Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ SỰ THAM GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.5 KB, 17 trang )

HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ SỰ THAM GIA

Tháng 6 năm 2013

1


Giới thiệu
Dự án Thích ứng với BĐKH và Bảo hiểm Nông nghiệp là sáng kiến của Tổ chức Phát triển
Hà Lan SNV và Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nghệ An, do Chính phủ Đức (Bộ Môi
trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân) tài trợ, nhằm hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn
thương giảm đói nghèo thông qua nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH. Dự án được thực hiện
ở 5 xã Nghi Yên, Nghi Thái, Nghi Văn, Nghi Lâm và Nghi Công Nam của huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An, tập trung vào 3 hợp phần:
1) Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH, bao gồm sinh kế bền vững, quản lý bảo vệ
rừng và lập kế hoạch sử dụng đất;
2) Phát triển và thí điểm mô hình bảo hiểm nông nghiệp;
3) Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng năng lực về lập kế hoạch và ứng phó với
BĐKH; và vận động chính sách.
Đánh giá rủi ro liên quan đến BĐKH có sự tham gia là một trong những hoạt động của
Hợp phần Nâng cao năng lực. Hoạt động này sẽ được Tổ công tác của các xã là những cán bộ
nòng cốt từ các Ban ngành, Tổ chức Xã hội và đại diện các thôn tổ chức thực hiện tại cộng đồng.
Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng, vừa nâng cao năng lực cho Tổ công tác, vừa là cơ sở cho
việc xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH của người dân, của chính quyền địa phương. Đây
cũng là một hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua việc người dân và các ban
ngành tham gia đánh giá, tìm hiểu về BĐKH, các hiểm họa, các tác động đối với cộng đồng, và
cùng phân tích, đánh giá tình trạng thực tế của thôn xóm mình trước những hiểm họa đó để tìm
ra giải pháp phù hợp điều chỉnh sản xuất, cuộc sống giảm thiểu rủi ro và thích ứng với BĐKH.
Cuốn Sổ tay hướng dẫn này dành cho Tổ công tác của các xã vùng dự án nắm rõ quy trình,


nội dung và phương pháp đánh Rủi ro liên quan đến BĐKH có sự tham gia. Cuốn Sổ tay có thể
được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng như tài liệu tham khảo trong các hoạt động truyển thông,
nâng cao nhận thức về BĐKH theo cách tiếp cận có sự tham gia - người dân là chủ thể của kiến
thức với mục tiêu:

“Vì một cộng đồng an toàn và phát triển bền vững, thích ứng với Biến đổi khí hậu”.

2


I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ SỰ THAM
GIA
1.1. Khái niệm Đánh giá Rủi ro có sự tham gia
Là quá trình cộng đồng (người dân và ban ngành) cùng thảo luận, rà soát, phân tích và hiểu
rõ những vấn đề, những rủi ro mà cộng đồng đang đối mặt thông qua việc đánh giá:
 Hiểm họa, nguy cơ của thiên tai, những thay đổi về thời tiết, khí hậu tác động đến đời
sống kinh tế xã hội của cộng đồng;
 Những điểm yếu, thiếu, điểm bất lợi của cộng đồng trước các hiểm họa trên;
 Khả năng, nguồn lực, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng sẵn có tại cộng đồng giúp họ
chủ động trong việc phòng ngừa ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH;
 Đưa ra sáng kiến, bàn bạc và tìm giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro đưa vào kế
hoạch thích ứng với BĐKH của xã mình.
1.2. Mục đích của việc Đánh giá Rủi ro có sự tham gia
Giúp cộng đồng và các ban ngành:
 Xác định được những hiểm họa tiềm ẩn, những nguồn lực và mặt mạnh, yếu của cộng
đồng, những vùng, nhóm đối tượng dễ bị tác động do BĐKH (ai và ngành, khu vực nào?
dễ bị tổn thương do cái gì, như thế nào, khi nào và vì sao?);
 Nhận biết được tình trạng dễ bị tổn thương (những điểm yếu, thiếu và bất lợi) của cộng
đồng làm tăng nguy cơ gặp rủi ro và những nguyên nhân dẫn đến TTDBTT để tìm giải

pháp phù hợp nhằm giảm thiểu TTDBTT và tăng khả năng thích ứng;
 Kết quả đánh giá sẽ là nguồn thông tin đầu vào cho việc lập kế hoạch thích ứng với
BĐKH lồng ghép với các chương trình phát triển của cộng đồng. Tạo nên sự đồng thuận
giữa người dân và chính quyền trong quá trình lập kế hoạch của địa phương;
 Nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng.
1.3. Nguyên tắc và yêu cầu của việc Đánh giá Rủi ro có sự tham gia
 Coi người dân là chuyên gia BĐKH: cùng chia sẽ, phân tích, học hỏi lẫn nhau để hiểu về
những tác động của BĐKH và những rủi ro mà cộng đồng gặp phải thông qua việc thảo
luận ở các cuộc họp đánh giá và thẩm định thông tin tại cộng đồng;
 Thành phần người dân tham gia cần đa dạng về giới, tuổi, mức sống, ngành nghề, tôn
giáo và địa vị xã hội. Huy động được sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương trong
cộng đồng (trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ …);
 Hướng dẫn viên là người gợi mở chủ đề, khích lệ thảo luận và đưa ra một số hướng dẫn
để người dân tham gia thảo luận, đánh giá, phân tích và đúc kết (mọi ý kiến đều được tôn
trọng).
 Yêu cầu của việc Đánh giá Rủi ro là gắn phát triển với giảm rủi ro do tác động của
BĐKH gây ra. Đánh giá Rủi ro gắn với lập kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của địa
phương.

3


1.4. Kết quả mong đợi từ việc Đánh giá Rủi








Kết quả Đánh giá Rủi ro sẽ là đầu vào cho việc lập kế hoạch thích ứng với BĐKH và
giúp cho việc lập kế hoạch Phát triển KH-XH của địa phương lồng ghép với giảm thiểu
rủi ro liên quan đến BĐKH. Cộng đồng (đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương nhất
trong cộng đồng) tham gia vào quá trình đánh giá và phản hồi thông tin sẽ mang lại kết
quả sau:
Cộng đồng hiểu được những loại hình thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan và những
thay đổi của thời tiết khí hậu gây tác động đến các lĩnh vực đời sống kinh kế, xã hội của
cộng đồng nhiều nhât;
Cộng đồng nâng cao được năng lực, hiểu biết và nhận thức về những rủi ro tiềm ẩn mà họ
phải đối mặt và quyết định những rủi ro liên quan đến các loại hiểm họa theo mức độ
nghiêm trọng mà cộng đồng cần quan tâm giảm thiểu;
Cộng đồng biết rõ hơn những nguồn lực, mặt mạnh, mặt yếu của cộng đồng;
Cộng đồng có cơ hội cùng thảo luận, chia sẽ kinh nghiệm để tìm ra được những biện
pháp phù hợp nhằm tăng khả năng thích ứng, giảm thiểu tình trạng DBTT và rủi ro;
Kết quả đánh giá và gải pháp đề xuất của cộng đồng là cơ sở cho việc lập kế hoạch của
địa phương. Chính quyền địa phương có thể sử dụng kết quả đánh giá để kêu gọi hỗ trợ,
đầu tư từ huyện/tỉnh/trung ương và các chương trình dự án của các tổ chức bên ngoài
(doanh nghiệp tư nhân, Tổ chức Phi Chính Phủ địa phương, Quốc Tế…)

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI ĐIỂM VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN
QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ SỰ THAM GIA
2.1. Ai tham gia và tổ chức thực hiện đánh giá?
 Người dân địa phương là chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá;
 Xã thành lập Tổ công tác của xã để tổ chức thực hiện đánh giá tại xã/thôn. Tổ công tác
gồm cán bộ chủ chốt là đại diện của các ban ngành (lãnh đạo xã, các ban ngành, các đoàn
thể, các trưởng phó thôn, thành viên nhóm truyền thông và cán bộ tham gia lập kế hoạch
PTKTXH của xã).
2.2. Đánh giá Rủi ro được thực nhiện khi nào?
 Trước mùa thiên tai để xây dựng kế hoạch phòng chống Lụt Bão;
 Trước khi lập kế hoạch thích ứng với BĐKH, kế hoạch phát triển KT-XH của xã hoặc

xây dựng dự án, đề xuất dự án sản xuất, kinh doanh…;
 Hàng năm khi cần rà soát, điều chỉnh kế hoạch, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
2.3. Các bước thực hiện:
Bước 1: Công tác chuẩn bị:




Thành lập Tổ công tác (thành phần và số lượng cán bộ tham gia) và cử trưởng, phó
nhóm (người có khả năng và kinh nghiệm);
Thống nhất công cụ, bảng biểu tổng hợp thông tin và phân công trách nhiệm cho
thành viên của Tổ công tác;
Lên kế hoạch thực hiện tại thôn/xóm và thông báo kế hoạch với các thôn/xóm để phối
hợp thực hiện.

4


Bước 2: Thực hiện đánh giá rủi ro




Đánh giá Hiểm họa và rủi ro
Đánh giá Tình trạng Dễ bị tổn thương và Khả năng/nguồn lực của cộng đồng.
Đề xuất giải pháp và các hoạt động thích ứng cụ thể phù hợp;

Bước 3: Tổng hợp thông tin và kết quả đánh giá rủi ro
Bước 4: Xây dựng Báo cáo kết quả Đánh giá Rủi ro của xã

Bước 5: Tham vấn Báo cáo với cộng đồng để hoàn thiện báo cáo cuối cùng

III. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO
3.1. Đánh giá hiểm họa và xu hướng biến đổi khí hậu
Hiểm họa: gồm các loại hình hiểm họa tự nhiên gồm những thiên tai như: Áp thấp nhiệt đới,
bão, lũ lụt, lũ quét, lốc xoáy, sét (xảy ra đột ngột) và những hiện tượng thời tiết xảy ra từ từ như
hạn hán, rét với những xu hướng thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa… đã và có thể gây thiệt hại và
tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân và môi trường của cộng đồng.
Những hiểm họa đó khi đã xảy ra và gây thiệt hại thì gọi là thảm họa.
Đánh giá hiểm họa là quá trình:


Xác định và phân tích những hiểm họa có nguy cơ đe doạ đến cộng đồng và
những rủi ro (Ví dụ: hiểm họa chính là lũ lụt và hiểm họa kéo theo/rui ro là chết
người, trôi nhà, ngập úng kéo dài, ô nhiễm môi trường…).



Xác định tần suất xuất hiện, mức độ thường xuyên, phạm vi tác động (toàn xã hay
tập trung vùng nào, thôn và cum thôn nào, thời gian và khả năng mà các loại hiểm
họa có thể xảy ra (tháng nào, thời điểm nào trong năm);



Phân tích đặc điểm của những hiểm họa tiềm ẩn (xu hướng thay đổi, hiện tượng
thời tiết bất thường chú ý đến nhiệt độ, lượng mưa...).



Xác định những tác động mà các thảm họa đã xảy ra đối với đời sống, kinh tế của

địa phương (sản xuất, sinh hoạt, môi trường, dịch bênh, sức khỏe...)



Tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó khắc phục của cộng đồng/địa phương.

Khi đánh giá Hiểm họa cần chú ý đến:


Thời gian thường xảy trong năm (tháng bắt đầu và tháng kết thúc).



Tần suất (mức độ thường xuyên, số lần trong năn). Hiểm họa đó xảy ra theo mùa,
hàng năm hay theo chu kỳ một năm hai lần hay cứ mười năm một lần;



Đặc điểm và xu hướng.

3.2. Đánh giá rủi ro theo các lĩnh vực kinh tế xã hội
Đánh giá rủi ro theo các lĩnh vực kinh tế xã hội là xác định những rủi ro mà cộng đồng phải đối
mặt theo 5 nhóm nội dung.

5


3.2.1

Điều kiện sống cơ bản

Y tế:
Trạm Y tế, cán bộ Y tế (bác sỹ, y sỹ, cán bộ y tế thôn bản)
Dịch vụ Y tế (chương trình tiêm chủng cho trẻ em, khám bệnh định kỳ...)
Tình hình sức khỏe, dinh dưỡng
Giáo dục:
• Trường học các cấp và thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường (trường xây
kiên cố hay trường tạm, khoảng cách đi học của học sinh, Số giáo viên…)
• Tỷ lệ học sinh đến trường, tỷ lệ bỏ học (lý do bỏ học hoặc không đi học)
Điện, Nước sạch:
• Cơ sở hạ tầng về điện
• Nguồn nước cho sinh hoạt (nước máy, giếng hay từ nguồn nước tự nhiên như ao,
hồ, kênh mương...)
• Chất lượng nước (đảm bảo vệ sinh hay bị ô nhiễm, dùng nước qua sơ lọc hay
không lọc...)
• Khối lượng nước đủ dùng cho các mùa trong năm hay thiếu (đặc biệt mùa nắng
hạn, mùa lụt bão)
• Kinh nghiệm dự trử nước sinh hoạt cho mùa thiên tai.
Giao thông : Điều kiện đi lại (hệ thông đường giao thông, cầu cống…)




3.2.2. Sinh kế















Xác định: Hoạt động kiếm sống/sinh kế và nguồn thu nhập chính (nông nghiệp, ngư
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp, dịch vụ, lao động phổ thông...).
Tổ chức sản xuất (Hợp tác xã, tư nhân, hộ gia đình, trang trại...)
Sản lượng, mùa vụ
Nguồn thu nhập ngoài sản xuất của các nhóm khác nhau trong cộng đồng (nghèo, cận
nghèo, khá, giàu).
Cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi, đường, chợ
Nguồn nhân lực, tài nguyên (đất, nước, rừng, biển...)
Chương trình tín dụng, vay vốn từ ngân hàng hay từ nguồn cá nhân tại CĐ
Dịch vụ cho sinh kế (giống, phân bón, cung cấp nước tưới tiêu, làm đất, thu hoạch, bảo
quản sau thu hoạch, bao tiêu....)
Tác động của thiên tai đến các hoạt động sinh kế
Những chuyển đổi về sinh kế do tác động của thiên tai (thành công, thất bại và nguyên
nhân)
Kiến thức, tập quán và kinh nghiệm sản xuất
Chuyển đổi sử dụng đất vì tác động của thiên tai, thời tiết...
An ninh lương thực

3.2.3. An toàn cộng đồng






An ninh lương thực (kinh tế gia đình, nguồn thu nhập, khả năng dự trữ lương thực cho
mùa thiên tai).
Tổ chức phòng chống lụt bão, mạng lưới tổ chức xã hội
Đội ngũ tình nguyện vên, đội sơ cấp cứu;
Hệ thống cảnh báo/thông tin liên lạc/phương tiện ứng cứu khẩn cấp;

6





Cở sở hạ tầng an toàn cho vùng DBTT (nhà trú ẩn an toàn cho cộng đồng, hệ thống hạ
tầng bảo vệ chống sạt lở, âu thuyền...).
Kinh nghiệm, kiến thức, ý thức phòng ngừa thảm họa.

3.2.4. Sức khỏe, vệ sinh môi trường









Tình trạng sức khỏe của các nhóm thành viên trong cộng đồng (tuổi lao động, đi học, già,
khuyết tật...);
Bệnh phổ biến và dịch bệnh liên quan đến thiên tai thường gặp ở địa phương (chú ý bệnh

phụ nữ, trẻ em, người già...), bệnh mới xuất hiện do thời tiết thay đổi nhiệt độ tăng, bão,
lũ lụt tăng và kéo dài...);
Kinh nghiệm phòng và trị bệnh của người dân (phương pháp cổ truyền, thầy lang ở vùng
sâu vùng xa...);
Kinh nghiệm, Ý thức và kiến thức bảo vệ sức khỏe và phòng chữa bệnh của cộng đồng;
Tình trạng vệ sinh (sạch hay bị ô nhiễm? lý do?). Chăn nuôi sản xuất tác động đến môi
trường như thế nào?;
Số hộ có và không có nhà vệ sinh (loại nhà vệ sinh phổ biến..)
Điều kiện thu gom rác thải (có nơi gom rác của cộng đồng hay không? Ý thức chấp hành
của người dân?). Hệ thống cống thoát;
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

3.2.5. Tổ chức xã hội và chính quyền


Chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với phòng ngừa ứng phó thiên tai và thích ứng
với BĐKH;



Điều hành phân bố nguồn lực, ngân sách cho các tổ chức dân sự, các hoạt động giảm rủi
ro cho nhóm DBTT;



Việc lập kế hoạch/quy hoạch. Việc tổ chức, quản lý thực hiện kế hoạch;



Việc phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức xã hội trong việc ứng phó và phòng ngừa

thảm họa.

3.3. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Tình trạng dễ bị tổn thương: là những điểm yếu, điểm thiếu và điểm bất lợi của cộng đồng
làm cho mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trở nên nguy hiểm hơn và dễ bị thiệt hại hơn.
Đánh giá TTDBTT là quá trình:




Cộng đồng tự xác định những yếu tố dẫn đến tình trạng dễ gặp rủi ro, thiệt hại, mất
mát khi có thảm họa xảy ra;
Phân tích những nguyên nhân sâu xa của tình trang dễ bị tổn thươn (thực trạng về
điểm yếu, thiếu và bất lợi của cộng đồng);
Quá trình đánh giá cần chú trọng đến tình trạng dễ bị tổn thương giửa các đối tượng
khác nhau trong cộng đồng như: nam giới, phụ nữ, trẻ em hay các đối tượng giàu,
nghèo, trẻ, già...

Đánh giá TTDBTT cũng thực hiện theo 5 lĩnh vực:

7


(i) Điều kiện sống cơ bản
- Y tế, Giáo dục
Đánh giá có thể quy về nội dung:
- Nước sạch, vệ sinh, đi lại
1. Vật chất
(ii) Sinh kế
2. Tổ chức

(iii) An toàn cộng đồng
3. Kiến thức, kỹ năng và Ý thức
(iv) Sức khỏe, Vệ sinh, Môi trường
(v) Tổ chức xã hội/Chính quyền:
- Cơ chế phòng ngừa ứng phó thiên tai và thích ứng với BĐKH
- Cơ chế lập kế hoạch (phương pháp có sự tham gia của cộng đồng);
- Điều phối và phối hợp thực hiện lồng ghép giảm thiểu rủi ro thảm họa và Kế
hoạch thích ứng với BĐKH vào Kế hoạch phát triển của cộng đồng.

 Dễ bị tổn thương về vật chất
• Dân cư, nhà ở, đất canh tác, hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm y
tế...)
• Phương tiện phục vụ cho sản xuất (vật tư nông ngư nghiệp, nông ngư
cụ, vốn, giống cây trồng, vật nuôi, công cụ sản xuất hàng thủ công...)
• An ninh lương thực (lương thực không đảm bảo). Thiếu các dịch vụ cơ
bản như: giáo dục, y tế, nước sinh họat, điện và hệ thống thông tin liên
lạc.
 Dễ bị tổn thương về mặt xã hội / tổ chức
• Mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng lỏng lẻo.
• Thiếu bình đẳng trong việc tham gia vào các công việc của cộng đồng.
• Thói quen tập tục còn lạc hậu (do vì người dân ít có cơ hội tham gia
vào các họat động của cộng đồng). Thiếu các tổ chức, đoàn thể quần
chúng tại cộng đồng hoặc có nhưng hoạt động chưa tích cực hoặc thiếu
kỹ năng và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ.
 Dễ bị tổn thương về kiến thức, ý thức và kỹ năng
• Cộng đồng có tư tưởng thụ động, chấp nhận số phận, bi quan, lệ thuộc.
• Thiếu sự đoàn kết, hợp tác thống nhất không cao
• Có tư tưởng tiêu cực và còn có các họat động tín ngưỡng mang tính
tiêu cực gây cản trở. Nhiều phụ nữ và trẻ em không biết bơi. Các hộ
vùng xung yếu chủ quan, không chấp hành lệnh sơ tán….


3.4. Đánh giá khả năng
Khả năng: là nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, ư thức, kinh nghiệm và cơ sở vật chất, phương
tiện mà mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng có được nhằm giúp họ có thể phòng ngừa ứng
phó và giảm thiểu rủi ro hoặc nhanh chóng khắc phục hậu quả sau thảm họa.

8


Đánh giá khả năng là qúa trình phân tích:


Những nguồn lực tại địa phương và cách sử dụng nguồn lực đó (nhân lực, tài nguyên
đất đai, ruộng vườn và cơ sở hạ tầng cho sản xuất và dân sinh…);



Tìm hiểu những kinh nghiệm và những biện pháp phòng ngừa thiên tai có hiệu qủa
mà cộng đồng đã áp dụng đối với những thảm hoạ trước đây.



Đánh giá khả năng cũng theo 5 lĩnh vực như đánh giá TTDBTT trên.

3.5. Xác định các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ rủi ro
• Xác định những biện pháp giảm rủi ro phù hợp (cấp thiết nhất, phù hợp với nguồn lực tài
chính, kỹ thuật và nhân lực thực hiện)
• Xác định nhóm biện pháp thích ứng (phi công trình và công trình)
IV. XÁC ĐỊNH NHÓM ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THẢO LUẬN VÀ CÁC CÔNG CỤ
SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO

4.1. Xác định nhóm đối tượng tham gia thảo luận đánh giá rủi ro
Khi thực hiện đánh giá rủi ro có sự tham gia, các lĩnh vực đánh giá có thể được thảo luận chung
với sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng (nam, nữ, người già, thanh
niên...). Nhưng cũng có lĩnh vực cần thảo luận với nhóm phụ nữ khi ngành nghề, hoạt động sản
xuất chỉ có nữ tham gia (chăn nuôi gia cầm, đan, dệt...) hay chỉ có nam tham gia thảo luận về
đánh bắt thủy sản.... Lĩnh vực cần nhóm đặc thù (trẻ em, người khuyết tật, người già...) tham gia
để biết thêm ý kiến và nhu cầu của nhóm này. Vì vậy, việc xác định đối tượng tham gia thảo luận
sẽ giúp cho nhóm đánh giá lên được kế hoạch cần thảo luận với ai? Và thảo luận về lĩnh vực
nào? Có bao nhiêu cuộc thảo luận?.
Ví dụ: Xác định các đối tượng tham gia thảo luận đánh giá các lĩnh vực kinh tế, xã hội
TT
Lĩnh vực
Chung Nam Nữ Nghèo Thanh
Nhóm đặc thù
niên
(trẻ em, tàn tật…)
1
Điều kiện sống cơ bản
x
2
Sinh kế
x
x
x
x
3
An toàn cộng đồng
x
x
4

Sức khỏe và VS môi trường
x
x
x
5
Tổ chức xã hội
x
Ví dụ: lựa chọn nhóm đối tượng tham gia thảo luận khi đánh giá lĩnh vực Sinh kế
TT ưu tiên
Chung
Nam
Nữ
Nghèo
Thanh
Nhóm đặc thù (trẻ
niên
em, tàn tật…)
Lúa
x
x
Chăn nuôi
x
x
Thủy sản
x
Lâm nghiệp
x
Dịch vụ
x
TTCN và làng nghề

x
x
x

9


4.2. Công cụ và hướng dẫn sử công cụ trong đánh giá rủi ro:
4.2.1 Các công cụ sử dụng trong đánh giá rủi ro
• Thông tin lịch sử
• Phân tích hiểm họa và xu hướng biến đổi khí hậu
• Vẽ bản đồ (bản đồ hiểm họa, vùng DBTT, bản đồ nguồn lực…)
• Lịch mùa vụ (lịch mùa vụ và hiểm họa)
• Cho điểm và Xếp hạng
• Bảng biểu tổng hợp thông tin
• Mẫu báo cáo
4.2.2 Hướng dẫn sử dụng các công cụ trong đánh giá rủi ro
1. Công cụ Thông tin lịch sử
Dùng công cụ Thông tin lịch sử để thảo luận nhóm với các đối tượng khác nhau trong cộng đồng
và thu thập thông tin về các thảm họa (thiên tai và thời tiết cực đoan) đã xảy ra trong vòng 5-10
năm nay. Công cụ này giúp cộng đồng xác định được những hiểm họa tiềm ẩn mà cộng đồng
quan tâm nhất dựa vào tần suất xuất xảy ra và tác động đến đời sống dân sinh của cộng đồng.

Năm
(Tháng)
1999
(T11)

2006
(T10 và 11)

2008
2009
(T10)
2012
(T7)
2010

Thiệt hại gì? Vì sao?
Cách khắc phục
Vùng chịu
thiệt hại
Xóm 3, 5 - Nhà: sập 12 nhà (nhà tre, mái tôn - Huyện hỗ trợ
Lụt
Xóm 3, 5, 6,,
làm lại nhà
- Lúa: trôi (thu hoạch không kịp)
6,
- Hoa màu: 100% (32/32ha) thôn A - Huy động thanh
niên, bộ đội
Xóm
3,
5,
6,
Bão (T10)
- Chết 34 ngư dân (Đi đánh cá
- Huyện và xã hỗ
trợ dựng lại nhà
Lụt
(T10,
- Tốc mái 107 nhà (mái tôn

T11)
mỏng/phidrô, không giằng néo)
Loại thảm
họa

Hạn (T6)
Rét (T1)
Lụt

Xóm 9, 12, - 100% mè, đâu bị chết do hạn kéo - Khoan giếng
24, 25….
dài 2 tháng, không có nước tưới
Xóm 3, 5, 6, - 100% lúa TĐ gần thu hoạch
- Sơ tán kịp thời

Hạn

Toàn xã

Lụt

Xóm 3, 5, 6, - Nhà: sập 8 nhà (nhà cấp 4 xây - Huyện hỗ trợ
m 3, 5, 6,
lâu năm, mái tôn
làm lại nhà
- Lúa: trôi (thu hoạch không kịp)
- Huy động thanh
niên, bộ đội
- Hoa màu: 100% (32/32ha) thôn
A


- Dịch bệnh trâu bò, gia cầm

10

- Phun thuốc, huy
động làm vệ
sinh chuồng trại


2011-2012

Lụt

-

-

Kết quả của công cụ Thông tin lịch sử này sẽ là:
Xác định và xếp hạng ưu tiên những hiểm họa tiềm ẩn theo mối quan tâm của cộng đồng
dựa vào thông tin về những loại thảm họa đã xảy ra thường xuyên, gây nhiều thiệt hại và
tác động nhiều nơi trong cộng đồng.
• Xếp hạng khu vực dễ bị tổn thương nhất trong xã/thô/xóm (nơi thường xuyên bị thiệt hại
và chịu tác động của nhiều loại thảm họa);
• Xác định và xếp hạng những thiệt hại chính (rủi ro) và nguyên nhân dẫn đến thiệt hại
Bước 2: Tổng
hợp hướng
thông tin
hiểm
thể,giảm

so sánh
5 nămroc
vềho
trước
thấy
được đặc
giúp định
chovềviệc
tìmhọa
gảicụ
pháp
thiệtvới
hại/rủi
các để
phần
sau.
điểm
hướng
đổi từ
trong
BĐKH
• và
Bàixuhọc
kinh thay
nghiệm
cácbối
hoạtcảnh
động
ứng phó khắc phục của cộng đồng/địa phương đã
làm (hoạt động có hiệu quả và không hiệu quả).



2.

Bảng phân tích hiểm họa và xu hướng của BĐKH
Thảo luận dựa trên thực tế các thảm hoạ đã xảy ra ở địa phương để đưa ra thông tin xác định đặc
điểm của từng loại hiểm họa cụ thể (hạn hán, bão, lụt, rét ...);

HH

Tháng bắt đầu và
kết thúc
Trước
Nay
T6-T7
T4-T8

Tháng cao Đặc điểm
điểm
Trước Nay Trước
Nay
T5T8
T8
35-37độ
39-41độ

Bão

T8-T9


T4-T10

T9

Rét

T12-T4

T1-T4

T12

Lụt

T9-T11

T9-T11

T9


TM
Độ ẩm

T4

T6

Hạn
hán


Xu hướng

- Đến sớm, kết thúc
muộn
- Nhiệt độ cao kéo dài
nhiều ngày
T4
gió cấp
gió cấp 13 và - Bão đến sớm hơn, tốc
12
trên cấp 13
độ gió cao hơn
- nhiều bão hơn
T1 13-15 độ 5-10 độ
- Rét thất thường,
- Nhiệt độ quá thấp,
đột ngột
- Rét sớm, nhiều đợt
T10 mưa
có áp thấp - Thất thường
200mm
gây mưa là - Ngập lụt kéo dài hơn
(2-3 ngày
bị lụt
gây ra lụt)
Hàng
Năm có năm - Không thường xuyên
năm
không

- muôn hơn 1-2 tháng
- Thấp hơn trước vì hạn
nắng nhiều

11


3. Công cụ lịch mùa vụ
Dùng công cụ Lịch mùa vụ và hiểm họa để phân tích tác động của hiểm họa đối với các hoạt
động sản xuất, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, dịch vụ và các hoạt động kiếm sống khác.
Lịch mùa vụ và Hiểm họa

4.

Công cụ cho điểm và Xếp hạng
Công cụ Cho điểm và Xếp hạng dùng để:


Xác định các vấn đề, những rủi ro chính cũng như những nguyên nhân, giải pháp theo
mối quan tâm của các thành viên tham gia.



Hiểu rõ hơn về những nhận thức của cộng đồng về những vấn đề cần quan tâm;



Công cụ Xếp hạng được sử dụng xuyên suốt trong cả quá trình đánh giá.

Cách thực hiện:



Thống nhất tiêu chí, cách cho điểm (1 điểm là ưu tiên nhất và 5 điểm là ưu tiên cuối
cùng) trước khi thực hiện xếp hạng;



Tổ chức họp cộng đồng lấy ý kiến chung và có thể thực hiện việc xếp hạng theo các
nhóm nhỏ riêng Nam, Nữ và nhóm lẫn Nam và Nữ;



Lấy ý kiến bằng cách cho điểm. Tổng hợp điểm xếp hạng, điểm ít nhất là ưu tiên nhất và
điểm cao nhất là ưu tiên cuối cùng.



Thảo luận những điểm giống nhau, khác nhau giữa các nhóm về các lý do/tiêu chí cho
xếp hạng cuối cùng. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về nhận thức của người dân trong cộng
đồng.

12


Ví dụ 1: Xếp hạng những hiểm họa mà cộng đồng quan tâm nhất
Loại hiểm
Nhóm Nữ Nhóm Nam
Nhóm
Tổng điểm
họa

Nam & Nữ
Hạn hán
1
1
1
3
Lũ lụt
3
2
3
8
Bão
4
3
3
10
Rét
2
4
3
9
Ví dụ 2: Xếp hạng những thiệt hại/rủi ro cần giảm thiểu
Thiệt hại/Rủi ro
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Tổng
điểm
Chết người
1
1
1

3
Mất mùa lúa và hoa màu
3
2
3
8
Sập nhà
5
5
5
15
Ô nhiễm môi trường
2
4
2
8
Hư hỏng công trình thủy lợi
4
3
4
11

Xếp hạng
1
2
4
3
Xếp hạng
1
2

5
3
4

5. Công cụ Vẽ bản đồ
Dùng công cụ vẽ Bản đồ để phác họa sơ đồ xã/thôn bản
và xác định vùng hiểm họa (nơi chịu tác động loại hiểm
họa nào và mức độ), thông tin về vùng dễ bị tổn thương
nhất và nguồn lực của cộng đồng. Khi vẽ sơ đồ
xã/thôn/cụm thôn cần phải:
• Xác định hướng Bắc Nam, Đông Tây
• Thống nhất ký hiệu sử dụng, màu vẽ và Ghi chú
• Xác định đường giao thông, sông, suối, cầu,
cống thoát….
• Xác định trụ sở, trường, trạm, nhà văn hóa,
chùa, miếu…
• Xác định địa giới thôn/xóm
• Xác định khu dân cư, ruộng, rừng, tài nguyên….

Lưu ý khi dùng Công cụ Vẽ Bản đồ:



Tên công cụ là Vẽ bản đồ, nhưng khi đánh giá chỉ cần phác thảo sơ đồ của xã/thôn/cụm
thôn với sự tham gia của cộng đồng nên không cần và không thể vẽ chính xác như yếu
cầu vẽ bản đồ được.
Dùng kết quả của công cụ thông tin lịch sử để đưa vào Sơ đồ để thảo luận thu thập thong
tin về vùng hiểm họa và vùng DBTT nhất trong xã/thôn/cụm thôn/xóm (dân cư, nhóm đối
tượng DBTT, ruộng vườn, nhà ở vùng có nguy cơ rủi ro cao…) và khả năng của cộng
đồng (nguồn nhân lực thanh niên trẻ, khỏe, vùng tài nguyên có tiềm năng phát triển, vùng

sản xuất ổn định ít chịu tác động của BĐKH…).

13


6. Các công cụ Tổng hợp thông tin
1) Bảng phân tích tác động của các Hiểm họa đến các lĩnh vực cần ưu tiên đánh giá


Sử dụng kết quả xếp hạng sau phần đánh giá Hiểm họa dựa vào kết quả dùng công cụ
Thông tin lịch sử để thảo luận và xác định những vấn đề/rủi ro liên quan đến các hiểm
họa mà cộng đồng cần ưu tiên giảm thiểu.

Bảng phân tích tác động của các Hiểm họa đến các lĩnh vực cần ưu tiên đánh giá
Loại
Sinh kế
An toàn cộng đồng
Sức khỏe, môi
hiểm họa
trường
Trồng trọt
Chăn nuôi
Hạn Hán - Rau màu bị cháy/chết
- Cháy rừng gần - Ô nhiễm
vì thiếu nước
khu dân cư
- Dịch mắt đỏ
- Sản lượng vụ lúa ĐX
- Sốt xuất huyết
bị kém

Bão
- Mất mùa, dập nát
- Gia súc chết, sổng - Người bị thương
- Rác cuốn khắp
- Giảm sản lượng
chuồng
- Sập nhà tạm
làng, gây ô
- ….
- Phát sinh dịch bệnh
nhiễm
- Dịch sốt
Lụt
- Ruộng ngập úng kéo - Trôi gia cầm
- Dân cư thấp trũng - Dịch tiêu chảy
dài 10 ngày
- Bán heo chạy lũ giá
bị cô lâp kéo dài - Ô nhiễm nguồn
- Lúa bị trôi
thấp
15 ngày không đi nước, môi trường
- Hoa màu bị chết
- Dịch bệnh (lợn, gà,
lại được, học sinh
vịt)
nghỉ học
- Thiếu lương thực,
thực phẩm
- Gián đoạn làm ăn,
thu nhập kém

Rét
- Chết mạ geo 2 tuần
- Dịch bệnh lỡ mồm
- Lạc không nảy mầm
long móng (trâu bò)
- Sản lượng thấp
- Cá hồ bị chết rét
2) Bảng tổng hợp phân tích TTDBTT, Khả năng và đề xuất Giải pháp


Phần này có thể chia nhóm thảo luận theo từng loại hiểm họa

Hiểm họa
Hạn hán

Xu hướng

Rủi ro

TTDBTT
Khả năng
Giải pháp
(điểm yếu)
(điểm mạnh)
- Đến sớm, kết - Giảm
sản - Lúa vụ ĐX - Kênh cấp 1 - Nạo vét kênh
thúc muộn
lượng/mất
bị
thiếu

và cấp 2 đã
mương lấy nước
- Nhiệt độ cao
mùa
nước
giai
bê tông hóa
tưới
kéo dài nhiều
đoạn
trỗ - IPSARD
- Bê tông hóa kênh
ngày
đòng
đang nghiên
nội đồng để tránh
- Kênh
cứu sử dụng
thất thoát nước
mương nội
đất sản xuất
tưới

14


Hiểm họa

Bão


Xu hướng

Rủi ro

- Bão đến sớm hơn, tốc độ
gió mạnh hơn
- nhiều bão hơn
- Thất thường
- rét
thất thường,
- nhiệt độ quá
thấp, đột ngột
- rét sớm hơn

Lụt
Rét

TTDBTT
Khả năng
Giải pháp
(điểm yếu)
(điểm mạnh)
đồng bằng
để thích ứng - Nghiên
cứu
đất
với BĐKH
chuyển đổi cây
- Ruộng sản
trồng tránh hạn.

xuất
cao,
dốc, quá xa
nguồn nước
-

-

-

-

3) Bảng tổng hợp đề xuất hoạt động
TT

Hoạt động

1

………………….

2

………………….

3

………………….

4


………………….

Tác dụng
Số
Nơi/người
giảm rủi ro lượng/quy
hưởng lợi
do BĐKH


Ai
làm

Thời gian dự Dự kiến đóng góp
kiến làm
của người dân

4.3. Một số lưu ý khi thực hiện đánh giá rủi ro
4.3.1 Các lĩnh vực cần đánh giá:


4.3.2


Không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện đánh giá tất cả 5 lĩnh vực về kinh tế và xã
hội của cộng đồng (i) Điều kiện sống cơ bản, (ii) Sinh kế, (iii) An toàn Cộng đồng, (iv)
Sức khỏe, vệ sinh và môi trường, (v) Tổ chức xã hội và chính quyền, mà cần chọn ưu
tiên những lĩnh vực cộng đồng quan tâm nhất, tùy thuộc vào mục đích đánh giá.
Vấn đề giới và trẻ em:

Khi thực hiện đánh giá phải đảm bảo vấn đề Giới được nêu ra trong quá trình thảo luận
nhóm, trong bảng hỏi và phỏng vấn. Số phụ nữ tham gia vào thảo luận, trả lời phỏng vấn

15





4.3.3







4.3.4




hay bảng hỏi cần khoảng 40%. Nên có cán bộ nữ là thành viên của nhóm điều tra, đánh
giá hay thực hiện phỏng.
Khi thực hiện Đánh giá Rủi ro, trẻ em cần được tham gia thảo luận và phỏng vấn.
Ý kiến và đề xuất của trẻ em và nữ giới cần được quan tâm cân nhắc, ưu tiên đưa vào kế
hoạch thực hiện.
Đánh giá thực trạng của địa phương cần lưu ý:
Nhận biết được những biểu hiện và tác động của BĐKH trước mắt, lâu dài;
Xác định được vùng và những đối tượng có nguy cơ tổn hại cao và có khả năng khôi

phục thấp nhất trong cộng đồng;
Xác định được những khả năng của cộng đồng (kinh nghiệm, kiến thức bản địa...);
Nhận biết được những điều kiện và tác động làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương của các
hộ gia đình và của cộng đồng;
Hiểu rõ hơn những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương;
Quan điểm khác nhau trong cộng đồng về những ẩn họa và tác động xét về giới (nam,
nữ), độ tuổi (trẻ em, thanh niên, người già...).
Công cụ Cho điểm và Xếp hạngdùng để:
Xác định các vấn đề, những rủi ro chính cũng như những nguyên nhân, giải pháp theo
mối quan tâm của các thành viên tham gia.
Hiểu rõ hơn về những nhận thức của cộng đồng đối với những vấn đề cần quan tâm giải
quyết;
Công cụ Xếp hạng được sử dụng xuyên suốt trong cả quá trình đánh giá.

Cách thực hiện:





Thống nhất tiêu chí trước khi thực hiện;
Tổ chức họp cộng đồng (có thể thực hiện việc xếp hạng theo các nhóm nhỏ riêng Nam,
Nữ và nhóm lẫn Nam và Nữ)
Lấy ý kiến bằng cách cho điểm. Tổng hợp điểm (số lượng điền càng cao, tính ưu tiên
càng cao). Đại diện nhóm thông báo kết quả để nhóm lớn tổng hợp kết quả.
Thảo luận những điểm giống nhau, khác nhau giữa các nhóm về các lý do/tiêu chí cho
xếp hạng cuối cùng. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về nhận thức của người dân trong cộng
đồng.

VI. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CỦA XÃ
1. Giới thiệu chung về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
2. Đặc điểm, xu hướng của thiên tai và thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu
2.1. Bão
2.2 Lũ lụt
2.3. Hạn hán

3. Tác động của BĐKH và các rủi ro liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội

16


3.1. Điều kiện sống cơ bản
3.2. Sinh kế (cụ thể cho từng ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, Tiểu thủ
công nghiệp, thương mại và dịch vụ)
3.3. An toàn cộng đồng
3.4. Sức khỏe và môi trường
3.5. Tổ chức xã hội
4. Tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng
4.1. Thực trạng dễ bị tổn thương liên quan đến các rủi ro theo các lĩnh vực
4.2. Thực trạng về khả năng thích ứng của cộng đồng theo các lĩnh vực
5. Đề xuất giải pháp và các hoạt động giảm thiểu rủi ro

17



×