vấn đề, ta cần phải hiểu được những
khái niệm trong đó:
I.

Khái niệm.
1. Thuế
- Là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải
thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do
Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho
đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một
hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù


-

-

-


-

-

Nhà nước và pháp luật. Từ đây, ta có thể rút ra những đặc điểm chính:
+ Là một khoản trích nộp bằng tiền.
+ Luôn gắn liền với quyền lực nhà nước.
+ Luôn gắn liền với thu nhập.
+ Không hoàn trả trực tiếp.
+ Sử dụng để đáp ứng tiêu chí công cộng.
Phân loại thuế:
Theo phương thức đánh thuế:
+ Thuế gián thu.
+ Thuế trực thu.
Theo cơ sở tính thuế:
+ Thuế thu nhập.
+ Thuế tiêu dùng.
+ Thuế tài sản.
Theo phạm vi điều chỉnh:
+ Thuế tổng hợp.
+ Thuế có lựa chọn.
Theo đặc trưng của biểu thuế:
+ Thuế đánh theo tỷ lệ %.
+ Thuế đánh trên mức tuyệt đối.
Theo thẩm quyền ban hành:
+ Thuế trung ương.
+ Thuế địa phương.
3




-

Chức năng, vai trò của thuế:
Chức năng:
+ Huy động tập trung nguồn lực tài chính (phân phối thu nhập)
+ Chức năng điều tiết

Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
Vai trò:
+ Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
+ Là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
+ Là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất.
+ Góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Vi phạm pháp luật thuế
- Là hành vi làm trái các quy định của pháp luật về thuế, do tổ chức, cá nhân
-

2.

thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và
-

phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó của mình.
Các dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật thuế:
+ Chủ thể: vi phạm pháp luật thuế được thực hiện bởi các chủ thể là tổ chức
hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động thu thuế như người nộp thuế, cơ
quan thuế hoặc công chức ngành thuế. Những chủ thể này khi tham gia vào
quá trình thu thuế thì được nhà nước trao thẩm quyền và trách nhiệm nhất
định nhưng vì lợi ích riêng mà không thực hiện đúng thẩm quyền, nghĩa vụ

mà pháp luật đã quy định.
+ Về phương diện khách quan, vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp
luật. Vì những hành vi này vừa vi phạm những quy tắc xử sự chung, lại vừa
gây phương hại đến lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang được pháp luật
bảo vệ.
+ Vi phạm pháp luật thuế bao gồm lỗi ( cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện.
Tính chất có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế thể
hiện ở việc chủ thể của hành vi có khả năng tránh được sự vi phạm nhưng họ
đã không tránh hoặc cố ý thực hiện hành vi vi phạm vì một động cơ hay mục
đích thúc đẩy.
4


+ Về phương diện khách thể: hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại
đến những lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ. Những lợi ích này chỉ có thể
là lợi ích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội.
II.
1.
-

Hệ thống thuế ở Việt Nam:
Các loại thuế ở Việt Nam:
Thuế giá trị gia tăng: quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng số
13/2008/QH12 : là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia
tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân


-

khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng
Thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước được
quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12: là 1 loại thuế
gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp
dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng
hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức
khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội
theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định
cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Đối tượng chịu thuế : kinh doanh dịch vụ, một số sản phẩm , mặt hàng
nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Đối tượng nộp thuế : đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mối mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ chịu
thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt thì khi bán ra không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nữa.
5


VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít,
-

nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia;…
Thuế xuất nhập khẩu: được quy định tại Luật thuế xuất nhập khẩu số
45/2005/QH 11 : Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng
xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá xuất nhập
khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên
giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập

khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu. Mức
thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý), mức thuế từ 0% đến

-

45%
Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp số 14/2008/QH12 : là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng
sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế tất cả
các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều
phải nộp thuế. Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC
theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là



20% hoăc 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng doanh nghiệp
Đối với DN mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là
22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12 đối với các doanh
nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu doanh thu bình quân
của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế

-

suất 20%.
Thuế thu nhập cá nhân: được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số
04/2007/QH12: Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu
nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước
ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.


6


-

Thuế tài nguyên: Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng, khai thác tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước qui định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại
than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên
và các loại tài nguyên khác như vật liệu xây dựng tự nhiên. Đối tượng nộp
thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất
kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có
quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất
cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp
tiền thuê đất theo quy định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá quy định

-

của Nhà nước.
Các loại thuế khác:
+ Thuế trước bạ: là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử
dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế
trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng
nguyên giá tài sản đó.
+ Thuế môn bài: được quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC là loại
thuế doanh nghiệp đóng hàng năm Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế
môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá
thể, các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế
khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và

công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
+ Thuế nhà đất: Quy định tại Thông tư 71/1002/TT-BTC.
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Quy định Luật thuế thu nhập cá nhân
số 04/2007/QH12.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Quy định tại Luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp, quy định tại Nghị quyết số 15/2003/QH 11.
7


+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận
ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí, quy định tại Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp số 14/2008/QH12.
+ Thuế từ dầu khí quy định tại Nghị định số 05/2009 NĐ-CP.
2.

Bình luận về hệ thống thuế ở Việt Nam

Ta có thể thấy được ưu và nhược điểm của hệ thống thuế ở Việt Nam như sau:
2.1.

Ưu điểm:

Chính sách thuế ở Việt Nam hiện nay đã và đang phát huy được tác dụng quản lý,
điều tiết nền kinh tế. Nó đã tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật cho sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Chính sách thuế từng bước tạo ra sự công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các
đối tượng khác nhau trong xã hội,...

-


Thuế thu nhập cá nhân:
Luật Thuế thu nhập cá nhân khi được ban hành đã cho thấy: đảm bảo nguyên
tắc công bằng và về khả năng nộp thuế, được thể hiện: Người có thu nhập
cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng hoàn
cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn; thu nhập của mỗi cá nhân ở nhiều
nguồn khác nhau nhưng đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính


-

sách thuế; người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế.
Thuế xuất, nhập khẩu và thuế GTGT:
Chính sách thuế ở nước ta đã góp phần khuyến khích xuất khẩu: Hàng hóa
xuất khẩu không phải chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời được hoàn lại toàn


-

bộ số thuế giá trị gia tăng đã nộp ở đầu vào.
Thuế sử đụng dất nông nghiệp:
Nghị quyết số 15/2003/QH 11 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất
nông nghiệp từ năm 2003 đến 2010 là một chủ trương lớn được đa số các cử
tri tán thành, bởi vì mức sống của những người nông dân thấp hơn nhiều so
8


với mặt bằng chung của cả nước. Chủ trương này có thể hiểu là Nhà nước
đầu tư trực tiếp phần thuế cho hộ nông dân nhằm giúp họ có điều kiện mở
-


rộng sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, việc miễn giảm thuế này còn có ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần
đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống ở nông thôn, hạn

chế tốc độ phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
2.2.
Bất cập, hạn chế:
• Thuế GTGT:
Bên cạnh những mặt thuận lợi, Luật thuế GTGT còn bộc lộ một số hạn chế cần
được khắc phục, hoàn thiện.
-

Về diện hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT:
Luật thuế GTGT hiện hành quy định 28 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu
thuế GTGT. Quy định này là phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta
thời gian qua, tuy nhiên trong quá trình thực hiện và cùng với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, một số hàng hóa dịch vụ nếu tiếp tục áp
dụng không chịu thuế GTGT sẽ không còn phù hợp do không đảm bảo tính
liên hoàn trong việc khấu trừ thuế đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Do đó,
cần rà soát để chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn
của thuế GTGT và tạo thuận lợi hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên
cạnh đó cũng cần bổ sung cụ thể hóa các dịch vụ tài chính mới chưa được
quy định trong Luật ( các dịch vụ tài chính phát sinh) và các giao dịch
chuyển nhượng vốn để đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện và

-

phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về thuế suất thuế GTGT:

Năm 1997, khi ban hành Luật thuế GTGT, ngoài thuế suất 0% còn có 3 mức
thuế suất: 5%, 10% và 20%. Trong đó 5% là mức thuế suất ưu đãi, được áp
dụng đối với hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc
phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên trong quá trình thực
9


hiện, trước những khó khăn của nên kinh tế, diện áp dụng mức thuế suất 5%
cũng được mở rộng và chưa theo đúng nguyên tắc nêu trên. Từ đó dẫn đến
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một số hàng hóa, dịch vụ ở mức thuế suất
này không những không phải nộp thuế mà còn được hoàn thuế từ ngân sách
Nhà nước, do đó cần thiết rà soát lại diện áp dụng mức thuế suất 5% để phù
hợp với thực tiễn.
Mặt khác, tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất 5% và 10%
chưa rõ ràng: vừa theo tên hàng hóa, dịch vụ, vừa theo công dụng hàng hóa,
dịch vụ, vừa theo tính chất của hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến việc áp dụng mức

-

thuế suất không thống nhất, nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thuế xuất, nhập khẩu:
Cách thức áp mã số thuế tùy tiện, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp này mà
không cho doanh nghiệp khác,... không chỉ làm nhà nước thất thu lớn mà

-

còn làm méo mó môi trường kinh doanh.
Những chính sách hướng dẫn không rõ ràng, không nhất quán từ cấp bộ cho
tối cấp tổng cục xuống các cục, chi cục hải quan sẽ tạo ra những kẻ hở lớn


-

cho cán bộ, công chức ngành này nhũng nhiễu.
Việc áp dụng giá tối thiểu tuy dễ thực hiện, đảm bảo chống gian lận về giá,
nhưng lại không phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều trường hợp không
chính xác, mang tính áp đặt của Nhà nước nên có tình trạng lạm thu hoặc

-

thất thu.
Luật hiện hành chỉ quy định hình thức thu thuế theo tỷ lệ chứ chưa quy định
hình thức thu thuế theo mức thu tuyệt đối. Hình thức thu thuế theo tỷ lệ tuy
có ưu điểm dễ áp dụng, nhưng trong trường hợp đối tượng nộp thuế khai
thấp giá trị tính thuế, nhưng cơ quan hải quan không có đủ cơ sở để xác định


-

chính xác giá trị nhập khẩi mà người mua phải thanh toán cho người bán.
Thuế chuyển quyền sử dụng đất:
Thuế chuyển quyền sử dụng đất là 4% đối với đất ở, đất xây dựng công trình
và 2% đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản,
10


làm muối. Thuế chuyển quyền sử dụng đất hiện nay quy định là quá cao,
khiến người dân chấp nhận mua bán trao tay, không qua đăng ký, làm cho
-

Nhà nước thất thu thuế và không quản lý được việc sử dụng nhà đất.

Trong thực tế hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân
với nhau đa số là thông qua hợp đồng chuyển nhượng được các cơ quan có
thẩm quyền xác nhận, hình thức trao tiền qua tay mà không hề sử dụng đến
tờ hóa đơn, nên đã xảy ra trường hợp là giá đất chuyển nhượng thực tế ghi
trên hợp đồng chuyển nhượng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá đất mà

-

UBND quy định tại thời điểm trước bạ.
Từ thực tế này dẫn đến việc gia tăng và tồn tại chủ yếu hoạt động mua bán “
trao tay” hoặc lập hai hợp đồng mua bán, trong đó có một hợp đồng giả giảm
giá bán để trốn thuế. Còn đối với khu vực đất nông thôn lại diễn ra tình trạng

-

mua bán bằng giấy viết tay, không qua giao dịch để tránh nộp thuế
Chính sách ban hành hiện nay chưa nhất quán, cùng một thời điểm thu như
nhau, cùng một diện tích đất, vị trí đất cũng như nhau mà căn cứ để tính thu


-

khác nhau là không phù hợp với thực tế
Thuế sử dụng đất nông nghiệp:
Đối tượng được miễn thuế sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp là các
hộ nghèo (căn cứ quy định chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội); tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất nông nghiệp tại các xã đặc
biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt

-


khó khăn miền núi, vùng xa.
Thực tế cho thấy, lợi dụng quan điểm vì người nghèo này của Nhà nước mà
một số nơi đã trục lợi. Thực tế người dân nghèo không được miễn giảm gì
cả, mà số tiền thuế miễn giảm cũng không được đưa vào ngân sách mà lại
chảy vào túi một số kẻ có chức trách. Đây là một thực tế mà Đảng, Nhà nước
ta đang ra sức loại bỏ.



Thuế nhà, đất
Công thức tính thuế nhà, đất:
11


Thuế nhà, đất = Diện tích đất x Mức thuế sử dụng đất nông
nghiệp x Bội số thuế sử dụng đất nông nghiệp x Hệ số phân bổ theo
tầng
Thuế nhà đất vẫn được tính trên cơ sở là thuế đất nông nghiệp để nhân lên từ
1 đến 32 lần tùy theo vị trí là một điều bất hợp lý và thiếu thuyết phục. Điều
này đã dẫn đến việc có rất nhiều cá nhân và tổ chức ở các đô thị phản đối.
Họ cho rằng họ ở phố và không làm ruộng, vậy thì không có lý do gì để lấy
thuế đất nông nghiệp rồi nhân lên 32 lần để đánh thuế.
Khi thực hiện chuyển từ đánh thuế theo hiện vật sang đánh thuế theo thị

-

trường thì chúng ta lại không có cơ sở xác định giá tài sản.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối tượng không chịu thuế TTĐB quá rộng. Qua thực tế thi hành Luật Thuế


-

TTĐB đã phát sinh việc lợi dụng các qiu định này để trốn thuế.
Mức thuế suất TTĐB còn thấp, chưa đủ tác dụng điều tiết, hạn chế tiêu dùng
đối với hầu hết các mặt hàng, dịch vụ như: rượu bia ngoại, ô tô, mô tô phân
khối lớn, máy bay, du thuyền, kinh doanh vũ trường, casino,...

3.

-

Tình trạng vi phạm pháp luật thuế và giải pháp hoàn thiện.
Về thuế GTGT:
Về điều kiện được khấu trừ, hoàn thuế:
Luật thuế GTGT hiện hành quy định khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào là
hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ. Thực tiễn quản lý thuế thời gian qua
cho thấy quy định nêu trên chưa đầy đủ, chặt chẽ, dễ bị lợi dụng khấu trừ
khống hoặc hoàn thuế khống thông qua việc sử dụng hóa đơn ghi chép
không trung thực với thực tế giao dịch và các loại hóa đơn bất hợp pháp
khác để gian lận trong khấu trừ, làm giảm số thuế GTGT phải nộp hoặc tăng
số thuế GTGT được hoàn khống rút tiền ngân sách, gây bất bình đẳng về
nghĩa vụ thuế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Trong thời gian qua đã
xuất hiện một loại tội phạm kinh tế mới – tội phạm mua, bán, sử dụng hóa
12


đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước như một số
đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và quy định
về điều kiện được khấu trừ thuếm được hoàn thuế nêu trên để thành lập


-

doanh nghiệp nhằm mục đích mua bán hóa đơn kiếm lời bất chính.
Thực trạng vi phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam
Trung bình mỗi năm cơ quan thuế thanh tra, điều tra khoảng 20% doanh
nghiệp thì có tới 92% DN được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm về chính sách

-

pháp luật.
Trong 5 năm ( 2007 – 2013) đã xử lý hình sự 218 vụ; xử lý hành chính
10.155 vụ vi phạm trong lĩnh vực thuế, thu hồi nộp ngân sách nhà nước

-

782,6 tỷ đồng tiền trốn thuế, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Số liệu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cho thấy
tình trạng báo động: Năm 2013, Cơ quan công an phát hiện 7.432 doanh
nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh. Năm 2014 tiếp tục có đến 8.150 doanh nghiệp
bỏ địa chỉ kinh doanh. Trong 4 tháng năm 2015 có đến 1.591 doanh nghiệp
bỏ kinh doanh. Điển hình là vụ Nguyễn Trường cùng đồng bọn tổ chức trên
14 doanh nghiệp ma bán hóa đơn cho khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Khi bị cơ quan công an phát hiện, tất cả tài sản
thông qua ngân hàng để chúng rút tiền và để hợp pháp hóa các hồ sơ chứng
từ lên đến trên 5.000 tỷ đồng. Quá trình khám xét, còn thu được 1.500 các

-

loại quyển hóa đơn mà chưa sử dụng đến.

Nhiều đối tượng đã tìm cách vô hiệu hóa chính sách, giở các “chiêu trò” tinh
vi để thành lập doanh nghiệp, thực hiện hành vi mua bán hóa đơn VAT, rút
tiền ngân sách. Chúng đã “dựng” những trường hợp không có đủ tư cách lên
làm chủ doanh nghiệp, tạo ra những giám đốc… rơi chứng minh thư, giám
đốc “giấy”; hoặc những trường hợp cả nhà làm… giám đốc doanh nghiệp.
Và khi đã doanh nghiệp “ma” đã được cấp phép thì Nghị định số
51/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa
13


đơn quy định: “Doanh nghiệp được trao quyền tự chủ trong việc đặt in hóa
đơn, tự in hóa đơn; cho phép doanh nghiệp được tự in hóa đơn trực tiếp từ
phần mềm máy tính; bổ sung hình thức hóa đơn điện tử…” đã tạo điều kiện
-

cho các doanh nghiệp “ma” này lợi dụng, lộng hành.
Đáng báo động là nạn chuyển giá, báo lỗ giả nhằm trốn thuế Thuế TNDN,
Thuế TNCN của các doanh nghiệp FDI. Đến thời điểm tháng 06/2015, Hà
Nội có khoảng 11 vạn doanh nghiệp, trong đó là hàng ngàn doanh nghiệp
FDI và không ít trong số này chuyên lách luật, tìm kẽ hở để vô hiệu hóa các
chính sách. Bài học vừa qua về những sai phạm thuế tại Công ty TNHH
Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro Việt Nam) đã cho thấy ngân sách nhà



-

nước nhiều năm qua đã thất thu một khoản không nhỏ.
Giải pháp hoàn thiện
Qua những vấn đề nêu trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp hoàn thiện nhằm

cải thiện phần nào đó tình trạng này.
Trong việc quản lý doanh nghiệp có rất nhiều sơ hở, thiếu sót. Cơ chế ngày
càng thông thoáng, giao hết quyền cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có
quyền của doanh nghiệp theo luật định nên công tác kiểm soát gặp rất nhiều
khó khăn. Nên vấn đề đặt ra bây giờ là xây dựng hệ thống pháp luật có

-

những quy định cho hoạt động của doanh nghiệp trong tình hình này.
Để ngăn chặn, xử lý hiệu quả nạn chuyển giá, báo lỗ giả, nhất là trong các
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần nhanh chóng thành lập lực

-

lượng thanh tra thuế làm công tác chống chuyển giá trên các địa bàn.
Xây dựng cơ chế hậu kiểm để kịp thời phát hiện các doanh nghiệp không
triển khai dự án, không triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, không tồn
tại nơi đăng ký địa chỉ kinh doanh, thông báo kịp thời các trường hợp có dấu

-

hiệu nghi vấn cho các cơ quan liên quan để ngăn chặn.
Có biện pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng
nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
14


-


Đối với các doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích mua, bán hóa đơn thu
lợi bất chính đã bỏ trốn, cơ quan thuế phải chuyển hồ sơ cho cơ quan công

-

an đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu ngân sách, trong
đó chú trọng các ngành nghề, lĩnh vực: các doanh nghiệp có nhiều chi
nhánh, cửa hàng tại các địa phương, nhất là các ngành hàng ăn uống, dịch

-

vụ, vũ trường, karaoke, massage, cà phê cao cấp, quán bar, dịch vụ cầm đồ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện thanh toán các khoản tiền lớn,
nhất là các khoản thanh toán bất thường, thông báo cho ngân hàng nhà nước

-

và cơ quan chức năng để có biện pháp phối hợp xử lý.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn
nhất là hàng gian, hàng lậu, hàng quá hạn sử dụng không có chứng từ, hóa
đơn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, đồng thời phối hợp cùng cơ quan
thuế, cơ quan công an và các ngành chức năng xử lý triệt để các hành vi vi
phạm pháp luật.

KẾT LUẬN
Thuế có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Kinh tế ngày càng phát triển, nhiều chính sách thuế mới được ra đời khiến hệ
thống thuế trở nên đa dạng, linh hoạt. Tuy rằng còn nhiều bất cập trong việc hoàn
thiện các chính sách thuế cũ và áp dụng các chính sách thuế mới nhưng mong rằng

việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung luật thuế sẽ giúp cho hệ thống thuế ở nước ta
ngày một phát triển hơn.

15


Tài liệu tham khảo
-

Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Luật thuế xuất nhập khẩu số 45/2005/QH 11.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12.
Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12.
Thông tư số 42/2003/TT-BTC .
Thông tư 71/1002/TT-BTC.
Nghị quyết số 15/2003/QH 11.
Nghị định số 05/2009 NĐ-CP.
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.
Giáo trình Luật Thuế Việt Nam.
nguyentandung.org
luatduonggia.vn
luatvietphong.vn
dhluathn.com

16




×