Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.03 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

NGUYỄN NGỌC QUẤT

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẬU XANH Ở NGHỆ AN
VÀ HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 62 62 01 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội – 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH. Trần Đình Long
2. TS. Nguyễn Thị Chinh

Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Quang Sáng
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Tấn Hinh
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:


Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi 8h30’, ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam;
2. Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam;
3. Thư viện Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm;


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ở Việt Nam, đậu xanh là cây đậu đỗ đứng thứ ba sau lạc và đậu
tương. Đậu xanh được trồng rộng khắp từ Bắc tới Nam. Những năm gần
đây với tình hình biến đổi khí hậu cực đoan diễn ra khá nghiêm trọng như
hạn hán, lũ lụt... thì cây trồng ngắn ngày có thể né tránh thiên tai như cây
đậu xanh đã và đang ngày càng được đầu tư nghiên cứu phát triển ở hầu
hết các địa phương.
Diện tích trồng đậu xanh của Việt Nam năm 2015 là 90.950 ha, đạt
năng suất bình quân 1.089 kg/ha. Vùng sinh thái Bắc Trung bộ có diện tích
sản xuất đậu xanh là 18.470 ha (năm 2015) và đạt năng suất bình quân là
938 kg/ha. Năng suất đậu xanh của Bắc trung bộ và Tây Nguyên đạt thấp
nhất so với các vùng sinh thái, thấp hơn năng suất bình quân của cả nước
là 160 - 236 kg/ha. Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc vùng sinh thái Bắc trung
bộ, cây đậu xanh là cây trồng chính trong vụ hè, đậu xanh được gieo trồng

ngay sau khi thu hoạch lạc xuân, ngô xuân. Diện tích sản xuất đậu xanh
năm 2015 ở Nghệ An là 4.547 ha và ở Hà Tĩnh là 7.786 ha. Năng suất đậu
xanh bình quân năm 2015 ở Nghệ An là 865 kg/ha ở Hà Tĩnh là 970 kg/ha
(Cục thống kê Nghệ An và Hà Tĩnh., 2016).
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất đậu xanh song nguyên
nhân chính làm cho năng suất đậu xanh thấp là: (1) Cho đến nay cây đậu
xanh vẫn được xem là cây trồng phụ nên nông dân không quan tâm đến việc
đầu tư thâm canh và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác mới vào sản
xuất; (2) Bộ giống đậu xanh hiện nay của Nghệ An và Hà Tĩnh chủ yếu là
giống địa phương (đậu tằm hạt mốc) và một diện tích nhỏ các giống VN99-3,
VN99-1 đã bị lẫn tạp cho năng suất thấp.
Do vậy, để phát triển đậu xanh có hiệu quả ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong
giai đoạn tới rất cần có sự đầu tư nghiên cứu đồng bộ các giải pháp công
nghệ như: xác định giống đậu xanh năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chịu
hạn, chín tập trung và các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện
sinh thái, kinh tế - xã hội của vùng.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định giống và biện
pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh"
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được thực trạng sản xuất và đề xuất biện pháp kỹ thuật
canh tác mới phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm góp phần tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất đậu xanh bền vững tại
Nghệ An, Hà Tĩnh.


2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học trong việc

đánh giá khả năng chịu hạn, đặc tính nông sinh học của các giống đậu
xanh cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác để đạt năng suất và hiệu
quả kinh tế cao tại vùng nước trời. Đây là tài liệu khoa học có giá trị phục
vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về cây đậu xanh
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tuyển chọn được một số giống đậu
xanh mới (ĐX14; NTB02 và ĐXVN7) cho năng suất và chất lượng tốt
thích hợp cho vụ Hè, góp phần vào việc bố trí cơ cấu cây trồng, mở rộng
diện tích trồng đậu xanh tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác đậu xanh thích hợp cho vụ
Hè tại Nghệ An và Hà Tĩnh, góp phần tăng năng suất, chất lượng và mang
lại lợi nhuận kinh tế cao cho người sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới và kỹ thuật canh tác
mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
- Đề tài được tiến hành tại 2 địa điểm đại diện cho 2 tỉnh :
Huyện Hương Sơn ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, là huyện miền núi
thuộc vùng đất gò đồi khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh.
Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, là huyện đồng bằng thuộc vùng đất
thâm canh đậu xanh của tỉnh Nghệ An.
- Đề tài tập trung nghiên cứu về giống mới và các giải pháp kỹ thuật
cải tiến có liên quan, bao gồm: Thời vụ, thời điểm bón phân, lượng phân
bón và mật độ gieo. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng đồng
bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.
5. Những đóng góp mới của luận án.
(1). Luận án đã xác định được các yếu tố hạn chế đến sự phát triển sản
xuất đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đó là: (i) Hạn hán do biến đổi khí

hậu và hiện tượng El Nino, (ii) Thiếu bộ giống đậu xanh phù hợp, (iii)
Thiếu tiến bộ kỹ thuật canh tác đậu xanh hiệu quả.
(2). Ba giống đậu xanh ĐX14, NTB02, ĐXVN7 có năng suất cao, chất
lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái đã được tuyển chọn và giới thiệu


3

cho sản xuất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, hai giống NTB02 và ĐXVN5 có khả
năng chịu hạn tốt.
(3). Năm mô hình sản xuất thử nghiệm đối với các giống đậu xanh mới và
kỹ thuật canh tác mới có tỷ suất lợi nhuận biên đạt từ 2,00 – 2,27 lần so
với giống cũ và biện pháp kỹ thuật cũ.
6. Cấu trúc của luận án.
Luận án chính có 138 trang đánh máy vi tính khổ A4 với 52 bảng số
liệu, 4 hình. Luận án gồm 5 phần; Mở đầu (4 trang), Chương 1: Tổng quan
tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài (42 trang). Chương II. Nội dung và
phương pháp nghiên cứu (13 trang). Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo
luận (77 trang), Kết luận và đề nghị (2 trang).
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận án đã tham khảo và tổng quan 54 tài liệu tiếng Việt và 73 tài
liệu tiếng Anh với các nội dung liên quan bao gồm: 1. Vai trò của cây đậu
xanh; 2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở trên thế giới và Việt Nam; 3. Tình
hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam.
Với các dẫn liệu thu thập được cho thấy: Đậu xanh là đậu thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao, hạt đậu xanh giàu hydratcacbon, protein và các
loại vitamin khác. Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay
thế và tương đối phù hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho trẻ em được
tổ chức Nông lương và y tế thế giới đưa ra. Cây đậu xanh nói riêng và cây

họ đậu nói chung ngoài giá trị kinh tế nó còn có giá trị vô cùng quan trọng
khác về mặt sinh học, đó là khả năng cố định ni tơ khí quyển thành đạm
cung cấp cho cây nhờ vi khuẩn Rhirobium virgana cộng sinh ở bộ rễ.
Lượng đạm cố định được phụ thuộc vào môi trường đất tương đương từ 30
– 60kg N/ha (Vũ Tiến Bình và CS., 2014).
Cây đậu xanh đã được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là các nước châu Á. Diện tích sản xuất đậu xanh trên thế giới hàng
năm có sự tăng trưởng đáng kể biến động từ 938.112 – 985.679 ha. Theo
số liệu thống kê của FAO từ 2004-2008, năng suất đậu xanh bình quân
biến động từ 692 – 723 kg/ha, năm 2006 năng suất bình quân đậu xanh đạt
cao nhất 723kg/ha (FAOSTAT Database., 2009) (Phụ lục 8).
Diện tích sản xuất đậu xanh của Việt Nam qua 4 năm từ 2012 đến
2015 biến động từ 88.180 – 98.200 ha, diện tích sản xuất đậu xanh năm
2015 giảm so với năm 2012 là 7.250 ha. Năng suất đậu xanh bình quân của
Việt Nam qua 4 năm biến động từ 1.026 – 1.098 kg/ha. Năng suất đậu


4

xanh bình quân của cả nước có xu hướng tăng dần qua các năm và năng
suất đạt cao nhất năm 2015 là 1.098 kg/ha.
Diện tích sản xuất đậu xanh ở Việt Nam được phát triển ở 7 vùng sinh
thái trên cả nước. Diện tích sản xuất đậu xanh giữa các vùng trong năm
2015 biến động từ 4.880 – 25.120 ha trong đó có 3 vùng có diện tích sản
xuất đậu xanh lớn là Tây Nguyên, Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung
bộ có diện tích lần lượt là 25.120 ha; 18.470 ha; 18.090 ha.
Nghiên cứu chọn tạo giống đậu xanh trên thế giới đã được nhiều nhà
khoa học và các tổ chức tham gia. Trung tâm AVRDC là tổ chức lưu giữ
và lai tạo thành công nhiều dòng giống đậu xanh (AVRDC., 2012). Hiện
nay các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan ... đã có những

nghiên cứu đột phá về chọn tạo giống đậu xanh (Subramanyam et al.,
2010; Zhang huijie et al., 2003; Norihico tomooka et al., 1991). Ở Việt
Nam trong những năm gần đây các nhà khoa học về chọn tạo giống đậu
xanh đã chọn tạo và đưa vào sản xuất một số giống đậu xanh mới như:
ĐXVN4; ĐXVN5; ĐXVN6; T135; V123; ĐX14; NTB01; NTB02;
ĐXHL10 .... (Cục trồng trọt., 2009; Nguyễn Thị Thanh., 2009; Nguyễn
Ngọc Quất và cs., 2014; Nguyễn Trung Bình và cs., 2014; Nguyễn Văn
Chương và cs., 2014.....).
Nghiên cứu về khả năng chịu hạn của cây đậu xanh đã và đang được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để đối phó với tình hình biến đổi
khí hậu hiện nay. Trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu về khả năng
chịu hạn của cây đậu xanh trong những năm gần đây như: Kỹ thuật mồi
nước (Seed priming), sử dụng phân bón kali dạng K2SO4 làm tăng khả
năng chịu hạn, ứng dụng công nghệ (PEG) để đánh giá khả năng chịu hạn
của hạt giống.... (Jisha et al., 2013; Mohammd et al., 2011; (Zhu Jiao Jun,
2006; Vahid Jajarmi, 2009; Majid Khayatnehad et al., 2010; Taregh
Ghanifathi et al., 2011). Nghiên cứu của Vũ Tiến Bình và CS., (2015) cho
thấy, khi cây họ đậu bị thừa hay thiếu nước cây sinh trưởng kém do bộ rễ
phát triển kém, nốt sần ít đặc biệt nốt sần hữu hiệu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu cao đến sự nảy mầm,
hoạt tính Enzym ᾳ - amylase và tích lũy prolin của mầm đậu xanh. Tác giả
Điêu Thị Mai Hoa và CS đã kết luận: Trong điều kiện áp suất thẩm thấu
cao, kết thúc giai đoạn nảy mầm, giống vàng phú thọ thể hiện khả năng sinh
trưởng mầm tốt nhất sau đó đến tiêu hải dương, ĐX14 và V123. Khi nảy
mầm trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao, hàm lượng axit amin prolin ở
giai đoạn cuối của sự nảy mầm tăng mạnh ở giống vàng phú thọ, 3 giống
còn lại không tăng hàm lượng prolin so với đối chứng (Điêu Thị Mai Hoa
và CS., 2011).



5

Nguyễn Vũ Thanh Thanh và CS., (2011) đã phân lập và so sánh trình
tự gen cystatin của 4 giống đậu xanh có mức độ chịu hạn khác nhau thấy
rằng trình tự nucleotit của gen cystatin ở 4 giống đậu xanh có mức độ
tương đồng cao (99,6-99,8%), không có khác nhau nào trong 2 exon
nhưng có 6 đa hình nucleotit đơn nằm trong vùng itron.
So sánh khả năng quang hợp của một số giống đậu xanh chín tập
trung và chín không tập trung. Chỉ số hàm lượng diệp lục và cường độ
quang hợp ở nhóm đậu xanh chín tập trung tăng nhanh hơn và đạt cực đại
cao hơn vào giai đoạn hình thành rễ, thân, lá, hoa và quả. Ở giai đoạn quả
chín chỉ số này lại giảm mạnh hơn nhóm chín không tập trung. Nhóm chín
không tập trung có mức độ cao của chỉ số này, duy trì lâu hơn theo thời
gian chín rải rác của quả (Điêu Thị Mai Hoa và CS., 2006).
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh. Thời vụ
gieo trồng đậu xanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện sinh thái,
thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng, giống ... Thời vụ gieo trồng thích hợp là một
trong các tác nhân tạo điều kiện cho đậu xanh đạt được năng suất tối ưu.
Nếu cây trồng không được gieo đúng thời vụ thì năng suất có thể giảm
đáng kể do giảm số quả, giảm khối lượng hạt và cũng có thể suy giảm
mạnh năng suất do gặp các điều kiện thời tiết bất thuận ở giai đoạn thu
hoạch (Sekhon et al., 2007).
Nghiên cứu về mật độ gieo trồng đậu xanh trên đất pha thịt tại Ấn Độ
là 40 cây/m2 cho các giống NM-92, NM-94 ... Ở Đài Loan đất đai màu mỡ
hơn và lượng mưa cao hơn nên các giống đậu xanh này trồng trên đất cát
pha thịt với mật độ là 20 cây/m2 và khoảng cách (50cm x 10cm) cho năng
suất cao hơn ở các mật độ 30, 40 và 50 cây/m2 (Guriqbal et al., 2011).
Đất cát pha sét của Iran bón nitơ và photpho đã làm tăng năng suất
đậu xanh (đạt 2.240kg/ha) ở mức phân bón 90kg N/ha và 120kg P2O5/ha
(Sadeghipour et al., 2010). Nghiên cứu về các mức bón nitơ khác nhau

trên nền 50kg P2O5/ha đối với một số giống đậu xanh NM-92, NM-98 và
M-1 cho thấy: Thời gian ra hoa kéo dài, số cành trên cây đạt cao nhất khi
bón 100kg N/ha (Abdul et al., 2012).
Theo Bukhsh và cộng sự, trong điều kiện hạn cung cấp kali với liều
lượng thích hợp giúp cải thiện tình trạng của cây, duy trì sức trương, điều
chỉnh đóng mở khí khổng để duy trì quang hợp (Bukhsh et al., 2012). Bón
phân kali có thể làm giảm tác động tiêu cực của thiếu nước, bón 180kg
K2O/ha trên nền 50kgN + 150kg P2O5 sẽ giảm tác hại của hạn đối với cây
đậu xanh và năng suất có thể đạt 2.090 kg/ha (Fooladivanda et al., 2014).


6

CHƯƠNG II
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu và thời gian nghiên cứu:
*. Vật liệu nghiên cứu:
+ Các mẫu giống đậu xanh triển vọng V123; T135; ĐX11; ĐX14; ĐX16;
ĐX17; NTB02; ĐXVN5; ĐXVN6; ĐXVN7 với giống Đậu tằm (đ/c).
+ Các loại phân bón: Đạm Ure 46,6% N; Super lân lâm thao 16,5% P2O5;
KCL 60% K2O.
*. Thời gian nghiên cứu: Vụ hè 2011; 2012; 2013
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.Nội dung 1: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật góp
phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất đậu xanh tại Nghệ An và Hà
Tĩnh.
2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu xanh
2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác chính cho các
giống đậu xanh triển vọng tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
=> Hoàn thiện quy trình canh tác đậu xanh thích hợp cho vụ hè tại

Nghệ An và Hà Tĩnh
2.2.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống mới và
kỹ thuật canh tác mới
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất đậu xanh tại Nghệ An và
Hà Tĩnh.
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban ngành có liên quan từ trung
ương và địa phương.
- Phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)
và đánh giá nhanh nông thôn (PRA). Phỏng vấn người thạo tin (KIP).
Phỏng vấn nhóm (Group Interview): Phân tích hệ thống, phân tích SWOT
để đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của sản xuất ….
2.3.2. Phương pháp bố trí các thí nghiệm nghiên cứu tuyển chọn một
số giống đậu xanh
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định giống đậu xanh thích hợp vụ hè cho
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Thí nghiệm đánh giá 10 giống đậu xanh triển vọng.
- Thí nghiệm được bố trí kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), mỗi thí
nghiệm nhắc lại 4 lần. Diện tích ô 10 m2 (5 m x 2 m).


7

- Nền phân bón: 1 tấn HCVS sông gianh + 400 kg vôi bột + 40 kg N + 60
kg P2O5 + 40 kg K2O kg trên 1ha.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân HCVS sông gianh + vôi bột + Lân trước
khi gieo; Bón thúc 2 đợt; đợt 1 khi đậu xanh có 1-2 lá thật bón ½ NKvà
thúc lần 2 khi cây 4-5 lá thật bón ½ NK còn lại.
- Mật độ gieo 20 cây/m2.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn đến khả năng mọc mầm

của một số giống đậu xanh triển vọng.
- Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn của 10 giống đậu xanh triển
vọng:
-Thí nghiệm được được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với
10 giống đậu xanh và 6 thế thẩm thấu bởi polyethylene glycol (PEG-6000)
bao gồm (0 (nước cất); -3; -6; -9; -12; -15 bar), 3 lần nhắc lại. Hạt giống
được rửa sạch bề mặt bằng dung dịch HgCl2 0,01% trong vòng 1 phút để
loại bỏ hết nấm mốc gây thối hạt. Trước khi đưa hạt vào đánh giá khả năng
chịu hạn, hạt được rửa lại bằng nước cất 3 lần để rửa sạch dung dịch
HgCl2. Hạt giống được gieo trên đĩa petri với 20 hạt/đĩa đặt trong buồng
nuôi cấy với nhiệt độ 25oC, 16 giờ chiếu sáng và 8 giờ tối.
Thế thẩm thấu bởi PEG-6000 được tính theo công thức sau (Burlyn E &
cs, 1973).
ψs = -(1.18 x 10-2)C – (1.18 x 10-4)C2 + (2.67 x 10-4) CT + (8.39 x 10-7) C2T
Trong đó: C là nồng độ của PEG-6000 tính bằng g/kg H2O; T nhiệt
độ môi trường nẩy mầm
Bảng 2.2. Khối lượng PEG 6000 được tính theo thế thẩm thấu
PEG (g/kg H20)
Mức độ gây hạn (bar)
138
-3
189
-6
222
-9
251
- 12
270
- 15
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn đến sinh trưởng phát

triển và năng suất đậu xanh trong điều kiện nhà lưới
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 giống đậu xanh NTB02 và
ĐXVN5. Thời gian thí nghiệm từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2011, tại nhà
lưới khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp. Cây được trồng trong chậu
vại (cao 40cm; đường kính: 30cm), mỗi chậu chứa 7kg đất phù sa sông
Hồng không được bồi hàng năm (lấy tại khu thí nghiệm trồng màu của
Khoa Nông Học). Ảnh hưởng của hạn được đánh giá ở 3 thí nghiệm riêng


8

biệt tương ứng với 3 thời kỳ: Thời kỳ bắt đầu ra hoa, thời kỳ ra hoa rộ và
thời kỳ quả mẩy.
Thí nghiệm 3.1: Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn ở thời kỳ bắt đầu ra hoa.
Gồm 2 công thức, công thức 1: tưới nước đầy đủ trong suốt thời gian trồng
(độ ẩm luôn duy trì từ 70-85%) và công thức 2: tưới nước đầy đủ (độ ẩm
luôn duy trì từ 70-85%), đến khi bắt đầu ra hoa thì dừng tưới nước. Khi
xuất hiện 70% số cây bị héo (75% số lá/cây bị héo) thì tưới nước trở lại.
Thí nghiệm 3.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn ở thời kỳ ra hoa rộ. Gồm 2
công thức, công thức 1: tưới nước đầy đủ trong suốt thời gian trồng (độ ẩm
luôn duy trì từ 70-85%) và công thức 2: tưới nước đầy đủ (độ ẩm luôn duy
trì từ 70-85%), đến khi cây ra hoa rộ. Khi xuất hiện 70% số cây bị héo
(75% số lá/cây bị héo) thì tưới nước trở lại.
Thí nghiệm 3.3: Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn ở thời kỳ quả vào mẩy.
Gồm 2 công thức, công thức 1: tưới nước đầy đủ trong suốt thời gian trồng
(độ ẩm luôn duy trì từ 70-85%) và công thức 2: tưới nước đầy đủ (độ ẩm
luôn duy trì từ 70-85%), đến khi quả vào mẩy. Khi xuất hiện 70% số cây
bị héo (75% số lá/cây bị héo) thì tưới nước trở lại.
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu một số kỹ thuật canh
tác chính cho các giống đậu xanh triển vọng tại Nghệ An và Hà Tĩnh

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho
giống đậu xanh ĐX14
- Thí nghiệm gồm 5 công thức, ký hiệu từ TV1 đến TV5:
TV1 - gieo ngày 8/06; TV2 - gieo ngày 15/06; TV3 - gieo ngày 22/06
(đ/c); TV4 - gieo ngày 29/06; TV5 - gieo ngày 6/07.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 4 lần lặp
lại, diện tích ô thí nghiệm 10m2 (5m x 2m).
- Nền phân bón: 1 tấn HCVS sông gianh + 400 kg vôi bột + 40 kg N + 60
kg P2O5 + 40 kg K2O kg trên 1ha.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân HCVS sông gianh + vôi bột + Lân trước
khi gieo; Bón thúc 2 đợt; đợt 1 khi đậu xanh có 1-2 lá thật bón ½ NKvà
thúc lần 2 khi cây 4-5 lá thật bón ½ NK còn lại.
- Mật độ gieo 20 cây/m2, thời gian: 2012, 2013
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu xác định thời điểm bón phân đạm và kali
thích hợp cho giống đậu xanh ĐX14 và NTB02
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 4 lần lặp
lại, diện tích ô thí nghiệm 20m2 (5m x 4m).
- Thời gian gieo: 12/6/2012 và 12/6/2013
- Thí nghiệm gồm 5 công thức, ký hiệu từ PT1 đến PT5:


9

+ PT1: Bón lót nền + ½ NK và bón thúc một lần khi cây có 4-5 lá thật bón
lượng đạm và kali còn lại (đ/c);
+ PT2: Bón lót nền + thúc lần 1 với ½ lượng N và K20 khi cây 1-2 lá thật
và thúc lần 2 khi cây 4-5 lá thật lượng đạm và kali còn lại.
+ PT3: Bón lót nền + Thúc lần 1 với ½ N và K20 khi cây 1-2 lá thật và
thúc lần 2 khi cây 6-7 lá thật (đậu bắt đầu hoa) lượng N và K20 còn lại
+ PT4: Bón lót nền + Thúc lần 1 với ½ N và K20 khi cây 1-2 lá thật và

thúc lần 2 sau khi thu quả đợt 1 lượng N và K20 còn lại.
+ PT5: Bón lót nền + Thúc lần 1 với ½ N và K20 khi cây 4-5 lá thật và
thúc lần 2 sau khi thu quả đợt 1 lượng N và K20 còn lại.
- Nền phân bón lót: 1 tấn HCVS sông gianh + 400 kg vôi bột + 60 kg
P2O5/ha
- N và K20 bón theo công thức thí nghiệm
- Mật độ gieo 20 cây/m2
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón và mật độ gieo
thích hợp cho giống đậu xanh ĐX14 và NTB02
- Thời gian gieo: 12/6/2012 và 12/6/2013
- Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí kiểu ô chính ô phụ (Split Plot Design),
trong đó ô chính là nhân tố P (gồm 3 liều lượng phân bón NPK
30N:45P205:30K20; 40N:60P205:40K20; 50N:75P205:50K20), ô phụ là nhân
tố M ( gồm 3 mật độ gieo 15; 20; 25 cây/m2). Các công thức thí nghiệm
của từng nhân tố cũng được phân bố ngẫu nhiên, 4 lần nhắc lại. Diện tích ô
nhỏ 10 m2 (5mx2m) và diện tích ô lớn 30 m2.
- Phân bón sử dụng cho thí nghiệm: nền (1 tấn HCVS sông gianh + 400kg
vôi bột)/ha
2.3.4. Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống mới và kỹ thuật
canh tác mới
Trên cơ sở quy trình canh tác đậu xanh vụ hè mới để xây dựng mô
hình sản xuất thử nghiệm với giống cũ và quy trình canh tác cũ làm đối
chứng.
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Phương pháp theo dõi đánh giá: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu xanh (QCVN 01-62:
2011/BNNPTNT).
2.4.1. Phương pháp phân tích chất lượng hạt đậu xanh:
- Hàm lượng protein tổng số: Xác định theo phương pháp Kjeldahl
- Hàm lượng Lipid: Xác định theo phương pháp Soxlet

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu:


10

Đánh giá tính thích ứng và độ ổn định của số quả/cây và năng suất
thực thu qua hệ số hồi quy bi (tương tác giữa môi trường và kiểu gen) và
tính ổn định về năng suất S2d theo Eberhart S. A., & Russell W. A. (1966).
- Xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 4.0 và EXCEL. Phân tích hệ
số biến động của giống qua các năm theo tài liệu dẫn của Phạm Chí Thành
(1988)
2.4.3. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế mô hình
Hiệu quả kinh tế được tính toán theo phương pháp của CIMMYT,
1988; với 2 chỉ tiêu Lãi thuần và tỷ suất lợi nhuận biên.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sản xuất đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh
Điều kiện thời tiết khí hậu ở Nghệ An và Hà Tĩnh cho phép phát triển
cây đậu xanh trong vụ hè. Trong đó cần phải lưu ý với tình hình hạn đầu
vụ và mưa cuối vụ. Cần thiết phải xác định được giống đậu xanh chịu hạn
và có thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày để né tránh mưa cuối vụ.
3.1.2. Thực trạng sản xuất đậu xanh của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
3.1.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh của tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh.
Diện tích sản xuất đậu xanh ở Nghệ An giảm dần từ năm 2008 đến
năm 2015, diện tích sản xuất đậu xanh 2008 là 8.211 ha đến năm 2015 chỉ
còn 4.547 ha. Năng suất đậu xanh bình quân biến động từ 736 – 879 kg/ha,
năng suất đậu xanh bình quân đạt cao nhất năm 2014 là 879 kg/ha, sản

lượng đạt cao nhất là 6.653 tấn năm 2009 (Cục thống kê Nghệ An., 2016).
Năm 2013 năng suất đậu xanh trung bình ở Nghệ An đạt 736 kg/ha, thấp
hơn năng suất trung bình của vùng Bắc Trung bộ là 79 kg/ha. So với năng
suất bình quân của cả nước, năng suất đậu xanh ở Nghệ An thấp hơn 290
kg/ha tương ứng với 39%.
Diện tích năng suất và sản lượng đậu xanh của tỉnh Hà Tĩnh từ năm
2008 - 2015 biến động từ 7.749 – 11.174 ha, năng suất biến động từ 740 –
1.034 kg/ha (Cục thống kê Hà Tĩnh., 2016). Năng suất đậu xanh ở Hà Tĩnh
đạt cao nhất vào năm 2014 là 1.034 kg/ha và đạt cao hơn năng suất trung
bình của vùng Bắc Trung bộ là 96 kg/ha. So với năng suất bình quân của
cả nước năng suất đậu xanh ở Hà Tĩnh thấp hơn 64 kg/ha.


11

3.1.2.2. Các yếu tố hạn chế và khó khăn trong sản xuất đậu xanh ở Nghệ
An, Hà Tĩnh.
Trong các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến hiệu quả trồng đậu xanh ở
Nghệ An, Hà Tĩnh, yếu tố giống được quan tâm ở tất cả các điểm điều tra
với tỷ lệ khá cao từ 84,4 – 86,8%. Số người được hỏi cho rằng giống đậu
xanh trong sản xuất đã sử dụng gieo trồng quá lâu từ năm này qua năm
khác, giống đã bị thoái hóa năng suất giảm và khả năng chống chịu sâu
bệnh kém. Chỉ có 15,6% số người được phỏng vấn ở Nghệ An là đã sử
dụng giống mới và 13,2% (Hà Tĩnh). Các giống đậu xanh mới đang sử
dụng ở Nghệ An và Hà Tĩnh là VN99-1; VN99-3; ĐX205 các giống đậu
xanh này đã được đưa vào sản xuất từ lâu do đó chất lượng giống đã suy
giảm về năng suất.
Hạn đầu vụ sản xuất đậu xanh trong những năm gần đây xảy ra
thường xuyên ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Qua điều tra đánh giá đa số các hộ
nông dân được phỏng vấn đều quan tâm đến hạn đầu vụ từ 82,9 – 83,5%.

Hạn gây khó khăn cho việc gieo trồng đậu xanh vụ hè, đặc biệt hạn đầu vụ
đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của đậu xanh giai đoạn cây con.
Tình trạng thiếu phân bón và bón phân không đầy đủ đã được các hộ
sản xuất đậu xanh khẳng định. Tỷ lệ từ 32,4 – 38,6% khẳng định bón phân
cho đậu xanh luôn thiếu gặp gì bón đấy, do tư tưởng đậu xanh là cây trồng
ăn thêm và không có quy trình hướng dẫn canh tác đậu xanh. Trồng đậu
xanh ở mật độ cao trên 35 cây/m2 chiếm tỷ lệ 80,3 – 87,6% tỷ lệ người
được điều tra.
Đa số các hộ nông dân được điều tra đều cho rằng thiếu tập huấn kỹ
thuật canh tác mới từ 74,9 – 83,4%. Giống đậu xanh mới cũng đang là vấn
đề ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đậu xanh 89,2 – 91,3% số hộ điều tra
quan tâm đến giống mới và hệ thống cung ứng giống.
3.1.3. Định hướng nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế, khó
khăn.
Các nhà khoa học cần nghiên cứu phát triển bộ giống đậu xanh mới
thời gian sinh trưởng từ 65-75 ngày năng suất cao, chịu hạn và chống chịu
sâu bệnh tốt và đặc biệt là chín tập trung và thích hợp với điều kiện sinh
thái của vùng. Kèm theo quy trình kỹ thuật canh tác đậu xanh thích hợp
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu xanh thích hợp cho tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh.
3.2.1. Nghiên cứu xác định giống đậu xanh thích hợp vụ hè cho tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh
Qua 3 năm khảo nghiệm tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh năng suất
thực thu của giống đậu xanh ĐX14 luôn đạt cao nhất và cao hơn so với đối


12

chứng và sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Tại Nghệ An năng suất

thực thu của giống đậu xanh ĐX14 biến động từ 1.720-2.125 kg/ha cao
hơn giống đối chứng đậu tằm từ 50 – 95%. Tại Hà Tĩnh năng suất thực thu
của giống đậu xanh ĐX14 biến động từ 1.681-2.107 kg/ha và đạt cao hơn
so với đối chứng từ 58 – 122%.
Bảng 3.8. Năng suất thực thu của các giống đậu xanh triển vọng trong
vụ hè (kg/ha)
Nghệ An
Hà Tĩnh
Tên giống 2011 2012 2013 TB 2011 2012 2013 TB
Đậu tằm
1.140 1.084 1.143 1.122 1.030 950 1.061 1.014
(đ/c)
V123
1.934 1.763 1.545 1.747 1.280 1.083 1.375 1.246
ĐX11
1.800 2.009 1.340 1.716 1.420 1.552 1.505 1.492
ĐX14
2.034 2.125 1.720 1.960 1.860 2.107 1.681 1.883
ĐX16
1.967 1.582 1.242 1.597 1.450 1.545 1.308 1.434
ĐX17
2.000 1.704 1.252 1.652 1.620 1.755 1.582 1.652
NTB02
1.734 2.011 1.535 1.760 1.830 1.887 1.515 1.744
ĐXVN5
1.267 1.204 1.228 1.233 1.350 1.538 1.130 1.339
ĐXVN6
1.534 1.178 1.480 1.397 1.410 1.524 1.411 1.448
ĐXVN7
1.600 1.637 1.459 1.565 1.760 1.833 1.453 1.682

CV(%)
LSD (5%)

5,17
150

6,35
177

8,74
209

6,35
163

6,55
177

8,12
195

3.2.2.5. Đánh giá tính thích nghi và ổn định về năng suất của giống đậu
xanh trong môi trường nghiên cứu
* Tính thích ứng về năng suất của các giống với điều kiện ngoại cảnh:
Kết quả đánh giá tính thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, cho thấy:
Có 3 giống đậu xanh sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện ngoại cảnh
bất thuận là các giống Đậu tằm (đ/c); ĐXVN5; ĐXVN7 thể hiện bằng chỉ
số bi<1, tương ứng 0,002; 0,344; 0,616.
Các giống đậu xanh thích hợp với điều kiện thâm canh là V123;
ĐX11; ĐX14; ĐX16; ĐX17; NTB02 có chỉ số hồi quy bi>1 tương ứng

1,262; 1,628; 1,407; 1,960; 1,738; 1,126.
* Tính ổn định về năng suất của các giống
Đánh giá tính ổn định năng suất của các giống đậu xanh qua 3 năm
nghiên cứu và trên 2 điểm triển khai Nghệ An và Hà Tĩnh, cho thấy: Các
giống đậu xanh tham gia khảo nghiệm đều có tính ổn định cao trừ giống
V123. Trong đó có 3 giống đậu xanh có tính ổn định cao nhất là Đậu tằm
(đ/c); ĐX14; ĐX16 và có hệ số S2d tương ứng là 0,19; 0,29; 0,27. Các


13

giống trên cho năng suất ổn định, tương quan tuyến tính giữa kiểu gen và
môi trường (GxE). Giống đậu xanh V123 có hệ số (S2d >1) tương ứng là
3,09 là giống có tính ổn định về năng suất chưa cao.
3.2.1.6. Chất lượng của các giống đậu xanh triển vọng
Bảng 3.10. Hàm lượng dinh dưỡng của các giống đậu xanh triển vọng
trong vụ hè 2012 tại Nghệ An
Tên giống
Protein (%)
Lipid (%)
Chất khô (%)
Đậu tằm (đ/c)
23,56
0,68
90,71
V123
22,40
0,92
91,03
ĐX11

22,12
0,66
90,58
ĐX14
23,50
1,26
89,37
ĐX16
22,05
0,96
90,47
ĐX17
24,25
0,96
90,21
NTB02
23,86
0,49
90,45
ĐXVN5
21,24
0,84
90,85
ĐXVN6
22,83
0,89
89,16
ĐXVN7
22,91
0,46

90,46
* Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm - Viện
Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch

Hàm lượng Protein của các giống tham gia khảo nghiệm biến động
từ 21,24 - 24,25%. Giống ĐX17, ĐX14, NTB02 có hàm lượng protein cao
tương đương so với giống đậu tằm địa phương. Hàm lượng lipid của các
giống đậu xanh biến động từ 0,46-1,26% giống đậu xanh ĐX14 có hàm
lượng lipid cao nhất đạt 1,26%.
3.2.2. Ảnh hưởng của hạn đến khả năng nảy mầm của một số giống đậu
xanh triển vọng
3.2.2.1. Đánh giá khả năng chịu hạn thông qua tỷ lệ nảy mầm
Khả năng mọc mầm của hạt trong điều kiện thiếu nước là một trong
những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình tuyển chọn giống có khả năng
chịu hạn. Những giống có khả năng chịu hạn là những giống có khả năng
mọc mầm tốt trong điều kiện thiếu nước (Heikal et al., 1981). Với mục
đích đánh giá ảnh hưởng của điều kiện hạn nhân tạo đến giai đoạn mọc
mầm của 10 giống đậu xanh triển vọng, polyethylene glycol (PEG-6000)
được sử dụng để hạn chế sự thẩm thấu của nước vào hạt. Đánh giá khả
năng mọc mầm của các giống đậu xanh trong điều kiện thiếu nước ở các
thể thẩm thấu -3; -6; -9; -12; -15bar có 3 giống đậu xanh có khả năng mọc
mầm cao và ổn định là NTB02; ĐXVN5; ĐX11.


14

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thế thẩm thấu đến tỷ lệ mọc mầm của các
giống đậu xanh triển vọng (%)
Thế thẩm
0 bar

-3
-6
-9
-12
-15
thấu
(đ/c)
(bar)
(bar)
(bar)
(bar)
(bar)
Giống
Đậu tằm
95,00
87,74
64,89
61,37
14,00
1,74
V123
93,30
100,00
64,31
33,92
0,00
0,00
T135
83,30
92,02

57,98
31,99
13,99
1,98
ĐX11
100,00
93,30
83,30
18,30
16,65
3,30
ĐX14
100,00
93,30
61,65
16,65
3,30
0,00
ĐX16
96,65
87,95
53,44
18,93
0,00
0,00
ĐX17
100,00
90,00
61,65
40,00

0,00
0,00
NTB02
100,00
96,65
88,30
56,65
18,30
3,30
ĐXVN5
98,30
88,15
72,89
42,37
18,62
3,36
ĐXVN6
100,00
90,00
63,30
13,30
3,30
0,00
LSD5% (Mức gây hạn)
LSD5% (Giống)
LSD5% (Mức gây hạn và giống)
CV% (giống)
CV% (Giống và mức gây hạn)

0,96

1,09
2,97
3,14
2,97

3.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện hạn đến sinh trưởng và năng suất đậu
xanh trong điều kiện nhà lưới.
* Tỷ lệ héo và khả năng phục hồi sau gây hạn của 2 giống đậu xanh
Khi gặp hạn sự thay đổi hình thái của lá nhìn chung là nhạy cảm hơn
so với các bộ phận khác trong cây. Sau 11 ngày gây hạn ở thời kỳ bắt đầu
ra hoa 51,8% số cây của giống NTB02 bị héo, trong khi đó giống ĐXVN5
có 53,3% số cây bị héo, tuy nhiên khi được tưới nước trở lại thì sau 3 ngày
toàn bộ số cây bị héo phục hồi bình thường (bảng 3.17). Bước sang thời kỳ
ra hoa rộ sau khi để hạn 11 ngày 69,8% số cây của giống NTB02 và 71,3%
số cây của giống ĐXVN5 bị héo, nhưng sau 3 ngày được tưới nước trở lại
chỉ có 81,2% số cây phục hồi đối với giống NTB02 và 76,7% đối với
giống ĐXVN5. Ở thời kỳ quả mẩy sau 11 ngày gây hạn tỷ lệ héo của cây
tăng lên rất nhanh, giống NTB02 có 83,6% số cây bị héo và giống ĐXVN5
có 85,1% số cây bị héo. Đặc biệt sau 3 ngày tưới nước trở lại số cá thể
phục hồi thấp hơn rất nhiều so với hai thời kỳ gây hạn nêu trên. Giống
NTB02 và giống ĐXVN5 tương ứng chỉ có 75,1% và 69,4% số cá thể
phục hồi trở lại.


15

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của hạn ở một số thời kỳ đến tỷ lệ héo và khả
năng phục hồi của 2 giống đậu xanh NTB02 và ĐXVN5
Tỷ lệ phục hồi (%)
Thời kỳ gây

Tỷ lệ héo (%)
(sau 3 ngày tưới nước
Giống
(sau 11 ngày để hạn)
hạn
trở lại)
Thời kỳ bắt
NTB02
51,8
100,0
đầu ra hoa
ĐXVN5
53,3
100,0
Thời kỳ ra
NTB02
69,8
81,2
hoa rộ
ĐXVN5
71,3
76,7
Thời kỳ quả
NTB02
83,6
75,1
mẩy
ĐXVN5
85,1
69,4

* Ảnh hưởng của hạn đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống đậu xanh NTB02 và ĐXVN5
Thiếu nước ở ba thời kỳ (bắt đầu ra hoa; ra hoa rộ và quả mẩy) của
hai giống đậu xanh NTB02 và ĐXVN5 làm giảm rõ rệt đến các chỉ tiêu
sinh trưởng, cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, tăng sự thiếu
hụt bão hoàn nước, làm giảm khối lượng hạt và năng suất cá thể so với
điều kiện tưới nước đầy đủ. Nếu hạn ở giai đoạn đầu của thời kỳ sinh
trưởng sinh thực cây có khả năng phục hồi tốt hơn và ảnh hưởng tới năng
suất nhẹ hơn ở các giai đoạn sau. Sự suy giảm năng suất mạnh nhất khi
thiếu nước ở thời kỳ quả mẩy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hai giống đậu xanh trong thí nghiệm
NTB02 và ĐXVN5, khá mẫn cảm với sự thiếu hụt nước ở thời kỳ sinh
trưởng sinh thực bắt đầu từ khi ra hoa tới khi quả mẩy. Gây hạn trong giai
đoạn này có thể đánh giá và xác định nhanh các nguồn gen có khả năng
chịu hạn phục vụ cho chương trình chọn tạo giống.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của hạn đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu xanh NTB02 và ĐXVN5
Thời kỳ
Số quả/cây P1.000 hạt Năng suất cá
MSGNS
Tên
(quả)
(g)
thể (g/cây)
gây hạn
(%)
giống
Tưới Hạn Tưới Hạn Tưới
Hạn
8,2

60,3 58,9 4,65
3,21
30,94
NTB02 13,4
TK bắt
đầu ra hoa ĐXVN5 11,0
6,8
55,5 54,4 4,71
2,78
40,95
7,2
61,6 57,9 4,81
2,58
46,26
TK ra
NTB02 12,6
hoa rộ ĐXVN5 10,4
6,2
59,8 53,2 4,73
2,46
48,04
8,8
64,1 55,5 4,62
2,00
56,62
TK quả NTB02 11,8
mẩy
8,2
57,4 45,1 4,65
1,81

61,01
ĐXVN5 10,8
MSGNS: Mức suy giảm năng suất


16

3.3. Nghiên cứu một số kỹ thuật canh tác chính cho các giống đậu
xanh triển vọng tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
3.3.1. Nghiên cứu xác định thời vụ trồng thích hợp cho giống đậu xanh
ĐX14
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến năng suất thực thu của
giống đậu xanh ĐX14 trong vụ hè (kg/ha).
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thời vụ
2012

2013

TB

2012

2013

TB

8/6


1.955

1.462

1.709

1.992

1.420

1.706

15/6

1.684

1.397

1.541

1.974

1.210

1.592

22/6 (đ/c)

1.308


1.041

1.175

1.036

1.070

1.053

29/6

1.306

906

1.106

1.003

1.020

1.012

6/7

813

860


836

873

1.000

937

CV %
LSD 5%

10,69
284

11,57
247

10,95
284

11,15
240

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của thời vụ gieo đến năng suất thực thu
của giống đậu xanh ĐX14, được trình bày ở bảng 3.26: Qua 2 năm nghiên
cứu đánh giá tại 2 điểm Nghệ An và Hà Tĩnh ở các thời vụ gieo trồng khác
nhau thì thời gian từ mọc đến ra hoa và thời gian sinh trưởng của giống
đậu xanh ĐX14 cũng khác nhau. Gieo đậu xanh ở thời vụ sớm thì thời gian
từ mọc đến ra hoa kéo dài thêm 1-2 ngày và tổng thời gian sinh trưởng dài
hơn 2-3 ngày so với thời vụ gieo muộn vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.

Gieo giống đậu xanh ĐX14 ở thời vụ sớm 8/6 luôn đạt số quả
chắc/cây, số hạt/quả và khối lượng 1.000 hạt cao nhất. Gieo đậu xanh
giống ĐX14 trong vụ hè ở thời vụ 8/6 đạt năng suất thực thu cao nhất từ
1.706 – 1.709kg/ha. Do đó cần bố trí gieo trồng vụ lạc xuân hoặc ngô xuân
sớm để thu hoạch và giải phóng đất vào cuối tháng 5.
3.3.2. Nghiên cứu xác định thời điểm bón phân đạm và kali thích hợp
cho giống đậu xanh ĐX14 và NTB02.
3.3.2.1.Nghiên cứu xác định thời điểm bón phân đạm và kali thích hợp cho
giống đậu xanh ĐX14
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thời điểm bón đạm và kali
khác nhau cho giống đậu xanh ĐX14 tại Nghệ An, Hà Tĩnh qua 2 năm
được trình bày ở bảng 3.32 cho thấy: Công thức bón thúc phân đạm và kali
cho đậu xanh ở thời kỳ 1-2 lá thật và lần 2 khi cây 4-5 lá thật đạt năng suất
thực thu cao nhất trung bình 2 năm ở Nghệ An đạt 1.658kg/ha và Hà Tĩnh
đạt 1.782kg/ha.


17

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của các thời điểm bón đạm và kali khác nhau
đến năng suất thực thu giống đậu xanh ĐX14 trong vụ Hè (kg/ha)
Nghệ An
Hà Tĩnh
Công thức
2012
2013
TB
2012
2013
TB

PT1 (đ/c)
1.545
1.268
1.407
1.571
1.376
1.474
PT2
1.876
1.440
1.658
1.859
1.704
1.782
PT3
1.830
1.436
1.633
1.883
1.469
1.676
PT4
1.748
1.179
1.464
1.690
1.429
1.560
PT5
1.613

1.235
1.424
1.597
1.563
1.580
CV %
8.97
6.57
7.80
7.66
LSD 5%
295
165
258
217
3.3.2.2.Nghiên cứu xác định thời điểm bón phân đạm và kali thích hợp cho
giống đậu xanh NTB02
Đánh giá ảnh hưởng của các thời điểm bón phân đạm và kali đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống đậu xanh NTB02, kết quả
được trình bày ở bảng 3.35 cho thấy: Bón thúc đạm và kali ở các thời điểm
khác nhau đều có ảnh hưởng đến số quả chắc trên cây và năng suất thực
thu của giống đậu xanh NTB02 trong vụ hè 2013 tại Nghệ An. Số quả chắc
trên cây và năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức bón thúc phân đạm
và kali cho đậu xanh ở thời kỳ 1-2 lá thật và lần 2 khi cây 4-5 lá thật, số
quả chắc trên cây đạt 17,0 quả/cây và năng suất thực thu đạt 1.763 kg/ha
và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức xác suất 95%.
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của thời điểm bón đạm và kali đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất giống đậu xanh NTB02 trong vụ hè 2013
tại Nghệ An
Số quả

Số hạt/quả P.1000 hạt
NSTT
Công thức
chắc/cây (quả)
(hạt)
(g)
(kg/ha)
14,2a
11,5a
59,7a
1.420c
PT1 (đ/c)
17,0b
12,2a
64,8a
1.763a
PT2
16,8a
11,8a
63,5a
1.740ab
PT3
16,3a
11,6a
63,5a
1.603ab
PT4
15,6a
11,8a
63,2a

1.580bc
PT5
CV%
LSD 5%

14,10
2,25

10,56
4,12

4,68
5,52

5,49
327

3.3.3. Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón NPK và mật độ gieo
thích hợp cho giống đậu xanh ĐX14 và NTB02


18

3.3.3.1.Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón NPK và mật độ gieo
thích hợp cho giống đậu xanh ĐX14
* Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ gieo đến năng suất thực
thu giống đậu xanh ĐX14
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ gieo đến
năng suất thực thu giống đậu xanh ĐX14 (kg/ha)
Nghệ An

Hà Tĩnh
Ô chính Ô phụ
2
(NPK) (cây/m ) 2012
2013
TB
2012
2013
TB
15
1.798 1.447 1.622 1.715 1.201 1.458
30:45:30
20
1.846 1.461 1.653 1.811 1.303 1.557
25(đ/c) 1.737 1.414 1.576 1.723 1.235 1.479
15
2.028 1.499 1.763 1.807 1.292 1.550
40:60:40
20
2.059 1.634 1.847 2.058 1.469 1.764
25
1.971 1.479 1.725 1.793 1.369 1.581
15
1.801 1.497 1.649 1.387 1.403 1.395
50:75:50
20
1.802 1.567 1.684 1.702 1.352 1.527
1.728 1.356 1.542 1.671 1.430 1.551
25
CV % (P)

CV% (P*M)
LSD 5% (P)
LSD 5% (M)
LSD 5% (P*M)

5,91
7,29
144
140
243

8,37
7,31
159
109
220

7,05
6,63
160
119
230

5,33
9,72
93
133
231

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và mật độ

gieo đến năng suất thực thu giống đậu xanh ĐX14 được trình bày ở bảng
3.41 cho thấy: Năng suất thực thu giống đậu xanh ĐX14 tại Nghệ An và
Hà Tĩnh qua 2 năm ở công thức bón 40N:60P:40K và gieo đậu xanh ở mật
độ 20 cây/m2 đạt năng suất thực thu cao nhất. Năng suất trung bình 2 năm
tại Nghệ An đạt 1.847kg/ha và 1.764kg/ha tại Hà Tĩnh.
* Hiệu quả kinh tế của đậu xanh ở các liều lượng phân bón và mật độ gieo
khác nhau trong vụ hè 2013
Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp kỹ thuật được trình
bày ở bảng 3.44 cho thấy: Sản xuất đậu xanh giống ĐX14 trong vụ hè nên
bón phân 40N:60P:40K và gieo đậu xanh ở mật độ 20 cây/m2 luôn đạt lãi
thuần cao nhất là 8,5 triệu đồng/ha tại Nghệ An và 6,7 triệu đồng/ha tại Hà
Tĩnh và lãi thuần vượt so với đối chứng từ 5,4 – 5,7 đồng/ha.


19

Bảng 3.44. Hiệu quả kinh tế của đậu xanh ở các liều lượng phân bón và
mật độ gieo khác nhau trong vụ hè 2013 (ĐVT: 1.000đ)
HQKT (Nghệ An)
Ô
chính
(NPK)
30:45:30

HQKT (Hà Tĩnh)

Ô phụ
(cây/m2)

Tổng

thu

Tổng
chi

Lãi
thuần

Lãi so
với
đ/c

Tổng
thu

Tổng
chi

Lãi
thuần

Lãi so
với đ/c

15
20
25(đ/c)

35.694
36.370


31.208
31.298

4.486
5.072

1.348
1.934

32.079
34.258

31.208
31.298

871
2.960

-140
1.949

34.661

31.523

3.138

-


32.534

31.523

1.011

-

15
20
25
15
20

38.794
40.625
37.951
36.281

31.985
32.075
32.300
32.750

6.809
8.550
5.651
3.531

3.671

5.412
2.513
393

34.093
38.802
34.779
30.689

31.985
32.075
32.300
32.750

2.108
6.727
2.479
-2.061

1.097
5.716
1.468
-3.072

37.055

32.840

4.215


1.077

33.591

32.840

751

-260

25

33.924

33.065

859

-2.279

34.112

33.065

1.047

36

40:60:40


50:75:50

* Ghi chú: Đánh giá chi tiết thu chi ở phụ lục

3.3.3.2. Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón NPK và mật độ gieo
thích hợp cho giống đậu xanh NTB02
Bảng 3.47. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ gieo đến các yếu
tố cấu thành năng suất giống đậu xanh NTB02 trong vụ hè tại Nghệ An
Ô chính
(NPK)
30:45:30

40:60:40

50:75:50

Ô phụ
(cây/m2)
15
20
25(đ/c)
15
20
25
15
20
25

CV% (NPK)
CV% (NPK*M.DO)

LSD 5% (NPK)
LSD 5% (M.DO)
LSD 5% (NPK*M.DO)

Số quả
chắc/cây

Số hạt/quả
(hạt)

KL.1000
hạt (g)

NSTT
(kg/ha)

18,5ab
18,4ab
17,1b
18,0ab
20,5a
19,4ab
18,7ab
19,0ab
18,0ab

10,7a
10,9a
10,6a
10,6a

10,9a
10,9a
10,7a
10,6a
10,5a

68,3a
68,3a
68,2a
69,6a
70,0a
69,0a
68,3a
68,2a
68,7a

1.520d
1.680bc
1.530d
1.730abc
1.805a
1.720abc
1.750abc
1.770ab
1.635cd

7,74
9,35
1,84
1,74

3,06

12,26
13,67
1,65
1,45
2,61

1,45
3,10
1,30
2,18
3,33

2,87
4,07
63,30
70,37
117,31

Nghiên cứu đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống
đậu xanh NTB02 trong vụ hè 2013 tại Nghệ An, kết quả được trình bày ở
bảng 3.47 cho thấy: Bón phân NPK và gieo đậu xanh ở các mật độ khác
nhau đã có tác động đến số quả chắc trên cây và năng suất thực thu giống


20

đậu xanh NTB02 trong vụ hè 2013 tại Nghệ An. Công thức bón phân NPK
40:60:40 và gieo đậu xanh ở mật độ 20 cây/m2 đạt số quả chắc trên cây và

năng suất thực thu cao nhất lần lượt là 20,5 quả/cây và 1.805 kg/ha. Năng
suất có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng ở mức xác suất 95%.
3.3.4. Hoàn thiện quy trình canh tác đậu xanh thích hợp cho vụ hè tại
Nghệ An và Hà Tĩnh
Bảng 3.49. Quy trình canh tác đậu xanh ở Nghệ An và Hà Tĩnh
Quy trình canh tác Quy trình canh tác đậu
Nội dung
đậu xanh cũ
xanh mới
Giống đậu xanh
Đậu tằm
ĐX14; NTB02; ĐXVN7
Thời vụ gieo
22-25/6
8-15/6
2
Mật độ gieo (cây/m )
35
20
- HCVS sông gianh 1
- HCVS Sông gianh
Liều lượng phân bón
0 tấn/ha
tấn/ha, 400kg vôi bột.
- 30N:45P:30K
- 40N:60P:40K
- Bón lót HCVS + Lân
- Bón lót Lân 100%
(100%)
+ ½ NK

- Bón thúc: Lần 1-2 lá
- Bón thúc: 4-5 lá
Thời điểm bón phân
thật bón 1/2N + 1/2K
thật bón 1/2N + 1/2K
Lần 2: 4-5 lá thật bón
1/2N + 1/2K
Năng suất đậu xanh
1.479 – 1.576
1.764 – 1.847
(kg/ha)
Lãi thuần (triệu
1,01 – 3,14
6,72 – 8,55
đồng/ha)
Hoàn thiện quy trình canh tác đậu xanh cho vụ hè ở Nghệ An và Hà
Tĩnh, cây đậu xanh sinh trưởng phát triển tốt chống đổ khá và mức độ
nhiễm sâu bệnh hại ít. Quy trình canh tác đậu xanh mới đạt năng suất đậu
xanh thực thu cao hơn so với quy trình cũ từ 271 – 285kg/ha và lãi thuần
đạt cao hơn từ 5,41 – 5,71 triệu đồng/ha.
Với quy trình canh tác đậu xanh mới cho vụ hè tại Nghệ An và Hà
Tĩnh đã làm cơ sở để xây dựng quy trình canh tác đậu xanh thích hợp cho
các tỉnh phía Bắc.
3.4. Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống mới và kỹ thuật
canh tác mới
3.4.1. Mô hình sản xuất thử nghiệm giống mới và kỹ thuật canh tác mới
tại Nghệ An


21


Kết quả triển khai mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới
NTB02 và kỹ thuật canh tác mới (thời vụ, mật độ, liều lượng phân bón
NPK, ….) tại Diễn Châu, Nghệ An vụ hè 2013, được trình bày ở bảng 3.50
cho thấy: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới (giống mới và kỹ thuật
canh tác mới) vào sản xuất đậu xanh ở Nghệ An tại 3 điểm Diễn Châu,
Nam Đàn và Hưng Nguyên giống đậu xanh mới sinh trưởng phát triển tốt
đạt các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao hơn sản xuất đại trà.
Giống đậu xanh NTB02 đạt năng suất 1.670kg/ha và đạt cao hơn so với
sản xuất đại trà 32%. Giống đậu xanh ĐX14 đạt năng suất từ 1.700 –
1.780kg/ha, Sử dụng giống mới và kỹ thuật mới đã đạt năng suất cao hơn
so với giống cũ và kỹ thuật cũ 32,8 và 34,8%.
Bảng 3.50. Kết quả mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới
và kỹ thuật canh tác mới trong vụ Hè tại Nghệ An năm 2013
TT
1
2
3
4
5
6

Chỉ tiêu
theo dõi
Giống
Thời gian
sinh trưởng
Số quả
chắc/cây
Khối lượng

1.000 hạt
Năng suất
thực thu
Năng suất
vượt đối
chứng

Diễn Châu
ĐVT
SX đại
KTM
trà
Đậu
NTB02
tằm

Nam Đàn
SX đại
KTM
trà
Đậu
ĐX14
tằm

Hưng Nguyên
SX đại
KTM
trà
Đậu
ĐX14

tằm

ngày

77

63

75

65

72

61

quả

17,9

16,5

19,4

17,0

18,2

16,0


g

62,8

47,0

60,4

47,8

60,1

47,0

kg/ha

1.670

1.265

1.780

1.320

1.700

1.280

%


32,0

-

34,8

-

32,8

-

* KTM: Kỹ thuật mới

3.4.2. Mô hình sản xuất thử nghiệm giống mới và kỹ thuật canh tác mới
tại Hà Tĩnh
Kết quả triển khai mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới và
kỹ thuật canh tác mới tại Hà Tĩnh trong vụ Hè 2013 được trình bày ở bảng
3.51 cho thấy: Tại Hương Khê – Hà Tĩnh mô hình giống đậu xanh ĐXVN7
và biện pháp kỹ thuật canh tác mới. Giống đậu xanh ĐXVN7 có thời gian
sinh trưởng tương đương so với giống đậu tằm địa phương là 65 ngày, số quả
chắc trên cây và khối lượng 1.000 hạt của giống đậu xanh mới ĐXVN7 đạt
21,2 quả/cây và 52,8 g cao hơn so với sản xuất đại trà 4,9 quả/cây và 5,2
g/1.000 hạt. Năng suất thực thu của mô hình giống đậu xanh mới ĐXVN7 và
kỹ thuật canh tác mới đạt 1.715kg/ha trong khi đó sản xuất đại trà chỉ đạt


22

1.300kg/ha. Năng suất mô hình giống đậu xanh mới ĐXVN7 và kỹ thuật

canh tác mới vượt 31,9% so với sản xuất đại trà.
Mô hình đậu xanh giống mới và kỹ thuật canh tác mới tại Hương Sơn
trong vụ hè 2013 được triển khai bằng giống ĐX14, thời gian sinh trưởng
trong vụ hè là 73 ngày dài hơn giống đậu tằm trong sản xuất đại trà là 7 ngày.
Số quả chắc trên cây của giống đậu xanh ĐX14 đạt 18,2 quả/cây đạt cao hơn
so với giống đậu tằm là 2,0 quả/cây. Năng suất thực thu của mô hình ĐX14
đạt 1.720kg/ha, năng suất vượt so với sản xuất đại trà là 30,8%.
Bảng 3.51. Kết quả mô hình sản xuất thử nghiệm giống đậu xanh mới
và kỹ thuật canh tác mới trong vụ Hè 2013 tại Hà Tĩnh
ĐVT

Hương Khê
SX đại
KTM
trà
ĐXVN7 Đậu tằm

Hương Sơn
SX đại
KTM
trà
ĐX14 Đậu tằm

TT

Chỉ tiêu

1

Giống


2

Thời gian sinh trưởng

ngày

65

65

73

66

3

Số quả chắc/cây

quả

21,2

17,3

18,2

16,2

4


Khối lượng 1.000 hạt

g

52,8

47,6

65,1

47,2

5

Năng suất thực thu

kg/ha

1.715

1.300

1.720

1.315

6

Năng suất vượt đ/c


%

31,9

-

30,8

-

* KTM: Kỹ thuật mới

3.4.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất thử nghiệm giống mới và
kỹ thuật canh tác mới trong vụ hè 2013
Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng gieo trồng giống đậu
xanh mới và biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh mới (KTM) được trình
bày ở bảng 3.52 cho thấy: Tại Diễn Châu, Nghệ An vụ hè 2013 mô hình sản
xuất thử nghiệm gieo trồng giống đậu xanh NTB02 đạt tổng thu là
36.740.000 đồng/ha cao hơn so với giống cũ và biện pháp kỹ thuật cũ là
8.910.000 đồng/ha. Lãi thuần mô hình sản xuất thử nghiệm đạt 4.383.000
đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận biên đạt 2,00 lần so với đối chứng. Điều này cho
thấy rằng mô hình sản xuất thử nghiệm đậu xanh tại Diễn Châu, Nghệ An
hoàn toàn thay thế được giống cũ và biện pháp kỹ thuật canh tác đậu xanh
cũ. Mô hình sản xuất thử nghiệm đậu xanh tại Nam Đàn và Hưng Nguyên
tỉnh Nghệ An sử dụng giống đậu xanh mới ĐX14 đạt tổng thu từ
37.400.000 – 39.160.000 đồng/ha đạt cao hơn so với tổng thu sản xuất
bằng giống cũ và kỹ thuật cũ từ 9.240.00 – 10.120.000 đồng/ha. Lãi thuần
của mô hình sản xuất thử nghiệm tại Nam Đàn và Hưng Nguyên đạt lần



23

lượng là 6.803.000 đồng/ha và 5.043.000 đồng/ha và đạt cao hơn so với
sản xuất đại trà từ 4.786.000 – 5.666.000 đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận biên
của mô hình sản xuất thử nghiệm đậu xanh tại Nam Đàn đạt 2,27 lần so với
giống cũ và kỹ thuật cũ, tại Hưng Nguyên đạt 2,07 lần so với giống cũ và
kỹ thuật cũ.
Bảng 3.52. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống mới và áp dụng kỹ
thuật canh tác mới trong vụ hè 2013
Địa điểm
Diễn
Châu,
Nghệ An

Nam
Đàn,
Nghệ An

Hưng
Nguyên,
Nghệ An

Hương
Khê, Hà
Tĩnh

Hương
Sơn, Hà
Tĩnh


Nội dung
Giống đậu xanh mới
NTB02 và kỹ thuật canh
tác mới
Giống đ/c Đậu tằm và kỹ
thuật canh tác địa phương
Giống đậu xanh mới
ĐX14 và kỹ thuật canh tác
mới
Giống đ/c Đậu tằm và kỹ
thuật canh tác địa phương
Giống đậu xanh mới
ĐX14 và kỹ thuật canh tác
mới
Giống đ/c Đậu tằm và kỹ
thuật canh tác địa phương
Giống đậu xanh mới
ĐXVN7 và kỹ thuật canh
tác mới
Giống đ/c Đậu tằm và kỹ
thuật canh tác địa phương
Giống đậu xanh mới
ĐX14 và kỹ thuật canh tác
mới
Giống đ/c Đậu tằm và kỹ
thuật canh tác địa phương

Tổng thu
(1.000đ)


Tổng chi Lãi thuần
(1.000đ) (1.000đ)

MBCR

36.740

32.357

4.383

2,00

27.830

27.903

-73

-

39.160

32.357

6.803

2,27


29.040

27.903

1.137

-

37.400

32.357

5.043

2,07

28.160

27.903

257

-

37.730

32.357

5.373


2,05

28.930

27.903

697

-

37.840

32.357

5.483

2,00

28.930

27.903

1.027

-

Mô hình sản xuất thử nghiệm đậu xanh tại Hương Khê và Hương Sơn
tỉnh Hà Tĩnh được sử dụng giống đậu xanh ĐXVN7 và ĐX14 với các biện
pháp kỹ thuật mới. Mô hình sản xuất thử nghiệm đạt lãi thuần lần lượt là
5.373.000 đồng/ha và 5.483.000 đồng/ha. Mô hình KTM đạt lãi thuần cao

hơn so với sản xuất đại trà bằng giống cũ, kỹ thuật cũ từ 4.456.000 –
4.676.000 dồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận biên của 2 mô hình sản xuất thử
nghiệm tại Hương Khê và Hương Sơn đạt lần lượt là 2,05 lần và 2,00 lần
so với giống cũ và biện pháp canh tác cũ. Như vậy tại Hương Khê và


×