Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích hoạt động của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM ANH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM ANH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
LỜI CẢM ƠN

HÀ NỘI 2016

1


LỜI CÁM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, Trƣởng phòng Sau đại học Trường Đại
học Dược Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình,
Phó Hiệu trƣởng Trường Đại học Dược Hà Nội – Trƣởng Bộ môn Quản lý
và kinh tế dƣợc cùng với các Thầy, Cô bộ môn Quản lý và kinh tế dược, các
Thầy Cô Trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã giảng dạy nhiệt tình,
tận tâm hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học Trường
Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Sở Y tế Hải
Dƣơng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành nhiệm vụ
công tác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Cô Chú, Anh Chị phòng Quản lý hành
nghề y dƣợc tƣ nhân, phòng Thanh Tra đã giúp tôi trong quá trình thu thập
thông tin và tìm số liệu cho luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời yêu thương nhất tới Ba mẹ, gia đình, ngƣời
thân, bạn bè và đồng nghiệp luôn ở bên cổ vũ, động viên tôi thực luận văn

này.
Hải Dương, ngày 31 tháng 03 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Kim Anh
2


MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Khái quát về thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và việc áp dụng tại
một số nƣớc trên thế giới ....................................................................... …….3
1.1.1. Quá trình hình thành GPP ........................................................... 3
1.1.2. Khái niệm về GPP ....................................................................... 3
1.1.3. Nội dung và yêu cầu của GPP (WHO) ....................................... 4
1.1.4. Vai trò của người dược sĩ............................................................ 5
1.1.5. Thực trạng việc thực hiện GPP tại một số nước trên thế giới .... 5
1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP và thực trạng việc thực hiện GPP
tại Việt Nam. .................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm về GPP ....................................................................... 7
1.2.2. Nguyên tắc GPP .......................................................................... 7
1.2.3. Các tiêu chuẩn GPP .................................................................... 8
1.2.4. Hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc ............................... 9
1.2.5. Thực trạng hoạt động của các nhà thuốc tại một số tỉnh thành

trong những năm gần đây ................................................................................ 11
1.3. Một vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội và hệ thống y tế tại tỉnh
Hải Dƣơng…. ................................................................................................. 15
1.3.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương ... 15

3


1.3.2. Tổ chức mạng lưới y tế tỉnh Hải Dương ................................... 15
1.3.3. Mạng lưới phân phối thuốc tại tỉnh Hải Dương ....................... 16
1.3.4. Thực trạng hoạt động của các nhà thuốc tại tỉnh Hải Dương ... 18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 20
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................. 20
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................... 22
2.3.3. Các chỉ số, biến số nghiên cứu ................................................. 22
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................... 29
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................. 29
2.4.2. Phương pháp đóng vai và quan sát ........................................... 29
2.5. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu, trình bày và báo cáo kết
quả…………………………………………………………………………...30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 32
3.1. Phân tích việc thực hiện các quy định trong tiêu chuẩn Thực
hành tốt nhà thuốc của các nhà thuốc tại thành phố Hải Dƣơng giai đoạn
2013 – 2015… ................................................................................................. 32
3.1.1. Phân tích khả năng đáp ứng các quy định trong tiêu chuẩn Thực
hành tốt nhà thuốc khi tiến hành thẩm định .................................................... 32
3.1.2. Phân tích khả năng duy trì thực hiện các quy định trong tiêu

chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc khi thanh kiểm tra năm 2015 ........................ 43
3.2. Phân tích hoạt động tƣ vấn sử dụng thuốc của một số nhà thuốc
trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng ............................................................. 53
3.2.1. Phân tích hoạt động tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn .......... 53
4


3.2.2. Phân tích hoạt động tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn.57
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 60
4.1. Phân tích việc thực hiện các quy định trong tiêu chuẩn Thực
hành tốt nhà thuốc của các nhà thuốc tại thành phố Hải Dƣơng............. 60
4.1.1. Phân tích khả năng đáp ứng các quy định trong tiêu chuẩn Thực
hành tốt nhà thuốc khi tiến hành thẩm định .................................................... 60
4.1.2. Phân tích khả năng duy trì thực hiện các quy định trong tiêu
chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc khi thanh kiểm tra năm 2015 ........................ 66
4.2. Phân tích hoạt động tƣ vấn sử dụng thuốc của một số nhà thuốc
trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng ............................................................. 71
4.2.1. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn ......................... 71
4.2.1. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn .............. 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CCHND

Chứng chỉ hành nghề dược


CĐD

Cao đẳng dược

ĐĐKKDT

Đủ điều kiện kinh doanh thuốc

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

DSĐH

Dược sĩ đại học

DT

Dược tá

FIP

International Pharmaceutical Federation

GPP

Good Pharmacy Practice

KV


Khu vực

MP

Mỹ phẩm

NT

Nhà thuốc

PTCM

Phụ trách chuyên môn

SOP

Standard operating procedure

TCD

Trung cấp dược

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPCN

Thực phẩm chức năng


TPHD

Thành phố Hải Dương

WHO

World Health Oganization

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Bảng 1.1

Nội dung
Quy trình bán, tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn và quy
trình bán, tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn

Bảng 1.2

Mạng lưới phân phối thuốc tại tỉnh Hải Dương các năm

Trang
10
16

2013, 2014, 2015

Bảng 1.3

Sự phân bố của mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Hải

17

Dương năm 2015
Bảng 1.4

Số lượng các quầy thuốc, nhà thuốc đạt GPP tại Hải

18

Dương các năm 2013, 2014, 2015
Bảng 2.5

Mẫu nghiên cứu cụ thể của mục tiêu 1

22

Bảng 2.6

Các chỉ số, biến số nghiên cứu của đề tài

22

Bảng 3.7

Phân loại nhà thuốc theo kết quả chấm điểm GPP


32

Bảng 3.8

Trình độ chuyên môn của người bán lẻ tại nhà thuốc

33

Bảng 3.9

Điều kiện của người bán lẻ thuốc tại nhà thuốc

34

Bảng 3.10 Diện tích, thiết kế và bố trí các khu vực của nhà thuốc

35

Bảng 3.11 Việc lắp đặt và hoạt động của các trang thiết bị

36

Bảng 3.12 Việc trang bị dụng cụ, bao bì lẻ thuốc, nhãn ra lẻ thuốc tại

37

nhà thuốc
Bảng 3.13 Kết quả thẩm định về hồ sơ pháp lý của nhà thuốc

38


Bảng 3.14 Việc trang bị tài liệu chuyên môn tại nhà thuốc

39

Bảng 3.15 Việc xây dựng quy trình thao tác chuẩn

40

Bảng 3.16 Việc thực hiện quy chế chuyên môn

41

Bảng 3.17 Việc đảm bảo chất lượng thuốc tại nhà thuốc

42

Bảng 3.18 Kết quả thanh kiểm tra về nhân sự

43

Bảng 3.19 Diện tích, thiết kế và bố trí các khu vực của nhà thuốc

44

7


Bảng 3.20 Việc lắp đặt và hoạt động của các trang thiết bị


46

Bảng 3.21 Việc trang bị dụng cụ, bao bì ra lẻ thuốc, nhãn ra lẻ thuốc

47

tại nhà thuốc
Bảng 3.22 Thực trạng về hồ sơ pháp lý của nhà thuốc

48

Bảng 3.23 Việc trang bị tài liệu chuyên môn tại nhà thuốc

48

Bảng 3.24 Việc thực hiện một số quy chế chuyên môn

49

Bảng 3.25 Việc đảm bảo chất lượng thuốc tại nhà thuốc

51

Bảng 3.26 Việc kinh doanh một số loại thuốc tại nhà thuốc

52

Bảng 3.27 Những câu hỏi nhân viên nhà thuốc đưa ra với khách

53


hàng
Bảng 3.28 Những lời khuyên của nhân viên nhà thuốc đối với khách

54

hàng
Bảng 3.29 Hoạt động ghi nhãn ra lẻ thuốc

55

Bảng 3.30 Những tư vấn dùng thuốc của nhân viên nhà thuốc

55

Bảng 3.31 Cách thức hướng dẫn sử dụng thuốc

56

Bảng 3.32 Những câu hỏi nhân viên nhà thuốc đưa ra với khách

57

hàng
Bảng 3.33 Những lời khuyên của nhân viên nhà thuốc đối với khách

57

hàng
Bảng 3.34 Những tư vấn dùng thuốc của nhân viên nhà thuốc


58

Bảng 3.35 Cách thức hướng dẫn sử dụng thuốc

59

8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ vai trò của người dược sĩ

5

Hình 2.2

Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài

21


Hình 3.3

Biểu đồ phân loại nhà thuốc theo kết quả chấm điểm
GPP

Hình 3.4

Cơ cấu về trình độ chuyên môn của người bán lẻ tại nhà
thuốc

Hình 3.5

Biểu đồ về điều kiện của người bán lẻ thuốc tại nhà
thuốc

32

33

34

Hình 3.6

Biểu đồ về việc bố trí các khu vực của nhà thuốc

36

Hình 3.7

Biểu đồ về dụng cụ, bao bì và nhãn ra lẻ tại nhà thuốc


38

Hình 3.8

Biểu đồ về việc trang bị tài liệu chuyên môn tại nhà
thuốc

39

Hình 3.9

Biểu đồ về việc thực hiện quy chế chuyên môn

41

Hình 3.10

Biểu đồ về việc đảm bảo chất lượng thuốc tại nhà thuốc

42

Hình 3.11

Biểu đồ kết quả sự có mặt của người phụ trách

43

Hình 3.12


Biểu đồ về việc bố trí các khu vực của nhà thuốc

45

Hình 3.13

Biểu đồ về việc đảm bảo chất lượng thuốc tại nhà thuốc

46

Hình 3.14

Biểu đồ về dụng cụ, bao bì và nhãn ra lẻ tại nhà thuốc

47

Hình 3.15

Biểu đồ về việc trang bị tài liệu chuyên môn tại nhà
thuốc

49

Hình 3.16

Biểu đồ về việc thực hiện quy chế chuyên môn

50

Hình 3.17


Biểu đồ về việc đảm bảo chất lượng thuốc tại nhà thuốc

51

9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua ngành Dược đã có những bước phát triển vượt
bậc, về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu thuốc cho công tác khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, mạng lưới bán lẻ thuốc ngày càng mở
rộng, số lượng không ngừng tăng lên với nhiều loại hình, hoạt động đều khắp
trong cả nước đảm bảo việc cung ứng thuốc đến cho người dân một cách đầy
đủ, đảm bảo chất lượng, kịp thời, giá cạnh tranh. Chính vì vậy, xu hướng
người dân đến các cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc tự điều trị mà không cần
đơn thuốc của bác sĩ tăng lên đáng kể do chi phí thấp, tiện lợi và do kiến thức
về sức khỏe của người dân càng ngày càng nâng cao.
Ngày nay, chất lượng phục vụ của các cơ sở bán lẻ thuốc trở thành vấn
đề được hết sức quan tâm. Liên đoàn Dược phẩm quốc tế (FIP) đã đưa ra các
tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm
nâng cao chất lượng của các cơ sở bán lẻ.
Để theo kịp trào lưu phát triển lĩnh vực dược trên thế giới, Bộ Y tế cũng
đã ban hành các thông tư, quyết định quy định nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực
hành tốt nhà thuốc và lộ trình thực hiện tiêu chuẩn này trong cả nước. Đến
nay về cơ bản, các nhà thuốc và quầy thuốc trên toàn quốc đã đạt tiêu chuẩn
Thực hành tốt nhà thuốc.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như người dân lạm dụng thuốc, sử dụng
thuốc sai mục đích, sai hướng dẫn sử dụng; nhà thuốc chạy theo lợi nhuận dẫn
đến vi phạm các quy chế chuyên môn; một số nhà thuốc chưa thực sự tuân thủ

các quy định trong tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc mà chỉ mang tính chất
đối phó… Những vấn đề này là tồn tại chung của các cơ sở bán lẻ thuốc trên
cả nước và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Tại Hải Dương, việc triển khai Thực hành tốt nhà thuốc tính đến nay cơ
bản đã đồng bộ. Các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hải Dương về cơ bản
đã được chuẩn hóa để đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc. Vậy việc tuân
1


thủ các quy định trong tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc của các nhà thuốc
đã thực hiện tốt hay chưa? Vấn đề tư vấn sử dụng thuốc đã làm đến đâu? Để
trả lời những vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích hoạt động
của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hải Dương” với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích việc thực hiện các quy định trong tiêu chuẩn Thực hành tốt
nhà thuốc của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hải Dương trong giai
đoạn 2013 – 2015.
2. Phân tích hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của một số nhà thuốc trên
địa bàn thành phố Hải Dương năm 2015.
Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ các quy định
trong tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc và cải thiện chất lượng hoạt động
của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hải Dương.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về thực hành tốt nhà thuốc (GPP) và việc áp dụng tại
một số nƣớc trên thế giới
1.1.1. Quá trình hình thành GPP
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là một vấn đề hết sức quan trọng với sức

khỏe của nhân loại. Thuốc như một con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng
cách nó sẽ mang lại nhiều tác hại cho người sử dụng. Tổ chức Y tế Thế Giới
(WHO) đã triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các quốc gia phòng,
chống hiện tượng lạm dụng thuốc nói chung và đặc biệt là các thuốc corticoid
và kháng sinh… Một trong các biện pháp quan trọng là nghiên cứu, xây dựng
và ban hành các nội dung của GPP.
Dựa trên chiến lược thuốc sửa đổi năm 1986, WHO đã tổ chức 2 cuộc
họp về vai trò của người dược sĩ tại Delhi năm 1988 và Tokyo năm 1992.
- Năm 1992: Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) xây dựng tiêu chuẩn
GPP.
- Năm 1993: FIP công bố hướng dẫn thực hiện GPP.
- Tháng 4/1997: FIP và WHO thống nhất nội dung của GPP.
- Tháng 9/1997: FIP tổ chức đại hội chính thức thông qua nội dung
GPP.
- Năm 2006: FIP và WHO xuất bản sách cẩm nang “Phát triển thực
hành nhà thuốc” tập trung vào chăm sóc bệnh nhân.
- Tháng 10/2009: FIP và WHO đã chỉnh sửa lại GPP.
- Năm 2011: FIP và WHO tiếp tục chỉnh sửa lại GPP [33].
Các nguyên tắc và tiêu chuẩn của GPP đã được ban hành rộng rãi và
được công bố chính thức bằng ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
1.1.2. Khái niệm về GPP
Ngày 05 tháng 9 năm 1993 tại Tokyo, FIP đã thông qua văn bản khung
quy định về chế độ thực hành tốt nhà thuốc, trong đó đưa ra khái niệm: “Thực
3


hành tốt nhà thuốc là thực hành dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh, qua
đó, dược sĩ có thể cung cấp cho người bệnh những dịch vụ chăm sóc tốt nhất.
Nhà thuốc thực hành tốt là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh
của riêng mình mà quan tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích chung

của toàn xã hội. Để hỗ trợ thực hành này, điều quan trọng là có một hệ thống
tiêu chuẩn chung được đặt ra trên toàn quốc gia” [30], [32], [42].
1.1.3. Nội dung và yêu cầu của GPP (WHO)
1.1.3.1. Nội dung của GPP
Năm 1997, sau khi được sửa đổi bổ sung, văn bản hướng dẫn GPP đã
được WHO thông qua với các mục tiêu sau:
 Giáo dục sức khỏe
 Cung ứng thuốc
 Tự điều trị
 Tác động đến việc kê đơn và sử dụng thuốc
Kể từ đó đến nay, WHO đã ban hành nhiều hướng dẫn để các quốc gia
xây dựng những tiêu chuẩn riêng về cơ sở vật chất cũng như nhân sự và các
quá trình chuẩn trong hành nghề của nhà thuốc [30], [32], [42].
1.1.3.2. Yêu cầu của GPP
WHO đã nêu ra bốn yêu cầu quan trọng của GPP. Đó là:
 Đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên hết.
 Cung cấp thuốc cũng như các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức
khỏe đảm bảo chất lượng. Cung cấp thông tin và lời khuyên thích hợp cho
bệnh nhân. Giám sát hiệu quả việc sử dụng thuốc.
 Thực hiện việc sử dụng thuốc hợp lý, trong đó bao hàm cả yếu tố kinh
tế.
 Đảm bảo mỗi dịch vụ tại nhà thuốc cung cấp cho bệnh nhân phải phù
hợp, phải được xác định rõ ràng, có hiệu quả [32], [33].

4


1.1.4. Vai trò của ngƣời dƣợc sĩ
WHO đã khuyến cáo về vai trò hết sức quan trọng của người dược sĩ
trong công tác đảm bảo chất lượng cũng như việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu

quả. Vai trò của người dược sĩ được thể hiện thông qua sơ đồ sau [33], [42]:
Chuyên gia chăm sóc
sức khỏe cho cộng động

Cung cấp thuốc
có chất lượng

VAI TRÒ CỦA
NGƢỜI DƢỢC SĨ

Tư vấn dùng thuốc
an toàn, hợp lý

Tham gia hỗ trợ và thúc đẩy
cộng đồng tham gia các chương
trình giáo dục sức khỏe

Cập nhật kiến thức, nâng cao
trình độ và giám sát cộng đồng
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Hình 1.1. Sơ đồ vai trò của ngƣời dƣợc sĩ
1.1.5. Thực trạng việc thực hiện GPP tại một số nƣớc trên thế giới
Căn cứ trên những quy định chung về chế độ Thực hành tốt nhà thuốc
của FIP, WHO và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện y tế, đặc
điểm của hệ thống dược mà mỗi quốc gia đã xây dựng cho mình các tiêu
chuẩn GPP riêng phù hợp. Hiện nay có rất nhiều nước đã áp dụng tiêu chuẩn
GPP: Cộng đồng Châu Âu, các nước Bắc Mỹ, một số nước ASEAN, Ấn Độ,
Singapore …
Tại Châu Âu, tháng 10 năm 1996, Liên đoàn Dược phẩm Châu Âu đã

đưa ra các tiêu chuẩn chung về GPP áp dụng cho các quốc gia trên toàn lãnh
thổ [36].
Tại Bắc Mỹ, các nước cũng đã cụ thể hóa GPP thành quy trình
GATHER về cơ bản cũng như Q-A-T [32].
5


Tại Singapore, Hiệp hội Dược phẩm Singapore đã ban hành bản hướng
dẫn GPP vào năm 1997 và sửa đổi bổ sung vào năm 2009 với những nội dung
cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện về trang phục, vệ sinh, vai
trò của người dược sĩ, việc kiểm soát chất lượng thuốc, tài liệu tra cứu… [37].
Tại Thái Lan, hướng dẫn về GPP được ban hành năm 2003. Tuy nhiên,
việc thực hiện GPP tại Thái Lan đang gặp phải các vấn đề sau: Các quy định
về nhà thuốc chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, nhận thức của cộng đồng còn
thấp, hoạt động tuyên truyền về GPP cho sinh viên dược và dược sĩ trẻ còn
hạn chế [41].
Tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, tháng 6 năm 2007,
Hội nghị khu vực lần đầu tiên về chính sách và kế hoạch thực hiện GPP đã
được tổ chức tại Bangkok - Thái Lan với nội dung quan trọng của GPP là tăng
cường chất lượng dịch vụ dược của nhà thuốc và thực hành của dược sĩ tại
nhà thuốc [41].
FIP đã tiến hành một cuộc khảo sát vào tháng 5 năm 2007 tại các nước
Đông Nam Á về việc thực hiện GPP dựa trên các tiêu chuẩn của FIP, WHO
về GPP. Kết quả cho thấy mặt tích cực là hầu hết các nhà thuốc đều có địa
điểm riêng biệt và cơ sở vật chất sạch sẽ. Tuy nhiên còn nhiều tồn tại như việc
kiểm tra đơn thuốc 2 lần trước khi bán và kiểm tra tác dụng bất lợi của thuốc
hầu như không thực hiện; việc ghi nhãn thuốc vẫn còn thiếu các nội dung tối
thiểu; việc cung cấp thông tin, tư vấn về sức khỏe cho bệnh nhân chưa được
chú trọng; việc lưu trữ hồ sơ bệnh nhân hầu hết còn là thử nghiệm; sự thiếu
hụt dược sĩ cộng đồng với tỷ lệ một dược sĩ phục vụ 3500 đến 520000; hầu

hết các nhà thuốc không có dược sĩ làm việc cả ngày [41].
Tại Sri Lanka, một nghiên cứu đánh giá về sự tuân thủ GPP được thực
hiện năm 2007 cho thấy sự tuân thủ GPP kém ở cả đô thị và nông thôn, đồng
thời có những lo ngại về chất lượng thuốc và sự an toàn của dịch vụ dược tư
nhân [38].
6


Tại Ấn Độ, Hiệp hội Dược phẩm Ấn Độ (IPA) đã ban hành hướng dẫn
GPP năm 2004. Trong 02 năm 2007 – 2008, IPA đã thực hiện chương trình
thí điểm “Hiệu thuốc tiêu chuẩn ở Ấn Độ” tại hai địa phương Goa và Mumbai
[41]. Năm 2014, một nghiên cứu đánh giá về thực hành tốt nhà thuốc tại Ấn
Độ dựa trên tiêu chuẩn GPP đã chỉ ra rằng các dịch vụ dược cồng đồng còn ít,
không hiệu quả, chưa được đổi mới và tổ chức hợp lý [35].
Tại Iran, một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy kiến thức và mức độ
tuân thủ GPP của các dược sĩ cộng đồng còn ở mức thấp trong khi thái độ của
họ đối với GPP là ở mức cao [34].
1.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP và thực trạng việc thực hiện GPP
tại Việt Nam
Bộ Y tế đã ra Quyết định 11/2007/QĐ-BYT ban hành nguyên tắc, tiêu
chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP”, Thông tư 46/2011/TT-BYT ban
hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” thay thế cho Quyết
định 11/2007/QĐ-BYT, Thông tư 43/2010/TT-BYT quy định lộ trình thực
hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP, địa bàn và
phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc, Công văn 524/BYT-QLD ngày
25/01/2013 về việc thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP đối với quầy thuốc.
1.2.1. Khái niệm về GPP
Thực hành tốt nhà thuốc – GPP là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu
chuẩn cơ bản (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) trong thực hành
nghề nghiệp tại nhà thuốc của người dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự

nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức độ cao hơn
những yêu cầu pháp lý tối thiểu [11].
1.2.2. Nguyên tắc GPP
Thực hành tốt nhà thuốc phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau
[11]:
 Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
7


 Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư
vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
 Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn
dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
 Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả.
1.2.3. Các tiêu chuẩn GPP
Nhân sự: Người phụ trách chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề
theo quy định, nguồn nhân lực phải đáp ứng quy mô hoạt động, nhân viên bán
hàng phải có bằng cấp chuyên môn về dược.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở bán lẻ thuốc
 Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao
ráo, xây dựng chắc chắn.
 Diện tích: Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là
10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua
thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin. Ngoài ra, phải bố trí thêm khu vực ra lẻ,
khu vực rửa tay, khu vực tư vấn, khu vực ngồi chờ… Mỹ phẩm, thực phẩm
chức năng, dụng cụ y tế phải để khu vực riêng không lẫn với thuốc.
 Thiết bị bảo quản thuốc: Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc (tủ, quầy,
giá kệ, nhiệt kế, ẩm kế, máy điều hòa, hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió…)
và dụng cụ, bao bì ra lẻ thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc, nhãn ra

lẻ thuốc.
Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
 Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành.
 Các sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc như: Sổ theo
dõi số lô, hạn dùng của thuốc, sổ thông tin bệnh nhân…
 Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng
văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng.
8


Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc
 Mua thuốc: Mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp. Chỉ mua
các thuốc được phép lưu hành, còn nguyên vẹn, có đầy đủ bao gói của nhà sản
xuất, nhãn đúng quy định, đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ. Đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh.
 Bán thuốc: Bán thuốc là hoạt động chuyên môn quan trọng của nhà
thuốc bao gồm việc cung cấp thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn, có hiệu quả cho người sử dụng…
 Bảo quản thuốc: Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn
thuốc, nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý, thuốc kê đơn được bảo
quản và bày bán tại khu vực riêng.
 Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp
- Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc: Có thái độ hòa nhã,
lịch sự, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về
cách dùng thuốc; giữ bí mật thông tin của người bệnh; trang phục áo blouse
trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh; tham gia các lớp
đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế; thực hiện đúng quy
chế dược.
- Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc: Phải
thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước

pháp luật; trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn; liên hệ với bác sĩ
kê đơn trong các trường hợp cần thiết; kiểm soát chất lượng; thường xuyên
cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật về hành
nghề dược; đào tạo, hướng dẫn các nhân viên; cộng tác với y tế cơ sở…[11].
1.2.4. Hoạt động tƣ vấn hƣớng dẫn sử dụng thuốc
Hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc là hoạt động quan trọng nhất
của các cơ sở bán lẻ thuốc. Việc thực hiện hoạt động này càng tốt, càng sâu

9


thì chất lượng phục vụ của nhà thuốc càng tăng và uy tín với khách hàng càng
cao. Người bán hàng phải tiến hành các hoạt động cụ thể sau:
- Hỏi khách hàng: Người bán thuốc hỏi khách hàng những câu hỏi như
triệu chứng bệnh, tiền sử liên quan, đối tượng sử dụng thuốc, nhu cầu sử dụng
loại thuốc, đơn thuốc…
- Khuyên khách hàng: Người bán thuốc khuyên khách hàng về chế độ
sinh hoạt, dinh dưỡng, cách phòng bệnh, đi khám bác sĩ, không nên tự sử
dụng thuốc…
- Bán thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc: Thuốc mà người bán thuốc đã
bán cho khách hàng. Người bán thuốc cần đưa ra các thông tin về việc sử
dụng thuốc như tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, liều dùng, số
lần dùng, thời điểm dùng thuốc, tác dụng không mong muốn và cách xử lý…
Trường hợp có đơn thuốc, người bán thuốc phải bán theo đúng thuốc trong
đơn. Người bán thuốc có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường
hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê
không nhằm cụ đích chữa bệnh. Chỉ dược sĩ đại học mới được quyền thay thế
thuốc trong đơn.
Bộ Y tế đã cụ thể hóa hoạt động tư vấn sử dụng thuốc thành 02 quy trình
thao tác chuẩn: Quy trình bán và tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn; quy

trình bán và tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn trong Cẩm nang thực
hành tốt nhà thuốc [8].
Bảng 1.1. Quy trình bán và tƣ vấn sử dụng thuốc bán theo đơn và
quy trình bán và tƣ vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn
Các bƣớc

Quy trình bán và tƣ vấn sử

Quy trình bán và tƣ vấn sử

thực hiện

dụng thuốc bán theo đơn

dụng thuốc bán không theo
đơn

Bước 1

Tiếp đón và chào hỏi khách

Tiếp đón và chào hỏi khách

hàng

hàng
10


Bước 2


Kiểm tra đơn thuốc

Tìm hiểu các thông tin về việc
sử dụng thuốc của khách hàng

Bước 3

Đưa ra những lời khuyên đối

Lựa chọn thuốc

với từng bệnh nhân cụ thể
Bước 4

Lấy thuốc theo đơn

Lấy thuốc

Bước 5

Hướng dẫn cách dùng

Hướng dẫn cách dùng

Bước 6

Thu tiền, giao hàng cho khách

Thu tiền, giao hàng cho khách


Nguồn Cẩm nang thực hành tốt nhà thuốc
1.2.5. Thực trạng hoạt động của các nhà thuốc tại một số tỉnh
thành trong những năm gần đây
Công tác triển khai GPP đã được tiến hành đồng bộ rộng khắp trên cả
nước. Tính đến hết năm 2013 thống kê trên 52/63 tỉnh thành trên cả nước, số
lượng các nhà thuốc là 6481 trong đó có 6239 nhà thuốc đạt GPP chiếm tỷ lệ
96,27%, số lượng quầy thuốc là 15928 trong đó có 10292 quầy thuốc đạt GPP
chiếm tỷ lệ 64,62%. Trong đó chỉ có một số tỉnh, thành phố đã triển khai được
GPP đến toàn bộ nhà thuốc, quầy thuốc như Hà Nội, Quảng Ngãi, An Giang.
Như vậy là về cơ bản trên cả nước, số nhà thuốc đang hoạt động đều đã
đạt GPP, tuy nhiên tỷ lệ quầy thuốc đạt GPP còn thấp chưa đáp ứng được lộ
trình đã đặt ra theo Thông tư 43/2010/TT-BYT [16].
1.2.5.1. Thực trạng việc duy trì thực hiện GPP
Sau khi Bộ Y tế ban hành các quy định về tiêu chuẩn GPP đã làm thay
đổi hoàn toàn bộ mặt của các cơ sở bán lẻ thuốc trên cả nước. Cụ thể là các
nhà thuốc trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Điều này đã tạo ra hiệu ứng tích
cực trong xã hội, tạo ra sự tin tưởng của người dân đối với các cơ sở bán lẻ
thuốc. Tuy nhiên, việc tuân thủ GPP ở các nhà thuốc còn hạn chế.
Tại Hà Nội, tác giả Phạm Thanh Phương đã tiến hành nghiên cứu vào
năm 2009 trên 30 nhà thuốc tư nhân được công nhận GPP cho thấy 100% số
11


nhà thuốc đảm bảo địa điểm riêng biệt, diện tích trên 10m2, 100% số nhà
thuốc có niêm yết giá, 100% số nhà thuốc có điều hòa nhiệt độ; tuy nhiên chỉ
có 53% số nhà thuốc còn khu vực tư vấn, 10% số nhà thuốc còn khu vực ra lẻ
thuốc, 57% số nhà thuốc còn ẩm nhiệt kế, 70% số nhà thuốc có nhân viên mặc
áo blouse, 7% số nhà thuốc có nhân viên đeo biển hiệu, …[22]
Tại Vĩnh Phúc, nghiên cứu của tác giả Đào Anh Thái trên 30 nhà thuốc

tư nhân đã chỉ ra rằng 100% số nhà thuốc có địa điểm, diện tích đảm bảo quy
định, 100% số nhà thuốc có điều hòa, 90,0% số nhà thuốc có sắp xếp thuốc
theo tác dụng dược lý, 70% số nhà thuốc có bao bì đựng thuốc, 23,3% số nhà
thuốc còn khu vực tư vấn, 16,7% số nhà thuốc còn khu vực rửa tay, 26,7% số
nhà thuốc còn khu vực rửa tay, 23,3% số nhà thuốc có tủ lạnh, 6,7% số nhà
thuốc có mặt dược sĩ đại học, 10,0% số nhà thuốc có nhân viên đeo thẻ,
10,0% số nhà thuốc có niêm yết giá, …[27]
Tại thành phố Vinh, tác giả Nguyễn Văn Phương đã tiến hành nghiên
cứu vào năm 2013 tại 59 nhà thuốc cũng cho thấy 100% số nhà thuốc đảm
bảo địa điểm riêng biệt, diện tích trên 10m2, 100% số nhà thuốc có ẩm nhiệt
kế, 93,2% số nhà thuốc có điều hòa nhiệt độ, 88% số nhà thuốc có sổ theo dõi
việc mua bán thuốc, 100% số nhà thuốc có nhân viên mặc áo blouse; tuy
nhiên chỉ có 22% số nhà thuốc còn khu vực ra lẻ, 52,5% số nhà thuốc còn khu
vực rửa tay, 13,5% số dược sĩ đại học có mặt, 38,9% số nhà thuốc có nhân
viên đeo biển hiệu, 5% số nhà thuốc có các quy chế chuyên môn về dược,
11,8% số nhà thuốc có sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ, … [21]
Tại Đà Nẵng, tác giả Trần Văn Cúc đã tiến hành nghiên cứu năm 2014
dựa trên biên bản thẩm định GPP của 267 nhà thuốc cho thấy 100% số nhà
thuốc đảm bảo diện tích, 94,0% số nhà thuốc có khu vực riêng để thuốc kê
đơn, 99,6% số nhà thuốc có khu vực ra lẻ, 72,7% số nhà thuốc có tủ lạnh,
80,5% số nhà thuốc có bao bì ra lẻ thuốc kín khí, 69,7% số nhà thuốc có đầy
đủ sổ sách và thực hiện ghi chép đầy đủ, … [15].
12


Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thanh
Nguyệt năm 2014 cho thấy: Khi tiến hành thẩm định GPP, 100% nhà thuốc có
đầy đủ hồ sơ pháp lý theo yêu cầu, 100% nhà thuốc có mặt dược sĩ đại học,
100% nhà thuốc có nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược, 81,2% nhà
thuốc có hồ sơ nhân viên đầy đủ, 100% nhà thuốc có môi trường riêng biệt và

có diện tích đảm bảo quy định, 93,5% nhà thuốc có nhãn ra lẻ thuốc đầy đủ
thông tin, 91,5% nhà thuốc có đủ hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, khi tiến hành
thanh kiểm tra, chỉ có 18,1% nhà thuốc có mặt dược sĩ đại học khi hoạt động,
còn tỷ lệ nhỏ nhà thuốc không đáp ứng đầy đủ hồ sơ pháp lý,…[20]
Tại thành phố Thủ Dầu Một, tác giả Đinh Thu Trang đã nghiên cứu
kết quả thanh kiểm tra trên 169 nhà thuốc năm 2014 cũng cho thấy 100% số
nhà thuốc có diện tích trên 10m2, bố trí ở địa điểm cố định, riêng biệt, 100%
số nhà thuốc bố trí đầy đủ các khu vực theo quy định, 100% số nhà thuốc có
điều hòa, 100% số nhà thuốc có tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc; tuy nhiên
chỉ có 43,1% số nhà thuốc có ẩm nhiệt kế, 18,3% số nhà thuốc có dụng cụ và
bao bì ra lẻ thuốc, 27,2% số nhà thuốc có mặt dược sĩ đại học, …[29].
1.2.5.2. Thực trạng hoạt động tƣ vấn sử dụng thuốc tại các nhà thuốc
Bộ Y tế đã cụ thể hóa hoạt động tư vấn sử dựng thuốc thành quy trình
thao tác chuẩn bán thuốc theo đơn và quy trình thao tác chuẩn bán thuốc
không theo đơn để các nhà thuốc tuân thủ. Về cơ bản, các nhà thuốc đã tuân
thủ quy trình về bán thuốc không theo đơn. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn
hướng dẫn sử dụng thuốc bán theo đơn còn chưa đúng theo quy định.
Tại Hà Nội, theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Phương, 47% số
nhà thuốc khảo sát bán kháng sinh ngay mà không đưa ra câu hỏi nào cho
khách hàng, chỉ có 5% số nhà thuốc hỏi đã dùng kháng sinh nào chưa; có
80% số nhà thuốc đưa ra lời khuyên, chỉ có 43% số nhà thuốc khuyên nên
dùng đủ liều kháng sinh; 63% số nhà thuốc đưa ra hướng dẫn sử dụng thuốc

13


cho khách hàng với hướng dẫn chủ yếu về liều dùng và số lần dùng trong
ngày, … [22]
Tại Vĩnh Phúc, theo nghiên cứu của tác giả Đào Anh Thái đã chỉ ra
rằng: 80,0% trường hợp đến mua thuốc giảm đau Dicofenac không có đơn

nhà thuốc vẫn bán, 63,3% số nhà thuốc hỏi về triệu chứng bệnh, 16,7% số nhà
thuốc không hỏi gì, 10,0% số nhà thuốc khuyên đi khám bác sĩ, 93,3% số nhà
thuốc khuyên kết hợp thuốc, 6,7% số nhà thuốc khuyên về tác dụng phụ,
16,7% số nhà thuốc khuyên về tổng số ngày dùng, 40,0% số nhà thuốc
khuyên về thời điểm dùng, …[27]
Tại thành phố Vinh, theo tác giả Nguyễn Văn Phương, 70% số trường
hợp đến mua kháng sinh không có đơn nhà thuốc vẫn bán, 5% số nhà thuốc
không đưa ra bất cứ câu hỏi nào cho khách hàng, 37,8% số nhà thuốc không
đưa ra bất kỳ lời khuyên nào cho khách hàng, 14% số nhà thuốc không hướng
dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng, 26,5% số nhà thuốc đưa ra hướng dẫn về
tổng số ngày dùng kháng sinh, … [21]
Tại thành phố Thủ Dầu Một, theo tác giả Đinh Thu Trang, 100% số
trường hợp đến mua corticoid không có đơn thuốc nhà thuốc vẫn bán, 14% số
nhà thuốc hỏi về triệu chứng bệnh, 24% số nhà thuốc không đưa ra lời khuyên
cho bệnh nhân, 22% số nhà thuốc đưa ra lời khuyên về tác dụng phụ, 28% số
nhà thuốc không hướng dẫn sử dụng thuốc, 26% số nhà thuốc tư vấn thời
điểm dùng [29].
Đây không chỉ là thực trạng riêng của các nhà thuốc ở Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Vinh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một, thành phố Hồ Chí Minh. Một số nghiên
cứu thực hiện tại các tỉnh thành khác cũng đã chỉ ra thực trạng tương tự. Ví
dụ, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Dũng tại Quảng Ninh năm 2009 [19],
nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thùy Dung tại tỉnh Ninh Bình năm 2011 [18],
nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng Thủy tại thành phố Thanh Hóa năm 2012
[28] …
14


1.3. Một vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội và hệ thống y tế tại tỉnh
Hải Dƣơng
1.3.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dƣơng

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một
trong 07 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Dương có diện tích
1.662 km2 với dân số 1.705.059 người, mật độ dân số là 1.033 người/km2.
Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính trong đó có 01 thành phố loại II, 01
thị xã, 10 huyện. Sự phân bố dân số tương đối đồng đều giữa các huyện.
Thành phố Hải Dương có mật độ dân số cao nhất với 3.090 người/km2. Mức
thu nhập bình quân theo đầu người ở mức trung bình so với bình quân cả
nước hiện nay [17].
1.3.2. Tổ chức mạng lƣới y tế tỉnh Hải Dƣơng
1.3.2.1. Các đơn vị y tế công lập
 Các đơn vị tuyến tỉnh: Sở Y tế, 02 chi cục, 06 bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa tuyến tỉnh, 05 trung tâm thuộc hệ dự phòng, Trung tâm kiểm
nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm, trường Trung cấp y tế tỉnh.
 Các đơn vị tuyến huyện: 12 phòng y tế, 13 bệnh viện đa khoa, 12
trung tâm y tế, 12 trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện/thành
phố/thị xã.
 Các đơn vị tuyến xã: 265 trạm y tế xã/phường.
 Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, các ngành khác: Trung tâm cai nghiện,
Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần thuộc Sở Lao động và thương binh xã hội;
Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh thuộc Tỉnh Ủy; trường Đại học Kỹ
thuật Y tế Hải Dương, trường Cao đẳng Dược TW – Hải Dương trực thuộc
Bộ Y tế; Bệnh viện 7 Quân khu III trực thuộc Bộ Quốc Phòng [17].
1.3.2.2. Các cơ sở y tế ngoài công lập
 Các cơ sở hành nghề y tư nhân: 01 bệnh viện đa khoa tư nhân, các
phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các cơ sở dịch vụ y tế.
15


×