Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH mirabelle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.34 KB, 27 trang )

Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng hàng loạt
các công cụ khác nhau. Trong đó kế toán được coi là một công cụ quan
trọng và hữu hiệu nhất bởi lẽ kế toán về mặt bản chất chính là hệ thống đo
lường, xử lý và truyền đạt những thông tin có ích cho các quyết định kinh tế.
Cũng có thể nói kế toán là một khoa học, là nghệ thuật của việc ghi chép,
phân loại, tổng hợp và lý giả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một tổ chức
hay 1 doanh nghiệp, là căn cứ để các nhà quản lý đề ra phương án kinh
doanh tối ưu nhất. Cho nên mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến việc tổ
chức công tác kế toán hợp lý và khoa học ở tất cả các khâu: kế toán nguyên
vật lieu, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương, kế toán chi phí sản xuất…… trong đó kế toán chi phí sản xuất luôn là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Họ hiểu rằng muốn tồn tại và
đứng vững trong môi trưưòng cạnh tranh hiện nay không còn cách lựa chọn
nào cơ bản hơn, vững chắc hơn, lâu bền hơn là là phải tổ chức quản lý tốt
việc sản xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản
phẩm. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm đem lại ngày càng
nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhận thức được ý nghĩa nói trên, ở công ty TNHH Mirabelle, kế toán
nói chung đã trở thành một công cụ quản lý hữư hiệu và công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất nói riêng đã thực sự là khâu trung tâm cho toàn bộ công
tác kế toán ở công ty. Qua thời gian tìm hiểu và ngiên cứu tình hình thực tế
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và xuất phát từ tầm quan trọng của
kế toán chi phí sản xuất, em xin trình bày đề tài:” Tổ chức công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH Mirabelle” với mong muốn phản

Lớp K11E1



1

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

ánh được phần nào thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm không
ngừng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất ở
các doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở
công ty TNHH Mirabelle
Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất ở công ty TNHH Mirabelle

Lớp K11E1

2

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Khái niệm
Để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh ngiệp cần có đầy đủ các yếu tố:
lao động, đối tuợng lao động và tư liệu lao động. Sự tham gia các yếu tố vào
quá trình sản xuất(các yếu tố đầu vào) hình thành các khoản chi phí tuơng
ứng.Giá trị sản phảm, dịch vụ, lao vụ gồm 3 bộ phận C, V, m
C:là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm,lao vụ, dịch vụ như: khấu hao tài sản cố định, chi phí
nguyên vật liệu…Bộ phận này gọi là lao động quá khứ(lao động vật hoá).
V:chi phí về tiền luơng, tiền công phải trả cho nguời lao động tham gia
vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Bộ phận này
gọi là lao động sống.
m:là giá trị lao động tạo ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm lao vụ,
dịch vụ.
Ở góc độ doanh nghiệp, để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp
phải bỏ ra 2 bộ phận chi phí C và V
Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tròn một thời kì nhất định(tháng,
quý, năm ).
2. Phân loại chi phí sản xuất
Lớp K11E1

3

Sv: Hoàng Trường Nam



Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp CPSX vào từng loại, từng nhóm
theo những đặc điểm đặc trưng nhất định. nguời ta thươn gf dung một số tiêu
thứ sau:
2.1.Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
• Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các CP về NVL chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…. mà doanh nghiệp dã
sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại trừ giá trị sử
dụng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu,
động lực..)
• Chi phí nhân công: gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích
BHXh, BHYT, KPCĐ mà doan nhiệp phải chịu.
• Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm toàn bộ khấu hao TSCĐ phải
trích của tất cả các tài sản sử dụng vào hoạt động SXKD tron kỳ của
doanh nghiệp.
• Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm toàn bộ số tiền của doanh nghiệp đã
chi cho các dịch vụ mua ngoài như tiền diện, nước….phục vụ cho
hoat động SXKD của doanh nghiệp
• Chi phí khác bằng tiền:là các khoản chi phí khác dùng vào sản xuất
ngoài 4 yếu tố trên.
2.2. Căn cứ vào mụch đích, công dụng của chi phí:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phần này bao gồm giá trị NVL
chính, NVL phụ, nhiên liệu…. tiêu hao trực tiếp cho quá trình sản
xuất sản phẩm.
• Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền công, phụ cấp và các
khoản trích theo lương: BHXh, BHYT, KPCĐ.


Lớp K11E1

4

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất có
chức năng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm.

2.3.Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối luợng công
việc, sản phẩm hoàn thành:
Theo cách phân loại này chi phí đuợc chia thành 2 loại:
• Chi phí khả biến(biến phí):
Là những chi phí mà tổng số hoặc tỷ lệ với khối luợng, công việc hoàn
thành hay thay đổi(khối luợng sản phẩm, công việc hoàn thành thì tổng
chi phí tăng và nguợc lại nhưng nếu tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì không
thay đổi như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,nhân công trực tiếp.
• Chi phí bất biến(định phí):
Là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối luợng công việc
hoàn thành nhưng nếu tính cho 1 đơn vị sản phẩm, công việc hoàn thành
thì lại thay đổi như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt
bằng…Trong chi phí sản xuất chung phần lớn là định phí. Cách phân loại
này có ý nghĩa rất lớn trong quản trị doanh ngiệp, giúp cho việc xem xét

cách ứng xử từng loại chi phí, phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc
ra quyết định cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, mặt khác giúp việc xác định kết quả trong các báo cáo bộ phận đề
ra các quyết dịnh quản lý.
2.4. Căn cứ vào phuơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với
đối tuợng chịu chi phí
Theo cáh phân loại này chi phí đuợc phân ra làm 2 loại:
• Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất
ra 1 loại sản phẩm, một công việc nhất định. Những chi phí này kế toán

Lớp K11E1

5

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

có thể căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho đối tượng chịu
định phí
• Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến sản xuất
nhiều loại sản phẩm nhiều, công việc. Những chi phí này kế toán phải
tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo 1 tiêu thức thích
hợp.
Ngoài cách phân loại trên còn có 1 số cách khác như: phân loại theo cách
thức kết chuyển chi phí:
• Chi phí về nhân viên: gồm tiền lương, phụ cấp, thưởng.

• Chi phí về thuế và các khoản phải nộp ngân sách
• Chi phí về dịch vụ mua ngoài
• Chi phí về quà tặng, quảng cáo, vận chuyển, bưu điện, ngân hàng
• Chi phí quản lý thông thường
• Chi phí về tài chính, vay phải trả, chiết khấu phải trả
• Chi phí đặc biệt
Phân loại chi phí sản xuất dựa vào 2 căn cứ:
-Căn cứ vào vào mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất thì gồm có:
chi phí bất biến và chi phí khả biến.
+Chi phí bất biến là chi phí hầu như giữ nguyên tổng số tiền với mọi
khối lượng sản phẩm được sản xuất ra.
+Chi phí khả biến là phần chi phí có xu hướng gia tăng theo sự gia
tăng của khối lượng sản phẩm sản xuất và xu hướng giảm cùng với sự giảm
xút của khối luợng sản phẩm.
-Căn cứ vào báo cáo kết quả SXKD: chi phí được chia thành chi phí định
mức và chi phí lịch sử.
+Chi phí định mức là chi phí gánh chịu được xác định.

Lớp K11E1

6

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+Chi phí lịch sử là chi phí thực tế phải gánh chịu.

II .NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
Kế toán làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các cấp quản trị doanh
nghiệp, cho nhà nuớc (cơ quan thuế), cho ngân hàng, chủ đầu tư…để đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm phải đáp ứng đuợc yêu cầu tính đúng, đủ, hợp lý các khoản
chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành đuợc chính xác. Yêu cầu đó đuợc
cụ thể hoá thành các nhiệm vụ sau:
-Xác định đúng đối tuợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
thích hợp.
-Tập hợp và phân loại CPSX theo đúng đối tuợng chịu CPSX.
-Xác định đúng giá trị của sản phấm dở dang cuối kỳ.
-Cuối kỳ, phân tích tình hình thực hiện GT và kế hoạch hạ GTSP, phát
hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp cho lãnh đạo
doanh nghiệp.
III.HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP.
Chịu tác động của quy luật giá trị trong cơ chế thị truờng, các doanh
nghiệp coi lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất. Để lợi nhuận đạt tối đa thì
hoặc phải tăng doanh thu, hoặc phải giảm chi phí, hoặc cả 2. Trong tổng chi
phí thì chi phí sản xuất là phần cơ bản ở những doanh nghiệp công nghiệp.
Tiết kiệm CP để hạ GTSP, kết hợp với việc không ngừng nâng cao
chất luợng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì… sẽ tạo vị thế tốt trong cạnh
tranh doanh nghiệp. Để làm đuợc như vậy doanh nghiệp cần phải sử dụng
hàng loạt các biện pháp: đổi mới quy trình công nghệ, tìm nguồn nguyên
liệu tốt, rẻ, đào tạo công nhân tay nghề cao…
Lớp K11E1

7

Sv: Hoàng Trường Nam



Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các nhà quản trị cần theo dõi thuờng xuyên, kịp thời mọi sự biến
động của CPSX, GTSP, đề xuất các biện pháp để tiêu thụ SP nhanh, làm
tăng tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các báo cáo sản
xuất phải đuợc lập đày đủ, tuân thủ theo các thủ tục đã quy định.
IV.TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Đối tuợng kế toán chi phí sản xuất
Xác định đối tuợng CPSX là công việc đầu tiên, quan trọng của việc
tổ chức kế toán CPSX. Tổ chức kế toán CP của quá trình sản xuất gồm hai
giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn
hạch toán chi tiết CPSX và giai đoạn tính giá thành. Việc phân biệt này do
sự khác nhau về đối tuợng kế toán CPSX và đối tuợng tính giá thành.
1.1.Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm đuợc xem xét ở 2 mức độ:
giản đơn hay phức tạp.
Với công nghệ sản xuất đơn giản, đối tuợng kế toán CPSX có thể là
SP hoặc toàn bộ quy trình SXSP.
Với công nghệ SX phức tạp, đối tuợng của CP có thể là bộ phận hoặc
chi tiết SP, các giai đoạn chế biến, quy trình công nghệ, đơn vị SX…
1.2.Căn cứ vào loại hình sản xuất.
Với loại hình SX đơn chiếc, đối tuợng kế toán CPSX theo từng bộ
phận,từng sản phẩm.
Với loại hình SX hàng loạt cỡ nhỏ, đối tuợng kế toán CPSX là các
đơn đặt hàng riêng biệt.
Với loại hình SX hàng loạt có khối luợng lớn thì đối tuợng của CPSX

theo toàn bộ khối luợng SP.
1.3. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất.

Lớp K11E1

8

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tuỳ theo các tổ chức quản lý của DN, có phân xuởng thì có thể coi phân
xuởng là đối tuợng tập hợp CPSX. Sẽ có những quyết định đúng đắn để đối
chiếu và kiểm tra, phân tích quyết định chính xác đến từng phân xuởng trong
hoạt động tổ chức SX kinh doanh.
2.Phuơng pháp tập hợp chi phí sản xuất.
2.1. Phưong pháp tập hợp trực tiếp:
Phuơng pháp này áp dụng trong trưòng hợp CPSX phát sinh có liên
quan trực tiếp đến từng đối tuợng CPSX riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào
chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo
phuơng pháp này CPSX phát sinh đuợc tính trực tiếp cho từng đối tượng CP
nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì thế nên áp dụng phưong pháp này trong
điều kiện có thể cho phép.
2.2.Phương pgháp phân bổ gián tiếp:
Phuơng pháp này áp dụng trong trưòng hợp CPSX kinh doanh phát
sinh có liên quan đến nhiều đối tuợng chi phí, không tổ chức ghi chép ban
đàu cho từng đối tuợng đuợc. Trong truờng hợp đó phải tập hợp chung cho

nhiều đố tưọng. Sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ
khoản chi phí này cho từng đối tưọng kế toán chi phí. Việc phân bổ được
tiến hành theo trình tự:
+Xác định hệ số phân bổ:
HS phân bổ = ∑CP cần phân bổ : ∑ tiêu thức dùng để phân bổ
+Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng :
Ci = Ti * H
Trong đó: Ci: là chi phí phân ổ cho từng đối tượng i
Ti: là tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng i
H: hệ số phân bổ.

Lớp K11E1

9

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khi ngiên cưú phương pháp tập hợp chi phí SX, một vấn đề nữa cần xác
định rõ: không có nghĩa chi gphí trực tiếp thì được tập hợp trực tiếp, chi phí
gián tiếp thì dược phân bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí, mà
không thể tập hợp trực tiếp được. Điều quan trọng trong việc tập hợp trực
tiếp hay phân bổ gián tiếp là do mối quan hệ của các khoản chi phí phát sinh
với các đối tượng chịu chi phí và việc tổ chức hạch toán chứng từ ban đầu
quyết định.
Ví dụ phân bổ chi phí:

-Số liệu về chi phí vật liệu phụ dùng cho việc SX sản phẩm A và sản
phẩm B trong kỳ là :18.900.000 đ
Trong kỳ SX hoàn thành 200 SP A và 300SP B
Định mức chi phí vật liệu phụ cho Sp A là:30.000 đ, Sp B là: 40.000 đ
Quá trình phân bổ chi phí vật liệu phụ cho từng Sp như sau:
HS phân bổ = 18.900 :(200*30.000*300*40.000) = 1,05
Chi phí vật liệu phân bổ cho:
+ Sp A = 200*30.000*1,05

= 6.300.000đ

+Sp B =18.900.000 - 6.300.000 = 12.600.000đ
3.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-CP nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ CP về NVL chính, nửa thành
phẩm mua ngoài, NVL phụ, nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho việc SX, chế
tạo SP hoặc lao vụ, dịch vụ.
-Khi phát sinh các khoản CP về NVL trực tiếp, KT căn cứ vào phiếu
xuất kho, các CT khác có liên quan để xác định giá vốn của NVL dùng cho
SX, chế tạo SP. Trên cơ sở đó KT tập hợp CP NVL trực tiếp cho từng đối
tưọng KT CPSX cũng như từng đối tượng sử dụng trong toàn DN, công việc
này thương đuợc thực hiện trong “bảng phân bổ NVL”.

Lớp K11E1

10

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-Để kế toán CP NVL kế toán sử dụng TK 621-CP nguyên vật liệu trực
tiếp. Kết cấu cơ bản của TK nay như sau:
Bên nợ: trị giá vốn NVL sử dụng trực tiếp cho SX, chế tạo SP hoặc
thực hiện lao vụ. dịch vụ trong kì.
Bên có:
-Trị giá vốn NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
-Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có).
-Kết chuyển CP NVL trực tiếp để tính giá thành SP, dịch vụ .
TK 621 không có số dư cuối kì
Trình tự hạch toán:
• Khi phát sinh các khoản chi phí vật liệu trực tiếp liên quan đến
hoạt động kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ Tk 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có Tk 152-Nguyên vật liệu
• Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào Sx kế toán ghi:
Nợ Tk 621- Chi phí nguyên vật lêu trực tiếp
CóTk 111-Tiền mặt
Có Tk 141-Tiền tạm ứng
Cuối tháng, các chi phí về vật liệu trực tiếp được kết chuyển vào Tk 154- chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc tk 631- giá thành sản xuất để tính giá
thành sản phẩm, dịch vụ. Tk 154 phải mở chi tiết cho từng hoạt động. kế
toán phản ánh bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ Tk154-chi phí SXKD dở dang( hoặc 631)/chi
tiết cho từng hoạt động
Có Tk621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Lớp K11E1


11

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vậ liệu trực tiếp

Tk 152(611)

Tk 621

(1)

Tk 152(611)

(3)

Tk 111,112,141

Tk 154(631)
(2)

(4)

Tk 133


Giải thích:
(1):Xuất kho NVL trực tiếp cho Sx
Lớp K11E1

12

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(2):Mua NVL về dùng ngay cho SX sản phẩm
(3): Trường hợp NVL sử dụng không hết nhập lại kho
(4): Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để dịnh giá thành Sp
4.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Kế toán NCTT là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
SXSP hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền luơng
chính, tièn luơng phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo số tiền luơng của công nhân trực tiếp SX.
-CP về tiền lương đuợc xác định cụ thể tuỳ thuộc hình thức tiền lương
SP hay luơng TG mà DN áp dụng. Số tiền lương phải trả cho công nhân
SXSP cũng như các đối tượng khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán
tiền luơng, đuợc tổng hợp và phân bổ cho các đối tưọng KT CPSX trên bảng
phân bổ tiền luơng,trên cơ sở đó các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT,
KPCĐ) tính vào chi phí NCTT được tính toán căn cứ vào số tiền lương
công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích theo quy định hiện hành
của từng thời kỳ.

-Để kế toán CP NCTT , KT sử dụng TK 622-chi phí nhân công trực
tiếp, kết cấu cơ bản của TK này như sau:
Bên nợ: CPNCTT phát sinh:tiền lưong, tiền công,tiền ăn ca, BHXH,
BHYT, KPCĐ(19%), trích tiền luơng ngỉ phép
Bên có:kết chuyển CP NCTT để tính GTSP
TK 622 không có số dư.
Trình tự hạch toán:
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng kê khối lượng công
việc hoàn thành ở từng bộ phận để lập bảng thanh toán tiền lương và bảng

Lớp K11E1

13

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phân bổ tiền lương, Kế toán căn cứ vào số liệu đã phản ánh ở bảng phân bổ
tiền lương, ghi:
Nợ Tk 622- chi phí nhân công trực tiếp
Có Tk334- phải trả công nhân viên
Có Tk 338- phải trả phải nộp khác
( chi tiết theo các tài khoản cấp 2)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng hoạt động để
tính giá thành, Kế toán ghi:
Nợ Tk154-chi phí SXKD dở dang (hoặc Tk 631)

(chi tiết theo từng hoạt động)
Có tk 622- chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
TK 334

Tk 622

Tk 154(631)

(1)
(4)
Tk 338
(2)
Tk335
(3)

Giải thích:
Lớp K11E1

14

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(1):Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp SX SP
(2)Các khoản trích theo lương tính vào chi phí (21%)

(3)Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX
(4) Cuối kỳ kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính GTSP
5. Kế toán chi phí sản xuất chung.
CP SXC là những khoản CP cần thiết khác phục vụ cho quá trình SXSP phát
sinh ở các phân xưởng, bộ phận SX. CPSXC bao gồm:
-CP nhân viên phân xưởng: Phản ánh chi phí lien quan phải trả cho
nhân viên phân xưởng, bao gồm: tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp
luơng, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, tính cho nhân viên phân
xưởng như:quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho
-CP nguyên vật liệu:
-CP công cụ dụng cụ sản xuất
-CP khấu hao TSCĐ
-CP dịch vụ mua ngoài
-CP bằng tiền khác
Để kế toán CP SXC kế toán sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung, kết
cấu cơ bản của TK này như sau:
Bên nợ: Tập hợp CP SXC phát dinh trong kỳ
Bên có: -các khoản PS giảm ( nếu có)
-CP SXC không đuợc phân bổ, kết chuyển vào CP SX kinh
doanh trong kỳ
TK 627 không có só dư cuối kì và được lập 6 TK cấp 2:
Tk 6271: CP nhân viên
Tk 6272: CP vật liệu
Tk6273: CP công cụ dụngcụ
Lớp K11E1

15

Sv: Hoàng Trường Nam



Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tk 6274: CP khâú hao TSCĐ
Tk6277: CP dịch vụ mua ngoài
Tk 6278: CP bằng tiền khác

Trình tự hạch toán:
• Khi tiền lương tiền công, tiền công , các khoản phụ cấp phải trả
cho NV phân xưởng, bộ phận SX , kế toán ghi:
Nợ Tk 6271- chi phí SX chung
Có Tk 334- phải trả CNv
• Trích chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ của CNV phân xưởng:
Nợ Tk 6271-chi phí SX chung
Có tk 338- Phải trả phải nộp khác
• Chi phí vật liệu dùng cho PX:
Nợ Tk 6272-Chi phí SX chung
Có Tk152- nguyên vật liệu
• Khi xuất công cụ dụng dùng cho phân xưởng:
Nợ Tk 6273-chi phí SX chung
Có TK 153- công cụ, dụng cụ
• Khi trích KH TSCĐ phục vụ trực tiếp cho SX, kinh doanh:
Nợ Yk 6274- chi phí SX chung
Có Tk 214- hao mòn TSCĐ
• Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước. điện thoại,
và các dịch vụ khác:
Nợ Tk 6277-chi phí SX chung
CóTk 111- tiền mặt


Lớp K11E1

16

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Có tk 112- tiền gửi ngân hàng

• Chi phí bằng tiền khác:
Nợ tk 6278-chi phí SX chung
Có Tk 111- tiền mặt
Có TkTk 112-tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ kế toán chi phí SX chung:
Tk 334, 338

Tk 627

Tk 152

(1)
(6)
Tk 152
(2)

Tk 154

(7)

Tk 153(142, 242)

Tk 631
(3)

(8)

Tk 214, 135

Tk 632
(4)

(9)

Tk 111, 112,331
(5)

Giải thích:
Lớp K11E1

17

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


(1):Tính lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả và
các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.
(2):Kế toán NVL xuất dùng cho phân xưởng
(3): kế toán công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng
(4):Trích khấu hao TSCĐ tại phân xưởng
(5):Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác dùng tại phân xưởng
(6): Các khoản chi phí SXC giảm
(7):Kết chuyển chi phí SXC thực tế dùng vào SX SP theo phương
pháp KKTX
(8): Kết chuyển chi phí SXC thực tế dùng vào SX SP theo phương
pháp KKĐK
(9): chi phí SXC cố định không được phân bổ vào giá thành do
không đạt công suất thiết kế khi SX SP.
6.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
Chi phí sản phẩm dở dang có thể được dánh giá theo một trong các phương
pháp sau:
6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính cho phần chi phí
NVL trực tiếp còn các khoản chi phá khác tính cho sản phẩm hoàn thành,
mặt khác khi tính theo phương pháp này, để đơn giản, giảm bớt khối lượng
tính toán, kế toán thường quan niệm chi phí NVL trực tiếp bỏ hết 1 lần, ngày
từ đầu quy trình SX. Vì vậy giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính bằng công
thức sau:
Giá trị

Giá trị SP

sản phẩm =


dở dang Đk + sinh trong k ỳ

dở dang
Lớp K11E1

Số lượng SP

chi phí phát

Số lượng SP
* dở dang cuối

Số sản phẩm dở
18

kỳ

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN
cuối kỳ

hoàn thành

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ dang cuối kỳ

Đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm, chế biến phức

tạp kiểu liên tục, SP trải qua nhiều gioai đoạn chế biến liên tục thì khi áp
dụng phương pháp này thì giá trị của SPDD cuối kỳ của giai đoạn 2 trở đi
được đánh giá theo giá trị của nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
6.2. Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương:
Theo phương pháp này phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí chi sản
phẩm dở dang theo mức dộ hoàn thành tương đương của chúng. Do vậy,
trước hết phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến
của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương, sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí
cho SPDD
-Đối với những khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ quy trình sản
xuất( như nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho SP hoàn thành và SPDD như
sau:
Giá trị

Giá trị SPDD cuối kỳ + CP phát sinh TK

SPDD =

Số lượng
*

cuối kỳ

Số luợng SP hoàn thành +Số SPDD cuối kỳ

SPDD
cuối kỳ


-Đối với những khoản chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất( như chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí SXC) thì tính cho SPDD theo công thức sau:
Giá trị

Giá trị SPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ

SPDD =
cuối kỳ

Số lượng
* sản phẩm

Số lượng SP hoàn thành + Số SP hoàn thành

hoàn thành

tương đương
Trong đó:
Lớp K11E1

19

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN
Số lưọng SP hoàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Số lượng SPDD cuối kỳ * mức độ hoàn thành

Thành tương đương =
So với phương pháp đang giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp,
thì phương pháp này đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng như chỉ tiêu thành phẩm và giá vốn
hàng bán trong báo cáo kế toán, nhưng nó có nhược điểm là khối lượng tính
toán nhiều, hơn nữa việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của SPDD là
1 công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan.
6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí SX định mức.
Đối với doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi
phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng được phương
pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
- Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD, mức độ hoàn
thành và định mức từng khoản mục chi phí của SPDD ở từng công đoạn SX
để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp sẽ là cơ sở để xác định đúng đắn giá trị sản phẩm dở
dang, đây là tiền đề đảm bảo tính đúng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm,
kết quả kinh doanh.

Lớp K11E1

20

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH MIRABELLE
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH
MIRABELLE.
1. Vị trí, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của công ty.
-Vị trí:
+Tên đơn vị: Công ty TNHH Mirabelle
+Địa chỉ công ty: Số 10 Nam Ngư_Quận Hoàn Kiếm_Hà Nội
+Mã số thuế:012340173 đăng ký tại chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm
năm 2008
+Tài khoản:012224081 tại ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn
Kiếm
+Giấy phép đăng ký kinh doanh:030200438
+điện thoại: 0439424509
+Email:
-Đặc điểm SX kinh doanh
Công ty TNHH Mirabelle có một nhà hàng kiểu pháp:Labadiane.Chế
biến và kinh doanh các món ăn và đồ uống kiểu Pháp. Tại đây thực

Lớp K11E1

21

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

khách có thể đặt các món ăn Âu, Á. Đặc biệt nhà hang Labadiane có các
loại rượu vang và champagne nổi tiếng của Pháp.
-Quá trình hình thành và phát triển.
+Ngày thành lập:05/11/2008
+Giấy phép thành lập:030200348 do sở kế hoạch đàu tư Thành phố
Hà Nội cấp
+Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh:177/GP_HN ngày
20/10/2008 do sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp
+Vị trí địa lý: công ty có trụ sở đặt tại số 10 Nam Ngư_Hoàn Kiếm,
với mặt tiền rộng 7m, cao 4 tầng, nhà hàng luôn mở rộng cửa đón chào
những thực khách cả trong và ngoài nước
2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
-Ngành nghề kinh doanh của công ty: chế biến các món ăn Âu, Á, đặc
biệt là các món ăn pháp, pha che các loại đồ uống từ rượu:cooktail,
mooktail,các loai trà, cà phê, sinh tố,các loại rượu.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
-Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 1 giám
đốc,1quản lý(kiêm bếp trưởng nhà hàng), 2nhân viên kế toán, 1 thu ngân,
4 nhân viên bếp, 12 nhân viên bàn chia dều 3 ca, 2 nhân viên tạp vụ và 1
nhân viên bảo vệ
-Lương bình quân của nhân viên:1.800.000đ/1CN/tháng
-Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng cho phép đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ với chế độ 1 thủ
trưởng. Đứng đầu là giám đốc chịu trách nhiệm điều hành và quản lý
kinh doanh. Chịu trách nhiệm chế biến món ăn và tiêu thụ các sản phẩm
ché biến ra là quản lý kiêm bếp trưởng nhà hàng. Các bộ phận bếp, bàn


Lớp K11E1

22

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

và bar hỗ trợ nhau trong việc phục vụ thực khách các loại thức ăn và đồ
uống

Sơ đồ công ty
Giám đốc

Quản lý nhà hàng
( Bếp trưởng)

Bộ phận bàn

Nhân
viên
phục vụ
bàn

Lớp K11E1

Bộ phận bếp


Bộ phận bar

Nhân
viên
phục vụ
bếp

Nhân
viên
Bar

23

Bộ phận kế toán

Nhân
viên
kế
toán

Sv: Hoàng Trường Nam

Thu
ngân


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


5. Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Mirabelle
5.1.Tổ chứ bộ máy kế toán:
Do đây là một công ty nhỏ lại chỉ có 1 nhà hàng nên công tác tổ chức kế
toán của công ty rát đơn giản, công ty chi có 2 nhân viên kế toán và một
thu ngân

Bộ phận kế toán

Kế toán viên

Thu ngân

5.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán của công ty TNHH
Mirabelle.
- Kế toán viên
- Thu ngân
5.3.Hình thức sổ sách kế toán mà công ty đang áp dụng:
-Niên độ kế toán là 12 tháng kể từ ngày 01/01 đén hết ngày 31/12 năm
dương lịch
Lớp K11E1

24

Sv: Hoàng Trường Nam


Trường Cao Đẳng Du Lịch HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi sổ kế toán: tiền VND và ngoại tệ,
TGNH
-Hình thức sổ sách kế toán mà công ty đang áp dụng: hình thức nhật
ký chung. Các nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết
thì đồng thời ghi sổ kế toán chi tiết cuối tháng tổng hợp vào bảng tổng
hợp chi tiết, cuối quý cộng sổ cái đối chiếu với sổ quỹ và các bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
-Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty sử dụng phương pháp khấu
trừ thuế.
-Phương pháp khấu hao TSCĐ: công ty sử dụng phương pháp kấu hao
theo đường thẳng.
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH Mirabelle
1.Công tác quản lý chung về kế toán tập hợp CPSX.
Công tác quản lý:
-Chi phí NVL trực tiếp:
-Chi phí nhân công trực tiếp:
-Chi phí sản xuất chung:
2.Các thủ tục quản lý và chế độ hạch toán ban đầu:
3.Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX
Tại công ty TNHH Mirabelle tiến hành tập hợp CPSX theo khoản
mục:
3.1.Kế toán tập hợp CP NVL trực tiếp:
3.1 .Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
a, Kế toán chi phí nhân viên phân xuởng: Tk 6271
b,Kế toán chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất:Tk 6272, Tk 6273
Lớp K11E1


25

Sv: Hoàng Trường Nam


×