Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM TOÀN DÂN ĐKXD ĐSVH KHU DÂN CƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.82 KB, 13 trang )

BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO
TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ IA GA
Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ia Ga, ngày

tháng 7 năm 2016

/BC- BCĐ

BÁO CÁO
Tổng kết 15 năm thực hiện Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000 - 2015)
Thực hiện Kế hoạch số 02/KH – BCĐ ngày 22/6/2016 của Ban Chỉ đạo
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Chư Prông
về Tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” (2000 - 2015), Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” xã Ia Ga báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (2000 - 2015)” với các nội
dung như sau:
I TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
1. Đặc điểm tình hình
Xã Ia Ga có tổng diện tích tự nhiên là … ha ,tổng dân số là 1060 hộ,với
4317 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm …%. Toàn xã Ia Ga có 07
thôn, làng (gồm 04 làng người dân tộc thiểu số và 03 thôn người dân tộc Kinh)
xã nằm trên đường Tỉnh lộ 665. Trong những năm qua cùng với cả nước, tình
hình kinh tế văn hóa - xã hội xã nhà từng bước được phát triển, an ninh quốc


phòng được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, tốc độ tăng
trưởng kinh tế hằng năm đạt trung bình, khá, tỉ lệ đói nghèo được giảm xuống
một cách rõ rệt, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng. Từ những tiền đề đó đã tạo
điều kiện phát triển cho Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên Ia Ga là xã đặc biệt khó khăn, có xuất phát điểm thấp nền kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện khí hậu và thời tiết tương đối khắc nghiệt
nên mặc dù trong thời gian qua kinh tế có phát triển đi lên nhưng hiện nay đời
sống của một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
2. Quá trình hình thành:
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Chư Prông và
huyện uỷ Chư Prông, UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập BCĐ phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở xã gồm có đồng chí Phó
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Trưởng ban Văn hoá và Thông tin làm Phó
Trưởng ban Thường trực và Chủ tịch UBMTTQVN xã làm phó ban, cùng đại
diện các các ban ngành, đoàn thể tham gia thành viên Ban chỉ đạo. Hiện nay, theo
Quyết định số: 564/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 của UBND huyện Chư Prông
V/v thành lập Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” huyện Chư Prông và Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 26/7/2013
của UBND huyện Chư Prông về việc thay đổi và bổ sung thành viên BCĐ


Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Chư Prông;
Trưởng BCĐ là đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các phó ban gồm:
Chủ tịch UBMTTQVN xã; Chủ tịch Hội LHPN xã; Trưởng ban VHTT xã, các
thành viên bao gồm các ban, ngành, đoàn thể trong xã và các cơ quan trường
học.
Để cụ thể hoá việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” Ban Chỉ đạo tham mưu cho Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã
ban hành các văn bản:

- Quyết định số 24/2005/QĐ – UB ngày 16/3/2005 của UBND xã Ia Ga
“V/v thành lập BCĐ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư”;
- Quyết định số 29/QĐ – UBND ngày 25/10/2012 của UBND xã Ia Ga
“V/v kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng chống Bạo lực gia đình”.
- Quyết định số 46/QĐ – UBND ngày 12/8/2013 của UBND xã Ia Ga
“V/v Kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa xã Ia Ga”.
- Quyết định số 01/QĐ – BCĐ ngày 13/8/2013 của Ban chỉ đạo Phong
trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã Ia Ga. “V/v Ban hành quy
chế về tổ chức và hoạt động của ban chỉ đạo cuộc vận động Phong trào Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Báo cáo số 03/BC – BCĐ ngày 22/11/2013 của Ban chỉ đạo Phong trào
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã Ia Ga. “V/v Sơ kết phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 và triển khai phương
hướng, nhiệm vụ năm 2014”.
- Quyết định số 1262/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 về việc phê
duyệt kế hoạch thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” huyện Chư Prông đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Công văn số 05/CV-BCĐ của BCĐ phong trào“Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” huyện Chư Prông ngày 2 tháng 6 năm 2015 về việc Chỉ
đạo thực hiện hướng dẫn Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xết và công nhận “Cơ qua
đạt chuẩn văn hóa”; “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”; “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn
hóa”.
- Kế hoạch số 12/KH-UBND của UBND ngày 28 tháng 1 năm 2015 về
việc Tổ chức phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2015 trên
địa bàn huyện Chư Prông.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và của huyện, cấp ủy,
các ngành, đoàn thể đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực
hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tiêu biểu như:

UBND xã đã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”;
Ban Dân vận Đảng ủy đã tham mưu cho cấp Đảng ủy triển khai có hiệu quả kế hoạch
chống tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số; Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc xã với cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Hội phụ nữ


xã với phong trào “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; ngành
Giáo dục – Đào tạo với với công tác xóa mù và phổ cập THCS, phổ cập Tiểu học
đúng độ tuổi; phòng LĐTB&XH với công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc
làm...Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh, nhiệm vụ phát triển văn hóa được xác định là một trong
các chỉ tiêu quan trọng được kiểm điểm, đánh giá hàng năm của cấp ủy, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể từ xã đến thôn, làng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG VÀ PHONG TRÀO
1. Kết quả thực hiện 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
1. 1. Đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo:
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” đã có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chủ trương “Xóa đói giảm nghèo”.
Trong quá trình triển khai phong trào, đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống
kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua nhiều hình
thức như: Hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ
thuật, đào tạo nghề…đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế.
Ngoài ra, mỗi thôn, làng thông qua các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh…đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm
nghèo có hiệu quả. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới kết quả nổi
bật là đến nay trên địa bàn xã đã làm được……. tuyến đường nội thôn, tổng
chiều dài trên.. …..km, tổng số vốn đầu tư trên …...tỷ đồng, trong đó nhân dân
đóng góp trên …….tỷ.

Nhiều thiết chế và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa được địa
phương quan tâm đầu tư. Người dân đã không ngừng tiếp thu khoa học kỹ thuật,
tăng gia sản xuất vươn lên làm giàu. Đời sống tinh thần cũng được các cấp, các
ngành, quan tâm, nhiều loại hình, nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, hoạt
động lễ hội văn hóa được phục hồi và phát huy.
Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện
kinh tế - xã hội của địa phương, động viên ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc
sống của mọi người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu
chính đáng, các gia đình chính sách, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn được quan tâm giúp đỡ. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, các ngành, đoàn thể
trên địa bàn xã đã thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình
chính sách. Đến nay tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Năm 2005 tổng số hộ nghèo toàn xã là .......hộ chiếm ......% số hộ toàn xã, đến
năm 2015, hộ nghèo toàn xã còn 144 hộ. tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,17%
trong đó 11 hộ 39 khẩu là dân tộc kinh, 133 hộ 606 khẩu là người dân tộc thiểu
số, chiếm 14,71% số hộ toàn xã. Thực hiện tốt chính sách đối với người có
công, gia đình chính sách, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc
gia về giảm nghèo và giải quyết việc làm, đã có ........hộ gia đình người có công
với cách mạng được hỗ trợ về xây mới và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ xây mới nhà ở
cho .......hộ nghèo, hàng năm các gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, bệnh


binh, gia đình có công với nước được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước, đồng
thời các gia đình thuộc hộ nghèo, vùng khó khăn được nhà nước, các tổ chức
đoàn thể, cộng đồng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao mức sống về vật chất
và tinh thần. Phong trào “Phòng chống tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh, bộ mặt
nông thôn ngày càng thay đổi, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.
1.2.Phong trào xây dựng Văn hóa góp phần nâng cao vai trò, vị trí
của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội
Ban Chỉ đạo xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm

việc theo pháp luật. Thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, thái độ vui vẻ, trách
nhiệm với công việc trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng tác phong công nghiệp,
làm việc có kỷ luật, thực hiện tốt quy ước, hương ước của thôn, làng.
Phong trào xây dựng thôn, làng, gia đình văn hóa đã thực sự đi vào cuộc
sống của người dân, bước đầu tạo sự chuyển biến trong nếp sống của từng cá
nhân, gia đình, xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho
người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước của người dân ngày càng cao, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội tại địa phương. Đặc biệt, tổ hòa giải ở các thôn, làng được thành
lập và hoạt động có hiệu quả, đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn, xích
mích, bất hòa xảy ra ngay tại cộng đồng dân cư.
Thực tế sau 15 năm thực hiện, cuộc vận động đã thực sự đi sâu vào cuộc
sống, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo những chuyển biến trong đời
sống xã hội. Những giá trị văn hóa mang tính truyền thống của địa phương và
thuần phong mỹ tục được giữ gìn và phát huy, những tệ nạn xã hội, hủ tục lạc
hậu được từng bước xóa bỏ. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được
từng bước nâng lên làm thay đổi bộ mặt từng thôn, làng ý thức tuân thủ pháp
luật của người dân ngày càng cao, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong
từng thôn, làng được tăng cường.
1.3. Xây dựng thôn, làng văn hóa góp phần nâng cao đời sống vật
chất và văn hóa, tinh thần của người dân ở cộng đồng dân cư:
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là thành quả
của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng về “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Những giá trị di
sản văn hóa dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, thuần phong mỹ tục được khôi
phục và phát triển, các hủ tục lạc hậu trong cưới, đám hỏi, ma chay.... từng bước
được xóa bỏ. Quan hệ xóm giềng được thắt chặt, “Tối lửa tắt đèn có nhau”, đoàn
kết giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa mới, làm cho bộ
mặt mỗi thôn, làng ngày càng khởi sắc. Các quy ước, hương ước của thôn, làng

được thực hiện tốt, đặc biệt đã phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
trong việc giáo dục con cháu, hoạt động khuyến học được chú trọng, đã góp
phần đẩy mạnh phong trào khuyến học của các gia đình và toàn xã hội.
Phong trào “Phòng chống tệ nạn xã hội” được đẩy mạnh, các thôn, làng
đã đăng ký xây dựng phòng chống tệ nạn xã hội đã nghiêm túc triển khai và thực
hiện có hiệu quả từng bước giảm dần các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc,


ma túy, bạo lực gia đình, số người vi phạm pháp luật…giảm mạnh; đã tạo được
những chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của người dân về
công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Góp phần xây dựng đời sống
văn hóa ngày càng lành mạnh ở các thôn, làng.
Đặc biệt, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
do ngành Giáo dục phát động có tác dụng tích cực đến nền giáo dục xã nhà.
1.4. Xây dựng các thiết chế và hoạt động văn hóa-thể thao cơ sở
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao
hiện có, đồng thời đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao, chăm lo
đời sống văn hóa của nhân dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Việc xây
dựng nhà Sinh hoạt cộng đồng, Hội trường thôn luôn được huyện quan tâm chỉ
đạo, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, cấp uỷ Đảng, được
chính quyền xã quan tâm chỉ đạo. Vì vậy phong trào xây dựng nhà văn hoá, nhà
sinh hoạt cộng đồng thôn, làng được triển khai đồng bộ trên địa bàn toàn xã. Từ
năm 2003 - 2013 toàn xã đã xây dựng được 03 nhà SHCĐ đạt 100%. Đến nay đã
có 03 nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn được xây dựng mới đạt chuẩn
theo tiêu chí của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Đến nay trên địa bàn xã có
01 sân bóng đá trung tâm, 02 sân bóng đá Mi ni, 01 điểm Bưu điện văn hoá xã.
Các công trình trên thường xuyên tổ chức hoạt động và đã cơ bản đáp ứng được
nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT, hội họp của nhân dân tại các thôn,
làng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.
1.5. Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh

Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo
đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các biểu
hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tổ chức thực hiện có hiệu quả
phong trào “Xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”.
Ban chỉ đạo phong trào tiếp tục xây dựng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức từ ban, ngành, đoàn thể xuống các thôn, làng. Các tổ chức
trong hệ thống chính trị trên địa bàn xã đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin,
tuyên truyền như: Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; Đại hội Đảng toàn quốc;
“Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, hưởng ứng ngày “Thế giới xóa bỏ bạo
lực đối với phụ nữ” 25/11…Các hoạt động Văn hóa Văn nghệ, Thể dục, Thể
thao đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Cuộc Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” góp phần nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong
tào thi đua yêu nước, nhất trí với đường lối đổi mới của Đảng. Đẩy mạnh tuyên
truyền cho nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước, hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
2. Kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”
2.1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến
Xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến đã trở thành
mục tiêu trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trong mỗi gia đình, trong mỗi


thôn, làng và đã được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Thấm nhuần lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”; trong những
năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo được phát động mạnh mẽ, điều
khắp trên các lĩnh vực, đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần
kinh tế, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng an
ninh, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể,

mọi cơ quan, đơn vị và trong nhân dân, làm cho phong trào thi đua yêu nước
phát triển sôi nổi trong toàn xã, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả
về kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, giữ
vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, phong trào thi đua còn
khơi dậy ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng và những sáng kiến, sáng
tạo, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã
nhà.
Nhiều phong trào thi đua được phát động ở các cấp, các ngành trong toàn xã
như: Phong trào “thôn, làng lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm”, “Toàn dân
tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của ngành Giáo dục và Đào tạo; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong
lực lượng công an; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói
giảm nghèo”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”...đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã tích cực
hưởng ứng tham gia thực hiện.
Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên
tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, công tác, hoạt động xã hội...nhiều gương
người tốt việc tốt, nhiều cán bộ, ban ngành trong toàn xã có nhiều thành tích
trong công tác, lao động sáng tạo...đã được tuyên dương khen thưởng tại nhiều
hội nghị cấp huyện, cấp xã...đã kịp thời động viên các cá nhân, tập thể điển hình
tiêu biểu và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn xã. Tạo nên phong trào
thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng của phong trào.
Kết quả phong trào thi đua yêu nước từ năm 2010 đến nay UBND xã đã
tặng 10 lượt giấy khen, trong đó có 03 tập thể, 07 cá nhân, Ủy ban nhân dân
huyện công nhận trên 02 tập thể lao động tiên tiến. Thôn Đoàn Kết và Tân Thủy
được nhận Bằng công nhận thôn, làng văn hóa dẫn đầu phong trào thi đua của xã
trong phong trào xây dựng “Xã nông thôn mới – thôn, làng văn hóa”. Đề nghị
huyện khen thưởng cho 02 cá nhân và 01 tập thể có thành tích xuất sắc trong
phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2000 – 2015.

2.2. Phong trào xây dựng ‘Gia đình văn hóa”
Xây dựng Gia đình văn hóa là nội dung có vị trí hết sức quan trọng trong
việc xây dựng thôn, làng chính vì vậy phong trào đã được nhân dân đồng tình
hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong trào đều
thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng GĐVH, có ý thức tự giác trong việc chấp
hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hàng năm
BCĐ các cấp đã hướng dẫn các cơ sở bình chọn và công nhận danh hiệu gia


đình văn hoá, tổ chức khen thưởng cho các gia đình văn hoá tiêu biểu trong
toàn xã, kịp thời động viên và nhân rộng mô hình GĐVH tiêu biểu, góp phần
nâng cao chất lượng phong trào. Công tác xây dựng gia đình văn hóa phát triển
mạnh gắn liền với phong trào xây dựng thôn, làng đã được nhân dân hưởng
ứng và đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2001- 2015 toàn xã có
1.760 lượt gia đình được công gia đình văn hoá, số lượng gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa ngày càng cao, năm 2002 có 12 hộ đạt danh hiệu gia
đình văn hóa; năm 2006 là 45 hộ đạt gia đình văn hóa; năm 2011 là 245 hộ đạt
gia đình văn hóa; năm 2012 toàn xã có 254 hộ; năm 2013 toàn xã có 302; đến
năm 2015 công nhận 395 hộ đạt đạt danh hiệu gia đình văn hóa (so với năm
2002 tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng 303,8%).
2.3. Phong trào xây dựng thôn, làng văn hóa
Trong những năm qua, phong trào xây dựng thôn, làng văn hoá phát triển
cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp. Việc
bình xét thôn, làng văn hoá hàng năm được tiến hành đúng quy trình, thủ tục dựa
trên các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ văn hoá, Thể thao, Du lịch và Quy chế
của UBND tỉnh Gia Lai về công nhận gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố
văn hoá. Xã đã tiến hành sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm phong trào xây dựng
thôn, làng văn hoá trên toàn xã, tổ chức khen thưởng tuyên dương nhiều thôn,
làng văn hoá tiêu biểu, đồng thời rút ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình
thực hiện để nâng cao chất lượng phong trào trong thời gian tới. Đến nay toàn xã

đã có 02/07thôn, làng được công nhận danh hiệu thôn, làng văn hoá đạt 28,6%
(trong đó tiêu biểu là thôn Tân Thủy và thôn Đoàn Kết). Phong trào xây dựng
thôn, làng văn hoá đã được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, do
đó phong trào phát triển nhanh, sâu rộng, khơi dậy niềm tin và sự thi đua sáng
tạo trong từng cộng đồng dân cư ở thôn, làng. Vì vậy đã phát huy tốt vai trò tự
quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng, đặc biệt là ý thức tự giác, tinh
thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, công tác trợ giúp các
gia đình khó khăn, công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ thường
xuyên. Việc thực hiện Quy ước thôn, làng đã phát huy được hiệu quả, nhiều phong
tục, tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát
huy, quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó, an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Có thể nói, phong trào xây dựng
thôn, làng văn hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội trên địa bàn xã.
2.4. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”
Thông qua Cuộc vận động, Ban Chỉ đạo đã vận động nhân dân thực hiện
quy chế dân chủ, tham gia xây dựng các Quy ước xây dựng thôn, làng nhằm
động viên nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, chính
quyền, ngày càng vững mạnh. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật, tích cực tham gia phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”,


“Phòng, chống tội phạm ma túy”, “Toàn dân giáo dục cảm hóa người lầm lỗi tại
gia đình và cộng đồng”, “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao
thông”.... Bằng tình làng nghĩa xóm, nhân dân ở các thôn, làng đã giúp đỡ, cảm
hóa giáo dục nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trở thành người tốt, tạo cho họ
công ăn việc làm ổn định; giáo dục các đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến;

tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh phong trào tự quản an ninh trật tự ở địa bàn dân
cư và nơi công cộng. Trên địa bàn xã có 07 tổ hòa giải, đã hòa giải thành công
nhiều vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bất hòa trong gia đình, góp phần giữ
vững và ổn định tình hình trật tự an ninh thôn, làng.
Việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” đã được cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện
đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ và đã được lồng ghép, thống nhất giữa các
thành viên, của tổ hòa giải tại các thôn, làng tham gia thực hiện. Cuộc vận đã
góp phần tích cực đến phong trào xây dựng “Thôn, làng văn hóa”, tạo nên diện
mạo cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn trên địa bàn xã cả về văn hóa lẫn Kinh tế
-Xã hội, An ninh - Quốc phòng, tiếp tục khẳng định nội dung của cuộc vận động
đã đáp ứng được yêu cầu là cầu nối giữa Đảng- Chính quyền- Nhân dân, khơi
dậy nguồn lực truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh nội lực trong mỗi người
dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư.
2.5. Xây dựng và thực hiện cơ quan, công sở, trường học văn hóa.
Phong trào xây dựng “Cơ quan văn hoá” được triển khai từ năm 2004 đến
nay đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn xã hưởng ứng tích cực. Lãnh đạo các
cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức
trong toàn xã đã hưởng ứng và thực hiện tốt các tiêu chí về nếp sống văn hoá,
văn minh công sở, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, đồng thời phát động các
phong trào như: Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào thi đua
“Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo”, phong trào “Thi đua yêu nước”,
vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn xã tham
gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện “Vì người nghèo” ... hàng năm tổ chức triển
khai cho các cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm. Quá trình thực
hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã củng cố và nâng cao tính
kỷ cương, nề nếp nơi công sở, ý thức chấp hành kỷ luật công tác, cũng như xây
dựng môi trường văn hóa nơi làm việc. Bên cạnh đó, phong trào này đã tạo động
lực để mỗi cơ quan, đơn vị phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành
tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

2.6. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”
Phong trào TDTT ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã trở
thành một phong trào tự nguyện, tự giác của đông đảo các tầng lớp nhân dân
tham gia. Hàng năm xã tổ chức từ 1- 4 giải thể thao cấp xã và tham gia từ 1- 3
giải thể thao do huyện tổ chức, đã thu hút được hàng nghìn lượt người ở nhiều
lứa tuổi tham gia, phong trào hoạt động TDTT phát triển mạnh ở khu vực tập
trung đông dân cư, đã có nhiều gia đình cả nhà thường xuyên tập luyện và chơi
một số môn thể thao như môn chạy bóng đá và bóng chuyền,... đặc biệt là môn
bóng đá và đi bộ. Do đó số người thường xuyên tập thể dục, thể thao ngày càng


tăng. Ngoài các thiết chế văn hóa – thể thao trên địa bàn thôn, làng hiện nay có:
01 sân vận động trung tâm; 01 nhà Văn hóa tập luyện và thi đấu cầu lông, 02 sân
Bóng đá Mi ni, 04 sân bóng chuyền, hàng ngày thu hút đông đảo cán bộ, nhân
dân đến tập luyện và thi đấu.
2.7. Phong trào học tập, lao động sáng tạo
Những năm qua, Phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”, xây dựng cơ
quan văn hóa và nhiều phong trào khác trên địa bàn xã đã đi vào chiều sâu, hoạt
động có hiệu quả, được phát huy, nhất là trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
dân lao động cũng như mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nghề
nghiệp, ứng dụng KHCN hiện đại vào chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất kinh
doanh, phát huy những ý tưởng sáng tạo của tập thể, cá nhân... Hàng năm, các
cơ quan, đơn vị đều phát động phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công
nhân viên chức lao động, huy động nguồn lực trí tuệ phục vụ cho lao động, sản
xuất của cơ quan, đơn vị vì mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin được các cơ quan, trường học chú trọng, đã
góp phần nâng cao hiệu quả công việc; công tác tuyên truyền, phổ biến khoa học
kỹ thuật và ứng dụng các thành tựu vào sản xuất được chú trọng, đặc biệt là
trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng.
Nhiều hộ gia đình được công nhận “Gia đình nông dân sản xuất giỏi”, nhiều mô

hình sản xuất kinh tế có hiệu quả đã được nhân rộng trong toàn xã, thúc đẩy
kinh tế địa phương phát triển, ổn định và nâng cao đời sống người dân.
2.8. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội
Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị; Quyết
định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông
tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch; Quyết định số ..../2007/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 của UBND tỉnh Gia
Lai về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các thôn,
bản, khu phố đã đưa các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội vào quy ước hoạt động của thôn, bản, khu phố tạo
nên sự chuyển biến tích cực văn minh trong việc cưới, việc tang, bước đầu đạt
được một số kết quả khích lệ.
Việc cưới: Kết quả nổi bật thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới
trên địa bàn xã những năm qua là tình trạng cưới tảo hôn cho đến nay tình trạng
cưới tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số về cơ bản đã được hạn chế đến
mức thấp nhất.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới có tiến bộ, trong những
năm gần đây, đa số đám cưới đã được nhân dân tổ chức theo hướng lành mạnh,
tiết kiệm, văn minh và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc thách cưới ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hẳn. Việc đăng ký và trao giấy đăng ký kết
hôn tổ chức tại UBND xã theo đúng luật. Hầu hết các đám cưới hiện nay chỉ tổ
chức trong 01 ngày (Trước kia từ 2-3 ngày)... Tuy nhiên ở vùng dân tộc thiểu số
vẫn còn có một số gia đình tổ chức cưới thủ tục rườm rà...
Việc tang: Nếp sống văn minh trong việc tang được thực hiện tương đối
tốt, không còn hiện tượng để thi hài người chết quá 48 giờ trong nhà, không sử


dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, an táng đúng nơi
quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Các thôn, làng đều thành lập Ban tổ chức
tang lễ để tổ chức việc tang nhanh, gọn, trang trọng, đúng quy định và phù hợp với

phong tục ở địa phương, do đó đã hạn chế được một số hủ tục lạc hậu như khóc
mướn, lăn đường... việc cúng 49 ngày, 100 ngày được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ
gia đình và dòng tộc.
2.9. Công tác phối hợp giữa MTTQ và ngành Văn hóa huyện trong
thực hiện cuộc vận động và phong trào.
Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” ngay từ đầu năm BCĐ phong trào đã chỉ đạo Văn hoá và Thông
tin phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã triển khai, cụ thể hoá chương trình,
kế hoạch hoạt động trong công tác đăng ký các danh hiệu văn hoá, đồng thời
hướng dẫn các thôn, làng bình xét các danh hiệu Gia đình văn hoá, đăng ký danh
hiệu thôn, làng văn hoá. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân
tham gia thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, thôn, làng văn hoá,
gắn với phong trào với công tác bình xét các danh hiệu cuối năm, chú trọng phát
triển chiều sâu, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá”, làm cho phong trào đã thật sự trở thành một cuộc vận động
văn hoá lớn, có tác động tích cực, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội. Thông qua phong trào các thôn, làng đã xây dựng đời sống văn hoá vui tươi,
lành mạnh, hạn chế và xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ
những người lầm lỗi, người trót sa ngã vào tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và
cộng đồng dân cư...
Trong những năm qua ban Văn hoá và Thông tin và Ủy ban MTTQ xã cùng
với các ban, ngành đoàn thể các thành viên trong BCĐ phong trào làm tốt công
tác tham mưu với các cấp ủy đảng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng
cao hiệu quả quản lý của nhà nước để mở rộng và không ngừng nâng cao chất
lượng phong trào trong giai đoạn mới.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm.
- Trong những năm qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư” phát triển rất mạnh, có tác động thiết thực đối với xây dựng đời

sống văn hoá ở khu dân cư, chú trọng phát triển các phong trào xây dựng gia
đình, thôn, làng; phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình
tiên tiến; phong trào xây dựng cơ quan văn hoá; phong trào học tập, lao động
sáng tạo; phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại... đã
được các cơ sở, cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, do đó có tác dụng to lớn đối
với việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, góp
phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh
tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự; Phát huy
truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực tự cường làm cho các giá trị


văn hoá thấm sâu vào mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng khu dân cư; xây
dựng môi trường văn hoá lành mạnh tạo nền tảng tư tưởng vững chắc.
2. Những hạn chế, tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục để
nâng cao chất lượng phong trào.
- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào"TDĐKXDĐSVH" ở các
thôn, làng tuy có buớc phát triển nhưng chưa đồng đều. Phong trào phát triển chưa
thường xuyên, chưa ổn định, có nơi phong trào chưa có chiều sâu, sự phối hợp giữa
các ban ngành, đoàn thể vẫn còn có hạn chế, chưa đồng bộ.
- Các chi bộ cơ sở có lúc chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phong
trào; hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào ở một số cơ sở hoạt động chưa
thường xuyên.
- Việc xây dựng các điển hình tiên tiến chưa thật sự được quan tâm đúng mức,
xây dựng GĐVH, thôn, làng văn hóa chất lượng chưa cao. Sự tham gia thực hiện
phong trào của các tầng lớp nhân dân nhất là ở thôn, làng chưa đồng đều, chưa có
tính tự giác, còn chậm ở một bộ phận nhân dân, vai trò của trưởng thôn, làng, người

cao tuổi... chưa được phát huy triệt để. Vì vậy chưa khơi dậy được sự đồng thuận,
tinh thần đoàn kết thống nhất trong nhân dân.
- Tác động và hiệu quả của phong trào đến thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hóa của địa phương còn hạn chế, chưa có sự thuyết phục, phong
trào có xu hướng dàn trải, lệ thuộc vào kinh tế, xã hội của từng thôn, làng chưa
khai thác được nhân tố con người trong quá trình thực hiện.
- Kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa của xã và các thôn, làng
còn hạn chế, công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ đóng góp kinh phí xây dựng
các thiết chế văn hóa còn gặp khó khăn, kinh phí dành cho tổ chức hoạt động
của nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.
3. Bài học kinh nghiệm
Qua 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” xã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
1.Yếu tố quyết định để triển khai phong trào một cách tích cực và mang
lại hiệu quả là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính
quyền và Ban chỉ đạo xã, đồng thời phát huy vai trò vận động của các tổ chức
quần chúng. Thực hiện lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua
hiện có trong xã hội để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa
phương. Phải thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân
kiểm tra nhằm huy động sức mạnh của toàn dân theo nguyên tắc tự giác, tự quản
là chủ yếu.
2. Ban chỉ đạo xã cần tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kịp thời điều chỉnh,
uốn nắn những lệch lạc, bổ sung những vấn đề cần thiết, thích hợp nhằm đảm
bảo nội dung, tránh sự chồng chéo thiếu đồng bộ.
3.Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của
Đảng ủy, HĐND và UBND cùng các thôn, làng trên địa bàn xã. Công tác tuyên


truyền, vận động phải thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong
nhân dân, động viên toàn dân tự giác tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị

văn hóa.
Phát huy vai trò của BCĐ phong trào từ xã đến thôn, làng đảm bảo sự thống
nhất giữa các ngành, đoàn thể và luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc thôn, làng định kỳ tổ chức các hội nghị biểu
dương khen thưởng kịp thời để cổ vũ động viên phong trào.
B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TỪ NĂM 2016-2021
I. MỤC TIÊU CHUNG:
- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng phong trào“Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” làm cho phong trào được thực hiện sâu rộng, đồng
đều, thực chất và bền vững, được các cấp các ngành quan tâm lãnh chỉ đạo được
cán bộ và nhân dân tham gia hưởng ứng.
- Tạo chuyển biến cơ bản trong thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng
môi trường văn hóa, tư tưởng đạo đức, lỗi sống lành mạnh, giữ gìn phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng các thiết chế VHTT góp phần nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân.
- Triển khai thực hiện toàn diện nội dung của phong trào, trước hết là
phong trào xây dựng “Người tốt việc tốt” xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố
văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; từng hộ có đời sống
văn hóa tốt.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Củng cố nâng cao nhận thức:
Thống nhất nhận thức trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành
đoàn thể và nhân dân về ý nghĩa, nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” phong trào mang ý nghĩa sâu rộng, có tác động to
lớn lâu dài, toàn diện đến mọi mặt đời sống xã hội.
2. Tăng cường lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương:
- Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, của BCH Trung ương và
các ban ngành đoàn thể Trung ương, tỉnh, huyện.
- Đưa các nhiệm vụ chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa vào Nghị quyết
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để tập thể tập trung chỉ đạo thực

hiện.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của BCH trên cơ sở phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên; thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của BCH
phong trào.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn và triển khai phong
trào, quan tâm bồi dưỡng tập huấn, nâng cao trình độ cho các thành viên làm
công tác phong trào.
3. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa:
Thu hút sự đóng góp của cá nhân, tập thể cho phong trào, nhất là đóng
góp xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin - thể dục thể thao.
- Đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở các thôn
làng.


III. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA PHONG TRÀO:
Phát triển kinh tế giúp nhau làm giàu chính đáng xóa đói giảm nghèo, xây
dựng tư tưởng chính trị lành mạnh, nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống
và làm theo hiến pháp, pháp luật, môi trường văn hóa lành mạnh.
* Xã hội Hóa văn hóa xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng các
thiết chế Văn hóa - thể thao, tăng cường các hoạt động phối kết hợp, huy động
các nguồn lực tham gia xây dựng phát triển phong trào.
* Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, và lễ hội đảng viên,
cán bộ gương mẫu thực hiện.
* Tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng về hoạt động tuyên
truyền, cổ động đến tận thôn, làng “khu dân cư”. Đẩy mạnh công tác xây dựng
đời sống ở cơ sở; xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ TDTT hoạt động Cồng
chiêng gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc trong xã nhà.
VI. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU ĐẾN 2021:
1. Tổng số gia đình văn hóa đạt: 70-75%
2. Tổng số thôn, làng văn hóa đạt: 60%

3. Tổng số đơn vị văn hóa đạt: 98%
4. Tổng số người dân được tuyên truyền; phổ biến pháp luật đạt: 100%
5. Tổng số người dân được tuyên truyền, phổ biến về khoa học kỹ thuật đạt:
98%
6. Số dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao đạt: 80%
V. CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG:
Tổ chức phát động thực hiện thi đua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” ở thôn, làng, các ngành, đoàn thể, Thường xuyên thiết
thực hiệu quả, tổng kết, sơ kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời các gia đình
tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào, tạo động lực phát triển cho
phong trào.
Nơi nhận:
- Phòng VHTT( bc ;
- Đảng ủy- HĐND - UBND xã( bc);
- Lưu VT.

TM. BAN CHỈ ĐẠO



×