Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ logistics ở việt nam sách chuyên khảo phan văn hòa (chủ biên) và những người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.82 MB, 267 trang )

Chủ biên

TS. PHAN VÃN HÒA

MỘT SÔ VÂN ĐÊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
VÊ PHÁT TRIỂN DỊCH

vụ LOGISTICS

ở VIỆT NAM

NHÀ XU ẤT BẢN LAO ĐỘ N G - XÀ HỘI


Chõ biên TS. PHAN VĂN HÒA

MỘT SÔVẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN
VÊ PHẤT triển dịch vụ logistics
0 VIỆT NAM
(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


MỤC LỤC
LỜI l/IỞĐÀU..........................................................................................7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VÂN ĐÊ LÝ LUẬN VÉ PHÁT TRIẾN
DỊCH VỤ LOGISTICS..................................................... 9
1.1. TỒNG QUAN VÊ DỊCH v ụ LO G ISTICS................................. 9
1.1.1. K h á i q u á t về L o g is tic s .................................................... 9
1.1.1.1. Sơ lược quá trinh hình thành và phát triển.....................9


1.1.1.2. Các quan niệm về Logistics và dịch vụ Logistics......... 17
1 1.1 3 Phân loại dịch vụ Logistics...........................................21
1.1 1 4 Sự cần thiết phát triển dịch vụ Logistics........................25
1.1.2

Vai trò của dịch vụ Logistics..........................................26

1.1 2.1. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với nền kinh
tế quốc d à n ........... ........................................................ 26
1.1.2.2. Vai trò của Logistics đối với các ngành, các doanh
nghiệp.............................................................................. 30
1.1.3. Đặc trưng và yêu cầu cơ bản của các dịch vụ
Logistics trong nền kinh tế thị trư ờ n g ........................... 32
1.1 3.1. Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ Logistics
trong nền kinh tế thị trường............................................. 32
1.1 3.2. Những yêu cầu cơ bản cùa dịch vụ Logistics trong
nền kinh tế thị trường............ ........ ..... .......................... 36

1 2.

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DỊCH v ụ LOGISTICS VẢ HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU ĐẢNH GIÁ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIÉN.... 41

1.2.1. Nội dung phát triển dịch

vụLogistics............................ 41

1.2.1.1. Nguyên tắc tố chức hệ thống dịch vụ Logistics............ 41
1.2 1 2 Nội dung phát triển dịch vụ Logistics............................ 43
1.2.2. Hệ thống chì tiêu đánh giá động thái phát triển

dịch vụ L o g is tic s ................................................................ 57
1.2 2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển dịch
vụ Logistics quốc gia - Chỉ tiêu LPI................................ 57
1.2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển dịch
vụ Logistics của doanhnghiệp......................................... 63


1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN s ự PHÁT TRIÉN
DỊCH VỤ LOGISTICS Ở NƯỚC T A ......................................... 69
1 3 1 Các nhàn tố ch u n g ............................................................69
1.3.1.1. Môi trường chính trị phát luật..........................................69
1.3.1 2 Môi trường văn hoá - xã hội........................................... 71
1.3 13. MỐI trường kinh tế........................................................ 73
1.3.1.4 Môi trường khoa học công nghệ...................................83
1 3.1 5 MÔI trường lao động...................................................... 84
1.3.2.

Các nhân tố đặc th ù ....................................................... 85

1 3.2.1 Công nghệ thông tin ...................................................... 85
1 3.2.2 Sức ép cạnh tranh......................................................... 88
1 3 2 3 Quy mô thương mại quốc tế..........................................95
1.3.2.4. Chính sách mở cửa và quá trình toàn cầu hóa.......... 105

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIẾN CÁC DỊCH vụ
LOGISTICS Ở NƯỚC T A ................ ......................... 111
2.1 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TÊ VÀ KINH
NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÊ PHÁT TRIÉN DỊCH
VỤ LO G IS TIC S ................


111

2.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với việc
phát trlẻn dịch vụ L og istics............................................111
2.1.1.1 Toàn cầu hóa với việc phát triền dịch vụ Logistics......111
2.1.1.2. Quá trinh hội nhập quốc tế ờ nước ta, cơ hội và
thách thức đối với sự phát triẻn dịch vụ Logistics........117
2.1.2. Cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ
Logistics............................................................................... 127
2.1.2.1. Dịch vụ Logistics ở nước ta trong quá trinh mờ cửa
thị trưởng dịch vụ ........................................................... 127
2.1.2.2. Các cam kết của Việt Nam về tự do hóa dịch vụ
Logistics......................................................................... 130
2.1.2.3. Tình hình phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta
trong tiến trình hội nhập quốc te.................................... 141
2.1.3. Kinh nghiệm của một số nước về phát trién các
dịch vụ Logistics và bài học đối với Việt N a m ...........155


2

1.3.1. Kinh nghiệm phát triẻn các dịch vụ Logistics của
một số quốc gia trên thế giới........................................ 155

2.1.3.2. Bài học đối vởi sự phát triển các hoạt động
Logistics tại Việt Nam.....................................................171
2.2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIÉN CÁC D|CH v ụ LOGISTICS
Ở NƯỚC T A ............................................................................... 179


2.2.1. Tinh hình về sự phát triển các dịch vụ Logistics ở
nước ta trong thời gian q u a ............................................ 179
2.2.1.1 Giai đoạn 2001-2005....................................................179
2.2.1.2 Giai đoạn 2006-2014....................................................179
2.2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ Logistics đơn lẻ . 182
2.2.2.1. Thực trạng phát triẻn dịch vụ vận tả i.............................182
2.2.2 2. Thực trạng phát triển

các dịch vụ giaonhận.......... 185

2.2.2.3. Thực trạng phát triển các dịch vụ hải quan................... 188
2.2.2 4. Thực trạng phát triển dịch vụ kho bãi........................... 200
2.2.3. Thực trạng kinh doanh Logistics của các doanh
nghiệp Việt N a m ................................................................ 202
2.2.3.1 Kết quả kinh doanh cùa các doanh nghiệp
Logistics Việt Nam......................................................... 202
2.2.3.2. Thực trạng dịch vụ được cung ứng tại các doanh
nghiệp Logistics Việt Nam hiện nay............................. 204
2.2 3.3.Đặc điẻm cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam ......... .... ..
................ .
. ..........208
2.2.3.4. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong
xu hướng phát trién của thế giới................................... 209
2.2.4

Đánh giá hiệu quả hoạt động cùa các doanh
nghiệp Việt N a m ............................................................... 210


2.2.4.1.
2.2.4

Hiệu quả cung ứng cùa doanh nghiệp so với nhu
cầu thị trường.................................................................210

2. Hiệu quả hoạt động so với vai trò cùa doanh nghiệp.. 212

2.2 4.3. Tác động của môi trường kinh doanh đén hiệu quả
của doanh nghlêp.......................................................... 213
2.2.4.4. N hững vấn đề còn tồn tại hiện nay của
các d o a n h n gh iệ p V iệ t N a m ................................. 216


CHƯƠNG 3 MỌT SỐ GIÀI PHÁP PHÁT TRIÉN CÁC DỊCH v ụ
LỎGISTICS Ở NƯỚC T A .... ............................ .

217

3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIÉN CÁC DỊCH v ụ LOGISTICS Ở
NƯỚC TA TRONG NHỮNG NẤM T Ớ I.................................217
3.1.1. Mục tiêu phát triẻn dịch vụ Logistics đến nàm
2020 và các năm tiếp th e o ............................................ 217
3.1.2. Các chiến lược ưu tiên thực h iệ n ...............................218
3.1.3. Thực hiện các chương trinh trọng tâm về
Logistics giai đoạn 2011-2020......................................219
3.2.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIÉN CÁC DỊCH v ụ LOG ISTICS...... 219


3.2.1.

Giải pháp vĩ m ô.............................................................219

3.2.1.1. Nâng cấp cơ sờ hạ tầng Logistics.............................. 219
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực
phục vụ cho ngànhLogistics..........................................226
3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho
Logistics....................... ........ ........................................ 228
3.2.1.4

3

Nâng cao vai trò hỗ trợ cùa Chính phủ và Hiệp hội
doanh nghiệp dịch vụ logistics cho các doanh
nghiệp..............

231

2 2 Giải pháp vi m ô .............................................................235
3.2.2.1.

Giải pháp đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Logistics......................................................................... 235

3.2.2 2. Giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
Logistlcs......................................................................... 253
3.2.3. Tạo lập môi trường và điều kiện đẻ thực hiện các
giải pháp phát triển dịch vụ lo g istics........................... 260
3 2.3 1 Từ phía Nhà nước.......................................................260

3.2.3 2. Từ phía các doanh nghiệp........................................... 261
TÀI LIẸU THAM KHẢO

264


LỜI MỞ ĐÀU
Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển cùa
nhân loại. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm
thống nhất về Logistics. Hiện có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về Logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Điều này
là do góc độ và mục đích nghicn cứu khác nhau cùa các nhà
kinh tế. Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng
hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa,
dịch vụ ... từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu
dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nham đàm bảo cho quá
trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, licn tục và
đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Nói đến
Logistics là nói đến hiệu quả, nói đến tối ưu hóa trong các
ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, quan điểm
Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quà cả quá trình,
chuỗi cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhỏm mà
làm tôn hại dến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia.
Đố làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về Logistics ở nước ta, Nhà xuất bản Lao động - Xã
Hội xuất bản cuốn sách Một sổ vẩn đề lý luận và tliực tiễn về
phát triển dịclt vụ Logistỉcs ở Việt Nam Dây là kết quả nghiên
cứu cùa đề tài nhánh thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước
ĐTĐL.2010T/33 “Phát triển các dịch vụ Logistics ớ nước ta

trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS.TS. Dặng Dinh Đào
làm chù nhiệm mà các tác già tham gia nghiên cứu.
Cuốn sách do TS. Phan Vãn Hòa - Đại học Kinh te Huc
chịu trách nhiệm chủ biên. Tập thể tác giả tham gia nghiên cửu
tồng hợp và bicn soạn gồm PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương,
PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn, TS. Phan Văn Hòa, ThS. Đặng Thị


Thúy Hồng, ThS. Nguycn Thị Diệu Chi, ThS. Lê Thùy Dương
và ThS. Đặng Thị Thúy Hà.
Sách chuyên khảo "Một sổ vẩn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam ” có thể làm tài liệu
tham khảo bổ ích đối với các doanh nghiệp Logistics, các cơ
quan quản lý, sinh viên các trường đại học kinh tế và quản trị
kinh doanh. Mặc dù có rất nhiều cố gắng biên soạn, cập nhật
thực tiễn về dịch vụ Logistics Việt Nam hiện nay, nhưng với
thời gian và trình độ có hạn nên cuốn sách không tránh khỏi
những thiếu sót. Tập thể tác giá mong nhận được những ý kiến
đóng góp của bạn đọc để lần xuất bán sau được tốt hơn.

TM. Tập thể tác giả
TS. Phan Văn Hòa


Chương 1. Những vấn để lý luận về phát triển ...

9

Chương 1


NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN
VÈ PHÁT TRIÉN DỊCH v ụ LOGISTICS
1.1. TÓNG QUAN VÈ DỊCH v ụ LOGISTICS

1.1.1. Khái quát về Logistics
1.1.1.1. Sơ lược quá trìnli hình thành và phút triền
Ngày nay khái niệm Logistics đã không còn xa lạ đối với
các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết
được rằng Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên
không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực
quân sự. Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi
trong hai cuộc Đại chién thế giới để di chuyển lực lượng quân
dội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đám bào Logistics
cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả cùa hoạt động Logistics,
do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến
trường. Cuộc dổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng
Normandie tháng 06/1944 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu
chuẩn bị Logistics và quy mô của các phương tiện Logistics
dược triển khai. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các
chuyên gia Logistics trong quàn đội dã áp dụng các kỹ năng
Logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến.
Hoạt động Logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng
dụng và triển khai sau khỉ chiến tranh thế giới lan thứ 2 kết
thúc. Trong lịch sư Việt Nam, hai người dâu tiên ứng dụng
thành công Logistics trong hoạt động quân sự chính là vua
Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra
miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Dại tướng
Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phú (1954).



10 Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn vè phát triển dịch vụ logistics...

Trải qua dòng chày lịch sử, Logistics được nghiên cứu và
áp dụng sang lĩnh vực kinh doanh. Dưới góc dộ doanh nghiệp,
thuật ngừ “Logistics” thường được hicu là hoạt động quản lý
chuỗi cung ứng (supply Chain management) hay quàn lý hệ
thống phân phối vật chất (physical distribution management)
cùa doanh nghiệp đó.
Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương
(Economic and Social Commission tbr Asia and the Pacific ESCAP), Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn. Đó là Phân
phối vật chất; Hệ thong Logistics; và Quàn trị Logistics.
(1. Giai đoạn 1: Phân phổi vật chất
Vào những năm 60,70 của thế kỷ XX thì Logistics là hoạt
động cung ứng sản phẩm vật chất, hay còn gọi là Ltìgistics đầu
ra. Logistics đầu ra là quản lý một cách có hệ thống các hoạt
động liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sản phàm, hàng
hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả. Giai đoạn phân phối
vật chất bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:
• Vận tủi: bao gồm việc sử dụng các phương tiện như
máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, xe tải, ô tô... để vận chuyển nguycn
vật liệu, hàng hóa từ thành phố này tới thành pho khác, từ nước
này tới nước khác.
• Phân phổi: là hoạt động vận chuyển và lưu giữ sản
phẩm trong quá trình từ sau khi sản phẩm hoàn thành ờ nhà sản
xuất cho đến khi sản phẩm đến được tay người sử dụng cuối
cùng. Dây là một hoạt động quan trọng vì nó góp phần đàm hào
việc tiêu thụ có hiệu quả. Phân phoi bao gồm hoạt động lựa
chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kcnh phân
phối hiệu quả.
• Bào quản hàng hoả: là hoạt động nham bào quàn hàng

hóa tránh hư hỏng, va đập.


Chương 1. Những vấn đè lý luận về phát triển ...

II


Quán lý kho hãi: Kho bãi ià nơi để lưu trữ hàng hóa,
giúp con người chuẩn bị hàng hóa để vận chuyển từ địa điểm
này tới địa điểm khác hoặc dự trữ để chuẩn bị tung ra thị
trường. Quàn lý kho bãi là việc đàm bào hàng hóa trong trạng
thái tốt nhất, đúng về chất lượng, dù về số lượng, đảm bào khi
cần thì hàng sẽ xuất kho được.

Bao hì. nhãn mác, đóng gói: Là khâu hoàn thiện sản
phẩm, lựa chọn chất liệu đế bảo vệ, bảo quản hàng hóa.
h. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Vào những năm 80, 90 cùa thế kỷ XX, hoạt động Logistics
là sự kết hợp cả hai khâu dầu vào (Cung ứng vật tư) và đầu ra
(Phân phối sản phầm) để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả. Đây
gọi là quá trình Logistics.
Khâu thú' nhát tà Cung ứng vật tư ịhoạt động đầu vào)
Cung ứng vật tư bao gồm hai chức năng bộ phận: mua và
quản lý dự trừ (tồn kho) các nguyên vật liệu, vật tư, đầu vào
cho quá trình sản xuất.
Mua: Là hành động thương mại xuất phát từ biếu hiện của
một nhu cầu và được thể hiện qua việc dặt hàng với nhà cung
ứng đã lựa chọn. Đẻ hoạt động, mọi doanh nghiệp cần mua và
lưu kho những tư liệu đẩu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất

kinh doanh. Dối với doanh nghiệp công nghiệp, đầu vào này là
năng lượng, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sàn xuất... đề
thông qua quá trình sản xuất biến đổi thành sản phấm cuối
cùng. Đối với doanh nghiệp thương mại, dầu vào này là hàng
hóa, bao bì, nhãn mác... phục vụ hoạt động thương mại của
doanh nghiệp.
Quân lý dự trừ (tòn kho). Hoạt động mua các yếu tố đầu
vào là chưa đù đế đảm bào việc sản xuất hoặc bán hàng được


12 Một số vấn đè lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ logistics...

diễn ra liên tục và không bị ngưng trệ. Điều này chi được thực
hiện khi có cả hoạt dộng dự trừ. Dự trữ là toàn bộ hàng hóa
hoặc những mặt hàng được tích lũy lại chờ đợi để sử dụng về
sau và nó cho phcp cung cấp cho người sử dụng dần dần theo
những nhu cầu cùa họ, không áp đặt cho họ những thời hạn và
sự trục trặc. Khái niệm dự trừ có liên quan đến khái niệm dự
phòng và cũng như dự đoán. Có thể nói rằng, một doanh nghiệp
đứt chân hàng khi nó không có nguycn liệu, thành phẩm hoặc là
hàng hóa với số lượng cần thiết vào lúc thích hạp. Hoạt động
dự trừ có nhiều chức năng quan trọng trong quản lý dây chuyền
cung ứng, hay còn gọi là quá trình Logistics. Những chức năng
này bao gồm:
• Thứ nhất, chức năng liên két: Là chức năng chú yếu
nhất, nó liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng. Tồn kho là
hết sức cần thiết nhằm đảm bào sản xuất liên tục vào những lúc
cao điểm, nhất là khi cung và cầu của một loại hàng nào đó
không ổn định.
• Thử hai, chức năng ngủn ngừa tác động của lạm phát:

Tồn kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm một lượng chi phí đáng
kổ khi nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng giá dưới tác động của
lạm phát. Trong trường hợp này tồn kho sẽ là một hoạt động
dầu tư tốt nhưng cần phải tính toán kỳ lưỡng các chi phí và rùi
ro có thố xảy ra.
• Thứ ha, chức năng khau trừ theo số lượng: Nhiều nhà
cung ứng sằn sàng chiết khấu cho những đơn hàng có khối
lưựng lớn. Diều này có thẻ làm giảm giá mua hàng hóa, nguyên
vật liệu nhưng sẽ dẫn đến làm tăng chi phí tồn kho. Nhà quàn
trị cần phải xác định lượng hàng tối ưu đẻ có thể hường được
chiết khấu, dồng thời chi phí tồn trữ tăng không đáng kể.
Như vậy, hoạt động cung ứng vật tư về cơ bản là mua và
quàn lý hàng dự trữ để đạt được hiệu quả tối ưu.


Chương 1. Những vấn đề lý luận vè phát triển ...

13

Kliâu thử hai là Phân phối sản pltấtn (lioạt dộng dầu ra)
Nội dung cơ bán của chính sách phân phối trong hoạt dộng
Logistics là thiết kế và quán lý mạng lưới bán hàng đé sàn
phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Mạng lưới bán hàng
đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chù thể khác
nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau đế đưa hàng hoá từ
doanh nghiệp sản xuất đến khách hàng.
Tổ chức hệ thống phân phoi liên quan đến việc tố chức di
chuyển phương tiện, phân bồ nguồn hàng tới các thị trường,
xác định số lượng kho hàng tối ưu. Việc di chuyển phương tiện
và hàng hóa từ kho đến các khách hàng có thể thực hiện trên

nhiều tuyến dường khác nhau. Chi phí trên mỗi tuyến đường
cũng có thế khác nhau do phụ thuộc vào quãng đường di
chuyển, phí cầu đường, thậm chí là các khoản “tiêu cực phí”
nếu có. Vì vậy một trong các chức năng của Logistics là phải
chi ra việc phân bổ hàng hóa tối ưu cho các thị trường và con
dường vận chuyển có chi phí thấp nhất.
Ngoài ra người làm Logistics còn phải xác định được số
lượng kho hàng tối ưu trong diều kiện cụ the cùa doanh nghiệp.
Nẻu số lượng kho hàng lớn sẽ làm giảm chi phí vận chuyển từ
các kho đến các khách hàng, tuy nhiên nó làm phát sinh thêm
chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến các kho và phát sinh
thêm các chi phí dự trữ cũng như chi phí quản lý kho.
Hoạt động phân phối sản phầni cần đảm báo cung ứng
hàng hóa cho khách hàng: (i) vào thời điểm mong muốn (hàng
hóa cần phải sẵn sàng khi khách hàng có nhu cầu); (ii) với số
lượng mong muốn (không quá nhiều, cũng không quá ít); (iii)
với chất lượng mong muốn (có khả năng đáp ứng đúng nhu
cầu); (iv) với chi phí ít nhất (giá mua là một phần chủ yếu của
giá cả mà khách hàng phải chịu).


14 Một số vấn đè lý luận và thực tiền về phát triển dịch vụ logistics...

c. Giai đoạn 3: Quản trị Logistics
Đây là giai đoạn phát triển cùa Logistics vào những năm
cuối thế kỷ 20. Theo định nghĩa cùa Hiệp hội các nhà chuyên
nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain
Management Professionals - CSCMP): “Quản trị Logistics là
một phan cùa quản trị chuồi cung ứng bao gồm việc hoạch
định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả

hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi
xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động của quản trị Logistics cơ bàn bao gồm quản trị vận
tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguycn vật
liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics, quản trị
tồn kho, hoạch định cung/cầu, quàn trị nhà cung cấp dịch vụ
thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của
Logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định
sản xuất, dóng gói. dịch vụ khách hàng. Quàn trị Logistics là
chức năng tổng hợp két hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động
Logistics cũng như phối hợp hoạt động Logistics với các chức
năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công
nghệ thông tin”.
Cũng theo định nghĩa cùa 1liệp hội các nhà quản trị chuỗi
cung ứng thì “Quán trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và
quản lý tất cả các hoạt động liên quan đen tìm nguồn cung, mua
hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quàn trị Logistics. Ở mức
dộ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sụ phối hợp và
cộng tác của các đối tác trên cùng một kcnh như nhà cung cấp,
bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, v ề cơ
bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung
cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi


Chương 1. Những vấn đề lý luận vế phát triển ...

15

cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết
nối các chúc năng kinh doanh và các quy trình kinh doanh

chính yếu bên trong công ty và của các công ty vói nhau thành
một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị
chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị
Logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc
đẩy sự phổi hợp về quy trình và hoạt động của các bộ phận
marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ
thông tin”.
Có thể hình dung vị trí của dịch vụ Logistics trong chuồi
cung ứng theo Hình 1.1:
Hình 1.1: Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng

+



Dong thòng Un

------- ►

Dòng san phẩm

^

Dòng tiền tệ

Đối với các doanh nghiệp, quán trị Logistics có vai
trò rất to lon. Logistics giai quyết cả dầu ra lẫn đầu vào của
doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhò có thế thay đổi các
nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu
chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ... Logistics giúp

giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.


16 Một số vắn để lý luận và thực tiễn vè phát triển dịch vụ logistics...

Hình 1.2: Các thành phần cơ bản và hoạt động co bản
của Quản trị Logistics
Đầu vào I.ogsistics

Dầu ra I .ogistics

Nguồn lực

Dinh hưởng thị
trướng

vật chất
Nguồn
nhân sự
Nguồn tài

Tiện lụt VC thời
gian và ilịa đicm
Hiệu quá vặn đòng
hàng hỏa

chính
Tài sàn sớ hìru
Nguồn
thõng tin


Hình 1.2 cho thấy quản trị Logistics không phải là một
hoạt động đon lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có
quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi
yếu tổ tạo nên sản phẩm từ việc nhập nguyên liệu đầu vào cho
đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các nguồn tài
nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư. nhân lực mà
còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết và công nghệ. Các
hoạt động này cũng được phối kết hợp trong một chiến lược
kinh doanh tồng thể của doanh nghiệp từ tầm hoạch định đến
thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho,
bảo quản, vận chuyển đến thông tin, bao bì, đóng gói...Và
chính nhờ vào sự kết hợp này mà các hoạt động kinh doanh
được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo ra
được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại
cho họ những giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thù cạnh tranh.


Chương 1. Những vấn đè lý luận về phát triển ...

17

ỉ. 1.1.2. Các (¡nan niệm về Logistics và (lịcli vụ Logistics
a. Một sổ định nghĩa về Logistics
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics trên thế
giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích
nghiên cứu về dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, có thể nêu một số
khái niệm chủ yếu sau:
Trong lĩnh vực quân sự, Logistics được định nghĩa là
khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập

trung các lực lượng..., các mặt trong chiến dịch quân sự liên
quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển,
phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài. trang thiết bị.
Theo Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc té về vận tải đa
phương thức và quàn lý Logistics, Dại học Ngoại Thương,
tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu
chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản
phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo ycu cầu của khách hàng.
Theo ủy han Quan lý Logistics cùa Hoa Kỳ: Logistics là
quá trình lập ke hoạch, chọn phương án tối ưu đê thực hiện việc
quản lý, kiểm soát việc di chuyên và bảo quản có hiệu quà về
chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng
từ giai đoạn tiền sản xuất cho đen khi hàng hóa đến tay người
tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Theo Hội đồng quàn trị Logistics Hoa KỲ-Ì9HH (CTM -

Council o f I ogistic Management) Togistics là quá trình lên
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí
của dòng lưu chuyến và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn,
thành phàm và các thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến
diêm tiêu thụ. nhầm mục đích thỏa mãn những ycu cầu cùa
khách hàng


18 Một só vắn đẻ lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ logistics...

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233):
Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch
vụ Logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ

Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ
chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn hao gồm nhận hàng,
vận chuyến, lưu kho, lưu bãi, làm thú tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác cỏ liên quan tới hàng
hỏa theo thỏa thuận với khách hàng để hướng thù lao”.
b. Hai nhóm định nghĩa về Ltígìstics
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái
niệm về dịch vụ Logistics có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là dịnh nghĩa của Luật
Thương mại 2005 coi Logistics gần như tương tự với hoạt động
giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa
trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong doạn "hoặc
các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa". Khái niệm
Logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng dược coi là
có nghĩa hẹp, tức là chi bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của
ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo
trường phái này, bản chất của dịch vụ Logistics là việc tập luyp
các yếu tố hồ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản
xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ Logistics mang nhiều
yếu tổ vận tải, người cung cấp dịch vụ Logistics theo khái niệm
này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ
vận tài da phương thức (MTO - Multimodal Transport
Operator).
Nhóm định nghĩa thứ hai về dịch vụ 1 ogistics có phạm vi
rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa
tới tay cùa người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm dịnh nghĩa
này, dịch vụ Logistics gan liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên



Chương 1. Những vắn đè lý luận về phát triển ...

I9

vật liệu làm đầu vào cho quá trình sàn xuất, sản xuất ra hàng hóa
và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Nhỏm định nghĩa này của dịch vụ Logistics góp
phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đom
lè như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phoi,
dịch vụ hồ trợ sản xuất, tư vấn quản lý... với một nhà cung cấp
dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, người sẽ đàm nhận toàn bộ các
khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người
tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ Logistics
chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững
vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản
xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa cao. Ví
dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ Logistics cung cấp cho một
nhà máy sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản
lượng cùa nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thcp, tư
vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và
lập các kênh phân phối, các chưomg trình makerting, xúc tiến bán
hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
c. Cóc đặc diêm chung của Ltìgistics
Dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics, khái
niệm Logistics có một số đặc diêm chung.
Thứ nhai, Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt
chẽ và liên tực từ điểm đầu tiên cùa dây chuyền cung ứng cho
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ hai, Logistics không phải là một hoạt động đon lẻ,
mà là một chuỗi các hoạt dộng liên tục từ hoạch định, quàn lý

thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa, thông tin, vốn...
trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Người
ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận vói
cả một quá trình, chấp nhận chi phí cao ở công đoạn này nhưng
tồng chi phí có khuynh hướng giảm. Trong quá trình này.


20 Một số vấn đè lý luận và thực tiễn vè phát triển dịch vụ logistics...

Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics trong sàn xuất và
Logistics bên ngoài sản xuất.
Trong phạm vi sách chuyên khảo chi tập trung vào
Logistics bên ngoài sản xuất với tư cách là dịch vụ thuê ngoài
còn hoạt động Logistics bên trong sản xuất liên quan đến một
khoa học khác là quản trị sản xuất, sự phân biệt này thế hiện rõ
trong Sơ đồ 1.1.
Stf đồ 1.1. Những hoạt động của dịch vụ Logistics trong
chuỗi cung ứng

Nguồn: Australian Bureau o f Tramport Economics, "Logistics in
Australia: A prelinúnary analysis", [Vorkingpaper 49,October 21)01

Thứ ha, Logistics là quá trình hoạch định và kiêm soát
dòng chu chuyển và lưu kho bãi của hàng hoá và dịch vụ từ
điểm đầu tiên tới khách hàng và thoả mãn khách hàng.
Logistics bao gồm cả các chu chuyến di ra, đi vào, bôn ngoài và
bên trong của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.


Chương 1. Những vấn đè lý luận về phát triển ...


21

Thứ lư. Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên
vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yểu tổ
đầu vào cần thiết để tạo ncn sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với
yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ bao
gồm: vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông
tin, bí quyết công nghệ....
Thử năm, Logistics bao trùm cả hai cấp dộ hoạch định và
tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, các vấn dề được đặt ra là vị trí: phải
lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ... ở
đâu? khi nào? và vận chuyển đi đâu? cấp độ thứ hai quan tâm
tới vận chuycn và lưu trữ: làm thế nào để đưa dược nguồn tài
nguyên/các yếu tố đầu vào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối dây
chuyền cung ứng?
Thứ sáu, Logistics là quá trình tối ưu hoá luồng vận
động của vật chất và thông tin về vị trí, thời gian, chi phí, ycu
cầu của khách hàng và hướng tới tối đa hoá lợi nhuận. Đi sâu
vào tìm hiểu Logistics và những vấn đề liên quan đến
Logistics là co sờ lý luận vừng chắc để chủng ta đi vào nghicn
cứu dịch vụ Logistics và nhà cung cấp dịch vụ Logistics một
cách hiệu quả, từ đó mục tiêu nghiên cứu cùa đề tài sẽ được
đáp ứng tốt nhất.
1.1.1.3. Phân loại dịclt vụ Logistics
Các dịch vụ Logistics dược phàn loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau. Chúng ta có thể phân loại các dịch vụ Logistics:
Theo lĩnh vực hoạt động, Theo phương thức khai thác hoạt
dộng Logistics; Theo tính chuyên môn hóa của các công ty
cung cấp dịch vụ Logistics; hoặc Theo khả năng tài chính của

các công ty cung cấp dịch vụ Logistics.
* Theo tiêu thức lĩnh vực hoạt động
Logistics trong lĩnh vục sàn xuất kinh doanh (Business
Logistics) là một phần cùa quá trình chuồi cung ứng, nhằm


22 Một số vắn để lý luận và thực tiễn vè phát triển dịch vụ logistics...

hoạch định, thực thi và kiểm soát một cách hiệu quà và hiệu lục
các dòng vận động và dự trữ sản phấm, dịch vụ và thông tin có
liên quan; đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các
hoạt động này.
Ltìgistics sự kiện (Evenl Logistics) là tập hợp các hoạt
động, các phương tiện vật chất kỳ thuật và con người cần thiết
để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực
cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp.
Logistics dịch vụ (Service Logistics) bao gồm các hoạt
động thu nhận, lập chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở
vật chất/ tài sàn, con người và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì
cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh.
* Theo tiêu thức phương thức khai thác hoạt dộng
Logistics
Logistics hên thứ nhất (IPL): Các công ty tự thực hiện
các hoạt động Logistics của mình. Công ty sở hữu các phương
tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác
bao gồm cả con người đỏ thực hiện các hoạt động Logistics.
Logistics hên thứ hai (2PL): Là việc quản lý các hoạt
dộng Logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty
không sở hữu hoặc cỏ dú phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có
thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp Logistics nhằm cung cấp

phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Lý do của phương thức
này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn dầu tư.
Logistics hên thứ ha (3PL hoặc TPL) hay còn dược gọi là
Logistics theo hợp đồng. Phương thức này có nghĩa là sử dụng
các công ty bên ngoài đẻ thực hiện các hoạt động Logistics, có
thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chi một số hoạt
dộng có chọn lọc. Cách giải thích khác cùa 3PL là các hoạt dộng
do một công ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh
nghĩa khách hàng cuả họ, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực


Chương 1. Những vấn đề lý luận vè phát triển ...

23

hiện hoạt động vận tài và kho vận ít nhất l năm có hoặc không
có hợp đồng hợp tác. Dây được coi như một liên minh chặt chẽ
giữa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không
chi nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông
tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.
Logistics bên thử ba còn có thẻ được hiểu là người thay
mặt cho chù hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics
cho từng bộ phận chức năng. Ví dụ như: thay mặt cho người
gửi hàng thực hiện thù tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa
hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thù tục thông quan và
vận chuyên hàng tới địa diêm đến quy định... Do đó 3PL bao
gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân
chuyển, tồn trừ hàng hóa, xử lý thông tin... và có tính tích hợp
vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.
Logistics hôn thứ tư (4PL huy FPL) huy còn được gụi lù

Logistics chuỗi phún phối. FPL là một khái niệm phát triển trên
nền tảng cùa TPL nhàm tạo ra sự dáp ứng dịch vụ, hướng về
khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt
dộng Logistics phức hợp như quàn lý nguồn lực, trung tâm điều
phối kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt
động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả các
hoạt động cùa TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý
các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc
duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và
giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối nhàm
vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan
hộ lâu bền.
Logistics hên thử mun (5PL): Là hoạt động Logistics có
ứng dụng thương mại điện từ, công nghệ thông tin nhằm đảm
bào hoạt động có hiệu quả hem. nhanh hom, đơn giản hơn.


24 Một số vấn đề lý luận và thực tiền vè phát triển dịch vụ logistics...

* Theo tính chuyên môn hóa của các công ty cung cấp
(lịch vụ Logistics
Các công ty cung cáp dịch vụ vận tái: Bao gồm (1) Các
công ty cung cấp dịch vụ vận tải đon phương thức: Là những
công ty chỉ cung cấp môt loại phương tiện vận tải. VD: Công ty
cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không,
đường biển; (2) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương
thức; Là những công ty từ hai phương tiện vận tải khác nhau trở
lên trong cả quá trình vận chuyển; (3) Các công ty cung cấp dịch
vụ khai thác cảng; (4) Các công ty môi giới vận tải.
Các công ty cung cấp dịch vụ phân phoi: Bao gồm các

công ty cung cấp dịch vụ kho bãi; Các công ty cung cấp dịch vụ
phân phối.
Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa: Bao gồm các
công ty môi giới khai thuê hải quan; Các công ty giao nhận,
gom hàng lẻ; Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm; Các
công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.
Các công ty cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành:
Bao gồm các công ty công nghệ thông tin; Các công ty viễn
thông; Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm; Các
công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.
* Theo khá nàng tài chinh của các công ty cung cẩp dịch
vụ Logistics
Các công ty sờ hữu tài sàn thực sự có riêng dội vận tải,
nhà kho... và sử dụng chúng để quàn lý tất cà hay một phần các
hoạt dộng Logistics cho khách hàng của mình.
Các công ty Logistics không sớ hữu tài sán thì hoạt động
như một người hợp nhất các dịch vụ Logistics và phần UVn các
dịch vụ là di thuê ngoài. 1lọ có thẻ phải di thuê phương tiện vận
tải, nhà kho, bến bãi... Việc thuê ngoài đã nhanh chóng phát


Chương 1. Những vấn đề lý luận vè phát triển ...

25

triển trong vài năm gần đây. Ngày nay có rất nhiều loại hình
dịch vụ Logistics nhằm dáp ứng yêu cầu da dạng khác nhau của
các ngành hàng khác nhau. Khác với trước đây, không chỉ các
dịch vụ Logistics cơ bán như vận tải và kho vận mà các loại
dịch vụ phức tạp và đa dạng khác cũng đã xuất hiện. Việc thuc

ngoài các dịch vụ Logistics gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là
Logistics Outsourcing.
1.1.1.4. Sự cần thiết phát triển dịch vụ Logistics
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trự
đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỳ thuật trên thế giới,
khối lượng hàng hóa và sản phấm vật chất được sản xuất ra
ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh
truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu
hẹp, các nhà sản xuất đã chuyên sang cạnh tranh về quản lý
hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu
chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm... trong cả hệ
thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá
trình đó, Logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn
trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu. Logistics chí
dơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang
lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát
triển, Logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành
một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong giao
thương quốc tế.
Như vậy, đẻ có thể cạnh tranh dược trong giai đoạn giao
lưu ngoại thương phát triển mạnh như thời kì này thì những
doanh nghiệp nào thực sự muốn vươn ra xa, vươn ra tâm quôc
tế bắt buộc phải đay mạnh hoạt động Logistics đê đàm bảo khá
năng dành thắng lợi, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hoạt động Logistics cũng là một hoạt động cấu thành
nên giá thành của sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp


×