Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo tiểu luận môi trường và con người: chất thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

2012-1013


MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................3
B.NỘI DUNG.
1.Khái niệm về chất thải rắn………………………………………………………...3
2.Sơ lược về quá trình phát triển……………………………………………………3
3.Phân loại CTR…………………………………………………………………….4
4.Nguyên nhân ô nhiễm môi trường do chất thải rắn……………………………….8
5.Hiện trạng ô nhiễm………………………………………………………………..8
6.Hậu quả………………………………………………………………………….14
7.Biện pháp………………………………………………………………………..19

Page 2


A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với
sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân
cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn.
Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát
triển kinh tế của đất nước, nângcao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo
ra một số lượng lớn chất thải rắn bao gồm:Chất thải sinh hoạt, chất thải công
nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…Trên thực tế,
việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải


rắn gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước
ta hiện nay.
B.NỘI DUNG
Định nghĩa chất thải rắn:
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của
con người và động vật tồn tại ở dạng rắn ,được thải bỏ khi không còn hữu dụng
hay khi không muốn dùng nữa.
1)

Hình ảnh về chất thải rắn.
2) Sơ lược về quá trình phát triển ô nhiễm chất thải rắn:
Chất thải rắn có mặt ngay từ khi con người có mặt trên Trái Đất.Con người và
động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho
đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn.Ngày ấy sự thải bỏ các chất thải từ
hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trương trầm trọng bởi
vì mật độ dân cư còn thấp.Bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên khả năng đồng
hóa các chất rắn rất lớn, do đó đã không làm tổn hại đến môi trường.
Page 3


Khi xã hội phát triển con người sống tụ họp thành các nhóm,bộ lạc,làng,cụm
dân cư thì sự tích lũy chất thải rắn trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng
đối với cược sống của nhân loại.Thực phẩm thừa và các chất thải khác bị thải bỏ
một cách bừa bãi trên các bãi dất trống,thị trấn ,đường phố …đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài gặm nhấm như chuột…Các loài gặm
nhấm là điểm tựa cho các sinh vật kí sinh như là bọ chét sinh sống và phát
triển.Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch.Do không có kế hoạch quản lí
chất thải rắn nên các mầm bệnh do nó gây ra đã lan truyền rộng rãi ở Châu Âu vào
giữa thế kỉ 14.
Mãi đến thế kỉ 19, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

mới được quan tâm.Người ta thấy rằng các chất thải rắn như thực phẩm dư thừa
phải đượ thu gom và tiêu hủy hợp vệ sinh mới kiểm soát được các loài gặm nhấm
ruồi, muỗi,…cũng như các vecto truyền bệnh.
Mối quan hệ giữa sức khỏe cộng đồng với việc lưu trữ,thu gom và vận chyển
các chất thải không hợp lí đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng chi thấy các
bãi rác không hợp vệ sinh, các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa…là
nơi thuận lợi cho ruồi, muỗi, chuột và các vecto truyền bệnh phát triển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22 căn bệnh lien quan đến việc quản lí chất thải
rắn không hợp lí. Các phương pháp xử lí chất thải rắn từ đầu thế kỉ 20:
-Thải bỏ vào khu đất trống.
-Thải bỏ vào môi trường nước (sông, hồ, biển…)
-Chôn lấp.
- Giảm thiểu và đốt.
Hiện nay,quản lí chất thải rắn không ngừng phát triển, đặc biệt ở Mỹ và các
nước công nghiệp tiên tiến.Nhiều hệ thống quản lí rác thải với hiệu quả cao ra đời
nhờ sự kết hợp đúng đắn giữa các thành phằn sau đây:
-Luật pháp và quy định quản lí chất thải rắn.
-Hệ thống tổ chức quản lí.
-Quy hoạch quản lí.
-Công nghệ xử lí.
Sự hình thành và ra đời của các luật lệ và quy định việc quản klí chất thải rắn
ngay càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lí chất thải rắn hiện nay.
Phân loại chất thải rắn:
a.Theo nguồn gốc phát sinh:
-Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị,khu dân cư,làng mạc,các
trung tâm dịch vụ,công vên,trường học…
3)

Page 4



Chợ
đô thị
công viên
-Chất thải công nghiệp:phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ
công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp,đa dạng trong đó chủ yếu là các dạng
rắn ,lỏng ,khí )

Nhà máy thép Pomina 3xả xỉ

ngành may mặc

-Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi,chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.

Chai,túi đựng thuốc trừ sâu

rơm rạ sau khi thu hoạch lúa

-Chất thải xây dựng: là các phế thải từ đất đá,gạch ngói,bê tông vỡ ,nhựa kim loại
do các hoạt động xây dựng tạo ra.
Page 5


Rác thải xây dựng
-Chất thải y tế: là các phế thải sinh ra từ các cơ sở y tế,bệnh viện như: bông
băng,kim tiêm ,ống chích…

Rác thải y tế
cơ cấu chất thải rắn

b.Theo vị trí phát

sinh:

-Chất thải rắn đô thị:
gồm chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn công
nghiệp,CTR xây dựng…do đặc
điểm nguồn thái là nguồn phân tán nên khó quản lí,đặc biệt là các nơi có đất trống.
-CTR nông thôn :bao gồm chất thải rắn nông nghiệp,chất thải rắn xây dựng…
c.Theo tính chất nguy hại:
-CTR nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng,dễ cháy nổ ,ăn mòn,nhiễm khuẩn độc
hại,chứa chất phóng xạ ,các kim loại nặng.Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả
năng gây sự cố rủi ro,nhiễm đọc ,đe dọa sức khỏe con người và sự phát triển của
động thục vật,đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất,nước
khong khí.

Page 6


-CTR không nguy hại: là chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các tính
chất nguy hại.Thường là chất thải phát sinh trong sinh hoạt ,gia đình ,đô thị .

Rác thải chứa hóa chất độc hại,dễ gây cháy nổ

Rác thải y tế dễ lan truyền bệnh
d.Theo đặc tính tự nhiên:
- CTR vô cơ:gồm các loại phế thải thủy tinh ,sành sứ,kim loại,cao su,nhựa, vải..
-CTR hữu cơ: gồm cây cỏ,lá rụng ,rau quả hư,đồ ăn thừa,xác súc vật,phân gia
súc,gia cầm...

-CTR cháy được,không cháy được,kim loại,phi kim.
 Một số hình ảnh về chất thải hữu cơ.

4)

thức ăn thừa
lá cây
xác súc vật
.Nguyên nhân ô nhiễm môi trường chất thải rắn:
-Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường la do chất thải rắn.
Page 7


-Nguyên nhân gây ô nhiễm chất thải rắn kéo dài là do công tác xã hội hóa,tư
nhân hóa trong việc thu gom và xử lí CTR còn thấp ,nguồn vốn đầu tư cho công tác
quản lí còn hạn chế.Việc thực hiện nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền
chưa thực sự triệt để,công tác triển khai nghiên cứu ,áp dụng công nghệ tái chế,tái
sử dụng ,xử lí thải bỏ CTR ở Việt Nam còn yếu kém.
5) Thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn:
5.1 Ở Việt Nam:
Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào khoảng 49,3
nghìntấn/ngày.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của Việt
Namlà không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện ở hầu hết
các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môi
trường. Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu như không được
phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế)
đều được chôn lấp lẫn lộn,ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20-30%. Lượng
chất thải không được thu gom và chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác
động xấu tới môi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế.

Nguyên nhân là do việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp lý,
nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng làm tăng mức dộ ô nhiễm. Theo số liệu
thống kê củ Bộ Khoahọc – Công nghệ và Môi trường, 82% trong số 3.311 cơ sở
sản xuất kinh doanh đang gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng lại nằm lẫn trong
các khu dân cư.
Nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…Các khu đô thị tuy chiếm 24% dân
số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng
50% tổng lượngchất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là do dân số tập trung
cao, nhu cầu tiêu dùnglớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hóa cao.
Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi
năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Trong đó 50%
lượng chất thảicông nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận, 30%còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
Bộ.
Trong các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Trong
khi đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội
và Thanh Hóa chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước.
5.2 Ở ba môi trường đất ,nước,không khí
 Môi trường nước:
Page 8


a. Chất thải rắn bị xả xuống biển
Một điểm chung nhất dọc theo ven bờ biển đủ các loại chất thải từ chất thải đô
thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải
từ những hoạtđộng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, rác từ giao thông vận tải trên
biển, rác từ hoạt động khai thác dầu khí, tảo độc, sinh vật từ các khu vực biển bị
“thủy triều đỏ”…đều được thải trực tiếp ra biển. Trong các loại chất thải trên có
nhiều loại khó phân hủy như: bao ni-lông, cao su, chai nhựa…trôi nổi nhiều ngày

trên biển, gây ra sự hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Điều
đáng lo ngại nhất là rác thải trôi dạt ven bờ biển thường bắt gặp nhiều ở các cửa
sông, khu neo đậu tàu biển, khu dân cư và khu phát triển du lịch.Qua khảo sát tại
địa bàn thành phố Phan Thiết hàng ngày lượng rác thải đô thị thải ra khá lớn,
khoảng trên 100 tấn/ngày, lượng rác thải do cơ sở sản xuất ước tính lượng chấtthải
rắn từ 20-23 tấn/ngày, chất thải lỏng 150-200 m/ngày. Trong mùa chế biến hải sản,
rácthải tăng thêm từ 200-300 tấn vỏ nhuyễn thể, trong số đó một lượng chất thải
được tuôn ra biển, có lúc tại bờ biển Hòn Rơm- Hàm Tiến rác tấp vào bờ 25-30
tấn/ngày.
Chất thải từ hoạt dộng nông nghiệp theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển gây ô
nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Nhất là tại vịnh Phan Thiết chất thải từ hai con
sông Cà Ty và sông Cái đổ ra vịnh, ứ đọng dài ngày nhiều loại rác sinh hoạt, sản
xuất, chế biến thủy sản thành những “núi” rác nhỏ. Ngoài ra, do một số người dân
và khách đến du lịch thiếu ý thức đã thải một lượng rác khá lớn ra bãi biển.

Biển đầy rác

ô nhiễm ở Vịnh Hạ Long

b . Chất thải rắn bị xả xuống sông,kênh rạch
Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tàinguyên- Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các
cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố.Có hàng
ngàn hộ dân sinh sống trên kênh rạch(trong tổng số 25.000 căn nhà trên kênh rạch
cần giải tỏa), nên số lượng chất thải rắn sinh hoạt mà các hộ này thải trực tiếp
Page 9


xuống dòng nước còn khá lớn. Đa số các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý
chất thải, hoặc có trang bị hệ thống xử lý chất thải nhưng ít sử dụng vì tốn kém

nhưng lại đang nằm lẫn trong các khu dân cư,thường xuyên xả chất thải trực tiếp ra
hệ thống kênh rạch. Tiêu biểu là các nhà máy sản xuất dọc kênh Tham Lương và
khu công nghiệp Tân Bình hoặc hàng trăm cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác
nằm dọc các kênh Tân Hóa – Lò Gốm (thuộc các quận 6, quận11). Mặc dù đã di
dời ra các huyện ngoại thành nhưng hơn 70 cơ sở sản xuất nằm dọc kênh An HạThầy Cai (huyện Hóc Môn- Củ Chi), do không có hệ thống xử lý cũng nhanhchóng
làm ô nhiễm nguồn nước vốn trong sạch trước đây của hệ thống kênh này.

Kênh Nhiêu Lộc tpHCM

Kênh 19-5 tpHCM

Môi trường đất:
a. Rác thải xây dựng
Nơi tập trung các bãi rác xây dựng tạo điều kiện đẻ hình thành các bãi rác công
cộng.
b.Rác thải y tế
Theo đánh giá kết quả kiểm tra BV năm 2003 của VụĐiều trị (Bộ Y tế), chỉ mới
có 30% BV trong cả nước có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại, 55% BV chưa có
hệ thốngxử lý chất thải lỏng hoặc có không hoàn chỉnh, hay đã ngưng hoạt động vì
không có kinh phí, 50% chưa có phương tiện tốt để thiêu đốt chất thải rắn y tế, 55%
chưa có nhà chứa rác đúng yêu cầu. Và cũng từng ấy thiếu túi ni-lông và hộp an
toàn để thu gom chất thải y tế và các vật sắt nhọn nhiễm khuẩn.
Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 1/2004 chothấy: Phần lớn các bệnh viện
chỉ tách riêng vật sắt nhọn ra khỏi rác thải và đựng trong vỏ chai dịch truyền hoặc
chứa trong các hộp giấy tận dụng. Các chất thải rắn khác thì đựng chung trong
thùng rác. Một số chất thải rắn rất nguy hại do chứa một số mầm bệnh như bệnh
phẩm, tiêu bản xét nghiệm… không được diệt khuẩn trước khi thu gom và vận
chuyển tới nơi tập trung rác. 94,45% các cơ sở y tế thiếu phương tiện vận chuyển
rác chuyên dụng, không có đường vận chuyển riêng mà rác được vận chuyển qua



Page 10


hành lang các khoa, buồng bệnh. Rất ít các BV có nhà chứa rác và được xây dựng
chắc chắn. Rác được “tập kết” trong hố rác, thường không được đào sâu, không
đảm bảo yêu cầu vệ sinhvà đặt ngay góc sau BV.

c. Bãi chôn lấp
Hiện nay, mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minhthải ra khoảng 6.000 - 6.500 tấn chất
thải rắn đô thị. Phần lớn (75-80%) chất thải rắn đô thị (5.900-6. 200 tấn/ngày) đều
được thu gom , vận chuyểnvà xử lý tại bãi chôn lấp Gò Cát - Bình Chánh và bãi
chôn lấp Phước Hiệp (thuộc khu liên hợp xửlý chất thải rắn Tây Bắc (880ha) - Củ
Chi, với công nghệ duy nhất là chôn lấp vệ sinh.Cả hai bãi chôn lấp này, mặc dù
được đầu tư rất lớn với công nghệ khá hiện đại, nhưng vẫn gây ô nhiễm đến môi
trường do nước rỉ rác và khí bãi chôn lấp (kể cả mùi). Đặc biệt công nghệ chôn
lấpvệ sinh chiếm đất rất lớn, mỗi năm với khối lượng chất thải rắn đô thị khoảng
5.900-6.200tấn/ngày thành phố Hồ Chí Minh cần 9 - 12ha đất để chôn lấp và diện
tích này sẽ khó cóthể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài (30-50 năm),
không những thế, chúng còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm
(20-25 năm sau khi đóng bãi) khá lớn.

Bãi rác Phước Hiệp,tp.HCM
d. Rác thải sinh hoạt:
Page 11


Điều tra rác thải 420 hộ gia đình tại 3 phường: Phường Thống Nhất, phường
BomHán, Phường Bắc Lệnh tại thị xã CamĐường, bình quân tỷ lệ rác thải trên đầu
người là 0,33kg/ngày đêm. Lượng rác thải trong một ngày đêm của toàn thị xã

khoảng 10 tấn. Lượng rác thải được thu gom khoảng (45%). Lượng rác không được
thu gom qua điều tra thì thấychủ yếu các hộ tự xử lý như đốt, chôn, sử dụng làm
thức ăn cho gia súc, gia cầm.

rác thải sinh hoạt
e. Rác thải công nghiệp:
15 hộ dân cư tổ 41 An Hoà - An Hải Bắc (quận Sơn Trà) đã đồng loạt ký vào lá
đơn kiến nghị và khẩn cầu (ngày 5/3), gửi chính quyền và các cơ quan chức năng
thành phố giải quyết tình trạng Công ty Giày da Quốc Bảo (100% vốn Đài Loan)
tiếp tục xử lý rác thải sản xuất của mình bằng cách đốt thiêu huỷ, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng cho các khu vực dân cư lân cận.Tình trạng trên không chỉ
riêng ở Công ty Quốc Bảo, mới đây tại quận Sơn Trà đã phát hiện được một bãi
chứa rác thải công nghiệp trái phép ước tính lên đến 500m. Nó nằm trên bãi biển
Bắc Mỹ An, gồm các loại rác của doanh nghiệp thuộc ngành giày da thải ra trong
quá trình sản xuất. Đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý đối với bãi rác này.
 . Môi trường không khí:
Môi trường không khí đang bị ô nhiễm,một phần là do chất thải rắn.Bởi vì
chúng sinh ra các mùi khó chịu.
6) Hậu quả
a.Đối với môi trường:
 Ô nhiễm môi trường không khí
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác
động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật,CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra
các chất khí (CH4 63.8%, CO2 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2

Page 12


chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác
lộ thiên và các khu chôn lấp.

Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ
không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng
khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông.
Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình
phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất
hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy
chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi,Hydrosunfur mùi
trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá
ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm
phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa
Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các khí
độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn.
Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý
khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn
làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại
đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như
thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù,
ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt
thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất
(như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không
khí.
 Ô nhiễm môi trường nước
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của
nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước.
Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng
nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái.

CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen,
có mùi khó chịu.
Page 13


Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống,
kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi
trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng
đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được
thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm
nguồn nước đáng kể.Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm
lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn
thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ
phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây
ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.



Nước ở sông Nhuệ-Đáy (HN)chuyển sang màu đen
Ô nhiễm môi trường đất

Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy
cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông...
trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như
chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu
công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo
chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật, thuốc, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công
nghiệp sản xuất hóa chất... Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh,
không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ
dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh
Môi trường cho thấy các mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều
bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.
Page 14


CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại
nặng, phóng xạ... nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông
thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.
Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh
chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng
đến môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất
bị ảnh hường xấu.

.
Ô nhiễm môi trường đất
b.Đối với sức khoẻ người dân
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường
mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống
gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải... Người dân sống
gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau
xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp
tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường
xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn
trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các
chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày,

tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác.
Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm
nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa
nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như
AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được
Page 15


quan tâm là những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại
nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học
trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn
tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người
như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các
bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư
và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn
đề bức xúc của người nông dân . Trong một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với
113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà
ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần chuồng lợn - 5m thì tỷ lệ nhiễm giun
đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình của người chăn nuôi cao gần
gấp hai lần tỷ lệ nhiễm kýsinh trùng đường ruột của người không chăn nuôi; và có
sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh
trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi (Đại học Y khoa Thái Nguyên, 2008).

Bệnh da liễu

HIV


Bệnh tiêu chảy

Bệnh giun sán

c.Đối với kinh tế xã hội
Chi phí xử lý chất thải rắn ngày càng lớn.Trong 5 năm qua, lượng CTR của cả
nước ngày càng gia tăng. Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng
tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đến CTR.
Các chuyên gia về kinh tế cho rằng, với điều kiện kinh tế hiện nay. Theo tính toán
chi phí xây dựng, vận hành ở bãi rác Phước Hiệp thì giá thành xử lý mỗi tấn rác
khoảng 20 USD. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 160.000 đồng -180.000
đồng/tấn, chi phí xử lý nước rỉ rác khoảng 90.000 đồng/m³, chi phí phủ đỉnh
Page 16


khoảng 140.000 đồng/tấn, chi phí giám sát chất lượng môi trường khoảng 10.000
đồng/tấn, chi phí bảo trì khoảng 30.000 đồng/tấn (ước tổng kinh phí là 430.000
đồng/tấn, tương đương 20 USD/tấn). Như vậy, chỉ tính riêng ở Phước Hiệp, mỗi
ngày thành phố đã phải tốn đến 60.000 USD tiền xử lý rác. Tại Đa Phước, khoảng
48.000 USD. Đây thực sự là một gánh nặng cho thành phố trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế. Nguồn: Sở TN&MT TP. HCM, 2011
d. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản do chất thải rắn
Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại
các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm
du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch. Các địa danh thu hút khách du
lịch như chùa Hương, vịnh Hạ Long, các bãi biển,... cũng đang gặp phải vấn đề ô
nhiễm môi trường do tình trạng xả rác thải bừa bãi.Phát triển du lịch tại các làng
nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa
chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở
lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,...

dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề.

Vịnh Hạ Long

cá chết do ô nhiễm nguồn nước

Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh
thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nuôi
trồng thủy sản.
e. Xung đột môi trường do chất thải rắn
Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát
triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong những năm gần đây, khi xã hội
càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn
Page 17


được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột môi
trường càng nhiều.
Trong quản lý CTR, xung đột môi trường chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận
chuyển, xả thải chôn lấp CTR không hợp vệ sinh. Những xung đột giữa các doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt
và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động văn hoá, du lịch và cảnh quan khác
cũng là loại xung đột môi trường có tính phổ biến.
Trong quá trình hoạt động, sản xuất, các làng nghề sản sinh nhiều chất thải rắn
gây ảnh hưởng tới môi trường không những tại nơi diễn ra các hoạt động sản xuất
mà còn ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Chính vì vậy, tại đây đã nảy sinh nhiều vấn
đề xung đột môi trường. Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng
nghề, giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề, giữa các hoạt động tiểu thủ
công nghiệp và hoạt động nông nghiệp, giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn
hoá,.

Xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề do CTR. Đây là loại xung đột
phổ biến nhất. Sự hình thành các cơ sở sản xuất nghề nằm trong các khu dân cư,
đặc thù hơn là tổ chức sản xuất ngay tại trong nhà mình. Các loại chất thải rắn phát
sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ xung quanh, gây ra những xung đột, dẫn
đến những khiếu kiện.
Xung đột giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông
nghiệp. Trong khi các cộng đồng làm nghề công nghiệp, thủ công nghiệp thu được
lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình thì các cộng đồng sản xuất nông nghiệp
bị tác động của ô nhiễm môi trường làm cho năng suất cây trồng giảm, vật nuôi
chết và mất đất sản xuất nông nghiệp. Dạng xung đột này xảy ra ở hầu hết các làng
sản xuất gạch, ngói, gốm sứ,... Song song với sự phát triển của làng nghề, diện tích
dành cho hoạt động sản xuất của làng nghề ngày càng được mở rộng thì diện tích
nông nghiệp lại càng ngày bị thu hẹp. Xung đột xảy ra khi người sản xuất khai thác
đất sét từ các ruộng lúa, rồi các loại phế phẩm từ gạch ngói, xỉ than lại bị thải bỏ
xuống các ruộng đồng khiến cho ruộng sản xuất nông nghiệp trở thành bãi rác.
Xung đột giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hoá. Việc thải bỏ chất thải
rắn của làng nghề không đúng cách và tùy tiện dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa.
Làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam) với chất thải rắn như rẻo da thừa,
lông, mỡ... gây mùi hôi thối khó chịu cho dân trong làng.
Page 18


7.Biện pháp:


Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, các

Ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các công việc sau
đây:
1. Các Bộ, ngành, địa phương có chức năng quản lý liên quan đến chất thải cần

kiểm điểm trách nhiệm của mình trong sự chỉ đạo về quản lý và đề ra các chương
trình, các biện pháp thiết thực đối với công tác quản lý chất thải, giữ gìn môi
trường đô thị trong sạch. Trước mắt cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
a. Quản lý việc phát sinh, thu gom vận chuyển chất thải
- Hạn chế và tiến tới cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện... cũng
như các hộ gia đình đổ chất thải ra sông, hồ, đường phố. Kiểm soát nghiêm ngặt để
bảo đảm việc thải và vận chuyển các chất thải theo đúng các quy định vệ sinh môi
trường. Các vi phạm đều bị xử lý theo Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định có
liên quan của Việt Nam.
- Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay
từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu huỷ.
- Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải.
- Vận động thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xoá bỏ các thói quen xấu như vứt
rác thải, chất thải bừa bãi... ở các đô thị; tuân theo các quy định cụ thể về vệ sinh
môi trường đô thị.
b. Quản lý việc xử lý, tiêu huỷ chất thải
- Tiến hành việc quy hoạch xây dựng các bãi chôn chất thải theo các tiêu chuẩn vệ
sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương.
- Áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu huỷ chất thải phù hợp với các
tiêu chuẩn môi trường, trước hết là chất thải công nghiệp độc hại và chất thải bệnh
viện để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người.
- Tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải
cũ gây ra.
2. Tổ chức thực hiện
a. Bộ Xây dựng chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện quy
hoạch và phát triển đô thị của các địa phương theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi
trường, có văn bản hướng dẫn, lập dự án quy hoạch các bãi chôn chất thải rắn ở các
đô thị và các khu công nghiệp.

Page 19


b. Bộ Công nghiệp chỉ đạo kiểm tra, giám sát và thực hiện các biện pháp để các cơ
sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện nhiêm túc các quy định về quản lý chất
thải công nghiệp, buộc phải có các phương tiện và hợp đồng xử lý đối với các đơn
vị có chức năng xử lý chất thải để xử lý một cách hợp lý lượng chất thải phát sinh
trong sản xuất; tổ chức thống kê và đánh giá các loại chất thải của ngành công
nghiệp, đặc biệt là chất thải độc hại.
c. Bộ Y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp buộc các bệnh
viện, trạm y tế và các cơ sở dịch vụ y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản
lý chất thải bệnh viện. Đặc biệt chú trọng xử lý các chất thải có thể gây nguy hại tới
sức khoẻ con người như các bệnh phẩm, băng gạc, kim tiêm...
d. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: Căn cứ vào kế hoạch hàng năm và dài
hạn của các Bộ, ngành và các địa phương về quản lý chất thải, cân đối các nguồn
vốn và bảo đảm các điều kiện cần thiết, kể cả các nguồn vốn từ nước ngoài, để các
Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch quản lý chất thải.
đ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tạo điều
kiện thuận lợi về vốn để các cơ sở sản xuất đầu tư cho các công trình xử lý chất
thải, về chế độ thuế nhập khẩu và thủ tục giám định công nghệ cho các máy móc,
trang thiết bị xử lý chất thải.
e. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện
các quy định quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương, chỉ đạo các
cơ quan chức năng của địa phương tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng
của Trung ương trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về quản lý chất
thải đô thị và thực hiện các biện pháp để các thành phố, thị xã, thị trấn thực hiện tốt
các nhiệm vụ về vệ sinh môi trường.
g. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các
văn bản pháp quy về quản lý vệ sinh môi trường qua các chương trình phát thanh,

truyền hình và trên báo chí, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người
dân về vấn đề quản lý chất thải.
h. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
- Ban hành trong quý II năm 1997 các thông tư hướng dẫn, quy chế về quản lý chất
thải, bảo quản và sử dụng các chất độc hại. Phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành
các tiêu chuẩn, quy cách thiết kế cho các loại bãi chứa, nơi chôn rác thải.
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn về quản lý chất thải ở đô thị
và khu công nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lựa chọn các
công nghệ xử lý các loại chất thải khác nhau.
- Tổng hợp và báo cáo Chính phủ tình hình quản lý chất thải hàng năm trong phạm
vi cả nước.
Page 20


Đối với xã hội :
-Thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng và các chiến lược nâng cao nhận
thức.
-Thể chế hóa và khuyến khích nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý rác
thải trong cộng đồng.
-Tích cực thực hiện chính sách 3R (recycling: tái chế,ủ; reuse:tái sử dụng;
reduction:giảm phát sinh )
Một số hình ảnh về biện pháp khắc phục ô nhiễm chất thải rắn :


Phân loại rác thải rắn

thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình

Chiếc ghế làm từ vỏ chai


phân loại CTR tại nguồn

Một số công nghệ xử lí rác thải:
1.Xử lí nước rỉ rác bằng ozon: Sử dụng ozon để xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân
hủy trong nước rỉ rác là một nghiên cứu mới của Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái
Page 21


Nguyên).Sau 50 phút xử lý bằng ozon, các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân
hủy trong nước rỉ rác đều giảm mạnh. Hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy giảm
65,4%, hàm lượng chất rắn lơ lửng giảm 100%.
2.Giun xử lí rác thải: Đó là ý tưởng của các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật nhằm tái sử dụng phần lớn rác thải hữu cơ (70% là rác thải chợ) ở
các hộ gia đình. “Chỉ cần từ 1 đến 2 lạng giun là có thể xử lý được không dưới 300
kilogam rác thải hữu cơ, với hiệu suất xử lý đạt 100%”
3.Công nghệ cacbon hóa để xử lí CTR đô thị: được áp dụng đối với chất thải rắn
giàu cacbon bằng nhiệt phân. Phương pháp cacbon hoá này vừa có thể xử lý được ô
nhiễm của chất thải với chi phí xử lý thấp hơn, vừa tạo ra được loại sản phẩm tái
chế phục vụ kinh tế xã hội như than sạch làm nhiên liệu hoặc vật liệu hấp phụ dùng
trong công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Bản chất của phương pháp là đốt các
chất thải rắn cháy được trong điều kiện thiếu ôxy hoặc không có ôxy hoàn toàn.
4.Công nghệ xử lí CTR sinh hoạt VIBIO: Đối với quá trình sinh học hiếu khí
(composting), các vi sinh vật sẽ chuyển các vật liệu thô chưa ổn định thành mùn ổn
định. Các sản phẩm chính của quá trình gồm: CO2, hơi nước, nhiệt và khí thải.

Page 22




×