Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những kiểu tăng cân cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.93 KB, 5 trang )

Những kiểu tăng cân cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn
Có bao giờ bạn băn khoăn tại sao mình lại thường bị tăng cân ở bụng, mông,
đùi,... hay không? Thực tế cho thấy đây cũng chính là những bộ phận trên cơ
thể dễ dàng bị tích tụ mỡ nhất nhưng nhiều người không hề biết rằng điều đó
lại là biểu hiện cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn.
Nếu bạn tập thể dục và ăn kiêng đều đặn mà vẫn không thể giảm cân, thì có thể có
lý do khác mà bạn không ngờ tới, đó là vấn đề sức khỏe bên trong.

Sau đây là các vấn đề sức khỏe gây ra 4 dạng tăng cân thường gặp. Cùng tìm
hiểu để biết lý do tại sao bạn không thể giảm cân nhé.
1. Tăng cân do tuyến thượng thận có vấn đề
Ở phía trên của thận, tuyến thượng thận làm nhiệm vụ đối phó khi cơ thể bị căng
thẳng, stress. Khi tuyến thượng thận làm việc quá sức, nó sẽ mất cân bằng và ảnh
hưởng đến các chức năng khác nhau trong cơ thể, điển hình nhất là gây khó ngủ và
mất ngủ. Các tuyến thượng thận giải phóng một loại hormone căng thẳng được gọi
là cortisol. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ cortisol cao có thể gây tăng cân ở
phần bụng, tăng lượng mỡ bụng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị rối loạn tuyến thượng thận, hãy đi khám bác sĩ
ngay lập tức để có được lời khuyên về việc giảm căng thẳng và giảm lượng
cortisol. Ngoài ra, tập yoga là một trong những cách hiệu quả giúp giải tỏa tâm lý
và hạn chế stress.
Các triệu chứng của rối loạn tuyến thượng thận bao gồm:


Béo phì, chủ yếu béo phần thân trên




Mặt tròn, cổ to



Tay và chân gầy



Huyết áp cao



Cơ bắp yếu và xương yếu



Đường huyết cao



Hay ủ rũ, khó chịu hoặc trầm cảm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


2. Tăng cân do gan có vấn đề
Nếu gan hoạt động kém, có thể gây ra lượng mỡ thừa ở vùng bụng. Bụng to làm
tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cholesterol và huyết áp cao. Sự tích tụ các độc
tố trong gan cũng có thể gây đau khớp, viêm khớp, dị ứng, các vấn đề về da và

thậm chí gây ra mùi cơ thể khó chịu.
Bệnh gan có thể là do di truyền, hoặc nó có thể do virus hoặc sử dụng rượu nhiều.
Tổn thương gan có thể dẫn đến suy gan. Nếu bạn nhận thấy tăng cân không giải
thích được ở vùng bụng, hãy đến gặp bác sĩ.
3. Tăng cân do tuyến giáp có vấn đề

Tuyến giáp sản sinh ra hormon điều tiết sự trao đổi chất. Tuyến giáp gặp vấn đề sẽ
gây tăng cân, gây chảy xệ da, rụng tóc và nhiệt độ cơ thể bất bình thường. Tuyến
giáp hoạt động kém cũng khiến người luôn mệt mỏi, thiếu sức sống.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Dấu hiệu tuyến giáp có vấn đề bao gồm:


Hay bị táo bón



Yếu cơ



Tăng cân



Đau khớp hoặc đau cơ




Cảm thấy buồn hay chán nản



Da xanh, da khô



Nhịp tim chậm



Tóc mỏng và khô



Mặt hay bị sưng



Giọng nói bỗng khàn khàn

4. Tăng cân do buồng trứng có vấn đề
Bạn gặp vấn đề với buồng trứng thì có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố. Giai
đoạn tiền mãn kinh, đầu chu kỳ kinh nguyệt, mất kinh hoặc táo bón định kỳ đều là
dấu hiệu cảnh báo. Gặp vấn đề với buồng trứng có thể dẫn đến các cơn nóng bừng,
đổ mồ hôi vào ban đêm và tăng cân ở phần dưới cơ thể.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Các bệnh liên quan đến buồng trứng có thể bao gồm ung thư buồng trứng, u nang
buồng trứng và hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm, hoặc xoắn
buồng trứng. Nếu bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, hoặc tăng cân mất kiểm
soát ở phần dưới cơ thể, thì nên đi khám ngay. Ngoài ra nên điều chỉnh chế độ ăn
uống để cân bằng lượng estrogen của cơ thể.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×