Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 175 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Người ký: Sở Thông tin
và Truyền thông
Email:

vn
Cơ quan: Tỉnh Quảng
Ninh
Thời gian ký:
04.01.2016 09:19:48
+07:00

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƢ

ĐƠN VỊ TƢ VẤN



SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN CHIẾN LƢỢC THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2015


MỤC LỤC
KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...........................................................................................................4
PHẦN I. TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH .......................................................5
I.
SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH .................................................................... 5
II.
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ....................................... 6
1. Văn bản chỉ đạo của Đảng ...................................................................................... 6
2. Văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông ........................ 6
3. Văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh .............................................. 8
III.
MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH ............................................................................ 9
IV.
PHẠM VI QUY HOẠCH ..................................................................................... 10
PHẦN II. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..................................................11
I.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ..................................................... 11
1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 11
2. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 11
II.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH ........................ 12
III.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHÓ KHĂN CỦA ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH
TẾ, XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .............................. 14
IV.
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................... 14
1. Quản lý nhà nƣớc về công nghệ thông tin ............................................................ 14
2. Tình hình triển khai Trung tâm hành chính công .................................................. 17
3. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ................................................................... 18
4. Ứng dụng công nghệ thông tin .............................................................................. 23
5. Công nghiệp công nghệ thông tin ......................................................................... 36
6. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin .................................................................... 37
7. An toàn, an ninh thông tin ..................................................................................... 40
8. Kinh phí đầu tƣ cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ......................... 41
9. Đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin .............................................................. 42
V.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ
CỦA TỈNH SO VỚI KHUNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ....... 48
PHẦN III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................51
I.
XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .................................. 51
1. Xu hƣớng phát triển công nghệ thông tin trên thế giới ......................................... 51
2. Xu hƣớng và định hƣớng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt
Nam ....................................................................................................................... 58
II.
CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................................................................ 61
1. Căn cứ dự báo ....................................................................................................... 61
2. Phƣơng pháp dự báo.............................................................................................. 61
III.

DỰ BÁO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................................... 62
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng và Nhà nƣớc........................ 62
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống văn hóa xã hội ............................. 63
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

1


3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ .................... 64
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác ....................................... 65
IV.
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ..................... 66
V.
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .. 66
VI.
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............ 67
VII. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC, RỦI RO KHI TRIỂN KHAI QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...................................... 67
PHẦN IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ...............70
I.
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ............................................................................... 70
II.
MỤC TIÊU ........................................................................................................... 70
1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 70
2. Hệ thống các chỉ tiêu ............................................................................................. 72
III.
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .. 76
1. Phƣơng án phát triển công nghệ thông tin ............................................................ 76
2. Nội dung quy hoạch .............................................................................................. 78

IV.
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐẾN NĂM 2030 ............................................................................................................ 128
1. Ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................................ 128
2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ................................................................. 130
3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin .................................................................. 131
4. Công nghiệp công nghệ thông tin ....................................................................... 132
V.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƢU TIÊN ĐẦU TƢ .............................................. 132
PHẦN V. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................145
I.
GIẢI PHÁP ......................................................................................................... 145
1. Tổ chức quản lý về công nghệ thông tin ............................................................. 145
2. Xây dựng cơ chế chính sách ............................................................................... 146
3. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ................................................... 147
4. Huy động vốn đầu tƣ ........................................................................................... 149
5. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................ 151
6. Khoa học công nghệ ............................................................................................ 152
7. An toàn, an ninh thông tin ................................................................................... 152
8. Các giải pháp khác .............................................................................................. 153
II.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................................................................................... 155
III.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 158
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN .....................................................................................................................................159
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN .....................................................................................................................................169
PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ ......................................................................................................172


Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên ngành tại các cơ quan, đơn vị
............................................................................................................................................. 25
Bảng 2: Tình hình triển khai sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các cơ quan, đơn
vị .......................................................................................................................................... 26
Bảng 3: Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 .............................................. 47
Bảng 4: Danh sách các hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành đến năm
2020 ..................................................................................................................................... 94
Bảng 5: Danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ ...................................................................... 133
Bảng 6: Trình tự thực hiện các dự án ƣu tiên đầu tƣ ......................................................... 142
Bảng 7: Danh mục dự án phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020 ........................... 159
Bảng 8: Tình hình ứng dụng các phần mềm quản lý tại các cơ quan Đảng ...................... 169
Bảng 9: Tình hình ứng dụng các phần mềm quản lý tại các đơn vị y tế ............................ 169
Bảng 10: Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng ............................................ 170
Bảng 11: Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nƣớc ...................................... 170
Bảng 12: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng............................... 170
Bảng 13: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nƣớc ........................ 171
Bảng 14: Xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành
phố ..................................................................................................................................... 171

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

3



KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADSL
B2B
B2C

Asymmetric Digital
Subscriber Line
Business to Business
Bussiness to Consumer

B2G

Bussiness to Government

FTTH

Fiber to the home

FTTx
G2B
G2C
G2G

Fiber to the x
Government to Bussiness
Goverment to Consumer
Government to
Government
Local area network

Public Private Parnership
Very high bit-rate digital
subscriber line
Wide area network
Digital Subcriber Line

LAN
PPP
VSDL
WAN
xDSL

Đƣờng dây thuê bao số bất đối xứng
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
Giao dịch giữa doanh nghiệp với ngƣời tiêu
dùng
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà
nƣớc
Dịch vụ truy nhâ ̣p Internet tố c đô ̣ cao thông qua
mạng truy nhập quang FTTx
Internet cáp quang
Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp
Giao dịch giữa chính phủ với ngƣời dân
Giao dịch giữa chính phủ với nhau
Mạng nội bộ
Hợp tác công tƣ
Công nghệ xDSL cung cấp đƣờng truyền đối
xứng trên một đôi dây đồng
Mạng diện rộng
Đƣờng dây thuê bao số


Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

4


PHẦN I. TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự
phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu
sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại . Công nghê ̣ thông
tin có nhiệm vụ đảm bảo thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy Đảng và Chính quyền, góp phần cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả phục vụ của các ngành và các lĩnh
vực; tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp; hỗ trợ có hiệu
quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của nhân dân; đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt
đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công nghệ thông tin, trong thời gian
qua Chính Phủ và Chính quyền địa phƣơng tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm chỉ
đạo, ban hành nhiều văn bản mới về chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin nhƣ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/08/2010; Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010; Quyết định
119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011; Chƣơng trình số 33/CT-TU ngày 27/1/2015;
Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 11/5/2011; Quyết định 2805/QĐ-UBND ngày
29/8/2008; Quyết định 2459/QĐ-UBND ngày 28/9/2012... Việc triển khai
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã
trở thành hoạt động thƣờng xuyên, đƣợc triển khai tích cực ở các ngành, lĩnh
vực kinh tế và trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc; đã có những tiến bộ, đóng
góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong chỉ đạo, điều hành, song vẫn

còn hạn chế, chƣa đƣợc toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh, chƣa phát huy vai trò
là công cụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển, thực hiện
thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Nguyên nhân, do trong quá trình triển khai, nhiều đơn vị còn lúng túng,
thiếu sự chủ động thực hiện các nội dung, nhiệm vụ ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin liên quan đến đơn vị mình; kinh phí đầu tƣ phát triển
công nghệ thông tin còn dàn trải, lãng phí chƣa đáp ứng nhu cầu quản lý, điều
hành của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc; nguồn lực đầu tƣ cho ứng dụng công
nghệ thông tin của tỉnh còn khó khăn; thiếu đồng bộ trong triển khai hạ tầng
và nguồn nhân lực; môi trƣờng tổ chức chính sách chƣa đầy đủ và hoàn thiện,
chƣa có cơ chế chính sách hỗ trợ cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin
nên khó khăn trong việc tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực vào làm việc
trong cơ quan nhà nƣớc tại tỉnh; khoảng cách số giữa các khu vực còn lớn,
đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, điều này gây khó khăn
cho việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng các ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong thời gian tới, các dịch vụ thƣơng mại điện tử, chính phủ điện tử
cũng sẽ từng bƣớc phát triển mạnh, vì vậy đòi hỏi cần có sự phát triển đi
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

5


trƣớc một bƣớc của công nghệ thông tin. Phát triển công nghệ thông tin đúng
định hƣớng sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tƣ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân.
Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự hƣớng dẫn của Bộ
Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng Quy hoạch phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2030, sử dụng phƣơng pháp tiếp cận phù hợp với những thay đổi của kinh tế,

xã hội là việc làm cần thiết và phải đƣợc xây dựng phù hợp với các quy định
Chính phủ, để từng bƣớc đƣa hoạt động này ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Văn bản chỉ đạo của Đảng
 Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa;
 Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban
Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo
hƣớng hiện đại vào năm 2020;
 Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (khóa XI) về đẩy mạnh ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế.
2. Văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông
 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29/6/2006;
 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005;
 Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc tăng cƣờng sử dụng hệ thống thƣ điện tử trong hoạt động của
các cơ quan nhà nƣớc;
 Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc tăng cƣờng triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số;
 Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 Ban hành Chƣơng trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày

01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

6























Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 11/10/2015 của Chính phủ về Chính

phủ điện tử;
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính Phủ về việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung
cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử
hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc;
Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về
chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 của Chính phủ quy định
về khu công nghệ thông tin tập trung;
Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 13/1/2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc
gia đến năm 2020;
Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2015;
Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về
công nghệ thông tin và truyền thông;

Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao
đến năm 2020;
Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin và Truyền thông nông
thôn giai đoạn 2011 – 2020;

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

7


 Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/1/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn,
an ninh thông tin đến năm 2020;
 Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tƣớng Chính
phủ Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ
quan nhà nƣớc.
 Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ
thông tin tập trung đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025;
 Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ trƣởng Bộ
Thông tin và Truyền thông phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực
ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2012 – 2020.
3. Văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII;
 Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 24/9/2013 của Hội đồng nhân dân

tỉnh Quảng Ninh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Chƣơng trình hành động số 33/CT-TU ngày 27/1/2015 của Tỉnh ủy
Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế;
 Chỉ thị 28/CT-TU ngày 11/6/2014 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc đẩy
mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và trung tâm
hành chính công;
 Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 11/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của các cơ quan nhà nƣớc tỉnh Quảng Ninh;
 Quyết định 2805/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng công
nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hƣớng đến năm
2020;
 Quyết định 1842/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015;

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

8


 Quyết định 2459/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2014;
 Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cƣơng và kinh phí lập Quy
hoạch phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông
tin tiên tiến trong ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 –
2018;
 Quyết định 293/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao, chất
lƣợng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020;
 Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt lộ trình thực hiện cung cấp dịch vụ
công trực tuyến tỉnh Quảng Ninh năm 2015, định hƣớng đến năm 2020;
 Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc Quy định phát triển, quản lý, khai thác, hạ
tầng kỹ thuật và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh Quảng
Ninh;
 Kế hoạch số 6099/KH-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về Kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
tỉnh Quảng Ninh năm 2015;
 Kế hoạch số 4879/KH-UBND ngày 17/8/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện Chƣơng trình hành động số 33/CTTU ngày 27/1/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị
quyết số 36 – NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế;
 Các dự án quy hoạch phát triển ngành và địa phƣơng của tỉnh Quảng
Ninh có liên quan đã đƣợc phê duyệt.
III. MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH
Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 theo Quyết định
2805/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Xây dựng Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 nhằm mục tiêu nâng cao vai
trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là cơ sở để
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển thống nhất, đồng bộ với quy hoạch
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

9


Quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, quy hoạch vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Đƣa ra định hƣớng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 phù hợp và khả thi. Đồng thời, nâng
cao dân trí, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời
sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo an
ninh quốc phòng.
Cụ thể hoá các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc thành các giải
pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực
hiện thành công các dự án cấp thiết về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Làm cơ sở để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin lập kế hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh.
IV. PHẠM VI QUY HOẠCH
Phạm vi về không gian: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi về thời gian:
 Số liệu đánh giá hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
năm 2014.
 Quy hoạch giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Phạm vi về nội dung: Bao gồm các yếu tố, các điều kiện liên quan đến

ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh:
 Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
 Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ các đơn vị.
 Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Đảng và
Nhà nƣớc.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thuộc ngành dọc.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực liên quan tới doanh
nghiệp, ngƣời dân nhƣ giáo dục, y tế, giao thông, hạ tầng đô thị, nông
nghiệp, du lịch đảm bảo điều kiện xây dựng các thành phố thông minh
của Tỉnh.

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

10


PHẦN II. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên1
Quảng Ninh - mảnh đất địa đầu vùng Đông Bắc Tổ quốc, có vị trí địa lý
chiến lƣợc “có một không hai” (đây là nguồn tài nguyên vô giá); là một cực
tăng trƣởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ thuộc vùng
Đồng bằng sông Hồng; là khu vực động lực trong vành đai kinh tế ven biển
Vịnh Bắc Bộ; là khu vực đầu mối quan trọng trong các tuyến hành lang kinh
tế thuộc khu vực hợp tác kinh tế Việt – Trung, điểm nút trong Khu vực hợp
tác “hai hành lang, một vành đai”. Vị trí địa lý đắc địa và xu thế phát triển
ngày nay tạo ra thời cơ mới; và nếu có chính sách phù hợp, điều hành phối
hợp chặt chẽ sẽ tạo động lực mạnh mẽ để Quảng Ninh phát triển nhanh hơn,

góp phần thúc đẩy cả vùng, cả nƣớc phát triển.
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.102,3 km2, chiếm 1,84% diện tích tự
nhiên cả nƣớc và là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông
Hồng (chiếm 29%). Tỉnh có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 04 thành phố: Hạ
Long (là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh), Móng Cái,
Uông Bí, Cẩm Phả, 02 thị xã: Quảng Yên, Đông Triều và 8 huyện với 186
đơn vị xã, phƣờng, thị trấn.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi.
Địa hình của tỉnh đƣợc chia thành 3 vùng gồm có vùng núi, vùng trung du và
đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo với hơn hai nghìn hòn đảo (chiếm
hơn 2/3 số đảo cả nƣớc).
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2014 là 1.199.400 ngƣời, mật độ dân số
trung bình 197 ngƣời/km², trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 73%. Dân
số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có khoảng 712.200 ngƣời
(chiế m 60% dân số ). Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể và phù hợp
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: lao động nông, lâm nghiệp, thủy
sản chiếm 41%; lao động công nghiệp – xây dựng chiếm 29%, dịch vụ chiếm
30%. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề đạt 43%.
2. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh2
Năm 2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP, giá so sánh năm 1994) ƣớc
tăng 8,8%, cao nhất trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ3 và cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc (tăng 5,8%). Trong đó, giá
1

Nguồn: Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn)
Nguồn: Báo cáo số 189/BC-UBND ngày 28/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh báo cáo
Tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2014; kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội năm 2015
3
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) năm 2014: Thành phố Hải Phòng 8,5%; Thành phố Hà Nội: 8,7%;

Hải Dƣơng 7,7%; Vĩnh Phúc 6,1%...
2

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

11


trị tăng thêm của cả 3 khu vực kinh tế đều tăng: Nông, lâm nghiệp, thủy sản
tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,5%, dịch vụ tăng 11% so với cùng
kỳ. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 3.500 USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Cơ
cấu kinh tế (giá hiện hành) tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, đúng hƣớng:
Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 50%;
dịch vụ chiếm 44,2%.
Quảng Ninh là tỉnh có ngành công nghiệp đang từng bƣớc phát triển với
các lĩnh vực nhƣ: khai thác và chế biến than, sản xuất điện, sản xuất vật liệu
xây dựng, cơ khí mỏ, cơ khí đóng tàu , chế biến nông sản , thủy sản…. Trong
đó, than có trữ lƣợng rất lớn, với 90% lƣợng than khai thác của cả nƣớc. Năm
2014, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) ƣớc đa ̣t 32.845 tỷ đồng,
tăng 8,9% so với cùng kỳ . Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh:
than sạch đạt 38,7 triệu tấn, tăng 1,5%; than tiêu thụ đạt 36 triệu tấn, giảm
7,4%; điện sản xuất đạt 15.086 triệu Kwh, tăng 41,4%; xi măng đạt 2,4 triệu
tấn, tăng 11%....
Về lĩnh vực du lịch, Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch
hàng đầu của cả nƣớc, với nhiều bãi biển đẹp và cảnh quan nổi tiếng nhƣ
Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng các hải đảo. Trong đó, Vịnh Hạ Long đã
hai lần đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và
đƣợc bình chọn là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới , góp
phần thu hút đƣợc nhiều du khách , với tổng số khách du lịch đạt 7,5 triệu
lƣơ ̣t, trong đó khách quốc tế 2,55 triệu lƣơ ̣t khách quố c tế , bằng 98% so với

cùng kỳ. Tổng doanh thu ngành du lich
̣ ƣớc đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 10% cùng
kỳ năm trƣớc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ƣớc đạt 1.939 triệu USD, bằng
95,4% kế hoạch, tăng 0,5% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên
địa bàn ƣớc đạt 33.000 tỷ đồng, tăng 2% dự toán. Tổng chi ngân sách đạt
13.881 tỷ đồng, tăng 17% dự toán, trong đó, chi thƣờng xuyên là 7.545 tỷ
đồng. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) ƣớc đạt 13.143 tỷ đồng, chiếm 28,9%
tổng vốn và tăng 10% cùng kỳ năm trƣớc.
Tập trung chăm lo bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; quan tâm phát triển
giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân. Đã giải quyết việc làm mới cho 2,6 vạn lao động, đạt kế hoạch đề
ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,65% xuống còn 1,77%, đạt kế hoạch đề ra . Tình
hình an ninh chính trị , trâ ̣t tƣ̣ an toàn xã hô ̣i trên điạ bàn tin̉ h đƣơ ̣c giƣ̃ vƣ̃ng ,
ổn định.
II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG NINH
Trong những năm qua, Chính phủ và Chính quyền địa phƣơng đã thực
hiện nhiều chủ trƣơng, chính sách, biện pháp thích hợp về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

12


hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó xác định công nghệ thông tin là một trong
những động lực quan trọng nhất của phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc
đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc; tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ ngày càng
thông thoáng và hấp dẫn nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tƣ. Hiện Quảng Ninh

luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài, với các tập đoàn, các hãng công nghệ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan…. tạo nên động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quảng Ninh là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó than và vật liệu
xây dựng là những khoáng sản quan trọng nhất. Khai thác than là hoạt động
kinh tế lớn nhất tại tỉnh Quảng Ninh, mang lại lợi ích kinh tế đặc biệt to lớn
trong sự nghiệp phát triển của tỉnh. Trong đó, công nghệ thông tin giữ vai trò
quan trọng trong việc khai thác và chế biến khoáng sản, đảm bảo khai thác tiết
kiệm, tối đa tài nguyên, tăng cƣờng chế biến sâu khoáng sản để gia tăng giá
trị kinh tế của khoáng sản.
Về lĩnh vực du lịch, đây là động lực tăng trƣởng chính trong nền kinh tế
hiện tại của Quảng Ninh và đã đƣợc xác định là một trong những cột trụ của
nền kinh tế trong tƣơng lai. Quảng Ninh có hai tài nguyên du lịch lớn – tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa, trong đó Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái
Tử Long là nguồn tài nguyên tự nhiên của tỉnh với kiến tạo địa chất độc đáo.
Các di sản văn hóa đặc trƣng nhất của tỉnh Quảng Ninh là Yên Tử - trung tâm
Phật giáo của Việt Nam và hơn 500 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và
cấp tỉnh. Quảng Ninh có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch
(biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh...) và các ngành công nghiệp
giải trí, công nghiệp văn hóa. Trong đó, công nghệ thông tin có đóng góp
quan trọng trong vấn đề quảng bá hình ảnh ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc
tế; là kênh thông tin thu hút và kêu gọi đầu tƣ phát triển du lịch, thu hút khách
du lịch trong và ngoài nƣớc đến với Quảng Ninh nhiều hơn nữa.
Với vị trí của tỉnh ven biển có chiều dài bờ biển 250km, ngƣ trƣờng với
diện tích hơn 6.000 km2, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Tiềm năng này kéo theo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông
tin trong quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở dữ liệu về các nguồn lực
thuỷ sản, các phần mềm phục vụ quản lý nuôi trồng, chế biến, kinh doanh
thuỷ sản, phát triển thƣơng mại điện tử về chuyên ngành thủy sản: các doanh
nghiệp có thể tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử với loại hình doanh

nghiệp với ngƣời tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông tin đã
góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng
thêm nhiều loại hình đào tạo nhƣ đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các
trƣờng với nhau. Đối với lĩnh vực y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã trở thành một hình thức phổ biến có
tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong việc chữa bệnh cho nhân dân,
trong đó đã sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phƣơng
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

13


pháp điều trị cho những vùng xa trung tâm y tế đã mang lại giá trị to lớn về
mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất cho nhân dân.
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHÓ KHĂN CỦA ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN,
KINH TẾ, XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
Đặc điểm địa hình của tỉnh có dạng đồi núi (80% đấ t đai ), biể n đảo tác
đô ̣ng không nhỏ tới quá trin
̀ h xây dƣ̣ng phát tri ển hạ tầng mạng công nghệ
thông tin, yêu cầu nguồn kinh phí lớn khi thực hiện triển khai các dự án.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh vẫn chƣa đồng đều, vẫn còn
khoảng cách giữa các vùng miền trong tỉnh, đặc biệt ở các xã vùng núi, hải
đảo và vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời. Vẫn còn nhiều ngƣời dân và hộ gia
đình chƣa có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin, chƣa có nhận thức về
vai trò, tác dụng của thông tin trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức
sống của ngƣời dân. Bên cạnh đó, do địa hình của tỉnh trải dài, diện tích rộng
(lớn nhất trong các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng), gần 50% là
dân số nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có điều kiện kinh tế, giao thông

còn khó khăn, dẫn tới khó khăn trong việc tổ chức đào tạo, tuyên truyền, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho ngƣời dân là rất lớn.
Công nghiệp Quảng Ninh trong những năm gần đây từng bƣớc phát triển
nhƣng chƣa có sự phát triển vững chắc. Trong đó, ngành than đang gặp rất
nhiều khó khăn và thách thức, tác động trực tiếp đến đời sống công nhân; dịch
vụ có bƣớc phát triển khá song vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế
của tỉnh.
Quảng Ninh nằm gần thành phố Hà Nội và Hải Phòng, do đó phải chịu sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ sự phát triển của hai thành phố này. Đồng thời, sẽ khó
khăn trong việc thu hút các chuyên gia công nghệ thông tin, nguồn nhân lực
chất lƣợng cao tại các tỉnh, thành trong cả nƣớc về làm việc tại tỉnh Quảng
Ninh.
IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Quản lý nhà nƣớc về công nghệ thông tin
1.1. Cơ chế chính sách chung của cả nước
Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã đẩy mạnh việc xây dựng hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin, ban hành
nhiều văn bản quy định về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhƣ:
Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI);
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP
ngày 13/06/2011; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013; Nghị định
số 154/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013; Quyết định số 1073/2010/QĐ-TTg ngày
12/07/2010; Quyết định 1605/2010/QĐ-TTg ngày 27/8/2010; Quyết định
1755/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010; Quyết định 2457/QĐ-TTg ngày
31/12/2010; Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

14



tƣớng Chính phủ; Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014; Quyết định số
80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định thí
điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc; Quyết định
số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến
năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025; Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày
28/5/2012 của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt quy hoạch
phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2012 – 2020.
Các văn bản này có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, cụ thể hóa những nội dung cơ bản về
ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển
nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc
phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
1.2. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh
Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh Quảng Ninh đã đƣợc thành lập
và từng bƣớc kiện toàn tổ chức, đi vào nề nếp, tham mƣu thực hiện công tác
đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin trên địa bàn, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nƣớc.
Sở Thông tin và Truyề n thông t ỉnh Quảng Ninh đƣợc thành lập, đã nhanh
chóng ổn định tổ chức, tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật và tích cực
triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, bƣớc đầu đã tham mƣu, đề
xuất và đã có một số văn bản quản lý, hƣớng dẫn đƣợc ban hành về lĩnh vực
công nghệ thông tin nhƣ hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin hàng năm, xây dựng các đề án, chƣơng trình, hạng mục ứng dụng
công nghệ thông tin đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo tính liên
thông, tích hợp giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nƣớc, phục vụ

tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân ngày một tốt hơn; xây dựng các quy chế,
quy định về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn
tỉnh.
Trong thời gian qua, Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban
hành nhiều văn bản triển khai nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, cùng với sự quyết tâm triển khai xây
dựng Chính quyền điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành
chính tỉnh Quảng Ninh đã đƣợc thể hiện rõ nét tại các Nghị quyết của Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể: Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 về tăng cƣờng tiềm lực khoa
học và công nghệ phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao
hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; quản lý điều hành nhƣ: Nghị quyết số 04-NQ/TU
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

15


ngày 05/5/2012 của Ban Chấp Hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển khoa học và
công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm
2020; Chƣơng trình hành động số 33/CTr-TU ngày 27/1/2015 của Tỉnh ủy
Quảng Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 về
đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế; Chỉ thị 28/CT-TU ngày 11/6/2014 của Tỉnh ủy
Quảng Ninh về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền
điện tử và trung tâm hành chính công; Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 11/5/2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc tỉnh Quảng Ninh; Quyết
định 2805/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020; Quyết định 2459/QĐUBND ngày 28/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê
duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 –
2014; Quyết định 1365/QĐ-UBND ngày 28/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc ban hành Quy chế quản lý và khai thác Trung tâm Tích
hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh; Quyết định 1961/2014/QĐ-UBND ngày
09/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy chế
về quản lý, sử dụng hệ thống thƣ điện tử tỉnh Quảng Ninh; Quyết định
708/QĐ-UBND ngày 14/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về
việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc tỉnh Quảng Ninh; Quyết định 2665/QĐ-UBND ngày
13/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quản lý, vận hành
và khai thác mạng tin học diện rộng tỉnh Quảng Ninh; Quyết định 293/QĐUBND ngày 30/1/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê
duyệt Đề án đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao, chất lƣợng và phát triển toàn diện
nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định 839/QĐ-UBND
ngày 30/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt lộ
trình thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến tỉnh Quảng Ninh đến năm
2015 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định 979/QĐ-UBND ngày
13/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định
về việc trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nƣớc tỉnh Quảng Ninh;
Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc Quy định phát triển, quản lý, khai thác, hạ tầng kỹ thuật
và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh việc tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai,
thực hiện, tỉnh vẫn thƣờng xuyên công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, tính cấp thiết triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin. Bƣớc đầu thúc đẩy công tác cải cách hành chính và
đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực hoạt động ngày càng
đƣợc nhân rộng, đã góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản
lý, tăng năng suất và sức cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh; hạ tầng công

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

16


nghệ thông tin - truyền thông liên tục đƣợc nâng cấp, mở rộng. Công tác đào
tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đƣợc chú trọng, nhiều cơ
quan, doanh nghiệp đã có cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin, việc dạy
và học tin học trong trƣờng đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục và đào tạo
có bƣớc phát triển tích cực.
2. Tình hình triển khai Trung tâm hành chính công4
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có Trung tâm hành chính công
tỉnh Quảng Ninh và 14 Trung tâm hành chính công huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh đƣợc đầu tƣ, triển khai theo Đề án xây dựng Chính quyền điện tử
tỉnh Quảng Ninh đã đi vào vận hành ổn định, nhằm mục đích nâng cao hiệu
lực của quản lý nhà nƣớc trong cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính
phục vụ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tạo môi trƣờng thuận lợi cho
ngƣời dân và doanh nghiệp.
Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh:
Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh đƣợc thành lập vào ngày
28/6/2013 theo Quyết định số 1648/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bộ phận chuyên trách: Giám đốc, 02 phó Giám đốc và 4 phòng chuyên
môn nghiệp vụ là: Văn phòng; Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Phòng Giải quyết
thủ tục hành chính và Phòng Kiểm tra – Giám sát với tổng số biên chế chuyên
trách là 15 biên chế. Trong đó 05 biên chế là cán bộ, công chức, viên chức; 10
biên chế là hợp đồng lao động có thời hạn làm các nhiệm vụ: Công nghệ
thông tin - Quản trị mạng, Tổng hợp - Hành chính, Hƣớng dẫn - Phục vụ, Lao
công - Tạp vụ.
Bộ phận không chuyên trách: Hiện tại có 66 cán bộ, công chức đƣợc cử
đến từ các sở, ban, ngành của tỉnh và Công an, Cảnh sát phòng cháy, chữa

cháy, Thuế, Bảo hiểm xã hội, Kho Bạc nhà nƣớc. Đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức làm việc tại Trung tâm đƣợc lựa chọn kỹ, có kinh nghiệm công tác,
hầu hết cán bộ có năng lực, vị trí từ Phó Trƣởng phòng trở lên đƣợc chuyên
môn hóa cao, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tiếp nhận, thẩm định tại chỗ.
Hiện nay, Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh hiện có 945 thủ
tục hành chính (93%) với 76 lĩnh vực hoạt động đồng thời chuẩn hóa thủ tục
hành chính theo quy định tiêu chuẩn ISO 9001:2008; đối với thủ tục hành
chính của các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh là 317 thủ tục hành
chính (trong đó, Công An tỉnh: 49 thủ tục hành chính; Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy: 5 thủ tục hành chính; Cục Thuế tỉnh: 174 thủ tục hành chính; Kho
Bạc Nhà nƣớc tỉnh: 26 thủ tục hành chính; Bảo hiểm xã hội tỉnh: 63 thủ tục
hành chính). Tỷ lệ thủ tục hành chính đƣợc giải quyết ngay tại Trung tâm đạt

4

Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính
công đến quý I/2015 (ban hành kèm theo Công văn số 82/BQLĐHDA-CN ngày 10/4/2015 của Ban Quản lý
điều hành dự án)

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

17


99,4% (tất cả những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp
Sở đƣợc đảm bảo theo nguyên tắc thẩm định, phê duyệt tại chỗ).
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính năm 2014, Trung tâm Hành chính
công tỉnh tiếp hơn 50.000 lƣợt công dân và nhận đƣợc tổng số 28.444 hồ sơ
thuộc các lĩnh vực. Trong đó, số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 28.040 (99,5%)
hồ sơ; 169 hồ sơ quá hạn, 219 hồ sơ đang trong thời hạn giải quyết, 99 hồ sơ

đang chờ bổ sung.
Quý I/2015 Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh tiếp hơn 20.000
lƣợt công dân và nhận đƣợc tổng số 12.853 hồ sơ thuộc các lĩnh vực. Trong
đó, 12.576 (đạt 99,4%) hồ sơ đã giải quyết đúng hạn; 75 hồ sơ quá hạn, 202
hồ sơ đang trong thời hạn giải quyết.
Trung tâm hành chính công của các huyện, thị xã, thành phố:
Hiện nay, 14 Trung tâm hành chính công địa phƣơng trên toàn tỉnh đã
đƣợc thành lập và đi vào hoạt động.
Tỷ lệ thủ tục hành chính đƣa vào giải quyết đạt trên 90% (riêng Uông Bí
và Cẩm Phả đạt 100%). Phấn đấu trong năm 2015, đƣa 100% thủ tục hành
chính vào giải quyết tại các Trung tâm Hành chính công theo Quyết định số
2295/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 về việc công bố thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh là 183 thủ tục hành chính thuộc 15 lĩnh vực.
Từ ngày 21/3/2014 đến ngày 15/3/2015, các Trung tâm hành chính công
cấp huyện đã tiếp hơn 160.000 lƣợt công dân và tiếp nhận 94.652 hồ sơ, số hồ
sơ giải quyết đúng hạn 91.342 hồ sơ (đạt 96%), số hồ sơ đang giải quyết là
2.296 hồ sơ.
Một số địa phƣơng nhƣ Uông Bí, Móng Cái đang tổ chức triển khai thí
điểm mở rộng hoạt động Trung tâm hành chính công tới các xã, phƣờng.
3. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
3.1. Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông, Internet
Hạ tầng mạng thông tin của tỉnh phát triển nhanh, hiện đại, là một trong
những tỉnh, thành phố cả nƣớc đi đầu trong hiện đại hóa hệ thống thông tin.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 doanh nghiê ̣p cung cấ p dich
̣ vu ̣ thông
tin di đô ̣ng (gồm Mobifone, Vinaphone, Viettel, Vietnamobile, Gtel Mobile);
2 doanh nghiê ̣p cung cấ p dich
̣ vu ̣ điê ̣n thoa ̣i cố đinh
̣ (Viễn thông Quảng Ninh,

Viettel chi nhánh Quảng Nin h) và 3 doanh nghiê ̣p cung cấ p dich
̣ vu ̣ Internet
(Viễn thông Quảng Ninh , Viettel chi nhánh Quảng Ninh và Công ty Vi ễn
thông FPT chi nhánh Quảng Ninh).
Các doanh nghiệp viễn thông đang tiếp tục đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng
tại các vùng nông thôn đảm bảo đủ dung lƣợng, chất lƣợng phục vụ nhu cầu
phát triển viễn thông trong tỉnh. Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng thông tin di
động (BTS) trên địa bàn tỉnh đạt 1.495 vị trí, 100% các trung tâm xã đƣợc
phủ sóng thông tin di động băng rộng (3G). Các tuyến cáp quang nội tỉnh đã
Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

18


đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ đến hầu hết các xã (trừ một số xã trên đảo).
Toàn mạng viễn thông tỉnh Quảng Ninh đã đƣợc trang bị các tổng đài kỹ thuật
số đa dịch vụ, cung cấp các dịch vụ điện thoại trong nƣớc, quốc tế, Fax,
Internet và truyền số liệu tốc độ cao; các huyện đều đƣợc trang bị tổng đài
điện tử, mạng điện thoại đã đƣợc số hóa; 100% các xã trong toàn tỉnh đã có
điện thoại.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh là mô ̣t trong nhƣ̃ng tin̉ h , thành phố đi đầu
trong triể n khai xây d ựng các điểm phát sóng wifi công cộng . Hê ̣ thố ng các
điể m phát sóng wifi công cô ̣ng trên điạ bàn tin̉ h Quảng Ninh tâ ̣p trung ta ̣i
thành phố Hạ Long (gồm Bãi Cháy, Hòn Gai, Tuần Châu) và huyện đảo Cô
Tô. Trong đó, hệ thống wifi công cộ ng tại thành phố Ha ̣ Long cung cấ p dich
̣
vụ với hai hình thức miễn phí (ngƣời sƣ̉ du ̣ng đƣơ ̣c truy c ập miễn phí một số
trang thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin xúc tiến thƣơng mại ,
quảng bá du lịch , hỗ trơ ̣ khách du lich…
) và trả phí; tại huyện đảo Cô Tô, du

̣
khách và ngƣời dân vẫn đƣợc sử dụng dịch vụ wifi miễn phí phủ sóng trên
đảo. Tuy nhiên, do tố c đô ̣ truy câ ̣p thấ p hơn và không ổ n đinh
̣ so với dich
̣ vu ̣
Internet băng rô ̣ng cố đinh
̣ và do sƣ̣ phát triể n của dịch vụ 3G của các nhà
mạng thông tin di động nên quá trình triển khai phủ sóng wifi công cộng trên
điạ bàn tỉnh chƣa đa ̣t đƣơ ̣c kế t quả nhƣ mong muố n , chƣa thu hút đƣơ ̣c đông
đảo ngƣời dân và du khách sƣ̉ du ̣ng dich
̣ vu ̣.
3.2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng trên địa bàn
tỉnh đã đƣợc xây dựng khá đồng bộ, phù hợp với mục tiêu của Đề án 06 của
tỉnh (Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2006 2010), cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu cho việc tin học hóa hoạt động
của các cơ quan Đảng.
Hạ tầng máy tính: Đạt 100% các cơ quan Đảng cấp Tỉnh ủy, huyện ủy và
Đảng ủy xã/phƣờng đã trang bị máy tính, với hầu hết cán bộ có máy tính sử
dụng trong công việc. Tuy nhiên, có khoảng 25% máy tính đã đƣợc trang bị
từ lâu, đã hết hạn khấu hao, ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng của các cơ quan
Đảng.
Hạ tầng mạng LAN: Đạt 100% các cơ quan Đảng từ cấp huyện trở lên và
trên 80% đơn vị Đảng ủy xã/phƣờng kết nối mạng LAN, đáp ứng đƣợc nhu
cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan.
Hạ tầng kết nối Internet: Đạt 100% các cơ quan Đảng các cấp đều đã kết
nối Internet, với hầu hết các máy tính đƣợc kết nối Internet để xử lý công việc
và phục vụ tra cứu.
Hạ tầng mạng diện rộng (WAN) của khối Đảng: Đã đƣợc thiết lập và
nâng cấp kết nối liên thông đến 100% các cơ quan Đảng trên cơ sở sử dụng
mạng truyền số liệu chuyên dùng.


Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

19


Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng: Đã đƣợc triển khai kết nối tới
hầu hết các cơ quan Đảng cấp Tỉnh ủy, huyện ủy và các đảng bộ trực thuộc,
tuy nhiên việc triển khai sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế.
Trung tâm Tích hợp dữ liệu khối Đảng: Đã hoàn thành việc đầu tƣ xây
dựng mới năm 2014. Trong năm 2015, phần mềm ứng dụng dùng chung phục
vụ hoạt động hệ thống của các cơ quan khối Đảng đƣợc cài đặt tập trung tại
đây.
Chứng thư số: Chứng thƣ số cá nhân đã đƣợc cấp tới 577 cán bộ công
chức thuộc các cơ quan Đảng cấp tỉnh, cấp huyện. Trong năm 2015, sẽ triển
khai chứng thƣ số của cơ quan, đơn vị cho 100% các cơ quan Đảng cấp Tỉnh
ủy, huyện ủy.
3.3. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước5
Hạ tầng máy tính: Đạt 100% các cơ quan nhà nƣớc các cấp đã trang bị
máy tính, với 80% cán bộ (cao hơn so với trung bình cả nƣớc – 65%6) có máy
tính sử dụng trong công việc.
Tại các cơ quan nhà nƣớc cấp sở, ngành: trung bình có 54 máy/đơn vị;
hầu hết cán bộ có máy tính sử dụng trong công việc. Cơ quan cấp huyện,
trung bình có 93 máy/đơn vị; hầu hết cán bộ có máy tính sử dụng trong công
việc. Cơ quan cấp xã: trung bình có khoảng 70% cán bộ có máy tính sử dụng
trong công việc. Hiện tại, có 118 đơn vị cấp xã đã đƣợc đầu tƣ mới máy trạm
và các thiết bị công nghệ thông tin thực hiện theo Đề án xây dựng Chính
quyền điện tử của tỉnh7, cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động, công tác chuyên
môn của các cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, có khoảng 20% máy tính đã hết hạn khấu hao, chƣa đáp ứng

đƣợc yêu cầu tác nghiệp của cán bộ, công chức, yêu cầu triển khai các ứng
dụng phục vụ công tác quản lý, cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ bổ sung trong thời
gian tới, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý và điều hành.
Đạt 100% cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh, sở, ngành, huyện đã trang bị máy
chủ với tổng số 141 máy. Trong đó, tại các cơ quan cấp sở, ngành có 116 máy
(trung bình mỗi đơn vị có 5,5 máy), tại các cơ quan cấp huyện có 25 máy
(trung bình mỗi đơn vị có 1,8 máy).
Hạ tầng mạng LAN: Đạt 100% cơ quan nhà nƣớc cấp tỉnh, sở, ngành,
huyện, xã kết nối mạng LAN, đáp ứng đƣợc nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội
bộ cơ quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hệ thống mạng, máy móc thiết bị đã cũ,

5

Nguồn: Công văn số 98/STTTT-CNTT ngày 28/01/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông Báo cáo
Tình hình ứng dụng công nghệ thông của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
6
Báo cáo Việt Nam ICT Index năm 2014
7
Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính công đến
quý I/2015 (ban hành kèm theo Công văn số 82/BQLĐHDA-CN ngày 10/4/2015 của Ban Quản lý điều hành
dự án)

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

20


cấu hình thấp do vậy để triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin cần
nâng cấp hệ thống mạng và máy móc, thiết bị.

Hạ tầng kết nối Internet: Đạt 100% cơ quan nhà nƣớc các cấp đều đã kết
nối Internet, với 98% máy tính đƣợc kết nối Internet.
Hạ tầng mạng diện rộng (WAN) của tỉnh: Đã đƣợc thiết lập và nâng cấp
kết nối liên thông đến 100% các sở, ngành, địa phƣơng trong toàn tỉnh trên cơ
sở sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo cho các đơn vị khai
thác các ứng dụng và dịch vụ dùng chung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.
Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng: Đã đƣợc Cục Bƣu điện Trung
ƣơng xây dựng và kết nối đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, 100% các
đơn vị sở, ngành, huyện, với tốc độ đƣờng truyền cao, dung lƣợng lớn. Hiện
tại, có 4 ứng dụng, phần mềm đang sử dụng trên mạng truyền số liệu chuyên
dùng, bao gồm: hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu một cửa điện tử, hệ thống
thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý văn bản, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
quản lý hành chính cấp tỉnh, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý hành
chính cấp huyện.
Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh do Trung tâm Công nghệ thông tin và
Truyền thông Quảng Ninh, trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý,
cơ bản đã hoàn thành việc đầu tƣ xây dựng mới và đang trong giai đoạn vận
hành kiểm tra, cài đặt các phần mềm nền tảng, phần mềm ứng dụng dùng
chung phục vụ hoạt động Hệ thống Chính quyền điện tử, tích hợp chia sẻ liên
kết các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin giữa các đơn vị trong tỉnh, đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin8.
Chứng thư số: Chứng thƣ số tổ chức đã đƣợc cấp tới gần 400 đơn vị và
gần 2.500 chứng thƣ số cá nhân. Từ nay đến cuối năm 2015, tỉnh Quảng Ninh
dự kiến sẽ cấp chứng thƣ số cho trên 600 đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện nhằm
đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các giao dịch điện tử giữa các cơ
quan nhà nƣớc.
3.4.Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các trường học và cơ sở y
tế
Trong các đơn vị giáo dục9
Hạ tầng máy tính: Đạt 100% các trƣờng chuyên nghiệp, các trƣờng phổ

thông trên địa bàn tỉnh trang bị máy tính phục vụ quản lý và giảng dạy. Trong
đó, đạt 100% các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có đào
tạo về công nghệ thông tin có trang bị phòng thực hành phục vụ giảng dạy
công nghệ thông tin.

8

Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính công đến
quý I/2015 (ban hành kèm theo Công văn số 82/BQLĐHDA-CN ngày 10/4/2015 của Ban Quản lý điều hành
dự án)
9
Báo cáo 1371/BC-SGD&ĐT ngày 17/6/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Báo cáo Tổng kết năm học
2013 – 2014 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 về công nghệ thông tin

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

21


100% các trƣờng trung học phổ thông có đủ phòng máy tính cho toàn bộ
học sinh của trƣờng học tin học, đảm bảo mỗi phòng có từ 25 máy tính trở
lên. 60% trƣờng trung học cơ sở và 52% trƣờng tiểu học có phòng máy tính
với trên 20 máy/phòng. Hầu hết số phòng máy tại các trƣờng học đều đƣợc
kết nối Internet và mạng LAN. Đã có 6 trƣờng tiểu học (chiếm 3,3%), 9 trung
học cơ sở (chiếm 4,7%), 8 trung học phổ thông (chiếm 14,3%) lắp đặt máy
chiếu cho 100% số phòng học; 14 trƣờng tiểu học (chiếm 7,7%), 22 trung học
cơ sở (chiếm 11,5%), 24 trƣờng trung học phổ thông (chiếm 43%) đã lắp máy
chiếu cho trên 50% số phòng học.
Hạ tầng mạng: Đạt 100% các trƣờng chuyên nghiệp kết nối mạng LAN
và Internet; 100% trƣờng phổ thông kết nối Internet ADSL, 359 trƣờng học

có kết nối cáp quang theo hình thức FTTH (trong đó phòng Giáo dục và Đào
tạo Đông Triều, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Hạ Long đã có 100% các trƣờng tiểu học,
trung học cơ sở lắp đặt); 70% trƣờng phổ thông kết nối mạng LAN.
Ngoài ra, hầu hết các trƣờng trung học phổ thông, trung tâm hƣớng
nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên, các phòng giáo dục và đào tạo đều đã đƣợc
lắp đặt thiết bị phục vụ họp trực tuyến.
Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong giáo dục đã đƣợc
đầu tƣ trang bị khá tốt, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học của giáo viên cũng
nhƣ học sinh trong các trƣờng. Tuy nhiên, số lƣợng phòng máy tính phục vụ
giảng dạy tin học tại các trƣờng học vẫn còn thiếu và ít, hầu hết máy tính đều
đƣợc đầu tƣ, trang bị trong thời gian dài nên cần đầu tƣ, trang bị thêm phòng
máy tính cho các trƣờng học trên địa bàn tỉnh.
Trong các đơn vị y tế10
Hạ tầng máy tính: Đạt 100% các đơn vị bệnh viện, trạm y tế xã/phƣờng
và cơ sở y tế khác (bao gồm các trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa
khu vực) trên địa bàn tỉnh đã trang bị máy tính.
Khối bệnh viện: Trung bình mỗi đơn vị có khoảng trên 90 máy tính; 100%
đơn vị trang bị máy chủ, với tổng số 16 máy chủ, trung bình có 2,7 máy
chủ/đơn vị. Khối trạm y tế xã/phƣờng: trung bình mỗi đơn vị có khoảng 1,5
máy tính. Cơ sở y tế khác: trung bình mỗi đơn vị có khoảng 15 máy tính; 45%
đơn vị trang bị máy chủ, trung bình mỗi đơn vị có 1 máy chủ.
Hạ tầng mạng LAN: Đạt 100% đơn vị bệnh viện, 50% trạm y tế
xã/phƣờng và 100% các cơ sở y tế khác đã kết nối mạng LAN.
Hạ tầng kết nối Internet: Đạt 100% đơn vị bệnh viện, 70% trạm y tế
xã/phƣờng và 100% các cơ sở y tế khác đã kết nối Internet.
Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các đơn vị bệnh viện
và các cơ sở y tế khác tƣơng đối đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của các y, bác
sỹ trong việc quản lý, khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật công

10


Số liệu điều tra khảo sát năm 2014 tại 6 đơn vị bệnh viện, 86 trạm y tế xã/phƣờng và 11 cơ sở y tế
khác trên địa bàn tỉnh (bao gồm các trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực)

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

22


nghệ thông tin tại các trạm y tế xã vẫn còn thiếu và yếu, đa phần các thiết bị
đều đã cũ và xuống cấp, cần tiếp tục đầu tƣ, trang bị thêm máy tính và nâng
cấp mạng LAN cho các đơn vị trong thời gian tới.
3.5. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp11
Hạ tầng máy tính: Đạt 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trang
bị máy tính. Trong đó, tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin: có khoảng 16 - 17 máy/doanh nghiệp; 75% nhân viên có máy
tính sử dụng trong công việc; 60% doanh nghiệp trang bị máy chủ, trung bình
có khoảng 1,1 máy/doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh khác: có khoảng 19 - 20 máy/doanh nghiệp; số nhân viên có
máy tính sử dụng trong công việc chiếm tỷ lệ thấp, mới chỉ có khoảng 60%;
41% doanh nghiệp trang bị máy chủ, trung bình có khoảng 1,3 máy/doanh
nghiệp.
Hạ tầng mạng LAN: 100% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và 75% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác kết nối
mạng LAN.
Hạ tầng kết nối Internet: 100% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và 99% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác kết
nối Internet.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đầu tƣ hạ tầng công
nghệ thông tin phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh, nhƣng do hầu hết các

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạ tầng máy tính
mới chỉ đƣợc đầu tƣ ban đầu, vẫn còn thiếu chƣa đáp ứng đủ nhu cầu ứng
dụng công nghệ thông tin. Trong thời gian tới, cần đầu tƣ trang bị thêm máy
tính, nâng cấp mạng LAN, kết nối mạng WAN. Tạo điều kiện và môi trƣờng
thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thƣơng mại điện tử.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin
4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng12
Thực hiện hƣớng dẫn của Văn phòng Trung ƣơng, Tỉnh uỷ Quảng Ninh
đã triển khai đồng bộ, thống nhất từ Văn phòng Tỉnh ủy, các ban của Tỉnh uỷ
đến các văn phòng huyện, thị, thành uỷ, sử dụng hệ thống điều hành tác
nghiệp gồm: Thƣ điện tử, gửi nhận văn bản, xử lý công văn, tài liệu lƣu trữ,
phần mềm tài chính - kế toán Đảng, thu nộp đảng phí, quản lý tài sản, phần
mềm chuyên ngành tổ chức Đảng, phần mềm chuyên ngành công tác kiểm tra
Đảng đƣợc sử dụng trong toàn hệ thống mạng diện rộng của Tỉnh uỷ. Một số
ứng dụng khác nhƣ Bản tin Thông tấn xã Việt Nam, thông tin công tác tƣ
tƣởng của Ban Tƣ tƣởng văn hoá Trung ƣơng… đƣợc khai thác và phục vụ có
hiệu quả cho công tác lãnh đạo của cấp ủy, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

11
12

Số liệu điều tra khảo sát năm 2014
Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát năm 2014

Quy hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Quảng Ninh

23



×