Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH VIÊN POHE TRƯỚC KHI TỐT NGHIỆP THÔNG QUA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH VIÊNPOHE
TRƢỚC KHI TỐT NGHIỆP
THÔNG QUA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PGS.TS. Phạm Thị Hƣơng
TS. Lê Thái Hƣng

HÀ NỘI, THÁNG 04 - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH VIÊN POHE
TRƢỚC KHI TỐT NGHIỆP
THÔNG QUA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PGS.TS. Phạm Thị Hƣơng
TS. Lê Thái Hƣng

HÀ NỘI, THÁNG 04 - 2015



LỜI CẢM ƠN
Đề án Đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ban hành theo Nghị
quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ mục tiêu trước năm 2020 cần đạt
được “70-80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp ứng dụng”.
Đây là một quyết định quan trọng, kịp thời, định hướnggiáo dục đại học (GDĐH)
Việt Nam thay đổi mạnh mẽ dưới áp lực của toàn cầu hóa và của kinh tế tri thức.Dự
án Phát triển GDĐH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam
giai đoạn 2 (gọi tắt là Dự án POHE 2) do Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện với nguồn
vốn viện trợ ODA không hoàn lại của chính phủ Hà Lan là sự đáp ứng kịp thời để
thực hiện mục tiêu nói trên.
Đào tạo theo định hướng nghề nghiệp là phương thức đào tạo định hướng thị
trường lao động, định hướng đầu ra theo tiêu chuẩn nghề nghiệp với mục tiêu là
hình thành cho người học những năng lực cần thiết với nghề. Gắn liền với đó là
phương thức đánh giá năng lực người học theo tiêu chuẩn của nghề, chiến lược đánh
giá chủ yếu dựa vào các tiêu chí cụ thể của nghề. Đó là quá trình tương tác với
người học để thu thập các minh chứng về năng lực, sử dụng các chuẩn đánh giá đã
có để đưa ra kết luận về mức độ đạt, không đạt hay đạt đến mức nào về một năng
lực nào đó của người học. Đánh giá theo tiếp cận năng lực là hướng tới việc đánh
giá khả năng vận dụng kiến thức và thái độ và những kinh nghiệm vào cuộc sống
thay vì chỉ đánh giá những đơn vị kiến thức đơn lẻ. Để chứng tỏ được người được
đánh giá có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được vận dụng các
kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm bản thân vào giải quyết vấn đề trong bối cảnh
thực để chứng minh được khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hiện của mình
cùng với thái độ của bản thân.
Báo cáo nghiên cứu này thực hiện nhằm mô tả một bức tranh tổng quan về
hoạt động đánh giá năng lực sinh viên POHE trước tốt nghiệp thông qua khóa luận
tốt nghiệp của 8 trường trong khuôn khổ của PROFED giai đoạn 1, chỉ ra những



điểm mạnh và những điểm cần cải thiện trong hệ thống đánh giá kết quả học tập của
các trường, từ đó đề xuất những giải pháp giúp các trường tiếp tục phát triển tốt các
chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng trong giai đoạn tiếp
theo.
Bản báo cáo được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu, phân tích các
tài liệu thứ cấp từ các trường dưới sự tư vấn của PMU và hoàn thiện sau hội thảo
phản hồi. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Ban
Quản lý dự án đã định hướng, tạo điều kiện và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong
quá trình nghiên cứu, cũng như các trường liên quan đã tạo điều kiện cho việc khảo
sát thu thập thông tin để thực hiện bản báo cáo này. Chúng tôi hy vọng những thông
tin, nhận xét, và ý tưởng đề xuất nêu trong báo cáo sẽ góp phần giúp các trường có
chiến lược cải tiến hiệu quả hệ thống đánh giá năng lực đầu ra cho sinh viên POHE.
Mặc dù đã cố gắng tích cực nhưng do thời gian làm việc tại các trường ít nên khó
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những
đóng góp ý kiến quý báu từ đội ngũ lãnh đạo, giảng viên của các trường.
Hà Nội, tháng 04 năm 2015
Nhóm nghiên cứu


MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ ............................................................. 2
EXECUTIVE SUMMARY ....................................................................................... 3
CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 10
1.1. Lý do thực hiện nghiên cứu ........................................................................... 10
1.2. Mục tiêu......................................................................................................... 14
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 14
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 14
1.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 14

1.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 14
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 15
1.4. Những hạn chế của nghiên cứu ................................................................... 16
CHƢƠNG II. NHỮNG PHÁT HIỆN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............. 18
2.1. Kết quả nghiên cứu tài liệu sơ cấp .............................................................. 18
2.1.1. Sơ lược về HSNL/CĐR của các CTĐT POHE ........................................ 18
2.1.2. Thực trạng về các quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện đánh giá năng
lực đầu ra của sinh viên POHE trước khi tốt nghiệp ....................................... 20
2.2. Ý kiến phản hồi từ lãnh đạo khoa, giảng viên và WoW về công tác
KLTN/ĐATN và đánh giá năng lực sinh viên POHE ...................................... 30
2.2.1. Nhóm lãnh đạo khoa ............................................................................... 30
2.2.2. Nhóm giảng viên POHE .......................................................................... 34
2.2.3. Nhóm WoW.............................................................................................. 38
2.3. Chất lƣợng KLTN/ĐATN của sinh viên POHE ........................................ 43
2.4. Những điểm sáng trong công tác KLTN và đánh giá năng lực sinh viên
POHE.................................................................................................................... 45


2.4.1. Điển hình về xây dựng các quy định về tổ chức và quản lý, chính sách tài
chính ở cấp trường dành riêng cho đào tạo POHE .......................................... 45
2.4.2. Điển hình về xây dựng tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện và đánh giá
KLTN/ĐATN ...................................................................................................... 47
2.4.3. Đánh giá chuẩn đầu ra: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên mạnh
dạn thử nghiệm để thay đổi ............................................................................... 48
2.5. Đánh giá tổ chức thực hiện và đánh giá năng lực sinh viên POHE trƣớc
khi tốt nghiệp thông qua khóa luận tốt nghiệp của các trƣờng bằng phƣơng
pháp thẻ điểm ...................................................................................................... 48
2.6. Những khó khăn, tồn tại và yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đánh giá
năng lực sinh viên POHE trƣớc khi tốt nghiệp ................................................ 50
CHƢƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 53

3.1. Kết luận ......................................................................................................... 53
3.2. Đề xuất........................................................................................................... 54
3.2.1. Cấp trường .............................................................................................. 54
3.2.1.1. Đề xuất vềcông tác KLTN/ĐATN và đánh giá đầu ra đối với các
trường ................................................................................................................ 54
3.2.2. Cấp hệ thống ........................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 59
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 61


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
POHE

Giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng

GDĐH

Giáo dục đại học

CTĐT

Chương trình đào tạo

SLO

Kết quả học tập

HSNL

Hồ sơ năng lực


TTTN

Thực tập tốt nghiệp

KLTN

Khóa luận tốt nghiệp

ĐATN

Đồ án tốt nghiệp

WoW

Thế giới nghề nghiệp/thị trường lao động

PROFED

Dự án POHE giai đoạn 1 (2005-2009)

HVNNVN

Học Viện nông nghiệp Việt Nam (trước là Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội)

NL Huế

Trường Đại học Nông – Lâm Huế


NL HCM

Trường Đại học Nông – Lâm Hồ Chí Minh

NL TN

Trường Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên

SPKT HY

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

KTQD

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

ĐH Vinh

Đại học Vinh

CNRHQ&CQ Ngành Công nghệ Rau-Hoa-Quả & Cảnh quan
Ng/c

Nghiên cứu

CĐR

Chuẩn đầu ra

GV


Giảng viên

SV

Sinh viên


DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Hình 1. Các thành tố cần thiết trong đánh giá CTĐT............................................... 12
Hình 2. Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo POHE trong Bộ quy định tổ chức và
quan lý của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ........................................................ 46
Hình 3. Quy trình thực hiện KLTN/ĐATN (đề xuất) .............................................. 57
Bảng 1. Sơ lược về nhóm năng lực trong các HSNL của 9 ngành đào tạo POHE ... 19
Bảng 2. Các quy định nội bộ của nhà trường liên quan đến đánh giá KLTN/ĐATN
đối với sinh viên POHE ............................................................................................ 23
Bảng 3. Quy định chi tiết về tiêu chí đánh giá KLTN/ĐATN ................................. 24
Bảng 4. Công cụ đánh giá KLTN/ĐATN tại các trường .......................................... 24
Bảng 5. Thực trạng chi tiết về xây dựng văn bản hướng dẫn TTTN/KLTN đối với
CTĐT POHE tại 7 trường tham gia dự án ................................................................ 26
Bảng 6. Quy trình thực hiện KLTN/ĐATN ............................................................. 29
Bảng 7. Một số tiêu chí liên quan đến chất lượng KLTN/ĐATN của sinh viên
POHE ........................................................................................................................ 43
Bảng 8. Kết quả chấm điểm bằng thẻ điểm .............................................................. 49
Biểu đồ 1. Điểm khác biệt trong tổ chức TTTN/KLTN cho sinh viên POHE ......... 32
Biểu đồ 2. Khó khăn khi tổ chức sinh viên đi thực tập tại WoW ............................. 33
Biểu đồ 3. Ý kiến giảng viên về Tiêu chí đánh giá KLTN/ĐATN .......................... 36
Biểu đồ 4. Mức độ tin tưởng sự đáp ứng nhu cầu WoW của sinh viên POHE ........ 36
Biểu đồ 5. Giải pháp nâng cao chất lượng KLTN/ĐATN ........................................ 37
Biểu đồ 6. Sự cần thiết tham gia của WoW .............................................................. 38

Biểu đồ 7. Những hạn chế trong đánh giá năng lực sinh viên POHE ...................... 39
Biểu đồ 8. Ưu điểm của sinh viên POHE ................................................................. 39
Biểu đồ 9. Điều quan trọng với sinh viên khi TTTN/KLTN .................................... 41
Biểu đồ 10. Sự quan tâm của WoW đến công tác đánh giá sinh viên ...................... 42
Biểu đồ 11. Kết quả đánh giá bằng thẻ điểm về tổ chức đánh giá năng lực sinh viên
POHE trước khi tốt nghiệp........................................................................................ 49

2


EXECUTIVE SUMMARY
COMPETENCY ASSESSMENT OF POHE STUDENTS PRIOR TO GRADUATION
THROUGH GRADUATION THESIS

1. Purpose of the study
First POHE study programs have been implemented at 8 selected Universities
of Vietnam since 2007 in the phase 1 of the project entitled PROFED. After 8 years
of implementation hundreds of POHE graduates successfully entered the labour
market. At presence 9 POHE study programs are being implementing and other 38
POHE curricula are in development process.
The purpose of the study is to try to answer the question how the universities
measure the competencies of a POHE student prior his/hergraduation, to find out
limitations, shortcomings and good practice in the assessment to share among the
universities. Based on the findings, possible solutions are proposed to help
universities to improve their assessment to fit to POHE approach.
2. Methodology
The main methods applied in this research are desk research to collect
secondary data from 7 universities, reviewing 35 theses and interviewing 64
stakeholders involved in the assessment process at university level (including 13
university/faculty leaders, 34 faculties teaching POHE program, 15 WoW

representatives)

using

structured

and

semi-structured

questionnaires.

The

consultants also asked for advice and feedback from PMU people, got feedback
from university representatives through a feedback workshop for the final report.
SPSS software and scorecard method were applied for data treatment.
3. Findings:
3.1. Regulations and guidelines for POHE student learning outcomes (SLO) prior
graduation
Reviewing the existing regulations and guidelines the universities apply the
main elements of SLO assessment are presented as following:
3


- Method of assessment:4 universities of agriculture and NEU consider thesis
as the final product which provides the universites insight into student‟s
performance. They are Vietnam National University of Agriculture (VNUA), Ho
Chi Minh University of Agro-forestry (HCMUAF), Hue University of ArgoForestry (HUAF), Thai Nguyen University of Agro-forestry (TNUAF) and NEU.
Vinh University (VU) and Hung Yen University of Technology and Education

(UTEHY) assess final SLO through a graduation project. Only one of 7 universities
developed the manual specifically for POHE study program (VNUA case), while the
rest do not yet, but basically follow the common university guidelines and
regulations with some small changes to fit to POHE study programs.
- Objectives of assessment: while VNUA and NEU try to assess both
professional skills and ability to implement an applied research at WoWs. HUAF,
HCMAF, TNAF focus mainly on how skillful a student is at traditional research.
Through graduation projects VU and UTEHY try to measure how a student/group of
students is/are good at professional skills and management of a project for
development of a complete product.
- Participation of WoWs in the assessment: According to the existing
regulations and guidelines 5 of 7 universities do not require compulsory
involvement of WoWs in thesis/project supervision and assessment of POHE
students except VNUA and NEU. All of the universities reported that they have
difficulties in finding the ways to establish and maintain WoWs network.
- Assessment tools and procedures: VNUA employs more tools than the others
in assessment of student„s performance. These tools are portfolio (including research
proposal, plan, diary, progress report and WoW assessment student performance),
report and thesis defence. NEU applies only report assessment by a WoWand a
University supervisor. The rest apply report and thesis defence as assessment tools.
Only HCMAF invites WoW representatives to serve as one of 5 members of
assessment committee for the thesis defence.
4


Assessment criteria: the assessment criteria should be measurable and
directly link to the competence profile, but it was hard to find this clear linkage
except in VNUA‟s case. No assessment rubrics were found at all universities.
Institution: only NEU officially promulgated special regulations for POHE
programs and included them in University Regulation Code in 2011. The university

also has special payment policy for POHE faculties based on their workload. This
creates a regulatory environment for successful implementing of POHE programs.
3.2. Feedback from university/faculty leaders, faculties and WoWs
The leaders agreed that the universities do not apply competence assessment
of POHE students prior to graduation, but considered thesis or graduation project as
a coursework contributing as part of competences to the competence profile instead
of contributing the final competence level. They believed that once a student earns
enough amounts of required credits he/she will be competent enough to get
graduation certificate as the existing credit system works for the traditional
programs in the whole education system.
Most of faculties (64,7 % of respondents) agreed that existing criteria partly
link to the competence profile, whereas others (16,7 %) agreed with weak link,
because the criteria only focuse on assessment of knowledge and research ability of
a student, but not take into account of his/her problem solving and soft skills, which
are very important for any POHE graduates.
Answering the question how well POHE graduates meet the WoWs‟
requirements, only 38% of faculties believed they do, whereas the rest did not or
they were not sure about it, because there is no clear evidence for that.
93,4% of WoWs believed that graduation certification does not reflect well
student‟s real competences at graduation, because they still have to retrain the newly
graduates at work.
61,8% of faculties distinguished POHE thesis from the traditional one, but
others did not. This raises up the question why after 8 years of implementation of
5


POHE approach part of faculties teaching POHE program still do not know much
about it? It maybe because the universities do not fully follow POHE approach, but
apply only part of it.
The leaders, faculties and WoWs all recognized the need to innovate the final

assessment toward the real competence-based assessment. It includes the review of
thesis objective, which must be linked directly to the competence profile;
redesigning assessment tools, procedures and criteria; capacity building for POHE
faculties; accelerating collaboration with WoWs for realization of their active
participation; developing special regulations and guidelines to guide all stakeholders
involved in assessment process and creating incentives for faculties teaching POHE
programs.
3.3. POHE theses
The data collected from the universities during 2012-2014 revealed that more
than 90% of theses were ranked as good and excellent ones. However, this high
ranking does not always address the WoWs‟ need. There is a fact that POHE
students do not have opportunities to do their graduation projects at WoWs (VU and
UTEHY) or only few of them do applied research with WoWs (HCMUAF, HUAF,
TNUAF). It is not always for a student to make choice as: where to do
research/project and who is his/her thesis coach/advisor, but it is for faculties or
departments to make decision. In this aspect, NEU is an exception, where all POHE
students are asked to do their research dealing with WoWs‟ issues. As
consequences, only few research/project outcomes addressing the real WoW‟s
problems can be applicable. There are several reasons for the low practical value of
majority of theses mentioned by the university respondents. They are following: not
enough time for a complete research/project (only 5-10 credits); lack of facilities,
difficulties in finding out right WoWs, or student‟s are not well prepared enough etc.

6


3.4. Difficulties and obstacles in competence assessment of POHE students prior to
graduation
(1) The universities are not ready to fully follow the POHE approach due to lack
of a regulatory environment for POHE study programs and experts in

curriculum development and management, especially in competence
assessment.
(2) Lack of necessary technical guidelines to bring the curricula on paper into
practice.
(3) Lack of incentives for faculties to follow POHE approach in their daily
teaching.
(4) Universities are not pro-active in seeking the way to build up long-term
structured win-win collaboration with WoWs.
(5) Lack of strong commitments from top university leaders for implementation
of full POHE approach and quality of POHE graduates.
4. Conclusion & Recommendations
4.1. Conclusions
(1) In fact none of 7 universities employ the real competence assessment of
POHE students prior to graduation based on the designed competence profiles. Their
efforts to apply POHE approach are not holistic and systemic, not enough for a
comprehensive procedure suitable for competency assessment. Most of them still
follow the tradition approach to assess POHE student‟s performance prior to
graduation, according to which thesis is considered as a course like other courses in
the program.
(2) Although WoW‟s participation in the assessment process is crucial
important, but it is not in priority of the universities and has not been yet included in
internal university regulatory framework because of different reasons, one of which
often mentioned is difficulty in establishing a WoW network and maintaining this
networking for POHE study programs.
7


(3) Lack of well competent faculties, who are able to develop comprehensive
POHE curricula, to implement it successfully and keep networking with WoWs is
one of the obstacles for universities to apply POHE approach.

(4) Lack of regulatory framework at University level for POHE study
program (except NUE) leads to inadequate compliance of POHE approach in
teaching, learning and assessment of SLO, including the assessment of student‟s
competemces prior to graduation. Hence, there is no clear answer to the big question
whether a POHE student meets the graduate profile at graduation.

(5) WoWs, faculty leaders and faculties teaching POHE programs realized
the need to replace the existing assessment approach with the new one, which helps
to measure competences in accordance with those described in the competence
profile. It is also need to redesign the assessment procedures, tools, criteria and
rubrics supporting the competence assessment. More active participation of WoWs
is needed as external assessors to add more reliable, transparent and practical value
to the assessment.

4.2. Recommendations/suggestions
4.2.1. At university level
1) The universities should apply a new approach for POHE thesis/project that
allows them to employ the real competence assessment of POHE student‟s
performance prior to graduation. One of examples for reference as a new way to do
a thesis is propoped herewith.
The thesis should be designed with 3 components: (1) carrying out an applied
research addressing WoW‟s problem(s) and ending with writing a scientific report,
(2) Consulting the research outcomes with the WoW; (3): writing an executive
summary on research outcomes.
8


2) Work out suitable assessment tools, criteria and procedures together with
development concrete regulations, guidelines and make them accessible to all
stakeholders involved in the thesis assessment.

3) More credits should be devoted to thesis work (should be up to 15-20
credits) by cutting off some competence-unrelated courses and/or encouraging
students to start their theses earlier rather than waiting until last semester.
4) Capacity building for faculties, education officers/managers on POHE
approach, especially competence assessment of SLO.
5) Work out a special university internal policy applicable to POHE programs
for a long-term and sustainable development of POHE approach if the university
chooses POHE as one of its missions.
6) Work out strategy and long- term planning for development of WoW
networks for each POHE program at both university and faculty levels.
7) University leaders should have strong commitments for a real POHE
approach through long-term investment in facilities and human resource (training of
faculties, education officers, administration officers) and effective collaboration with
WoWs.
4.2.2. At system level
1) POHE2 project should organize a training course on final competence
assessment methods of POHE students for POHE teaching staff as soon as possible.
2) MoET should give more room and flexibility to the universities in
applying MoET‟s regulations in the way being applicable to POHE programs.
3) MoET should encourage/support the universities to promulgate internal
regulations for POHE programs.
4) In long-term, MoET should promulgate a common regulation framework
for POHE universities (may be not POHE but other name?) when POHE approach
becomes popular in the system, including quality accreditation.

9


CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do thực hiện nghiên cứu

Chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
được chính thức triển khai trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam từ
năm 2007 với 10 chương trình tại 8 trường được lựa chọn tham gia dự án PROFED.
Sau 8 năm triển khai đào tạo đến nay đã có 5 khóa sinh viên POHE tốt nghiệp ra
trường và các trường vẫn tiếp tục đào tạo với số lượng sinh viên tham gia các
chương trình ngày càng đông hơn.Qua các báo cáo nghiên cứu của dự án, báo cáo từ
các trường tham gia dự án và phản hồi của WoWcho thấy thông tin về chất lượng
đào tạo POHE đã được xã hội nhìn nhận một cách tích cực trong việc góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo đại học ở nước ta, sinh viên ra trường hòa nhập WoW dễ
dàng hơn nhờ được trang bị các năng lực cần thiết cho công việc, đồng thời bước
đầu tạo dựng mối gắn kết giữa nhà trường với WoW, đưa công tác đào tạo nguồn
nhân lực có kỹ năng ngày càng gần hơn với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Nhờ đó,
tiếp cận POHE ngày càng thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ các trường đại học
trong nước và WoW. Bằng chứng là đã có hơn 200 đại diện từ các tổ chức này tham
dự Diễn đàn POHE do dự án POHE2 tổ chức vào tháng 11 năm 2014.
Một trong những điểm tạo nên sự khác biệt giữa tiếp cận POHE với tiếp cận
truyền thống đó là việc xác định CĐR (dưới dạng năng lực được thể hiện trong
HSNL) dựa vào nhu cầu của WoW, trên cơ sở đó các trường xây dựng Chương trình
đào tạo POHE và công bố CĐR khi tuyển sinh. Vì vậy, điều hiển nhiên là khi cấp
bằng tốt nghiệp ra trường các trường được mong đợi sẽ đưa ra thị trường lao động
những sản phẩm đào tạo đạt CĐR như công bố. Tuy nhiên, chất lượng thực sự của
các CTĐT POHE có đạt được như mô tả trong CĐR (hay HSNL) hay không vẫn
luôn là câu hỏi cho đến nay chưa có câu trả lời xác đáng trong bối cảnh thiếu vắng
hệ thống kiểm định chất lượng ở cấp quốc gia đối với đào tạo đại học ở nước ta thì

10


chất lượng đào tạo chủ yếu do các nhà trường quyết định thông qua hệ thống đánh
giá kết quả học tập và đảm bảo chất lượng.

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một quá trình quan trọng trong đào
tạo đại học nói chung và đặc biệt quan trọng đối với đào tạo POHE nói riêng để đảm
bảo rằng sinh viên khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng mục tiêu của CTĐT đặt ra. Mục
tiêu chính của đánh giá là nhằm cải thiện việc học của sinh viên và sử dụng kết quả
đánh giá để cải thiện CTĐT với mục tiêu xuyên suốt là đưa ra thị trường lao động
các sản phẩm đào tạo đảm bảo chất lượng, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các nhà
tuyển dụng và sử dụng lao động. Để cải thiện việc học tập của sinh viên, đánh giá
kết quả học tập dù ở cấp độ nào (học phần, học kỳ, năm học hay trước khi tốt
nghiệp) cần trả lời câu hỏi sinh viên được đánh giá đã biết những gì, đạt được những
kỹ năng gì, đã phát triển được những thái độ nghề nghiệp/giá trị nào so mục tiêu với
thiết kế trong CTĐT ở từng học phần, học kỳ, năm học và cuối cùng là ở thời điểm
trước khi tốt nghiệp ra trường, khi sinh viên được mong đợi phải đạt được mục tiêu
đào tạo đặt ra (CĐR/HSNL). Kết quả của quá trình đánh giá cần được thu thập, đánh
giá một cách hệ thống và thường xuyên, sau đó được sử dụng để cải thiện CTĐT.
Nhờ đó, các hoạt động dạy và học luôn luôn được kiểm soát và đạt được mục tiêu
đào tạo.
Đánh giá kết quả học tập là một trong các thành tố cần thiết trong quá trình
phát triển CTĐT POHE (hình 1).Đó là một hệ thống các phương pháp, công cụ và
tiêu chí đánh giá được thiết kế bám sát HSNL, là cơ sở cho việc lựa chọn hình thức
và phương pháp dạy học cụ thểcho từng học phần. Tính phù hợp của phương pháp
đánh giá, thời điểm đánh giá, tính hệ thống, sự minh bạch và sự kết nối giữa các tiêu
chí đánh giá với HSNL trong mỗi CTĐT POHE là những yếu tố quan trọng trong
phát triển và thực hiện CTĐT, hoặc nói cách khác thì đánh giá kết quả học tập là
một phần không thể coi nhẹ trong việc phát triển và tổ chức thực hiện CTĐT POHE
để đưa ra những sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu WoW. Mặt khác, một cách
chính thống, đánh giá kết quả học tập được coi là hoạt động kết nối việc học của
11


sinh viên với việc cải tiến CTĐT thông qua một quá trình mang tính hệ thống liên

quan tới vai trò của các bên tham gia vào quá trình đào tạo, bao gồm: giảng viên,
sinh viên, ngườisử dụng lao động và các nhà quản lý đào tạo.

Mục tiêu
củachương trình
đào tạo

Hồ sơ năng lực/
Chuẩn đầu ra

Chương trình
đào tạo

Kiến nghị cải tiến
chương trình đào tạo

Đánh giá kết quả
học tập của sinh
viên

Hình 1. Các thành tố cần thiết trong đánh giá CTĐT
Tuy nhiên, điểm số các học phần riêng rẽ không phải lúc nào cũng kết nối
trực tiếp với mục tiêu bao quát của CTĐT, vì vậy đánh giá năng lực sinh viên trước
khi tốt nghiệp ra trường là cơ sở để các trường đánh giá một cách toàn diện năng lực
của từng sinh viên, là cơ sở để nhà trường ra quyết định tốt nghiệp cho sinh viên và
đảm bảo chất lượng đào tạo POHE khi các sinh viên tốt nghiệp POHE có thể hòa
nhập vào WoW một cách hiệu quả.Để có thể thực hiện chức năng trên, việc đánh giá
kết quả học tập cần tuân thủ các nguyên tắc chung đối với đánh giá là công bằng,
có hiệu lực, nghiêm khắc, thực tế và minh bạch. Đánh giá được coi là hiệu quả,
đáng tin cậy khi:

-

Kết nối trực tiếp với CĐR của CTĐT/HSNL.

12


-

Đánh giá được các khía cạnh trung tâm của những gì được dạy và học, đặc
biệt chú trọng các năng lực cốt lõi.

-

Đảm bảo tính đa dạng về công cụ đánh giá để thu thập thông tin/bằng chứng
đa dạng và chính xác về năng lực thực sự của sinh viên nói riêng và chất
lượng của quá trình đào tạo nói chung, bao gồm cả đánh giá quá trình và đánh
giá kết quả cuối cùng.

-

Chú trọng vào việc học tập tích cực, phản hồi và tư duy chiều sâu

-

Tập trung vào đánh giá tổng hợp các năng lực, bao gồm các năng lực mềm và
năng lực chuyên môn ở mức cao nhất (như mô tả ở CĐR/HSNL)

-


Đảm bảo khối lượng học tập, nghiên cứu vừa phải cho sinh viên

-

Có sự tham gia của đại diện WoW vào quá trình đánh giá để đảm bảo tính
khách quan và thực tế.
Những nguyên tắc này phải được thể hiện trong hệ thống các văn bản về các

quy định, hướng dẫn của nhà trường, khoa và bộ môn chuyên môn về thi, kiểm tra,
TTTN, KLTN, điều kiện tốt nghiệp vv…
KLTN hoặc ĐATN và thi tốt nghiệp là những hình thức đánh giá cuối cùng
của chương trình đào tạotrước khi sinh viên tốt nghiệp đang được áp dụng khá phổ
biến ở hệ thống GDĐH Việt Nam. Đối với đào tạo POHE, đây là một thành tố thiết
yếu trong đánh năng lực cốt lõi của sinh viên trước khi ra trường, được xem là công
đoạn khẳng định, minh chứng sự đáp ứng chuẩn đầu ra, hồ sơ năng lực của sản
phẩm đào tạo. Vậy câu hỏi đặt ra là các trường khi đánh giá năng lực sinh viên
POHE thông qua KLTN/ĐATN trước khi cấp bằng tốt nghiệp như thế nào để đảm
bảo rằng sinh viênPOHE được cấp bằng tốt nghiệp đã tích lũy được đủ các năng lực
được mô tả trong hồ sơ nghề nghiệp/HSNL? Các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp
đánh giá, sản phẩm đánh giá và qui trình đánh giá được áp dụng có hoàn toàn đáng
tin cậy và phù hợp với đánh giá năng lực cốt lõi trong HSNL không, hay cần có
những thay đổi, cải tiến cho phù hợp với tiếp cận POHE, nhằm tạo ra một môi
trường học tập tích cực, năng động, sáng tạo và có tính cạnh tranh? Ngoài ra, khác
13


với các CTĐT theo hướng hàn lâm, CTĐT POHE thể hiện tính ứng dụng thực tiễn
cao bởi nó xuất phát từ chính nhu cầu của WoW và có sự tham gia tích cực của đại
diện WoW vào quá trình phát triển và thực hiện CTĐT. Do vậy,ý kiến của WoW người sử dụng lao động- về việc đánh giá năng lực sinh viên POHE trước khi tốt
nghiệp (đánh giá đầu ra) cũng là điều mà các nhà trường có quan tâm đúng mức

không? Đó là những câu hỏi chính của nghiên cứu này.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định những hạn chế, bất cập và chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong
công tác đánh giá năng lực sinh viên POHE trước khi tốt nghiệp ra trường thông qua
KLTN/ĐATN tại các trường tham gia dự án POHE2, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
cho việc xây dựng hệ thống đánh giá năng lực sinh viên thông qua KLTN/ĐATN
phù hợp với tiếp cận POHE.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phản ánh thực trạng triển khai công tác đánh giá năng lực sinh viên POHE
trước khi tốt nghiệp tại 8 trường tham gia dự án POHE2 thông qua KLTN/ĐATN,
bao gồm sự phù hợp của các hình thức và phương pháp đánh giá, những kinh
nghiệm tốt ở một số trường, những tồn tại, yếu kém trong công tác đánh giá, các yếu
tố ảnh hưởng và những khó khăn, thách thức đối với công tác đánh giá năng lực sinh
viên POHE.
Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho việc xây dựng
một hệ thống đánh giá năng lực sinh viên POHE trước khi tốt nghiệp thông qua
KLTN/ĐATN phù hợp với tiếp cận đào tạo POHE.
1.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Tìm hiểu về hình thức, phương pháp, quy trình và cách thức tổ chức thực
hiện đánh giá năng lực sinh viên POHE trước khi tốt nghiệp ở 8 trường tham gia dự
án POHE2 thông qua KLTN/ĐATN.
14


(2) Đánh giá mức độ phù hợp của các phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh
giá áp dụng tại các trường dựa vào HSNL của ngành đào tạo và những yếu kém, bất
cập trong công tác đánh giá năng lực sinh viên POHE thông qua KLTN/ĐATN .
(3) Tìm hiểu về KLTN/ĐATN ở các ngành đào tạo POHEđể nắm bắt được

thông tin về chủ đề nghiên cứu, địa điểm thực hiện, người hướng dẫn và năng lực
của sinh viên POHE.
(4) Tìm hiểu về vai trò và sự tham gia của WoW trong công tác đánh giá
năng lực sinh viên POHE thông qua KLTN/ĐATN.
(5) Đề xuất những thay đổi để cải thiện công tác đánh giá năng lực sinh viên
POHE và những gợi ý cho nhà trường cải thiện chất lượng công tác đánh giá kết quả
học tập trước khi cấp bằng tốt nghiệp thông qua KLTN/ĐATN.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu tại bàn với việc thu thập tài liệu liên quan đến chủ đề
nghiên cứu từ các trường, phỏng vấn sâu các bên liên quan đến công tác đánh giá và
tổ chức đánh giá kết quả học tập (lãnh đạo khoa, giảng viên trực tiếp tham gia phát
triển và giảng dạy chương trình POHE, đại diện WoW), tư vấn với PMU và lấy ý
kiến phản hồi từ các trường thông qua Hội thảo góp ý cho báo cáo cuối cùng.
Về dung lượng mẫu: Để thực hiện Nghiên cứu này nhóm tư vấn đã phỏng vấn
tổng số 15 lãnh đạo trường/khoa phụ trách CTĐT POHE, 39 giảng viên có kinh
nghiệm giảng dạy POHE, và 19 đại diện WoW cung cấp nơi TTTN cho sinh viên
POHE. Ngoài ra, nhóm tư vấn đã khảo sát ngẫu nhiên 40KLTN/ĐATN của các
CTĐT POHE.
7 ngành đào tạo POHE được đề cập trong Nghiên cứu này bao gồm:
(1) Khoa học cây trồng: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường
Đại học Nông lâm Huế và Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh;
(2) Công nghệ Rau-Hoa-Quả & Cảnh quan: Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam;
(3) Công nghệ thông tin: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên;
15


(4): Điện-điện tử: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên;
(5) Quản trị khách sạn: Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân;
(6) Quản trị lữ hành: Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân;

(7) Kỹ thuật xây dựng: ĐH Vinh
Sơ lược về đối tượng phỏng vấn:
- Các giảng viên tham gia phỏng vấn đều có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo
POHE với số năm đã tham gia đào tạo POHE trung bình là 5 năm, ít nhất là 2 năm
và nhiều nhất là 8 năm. Thông qua các kênh thông tin của nhà trường/khoa như
CTĐT, hướng dẫn xây dựng CTĐT POHE và website của các trường 100% số giảng
viênđược hỏi đều biết đến HSNL của CTĐT, trong đó có 25 giảng viên (73%) đã
tham gia xây dựng chương trình POHE từ giai đoạn đầu tiên, hầu hết các giảng viên
đều có kinh nghiệm tham gia hướng dẫn TTTN/KLTN và hội đồng đánh giá hoặc
chấm KLTN/ĐATN (88,2%).
- 15 lãnh đạo phụ trách CTĐT POHE (bao gồm: 01 phó hiệu trưởng; 01 phó
giám đốc học viện; 07 chủ nhiệm và 5 phó chủ nhiệm khoa;01 phó giám đốc trung
tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng.
- 17 đại diện WoW có tiếp nhận sinh viên POHE đến thực hiện TTTN và sử
dụng lao động là sinh viên POHE sau khi tốt nghiệp, tham gia trả lời phỏng vấn,
trong đó 06 đại diện WoW tư nhân – cổ phần hóa; 11 cơ quan nhà nước (bao gồm
viện nghiên cứu, trường học, Trung tâm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh
vv…). Một số ít WoW đã có kí kết hợp tác toàn diện với các trường.
Xử lý số liệu: Số liệu từ phiếu thu thập thông tin thông qua phỏng vấn được
xử lý bằng phần mềm SPSS. Ngoài ra, phương pháp đánh giá bằng thẻ điểm
(scorecard) cũng được áp dụng.
1.4. Những hạn chế của nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên dung lượng mẫu về KLTN/ĐATN được
giới hạn bởi 5 KLTN/ĐATN ở mỗi trường. Ngoài ra, khảo sát được thực hiện ở 8
trường nhưng trong báo cáo chỉ trình bày kết quả nghiên cứu ở 7 trường ngoại trừ
16


Đại học Sư phạm Thái Nguyên do khoa Ngoại ngữ của trường- nơi trước đây thực
hiện CTĐT POHE đã chuyển sang trường khác và đã dừng đào tạo chương trình

POHE khi pha 1 dự án kết thúc, trong khi các chương trình POHE mới đang ở giai
đoạn xây dựng CTĐT. Như vậy, hiện tại còn 9 CTĐT được gọi là POHE (với 7
ngành đào tạo) đang được triển khai ở trong 7 trường tham gia dự án POHE2. Số
lượng mẫu được báo cáo chính thức còn lại: 13 lãnh đạo, 34 giảng viên, 17 đại diện
WoW và 34 Khóa luận và đồ án. Do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân không bố trí
được đại diện WoW làm việc với với nhóm tư vấn nên trong báo cáo này không có ý
kiến của đại diện WoW đối với 2 ngành đào tạo POHE là Quản trị khách sạn và
Quản trị lữ hành.

17


CHƢƠNG II. NHỮNG PHÁT HIỆN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Kết quả nghiên cứu tài liệu sơ cấp
2.1.1. Sơ lược về HSNL/CĐR của các CTĐT POHE
Hiểu rõ về HSNL và CĐR của một CTĐT POHE là điều cần thiết cho mỗi
giảng viên POHE, các lãnh đạo khoa, bộ môn chuyên môn và các nhà quản lý giáo
dục của nhà trường cho việc thiết kế CTĐT, lập kế hoạch giảng dạy, đánh giá kết
quả học tập và tổ chức thực hiện chương trình một cách hiệu quả và bền vững. Như
đã đề cập ở trên 7 trường tham gia dự án POHE2 hiện nay đang triển khai đào tạo 9
chương trình POHE đã được xây dựng từ pha 1. Đây có thể được coi là 9 hình mẫu
đầu tiên ở Việt Nam về xây dựng CTĐT theo tiếp cận POHE.
Đặc điểm chung của khung năng lực của 9 CTĐT đào tạo là đào tạo ra con
người có đủ năng lực thực hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn mà công việc yêu
cầu, bao gồm: nhóm năng lực năng mềm, nhóm năng lực năng chuyên môn và thái
độ/đạo đức nghề nghiệp cần thiết, trong đó năng lực giao tiếp & truyền thông, năng
lực xác định và giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và tinh thần hợp tác đều được đề
cập. Bên cạnh đó các nhóm ngành nghề khác nhau có những yêu cầu khác nhau về
năng lực (Xem bảng 1).
Nhóm các ngành Nông nghiệp có các năng lực chung như: nghiên cứu ứng

dụng, chuyển giao công nghệ, quản lý sản xuất/dự án sản xuất.
Nhóm các ngành kỹ thuật (xây dựng, công nghệ thông tin/điện tử) chú trọng
các năng lực thực hiện như: thiết kế công trình/sản phẩm, thực hiện thi công, giám
sát thi công/vận hành và bảo trì/bảo dưỡng.
Ngành CNRHQ&CQ và Quản trị khách sạn/lữ hành còn chú trọng đào tạo
các năng lực về marketing, phát triển và cung cấp các dịch vụ cho khách hàngvv…
Có thể thấy mục tiêu đào tạo của các CTĐT được xây dựng từ pha 1 khá tham vọng
trong bối cảnh POHE là tiếp cận mới mẻ đối với hệ thống GDĐH Việt Nam. Vậy
các trường đào tạo đạt được CĐR ở mức độ nào, việc đánh giá năng lực thông qua
18


KLTN/ĐATN trước khi tốt nghiệp có phản ánh đúng thực lực của sinh viên hay
không là câu hỏi có thể tìm thấy câu trả lời ở phần tiếp theo của báo cáo này.
Bảng 1. Sơ lược về nhóm năng lực trong các HSNL của 9 ngành đào tạo POHE
CTĐT POHE

STT
1

Khoa học cây trồng (NL Ng/c ứng dụng; khuyến nông; quản lý dự án; quản
Huế)

2

lý WoW; tư vấn

Khoa học cây trồng (NL Ng/c ứng dụng; khuyến nông; hợp tác; làm việc
độc lập, giải quyết vấn đề


HCM)
3

Năng lực chuyên môn

Khoa học cây trồng Ng/c ứng dụng; khuyến nông; quản lý sản xuất
(NLTN)

4

Công nghệ RHQ&CQ

Kỹ năng mềm (Giao tiếp và truyền thông, giải

(HVNNVN)

quyết vấn đề, lập kế hoạch, làm việc nhóm, lãnh
đạo); khuyến nông; ng/c ứng dụng; marketing;
thiết kế, thi công và bảo trì cảnh quan

5

Công nghệ thông tin/ Phân tích; tư vấn; thiết kế; thực hiện; bảo trì
Điện-điện

tử

(SPKT

HY)

6

Quản trị khách sạn/lữ Kỹ năng mềm (giao tiếp, lập kế hoạch, quản lý,
hành (KTQD)

đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội); thực
hiện và cung cấp dịch vụ khách san/lữ hành; phát
triển và tiêu thụ dịch vụ; quản lý và cải tiến quy
trình kinh doanh; lập kế hoạch và ý tưởng kinh
doanh

7

Kỹ thuật xây dựng(ĐH Lập và quản lý dự án đầu tư, xây dựng; tổ chức
Vinh)

điều hành thi công; giám sát công trình xây dựng;
ng/c ứng dụng; kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng dụng
CNTT, lãnh đạo, làm việc nhóm)

Nguồn: Tài liệu Xây dựng CTĐT POHE của các trường từ Website dự án POHE2[1-7]

19


×