Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Chủ đề Sinh học 6 năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.54 KB, 29 trang )

Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

CHỦ ĐỀ : RỄ- CÁC LOẠI RỄ
(SINH HỌC 6)
*. BƯỚC 1 : XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ
Lựa chọn chủ đề: RỄ- CÁC LOẠI RỄ: Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng thực thụ như
bám cây vào đất và bản thể, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh
dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật. Vì vậy khi thực hiện chủ đề này sẽ giúp học sinh nắm vững gốc rễ của
thực vật và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Các bài học có nội dung liên quan đến chủ đề
Tiết 9: Các loại rễ, các miền của rễ.
Tiết 10: Cấu tạo miền hút của rễ.
Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
Tiết 12: Biến dạng của rễ.
Tiết 13: Thực hành: Quan sát biến dạng của rễ....
*. BƯỚC 2 : XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Nêu được vị trí, hình dạng, phân biệt các miền. Phân biệt các loại rễ: rễ củ, móc, thở, giác mút
- Trình bày được rễ mọc dài ra do có sự phân chia của miền sinh trưởng
- Trình bày được cấu tạo rễ
- Nêu được chức năng của lông hút
2. Kĩ năng
- Thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của rễ
- Thí nghiệm chứng minh về sự dài ra của rễ
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức về chủ đề rễ vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh
c. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
* Các năng lực chung:
1- NL tự học (Là NL quan trọng nhất)


- Giải thích và áp dụng được một số biện pháp nâng cao năng suất cây trồng.
1


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

- Lên kế hoạch thời gian tìm hiểu nội dung bài học.
2- NL giải quyết vấn đề
- Giải thích được mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng của rễ.
- Giải thích được hiện tượng rễ dài ra và lớn lên.
- Biết vận dụng vào thực tiễn để nâng cao năng suất cây trồng.
3- NL tư duy sáng tạo
- Đề xuất được biện pháp làm tăng năng suất cây trồng như: Cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng
- Đặt được các câu hỏi
4- NL tự quản lý
- Quản lí bản rễ: Nhận thức được các nhiệm vụ phải làm …
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm:
+ Biết tổ chức, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
+ Lắng nghe và phản hồi tích cực ý kiến của các thành viên trong nhóm.
+ Tạo hứng khởi học tập của các thành viên trong nhóm.
5- NL giao tiếp
1. Xác định đúng các hình thức giao tiếp:
+ Trình bày quan điểm của mình về đặc điểm cấu tạo, chức năng của rễ.
+ Trình bày quan điểm của mình qua nhiều dạng ngôn ngữ: lời nói, hình ảnh…
6- NL hợp tác
2. Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm: Các cá nhân cùng thảo luận đưa ra ý kiến cá nhân của mình về bảo vệ cây
xanh.

7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
3. Sử dụng máy tính và mạng internet để khai thác thông tin, hình ảnh trên về đặc điểm cấu tạo trong của rễ và các loại
rễ biến dạng.
8. NL sử dụng ngôn ngữ
4. NL sử dụng Tiếng Việt: Dùng các thuật ngữ khoa học, các từ đắt có sức thuyết phục cao
* Các năng lực chuyên biệt:
5. Các kĩ năng khoa học
2


Giáo án môn Sinh học 6

1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.

8.

Năm học 2015- 2016

+ Quan sát: Cấu tạo ngoài của rễ, các loại rễ biến dạng.
+ Đo lường: Xác định được lượng nước của cây qua các ngày.
+ Sưu tầm, phân loại:
Các dạng rễ biến dạng dựa vào hình dạng ngoài.
Các loại rễ dựa vào vị trí của rễ trên mặt đất.

+ Tìm kiếm mối quan hệ: giữa cấu tạo với chức năng.
+ Tính toán: Xác định được lượng nước của cây
+ Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: vẽ đồ thị, lập bảng, trình bày biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp…):
Vẽ biểu đồ, đồ thị về sự thay đổi lượng nước của cây theo các ngày.
+ Đưa ra các tiên đoán, nhận định:
Quá trình phát triển của rễ.
+ Hình thành giả thuyết khoa học:
Đưa ra các định nghĩa thao tác, nêu các điều kiện và giả thiết: sự cần thiết của nước và muối khoáng
+ Xác định được các biến và đối chứng:
Xác định được biến là sự biến đổi của cây qua các thí nghiệm
+ Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí
nghiệm và rút ra các kết luận:...
Thiết kế được thí nghiệm vận chuyển các chất trong rễ và sự dài ra của rễ.
- Các kĩ năng sinh học cơ bản
+ Quan sát sự vân chuyển nước trong rễ và cấu tạo trong của rễ.
+ Biết quan sát và vẽ lại cấu tạo trong của rễ.
- Các phương pháp sinh học
+ Phương pháp nghiên cứu sinh lý thực vật: Vận chuyển nước trong rễ, biến dạng của rễ.
+ Các phương pháp phân loại
Nhận biết được các loại rễ và sự biến dạng của rễ.

*. BƯỚC 3. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI /BÀI TẬP
Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề
3


Giáo án môn Sinh học 6

Nội dung
Chuẩn kiến thức kĩ năng,

thái độ
1. Kiến thức
- Nêu được vị trí, hình
dạng, phân biệt các miền.
Phân biệt các loại rễ: rễ củ,
móc, thở, giác mút
- Trình bày được rễ mọc
dài ra do có sự phân chia
của miền sinh trưởng
- Trình bày được cấu tạo rễ
-Nêu được chức năng của
lông hút
2. Kĩ năng
- Thí nghiệm về sự dẫn
nước và chất khoáng của rễ
- Thí nghiệm chứng minh
về sự dài ra của rễ
3. Thái độ
- vận dụng kiến thức về chủ
đề rễ vào thực tiễn trồng và
chăm sóc cây, có ý thức bảo
vệ và trồng cây xanh

Năm học 2015- 2016

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
(sử dụng các động từ trong bảng phần phụ lục)
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU
THẤP
CAO
Nhận biết được Phân biệt được các Giải thích được vì Vận dụng kiến
các đặc điểm miền
sao rễ cây thường thức của rễ để
bên ngoài của Phân biệt các loại rễ ăn sâu, lan rộng, rễ giải thích hiện
rễ, các loại rễ, Phân biệt các bộ con nhiều?
tượng
thực
cấu tạo trong phận của rễ
Làm thế nào nhận tế(14,15,16)
của rễ ( 1,2,3,4) Ảnh hưởng của đất biết cây cần nước
đến sự hút nước và và muối khoáng
khoáng của rễ. Phân biệt
được
(5,6,7,8,9)
thân củ, rễ củ
Tìm sự khác nhau
giữa thân củ, rễ củ
(10, 11,12,13)

KN/NL

- Quan sát :
hình thái cấu
tạo của rễ, các
hình thức biến
dạng của rễ.
- Sưu tầm,

phân loại: các
dạng rễ, các
loại
rễ,các
dạng biến đổi
của rễ.
- Thiết kế thí
nghiệm:
chứng minh rễ
cần
nước,
muối khoáng,
vận
chuyển
các chất trong
rễ.
- Xử lí, trình
bày số liệu

* BƯỚC 4. BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
4


Giáo án môn Sinh học 6

STT

1

2


Năm học 2015- 2016

Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
NHẬN BIẾT
Lấy 10 loại rễ cây bất kỳ, quan sát và ghi lại thông tin về các loại rễ khác nhau rồi phân thành các nhóm rễ
cọc và chùm
STT
Tên cây
Rễ cọc
Rễ chùm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Tùy thuộc vào vật mẫu của hs để có đáp án
Quan sát hình vẽ sau :

5


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016


và xác định các bộ phận của miền hút?
- 1. Lông hút, 2. Biểu bì, 3. Thịt vỏ, 4. Mạch rây, 5. Mạch gỗ, 6. Ruột

3

4

Học sinh chuẩn bị các vật mẫu sau: Củ sắn, củ cà rốt, cây trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh, cây tầm gửi, dây tơ
hồng, ….cây bụt mọc, bần, mắm (Nếu có, không thì tìm hình ảnh về cây này)….
- Quan sát các mẫu vật
- Hoàn thành bảng sau:
Nhóm
A
B
C
D
Tên rễ
Đặc điểm
Tùy thuộc vào vật mẫu của hs để có đáp án
Rễ phân chia thành mấy loại?
- Rễ củ
- Rễ móc
- Rễ thở
- Giác mút
THÔNG HIỂU

5
6


Đặc điểm của từng loại rễ?
- Rễ cọc: có rễ cái to, khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên.
- Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân, kích thước gần bằng nhau.
Vẽ và chú thích các miền của rễ? Nêu chức năng của các miền của rễ?
Rễ gồm 4 miền:

6


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

- Miền trưởng thành: chức năng dẫn truyền.
- Miền hút: gồm các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
7
8
9

Chức năng từng phần của miền hút?
(Bảng/32 SGK)
Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng?
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút
- Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua thịt vỏ tới mạch gỗ của rễ đi lên các bộ
phận của cây
Dựa vào đâu để phân loại các loại rễ biến dạng? Nêu chức năng của các loại rễ biến dạng?
- Dựa vào đặc điểm, đặt tên cụ thể các nhóm rễ.
Một số loại rễ biến dạng làm các chức năng khác của cây như:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
7


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ
10
11
12

13

14

15
16

VẬN DỤNG THẤP
Trong các miền của rễ, miền nào quan trọng nhất? Vì sao?
Trong các miền của rễ, miền hút là quan trọng nhất vì đảm nhận chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao?
- Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút vì có những cây sống chìm trong nước, nước và muối khoáng tự
thấm qua biểu bì vào cây -> không cần miền hút.
Trên thực tế, rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, giải thích?
- Giải thích: đảm bảo hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây, giúp cây bám chặt vào đất.

Tiến hành các thí nghiệm như SGK: Cho biết
+ Điều kiện thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm
- Trả lời các câu hỏi mục :
+ Mục đích của thí nghiệm?
+ Dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích?
Hs tiến hành theo hướng dẫn SGK
VẬN DỤNG CAO
Trong dịp tết Linh trồng rất nhiều hoa vạn thọ. Khi cây ra bắt đầu ra búp thì chị của Linh đã tưới nhiều nước để cúc
ra hoa nhanh hơn nhưng Linh không cho vì sợ hoa cúc sẽ chậm ra hoa. Vậy dựa vào sự hiểu biết của em hãy giải
thích cho Linh và chị Linh?
Khi muốn cây ra hoa nhanh thì cần hạn chế tưới nước. Do nhiệt độ, nước ảnh hưởng đến sự ra hoa
Người ta thường thu hoạch các cây có rễ củ như sắn, khoai lang vào thời điểm nào? Vì sao?
Trước khi cây ra hoa. Để lâu củ mất chất dinh dưỡng
Vì sao củ khoai lang là rễ, củ khoai tây là thân?
Củ khoai lang do rễ biến dạng, còn của khoai tây là do thân biến dạng

Các bài tập cho hoạt động nhóm ở các nội dung tìm hiểu
+ Tìm hiểu các loại rễ, các miền của rễ
8


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

1. Lấy 10 loại rễ cây bất kỳ, quan sát và ghi lại thông tin về các loại rễ khác nhau rồi phân thành các nhóm rễ cọc và
chùm
STT
Tên cây

Rễ cọc
Rễ chùm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2. Đặc điểm của từng loại rễ.
3. Vẽ và chú thích các miền của rễ? Nêu chức năng của các miền của rễ
4. Trong các miền của rễ, miền nào quan trọng nhất? Vì sao?
+ Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ
1. Quan sát hình vẽ sau:

9


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

Xác định các bộ phận của miền hút?
2. Chức năng từng phần của miền hút?
3. Trên thực tế, rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, giải thích?
4. Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao?
+ Tìm hiểu sự hút nước và muối khoáng của rễ

1. Tiến hành các thí nghiệm như SGK: Cho biết
+ Điều kiện thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm
- Trả lời các câu hỏi mục :
+ Mục đích của thí nghiệm?
+ Dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích?
2. Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng?
3. Trong dịp tết Linh trồng rất nhiều hoa vạn thọ. Khi cây ra bắt đầu ra búp thì chị của Linh đã tưới nhiều nước để cúc ra
hoa nhanh hơn nhưng Linh không cho vì sợ hoa cúc sẽ chậm ra hoa. Vậy dựa vào sự hiểu biết của em hãy giải thích cho
Linh và chị Linh?
+ Tìm hiểu biến dạng của rễ
10


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

1. Học sinh chuẩn bị các vật mẫu sau: Củ sắn, củ cà rốt, cây trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh, cây tầm gửi, dây tơ hồng,…
cây bụt mọc, bần, mắm (Nếu có, không thì tìm hình ảnh về cây này)….
- Quan sát các mẫu vật
- Hoàn thành bảng sau:
Nhóm
A
B
C
D
Tên rễ
Đặc điểm
2. Rễ phân chia thành mấy loại?

3. Dựa vào đâu để phân loại các loại rễ biến dạng? Nêu chức năng của các loại rễ biến dạng?
4. Người ta thường thu hoạch các cây có rễ củ như sắn, khoai lang vào thời điểm nào? Vì sao?
5. Vì sao củ khoai lang là rễ, củ khoai tây là thân?
* BƯỚC 5. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
Thời gian dự kiến: 5 tiết, mỗi tiết 45 phút, hoàn thành trong 2,5 tuần
Thời
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Gian
Bước 1: Lập kế hoạch (thực hiện trong 1 tiết chính khóa).
15 phút
Lựa chọn chủ
- Giới thiệu các cơ sở về kiến thức - Tự nghiên cứu về các kiến
đề:
của chủ đề: Kiến thức sách giáo,
thức liên quan.
Rễ, các loại rễ đọc tài liệu mạng, mẫu vật cụ thể

11


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

10 phút

Phân nhóm
công việc, hình

thành các mục
tiêu nhóm công
việc.

- Phân nhóm công việc:
+ Tìm hiểu các loại rễ, các miền
của rễ
+ Tìm hiểu cấu tạo miền hút của
rễ
+ Tìm hiểu sự hút nước và muối
khoáng của rễ
+ Tìm hiểu biến dạng của rễ
- Tổ chức cho học sinh phát triển
ý tưởng, hình thành các mục tiêu
nhóm công việc.

- Nghiên cứu thông tin sách
giáo khoa, hoạt động nhóm
chia sẻ các ý tưởng, xác
định mục tiêu nhóm công
việc.

20 phút

Lập kế hoạch
thực hiện chủ
đề.

Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện
đề hoàn thành nhóm công việc:

+ Tìm hiểu các loại rễ, các miền
của rễ
- Hoạt động trên phiếu học tập
(Bài tập 1).
- Hoàn thành sản phẩm của nhóm
(Bài tập 2,3,4).
+ Tìm hiểu cấu tạo miền hút của
rễ
- Hoạt động trên hình vẽ (Bài tập
1)
- Hoàn thành sản phẩm của nhóm
(Bài tập 2,3,4).
+ Tìm hiểu sự hút nước và muối
khoáng của rễ
- Hoạt động làm các thí nghiệm

- Lên kế hoạch của nhóm.
- Phân công người báo cáo.

12


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

(Bài tập 1)
- Hoàn thành sản phẩm của nhóm
(Bài tập 2,3).
+ Tìm hiểu biến dạng của rễ

- Hoạt động trên phiếu học tập
(Bài tập 1).
- Hoàn thành sản phẩm của nhóm
(Bài tập 2,3,4,5).

13


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

Bước 2: Thực hiện kế hoạch và xây dựng sản phẩm:
2.1. Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm hoàn thành sản phẩm học tập.
2.2. Hoạt động của học sinh:
Thời
gian

Nhóm công việc và
tiến trình thực hiện

+ Tìm hiểu các loại
rễ, các miền của rễ:
- Nghiên cứu tài liệu,
1 ngày
sưu tập hình ảnh.
+ Thống nhất nội
dung: Viết bài, ghép
1 ngày
hình ảnh.

+ Tìm hiểu cấu tạo
miền hút của rễ
+ Nghiên cứu tài liệu,
1 ngày sưu tập hình ảnh.
+ Thống nhất nội
1 ngày dung: Viết bài, ghép
hình ảnh.

2 ngày

+ Tìm hiểu sự hút
nước và muối khoáng
của rễ

Phương pháp
Đọc thông tin sách
giáo khoa, khai thác
thông tin mạng
Internet.

Người thực
hiện

Cả nhóm

Sản
phẩm
Vật mẫu,
Hình ảnh


Sử dụng sơ đồ tư duy,
chèn hình ảnh minh
họa.

Cả nhóm

Bài thuyết
trình

Đọc thông tin sách
giáo khoa, khai thác
thông tin mạng
Internet.

Cả nhóm

Hình ảnh;

Cả nhóm

Bài thuyết
trình

Sử dụng sơ đồ tư duy,
chèn hình ảnh minh
họa
Khảo sát; thực hành;
Phỏng đoán; Đọc tài

Cả nhóm


Bài thuyết

14


Giáo án môn Sinh học 6

Hoạt động

Năm học 2015- 2016

Nội dung

+ Tìm hiểu các - Phân biệt rễ cọc, rễ
loại rễ, các chùm
miền của rễ
- Các miền của rễ và
chức năng

+ Tìm hiểu cấu - Cấu tạo và chức
tạo miền hút năng của miền hút
của rễ
-

Hình thức
tổ chức

PP/KT
Tài liệu dạy học

Kế hoạch bài học 1

Dạy học
trên lớp

Dạy học
trên lớp

Kế hoạch bài học 2

Thời gian

Mục tiêu cần đạt

1 tiết ( 45
phút)

1. Kiến thức:
- Biết cơ quan rễ và vai tṛò của rễ
đối với cây.
- Phân biệt được rễ cọc và rễ
chùm.
- Trình bày được các miền của rễ
và chức năng từng miền.
2. Kỹ năng: - Rèn KN quan sát,
so sánh.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD lòng say mê môn
học.
-Tích hợp kỹ năng sống

4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ,
hợp tác nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề một
cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng
kiến thức sinh học vào cuộc sống

1 tiết ( 45
phút)

1. Kiến thức:
Trình bày được cấu tạo của rễ
(giới hạn ở miền hút)
Tŕnh bày vai tṛò của lông hút.
15


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát
tranh -> tìm kiến thức.
3. Thái độ: GD lòng say mê môn
học.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ,
hợp tác nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề một

cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng
kiến thức sinh học vào cuộc sống
+ Tìm hiểu sự
hút nước và
muối
khoáng
của rễ

- Thí nghiệm và nhu
cầu của cây cần nước
và muối khoáng.
- Cơ chế hút nước và
muối khoáng.
- Các điều kiện ảnh
hưởng đến sự hút
nước và muối khoáng

Dạy học
trên lớp

Kế hoạch bài học 3

1 tiết ( 45
phút)

1. Kiến thức:
- HS biết quan sát, nghiên cứu kết
quả thí nghiệm để tự xác định
được vai trò của nước và một số

loại muối khoáng chính đối với
cây.
- Hiểu được nhu cầu nước và
muối khoáng của cây phụ thuộc
vào những điều kiện nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn
giản nhằm chứng minh cho mục
đích nghiên cứu của SGK đề ra
- Trình bày được vai trò của lông
hút, cơ chế hút nước và chất
khoáng.
- Xác định các điều kiện bên
ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước
16


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

và muối khoáng của cây
2. Kỹ năng: - Kĩ năng tìm kiếm
và xử lí thông tin
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý
tưởng trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong
khi chia sẻ thông tin trình bày,
báo cáo.
3. Thái độ: - Ý thức bảo vệ đất,
bảo vệ cây xanh, chống ô nhiễm

môi trường.
- Biết chăm sóc cây theo thời tiết,
khí hậu
- Biết tầm quan trọng của việc
trồng cây ở ven biển và các đồi.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ,
hợp tác nhóm
- Năng lực làm thực hành thí
nghiệm, quan sát, phán đoán khoa
học
- Năng lực giải quyết vấn đề một
cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng
kiến thức sinh học vào cuộc sống
+ Tìm hiểu biến - Phân biệt các loại rễ
dạng của rễ
biến dạng.
- Chức năng của các

Dạy học
trên lớp

Kế hoạch bài học 4

1 tiết ( 45
phút)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Phân biệt được

các loại rễ biến dạng và chức
17


Giáo án môn Sinh học 6

loại rễ biến dạng

Năm học 2015- 2016

năng của chúng.
- HS giải thích được vì sao phải
thu hoạch các cây có rễ củ trước
khi cây ra hoa
2. Kỹ năng: - Kĩ năng hợp tác
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông
tin, so sánh, phân tích, đối chiếu.
- Kĩ năng tự tin và quản lí thời
gian.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết cách
bảo vệ rễ.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ,
hợp tác nhóm
- Năng lực quan sát, phán đoán
khoa học
- Năng lực giải quyết vấn đề một
cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng

kiến thức sinh học vào cuộc sống

18


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

* BƯỚC 6. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ: RỄ- CÁC LOẠI RỄ
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 1: Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cơ quan rễ và vai tṛò của rễ đối với cây.
- Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm.
- Trình bày được các miền của rễ và chức năng từng miền.
2. Kỹ năng: - Rèn KN quan sát, so sánh.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD lòng say mê môn học.
-Tích hợp kỹ năng sống
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
II. Thiết bị – Đồ dùng dạy học:
- Tranh H 9.1 -> 3. Các tấm bìa ghi tên các miền của rễ.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng / SGK tr.30. Vật mẫu một số loại rễ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Bài cũ:

- Tế bào ở những bộ phận nào có khả năng phân chia? (Chỉ tế bào ở mô phân sinh
mới có khả năng phân chia.)
- Quá trình phân chia tế bào diễn ra như thế nào? ( Đầu tiên hình thành 2 nhân ->
chất tế bào phân chia -> vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.)
- Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? (- Giúp cây sinh
trưởng và phát triển.)
2. Bài mới:
- Gọi 1 HS xác định bộ phận rễ cây. Rễ có vai tṛò gì đối với cây?
- Rễ giữ cho cây mọc trên đất; rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
- Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cây đều có cùng loại rễ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ
- Mục tiêu: HS phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS.
- Đặt mẫu vật cho GV kiểm tra.
- Yêu cầu HS đặt mẫu vật theo nhóm.
- Đặt mẫu vật theo nhóm.
- Đưa ra yêu cầu hoạt động cho các nhóm:
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu của
(Treo nội dung bài tập 1)
GV:
Lấy 10 loại rễ cây bất kỳ, quan sát và ghi
+ Phân loại rễ.
lại thông tin về các loại rễ khác nhau rồi
phân thành các nhóm rễ cọc và chùm
+ Tìm đặc điểm của từng loại rễ.
(PTNL hoạt động nhóm)
STT


Tên cây

Rễ cọc

Rễ
chùm
36


Giáo án môn Sinh học 6

1
2
3
….
10
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác
nhận xét.
- Tuyên dương những nhóm chuẩn bị tốt
vật mẫu, có đáp án chính xác.
- Yêu cầu HS làm nhanh BT điền chữ vào ô
trống / SGK tr.29.
-> Vậy, có mấy loại rễ chính?
(?) Nêu đặc điểm từng loại rễ? (PTNL giải
quyết, hoạt động nhóm)
- Quan sát H 9.2 và làm BT điền chữ vào ô
trống.
- Đưa một số mẫu vật đã chuẩn bị cho HS
quan sát và yêu cầu HS phân loại rễ.


Năm học 2015- 2016

- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác
nhận xét.

* Kết luận: có 2 loại rễ chính.
- Rễ cọc: có rễ cái to, khỏe, đâm sâu
xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. VD.
- Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc ra từ
gốc thân, kích thước gần bằng nhau. VD
- Cây có rễ chùm: tỏi tây, mạ.
Cây có rễ cọc: bưởi, cải, hồng xiêm.
- Quan sát mẫu vật và phân loại rễ.

- Rễ có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các miền của rễ
- Mục tiêu: Phân biệt cấu tạo, chức năng các miền của rễ.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Gv yêu cầu HS thực hiện bài tập 3
- HS thực hiện theo nhóm
Vẽ và chú thích các miền của rễ? - Đại diện các nhóm dán tranh chú thích các
Nêu chức năng của các miền của rễ
miền của rễ và trình bày chức năng của các
(PTNL thực hành, giải quyết vấn miền của rễ.
đề,hoạt động nhóm)
- Gv nhận xét, chốt đáp án
- HS chú ý, nhận xét nhóm khác
* Kết luận: Rễ gồm 4 miền:
- Miền trưởng thành: chức năng dẫn truyền.

- Miền hút: gồm các lông hút có chức năng
hút nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
(*)? Tế bào miền nào có khả năng - Tế bào miền sinh trưởng có khả năng phân
phân chia?
chia.
- Gv cho HS làm bài tập 4: Trong các - Trong các miền của rễ, miền hút là quan
miền của rễ, miền nào quan trọng trọng nhất vì đảm nhận chức năng huít nước và
nhất? Vì sao?
muối khoáng hòa tan.
3. Củng cố:
- Gọi HS đọc tóm tắt cuối bài.
37


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

- Treo bảng phụ BT1 -> Yêu cầu HS hoàn thành.
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài 10 “Cấu tạo miền hút của rễ”
+ Tiếp tục hoàn thành các bài tập ở tiết 1
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 2: Bài 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

-Trình bày được cấu tạo của rễ (giới hạn ở miền hút)
-Tŕnh bày vai tṛò của lông hút.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh -> tìm kiến thức.
3. Thái độ: GD lòng say mê môn học.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
II. Thiết bị – Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to H 9.3, H 1.01, H 10.2.
III. Tiến trình ln lớp:
1. Bài cũ:
- Có mấy loại rễ? Đặc điểm từng loại rễ?
- Có 2 loại rễ:
+ Rễ cọc: rễ cái + nhiều rễ con.
+ Rễ chùm: nhiều rễ con kích thước gần bằng nhau mọc ra từ gốc thân.
- Rễ gồm mấy miền? Chức năng của từng miền?
- Rễ gồm 4 miền: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
(Chức năng)
2. Bài mới:
- GV: Treo tranh H 9.3 -> Yêu cầu HS ghi chú các miền của rễ.
(?) Trong các miền của rễ miền nào là quan trọng nhất? Vì sao:
- HS: Miền hút quan trọng nhất vì có chức năng hút nước và muối khoáng.
-> Vậy, miền hút phải có cấu tạo như thế nào để làm được chức năng đó?
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút
- Mục tiêu: HS xác định được miền hút có cấu tạo gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- HS hoạt động nhóm và trả lời
Cho HS hoạt động nhóm và làm bài tập 1

- 1. Lông hút, 2. Biểu bì, 3. Thịt
- 1. Quan sát hình vẽ sau:
vỏ, 4. Mạch rây, 5. Mạch gỗ, 6.
Ruột
- Miền hút gồm 2 phần: vỏ và trụ
38


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

giữa.
- Xác định các phần của miền hút
trên tranh.
- Vỏ gồm:
+ Biểu bì.
+ Thịt vỏ.
- Trụ giữa gồm:
+ Các bó mạch (mạch rây,
mạch gỗ)
+ Ruột.
Xác định các bộ phận của miền hút?
(PTNL quan sát, giải quyết vấn đề, hoạt động
nhóm)
-GV nhận xét chốt đáp án
- Treo tranh H 10.2 -> Yêu cầu HS quan sát
và trả lời câu hỏi:
- Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào?


- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Vì lông hút có cấu tạo của một tế
bào gồm: vách tế bào, màng sinh
chất, chất tế bào, nhân, không bào.

- Tế bào lông hút không có lục lạp
vì không có chức năng Quang hợp.
Nhân nằm ở gần đầu lông hút
- Giữa cấu tạo tế bào lông hút và sơ đồ cấu
tạo tế bào thực vật nói chung có những điểm (do lông hút kéo dài).
Không bào lớn.
nào khác? Vì sao?
- Miền hút có chức năng gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Hô hấp của cây
- Mục tiêu: HS hiểu được cấu tạo của miền hút phù hợp với chức năng.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- Yêu cầu HS đọc bảng “Cấu tạo và - Tự đọc bài.
chức năng cuả miền hút”.
- Yêu cầu hS hoạt động nhóm trả lời - Hoạt động nhóm.
các câu hỏi thảo luận.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận
- Chức năng từng phần của miền hút? xét.
(PTNL giải quyết vấn đề, sử dụng * Kết luận (Bảng/32 SGK)
ngôn ngữ, hoạt động nhóm)
- Lông hút có tồn tại mãi không?
- Lông hút không tồn tại mãi vì nó sẽ già và
rụng đi.
- Trên thực tế, rễ cây thường ăn sâu,

lan rộng, nhiều rễ con, giải thích? - Giải thích: đảm bảo hút được nhiều nước
(PTNL giải quyết vấn đề, sử dụng và muối khoáng cho cây, giúp cây bám chặt
ngôn ngữ, hoạt động nhóm)
vào đất.
- Có phải tất cả các rễ cây đều có
miền hút không? Vì sao? (PTNL giải
39


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hoạt - Không phải tất cả các rễ cây đều có miền
động nhóm)
hút vì có những cây sống chìm trong nước,
- Gọi HS đọc mục “Em có biết”
nước và muối khoáng tự thấm qua biểu bì
vào cây -> không cần miền hút.
- Đọc bài.
3. Củng cố:
- Yêu cầu HS làm BT2 / tr.33.
* Đáp án: Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì có nhiều lông hút giữ chức
năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bi.
- Vẽ H 10.1 – A và 10.2 vào vở BH.
- Làm BT: sử dụng các loại: quả dưa leo, hạt bắp, củ sắn -> dễ làm, kết quả rõ.
- Chuẩn bị bi 11: “Sự hút nước và muối khoáng của rễ”
+ Đọc trước phần I. Trả lời các câu hỏi.

+ Xem kĩ thí nghiệm 1 và 2.
+ Thí nghiệm 3: quan sát H 11.1.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 3: Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ

I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước
và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của
SGK đề ra
- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng.
- Xác định các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
2. Kỹ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong khi chia sẻ thông tin trình bày, báo cáo.
3. Thái độ: - Ý thức bảo vệ đất, bảo vệ cây xanh, chống ô nhiễm môi trường.
- Biết chăm sóc cây theo thời tiết, khí hậu
- Biết tầm quan trọng của việc trồng cây ở ven biển và các đồi.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác nhóm
- Năng lực làm thực hành thí nghiệm, quan sát, phán đoán khoa học
- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
II. Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh vẽ hình 11.1, 11.2 SGK
- HS: Kết quả của các mẫu thí nghiệm ở nhà
III. Tiến trình dạy học:
40



Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo miền hút của rễ? Chức năng từng phần?
2. Bài mới: (Giới thiệu như SGK). Hôm nay chúng ta tìm hiểu mục I.
Hoạt động 1: Nhu cầu nước của cây:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Thí nghiệm 1:
- GV cho HS nghiên cứu SGK, chú ý:
- HS đọc thí nghiệm trong SGK thảo
+ Điều kiện thí nghiệm
luận (2 em) trả lời câu hỏi mục , ghi
+ Tiến hành thí nghiệm
lại nội dung cần đạt được: Đó là cây
- Yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi mục :
cần nước như thế nào và dự đoán cây
+ Mục đích của thí nghiệm?
chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước
+ Dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
thích?
bổ sung
- GV nhận xét.
* Thí nghiệm 2:
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí
nghiệm đã làm trước ở nhà về lượng nước
chứa trong các loại cây, quả, hạt, củ. (PTNL - HS các nhóm báo cáo kết quả thí
giải quyết vấn đề, thực hành thí nghiệm, nghiệm

phán đoán khoa học, hoạt động nhóm)
- Cho HS nghiên cứu SGK
- GV tổ chức thảo luận cả lớp 2 câu hỏi SGK - HS đọc mục  SGK.
Lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít - Thảo luận 2 câu hỏi ở mục :
nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, + Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2,
cây ở cạn cần ít nước
em có nhận xét gì về nhu cầu nước của
cây?
+ Kể tên những cây cần nhiều nước,
những cây cần ít nước?
Tiểu kết: - Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.
- Cây cần nước nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại cây, các giai đoạn sống,
các bộ phận khác nhau của cây.
Hoạt động 2: Nhu cầu muối khoáng của cây:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- GV treo tranh hình 11.1, cho HS - HS quan sát tranh,đọc thí nghiệm ở SGK làm
đọc thí nghiệm 3 SGK/35
việc độc lập trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3
- GV hướng dẫn HS thiết kế thí - HS trình bày cách thiết kế thí nghiệm của mình
nghiệm theo nhóm
+ Mục đích thí nghiệm
+ Đối tượng thí nghiệm
+ Tiến hành: Điều kiện và kết
quả
(PTNL giải quyết vấn đề, thực hành
thí nghiệm, phán đoán khoa học, - HS đọc mục  SGK trả lời câu hỏi, ghi vào vở
hoạt động nhóm)
bài tập.
- Gọi 1 - 2 nhóm trình bày thí - Vài HS đọc câu trả lời, nhận xét và rút ra kết

41


Giáo án môn Sinh học 6

Năm học 2015- 2016

nghiệm.
luận.
- GVnhận xét, góp ý từng HS.
- GV cho HS đọc SGK, trả lời câu
hỏi mục 
- GV: Nước, muối khoáng, các vi
sinh vật có vai trò quan trọng đối với
thực vật nói riêng và tự nhiên nói
chung. Vì vậy cần bảo vệ một số
động vật trong đất  Bảo vệ đất,
chống ô nhiễm môi trường, thoái hóa
đất, chống rửa trôi.
Tiểu kết: - Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong nước.
- Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó có 3 loại muối khoáng cây cần
nhiều là: Đạm, Lân, Kali
- Các loại cây và các giai đoạn sống của cây nhu cầu muối khoáng cũng khác
nhau
Hoạt động 3: Rễ cây hút nước và muối khoáng
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- GV vẽ thêm các dấu mũi tên vào tranh kiểm - HS quan sát kĩ tranh, chú ý đường đi
tra bài cũ. Treo bảng phụ bài tập SGK
của mũi tên và làm bài tập điền từ.

- GV: Sau khi HS đã điền GV nhận xét
- HS chọn từ điền vào chỗ trống sau đó
(Thứ tự các từ cần điền là: lông hút, vỏ, mạch đọc lại cả câu xem phù hợp chưa. Một
gỗ, lông hút)
HS lên làm ở bảng phụ, các HS còn lại
- GV chỉ cụ thể con đường hút nước và muối làm vào vở bài tập.
khoáng hòa tan trên tranh.
- 1 HS lên chỉ trên tranh vẽ con đường
hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất
vào cây
- Cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm (từ lông hút qua vỏ tới mạch gỗ của rễ
(2 em) , trả lời câu hỏi:
Thân
Lá )
+ Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ - HS đọc mục  SGK, thảo luận nhóm
hút nước và muối khoáng hoà tan? (PTNL nêu được 2 ý:
giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm)
+ Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ
+ Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ hút nước và muối khoáng hoà tan
không thể tách rời nhau?
+ Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng
- GV hoàn chỉnh, kết luận.
hoà tan trong nước.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
Tiểu kết:

- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút
- Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển
qua thịt vỏ tới mạch gỗ của rễ đi lên các bộ phận của cây
Hoạt động 4:

Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
Hoạt động GV
Hoạt động HS
42


×