Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến đất trồng lúa tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 106 trang )

1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những thế mạnh của các huyện ven biển thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mô hình nuôi trồng thủy sản ở đây chuyển hóa rất nhanh, từ
nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi phân tán mật độ thấp…sang nuôi bán thâm canh,
nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp tập trung với mật độ cao. Diện tích nuôi trồng tăng
bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh những hiệu quả tích cực, nuôi trồng thủy
sản cũng có những ảnh hưởng không mong muốn đến môi trường xung quanh. Việc
tiếp cận các phương thức nuôi trồng sử dụng nhiều năng lượng và chi phí,...đã tác
động tiêu cực đến môi trường, nếu không được xử lý triệt để có thể tạo ra mất cân
bằng của hệ thống sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, hàng năm khối lượng bùn thải (phù sa
lắng đọng trong chất thải) và chất thải từ nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển là rất
lớn, nguồn chất thải độc hại này chưa được xử lý triệt để, vẫn tiếp tục thải vào sông
ngòi trong khu vực; các chất thải nuôi trồng thủy sản là thức ăn dư thừa thối rữa bị
phân hủy, các chất tồn dư do sử dụng hóa chất, chất kháng sinh, là vấn đề bức xúc
trong nuôi trồng thủy sản. Mất cân bằng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản thể hiện rõ
nét nhất là dịch bệnh phát sinh trên một phần diện tích tương đối lớn nuôi tôm ở các
huyện ven biển, trong đó làm tổn thất lớn về kinh tế, hậu quả là nhiều hộ nông dân,
trang trại nuôi trồng thủy sản và một số doanh nghiệp có quy mô lớn,…đã lâm vào
cảnh nợ nần do vay vốn đầu tư; một số diện tích nuôi trồng thủy sản phải bỏ hoang do
bị ô nhiễm môi trường làm cho dịch bệnh phát sinh chưa khắc phục được. [41]
Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Trong nhiều năm qua, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước nói chung
và Thừa Thiên Huế nói riêng, huyện đã có nhiều chủ trương và chính sách phát triển
diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, bao gồm cả việc chuyển đổi những diện tích
đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Các chủ trương,
chính sách này đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đem lại những thành quả đáng


kể trong việc đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, hình thức sản xuất và nâng cao thu nhập
cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả tích cực, việc nuôi trồng thủy sản cũng có những ảnh hưởng tiêu
cực đối với môi trường đất, nước, năng suất cây trồng, vật nuôi của khu vực nuôi trồng
cũng như các vùng lân cận, trong đó có các diện tích đất trồng lúa.
Vì vậy, đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi trồng thủy sản đến đất trồng lúa là
cần thiết để có cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện điều chỉnh và khắc phục, nhằm


2

phát triển quỹ đất trồng lúa của địa phương một cách ổn định, lâu dài và có hiệu quả
cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương một cách bền vững. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi trồng thuỷ sản đến đất trồng lúa tại huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng đất nông nghiệp và đất trồng lúa.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi trồng thuỷ sản đến diện tích, năng suất và
chất lượng đất trồng lúa tại điểm nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi trồng thủy sản đến hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa tại điểm nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất trồng lúa theo hướng hợp lý tại huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá tác động của việc nuôi trồng thủy sản đến diện tích, năng suất, chất
lượng đất và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
- Tạo cơ sở lý luận trong đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng lúa bền vững.
- Là cơ sở tham khảo cho các công trình nghiên cứu tương tự hoặc khác tại địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc các tỉnh khác.
Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được các tác động có lợi và bất lợi của việc nuôi trồng thủy sản đến
diện tích, chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại huyện Phú Vang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động bất lợi của việc nuôi
trồng thủy sản đến đất trồng lúa và sử dụng đất trồng lúa một cách hiệu quả trên cơ sở
đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững tại huyện Phú Vang và các huyện ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng nghiên cứu
Tình hình nuôi trồng thủy sản và quỹ đất trồng lúa tại xã Phú Đa và Phú Xuân,
bao gồm diện tích, chất lượng đất và hiệu quả sản xuất.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Chọn hai xã Phú Đa và Phú Xuân là nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản và diện
tích đất trồng lúa nhiều thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian:
+ Các số liệu sơ cấp được sử dụng cho việc thực hiện đề tài là số liệu từ năm
2008 đến 2010.
+ Các số liệu thứ cấp được sử dụng có nguồn gốc từ năm 2006 đến nay.
+ Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2011.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã

hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá
trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có
sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người.
Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ
sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng
đất. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc
vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự
nhiên sẵn có trong đất.
Đối với các ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất
đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn
là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn chịu tác
động như: cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và
chăn nuôi do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện
lao động.
Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản
phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì nhiêu
và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Tuy nhiên, độ phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà
luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra, trong quá
trình sản xuất, dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động
rất lớn. Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càng cạn kiệt, ngược lại nếu tác động
của con người có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng
cao vì ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát
triển của đất đai.
1.1.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho
nông nghiệp (đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng
thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên. Hệ
thống nông nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an
ninh lương thực, đông thời giữ gìn và cải thiện môi trường tài nguyên cho đời sau.



4

 Bền vững thường có ba thành phần cơ bản:
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan
hệ con người hiện tại và cả cho đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
 Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là:
- An toàn lương thực, thực phẩm
- Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu cầu
của thị trường.
- Phát triển môi trường bền vững.
Ngày nay, hiệu quả kinh tế cao cần được xem xét kỹ lưỡng trước áp lực xã hội
đòi hỏi trừ khử căn nguyên làm băng hại sức khỏe loài người. Từ đó thấy rằng tính bền
vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và
môi trường.
 Việc quản lý và sử dụng đất bền vững bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách
và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm về môi
trường để đồng thời:
- Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất)
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)
- Có hiệu quả lâu bền (lâu bền)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)
Quan hệ giữa tính bền vững và tính thích hợp: Tính bền vững có thể
được coi là tính thích hợp và được duy trì lâu dài với thời gian.
 Nguyên tắc đánh giá bền vững:
- Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định

- Đánh giá cho một đơn vị lập địa cụ thể
- Đánh giá là một hoạt động liên ngành
- Đánh giá cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường
- Đánh giá cho một thời gian xác định. [11]


5

1.1.2. Sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực
Lúa gạo có vai trò rất quan trọng, hiện đang nuôi sống hơn một nửa dân số thế
giới và càng quan trọng hơn đối với các nước Châu Á - nơi sản xuất và tiêu dùng lúa
gạo chủ yếu của thế giới, nơi chiếm trên 60% số người thiếu đói hiện nay. Hiện nay,
sản lượng lúa ở Việt Nam chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt, liên quan
đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng
60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân Việt Nam. Vì vậy cây lúa luôn có
vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam.
Trong hơn 20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp khoảng 2 lần,
năng suất bình quân hiện nay đạt 5,3 tấn/ha một vụ, riêng vụ đông xuân, nhiều nơi ở
ĐBSCL và ĐB sông Hồng đã đạt 7 tấn/ha. Sản xuất lúa gạo phát triển, đã đưa Việt
Nam từ một nước nhiều năm thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn
thứ hai của thế giới. Trong 22 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo,
trị giá 23 tỉ USD. Thu nhập của người trồng lúa ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, sản xuất lương thực của Việt Nam, trong đó có lúa gạo, vẫn đang
đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh,
đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra
với tần suất ngày càng cao và khốc liệt hơn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng
định: “Chính phủ Việt Nam xác định bảo đảm an ninh lương thực quốc gia lâu dài,
trong mọi tình huống là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Việt Nam đang ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém trong
sản xuất kinh doanh lúa gạo, trong đó tập trung thực hiện các chính sách giữ ổn định
diện tích đất trồng lúa; tăng cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi; đẩy mạnh cơ giới hoá

trong sản xuất, chế biến; cải tiến về giống và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; tổ chức lại
sản xuất gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa
gắn với phát triển nông thôn ngày càng văn minh hiện đại... [10].
1.1.3. Nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng đến môi trường
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua ở nước ta, nuôi trồng thủy sản phát triển rất
nhanh, đã và đang mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Cùng với sự phát
triển nuôi trồng thủy sản đã có những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường
cũng như đối với chính sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Nước ta có
diện tích nuôi trồng thủy sản rất lớn với 465.000 ha (năm 2006) cùng nhiều loại hình
thủy vực, loại hình nuôi, loài nuôi đa dạng và phong phú. Những loại hình thủy vực
được đưa vào nuôi như hồ chứa, ao đầm, sông suối, kênh mương, ruộng lúa...có thể
nuôi ở các mức độ thâm canh khác nhau. Ngoài những loài nuôi truyền thống như
nhóm cá chép Trung quốc, nhóm cá chép Ấn độ, rô phi... nhiều loài đặc sản như ba ba,


6

lươn, ếch, cá Sấu, cá Tầm, cá Hồi...cũng đang được nuôi ở nhiều nơi. Đặc biệt, nghề
nuôi cá Tra, Ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh và có thể đạt
825000 tấn (năm 2006). Những thành tựu này là kết quả của những định hướng đúng
đắn của chính phủ, sự nhanh nhạy về thị trường của người nuôi và doanh nghiệp, sự
tác động của khoa học kỹ thuật...
Nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng và góp phần xoá đói
giảm nghèo ở các cộng đồng nông thôn, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà.
Để nâng cao tính bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản, công tác quản lý môi trường
cần được tăng cường.
Điều đó xuất phát từ những lý do và thực tế sau:
- Nuôi trồng thủy sản cùng với những tác động tích cực đã có những tác động tiêu
cực lên môi trường và kinh tế xã hội, đến sinh kế và đời sống của người dân.

- Vấn đề môi trường ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thương mại
các sản phẩm thuỷ sản. Chiến lược phát triển an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
trong nước và khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cũng như
những lợi ích trong tương lai sẽ phụ thuộc vào các giải pháp quản lý môi trường nuôi
trồng thủy sản. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì phải
tuân thủ những chuẩn mực về thương mại và môi trường của thế giới trong lĩnh vực này.
- Nhu cầu về các sản phẩm an toàn, sản phẩm sinh thái ngày càng lớn và nuôi trồng
thủy sản chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu đó khi môi trường nuôi, hệ sinh thái
xung quanh vùng nuôi được giám sát và quản lý chặt chẽ.
- Hiệu quả kinh tế đầu tư vào các hoạt đồng nuôi trồng thủy sản phụ thuộc rất lớn
vào việc duy trì những điều kiện môi trường phù hợp, áp dụng các biện pháp quản lý môi
trường nuôi tốt, giảm thiểu các tác động tiêu cực của môi trường và phát triển nuôi trồng
thủy sản hài hoà với môi trường sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
- Nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch và không theo quy hoạch đã gây ra những
thiệt hại đáng kể về kinh tế và môi trường ở nhiều nơi. Nuôi cá Tra, Ba Sa thâm canh
cao và việc bơm chất thải trực tiếp ra sông đã làm cho nước sông bị ô nhiễm. Do hấp
dẫn bởi lợi ích kinh tế, giá đất nuôi cá tăng cao, đất ven sông và cù lao ở một số nơi
được san lấp, xây dựng ao đìa không theo quy hoạch dẫn đến ngăn trở dòng chảy và
tranh chấp về lợi ích. Một số nơi nuôi cá ao trong các lòng hồ thủy điện như ở Hồ Trị
An, nuôi cá lồng ở hồ Dầu Tiếng đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước. Nuôi
cá ở nhiều nơi cũng bị ảnh hưởng lớn, cá chết hàng loạt do nước thải, do ô nhiễm
thuốc trừ sâu, phân bón, ô nhiễm ở các khu công nghiệp... nuôi trồng thủy sản với việc
lạm dụng các chất tăng trưởng, kháng sinh, thuốc và hóa chất phòng trị bệnh và xử lý
môi trường đã làm giảm uy tín của hàng thủy sản của Việt Nam cũng như gây thiệt hại


7

cho nền kinh tế. Điều này đặt ra tính cấp thiết của việc tăng cường công tác quản lý
môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên toàn quốc.

Bảng 1.1. Một số vấn đề môi trường thường gặp trong nuôi trồng thủy sản
Vấn đề

Tác động môi trường và mức độ quan trọng

Có sự hiện diện của sinh cảnh quan trọng về mặt
Tính nhạy cảm môi trường của
sinh thái như khu vực bảo tồn, khu vực/vùng sinh
các sinh cảnh tại vị trí được đề
cảnh được bảo vệ, vùng lõi/khu vực tôn nghiêm,
xuất để xây dựng quy hoạch/dự
các điểm nghiên cứu khoa học hoặc quan trắc
án nuôi trồng thuỷ sản
được bảo vệ.

Các khu vực cần bảo vệ

Nuôi trồng thuỷ sản gần những khu vực cần bảo vệ
như các khu đất ngập nước theo Công ước Ramsar
hoặc các khu khác cần phải thực hiện đánh giá tác
động môi trường thận trọng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản ở các vùng nông
Tính nhạy cảm của những vùng nghiệp có thể gây ra rủi ro do sự thay đổi bất lợi
hiện đang sản xuất nông nghiệp về chất lượng nước phục vụ sản xuất lúa, hoa
màu…
Ảnh hưởng đến đất và trầm tích

Các trại nuôi phải được đặt ở những nơi có điều
kiện đất thích hợp, có các biện pháp giảm xói lở.


Thải nước từ các trại nuôi thâm canh có thể dẫn
đến thay đổi chất lượng nước. Nếu nước thải có
Sử dụng nước và chất lượng chất lượng kém được thải ra từ nhiều trại nuôi sẽ
nước
dẫn đến rủi ro môi trường cao và chất lượng nước
ngày càng kém do tích luỹ các chất dinh dưỡng và
hữu cơ.
Việc sử dụng các sản phẩm bị cấm hoặc sử dụng
không có trách nhiệm các thuốc và hoá chất trong
nuôi trồng thủy sản sẽ dẫn đến các tác động môi
Hoá chất, thuốc và chất gây ô
trường cũng như tác động đến sức khoẻ công nhân
nhiễm
và người tiêu dùng. Đặt các trại nuôi gần nơi thải
của các ngành công nghiệp, các trung tâm đô thị
có thể gặp rủi ro cao về ô nhiễm và sức khoẻ.


8

Sự bùng nổ dịch bệnh là nguyên nhân phổ biến
gây thất bại cho các trại nuôi và cần phải chú ý đặc
Rủi ro do về dịch bệnh kèm theo
biệt đến rủi ro và thực hành quản lý của người
các loài nhập nội
nuôi, nhất là việc nhập khẩu vật nuôi từ các vùng
khác hoặc nước khác.
Việc du nhập các loài ngoại lai có thể dẫn đến
Du nhập các loài ngoại lai có thể hàng loạt các rủi ro cho trại nuôi và quần xã sinh

tác động đến các loài bản địa
vật xung quanh. Những rủi ro này phải được đánh
giá cẩn thận.
Các loài nuôi trồng

Nuôi các loài đã có ở địa phương ít gặp rủi ro hơn
các loài được du nhập hay các loài ngoại lai.

Cường độ sản xuất

Nuôi thâm canh làm tăng rủi ro cho các vấn đề
chất lượng nước của các vực nước do tình trạng
thải vào đó các chất dinh dưỡng và các chất hữu
cơ.

Diện tích sản xuất

Diện tích các trại càng lớn sẽ càng làm tăng nhu
cầu về đất và vùng sinh cư.

Các phương pháp nuôi trồng Các phương pháp nuôi trồng khác nhau sẽ có
được sử dụng
những tác động môi trường khác nhau.
Mức độ xử lý chất thải

Xử lý chất thải hữu cơ và chất dinh dưỡng sẽ làm
giảm những rủi ro đối với chất lượng nước.

Các ảnh hưởng tích luỹ


Số lượng các trại nhỏ càng nhiều sẽ góp phần làm
tăng thêm lượng chất thải.

Giao thông và các sử dụng khác

Các trại nuôi có thể ảnh hưởng đến giao thông bộ,
giao thông thuỷ hoặc của người dân địa phương
hoặc người sử dụng tài nguyên khác như du lịch,
thủy lợi... cũng phải được cân nhắc.

Tiếng ồn và chất lượng không Cân nhắc những ô nhiễm môi trường đối với vùng
khí
lân cận.
Mâu thuẫn xã hội

Thiếu sự tham gia của người dân địa phương trong
việc phát triển và sử dụng các nguồn lợi sở hữu
chung để nuôi trồng thủy sản mà nguồn lợi đó có
liên quan tới các nhu cầu của người dân địa


9

phương.
Những sự cố thời tiết khắc nghiệt như bão, hoặc
các tai biến tự nhiên khác cũng có thể là rủi ro đối
với ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Tai biến tự nhiên


(Nguồn: Hướng dẫn đánh giá TĐMT của các dự án nuôi trồng thủy sản, 2007)
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới, Việt Nam, Thừa Thiên Huế và Phú
Vang
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Nghề trồng lúa có từ lâu đời, lịch sử phát triển của cây lúa gắn liền với lịch sử
phát triển của nhân loại. Bên cạnh đó cây lúa lại là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và
có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng khí hậu (được phân bố từ 53 vĩ độ Bắc đến
35 vĩ độ Nam). Theo thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO) cho thấy, trên
Thế giới có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000
ha, tập trung chủ yếu ở Châu Á, có 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng
100.000 ha đến 1.000.000 ha, trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu
là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), En Sanvađo (7,9 tấn/ha).
Tình hình sản xuất lúa tại các châu lục trên thế giới được thể hiện tại bảng 1.2
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa ở các châu lục năm 2009
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Khu vực

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)


Châu Á

143.444.621

42,644

611.709.018

Châu Mỹ

7.269.448

52,489

38.156.831

Châu Phi

10.002.741

24,425

24.432.282

Châu Âu

668.390

61,413


4.104.821

Thế giới

161.420.743

42,044

678.688.289
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)

Số liệu tại bảng 1.2 cho thấy, diện tích trồng lúa trên Thế giới năm 2009 là
161.420.743 ha, đạt sản lượng là 678.688.289 tấn, năng suất bình quân 42,044 tạ/ha.
Châu Á là một trong những khu vực sản xuất lúa lớn nhất hiện nay ở trên thế giới,


10

chiếm gần 90% diện tích và hơn 90% về sản lượng lúa gạo (FAO, 2009). Trong đó,
diện tích và sản lượng cao tập trung vào các quốc gia sau: Thái Lan (7,9 triệu tấn),Việt
Nam (5,6 triệu tấn), Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Băngladet… Châu Á là vùng
được thiên nhiên ưu đãi như mưa nhiều và khí hậu ấm áp quanh năm, đây là điều kiện
thuận lợi cho việc trồng lúa nên nhiều quốc gia lấy việc sản xuất lúa gạo là ngành kinh
tế chiến lược của đất nước. Tuy nhiên, năng suất lúa gạo của Châu Á vẫn chưa cao,
trình độ sản xuất của một số nước còn thấp, theo phương pháp cổ truyền, sử dụng sức
người là chính. Vì vậy, năng suất lúa năm của Châu Á là 42.644 (tạ/ha), trong khi
Châu Mỹ là 52,489 (tạ/ha) (FAO, 2009).
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế, đến nay lúa vẫn là cây lương
thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Vì vậy, tổng sản lượng lúa trong

vòng 45 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2,6 lần, từ 257 triệu tấn năm 1965 lên tới 675
triệu tấn năm 2009. Cùng với đó, diện tích trồng lúa cũng tăng lên nhưng không đáng
kể, được thể hiện qua biểu đồ 1.1:
Triệu tấn

Triệu ha

750

165

700

155

650

145

600

135

550

125
00

01


02
03
Sản lượng

04

05

06

07
08
09
Diện tích

Nguồn: FAOSTAT

Biểu đồ 1.1: Tình hình sản xuất lúa của thế giới từ năm 2000 đến 2009
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
Qua biểu đồ 1.1 ta thấy, năm 2009 diện tích đất trồng lúa đang có chiều hướng
giảm là do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã dẫn
đến sản lượng lúa thế giới cũng giảm theo. Từ đó, việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lượng thực là việc làm rất
cần thiết, đồng thời phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn bảo vệ được môi trường.
Hiện nay, thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa, nhưng do điều kiện sinh thái
và điều kiện xã hội nên diện tích trồng lúa chủ yếu tập trung ở châu Á (chiếm khoảng
90%). Những nước có khả năng đã xuất khẩu gạo như: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ.…


11


Tuy nhiên, vẫn có các nước còn nạn thiếu lương thực như một số nước ở châu Phi, Mỹ
Latinh nên lương thực vẫn là vấn đề cấp bách và cần quan tâm trong những năm trước
mắt và lâu dài. Tình hình sản xuất lúa của các nước trên giới được thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa ở một số nước trên thế giới năm 2009
Chỉ tiêu

Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

Trên Thế giới

161.420.743

42.044

678.688.289

Trung Quốc

29.932.292

65.901


197.257.175

Ấn Độ

44.100.000

29.767

131.274.000

In đô nê xi a

12.883.576

49.985

64.398.890

Băng la đét

11.500.000

39.195

45.075.000

Thái Lan

1.096.126


28.698

31.462.886

Việt Nam

7.440.100

52.278

38.895.500

Philipin

4.532.300

35.889

16.266.417

Bra xin

2.887.651

43.650

12.604.782

Cô lôm bi a


543.146

54.961

2.985.217

Ê cua đo

394.813

40.003

1.579.406

Ý

238.500

62.893

1.500.000

Nhật Bản

1.624.000

65.224

10.592.500


Ma lai xi a

672.304

37.334

2.510.000

Tên nước

(Nguồn: FAO, 2011)
Số liệu tại bảng 1.3 cho thấy, tổng diện tích trồng lúa trên thế giới năm 2009
khoảng 157 triệu ha, nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ (44,00 triệu ha),
nhưng năng suất bình quân còn thấp (3,20 tấn/ha), nên sản lượng thu được chỉ xếp
hạng thứ 2 thế giới (141,13 triệu tấn). Trung Quốc là nước diện tích trồng lúa đứng thứ
2 trên thế giới nhưng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống lúa
mới vào sản xuất nên năng suất bình quân đạt khá cao (6,34 tấn/ha), sản lượng thu
được đứng đầu thế giới (187,04 triệu tấn), Việt Nam đứng thứ 7 về sản lượng và diện
tích trồng lúa. Mỹ là một trong những nước có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại,
trình độ thâm canh tiên tiến, năng suất lúa bình quân đạt rất cao (8,05 tấn/ha) nhưng do
diện tích canh tác không nhiều nên sản lượng thu được không cao (8,95 triệu tấn).
Theo dự đoán của các chuyên gia về tình hình lúa gạo thế giới cho 10 năm tới,
lúa gạo vẫn là vấn đề luôn phải được quan tâm hàng đầu. Theo Wailes và Chavez


12

(2006) nhận xét, trong vòng 10 năm tới, năng suất lúa thế giới tiếp tục tăng bình quân
trên 0,7% hằng năm, trong đó 70% tăng trưởng về sản lượng lúa thế giới sẽ từ Ấn Độ
(37%), Inđônêxia, Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Nigiêria. Tuy nhiên, do tốc độ

tăng dân số nhanh hơn nên hằng năm mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người sẽ giảm
khoảng 0,4% mỗi năm. Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ là các nước tiêu thụ gạo nhiếu
nhất thế giới và ước khoảng 50% lượng gạo tiêu thụ toàn thế giới. Giá gạo thế giới sẽ
tăng bình quân 0,3% mỗi năm và lượng gạo lưu thông cũng gia tăng trung bình 1,8%
mỗi năm. Khoảng năm 2016, lượng gạo trao đổi toàn cầu sẽ đạt 33,4 triệu tấn (17%
cao hơn mức kỷ lục năm 2002). Dù vậy, lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới
cũng chỉ chiếm khoảng 7,5% lượng gạo tiêu thụ hàng năm. Nhu cầu nhập khẩu gạo
trong 10 năm tới của các nước Châu Phi và Trung Đông dự đoán sẽ chiếu gần 42%
lượng gạo nhập khẩu trên thế giới. Nigiêria dự đoán sẽ nhập khẩu 2,4 triệu tấn vào
năm 2016. Sản xuất lúa ở Trung Đông bị trở ngại do thiếu nước nên các nước Iran,
Irắc, Ả rập xê út và Bờ Biển Ngà vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu do tăng dân số và
tăng mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người. Cũng trong khoảng thời gian này, gần
30% sản lượng gạo nhập khẩu của thế giới sẽ thuộc về các nước Châu Âu, Mêhicô,
Hàn Quốc và Philipin. [6]
1.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam được coi là cái nôi hình thành cây lúa
nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong
nền kinh tế và xã hội nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc
vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu cung cấp nguồn
lương thực chủ yếu để nuôi sống hàng chục triệu người [19].
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông nghiệp và
từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò rất quan trọng trong đời
sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi
sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế
quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển
nên lúa được trồng ở khắp mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản xuất lúa, nước
ta đã hình thành nên 2 vùng sản xuất rộng lớn đó là vùng Đồng bằng châu thổ sông
Hồng và ĐBSCL [13].
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu
ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ

(44.0 triệu ha), Trung Quốc (29.5 triệu ha), In đô nê xi a (12.3 triệu ha), Băng la đét
(11.7 triệu ha), Thái Lan (10.2 triệu ha), Myanma (8.2 triệu ha). Việt Nam có năng
suất 5,2 tấn/ha, đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), En
Sanvađo (7,9 tấn/ha),… đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực


13

châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha) và Nhật Bản (6,5 tấn/ha).
Việt Nam có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha, đứng thứ 12 thế giới
và đứng đầu 8 nước có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất
lúa. Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện đáng
kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, và bảo vệ thực vật. Việt
Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng
xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận
1275,9 tỷ USD năm 2006. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông
nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến nên họ
đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các
giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc
biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,…, kết hợp đầu
tư thâm canh cao, hợp lý [6]. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về
năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Đến nay, sản lượng lương thực của chúng ta đạt
38,9 triệu tấn và giá trị xuất khẩu gạo đạt 6.006.000 tấn, thu về 2.437 triệu USD.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua các năm
Chỉ tiêu
2000
2001

Diện tích

(triệu ha)
7,66
7,49

Năng suất
(tấn/ha)
4,24
4,29

Sản lượng
(triệu tấn)
32,5
32,1

2002

7,50

4,59

34,4

2003

7,45

4,64

34,6


2004
2005

7,44
7,33

4,83
4,88

35,6
35,8

2006

7,32

4,89

35,8

2007

7,21

4,98

35,9

2008
2009


7,41
7,44

5,22
5,23

38,7
38,9

2010

7,51

5,3

39,9

Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011)
Kết quả tại bảng 1.4 cho thấy: Từ năm 2000 đến nay, diện tích gieo trồng lúa
của Việt Năm giảm từ 7,66 triệu ha xuống còn 7,51 triệu ha, nguyên nhân là do việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện thuận
lợi về thị trường và thời tiết nên sản lượng lúa cả năm 2010 đã đạt xấp xỉ 39,9 triệu


14

tấn, đây là mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua. So với năm 2000, sản lượng lúa cả

nước năm 2010 tăng 20,7%, tương đương với mức tăng 7,4 triệu tấn.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích đất trồng
lúa hàng năm bị giảm chính là do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy vậy, năng
suất và sản lượng lúa vẫn tăng so với các năm trước, nguyên nhân chính là nhờ việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Sử dụng các giống lúa mới, kỹ
thuật bón phân hợp lý, đầu tư thâm canh tốt...
1.2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích là
5.053,99 ha, dân số theo kết quả điều tra năm 2009 là 1.087.579 người. Nền sản xuất
nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường
xảy ra hạn hán và lũ lụt, làm ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng của cây trồng.
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt.
Nếu năm 2000, Thừa Thiên Huế chỉ sản xuất đạt 136 nghìn tấn lương thực thì dự kiến
kết thúc năm 2010, toàn tỉnh đạt sản lượng 290 nghìn tấn lương thực, cao nhất từ trước
đến nay. Bước đột phá này bắt đầu từ vấn đề giống lúa. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh
Thừa Thiên Huế qua các năm được thể hiện tại bảng 1.5.
Số liệu tại bảng 1.5 cho thấy, những năm qua tình hình biến động diện tích và
năng suất Lúa tại tỉnh có chiều hướng trái ngược nhau. Cụ thể, từ năm 2000 đến năm
2008, diện tích gieo trồng lúa giảm từ 51,3 nghìn ha xuống còn 50,9 nghìn ha. Nhưng
từ năm 2009 đến nay, diện tích lúa lại có xu hướng tăng trở lại.
Năm 2000, toàn tỉnh chỉ có 12% giống lúa xác nhận đưa vào gieo cấy, đến năm
2010 tỷ lệ này tăng lên gần 92%, đưa năng xuất lúa bình quân tăng tương ứng từ 38,3
tạ/ha lên 55,6 tạ/ha. Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, hạ tầng nông nghiệp cơ bản hoàn thiện đã tạo thuận lợi trong việc triển khai thực
hiện chủ trương “Đồn điền đổi thửa” sớm được hoàn thành.

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm
Chỉ tiêu
Năm


Diện tích
(1000 ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)


15

2000

51,3

38,3

196,5

2001

51,6

39,7

204,8

2002


51,9

40,6

210,9

2003

51,7

45,6

235,8

2004

51,3

48,1

246,6

2005

50,5

46,5

235,0


2006

50,3

50,2

252,6

2007

50,3

51,6

259,6

2008

50,9

54,0

274,8

2009

53,1

53,3


282,8

2010

53,9

55,6

299,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê và báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp, 2010)
1.2.1.5. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Phú Vang
Huyện Phú Vang là một vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế
do có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng lúa. Tình hình sản xuất lúa của
huyện Phú Vang qua các năm được thể hiện tại bảng 1.6
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất lúa của huyện Phú Vang giai đoạn 2006 - 2009
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

2006


10.180

52,63

53.570

2007

10.182

53,38

54.348

2008

10.446

55,38

57.729

2009

11.527

54,17

62.439


(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phú Vang năm 2009, 6/2010)
Số liệu tại bảng 1.6 cho thấy:
- Diện tích sản xuất lúa của huyện Phú Vang tăng dần qua các năm, đặc biệt là
tăng mạnh nhất vào năm 2009.
- Năng suất có xu hướng tăng từ năm 2006 đến năm 2008, năng suất năm 2009
giảm chỉ còn 54,17 tạ/ha, thấp hơn năm 2008 những vẫn cao hơn các năm trước. Năng
suất năm 2009 giảm trong khi diện tích tăng là do điều kiện khí hậu trong năm diễn
biến phức tạp, không thuận lợi cho sản xuất lúa.


16

- Sản lượng lúa tăng dần qua các năm, từ 53570 tấn năm 2006 đã tăng lên 62439
tấn trong năm 2009.
1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, Thừa Thiên Huế và Phú Vang
1.2.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Trong những năm qua, ngành Thủy sản tại Việt Nam đã có những sự phát triển
mạnh mẽ về cả quy mô diện tích lẫn chất lượng sản phẩm, nhiều sản phẩm nuôi trồng
thủy sản là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, đóng góp quan trọng
vào GDP hàng năm của cả nước. Diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua các năm
được thể hiện tại bảng 1.7
Bảng 1.7: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua các năm
Đơn vị tính: Nghìn ha
Năm
Chỉ tiêu

2004

2005


2006

2007

2008

Sơ bộ
2009

Tổng số

920,1

952,6

976,5

1018,8

1052,
6

1044,7

Diện tích nước mặn, lợ

642,3

661,0


683,0

711,4

713,8

704,8

Nuôi cá

11,2

10,1

17,2

24,4

21,6

23,2

Nuôi tôm

598,0

528,3

612,1


633,4

629,2

623,3

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

32,7

122,2

53,4

53,3

62,7

58,0

Ươm, nuôi giống thuỷ sản

0,4

0,4

0,3

0,3


0,3

0,3

Diện tích nước ngọt

277,8

291,6

293,5

307,4

338,8

339,9

Nuôi cá

267,4

281,7

283,8

294,6

326,0


327,6

Nuôi tôm

6,4

4,9

4,6

5,4

6,9

6,6

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

1,1

1,6

1,7

2,8

2,2

2,3


Ươm, nuôi giống thuỷ sản

2,9

3,5

3,4

4,6

3,7

3,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011)
Số liệu tại bảng 1.7 cho thấy, diện tích nuôi thủy tăng đều qua từng năm. Diện
tích nước mặn, lợ năm 2004 là 642,3 nghìn ha đến năm 2009 đã là 704,8 nghìn ha,
trong đó nuôi tôm có diện tích nuôi lớn nhất (623,3 nghìn ha), chiếm 88,4% tổng diện
tích nuôi. Diện tích nuôi nước ngọt năm 2004 là 277,8 nghìn ha đến năm 2009 tăng tới
339,9 nghìn ha, trong đó nuôi cá 327,6 nghìn ha, chiếm 96,38% tổng diện tích nuôi
nước ngọt.


17

Diện tích ươm nuôi thủy sản giữa nước mặn, lợ tính đến năm 2009 là 0,3 nghìn
ha và nước ngọt là 3,4 nghìn ha. Nguyên nhân nuôi nước ngọt có diện tích lớn là do
nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ chỉ tập trung vào đối tượng nuôi tôm, còn nuôi thủy
sản nước ngọt phong phú về đối tượng nuôi nên diện tích nuôi lớn.

Bảng 1.8: Sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm

STT

Năm

Tổng số

Chia ra
Khai thác

Nuôi trồng

(Nghìn tấn)
1

2004

3142,5

1940,0

1202,5

2

2005

3465,9


1987,9

1478,0

2006

3720,5

2026,6

1693,9

2007

4197,8

2074,5

2123,3

2008

4602,0

2136,4

2465,6

Sơ bộ 2009


4847,6

2277,7

2569,9

3
4
5
6

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2011)
Qua bảng 1.8 ta thấy, sản lượng thủy sản Việt Nam tăng dần qua các năm, từ
3142,5 nghìn tấn năm 2004 lên 4847,5 nghìn tấn năm 2009, trung bình mỗi năm tăng
341 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng tăng gấp 2 lần do công nghệ nuôi không
ngừng được cải tiến để nâng cao năng suất. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1
triệu km2 nhưng sản lượng khai thác tăng chậm qua các năm vì thuyền bè đánh bắt
thủy sản còn thô sơ, chỉ tập trung đánh bắt gần bờ.
Sau 10 năm phát triển, nuôi trồng thủy sản đã khẳng định đây là ngành một
ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất thủy sản, tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào phục
vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. [17]
Năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước là 1.096.722 ha. Sản
lượng nuôi trồng thủy sản là 2.828.622 tấn. Về sản xuất giống, cơ bản đã đáp ứng
đủ nhu cầu nuôi thương phẩm, đặc biệt là giống các đối tượng nuôi chủ lực như giống
tôm nước lợ đạt 45 tỷ con, giống cá tra là 2,36 tỷ con, giống của một số loài thủy sản
kinh tế và giống cá nước ngọt truyền thống là 27,5 tỷ con. [17]
Về sản lượng, sản lượng cá tra chiếm tỷ lệ cao nhất với 1,2 triệu tấn, tôm nước
lợ là 380 nghìn tấn, cá nước ngọt truyền thống là 990 nghìn tấn... cùng nhiều loại hình
thủy vực, loại hình nuôi, loài nuôi đa dạng và phong phú. Những loại hình thủy vực



18

được đưa vào nuôi như hồ chứa, ao đầm, sông suối, kênh mương, ruộng lúa...có thể
nuôi ở các mức độ thâm canh khác nhau. Ngoài những loài nuôi truyền thống như
nhóm cá chép Trung Quốc, nhóm cá chép Ấn Độ, rô phi, cá tra...nhiều loài đặc sản
như ba ba, lươn, ếch, cá sấu, cá tầm, cá hồi...cũng đang được nuôi ở nhiều nơi. [17]
Kim ngạch xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản đạt 3,5 tỷ USD. Phát triển nuôi
trồng thủy sản đã giải quyết được 3,5 triệu việc làm cho người lao động. Ngoài ra, cơ
sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất giống tập trung từng bước được
đầu tư hoàn thiện. Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản được cải thiện. Hệ
thống các trung tâm quốc gia giống thủy sản, trung tâm giống thủy sản cấp I, trung tâm
giống thủy sản các tỉnh, các khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung được hình thành
và đưa vào sử dụng có hiệu quả. [17]
Ngày 3/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 332/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Mục tiêu chung của đề án là
phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có
hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, trở thành ngành chủ lực cung cấp
nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc
làm, tăng thêm thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói
giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển đảo tổ quốc. Mục tiêu cụ thể là,
sản lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 đạt 3,60 triệu tấn, với diện tích là 1,10
triệu ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho
khoảng 3,0 triệu lao động. Đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu
tấn, với diện tích 1,2 triệu ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5 - 5,5 tỷ đô la Mỹ,
giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người. Trong đó, sản lượng cá tra đạt khoảng
1,5 - 2 triệu tấn, tăng trung bình 4,8%/năm; tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trung
bình 5,76%/năm; nhuyễn thể đạt 400.000 tấn, tăng trung bình là 16,0%/năm; cá biển
đạt 200.000 tấn, tăng trung bình là 14,9%/năm; cá rô phi đạt 150.000 tấn, tăng trung
bình 7,9%/năm; rong tảo biển đạt 150.000 tấn, tăng trung bình 7,2%/năm; tôm càng

xanh đạt 60.000 tấn, tăng trung bình là 11,6%/năm. [17]
Để đạt được mục tiêu trên, cần hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung
ứng giống thủy sản từ Trung ương đến địa phương. Đến năm 2015, cung cấp 100%
giống cho nhu cầu nuôi, 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống sạch bệnh,
phấn đấu đến năm 2020, 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng
cao sạch bệnh. Mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có năng suất cao, công nghệ sạch và
bảo vệ môi trường. Đến năm 2015, 100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối tượng chủ lực
đạt tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển nhanh
ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, vật tư thiết bị phục vụ nuôi
trồng thủy sản, gắn kết với xây dựng các vùng nuôi thủy sản nguyên liệu, đồng thời
đảm bảo các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Tổ chức tốt việc thực


19

hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản
xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi
trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đến năm 2012, hoàn thiện quy hoạch phát triển
nuôi trồng thủy sản toàn quốc, quy hoạch nuôi một số đối tượng nuôi chủ lực và quy
hoạch chi tiết ở các địa phương. [17]
1.2.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là vùng ven biển ở miền Trung Việt Nam, với bờ biển dài 126
km. Phá Tam Giang - Cầu Hai được xem là một trong những đầm phá lớn nhất Đông
Nam Á. Phá Tam Giang chạy dọc theo 5 huyện ven biển (với chiều dài khoảng 60 km)
gồm 33 xã, 86 thôn với tổng diện tích là 220.000 ha. Khu vực này là nguồn lực chính
cho 350.000 người dân (khoảng 1/3 dân số của tỉnh) tiến hành nhiều hoạt động kinh tế
khác nhau như khai thác nguồn thủy sinh tự nhiên, nuôi trồng thủy sản, du lịch (Sở
Thủy sản Thừa Thiên Huế, 2002).
Bảng 1.9: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm
Chỉ tiêu

2000

Diện tích mặt nước
(nghìn ha)
0,9

Sản lượng
(tấn)
12744

2001

1,1

13266

2002

1,2

14444

2003

1,6

15995

2004


1,9

17575

2005

2,2

18308

2006

2,4

19620

2007

2,5

20709

2008

2,5

21551

2009


2,9

23712

Năm

(Nguồn: Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2010)
Số liệu tại bảng 1.9 cho thấy, diện tích mặt nước của nuôi trồng thủy sản của toàn
tỉnh từ năm 2000 đến năm 2009 tăng dần từ 0,9 nghìn ha năm 2000 lên 2,9 nghìn ha
năm 2009 và sản lượng tăng từ 12744 tấn năm 2000 lên 23712 nghìn tấn năm 2009.
Nguyên nhân là do tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách và chú trọng đầu tư để
phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở trên địa bàn tỉnh nhà. Tuy nhiên, sản lượng thủy
sản của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của
địa phương. Vì vậy, mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là không ngừng nâng cao sản
lượng để ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển, pháp huy lợi
thế của vùng.


20

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến giữa tháng 3 năm
2011, tình hình nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn tỉnh có những kết quả như
sau: diện tích cải tạo ao hồ là 1058,3 ha, trong đó có nhiều huyện có diện tích ao hồ cải
tạo trên 400 ha để chuẩn bị cho vụ nuôi như Phú Lộc (412 ha) và Phú Vang (498 ha).
Diện tích đã đưa vào nuôi thả gồm 120,8 ha nuôi chuyên tôm và 1160 ha nuôi
xen ghép (nuôi hạ triều là 625,9 ha và nuôi chắn sáo là 534,2 ha) với 140,13 triệu tôm
giống các loại và 1,89 triệu cá giống. Về nuôi cá nước ngọt, diện tích thả nuôi chuyên
cá là 840,22 ha, nuôi cá - lúa là 193,2 ha và 713 lồng cá với tổng lượng giống đã thả là
19,015 triệu con.
Như vậy, diện tích đã cải tạo cũng như đã đưa vào nuôi trồng đến tháng 3 năm

2011 còn đạt thấp so với kế hoạch của tỉnh (kế hoạch nuôi là 4132,8 ha thủy sản nước
lợ và 1976,2 ha nước ngọt). Nguyên nhân là do người dân chưa mạnh dạn đầu tư vì
thua lỗ của các năm trước, đặc biệt là năm 2010 do dịch bệnh gây ra. Bên cạnh đó,
điều kiện thời tiết ở thời điểm trên có những đợt lạnh bất thường nên đã hạn chế tiến
độ thả nuôi của nông hộ. Mặt khác, quan điểm chỉ đạo của ngành là đầu tư nhiều hơn
về nuôi xen ghép để tránh bớt những rủi ro có thể xảy ra nên cũng ảnh hưởng đến kế
hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong năm 2011.
Về tình hình sản xuất giống, trên địa bàn hiện có 7 trại sản xuất tôm sú, 01 trại ốc
hương và 01 trại sản xuất giống cua. Đến tháng 3 năm 2011, trên địa bàn tỉnh đã tiêu
thụ 18,8 triệu tôm giống và 8 triệu con đang được ươm nuôi, so với diện tích nuôi
trồng thì số lượng con giống nêu trên chưa đáp ứng được nhu cầu. [44]
Nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế, qua thực tiễn của
phong trào nuôi tôm, cá các loại trên địa bàn, Thừa Thiên Huế xem mô hình nuôi trồng
thủy sản dựa vào cộng đồng là một lợi thế trong phát triển ngành thủy sản.
Năm 2011, tỉnh thành lập thêm 4 khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng với
tổng diện tích hơn 200 hecta. Tại các khu bảo vệ thủy sản, ngành chuyên trách tăng
cường công tác quản lý nguồn giống, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai. Tại khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, xã Vinh Phú, người dân
tham gia cùng chính quyền và ngành chuyên trách nhăn chặn việc đánh bắt mang tính
hủy diệt như nghề giã cào, nò sáo, nghề lừ và đánh bắt dùng xung điện...
Ngư dân khi được giao quản lý mặt nước, họ có ý thức hơn trong việc kết hợp
giữa đánh bắt và bảo vệ môi trường. Mô hình tự quản đã phát huy tính tích cực của
cộng đồng trong sản xuất, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, hải sản,
nhất là đối tượng tôm sú. Điều này thấy rất rõ khi các địa phương quan tâm đầu tư, liên
kết trong xây dựng hạ tầng, xử lý nước thải của các ao nuôi, tránh tình trạng mạnh ai
nấy làm, ảnh hưởng đến môi trường chung. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao nhận thức của người tham gia khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy


21


sản theo hướng bền vững. Nét mới trong ngư dân là không chỉ khai thác nguồn lợi mà
còn tham gia vào dự án sinh kế thủy sản bằng cách thả cá giống nước ngọt, tôm giống
xuống đầm phá và sông ngòi nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. [38]
1.2.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Phú Vang
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá, nằm về phía Đông Bắc của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một huyện có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản của tỉnh, có bờ biển dài trên 35 km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá
như: đầm Sam, đầm Chuồng, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, nằm
trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là
tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản có vai
trò đặc biệt quan trọng và đã được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế
so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Vang qua các năm được thể hiện
tại bảng 1.10.
Trong những năm vừa qua, tình hình nuôi trồng thủy sản huyện Phú Vang đã
phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng. Số liệu tại bảng 1.10 cho thấy, diện tích
nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2010 là 2160,3 ha, tăng 240,3 ha so với năm 2005.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Phú Vang năm 2005 là 2035 tấn, năm 2010
là 2139,5 tấn, tăng 104,5 tấn so với năm 2005. Trong những năm gần đây, đặc biệt là
năm 2010, tình hình nuôi trồng thủy sản đã gặp nhiều khó khăn, do tình hình ô nhiễm
môi trường và dịch bệnh trên các đối tượng nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn
về kinh tế cho các hộ nuôi.

Bảng 1.10: Tình hình nuôi trồng thủy sản của Phú Vang qua các năm
Chỉ tiêu
Diện tích NTTS
Nuôi nước lợ
Diện tích nuôi tôm
Diện tích xen ghép

Nuôi nước ngọt

ĐVT
Ha
Ha
Ha
Ha
Ha

Năm
2007
2008

2005

2006

2009

1920
1795
1438
357
125

2038,4 1957,2 2172,5 2125,7
1874,1 1779,9 1979,6 1934,2
1116,3 1160,0 1058,0 796,3
757,8 619,9 921,6 1137,9
164,3 177,3 192,9 191,5


2010
2160,3
1953,6
817,3
1136,3
206,7


22

Sản lượng NTTS

Tấn

2035

2576,6 3310,0 3436,0 3171,8

2139,5

Tôm các loại
Cua cá nước lợ

Tấn
Tấn

1541
259


1919,6 1827,0 1988,0 1815,0
377,0 460,0 522,3 603,0

584,8
634,3

Cá nước ngọt

Tấn

235

280,0

458,0

405,7

424,8

475,4

Rong câu

Tấn

-

-


565,0

520,0

329,0

445,0

(Nguồn: Đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản huyện Phú Vang các năm và năm
2010, kế hoạch và giải pháp năm 2011)
Trong giai đoạn 2005 – 2010, dịch bệnh chủ yếu xảy ra trên diện tích nuôi
chuyên tôm, tỷ lệ dịch bệnh trung bình hàng năm chiếm 16,2% diện tích nuôi. Đặc
biệt, tỷ lệ dịch bệnh trong năm 2010 chiếm 54%, làm thiệt hại kinh tế cho người dân,
nông hộ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, ảnh hưởng đến phong trào nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn huyện. Nguyên nhân chính là do người nuôi phát triển diện tích
nuôi trồng ồ ạt, thả nuôi với mật độ cao. Công tác kiểm tra, kiểm soát giống ngoại tỉnh
nhập vào chưa chặt chẽ; ao nuôi tích tụ nhiều chất thải do trải qua sản xuất nhiều năm
nên ngày càng ô nhiễm; ý thức một số người dân đang có tư tưởng “thả nuôi được ăn,
mất bỏ” nên không quan tâm đến việc thả nuôi đúng qui trình, khi tôm bị bệnh không
chịu xử lý. Mặt khác, các cơ quan chức năng xử lý các hộ vi phạm còn thiếu cương
quyết nên dịch bệnh dễ dàng lây lan ra diện rộng. Tình hình dịch bệnh trên tôm qua
các năm được thể hiện tại bảng 1.11


23

Bảng 1.11: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi trong giai đoạn 2005 - 2010

STT


Năm

Diện tích
nuôi chuyên tôm

Diện tích
bị dịch bệnh

Tỷ lệ bị

(ha)

(ha)

dịch bệnh
(%)

1

2005

1793,19

213,00

11,88

2

2006


1116,30

46,04

4,12

3

2007

1159,96

138,83

11,97

4

2008

1058,02

72,12

6,82

5

2009


796,27

67,50

8,48

6

2010

817,26

441,68

54,04

(Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Phú
Vang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020)
Dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ngày càng phức tạp, xuất hiện bệnh mới (bệnh
Đầu vàng do virus gây ra), thời tiết thay đổi thất thường nên công tác dự báo môi
trường, khuyến cáo kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn và chưa kịp
thời. Ngoài dịch bệnh trên tôm sú, tôm chân trắng nuôi trên vùng cát ven biển cũng có
hiện tượng xảy ra dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi trong năm 2010. [22]
Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng bùng phát mạnh, năm 2005
Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển giao mô hình nuôi xen ghép
nhiều đối tượng tôm, cua, cá nước lợ, rong câu cho bà con ngư dân. Diện tích nuôi xen
ghép đã tăng nhanh từ 357 ha năm 2005 lên 1136,3 ha năm 2010, tăng 779,3 ha. Đến
nay, hiệu quả sản xuất trên những diện tích chuyển đổi sang nuôi xen ghép nhiều đối
tượng tôm, cua, cá,…vẫn đảm bảo. Mặc dù sản lượng thu hoạch không cao bằng nuôi

chuyên tôm nhưng đầu tư vốn ít, dịch bệnh ít xảy ra, duy trì được sản lượng đảm bảo
đời sống cho bà con ngư dân. Đây là cơ sở thực tiễn để tiếp tục nhân rộng diện tích
nuôi xen ghép, giảm dần diện tích nuôi chuyên tôm, hạn chế dịch bệnh. [25]
Năm 2010, huyện đã đầu tư xây dựng kênh thoát nước cho các ao nuôi trồng
thủy sản, nâng cấp đê bao, xây dựng hồ xử lý nước thải. Huyện đã phát triển các Chi
hội nghề cá, tổ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, thông qua các tổ chức này, huyện làm
thay đổi nhận thức của người dân, người dân ý thức hơn trong sản xuất, nuôi trồng
mang tính khoa học, thân thiện với môi trường. Những thất bại của kế hoạch nuôi đa
canh giúp Phú Vang có bài học để chuyển sang hình thức kết hợp, gối vụ. Nuôi cá rô


24

phi, cá kình, chẽm, nâu, cá dìa... là hình thức nuôi trồng đa dạng đem lại hiệu quả được
người dân hưởng ứng và nhân rộng phong trào. [38]
Việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phú Vang gặp những thuận lợi và
khó khăn nhất định.
 Về thuận lợi:
Được sự lãnh chỉ đạo của Thường vụ huyện uỷ, Thường trực HĐND và sự hỗ
trợ của các ban ngành cấp Tỉnh, UBND Huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và
PTNT phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc ngành thuỷ sản, chính quyền địa
phương thực hiện nuôi trồng theo lịch thời vụ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm dịch nguồn giống, cải tạo ao hồ, tổ chức, chỉ đạo các vùng
nuôi theo quy chế nuôi trồng thủy sản.
Trình độ ngư dân từng bước được nâng lên về khả năng ứng dung khoa học kỹ
thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, từng bước sản xuất theo hướng
bền vững, nhiều hộ đã ý thức được việc chuyển đổi sang hình thức nuôi xen ghép
nhiều đối tương như: tôm, cua, cá , rong câu...đã hạn chế được ô nhiểm và dịch bệnh,
sản xuất có hiệu quả.
Đội ngũ khuyến ngư viên cơ sở kết hợp với thú y cơ sở đã đi vào hoạt động,

góp phần nắm bắt, quản lý kịp thời tình hình nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
Hàng tuần có thông báo tình hình quan trắc môi trường của ngành thuỷ sản trên
truyền hình đã giúp cho ngư dân theo dõi các yếu tố môi trường đầm phá và thời tiết,
thuận lợi trong quản lý ao nuôi.
 Về khó khăn:
Khâu kiểm tra chất lượng giống nuôi một số thời điểm còn chậm và không có
hiệu quả, nguồn giống thiếu, một số trại sản xuất trên địa bàn không đầu tư sản xuất do
giá các mặt hàng thủy sản tại một số thời điểm xuống thấp.
Điều kiện thời tiết có nhiều biến động, nắng nóng xen kẽ các đợt mưa làm cho
môi trường ao nuôi biến đổi lớn về biên độ các yếu tố môi trường (như nhiệt độ, pH)
nên dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra đồng loạt ở các địa phương. Tình hình dịch
bệnh trong nuôi trồng thủy sản diễn biến phức tạp, nhiều bệnh mới xuất hiện và bùng
phát mạnh thành dịch (bệnh đầu vàng trên tôm nuôi), gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngư dân.
Tình hình môi trường của đầm phá có những biến đổi nhất định do 2 đầu cửa
biển bị cạn, thu hẹp nguồn nước của các sông ngòi đổ vào đầm phá, biên độ thủy triều
trong đầm phá quá thấp, cống Thảo Long đóng cửa ngăn nước ngọt từ sông Hương đổ


25

vào đầm phá nên độ mặn trong đầm phá tăng cao, khả năng trao đổi nước bị hạn chế
(gần như không lưu thông), dẫn đến môi trường đầm phá ngày càng ô nhiễm. [23]
1.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến diện tích và môi
trường đất trồng lúa
1.3.1. Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến diện tích đất trồng lúa tại Việt Nam
Qua tổng hợp báo cáo về hiện trạng đất lúa của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất lúa cả nước đến năm 2010
là gần 4,1 triệu ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi
trường dự kiến phân bổ quy hoạch đến năm 2020, đất lúa sử dụng cho sản xuất lúa gạo

đảm bảo an ninh lương thực quốc qua cả trước mắt và lâu dài là 3,81 triệu ha, trong đó
3,22 triệu ha đất lúa 2 vụ trở lên có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. Dự kiến đất lúa mất
đi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2010 là 5700 ha và đến năm 2030 là
19900 ha. Quy hoạch đất lúa trên sẽ được phân bổ cho từng vùng: Trung du miền núi
Bắc bộ; đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ; duyên hải Nam Trung bộ; Tây Nguyên;
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số này, quy hoạch đất lúa cho
vùng đồng bằng sông Cửu Long cần giữ đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 là lớn
nhất, đạt hơn 1,83 triệu ha.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong
giai đoạn 2000 - 2010, tuy chưa có quy hoạch sử dụng đất lúa riêng nhưng quy hoạch
sử dụng đất lúa đã được coi trọng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung cả
nước và các địa phương. Từ năm 2000 đến nay, dù đất lúa giảm nhưng chất lượng đất
được cải thiện, hệ số sử dụng đất lúa tăng do có sự đầu tư phát triển thủy lợi và khoa
học công nghệ, nhất là giống lúa, nên năng suất tăng bình quân 2,45%/năm. Việc
chuyển đổi đất lúa 1 vụ, năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản, trồng các
cây công nghiệp, cây ăn quả đã có hiệu quả thiết thực. Giá trị sản lượng 1 ha nuôi
trồng thủy sản thường cao gấp 4 – 7 lần vụ lúa; tương tự với cây công nghiệp, cây ăn
quả cũng cao hơn 2 - 3 lần đất lúa 1 vụ.
Bộ NN-PTNT cho biết tổng diện tích đất trồng lúa trong cả nước năm 1995 có
hơn 4,3 triệu ha. Nhưng từ năm 2000 đến nay, hàng năm diện tích đất lúa giảm 1%.
Giảm mạnh nhất là giai đoạn 2000 - 2005, hơn 302 ngàn ha. Từ năm 2005 đến nay,
diện tích đất lúa tiếp tục giảm khoảng 60 ngàn ha nữa. Diện tích đất lúa chuyển đổi
sang nuôi trồng thủy sản chiếm nhiều nhất với 220 ngàn ha, tiếp là đất phi nông nghiệp
với 105 ngàn ha.
Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp (chủ yếu là đất lúa kém hiệu
quả) được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh thuộc khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT),
chỉ trong vòng 4 năm (2001 - 2004) các tỉnh ĐBSCL đã chuyển được gần 320000 ha



×