Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa sóc sơn năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.92 KB, 85 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THU HẰNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ THU HẰNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGHÀNH:TCQLD
MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng

HÀ NỘI 2016



LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới TS Đỗ Xuân Thắng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Quản lý và Kinh tế Dược đã trang bị cho em những kiến thức và những kinh
nghiệm quý báu.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Sau Đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện,
dạy dỗ và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn chân thành Ban Giám đốc, Khoa Dược và
các khoa phòng Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
rất nhiều trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn này.
Xin dành những lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những
người đã dành cho em tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt thời
gian qua.
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016
Học viên

Đặng Thị Thu Hằng


PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN……………………………………………………3
1. 1. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện……………………………….3
1.1 1. Chuẩn đoán …………………………………………………………….3
1.1 2. Kê đơn………………………………………………………………….4
1.1 3. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân,,………………………………………5

1.1 4. Giám sát tuân thủ điều trị………………………………………………6
1.1.5. Thông tin thuốc trong bệnh viện……………………………………….7
1. 2. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam………………………………….8
1. 3. Thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viện…………………………9
1.3. 1. Cơ cấu DMTBV và giá trị tiền thuốc sử dụng………………………...9
1.3. 2. Thưc trạng kê dơn và thưc hiện quy chế kê đơn ngoại trú…………...11
1.3. 3. Các chỉ sô sử dụng thuốc……………………………………………..14
1. 4. Vài nét về bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn………………………………..15
1.4. 1. Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện đa khoa sóc sơn……………………15
1.4. 2. Nhân lực và tổ chức BVĐKSS……………………………………….16
1.4. 3. Cơ cấu nhân lực, mô hình tổ chức của khoa dược BVĐKSS………...18
1.4. 4. Tình hình khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn tại bệnh viện
ĐKSS năm 2013-2014……………………………………………………….20
1.4. 5. Mô hình bệnh tật của BVĐK Sóc Sơn năm 2014……………………22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………..24
2. 1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..24


2. 2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu………………………………………...24
2. 3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….24
2.3. 1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………..24
2.3. 2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………..24
2. 3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu……………………………………………….25
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………30
2.3.5. Phương pháp phân tích………………………………………………..31
2.3.6. Phương pháp trình bày và xử lý số liệu……………………………….32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….33
3. 1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014…………...33
3.1. 1. Cơ cấu DMTBV năm 2014 theo nhóm tác dụng dược lý…………….33
3.1. 2.Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2014……………………36

3.1. 3. Cơ cấu DMTSD năm 2014 theo một số phương pháp phân tích…….45
3. 2. Kết quả phân tích đơn thuốc BHYT ngoại trú………………………....49
3.2. 1. Các chỉ số về kê đơn…………………………………………………….49
3.2. 2. Kết quả phân tích các chỉ số sử dụng thuốc…………………………….51
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………….55
4. 1. Danh mục thuốc sử dụng tại BVĐKSS năm 2014……………………..55
4. 2. Đơn thuốc BHYT ngoại trú tại bệnh viện năm 2014…………………..60
KẾT LUẬN…………………………………………………………………64
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………...65


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADR

Tiếng Anh
Adverse Drug Reaction

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc

BYT

Bộ y Tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK SS


Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCBCY

Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu

DMTSD

Danh mục thuốc sử dụng

TDL

Tác dụng dược lý

CKI

Chuyên khoa I

HĐCM

Hộ đồng chuyên môn

GTTTSD

Giá trị tiền thuốc sử dụng


HC

Hoạt chất

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HSCC

Hồi sức cấp cứu

ICD

Mã bệnh quốc tế

INN

International
Noproprietary Name

Tên gốc quốc tế

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

TC-HC


Tổ chức - hành chính

TDDL

Tác dụng dược lý

USD

United State Dollar

Đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng

VT-TTBYT

Vật tư- trang thiết bị t tế

WHO

World HealthOrganization Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn năm 2014……………17
Bảng 1.2.Cơ cấu nhân lực khoa dược Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn………...18
Bảng 1.3 Tình hình khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn tại bệnh viện
ĐKSS năm 2013-2014……………………………………………………….21

Bảng 1.4.Mô hình bệnh tật của BVĐKSS năm 2014 theo mã ( ICD 10)……22
Bảng 2.1.Các chỉ số nghiên cứu trong phân tích danh mục thuốc sử dụng….25
Bảng 2.2.Nhóm chỉ số về kê đơn………………………………………………29
Bảng 2.3. Nhóm các chỉ số sử dụng thuốc……………………………………..30
Bảng 3.1.Cơ cấu DMTBV năm 2014 theo nhóm tác dụng dược lý…………33
Bảng 3.2. Số lượng thuốc/HC trong DMTBV được sử dụng năm 2014…….37
Bảng 3.3.Số lượng thuốc/HC trong DMTBV năm 2014 không sử dụng……39
Bảng 3.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014 theo nhóm
tác dụng dược lý……………………………………………………………..40
Bảng 3.5. DMTSD sử dụng tại bệnh viện năm 2014 theo theo xuất xứ hàng hóa….....44
Bảng 3.6.Cơ cấu DMTSD tại bệnh viện năm 2014 theo đường dùng……….44
Bảng 3.7. Cơ cấu DMTSD tại bệnh viện năm 2014 theo phương pháp phân tích ABC…..45
Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý……46
Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục thuốc hạng A theo nguồn gốc xuất xứ………...48
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu các chỉ số chung về kê đơn……………………49
Bảng 3.11.Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc…………………………51
Bảng 3.12.Tỷ lệ đơn thuốc theo số thuốc trên đơn…………………………..52
Bảng 3.13. Chi phí trung bình trên một đơn thuốc…………………………..52
Bảng 3.14. Tỷ lệ đơn thuốc theo chi phí trên một đơn thuốc………………..53
Bảng 3.15.Đơn thuốc kê kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm và DMTBV,
DMTCY trong điều trị ngoại trú…………………………………………….54


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.Quy trình sử dụng thuốc.....................................................................3
Hình 1.2.Mối quan hệ giữa Bác sỹ - Dược sỹ lâm sàng - Điều dưỡng - Bệnh
nhân trong quá trình sử dụng thuốc...................................................................6
Hình 1.3.Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn..........................16
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược...............................................................20



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu Đồ 3.1. Số lượng thuốc và hoạt chất trong danh mục thuốc bệnh viện
năm 2014 theo nhóm tác dụng dược lý......................................36
Biểu Đồ 3.2. Gía trị sử dụng thuốc tại bệnh viện năm 2014 theo tác dụng
dược lý........................................................................................43
Biểu Đồ 3.3. Cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý..............48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho
toàn dân bởi vì con người là nguồn lực quan trọng quyết định cho sự phát
triển của đất nước một cách bền vững.
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân nước ta nêu rõ: Mọi công dân điều có
quyền được bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân
dân là trách nhiệm cao quý của Đảng, Nhà nước, các nghành, các cấp và toàn
thể xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò lòng cốt.
Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám chữa bệnh và chăm lo sức khỏe toàn
diện cho người bệnh, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế vì vậy để đảm
bảo đáp ứng tốt hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân, bên cạnh việc đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ, chất lượng thì
việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả cũng là một yếu tố có vai trò
quan trọng.
Nhà nước có khung pháp lý và quản lý chất lượng thuốc, sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý, hiệu quả nhiều văn bản liên quan đến quản lý chất lượng
thuốc và sử dụng thuốc cũng đã được ban hành, hệ thống quản lý, kiểm tra
chất lượng thuốc đã được thiết lập và đi vào hoạt động thường xuyên góp
phần không nhỏ nhằn nâng cao chất lượng khám và điều trị tại các cơ sở y tế [11].

Trong những năm qua, ngành y tế nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng đủ thuốc cho nhu
cầu khám chữa bệnh. Tình hình cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc trong
điều trị đã được chấn chỉnh.
Tuy nhiên trước tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc không
hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại lạm
dụng biệt dược trong điều tri, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, tỷ lệ

1


đơn thuốc ghi không đầy đủ, rõ ràng nội dung vẫn còn xảy ra ở một số bệnh
viện. Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác chăm sóc
sức khỏe, khám chữa bệnh và là nguyên nhân làm tăng chi phí đáng kể cho
người bệnh tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, giảm chất lượng chăm sóc
sức khỏe và uy tín của bệnh viện [17].
Do đó phân tích hoạt động sử dụng thuốc của các bệnh viện là hết sức
cần thiết để phản ánh thực trạng và góp phần nâng cao chất lượng công tác
khám chữa bệnh nói chung và nâng cao công tác sử dụng thuốc nói riêng tại các
bệnh viện.
Bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn là bệnh viện hạng II chịu sự quản lý trực
tiếp của Sở y tế Hà Nội, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho toàn dân trong huyện
và các vùng lân cận. Cùng với những thách thức, tồn tại trong hoạt động cung
ứng, kê đơn và sử dụng thuốc; Việc đánh giá các hoạt động kê đơn và sử dụng
thuốc tại bệnh viện là hết sức cần thiết với mong muốn tăng cường sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh tạo niềm tin cho người bệnh. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "
Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa
Sóc Sơn năm 2014” với hai mục tiêu:

1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014.
2. Phân tích đơn thuốc BHYT ngoại trú tại bệnh viện năm 2014.
Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động
kê đơn và sử dụng thuốc trong bệnh viện trong thời gian tới.

2


Chương 5. TỔNG QUAN
1. 5. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện
Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện là một trong bốn bước của quá
trình cung ứng thuốc, là một chu trình khép kín gồm 4 hoạt động chính sau:

Chẩn đoán

Tuân thủ điều trị

Kê đơn

Cấp phát thuốc

Hình 1.1.Quy trình sử dụng thuốc
Cả 4 hoạt động trên đều có vai trò quan trọng tác động qua lại, hoạt động
trước sẽ là tiền đề cho hoạt động sau. Đảm bảo hoạt động sử dụng thuốc bệnh
viện là triển khai thực hiện tốt bốn khâu trên của chu trình sử dụng thuốc [2].
1.1 5. Chuẩn đoán
Chẩn đoán là điều kiện tiên quyết mang lại hiệu quả trong khám chữa bệnh.
Bằng những triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, người thầy
thuốc đưa ra chẩn đoán và hướng xử trí thích hợp nhất. Một chẩn đoán đúng sẽ
dẫn đến xử trí đúng và chỉ định dùng thuốc hợp lý mang lại hiệu quả trong điều

trị [3, 10].

3


1.1 6. Kê đơn
Bộ y Tế đã ban hành “ Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú” để
tăng cường sự an toàn, hiệu quả và hợp lý trong công tác kê đơn tại các bệnh
viện trong cả nước [3]. Theo điều 60 Luật khám chữa bệnh quy định khi kê
đơn thuốc, bác sỹ phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc,
hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn thuốc
phải phù hợp với chuẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh.
Đơn thuốc là chỉ định điều trị của thầy thuốc đối với bệnh nhân, nhằm giúp
bệnh nhân có được những loại thuốc theo đúng phác đồ điều trị [3]; là căn cứ
hợp pháp để bán thuốc, cấp phát, pha chế thuốc, cấp phát thuốc theo đơn và
sử dụng thuốc [18]. Đơn thuốc liệt kê số lượng thuốc, liều lượng, số lần dùng
thuốc trong ngày, thời gian dùng thuốc …. Nói cách khác, đơn thuốc là một
"Y lệnh" hướng dẫn cho các bệnh nhân ngoại trú và cả nội trú cách sử dụng
thuốc một cách hiệu quả, hợp lý và an toàn.
Người kê đơn thuốc: Là người đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh
hợp pháp, có bằng tốt nghiệp Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân
công khám, chữa bệnh phân công và phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do
mình kê cho người bệnh [3].
Việc kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất
cho người bệnh được quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BYT ngày 2/6/2014
của BYT Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc [12].
Để đáp ứng mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả; đáp ứng
nhu cầu điều trị cho người bệnh, bảo đảm quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho
người bệnh tham gia BHYT và phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh

và khả năng chi trả của quỹ BHYT thì việc chỉ định thuốc cho bệnh nhân cần
phải tuân thủ các quy định tại “Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở

4


khám bệnh, chữa bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán” [7] và Thông tư
23/2014/TT-BYT ban hành danh mục thuốc không kê đơn [13].
Đơn thuốc tốt là đơn thuốc phải thể hiện được các yêu cầu: Hiệu quả chữa
bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm thì người thầy thuốc phải lưu
ý một số điểm sau [42]:
Chẩn đoán, xác định đúng bệnh: Thầy thuốc cần tìm hiểu hoàn cảnh của
người bệnh, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng và thông qua các chỉ số xét
nghiệm cận lâm sàng. Cần tìm hiểu lịch sử dùng thuốc của người bệnh, để xác
định được các vấn đề của người bệnh.Trên cơ sở đó, xác định các mục tiêu
điều trị, tập trung giải quyết mục tiêu chính.
Lựa chọn thuốc phù hợp với người bệnh: Thầy thuốc phải tìm hiểu những
thuốc quen dùng và hiệu quả và an toàn đối với từng người bệnh cụ thể, đồng
thời liệt kê các thứ thuốc mà mình biết có thể điều trị phù hợp cho từng người
bệnh nên sử dụng các thuốc đã quen dùng. Cần hỏi người bệnh về các phản
ứng đã xảy ra khi dùng thuốc trong quá khứ. Sau đó lựa chọn thuốc cho người
bệnh dựa trên các tiêu chí: Thuốc có hiệu quả nhất, an toàn nhất và phù hợp với
hoàn cảnh của người bệnh nhất.
Thầy thuốc cần giải thích rõ ràng và ngắn gọn bằng ngôn ngữ thông
thường để người bệnh hiểu được cách dùng các thuốc đã kê. Nếu phải dùng
đến một dụng cụ để đưa thuốc vào cơ thể, thầy thuốc phải hướng dẫn cụ thể
hoặc cùng làm với người bệnh.
1.1 7. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân
Là quá trình đưa thuốc cho bệnh nhân dựa trên đơn kê bao gồm chuẩn bị,
tư vấn sử dụng và ghi nhãn thuốc. Đảm bảo giao thuốc đúng là một yếu tố

thiết yếu trong sử dụng thuốc hợp lý an toàn [42].
Thuốc sau khi được đóng gói, ghi nhãn sẽ được giao cho bệnh nhân. Quy
trình cấp phát thuốc từ khoa dược đến khoa lâm sàng và từ các khoa lâm

5


sàng đến người bệnh nội trú được xây dựng dựa trên tình hình nhân lực của
khoa dược, nhân lực khoa lâm sàng và yêu cầu điều trị của mỗi bệnh viện.
Cấp phát thuốc phải đảm bảo nguyên tắc: cung cấp thuốc đầy đủ, chính xác,
kịp thời và thuận tiện cho điều trị [8,10].
Khoa Dược kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp
phát; tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.
Các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
phải được bảo quản, tồn trữ và cấp phát theo đúng quy chế quản lý thuốc
gây nghiện, hướng tâm thần [12].
1.1 8. Giám sát tuân thủ điều trị
Để người bệnh tuân thủ cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bác sỹ –
dược sỹ – điều dưỡng – bệnh nhân. Điều này được thể hiện qua thông tư
23/2011/TT- BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y Tế về hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh [10]. Mối quan hệ này thể hiện qua sơ đồ
sau:

Dược sỹ lâm sàng

Bác sỹ

THUỐC

Điều dưỡng


Bệnh nhân
Hình 1.2.Mối quan hệ giữa Bác sỹ - Dược sỹ lâm sàng - Điều dưỡng - Bệnh
nhân trong quá trình sử dụng thuốc
.Vai trò cụ thể mỗi đối tượng trong mối quan hệ đó là [8,10,11]

6


* Với dược sỹ lâm sàng: Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc, các thuốc
mới, tư vấn cho bác sỹ để bác sỹ lựa chọn thuốc thích hợp cho từng bệnh
nhân. Giúp bác sỹ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra điều dưỡng viên về thực hiện
đúng y lệnh; theo dõi ADR.
*Với bác sỹ: Lập hồ sơ bệnh án, chỉ định điều trị, theo dõi, phân cấp chăm
sóc, chế độ dinh dưỡng; theo dõi diễn biến tình trạng của bệnh nhân, đôn đốc
kiểm tra, giám sát điều dưỡng chăm sóc và thực hiện y lệnh.
* Với điều dưỡng trong khoa lâm sàng:
+ Chịu trách nhiệm cho người bệnh (hoặc hướng dẫn người bệnh) dùng thuốc,
đảm bảo thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều.
*Với người bệnh: Phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng
thuốc không đúng chỉ định của thầy thuốc
1.1.5. Thông tin thuốc trong bệnh viện
Thông tin thuốc là hoạt động của đơn vị thông tin thuốc bệnh viện [9].
Thông tin thuốc đóng vai trò quan trọng giúp việc sử dụng thuốc hiệu quả, an
toàn, hợp lý. Thông tin phải chính xác, khách quan, trung thực, đầy đủ, cập
nhật, hệ thống hóa.
Các thông tin bao gồm:
- Phản ứng có hại của thuốc, các nguy hại của thuốc
- Các khuyến cáo về liều dùng, sinh khả dụng, sinh dược học so sánh

giữa các thuốc có tên biệt dược khác nhau
- Các báo cáo thẩm định về phản ứng có hại của thuốc
- Thông tin về cách điều trị, xử lý các phản ứng có hại khi sử dụng
thuốc quá liều, ngộ độc khi dùng thuốc

7


Thông báo về các thuốc được lưu hành, các thuốc cấm sử dụng và bị thu
hồi ở Việt Nam cũng như các nước khác
Thông tin về kinh nghiệm sử dụng thuốc điều trị các HĐT & ĐT của
tuyến trên cho tuyến dưới và các phản hồi của tuyến dưới lên tuyến trên.
Bác sỹ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp
thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc,
khoa dược theo dõi, tập hợp báo cáo về thông tin có hại của thuốc trong đơn
vị và báo cáo về Trung tâm ADR Quốc Gia; đề xuất các biện pháp giải quyết
và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [8,11].
1. 6. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam.
Theo các nghiên cứu những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm
tỷ lệ lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Tổng kinh phí mua thuốc của 1018
bệnh viện trên cả nước (năm 2010) là khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó 92%
kinh phí là ở khối bệnh viện công lập [5]. Cùng đánh giá Chính sách thuốc
Quốc Gia của Cục Quản Lý Dược Việt Nam phối hơp với Viện Chiến Lược
và Chính sách y tế, hỗ trợ bởi Tổ chức Y tế thế giới (NMP Assessment Report,
Level I and II Survey, WHO, HSPI and DAV) thì năm 2010 tại các bệnh viện
ở Việt Nam có chi phí tiền thuốc so với tổng chi phí thường xuyên của bệnh
viện lên đến 58% [43]. Các báo cáo của Bộ y Tế qua các năm cho thấy tiền
mua thuốc của các bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh
phí các bệnh viện. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009,
2010 của cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ y Tế tổng giá tiền thuốc sử dụng

trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009 ) và 58,7% (năm 2010) tổng
giá trị tiền viện phí hàng năm [9,14], Theo TS Cao Minh Quang “tổng giá trị
sử dụng thuốc trong các bệnh viện trên cả nước 2010 là 15.300 tỷ đồng tập
trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh [41].

8


Bên cạnh đó những năm qua ngành y tế nói chung, ngành dược phấm nói
riêng đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh xã
hội. Nghành dược đã cung cấp đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh
của nhân dân, thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% thị phần dược
phẩm. Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2011 là 2.432,5 trệu USD
[27]. Năm 2012 tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD
[15]. Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2013 là 2.775 triệu USD [16]
1. 7. Thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viện
1.3. 4. Cơ cấu DMTBV và giá trị tiền thuốc sử dụng
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện và thực hiện việc thanh
toán BHYT thì các thuốc sử dụng cho bệnh nhân phải nằm trong DMTCY do
Bộ y Tế ban hành. Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy: ở nhiều bệnh
viện vẫn sử dụng thuốc ngoài DMTCBCY cho bệnh nhân.
Theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010, tỷ lệ sử
dụng thuốc nằm trong DMTCY là 88% [25]; tỷ lệ này tại Bệnh viện C Tỉnh
Thái Nguyên năm 2011 là 86,9% [23]. Một kết quả nghiên cứu khác tại Bệnh
viện A Tỉnh Thái Nguyên năm 2013 có 91,1% số hoạt chất và 92,7% số thuốc
thuộc DMTBV được sử dụng, tỷ lệ thuốc chữa bệnh chủ yếu có trong các
thuốc sử dụng tại bệnh viện là 95,4% [30].
Hiện nay tại một số bệnh viện, các thuốc sản xuất trong nước vẫn chiếm
tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng: Nghiên cứu

Bệnh viên Nội tiết Trung Ương năm 2013 có 27,8% số thuốc trong danh mục
được sản xuất trong nước chiếm 18,6% GTTTSD [21]. Bệnh viện Phù Ninh
năm 2012 có 60,1% danh mục thuốc sử dụng được sản xuất trong nước và
chiếm 48,5% tổng GTTTSD [39]; kết quả khảo sát tại Bệnh viện đa khoa
Thanh Sơn năm 2012 có 63,95% số thuốc sử dụng được sản xuất trong nước

9


và chiếm 59,74% tổng GTTTSD [34]; kết quả khảo sát tại một số bệnh viện
đa khoa và chuyên khoa ở cả 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy, các thuốc sản
xuất trong nước chỉ chiếm 25,5% - 43,3% số khoản mục thuốc và 7%-51%
tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các bệnh viện tuyến Trung ương
[28]; theo kết quả của bệnh viện A Tỉnh Thái Nguyên có 48,5% số thuốc sản
xuất trong nước chiếm 28,1% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [30]. Việc sử
dụng thuốc ngoại với tỷ lệ lớn sẽ gây lãng phí nguồn kinh phí dành cho thuốc
đồng thời không khuyến khích được sản xuất trong nước.
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Kết quả khảo sát của Bộ y Tế tại một số bệnh viện cho thấy: từ
năm 2007 đến năm 2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không
đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [31]. Nghiên
cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh viện đa khoa
đại diện cho 6 vùng miền trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá
trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5% [28].
Nghiên cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2013 thì tỷ lệ giá trị tiền thuốc
kháng sinh là 39,62% [22]. Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Huyện Quế Võ
– Tỉnh Bắc Ninh thấy rằng tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh là 23,7% tổng
giá trị tiền thuốc sử dụng [36]. Một số kết quả nghiên cứu khác: tại Bệnh viện
đa khoa Huyện Phù Ninh năm 2012 tỷ lệ thuốc kháng sinh chiếm 27,1% tổng
giá trị tiền thuốc sử dụng, tỷ lệ này tại Bệnh viện A Tỉnh Thái Nguyên năm

2013 là 39,5% [39,30]. Thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá tri
tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện, cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ
lệ các bệnh nhiễm bệnh cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn phổ biến [20].
Một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT tổng năm 2010
trong số 30 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,92%
tiền thuốc BHYT [40].

10


Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết cũng là một trong những
nhóm có giá trị sử dụng cao. Kết quả khảo sát của Trần Thị Bích Hợp tại Bệnh
viện A Tỉnh Thái Nguyên năm 2013 cho thấy giá trị tiêu thụ thuốc của nhóm này là
15,7% tổng giá trị sử dụng thuốc [30]; giá trị này tại Bệnh viện Phù Ninh năm
2012 là 12,4% [39]; cũng giá trị này tại Bệnh viện đa khoa Quế Võ năm 2013
là 10,5% [36].
Vitamin và khoáng chất là nhóm thuốc thường được sử dụng và có nguy
cơ lạm dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009
cho thấy vitamin là 1 trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất
cả các tuyến bệnh viện [28]. Một số kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy:
tỷ lệ đơn thuốc có vitamin tại Bệnh viện đa khoa Thanh Sơn năm 2012 là
16,11% [34]; tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là 9,1% [30]; Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Tuyên Quang năm 2013 là 25,5% [33]. Trong khi
đó, tỷ lệ này tại Bệnh viện đa khoa Huyện Phù Ninh năm 2012 là 32% [39].
1.3. 5. Thưc trạng kê dơn và thưc hiện quy chế kê đơn ngoại trú.
Theo quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, đơn thuốc là căn cứ để bán
và cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc. Mặc dù kê đơn
thuốc điều trị ngoại trú theo quyết định số 04/2008/QĐ- BYTđã quy định việc
ghi đơn thuốc trong đơn được thực hiện một trong hai hình thức : viết tên theo

tên chung Quốc Tế (INN,generic) hoặc có ghi tên biệt dược thì phải ghi tên
chung Quốc Tế trong ngoặc đơn ( trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất )
nhưng nhiều đơn ghi không dúng mẫu quy định của Bộ y Tế. Để đánh giá
thưc trạng kê đơn, trên thế giới đã sử dụng chỉ số kê đơn. Các chỉ số kê dơn
dược dựa trên thực tiễn quan sát được (theo phương pháp hồi cứu hoặc tiến
cứu) trong một mẫu các lần khám lâm sàng diễn ra ở các cơ sở y tế diều trị
ngoại trú các bệnh cấp tính, mãn tính. Các chỉ số kê đơn chủ yếu đo lường xu
hướng kê đơn chung ở nơi được nghiên cứu, không phụ thuộc vào chẩn đoán
cụ thể [3].

11


Năm 2005, Bộ y Tế tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị
05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong
bệnh viện đã cho thấy việc kê đơn quá nhiều thuốc cho người bệnh dẫn đến
tương tác thuốc khi điều trị. Bệnh viện Thống Nhất có nhiều đơn kê 14 đến 16
thuốc trong một ngày cho người bệnh thậm chí có đơn kê đến 20 loại thuốc
một ngày cho bệnh nhân [1].
Kết quả khảo sát của Cục Quản Lý khám chữa bệnh - Bộ y Tế tại một số
bệnh viện năm 2009 cho thấy, mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã sử
dụng từ (0 – 10 thuốc), trung bình là (3,63± 1,45 thuốc). Nhóm bệnh nhân
không có BHYT có số lượng thuốc trung bình một đợt điều trị (4 ± 2thuốc /
đợt) tăng hơn so với bệnh nhân BHYT (3,63 ± 2,10 thuốc /đợt) [14].
Theo nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú cứu của bệnh viện
Bạch Mai năm 2011 cho thấy tỷ lệ số thuốc trung bình một đơn là 4,7( với
đơn không có BHYT) và 4,2 (với đơn BHYT) trong đó số đơn 6- 10 thuốc
chiếm tỷ lệ là 32,7% ( với đơn không có BHYT) và 25,3% (với đơn BHYT)
và có đơn ( không có BHYT) sử dụng từ 11-15 thuốc chiếm tỷ lệ 8,8% , tỷ lệ
đơn có kháng sinh là 32,3% (với đơn thuốc không có BHYT); 20,5%( với

đơn BHYT) trong đó sử dụng kết hợp kháng sinh tương đối phổ biến 45,9%
( với các đơn không BHYT); 37,6 % ( với các đơn BHYT) [37].
Từ kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Thủy tại Bệnh viện đa khoa Huyện
Phù Ninh năm 2012 cho thấy tỷ lệ đơn có thuốc tiêm là 1,3%; chi phí trung
bình 1 đơn thuốc là 234.932đ; 29% đơn thuốc viết tắt chẩn đoán bệnh; 21,5%
đơn chưa ghi đầy đủ thời điểm dùng thuốc [39].
Một nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Thanh Sơn năm 2012 tỷ lệ thuốc
được kê theo tên gốc 73,32%, tỷ lệ đơn thuốc được kê theo tên biệt dược là
26,68%, thuốc tiêm 2,78%, chi phí thuốc trung bình trên đơn là 189.201đ [34].
Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc BHYT ngoại trú tại Bệnh viện đa
khoa Huyện Phù Ninh năm 2012 là 3,6 thuốc (thấp nhất là 1 thuốc và cao

12


nhất là 7 thuốc) [39]; tại Bệnh viện đa khoa Thanh Sơn năm 2012 là 3,8 [34];
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tỉnh Tuyên Quang năm 2013 là 4,2 [33]; tại
Bệnh viện A Tỉnh Thái Nguyên năm 2013 là 2,4 [30].
Các nghiên cứu tại Bệnh viện TW Quân Đội 108 năm 2010 và tại Bệnh
viện Nhân Dân 115 cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá
tương đồng 26,5 – 28% đơn có kháng sinh [32, 35].
Một nghiên cứu tại bệnh viện Nội Tiết TW năm 2013 cũng cho thấy tỷ lệ
số thuốc trung bình một đơn là 4,6% (với đơn BHYT) và 3,8% (với đơn
không BHYT), 3,7% số đơn có thuốc tiêm (đối với đơn BHYT) và 18% (với
đơn không BHYT), số đơn có thuốc vitamin và khoáng chất là 19,0% (với
đơn BHYT) [21].
Về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, theo kết
quả khảo sát tại bệnh viện Phổi TW năm 2009, do chưa ứng dụng phần mềm
trên máy tính nên tỷ lệ thực hiện quy chế về ghi các thông tin về bệnh nhân
và thông tin về thuốc là chưa cao có 35% đơn khảo sát ghi rõ ràng, đầy đủ địa

chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn xã, 100% ghi đủ họ
tên bệnh nhân, chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân có ghi nhưng còn viết tắt
nhiều, 62% số đơn ghi tên thuốc theo tên hoạt chất, 83% số đơn ghi dầy đủ hàm
lượng, nồng độ, số lượng thuốc, 99% số đơn ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng
trong đơn, 100% số đơn ghi đầy đủ liều dùng, 95% ghi thời điểm dùng [26].
Hiện nay nhiều bệnh viện trong đó khoa dược bệnh viện đã phục vụ tốt
hơn nhờ có phần mềm quản lý bệnh viện, đảm bảo theo dõi số lượng, chất
lượng thuốc phục vụ công tác điều trị tại bệnh viện [4]. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý và cấp phát là một tiến bộ lớn của khối dươc bệnh
viện. Nghiên cứu can thiệp tại Bệnh viện Nhân Dân 115 cho thấy việc áp
dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ dệt chất lượng kê đơn thuốc tại khoa khám
bệnh. Số đơn ghi thiếu thông tin về bệnh nhân đã giảm từ 98% xuống 33,6%
trong đó đơn ghi thiếu địa chỉ của bệnh nhân giảm từ 97,8% xuống 33,6%,
các thông tin về họ tên, tuổi, giới giảm từ 96,2% xuống không còn khi áp

13


dụng kê đơn điện tử, tỷ lệ đơn ghi thiếu thông tin về thời điểm dùng thuốc
giảm từ 54% xuống còn 33,5% [38].
1.3.6.Các chỉ số sử dụng thuốc
Các chỉ số sử dụng thuốc ban hành kèm theo thông tư số 21/TT- BYT ngày
8/8/2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến kê đơn thuốc điều trị
ngoại trú và chỉ định thuốc điều trị nội trú [11].
 các chỉ số kê đơn như:
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn thuốc
- Tỷ lệ % thuốc được kê theo tên chung quốc tế
- Tỷ lệ % đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ % đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ % đơn kê có thuốc tiêm

-

Tỷ lệ % các thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ Y Tế ban
hành
 Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện như:

- Chi phí cho thuốc trung bình mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh điều trị không dùng thuốc
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan
 Các chỉ số lựa chọn sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Số ngày nằm viện trung bình
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong DMTBV
- Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày

14


- Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự
phòng trước khi phẫu thuật hợp lý
- Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản
ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của

thuốc có thể phòng tránh
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý
Các chỉ sổ trên được các chuyên gia WHO đưa ra dùng để đánh giá việc
sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế trong đó có hoạt động kê đơn thuốc. Các chỉ
số này trang bị công cụ cơ bản cho phếp đánh giá nhanh chóng và đáng tin
cậy một số vấn đề cốt lõi của viêc sử dụng thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1. 8. Vài nét về bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn.
Ngày 21/12/2006. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định
5693/QĐ- UBND về việc thành lập Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn.
Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở tổ chức lại bộ máy
khám chữa bệnh và điều trị thuộc Trung tâm y tế Sóc Sơn bao gồm toàn bộ cơ
sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ viên chức.
1.4. 6. Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện đa khoa sóc sơn
Bệnh viên Đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở y Tế Hà
Nội. Có chức năng và nhiệm vụ: tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, khám bệnh ,
chữa bệnh cho nhân dân Huyện Sóc Sơn và các khu vực lân cận.tổ chức khám
và cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ y Tế, tổ chức giám
định pháp y khi đươc cơ quan giám định pháp y yêu cầu. Tiếp nhận học sinh,
sinh viên đến thực tập theo đề nghị của các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng,
trung tâm đào tạo trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận. Nghiêm cứu khoa
học hợp tác Quốc Tế kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền phục vụ việc
khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, tham gia các chương trình của địa

15


phương. Phối hợp trung tâm y tế dự phòng thành phố và Trung tâm y tế Sóc
Sơn thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và phòng chống dịch
trên địa bàn huyện Sóc Sơn với quy mô 300 giường bệnh.
1.4. 7. Nhân lực và tổ chức BVĐKSS

1.4.2.1. Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn
Hội đồng tư vấn

BAN GIÁM ĐỐC




Khoa học kỹ thuật
Thuốc và điều trị
Khen thưởng

Các phòng

Các khoa

Các khoa

chức năng

cận lâm sàng

lâm sàng

Phòng TC- HC

Khoa dược

Khoa nhi - HSCC


Phòng KHTH –

Khoa xét nghiệm,
chuẩn đoán hình ảnh

Khoa ngoại, liên chuyển
khoa

Vật tư - TTBYT
Phòng tài chính - kế
toán

Khoa dinh dưỡng

Phòng điều dưỡng

Khoa phụ sản

Khoa nội, truyền nhiễm,
đông y
Khoa khám bệnh

Hình 1.3.Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn.

16


×