Tải bản đầy đủ (.docx) (247 trang)

Hát Quan lang ở Thạch An Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 247 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tâm của
các thầy cô giáo, đồng nghiệp, ngƣời thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hằng Phương,
ngƣời thầy đã nhiệt tình, tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa sau
đại học và các thầy cô giáo khoa Ngữ văn của trƣờng ĐHSP Thái Nguyên,
các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, trƣờng Đại học KHXH &
NV, Viện Văn học Khoa Sau Đại Học đã giúp em hoàn thành khoá học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà nghiên cứu Văn hoá Dân
gian Nguyễn Thiện Tứ và Thƣ viện tỉnh Cao Bằng đã cung cấp tƣ liệu và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, ngƣời thân đã động
viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã đọc và chỉ ra
những thành công cũng nhƣ hạn chế của luận văn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 11 năm 2009
Tác giả
ĐÀM THUỲ LINH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




MỤC LỤC

Trang



MỞ ĐẦU..................................................................................................................0
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ..................................................................................................2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.......................................................6

3.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................6
4. PHẠM VI ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................6

4.1. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................6
4.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................7
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................7
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..............................................................................7
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN..............................................................................................8
NỘI DUNG............................................................................................................... 9
Chƣơng 1: HÁT QUAN LANG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA
NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG........................................................9
1.1.

Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày.................................................................9

1.1.1. Cộng đồng ngƣời Tày Cao Bằng................................................9
1.1.2. Cộng đồng ngƣời Tày Thạch An - Cao Bằng..........................10
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thạch An.........................................................10
1.1.2.2. Xã hội – Văn hoá 11
1.2. Một số vấn đề chung về hát Quan lang.....................................................17

1.2.1. Khái niệm hát Quan lang..........................................................17
1.2.2. Nguồn gốc của hát Quan lang..................................................20

Vietluanvanonline.com

Page 2


1.2.3. Hát Quan lang trong đời sống tinh thần của ngƣời Tày ở
Thạch An - Cao Bằng..........................................................................21
1.3. Nghi lễ đám cƣới và trình tự một cuộc hát Quan lang ở Thạch An – Cao
Bằng
22
Chƣơng 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LỜI HÁT QUAN LANG
Ở THẠCH AN - CAO BẰNG...............................................................................36
2.1. Lối thử thách bằng thơ............................................................................... 36
2.2. Bài học về cách ứng xử và đạo lý làm ngƣời............................................ 51
2.3. Sự trân trọng đối với ngƣời phụ nữ.......................................................... 62
2.4. Lời cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc và gia chủ an vui............................67
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG

LỜI

HÁT QUAN LANG...............................................................................................76
3.1. Nhân vật trữ tình........................................................................................ 76
3.2. Thời gian diễn xƣớng................................................................................. 77
3.3. Không gian diễn xƣớng............................................................................. 79
3.4. Thể thơ........................................................................................................ 80

3.2.1. Thể thơ ngũ ngôn......................................................................... 80
3.4.2. Thể thơ thất ngôn......................................................................... 83
3.4.3. Thể thơ tự do.................................................................................85
3.5. Ngôn ngữ..................................................................................................... 90


3.5.1. Sự đan xen ngôn ngữ các dân tộc............................................... 90
3.5.2. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ........94
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 109
PHỤ LỤC............................................................................................................. 113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.

Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá đa dạng phong phú nhƣng thống
nhất. Đó là nền văn hoá đƣợc tạo bởi các dân tộc anh em cùng chung
sống xen kẽ khắp dải đất hình chữ S của Tổ quốc. Do vậy, bên cạnh việc
tìm hiểu văn hoá của ngƣời Việt cần chú trọng tìm hiểu văn hoá của các
dân tộc thiểu số, những bộ phận văn hoá làm nên vẻ đẹp phong phú đa
dạng của văn hoá dân tộc.
Sau một thời gian chƣa đƣợc chú ý sƣu tầm, nghiên cứu đúng với tầm

vóc của nó, mấy thập kỷ gần đây một số hình thức văn hóa dân gian có chức
năng nghi lễ sinh hoạt thực hành của các dân tộc ít ngƣời nhƣ: Mo Mƣờng,
hát cúng ma của ngƣời Mông, Then Tày, Hát Quan lang… đã đƣợc ngành
văn hoá, đặc biệt là ngành văn hoá dân gian chú ý khai thác.

Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu hát Quan Lang về nhiều
phƣơng diện: nguồn gốc, nội dung, hình thức nghệ thuật, phƣơng thức diễn
xƣớng... Song chƣa có công trình nào nghiên cứu về hát Quan lang ở Thạch
An - Cao Bằng một cách toàn diện hệ thống.
1.2.

Hát Quan lang là loại hình văn hoá, văn nghệ mang đậm tính sinh hoạt
quần chúng, nhƣng mặt khác nó còn là loại hình sinh hoạt văn hoá phong
tục. Vì thế để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Thạch An nói riêng
và ở Cao Bằng nói chung, chúng ta cần quan tâm khai thác nghiên cứu
phong tục hát Quan lang một cách khoa học, nhằm phát huy thế mạnh
của nó trong đời sống hiện đại.
Hát Quan lang là loại hình dân ca độc đáo đƣợc hát trong lễ cƣới của

ngƣời Tày Thạch An nói riêng và ngƣời Tày Cao Bằng nói chung. Tìm hiểu
hát Quan lang của ngƣời Tày ở Thạch An là công việc hữu ích góp phần vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời
cũng là tìm hiểu và phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc Tày qua loại
hình sinh hoạt văn hoá phong tục này.
1.3.

Đề tài này không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học và
văn hoá dân gian của các dân tộc ít ngƣời mà còn mang ý nghĩa thiết thực

hơn đối với một giáo viên dạy văn đƣợc sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng
nhƣ tôi, muốn đóng góp một phần công sức rất nhỏ bé cho tỉnh nhà trong
lĩnh vực tìm hiểu khám phá các giá trị, văn hoá dân gian độc đáo của dân
tộc Tày ở Thạch An nói riêng và Cao Bằng nói chung.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nền văn hoá Việt Nam đƣợc cấu thành bởi văn hoá của 54 dân tộc, đó là
nền văn hoá kết hợp hài hoà những tinh hoa văn hoá có phong cách riêng của
các dân tộc anh em trong đại gia gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong đó,
văn hoá các dân tộc thiểu số góp phần quan trọng làm nên diện mạo phong
phú, đa dạng của bức tranh văn hoá Việt Nam. Việc nghiên cứu và khai thác
văn hoá Tày ở Việt Bắc sẽ không chỉ nhằm đi sâu khai thác những giá trị tƣ
tƣởng và thẩm mỹ về văn hoá của dân tộc, mà phần nào còn làm sáng tỏ diễn
trình văn hoá Việt Nam trong lịch sử.
Công tác sƣu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Bắc đã đƣợc nhen
nhóm từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Đặc biệt là từ sau Hội nghị
bàn về công tác sƣu tầm văn hoá dân gian ở Miền Bắc tháng 12 năm 1964.
Nhiều nhà sƣu tầm đã đi điền dã điều tra ở khu vực Việt Bắc, kết quả là đã sƣu
tầm đƣợc một số thể loại của văn học dân gian nhƣ là Then, hát Quan lang của
ngƣời Tày, hát cúng ma của ngƣời Mông.v.v... đóng góp cho kho tàng văn hoá
dân gian nói chung và văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng một
nguồn tài liệu đặc biệt có giá trị. Trong thời gian này, công trình nghiên cứu về
hát Quan lang chƣa nhiều, chỉ là một số bài viết đƣợc đăng trên báo chí.


Đến năm 1973, trong cuốn “Dân ca đám cƣới Tày - Nùng”, Nông Minh
Châu đã tập hợp hơn 100 bài hát đám cƣới Tày – Nùng. Tác giả sƣu tầm và
dịch từ nguyên văn thơ Tày - Nùng ra tiếng Việt. Bên cạnh giá trị sƣu tầm,
cuốn sách đã khá thành công trong việc dịch thơ: lời thơ, hình ảnh khá sát
thực, sinh động. Bởi vậy gần nhƣ không có khoảng cách đáng tiếc giữa thơ

nguyên bản và thơ tiếng Việt. Cuốn sách là tƣ liệu quý giá cho tất cả những ai
muốn tìm hiểu về “Dân ca đám cƣới Tày - Nùng”. Tác giả Vi Quốc Bảo đã
viết lời giới thiệu cho cuốn sách này. Bài giới thiệu có những nhận xét, đánh
giá, phát hiện xác đáng về diễn xƣớng, về nội dung và cả nghệ thuật của dân
ca đám cƣới Tày - Nùng: “Những bài hát đó kéo dài suốt quá trình đám cƣới
và chỉ kết thúc khi các nghi thức đám cƣới đã đƣợc thực hiện đầy đủ”, “Các
bài hát đám cƣới là một yêu cầu về sinh hoạt văn hoá văn nghệ”, “giá trị của
những bài hát đám cƣới là đã phản ánh, miêu tả xã hội và đời sống của dân
tộc Tày”. [5]
Nhƣ vậy, cuốn sách “Dân ca đám cƣới Tày - Nùng” của Nông Minh
Châu xuất bản đã cho ta những tƣ liệu quý giá và những hiểu biết ban đầu rất
cần thiết, đặc biệt là về phƣơng diện diễn xƣớng dân ca Tày - Nùng.
Năm 1974, trong cuốn “Bƣớc đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc”, [33
] có bài viết của Lƣờng Văn Thắng “Tìm hiểu nội dung của một số bài thơ
Quan lang”, của Vi Quốc Bảo “Những bài hát đám cƣới - Những bài thơ trữ
tình”. Trong bài viết của tác giả Lƣờng Văn Thắng có đoạn nhận xét: “Thơ
Quan Lang của dân tộc Tày chẳng qua cũng là một phƣơng thức phản ánh
một quan niệm sống, một sự biết ơn, một sự ca ngợi, một sự khiêm tốn đáng
quý... phản ánh truyền thống đạo đức của dân tộc một cách kín đáo, duyên
dáng nhƣng đậm đà.” [33, tr. 83]. Nhận xét có tính khái quát, nếu triển khai
ta sẽ thấy đúng với nội dung của dân ca đám cƣới Tày - Nùng. Vi Quốc Bảo
cũng thấy rõ: “Trong dân ca đám cƣới Tày - Nùng, đôi bên nam nữ giãi bày


tƣ tƣởng, thái độ tình cảm của mình. Nhƣ vậy, dân ca đám cƣới không chỉ là
những bài ca nghi lễ khô cứng mà còn bao hàm cả thành phần giao duyên.”
[33, tr.70]. Cũng trong sách này, tác giả Vi Hồng trong bài “Nội dung của
lƣợn” có nhận xét: “Thơ Quan lang vừa cũ lại vừa mới, vừa lạ lại vừa quen,
vừa định hình mà lại linh hoạt biến đổi phù hợp... nhƣ vị khách du lịch...
nhập gia tùy tục”.

Năm 1973, trong bà i “Và i suy nghĩ về hát Quan lang, lƣợn, Phong slƣ”
[14, tr. 51-61 ], tác giả Vi Hồng đã giới thiệu khái quát về hát Quan lang và
nguồn gốc của nó.
Nhƣ vậy, từ năm 1970 đến 1980, số lƣợng sách và các bài báo về hát
Quan Lang không nhiều nhƣng cũng đủ giúp ta hình dung bƣớc đầu về diện
mạo hát Quan Lang.
Đến những năm 80 của thế kỷ XX mặc dù trong văn kiện đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã khẳng định vị trí và vai trò của văn hoá dân
gian các dân tộc ít ngƣời trong nền văn hoá Việt Nam, nhƣng công tác sƣu
tầm, nghiên cứu lời hát Quan Lang vẫn còn hạn chế .
Năm 1995, trong cuốn “Tục cƣới xin của ngƣời Tày” [1], Triều Ân Hoàng Quyết đã giới thiệu về tục cƣới xin và lễ cƣới của ngƣời Tày; thơ
Quan Lang, Pả Mẻ đƣợc sƣu tầm ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Tuyên
Quang, Yên Bái, Hà Giang; phƣơng hƣớng bảo tồn, kế thừa, phát triển hát
Quan Lang.
Trong cuốn “Văn hóa truyền thống Tày - Nùng” [37], in năm 1996, Nhà
xuất bản Văn hóa Dân tộc cũng dành một chƣơng giới thiệu hát đám cƣới
Tày
- Nùng. Cả hai cuốn sách nói trên là nguồn tƣ liệu cần thiết cho ngƣời viết đề
tài này.


Năm 2001, trong cuốn “Thì thầm dân ca nghi lễ” [17], Vi Hồng đã đề
cập đến sự chuyển hóa của một số hình tƣợng chính qua ba tiểu loại chính
của


Sli, Lƣợn: Lƣợn Quan Lang; Sli, Lƣợn lề lối và điệu lƣợn Phong Slƣ và một
số yếu tố nghệ thuật tạo ra phong cách riêng của Sli và Lƣợn nói chung “Đó
là phong cách hài hòa giữa lý trí và tình cảm, giữa cảm xúc thi ca hồn nhiên
và sự thông minh linh hoạt về trí tuệ”.

Năm 2002, Hoàng Thị Cành với đề tài nghiên cứu “Phong tục hôn nhân
ngƣời Tày Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng” [6] cũng đã giới thiệu khá toàn diện
về phong tục hôn nhân của ngƣời Tày Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng và văn
bản thơ Quan Lang đƣợc ghi chép, sƣu tầm bằng chữ Nôm, phiên âm Tày và
dịch ra tiếng Việt.
Cũng trong thời gian này, ở Trƣờng đại học sƣ phạm Thái Nguyên có
một đề tài nghiên cứu khoa học cũng đã bƣớc đầu nghiên cứu về thơ Quan
lang ở xã Phƣơng Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Năm 2004, Lộc Bích Kiệm với luận văn “Đặc điểm dân ca Tày - Nùng
xứ Lạng” [21] đã xác lập đƣợc những đặc điểm căn bản của dân ca đám cƣới
Tày - Nùng trên các phƣơng diện: diễn xƣớng, nội dung, thi pháp. Đặc biệt
ngƣời viết đi sâu vào phần thi pháp để thấy đƣợc sự độc đáo của bộ phận dân
ca này.
Trong sách “Thơ Quan lang” [49] xuất bản năm 2008, Nguyễn Thiện Tứ
đã giới thiệu trình tự những lời thơ Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng, song
chƣa nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc nội dung và hình thức nghệ
thuật của văn bản ngôn từ.
Hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng hiện nay vẫn chƣa đƣợc khai
thác, nghiên cứu một cách triệt để trong một công trình khoa học nào.
Hiện nay, hát Quan lang vẫn còn tồn tại trong đời sống văn hoá tinh thần
của ngƣời Tày ở Việt Bắc nói chung và ở Thạch An - Cao Bằng nói riêng. Nó
trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hoá của đồng bào dân tộc vào dịp đám
cƣới. Hát Quan lang vẫn tiếp tục đƣợc các thế hệ ngƣời Tày ở nhiều

địa


phƣơng tiếp thu, sáng tạo và bổ sung. Vì thế, Hát Quan lang ở mỗi địa
phƣơng có sắc thái riêng, nên vấn đề nghiên cứu hát Quan lang ở mỗi địa
phƣơng, chính là đi khám phá sự đa dạng phong phú của hát Quan lang.

Những bài viết và những công trình nghiên cứu ở trên là tiền đề gợi mở
giúp cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu phong tục tập quán, hiểu đƣợc đời sống vật chất và tâm tƣ tình cảm
của ngƣời Tày qua lời hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng.
- Để thấy đƣợc tài năng nghệ thuật của các nghệ sĩ dân gian và những giá trị (nội
dung và nghệ thuật) của Hát Quan lang .
- Qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình
vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích và lý giải những vấn đề liên quan đến
hát Quan lang chủ yếu từ góc độ Văn học dân gian.
- Trong điều kiện có thể chúng tôi đi điền dã và sƣu tầm thêm đƣợc một số lời hát
Quan lang ở Thạch An – Cao Bằng chƣa đƣợc xuất bản.
4. PHẠM VI ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài chú trọng vào phần lời hát Quan lang, tuy
nhiên có chú ý đặt yếu tố ngôn từ trong đặc trƣng nguyên hợp của văn học
dân gian, nghĩa là yếu tố ngôn từ đƣợc đặt trong môi trƣờng và nghệ thuật
diễn xƣớng.


- Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu, khảo sát: Nguyễn Thiện Tứ, sƣu tầm,dịch (2008),
Thơ Quan Lang, Nxb Văn hóa dân tộc, H. và những lời hát Quan lang đã sƣu
tầm thêm đƣợc trong quá trình đi điền dã
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính là lời hát Quan lang ở Thạch An – Cao Bằng
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Trên bình diện phƣơng pháp luận là tiếp cận chủ yếu theo quan điểm nghiên
cứu ngữ văn (hay ngữ văn học), tức là dựa vào thành tố ngôn từ (lời hát Quan
lang) để phân tích.
- Tuy nhiên, hát Quan lang là một sinh văn hóa cộng đồng hiện vẫn còn tồn tại
trong đời sống văn hóa của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng. Vì vậy, việc
nghiên cứu hát Quan lang là nghiên cứu một hiện tƣợng văn hóa dân gian
đang tồn tại và phát triển trong môi trƣờng văn hóa. Cho nên, nghiên cứu hát
Quan lang không phải chỉ là nghiên cứu văn bản đã đƣợc sƣu tầm mà còn
phải đặt văn bản trong môi trƣờng diễn xƣớng của nó. Thực hiện đề tài này,
chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp cụ thể:
+ Phƣơng pháp điều tra điền dã.
+ Phƣơng pháp khảo sát thống kê.
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hóa những vấn đề đã đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu.
- Làm sâu sắc hơn một số vấn đề mà ngƣời nghiên cứu trƣớc mới bắt đầu tìm
hiểu.
- Góp phần tìm hiểu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của ngƣời Tày qua lời
hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng.


7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm
ba chƣơng:
Chƣơng 1: Hát Quan lang trong đời sống văn hoá của ngƣời Tày ở
Thạch An - Cao Bằng
Chƣơng 2: Nội dung cơ bản trong lời hát Quan Lang ở Thạch An - Cao
Bằng
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật trong lời hát Quan lang ở
Thạch An - Cao Bằng



NỘI DUNG
Chƣơng
1:
HÁT QUAN LANG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA
NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG
1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày
1.1.1. Cộng đồng người Tày Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc nơi cƣ trú của
nhiều dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao... nhƣng số lƣợng lớn hơn cả là ngƣời
Tày, chiếm khoảng 43% dân số toàn tỉnh “Ngƣời Tày là dân cƣ bản địa giữ
vị trí quan trọng trong lích sử cổ đại, trung đại và hiện đại ở vùng biên giới
phía Bắc nƣớc ta. Ngƣời Tày là những cƣ dân sớm có mặt trong thành phần
cƣ dân nƣớc Văn Lang xa xƣa và là một trong những dân cƣ sáng lập nên
nhà nƣớc Âu Lạc” [53, tr. 84].
Ngƣời Tày ở Cao Bằng đƣợc hình thành từ ba nhánh :
- Nhánh ngƣời Tày gốc còn gọi là thổ, có nghĩa là thổ dân, là chủ nhân của địa
phƣơng từ lâu đời, nhánh này là con cháu lâu đời của ngƣời Tày cổ. Hát
Quan lang là sản phẩm văn hoá của nhánh Tày này .
- Nhánh ngƣời Ngạn: Có nguồn gốc ở Quý Châu, Trung Quốc. Theo “Sơ khảo
lịch sử Cao Bằng”, trong các cuộc giao tranh giữa các tộc ngƣời, ngƣời Ngạn
đã dạt sang Cao Bằng sinh sống, sát nhập vào cƣ dân địa phƣơng trở thành
ngƣời Tày .
- Nhánh ngƣời Kinh hoá Tày là con cháu các viên quan và binh lính ngƣời
kinh dƣới xuôi lên cai quản bảo vệ biên giới, họ lấy vợ ngƣời Tày, con cháu
họ lập nghiệp ở địa phƣơng lâu dần chuyển thành ngƣời Tày, Kinh dƣới xuôi
lên đồng hoá với ngƣời Tày nhiều nhất là khi nhà Mạc lên lập Vƣơng triều ở
Cao Bằng (1594-1677).



1.1.2. Cộng đồng người Tày Thạch An - Cao Bằng
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thạch An
Huyện Thạch An nằm ở phía Đông nam tỉnh Cao Bằng cách trung tâm
thị xã Cao Bằng về hƣớng Nam theo đƣờng số 4, có toạ độ địa lý:
0

0

Từ 22 21’,22’’ đến 22 36’16’’ vĩ Bắc (Từ bản Nà Vài, xã Trọng Con đến
bản Pác Pẻn, xã Canh Tân).
0

0

Từ 106 05’40’’ đến 106 34’02’’ Kinh Đông (từ Nà Pùng, xã Quang
Trọng đến Bản Mới, xã Đức Long).
Phía Nam giáp huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Phía Bắc giáp huyện
Hoà An. Phía Tây giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Cạn. Phía Đông giáp huyện
Long Châu tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Huyện Thạch An hiện nay đƣợc
chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã: Kim Đồng, Thái Cƣờng, Vân Trình,
Lê Lai, Thị Ngân, Thụy Hùng, Đức Long, Danh Sỹ, Thƣợng Pha, Đức Xuân,
Lê Lợi, Trọng Con, Đức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng và Thị
trấn Đông Khê.
Tổng diện tích tự nhiên: 683,03 km2 tƣơng đƣơng 68303 ha. Tổng dân
số hiện nay của huyện Thạch An là 31.777 ngƣời (số liệu điều tra tháng 4
năm 2009) gồm 6 dân tộc chính cùng chung sống là dân tộc: Tày (43,5%),
Nùng (39%), Mông (0,9%), Dao (13,6%), Kinh (2,6%), Hoa (0,12%). Ngoài
ra còn một số ít ngƣời dân tộc sống đan xen: Ngài, Chăm, Sán Chỉ, Ê Đê. [51,
tr. 815-816].

Địa hình có dạng hình cánh cung, xen giữa các cánh cung là những dải
trũng rộng và những dòng sông, dòng suối là điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp. Địa hình đồi thấp, thoải hay lƣợn đều có khả năng trồng
trọt hoặc chăn nuôi lớn. Khí hậu chia làm bốn mùa rõ rệt nên canh tác trồng
trọt theo mùa. Giới động thực vật phong phú nhiều chủng loại.


Từ xa xƣa, tộc ngƣời Tày chủ yếu sống dựa vào trồng trọt và cày cấy
mùa màng. Là những cƣ dân với kinh nghiệm trồng trọt lâu đời, đồng bào
Tày đã biết khai thác các thung lũng, đồi núi nơi sinh sống thành những cánh
đồng, những thềm ruộng bậc thang, những vƣờn cây ăn trái màu mỡ xanh tốt.
Với địa bàn cƣ trú chủ yếu là ở các thung lũng nhiều đồng ruộng nên ngƣời
Tày ít làm nƣơng.
Cơ cấu kinh tế hiện nay của Thạch An chủ yếu là kinh tế nhiều thành
phần nông lâm kết hợp, chăn nuôi, kinh doanh thƣơng nghiệp và dịch vụ.
Tiềm năng khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm nông nghiệp, sản xuất phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, do đó tốc độ tăng trƣởng của ngành các cây rau
màu khác, mức tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 3 - 6% đời sống của nhân
dân dần dần đƣợc ổn định.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, môi trƣờng tự nhiên cũng
gây ra không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống con ngƣời. Chế độ mƣa
theo mùa và mƣa nhiều dẫn đến tình trạng mƣa lớn gây ra quá trình rửa trôi
xói mòn đất và lũ lụt.
Về mùa đông, Thạch An cũng chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc,
các hiện tƣợng thời tiết nhƣ sƣơng muối, băng giá đều gây ảnh hƣởng xấu
đến sản xuất và đời sống con ngƣời, nhất là ở thời xa xƣa khi cuộc sống của
cƣ dân Tày còn lạc hậu, thiếu thốn.
Phải chăng hình thức hát Quan lang ra đời và tồn tại là để đáp ứng nhu
cầu thƣởng thức văn nghệ và gửi gắm những khát vọng tinh thần của họ.
1.1.2.2. Xã hội – Văn hoá

* Về xã hội:
Thạch An là huyện có nhiều dân tộc anh em đang định cƣ và sinh sống,
trong đó đông nhất là dân tộc Tày, Nùng, Dao, còn lại là các dân tộc anh em
khác. Dân tộc Tày sống thành từng làng, bản có từ 40 - 60 gia đình trở lên


sống đoàn kết quy tụ với nhau. Nhiều gia đình rất đông, có tới 4 - 5 thế hệ,
song phổ biến là 2 - 3 thế hệ trong một mái nhà. Hầu hết các gia đình ngƣời
Tày đều đƣợc xây dựng theo thể chế và tục lệ hôn nhân một vợ một chồng,
mang tính phụ hệ. Trong gia đình, vai trò ngƣời đàn ông đƣợc khẳng định và
đƣợc tôn trọng hơn so với đàn bà. Hai chữ “Phua – Mìa” và “ Pỏ - Mẻ” (có
nghĩa là chồng vợ và cha mẹ) tồn tại nhiều đời nay trong kho từ vựng cơ bản
của ngƣời Tày, là dấu ấn rõ nét về hiện tƣợng trên trong các gia đình Tày.
Theo các nhà nghiên cứu “Đây không phải là trật tự hình thức của từ, mà ẩn
dấu bên trong một ý nghĩa xã hội âm vang một thời xác nhận vai trò ngƣời
chồng - ngƣời cha trong gia đình ngƣời Tày, ngƣời Nùng.” [44, tr. 2].
Tuy nhiên, nếu đi sâu tìm hiểu mối quan hệ gia đình của ngƣời Tày,
chúng ta không thể phủ nhận “ở đó bao trùm một tinh thần tƣơng thân tƣơng
ái, bình đẳng, dân chủ nội bộ khá sâu sắc giữa Chồng và Vợ, giữa Nam và
Nữ. Ngƣời Tày (...) trân trọng, yêu quý ngƣời đàn bà, ngƣời mẹ, ngƣời vợ
và con gái. Vì lẽ, họ hiểu sâu sa rằng, ngƣời đàn bà đảm nhận vai trò vô
cùng quan trọng trong lao động sản xuất, quản lý kinh tế gia đình, và lớn lao
hơn cả là trong sinh nở con cái, nuôi dƣỡng chúng trƣởng thành.” [44,
tr. 25]
* Về văn hoá:
Nhà ngƣời Tày, thƣờng là nhà sàn cao ráo, thoáng mát. Ngƣời Tày có
tập quán cấy lúa nƣớc trên những mảnh ruộng đƣợc khai phá dọc các con
sông, suối, khe, lạch, sản xuất mang tính định canh, định cƣ lâu dài, sản phẩm
chính là: lúa, ngô và một số hoa màu khác.
Sinh sống bên cạnh ngƣời Nùng và các dân tộc khác, ngƣời Tày luôn có

ý thức cộng đồng, quan hệ gắn bó hoà hợp cả về đời sống vật chất và tinh
thần. Cộng đồng các dân tộc Thạch An với những truyền thống bản sắc văn
hoá riêng đã hình thành nên một vùng văn hoá rất đa dạng và phong phú, có
nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Sự giàu có, đa dạng của kho tàng


văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vễ đƣợc bảo tồn và lƣu truyền cho đến
ngày nay. Những nét độc đáo trong nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc
trong huyện, đƣợc thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ,
câu đối, hát lƣợn... Những làn điệu dân ca trữ tình của dân tộc Tày, Nùng
cũng rất phong phú và đa dạng :
“Sli - Lƣợn” là hai từ mà ngƣời Nùng và ngƣời Tày dùng để chỉ hầu
hết toàn bộ nền dân ca của mình” [22]
Sli là của ngƣời Nùng. Sli có nghĩa là thơ. Điệu Sli - hát Sli nghĩa là hát
thơ. Ngƣời xƣa làm thơ để hát và để hát nên làm thơ. Ngƣời Nùng dùng từ
Sli để chỉ hầu hết nền dân ca của họ. Sli là những bài văn vần, mỗi câu 7 chữ,
mỗi bài có từ 4 đến 8 câu hoặc dài tới hàng trăm câu. Sli là tiếng hát trữ tình
của đồng bào Nùng, đƣợc sử dụng phổ biến vào những ngày hội, khi vui
chơi, lúc khách vào bản… Ngƣời Nùng ai cũng biết Sli bởi đây là tiếng hát
giao duyên, tiếng lòng tiếng gọi tình yêu của họ. Sli đƣợc cất lên tự nhiên
xoáy vào lòng ngƣời. Hát Sli là hát đối đáp nên tham gia vào cuộc Sli bao
gồm ít nhất 2 ngƣời hoặc đông ngƣời (2 đám ngƣời), thƣờng là một bên nam
và một bên nữ. Sli đƣợc ứng tác ngay tại chỗ nhƣng phải đảm bảo sự ăn
khớp, cô đọng, hàm súc. Ngƣời hát Sli vừa có thể sử dụng vốn hát truyền
thống của dân tộc vừa có thể tự ứng tác theo cách riêng của mình. Những bài
ứng tác hay đƣợc giữ lại làm phong phú thêm cho kho tàng hát Sli của dân
tộc mình.
Điệu hát Lƣợn, theo tác giả Vi Hồng, Lƣợn là luận, là lặp lại, là luyến, là
ru… Ngƣời Tày dùng từ “lƣợn” để chỉ hầu hết nền dân ca của họ. Lƣợn
phong phú cả về nội dung và thể loại. Lƣợn có giai điệu vang xa tha thiết, lay

động lòng ngƣời, gợi cảm giác bâng khuâng thƣơng nhớ. Ngƣời Tày coi
lƣợn nhƣ một nhu cầu tinh thần không thể thiếu trong đời sống của họ.


“ Khắp các làng bản của ngƣời Tày, Nùng không mấy khi vắng tiếng
hát, tiếng Sli, tiếng Lƣợn. Chỉ trừ giấc ngủ và bữa ăn của họ, Sli, lƣợn vang
lên từ


mọi nhà, khắp bản mƣờng, ngoài đồng, trên rẫy, ra chợ… Không chỉ có
thanh niên nam nữ mà ngƣời già, trẻ em đều Sli, Lƣợn, thích nghe Sli,
Lƣợn.” [15] Quả thực đã có một thời, tiếng Lƣợn ngập tràn làng bản, đồi núi
và hoà vào tận tâm hồn, huyết mạch đồng bào:
- Nửa đêm Nàng ới cháy lòng
Khiến em dừng đƣờng kim dừng vá
Khiến anh vở giữa trang ngừng
đọc
- Tiếng Then thành tiếng then phơi
phới Tiếng Cọi thành tiếng cọi thiết
tha
- Ra chợ đƣợc nghe tiếng Hà lều
Bát phở không cần mỡ cũng
ngon
Phong Slƣ là những bức thƣ tình, một thể thơ hết sức đặc sắc của trai gái
Tày. Những bức thƣ này đƣợc viết bằng chữ Nôm Tày trên nền vải Sla đỏ.
Ngày xƣa con trai con gái Tày ít đƣợc học chữ, không biết chữ bởi thế
thƣờng đến nhờ một ngƣời khác gọi là Slấy cá viết thƣ hộ. Slấy cá là một trí
thức bình dân sống trong cộng đồng Tày. Phong Slƣ do Slấy cá viết ghi lại
những tâm tình thầm kín của trai gái Tày với giai điệu rất tha thiết. Vì vậy,
những bức thƣ đó trở thành một loại dân ca mang tính cộng đồng. Tình yêu

của nam nữ trong Phong Slƣ thƣờng là tình yêu trong xa cách, gặp trắc trở,
tan vỡ. Bởi vậy, tiếng hát giai điệu Phong Slƣ thƣờng buồn da diết. Tuy
nhiên không bi lụy, kêu than mà khuyên nhau vƣơn tới những ƣớc mơ lãng
mạn, nhân văn.
Phuối pác còn gọi là phuối rọi, là những lời nói có vần có điệu của nam
nữ Tày hằng ngày. Đây là lối nói tự do, sáng tạo thƣờng đƣợc diễn ra khi gặp
nhau trên đƣờng, ra chợ, đi hội… Nó cũng là một hình thức biểu hiện tình


cảm, nó là những lời ƣớm hỏi, trêu ghẹo tình tứ thể hiện những sắc thái tình
cảm tình yêu. Trong quá trình diễn xƣớng, trong sự lặp lại nhiều lần của tình


huống, lời nói tự nhiên đó đƣợc gọt giũa cao trở thành cô đọng, bóng bẩy,
giàu chất thơ, mang tính xã giao lịch sự.
Sẽ khó có thể kể hết đƣợc các loại dân ca Tày - Nùng, nó phong phú và
muôn hình muôn vẻ. Tất cả hợp lại thành một kho tàng dân ca Tày - Nùng đồ
sộ và giàu bản sắc. Trong vốn cổ văn hóa quý báu đó có một bộ phận là dân
ca đám cƣới Tày – Nùng (Hát Quan lang). Hát Quan lang là bộ phận dân ca
vừa có chức năng nghi lễ vừa bao hàm cả thành phần giao duyên, vừa theo
hình thức Lƣợn vừa theo hình thức Sli và cả Phuối Pác nữa. [21, tr. 20-21]
Hằng năm, đồng bào các dân tộc ở Thạch An tổ chức những ngày hội lớn
nhƣ lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng) vào ngày 2/2 âm lịch, tổ chức biểu diễn
văn nghệ, các hoạt động thể thao nhƣ võ cổ truyền, cờ tƣớng, tung còn... tạo
không khí thân tình, đầm ấm gắn bó giữa các dân tộc. Trong ngày hội, đồng
bào nơi đây ăn mặc theo trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Trang phục nam giới ngƣời Tày cũng nhƣ nhiều dân tộc miền núi khác
gồm áo cánh ngắn (slửa cỏm) là trang phục mặc thƣờng ngày của nam giới,
áo dài năm thân bằng vải chàm hay vải lụa đen, gấu áo phủ quá đầu gối, áo
cài cúc bên ngực trái, loại áo dài này mang tính nghi lễ chỉ mặc trong dịp lễ

tết, hội hè... loại áo này có nguồn gốc từ các tộc ngƣời vùng Đông Á, quần
(khoá) khăn đội đầu (khân) đƣợc may bằng vải sợi bông hay sợi tơ tằm và tất cả
đều đƣợc nhuộm màu chàm.
Bộ nữ phục Tày gồm: áo cánh ngắn, áo dài, váy quần, thắt lƣng, khăn
đội đầu, giày vải, và các đồ trang sức khác nhƣ nón, ô, vòng cổ, vòng tay, dây
xà tích, túi thổ cẩm... về phƣơng diện loại hình, hai loại áo của nữ giới Tày là
áo cánh ngắn và áo dài 5 thân không khác gì mấy so với hai loại áo của nam
giới nhƣ đã trình bày áo ngắn may từ vải bông nhuộm chàm hay để trắng, xẻ
tà... áo dài dài của phụ nữ may vừa vặn cơ thể hơn: hơi nhấn thêm eo, ống tay


cũng nhỏ để sao cho tôn những đƣờng nét của cơ thể phụ nữ, cài khuy bên
nách phải nhƣ áo dài của ngƣời Kinh.
Màu sắc của áo dài Tày là màu vải chàm sậm đen ánh sắc hay màu tím,
hồng. Xƣa kia cũng nhƣ hiện nay, một số phụ nữ Tày dùng vải lụa hay
nhƣng đen để may áo dài, càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ.
Cùng màu sắc với xống áo là chiếc thắt lƣng: thắt lƣng không phải cắt
khâu từ bất cứ mảnh vải nào, mà đã đƣợc phụ nữ Tày dệt nguyên bằng sợi
bông hay bằng tơ tằm nhuộm chàm phụ nữ Tày thắt lƣng ra ngoài áo dài, để
xoã mối ra phía sau. [56, tr. 66-67]
Ngƣời Tày giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tày – Thái.
Đây là nhóm ngôn ngữ rất gần với tiếng Việt về hệ thống ngữ pháp và thanh
âm. Tuy nhiên, chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, về sự vật hiện tƣợng trong
sinh hoạt giao tiếp mới là của ngƣời Tày, số còn lại thƣờng vay mƣợn của
tiếng Việt, tiếng Hán hoặc từ Hán Việt.
Về chữ viết: Ngƣời Tày không có chữ viết riêng nên lịch sử thành văn
của dân tộc Tày rất ít ỏi và gần nhƣ không có. Có thể chia lịch sử chữ viết của
tộc ngƣời Tày ra thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn cổ đại: Không có chữ viết , chủ yếu giao tiếp bằng phƣơng thức
truyền miệng.

- Giai đoạn trung đại: Có chữ Nôm Tày. Chữ Nôm Tày là thứ chữ phỏng theo
chữ Hán của ngƣời Trung Quốc mà đặt ra. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhìn
từ góc độ văn tự, thứ chữ này cũng có một vài nét khác với chữ Nôm Việt.
Theo học giả Nguyễn Văn Huyên “chữ Nôm Tày do ảnh hƣởng chữ Nôm
Việt mà ra và có cấu tạo tƣơng tự chữ Nôm Việt”.
Chữ Nôm Việt xuất hiện ở khoảng thế kỷ XIII đến XV. Đến cuối thế kỷ
XVI đầu thế kỷ XVII khi Mạc Kính Cung chuyển vƣơng triều lên Cao Bằng


đã để lại dấu ấn về chữ Nôm Tày. Do đó, có thể khẳng định chữ Nôm Tày ra
đời không muộn hơn chữ Nôm Việt thế kỷ XVI.
- Giai đoạn hiện đại: Vừa dùng chữ Nôm vừa dùng chữ Latinh. Do vốn từ
tiếng Tày còn nghèo nàn trong các hoạt động hành chính, cũng nhƣ các ngành
khoa học, thêm nữa do phải sử dụng vốn từ Hán hoặc Nôm khiến cho việc sử
dụng chữ viết cũng nhƣ ngôn ngữ Tày gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1954,
lớp trí thức mới đã tự sáng tạo ra chữ Latinh Tày nhƣng không đƣợc phổ
biến. Năm 1960, nhà nƣớc đã giúp dân tộc Tày xây dựng hệ thống chữ viết
mới theo lối chữ Quốc ngữ bằng chữ cái Latinh. điều này thể hiện rõ sự quan
tâm và chủ trƣơng của nhà nƣớc trong việc gắn kết tính cộng đồng 54 dân
tộc. Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ toàn quốc cũng ghi rõ: “Sự phát triển
mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố phát triển của cộng đồng các
dân tộc trên đất nƣớc ta.” [48, tr.15]
1.2. Một số vấn đề chung về hát Quan lang
1.2.1.

Khái niệm hát Quan lang

Trong kho tàng văn nghệ cổ truyền các dân tộc Việt Bắc, “Hát Quan
lang” (Hát đám cƣới) là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của dân tộc ở huyện
Thạch An nói riêng và ở Cao Bằng nói chung, đƣợc quần chúng nhân dân ƣu

thích, hát Quan lang khác với các loại hình dân ca khác nhƣ Phong Slƣ, Sli,
Lƣợn, Then... nó cũng có tính chất sinh hoạt văn nghệ quần chúng, nhƣng mặt
khác nó cũng là loại hình sinh hoạt theo phong tục nghi lễ cƣới xin của ngƣời
Tày. Cho đến nay nhiều ngƣời vẫn chƣa định nghĩa đƣợc rõ ràng về loại hình
nghệ thuật này. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhƣng tất cả các cách giải
thích đều đi đến khái niệm chung gần thống nhất về “Hát Quan lang” nhƣ sau:
Một là: Thơ Quan lang là loại thơ hôn lễ của dân tộc Tày. Theo nghĩa cổ
“Quan” là ngƣời con trai đã lớn tuổi mà chƣa có vợ “Lang” là con rể. Nhƣng


Quan lang ở đây lại chỉ nhiệm vụ dẫn chàng rể đi đón dâu, Quan lang thƣờng
chỉ ngƣời có trách nhiệm chính trong đoàn ngƣời đƣa chàng rể đến nhà gái.
Ngƣời này thƣờng đƣợc gọi là ông Quan Lang. Đi đến nhà gái, ông Quan
lang thƣờng phải ngâm các bài thơ làm mọi nghi thức của việc hôn nhân, nên
các bài thơ này đƣợc gọi là thơ Quan lang [37, tr. 76].
Hai là: Hát Quan lang là hát trong đám cƣới, cuộc vui của đám cƣới có
say sƣa, tƣng bừng hay không là nhờ ở tài thơ ca và giọng hát của ông Quan
lang. Có lẽ chính vì thế mà ngƣời ta thƣờng gọi dân ca này là hát Quan lang
và cũng có ngƣời gọi là “dân ca đám cƣới” hay “thơ lẩu” (thơ đám cƣới ),
“lƣợn lẩu” (lƣợn rƣợu, Lƣợn đám cƣới ). [14, tr. 203].
Ba là: Thơ vấn đáp hát khi cƣới còn gọi là thơ “Quan lang” “Pả Mẻ”
vì ngƣời diễn xƣớng chủ yếu là các vị đại diện cho hai đoàn nhà trai (rể)
nhà gái (dâu) hát khi đón dâu, đƣa dâu, đó là Quan lang (đàn ông) Pả mẻ
(đàn bà) [6, tr. 42].
Bốn là: Thơ Quan lang là loại thơ dân gian truyền miệng của đồng bào
Tày đƣợc thể hiện qua lối hát đối đáp trong khi xin dâu và đƣa dâu giữa hai
bên: Quan lang (đại diện nhà trai) và Pả mẻ slống lùa (đại diện nhà gái).
“Quan lang” là cách phát âm theo phƣơng ngữ Tày vùng Cao Bằng, còn
nhiều vùng Tày khác có cách phát âm là “Quan làng”. Thời gian diễn ra thơ
Quan lang đƣợc tính từ khi nhà trai bƣớc chân đến cổng làng nhà gái. [49, tr.

5]
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu và qua khảo sát
thực tế, chúng tôi thấy có thể hiểu về hát Quan lang nhƣ sau:
Hát Quan lang là hệ thống các bài ca đƣợc sử dụng trong đám cƣới của
ngƣời Tày. Hệ thống những bài ca này có thể kéo dài tới hàng ngàn câu,
hàng trăm bài, chia thành các phần cụ thể. Trong đó các phần mục tƣơng


ứng với từng hành động - lễ thức cụ thể trong đám cƣới (Nói cách khác nó là
một thể


×