Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nghiện game – vấn nạn trong xó hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.52 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHXH

Tiểu luận về phương pháp luận

Tên tiểu luận: Nghiện game – Vấn
nạn trong xã hội Việt Nam hiện nay
Họ và tên sinh viên thực hiện: Bùi Trung Đức

Lớp : DD16.01.

Mã SV : 11a05702

Giáo viên hướng dẫn : Trần Đình Bích

Hà Nội, tháng 11 năm 2011


Phần mở đầu
“Nghiện Game”: Căn bệnh mới của xã hội hiện đại
Đặt vấn đề và xác định chủ đề của tiểu luận :
"Nghiện Game" hiện được xem như một vấn nạn đang được cả thế
giới quan tâm. Nạn nhân của nó không chỉ giới hạn ở lứa tuổi học sinh,
sinh viên mà còn cả công nhân viên chức hay người lớn tuổi
Quên ăn, quên ngủ vì game
Internet ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc phát triển
thông tin liên lạc toàn cầu. Nó đã đem lại lợi ích to lớn trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, internet đã được coi như một phương tiện không thể
thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà nó
mang lại, thì có không ít vấn đề tiêu cực nảy sinh. Trong đó, vấn nạn


"nghiện game" đã trờ thành một vấn đề bức xúc trong xã hội

Tính triết học được phân tích trong tiểu luận :
-

Từ yếu tố phương thức sản xuất
Từ yếu tố hoàn cảnh địa lý
Từ yếu tố dân cư
Từ yếu tố thị trường
Từ ý thức xã hội
Từ chính sách quản lý văn hóa xã hội của Nhà nước

Hướng triển khai:
Giới thiệu khái quát , tóm tắt thực trạng nghiện game qua các lứa
tuổi giai đoạn hiện nay
- Nghiên cứu, phân tích tài liệu
- Đưa ra nguyên nhân
- Kết luận
-

1


Phần nội dung
I.

Thực trạng nghiện game qua các lứa tuổi giai đoạn hiện nay
Ngày nay, Internet được sử dụng như một công cụ đắc lực phục vụ cho
việc học hành, nghiên cứu và giải trí... Trong đó, Game Online là một trong
những hình thức giải trí được giới trẻ yêu thích. Bên cạnh những tác động

tích cực, tình trạng nghiện Game đang trở thành một vấn đề bức xúc của
gia đình, nhà trường và xã hội. Việc sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu
giải trí là một điều tất yếu . Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực nó còn
mang đển rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống cộng
đồng.
Được đánh giá là một loại hình giải trí hiện đại, hấp dẫn, nhất là đối với
lứa tuổi học sinh, sinh viên, nhưng ngoài tác dụng giải trí Game cũng đem
đến cho người chơi nhiều tác hại. Khi người chơi đã không chỉ đơn thuần
xem Game là phương tiện giải trí, họ đã thực sự cuốn hút vào Game đến
mức bỏ bê việc ăn uống, học hành, trở lên sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm thì có thể kết luận rằng họ đã "nghiện Game”.
Theo nghiên cứu của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội : “Ở Việt Nam,
cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì các hình thức giải trí như
như game online cũng đang xuất hiện có xu thế tăng mạnh mẽ và đi sâu
vào đời sống. Theo một vài nghiên cứu cho thấy trong vòng 4 năm (20062010) số lượng người chơi game ở Việt Nam tăng gấp 4 lần (từ 1 triệu lên
8 triệu) với rất nhiều thể loại game đa dạng và phong phú như nhập vai
kiếm hiệp, bắn súng…”
Trò chơi này đặc biệt nguy hiểm đối với những người thiếu bản lĩnh, nghị
lực kém , đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Do nhận thức chưa đầy đủ
vì thế rất dễ nghiện Game. Nhiều người coi Game là một sở thích, một thế
giới ảo, nơi để trút bỏ những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc,
giờ học vất vả . Ở thế giới ảo đó, họ cũng có thể cảm nhận đủ loại cảm
xúc, tình cảm. Hầu hết các game thủ khi tham gia vào các trò chơi nhập vai
đều tỏ ra quan tâm, chăm sóc cho nhân vật hơn chính bản thân mình.
Theo kết quả khảo sát trong đề tài nghiên cứu về tình trạng chơi Game
Online được thực hiện trên 6 tỉnh thành phố lớn ở Việt Nam: “Theo khảo
sát, nhóm 6 - 10 tuổi chiếm trên 42% tỷ lệ người chơi game, nhóm 10-15
tuổi chiếm trên 26%, 21 -25 tuổi chiếm 22%, 2 6-30 tuổi chiếm 9,5 %. Từ
kết quả này, nhóm nghiên cứu kết luận xu hướng chơi GO tập trung vào
2



nhóm trẻ tuổi nhưng phần lớn thuộc nhóm 16-20, đồng thời khẳng định đây
là "nhóm đã có khả năng nhận thức đầy đủ về các hành vi của mình".
Không thể phủ định Game là một loại hình giải trí hấp dẫn, thậm chí khi
chơi game người ta còn cảm nhận được cuộc sống nhiều niềm vui hơn
cuộc sống thực tại. Vì thế họ càng dành nhiều thời gian hơn cho việc chơi
gam. Và rồi họ trở thành “nghiện game" lúc nào mà không hay biết. Từ đó
ta có thể thấy ranh giới giữa việc chơi game và nghiện game hết sức mong
manh. Lắm bắt được cơ hội đó, các nhà sản xuất game không ngừng nâng
cấp, sửa đổi tính năng trong game để thu hút người chơi từ đó đem lại
nguồn lợi vô cùng lớn.
“Nghiện Game” sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, biểu hiện là sa
sút trong học hành, sức khỏe ... và không ít trường hợp trộm cắp, cướp
giật, thậm chí giết người để có tiền chơi Game cũng đã xảy ra. Không chỉ
dừng lại ở đó, có những nhóm thanh thiếu niên vì mâu thuẫn trong khi chơi
game đã tìm đến nhau thanh toán theo kiểu xã hội đen. Từ đó có thể thấy
rằng “nghiện Game” đang trở thành vấn nạn vô cùng bức xúc trên toàn thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc chơi game không xấu, nhưng
hậu quả của việc chơi game quá nhiều đã gây ra nhiều hậu quả xấu.
Game có thể giúp con người ta thỏa mãn những nhu cầu về gánh nặng
tâm lý. Đó là một trong những lý do khiến cho người chơi game không thể
dứt bỏ chúng một cách dễ dàng.
Từ những kết quả khảo sát tuy chỉ là thực nghiệm nhưng đã cho thấy
rằng nạn “nghiện Game” ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề đáng báo
động. Tuy nó chưa đến mức quá huy hiểm nhưng trong tương lai gần nếu
chúng ta không có những biện pháp phòng chống hiệu quả thì vấn nạn
“nghiện Game” sẽ trở thành mối lo ngại hàng đầu của xã hội.
Sau đây là một biểu hiện của người mắc chứng nghiện Game
- Quên đi thực tại, đắm mình vào game.


- Chăm lo cho nhân vật hơn là quan tâm đến bản thân.
3
- Sa sút trong học tập và bỏ bê công việc.


- Ngồi chơi game trong một thời gian dài mà không có cảm giác về
thời gian, không gian.
- Khi tách khỏi game, phản ứng của họ trở nên chậm chạp, kém
linh hoạt...
- Tiếp tục chơi game online bất chấp những khó khăn trong công
việc, học tập hoặc các mối quan hệ gia đình, bạn bè.
- Những người nghiện game thường đứng trước nguy cơ làm tổn
hại đến các mối quan hệ và nghề nghiệp của chính bản thân họ.
- Thường xuyên bỏ ăn, bỏ ngủ.
Sau đây là một vài dẫn chứng cụ thể về tình trạng nghiện Game ở Việt
Nam được báo trí đăng tải :
- Mới đây, trong bài viết Kẻ thủ ác Lê Văn Luyện thú nhận cướp để trả
nợ và chơi “Kiếm thế” được đăng tải trên báo vietgiaitri có đoạn viết : “
Luyện sa vào các trò game online bạo lực trên mạng internet và một trong
những “món ăn” Luyện ưa thích nhất trên mạng là trò chơi “Kiếm thế”.Món
nợ Luyện đau đáu phải trả bằng được, đó là trước hôm gây án, hắn mượn
xe máy của một người họ hàng, rồi đem đến hiệu cầm đồ phố huyện đặt
lấy tiền ăn chơi.” (1)
- “Tại cơ quan công an, Huy khai nghiện chơi game từ lớp 5. Huy đã
nhiều lần lấy cắp tiền cha mẹ, ông bà và vay tiền của nhiều người để chơi
game. Để có tiền trả nợ, Huy không ngần ngại ra tay giết người cướp tài
sản.” ( Trong bài viết Nghiện game, teen giết người cướp của đăng
trên báo người lao động ). (2)
- Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên vụ án “Xác chết không đầu ở khu

chung cư G4” do Nguyễn Đức Nghĩa là hung thủ, một sát nhân máu lạnh
và cũng là một người nghiện game. (3)
Chú thích: (1) đăng trên báo Vietgiaitri.com ngày 5/9/2011
(2) đăng trên báo ngườilaodong ngày 5/4/2011
(3) đăng trên báo CAND Online ngày 20/5/2010

4


Từ thực tế ta có thể thấy, chứng "nghiện Game” thường để lại những di
chứng về thể xác. Ngồi trước máy tính quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh
về cột sống, tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như mỏi mệt, căng
thẳng, kém tập trung, làm ảnh hưởng rất lớn đến thị giác thậm chí có
những triệu chứng của rối loạn tinh thần, các bệnh về thần kinh.Nhiều
trường hợp nặng còn có thể gây ra sự rối loạn tâm lý và tình trạng trầm
cảm. Đã có những người có hành vi tự hủy hoại bản thân như tự tử chỉ vì
“nghiện Game”.
II.

.Nguyên nhân từ tồn tại xã hội
-

III.
-

1. Từ yếu tố phương thức sản xuất
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật dẫn tới nhu cầu giải trí của
con người tăng lên nhằm giải quyết gành nặng tinh thần.
2. Từ yếu tố hoàn cảnh địa lý
Thiếu sân chơi giải trí lành mạnh

Thiếu những hoạt động sinh hoạt mang tính thử thách, sáng tạo,
hấp dẫn.
Sự thừa thãi về các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Từ yếu tố dân cư
Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
Sống trong môi trường có nhiều người nghiện game xung quanh.
4. Từ yếu tố thị trường
Sự tràn ngập của game trong thế giới giải trí.
Trong Game có sự cuốn hút, có thử thách, tạo cảm giác ảo.
Người chơi được thể hiện mình trong thế giới ảo.
Sự cạnh tranh của các nhà phát hành game.
Nguyên nhân từ kiến trúc thượng tầng
1. Từ ý thức xã hội
Thiếu hiểu biết, không có bản lĩnh, không tự làm chủ được bản
thân.
Sau khi đạt được thành tích trong game, não bộ tiết ra một chất
khiến người chơi thỏa mãn.
Cha mẹ quá tin tưởng con.
Giáo dục gia đình bị xem nhẹ. Cha mẹ quá chú tâm vào việc kiếm
tiền mà xem nhẹ việc giáo dục con cái.

5


IV.

2. Từ chính sách quản lý văn hóa xã hội của nhà nước
Pháp luật chưa có những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng
Internet sao cho đúng mục đích.
Việc quản lí chơi thời gian chơi game chưa được tốt.

Chưa có biện pháp cụ thể để ngăn chặn các nhà phát hành game
đưa ra quá nhiều sản phẩm trên thị trường.
Chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc giải trí ở lứa tuổi
thanh thiếu niên.
Chưa có sự quản lí chặt chẽ trong học tập và làm việc dẫn đến
nạn nghiện game công sở.
Phương pháp giải quyết
1. Với bản thân mỗi người

- Cần phải cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc với máy tính,
internet.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động thiết thực trong xã hội.
- Tích cực học tập, rèn luyên thân thể để nâng cao bản lĩnh và khả
năng chống lại các tệ nạn xã hội.
2. Với gia đình, nhà trường và xã hội
- Mở rộng việc giáo dục, nâng cao hiểu biết của người dân đặc biệt
là lứa tuổi thanh thiếu niên về hậu quả của nạn “nghiện Game”.
- Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm tới con cái, quy định
giờ học, giờ chơi, kiểm soát các trò chơi của con liên quan đến
máy tính, hướng con đến các hoạt động vui chơi lành mạnh, tâm
sự với con cái để kịp thời động viên khuyến khích trong rèn luyện,
an ủi, chia sẻ khi trẻ gặp khó khăn, không nên đánh đập trách
mắng trẻ, khi trẻ không hoàn thành công việc, cha mẹ phải làm
gương cho con cái noi theo.
- Đầu tư, nâng cấp nhiều sân chơi lành mạnh để giới trẻ có thể
tham gia vui chơi và phát triển toàn diện, tránh được tác động xấu
từ Game.
- Nên coi vấn nạn nghiện Game là vấn đề lớn nếu không giải quyết
ngay sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
- Quản lí chặt chẽ các nhà phát hành Game và thời gian mở cửa

của các cừa hàng internet.
6


Phần kết luận
Hiện tượng “nghiện game” ngày nay diễn ra hết sức phổ biến,
đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên do được tiếp xúc với công
nghệ thông tin từ rất sớm. "Nghiện" bất cứ thứ gì cũng đều là
không tốt . “Nghiện Game” gây cho nhiều người khái niệm "sống
ảo" ,sống trong thế giới trò chơi của riêng mình ,họ tiêu tốn nhiều
thời gian vào Game thay cho việc đọc sách báo ,giải trí và tham
gia những hoạt động lành mạnh khác.
Như vậy, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe ,thể chất ,"Nghiện
Game " dẫn đến độ sa sút việc học hành ,hạn chế sự giao tiếp
giữa người với người ... Vô hình dung,nó đã làm thay đổi ,làm
chúng ta nghĩ đến mặt tiêu cực của việc chơi GAME nhiều hơn là
tích cực. Chơi game nhiều trên máy tính ko chỉ làm hại đôi mắt
của bản thân,mà còn làm giảm sút trí lực của những con nghiện .
Chúng ta cần đẩy mạnh việc hạn chế những trò chơi bạo lực trên
Game thay vào đó là những Game mang tính trí tuệ nhiều hơn,
đồng thời phải giữ điều độ "chơi Game " tránh ảnh hưởng không
tốt đến sự phát triển của thể chất...

Phần liệt kê các tài liệu tham khảo
Mục Lục
Mục
1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung
Thực trạng nghiện game qua
các lứa tuổi hiện nay

Nguyên nhân từ tồn tại xã hội
Nguyên nhân từ kiến trúc
thượng tầng
Phương pháp giải quyết
3. Phần Kết Luận

7

Trang
1
2
2
5
5
6
7


Phần cam đoan của Sinh Viên
- Em xin khẳng đinh rằng tiểu luận này là do chính bản thân tìm
kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra
- Không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận của
bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ
- Chính kiến riêng tâm đắc nhất: “Từ thực tế ta có thể thấy, chứng
"nghiện Game” thường để lại những di chứng về thể xác. Ngồi
trước máy tính quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh về cột sống,
tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như mỏi mệt, căng
thẳng, kém tập trung, làm ảnh hưởng rất lớn đến thị giác thậm chí
có những triệu chứng của rối loạn tinh thần, các bệnh về thần
kinh.Nhiều trường hợp nặng còn có thể gây ra sự rối loạn tâm lý

và tình trạng trầm cảm. Đã có những người có hành vi tự hủy
hoại bản thân như tự tử chỉ vì “nghiện Game”.”



×