Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.82 MB, 37 trang )

Chương VII

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ
AN TOÀN THOÁT NGƯỜI
CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
NHÓM 5


I.ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI
 Đặt vấn đề:
Các nhà công cộng thường tập trung rất đông quần chúng.


I.ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI
Bạn nghĩ sao khi sự cố xảy ra ?


I.ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI
 Ở các công trình công cộng thường có đông người sử dụng, khi kết thúc các hoạt
động thường gây ra hiện tượng rối loạn ùn tắt giao thông, nhất là khi xảy ra sự
cố như cháy nổ,...


I.ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THOÁT
NGƯỜI
 Vậy, Việc thiết kế Kiến Trúc ngoài yêu cầu chọn địa
điểm và quy hoạch tổng mặt bằng, các giải pháp
kiến trúc công trình, các giải pháp kỉ thuật công
trình,... Một vấn đề rất quan trọng đặt ra cho người
thiết kế là đảm bảo an toàn thoát người ra khỏi công
trình kiến trúc khi có sự cố xảy ra, hoặc khi kết thúc


các buổi trình diễn, hết giờ làm công việc của công
sở, trường học,...


I.ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI
 Việc thiết kế thoát người công trình cần phải dựa trên một số quan niệm sau:
-Tốc độ di chuyển của con người được phân biệt thành 2 trường hợp:
+điều kiện bình thường v=60m/phút (3.5-4km/h)
+điều kiện bất trắc (tình thế nguy hiểm, tâm thần hoảng loạn, chen lấn cản trở nhau)
v=10-16m/phút (giảm 4-5 lần)
-Vấn đề thời gian thoát: trong điều kiện bình thường thời gian thoát khỏi các công trình
như
+cơ quan trường học, công sở có thể kéo dài 15-20p hoặc lên đến 30p.
+Rạp chiếu bóng, sân vận động 5-10p (để tránh tắc nghẽn giao thông, khán giả chờ xem
sau
Tuy nhiên khi có sự cố nguy hiểm thời gian cho phép ngắn hơn nhiều
Ví dụ: thoát khỏi chỗ ngồi(vùng nguy hiểm) không quá 2p, thoát khỏi nhà trong vòng 4-6p


I.ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI
 Nhiệm vụ:
- Bảo đảm các bề rộng lỗ cửa, lối thoát (các hành lang, các thân
thang) đáp ứng được các yêu cầu của thời gian thoát an toàn khống
chế.
- Rút ngắn các đường thoát, tổ chức phân khu lối thoát (thuận tiện,
rõ ràng, riêng biệt).
- Những điều kiện thoát có đảm bảo độ an toàn, tạo tâm lí an tâm
bình tĩnh cho người thoát hay không?(lối thoát phải không chồng
chéo, ít chướng ngại vật, đủ ánh sáng, có mũi tên chỉ đường và
hướng dẫn).



II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
A.Phân loại
1. Thoát khỏi phòng
2. Thoát người trong phạm vi tầng nhà
3. Thoát người ra khỏi công trình
* với nhà 1 tầng quá trình thoát chỉ còn 2 giai đoạn a,b ở trên. Trong từng
quá trình thoát sẽ có những nguyên tắc riêng biệt:
B.Các nguyên tắc thoát người


II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
1. Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng:
- Các phòng có số lượng người lớn hơn 100 người phải tổ chức ≥ 2 cửa thoát ra, bề
rộng 1 cửa ≥ 1,2m, cửa phải mở ra phía ngoài, cửa thoát không được làm theo cửa
cuốn,sập hay cửa kéo, trượt,..
- Chỗ ngồi xa nhất đến cửa thoát hiểm < 25m
- Nếu là các khán phòng, khoảng cách giữa các dãy ghế >0.9m
- Lối thoát phải rõ ràng, không chồng chéo, ít chướng ngại vật, đủ ánh sáng, có mũi tên
chỉ đường và hướng dẫn


II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
 1. Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng:




II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
 1. Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng:
- Hành lang thoát phải đủ rộng (theo tính toán )
- Khoảng cách giữa các cầu thang phải <40m
- Nếu là các khán phòng , hoặc các khán đài thể dục thể thao phải phân chia thành các lô:
- + Mỗi lô khan phòng < 200 chỗ
- +Mỗi lô khan đài <300 chỗ
- Các hành lang cầu thang phải có kết cấu vật liệu bền chắc, có độ chống cháy cao hơn các khu
vực khác
- Trong các công trình hiện đại ngày nay, thường thiết kế, bố trí các hệ thống báo động tự động,
hoặc hệ thống tự dộng chữa cháy .





II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
 1. Các nguyên tắc thoát người ra khỏi
phòng:
 Ví dụ như ở rạp chiếu phim có sức chứa tối đa
100 người đều được bố trí 2 lối thoát hiểm ở
đầu rạp cuối rạp hoặc một cửa ở trên một của
ở dưới
 Sao cho khi có sự cố nguy hiểm người ngồi ở
bất kì vị trí nào trong không gian đều cách cửa
thoát hiểm nhỏ hơn 25m



II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
 1. Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng:
( cổng thoát hiểm nổi bật, có các bảng chỉ dẫn, hành lang
cầu thang thiết kế đặc biệt, phát sáng, dẫn dường)
các dãy ghế phải được đặt cắt nhau trên 0.9m, vì trung
bình chiều rộng ngang vai cua con người đã là 0,75m nên
phải chừa


II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
 1. Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng:


II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
2. Thoát người ra khỏi công trình
a. Thoát người bình thường
Khi thiết kế một công trình cần chú ý đến yếu tố thoát hiểm của công trình theo các yêu cầu sau:
- Phân bố các lối thoát hiểm phải phù hợp với không gian kiến trúc, phải đảm bảo đủ sức chứa và
công suất thoát người
- Giao thông trong công trình và giao thông thoát khỏi công trình nên được bố trí đơn giản thuận tiện
,dễ tìm và có kích thước phù hợp với sức chứa người của công trình
- Cầu thang thoát hiểm cần bố trí trong bán kính hoạt động phù hợp với người sử dụng
-Tại các điểm thoát người chính phải tính toán diện tích chờ người, sức ùn của giao thông, bố trí các
quảng trường trước cửa công trình theo quy chuẩn là 0.15-0.25 m2/người
-Các tuyến giao thông phục vụ thoát hiểm phải bố trí đầy đủ ánh sáng, không làm bậc nhỡ, không có
vật cản trở, vật liệu chắc chắn, an toàn, thiết kế đơn giản

-Đối với các công trình có sức chứa > 50000 người phải có vành đai thoát người để điều hòa lượng
ngừời trước khi thoát người tới tuyến giao thông chính
- Bề rộng các cửa thoát ngoài nhà cứ 100 người là rộng 1m. Có 2 cửa, mỗi cửa 1.4m, độ cao cửa lối
thoát hiểm >2.2m



II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
THOÁT NGƯỜI
 2. Thoát người ra khỏi công trình
b. Thoát người khi có sự cố:
Khi thiết kế cần chú ý những vấn đề sau đây :
-Phải tổ chức các tuyến người và phương tiện xe vd xe cứu hỏa, lực lượng cứu
thương vào công trình
-Cần bố trí các phương tiện cấp cứu trong công trình như họng cấp nước cứu hỏa ,
cầu thang cứu nạn.
-Phải tính toán lưu lượng người thoát , tổ chức các tuyến thoát người ra khỏi công
trình.


II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
THOÁT NGƯỜI
 2. Thoát người ra khỏi công trình
b. Thoát người khi có sự cố
Thang máy phòng hỏa trong NCT (nhà cao tầng )
-Chức năng của thang máy phòng hỏa là hỗ trợ cho cảnh sát
PCCC và nhân viên cứu hộ di chuyển nhanh chóng lên chỗ có
hỏa hoạn.
-Diện tích mỗi tầng của công trình phải lớn hơn 300m2 thì cần
thiết kế 2 thang thoát 2 tuyến thoát riêng lẻ.



II.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN TẮC THOÁT
NGƯỜI CHO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
-Tầng hầm , bán tầng hầm và tầng 1 không thiết kế chung cầu thang
phòng hỏa .
-Chiều rông nhỏ nhất của cầu thang thoát hiểm trong nhà ở chung cư
>= 1,1m. Trong các công trình kiến trúc công công khác >=1.2m
-Diện tích xây dựng 1400m2 thiết kế 1 thang máy phòng hỏa
-Diện tích xây dựng >1400m2 và <4200m2 thiết kế 2 thang máy
phòng hỏa
-Diện tích xây dựng >= 4200m2 thiết kế 3 thang máy phòng hỏa


Lưu ý : không nên thiết kế cầu thang thoát hiểm dạng tròn, xoắn ốc hình rẻ quạt
hay những hình thức cong.


III.TÍNH TOÁN THOÁT NGƯỜI
1.Tính toán thoát người :
 a. Yêu cầu tính toán :
- Xác định thời gian thoát người tổng cộng từ lúc bắt đầu
thoát, tới lúc thoát hết người ra khỏi công trình .
- Xác định thời gian dừng chân tạm thời, chờ đợi trong khi
thoát người .
- So sánh kết quả tính toán với tiêu chuẩn quy định và
điều chỉnh nếu thấy cần thiết.



×