Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nghiên cứu xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn thể thao nâng cao theo chương trình đào tạo của trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội (dẫn chứng môn thể thao nâng cao điền kinh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.27 KB, 33 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

PHẠM THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CÁC MÔN
THỂ THAO NÂNG CAO THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
(DẪN CHỨNG MÔN THỂ THAO NÂNG CAO ĐIỀN KINH)

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số:
62140103

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2016


2

Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học TDTT

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Vũ Đức Thu
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Phạm Xuân Thành

1. Phản biện 1: GS.TS Lê Quý Phượng


Trường Đại học TDTT T.p Hồ Chí Minh
2. Phản biện 2: PGS.TS Huỳnh Trọng Khải
Trường Đại học Sư phạm TDTT T.p Hồ Chí Minh
3. Phản biện 3: PGS.TS Bùi Quang Hải
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:
………………………………vào hồi: ……giờ …… ngày….
năm…….

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện khoa học TDTT

tháng …


3

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giáo dục - đào tạo việc đổi mới theo xu hướng hiện đại hoá nội
dung, phương tiện, phương pháp giảng dạy và đánh giá là điều hết sức cần
thiết, phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Trong đó, việc
đánh giá được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo chuẩn hóa kiến
thức, kỹ năng, là một công cụ đo lường đánh giá chất lượng, hiệu quả của
quá trình GD&ĐT.

Trong chương trình đào tạo các môn thể thao nâng cao (TTNC) tại
trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao (ĐHSP TDTT) Hà Nội quy định
sinh viên chuyên sâu phải học các nội dung cơ bản của môn Điền kinh và
một số môn thể thao khác. Chính vì vậy, việc đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng môn chuyên ngành của sinh viên các môn TTNC, trong đó có môn
Điền kinh trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm giáo dục thể chất
(GDTC) tại trường ĐHSP TDTT Hà Nội là vấn đề quan trọng cần được quan
tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
Từ cơ sở tiếp cận, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận án: “
Nghiên cứu xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn thể thao nâng
cao theo chương trình đào tạo của trường Đại học Sư phạm Thể dục thể
thao Hà Nội (dẫn chứng môn thể thao nâng cao điền kinh) ”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các định hướng trong
dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn, luận án tiến hành xác định tiêu chí,
nội dung và xây dựng chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình môn học TTNC điền kinh (tiêu chuẩn kiểm tra, đánh
giá trình độ thể lực, kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm TDTT, kỹ năng nghề
nghiệp...) trong chương trình đào tạo của nhân sư phạm GDTC của trường
ĐHSP TDTT Hà Nội, góp phần nâng hiệu quả của quá trình đào tạo theo nhu
cầu xã hội.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, quá trình nghiên cứu nhằm
giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng và xác định tiêu chí, nội dung chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân
sư phạm GDTC của trường ĐHSP TDTT Hà Nội.


4


Mục tiêu 2: Xây dựng chuẩn và tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng môn TTNC điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm
GDTC của trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và kiểm định hiệu quả chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn TTNC điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC của
trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Giả thuyết khoa học của luận án
Nếu xây dựng và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn các tiêu chuẩn đánh
giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đánh giá môn TTNC điền kinh mới bám sát
mục tiêu chuẩn đầu ra thì sẽ nâng cao hiệu quả đào tạo cử nhân sư phạm
GDTC của trường ĐHSP TDTT Hà Nội; góp phần đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục; chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNHHĐH và hội nhập.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.1. Đã đánh giá được thực trạng của công tác đánh giá - kiểm tra kết
quả học tập thực hành môn chuyên sâu Điền kinh của trường ĐHSP
TDTT Hà Nội. Từ thực trạng trên cho thấy: Nội dung kiểm tra - đánh giá
về cơ bản phản ánh được yêu cầu cả về kiến thức, kỹ năng. Các tiêu chí,
hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa mang tính toàn diện. Do
vậy, cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện
nay.
2.2. Đã xác định được 15 tiêu chí xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Tiến hành
phân loại từng test đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền
kinh (theo từng học phần riêng biệt) cho sinh viên, bao gồm: 09 tiêu chí kiến
thức chuyên môn, 06 tiêu chí kỹ năng chuyên môn. Với 46 nội dung theo từng
học phần (6 học phần), tổng điểm theo thang độ C là 460 điểm đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn theo chương trình đào tạo của trường Đại học Sư phạm
TDTT Hà Nội.

2.3. Kiểm nghiệm xác định hiệu quả tác động của các nội dung đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường
ĐHSP TDTT Hà Nội theo 06 học phần (tương ứng với 03 năm trong chương
trình đào tạo) thông qua các nội dung đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
chuyên môn của đối tượng nghiên cứu cho thấy, mức độ phù hợp của nội dung,


5

tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với điều kiện thực
tiễn của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án được trình bày trong 120 trang: Đặt vấn đề (5 trang); Chương1,
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (43 trang); Chương 2, Đối tượng, phương
pháp và tổ chức nghiên cứu (14 trang); Chương 3, Kết quả nghiên cứu và bàn
luận (55 trang); Kết luận và kiến nghị 3 trang. Với tổng số 40 bảng; 105 tài liệu
tham khảo, trong đó: 86 tài liệu tiếng Việt, 17 tài liệu tiếng Anh, 02 tài liệu
tiếng Nga và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ,
giáo viên TDTT trong giai đoạn hiện nay.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X và XI, Nghị quyết số 08-NQ/TW
của Bộ chính trị, Luật Thể dục, Thể thao quy định tại khoản 2 Điều 6. các
chính sách của Nhà nước đã thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển
TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt
thế hệ trẻ, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại,
bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.

1.2. Vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ giáo viên TDTT trong
quá trình GDTC và thể thao trường học.
1.2.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên TDTT đối với chất lượng
của quá trình giáo dục
Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, Nhà nước và tại Điều 14, Luật Giáo dục; Nghị quyết 40/2000/QH10
của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Bộ
GD&ĐT định hướng, chỉ đạo việc đào tạo, kiểm tra - đánh giá đội ngũ giáo
viên theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Như vậy, đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán, là nhân tố trực tiếp
quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đó là cơ sở cho việc xác định
các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ
giáo viên TDTT nói riêng.


6

1.2.2. Đặc điểm lao động sư phạm và cấu trúc nhân
cách của nhà giáo
Thứ nhất, nghề dạy học là có đối tượng quan hệ trực tiếp là con người.
Thứ hai, là nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình. Thứ ba, là
nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Thứ tư, là nghề đòi hỏi tính
khoa học, nghệ thuật và khả năng sáng tạo cao. Thứ năm, là nghề lao động trí
óc chuyên nghiệp. Đặc điểm quan trọng của lao động sư phạm là có sự tương
tác giữa: thầy - trò, trò - trò, thầy - thầy, Nhà trường với gia đình và xã hội.
1.2.3. Các chức năng cơ bản của giáo viên TDTT
Thiết kế, biên soạn kế hoạch, tiến trình và giáo án dạy học - giáo dục; tổ
chức quản lý, điều hành quá trình GDTC cho học sinh; phân tích, dự báo các
tình huống và kết quả của quá trình dạy học - giáo dục. Ngoài ra còn thể
hiện: Phẩm chất và năng lực - các yếu tố tạo nên nhân cách của nhà giáo;

Thế giới quan khoa học của người giáo viên; Lòng yêu trẻ của người giáo
viên; Lòng yêu nghề dạy học của người giáo viên.
1.2.4. Các năng lực của người giáo viên TDTT
Nhóm năng lực dạy học; Năng lực nắm vững đặc điểm nhu cầu của đối
tượng dạy học - giáo dục; Năng lực trí tuệ của người thầy; Năng lực chế biến
tài liệu học tập, thiết kế bài tập thể chất; Năng lực nắm vững các kỹ năng
dạy học, đặc biệt là kỹ năng vận động.
1.3. Khái quát về công tác đào tạo cán bộ, giáo viên TDTT tại
trường ĐHSP TDTT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu đào tạo: Kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ.
Thời gian đào tạo: 4 năm gồm 182 đơn vị học trình (ĐVHT), và kiến
thức giáo dục quốc phòng (165 tiết).
Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Thực hiện theo Quy chế
25/2006/QĐ-BGD&ĐT. Thang điểm đánh giá theo thang điểm 10.
Về nội dung kiến thức: Kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp (nhóm môn: cơ sở ngành và chuyên ngành).
Đối với nhóm kiến thức cơ sở chuyên ngành: Các môn giải phẫu người,
sinh lý TDTT, Y học TDTT, lý luận và phương pháp TDTT…; các môn
nghiệp vụ sư phạm: Tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm… .
Đối với nhóm kiến thức chuyên ngành: Điền kinh, Thể dục, Bơi lội,
Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cầu lông, Cờ vua, Bóng rổ, Bóng ném,


7

Đá cầu, Võ, Thể dục đồng diễn, Quần vợt và một số môn thuộc khối kiến
thức chuyên sâu (môn TTNC). Lựa chọn, sắp xếp với mục đích để người
giáo viên TDTT “biết nhiều môn và giỏi một môn”.
Về phân bổ thời lượng đối với các môn học: Môn có thời lượng ít nhất

là 30 tiết (2 đơn vị học trình) và môn có thời lượng nhiều nhất là (60 tiết).
Phân bổ thời lượng có thể điều chỉnh cho phù hợp với mô hình đào tạo và
đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nội dung chương trình giáo dục phổ thông
(môn thể dục).
Về chương trình các môn học: Thiết kế nội dung trang bị kiến thức kỹ
năng - kỹ thuật thể thao, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài và phương
pháp dạy học các môn.
Phương pháp đánh giá: Đánh giá kiến thức và kỹ năng kỹ thuật thể thao
của người học (trình độ kỹ thuật, luật và thành tích thi đấu).
Về nội dung kiến tập và thực tập sư phạm: Thực hành sư phạm gồm: 32
tiết (4 tiết/tuần × 8 tuần); TTSP gồm: 150 tiết (19 tiết/tuần x 8 tuần).
1.4. Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng
trong chương trình đào tạo Đại học.
1.4.1. Một số khái niệm có liên quan
Chuẩn (Norm), Tiêu chuẩn (Stander), Tiêu chí (ISO), Kiến thức
(Knowledge), Kỹ năng (Skill), Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
cấp học.
1.4.2. Cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng
trong chương trình đào tạo đại học
1.4.2.1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học
Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà
người học cần có, đạt được mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm,
mô đun, đơn vị học trình, học phần...).
1.4.2.2. Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kĩ năng
Chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ
năng.
Có tính tối thiểu nhằm đảm bảo mọi người học cần phải và có thể đạt
được những yêu cầu cụ thể. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của
chương trình giáo dục.Thái độ của người học đối với các chủ đề của chương
trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Việc chỉ đạo dạy học,

kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất.


8

1.4.2.3. Các mức độ về kiến thức, kỹ năng: Về kiến thức, Về kỹ năng,
Mức độ cần đạt được về kiến thức.
1.5. Một số yêu cầu khi xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
TTNC điền kinh trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC.
1.5.1. Khái quát đặc điểm, vị trí, vai trò của môn Điền kinh trong
chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC.
Điền kinh là môn thể thao cơ bản trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản
bồi dưỡng phương pháp dạy học, tổ chức thi đấu và trọng tài. Biết dùng các
bài tập của môn điền kinh đã học được để phát triển thể chất và nâng cao năng
lực vận động. Sử dụng chiến thuật, tâm lý, vệ sinh trong thi đấu; trang bị kiến
thức và những hiểu biết về phương pháp huấn luyện, cách biên soạn tiến trình
- kế hoạch huấn luyện các môn TTNC điền kinh theo chu kỳ ngắn, trung bình,
dài. Nắm được các test, tiêu chuẩn, cách thức tuyển chọn, huấn luyện VĐV
đội tuyển thuộc tuyến phong trào, đội tuyển trường ...
1.5.2. Yêu cầu khi xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn TTNC điền kinh
Là căn cứ để: Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo và hướng dẫn dạy
học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học.
Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra,
đánh giá, sinh hoạt chuyên môn. Dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn điền kinh. Đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục. Đối với giáo viên.
1.6

. Mô hình chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo giáo viên
tại một số nước trên thế giới.

1.6.1. Mô hình chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo
giáo viên một số nước có nền giáo dục tiên tiến.
Theo Cộng hòa liên bang Đức, Australia, Anh, Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên
phong trong xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên
phổ thông, gồm 7 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn 1: Tìm hiểu học sinh. Tiêu chuẩn 2:
Biết (nắm vững) nội dung dạy học. Tiêu chuẩn 3: Đánh giá học sinh. Tiêu
chuẩn 4: Kế hoạch dạy học và triển khai hiệu quả đến từng học sinh. Tiêu


9

chuẩn 5: Tạo môi trường học tập. Tiêu chuẩn 6: Phối hợp và giao tiếp. Tiêu
chuẩn 7: Trách nhiệm và phát triển chuyên môn.
1.6.2. Mô hình chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo
giáo viên trong cộng đồng ASEAN
ASEAN xây dựng Khung tham chiếu trình độ với mục đích tạo điều kiện
so sánh, đối chiếu các trình độ xuyên quốc gia để: Hỗ trợ công nhận các trình
độ; Thúc đẩy học tập suốt đời; Thúc đẩy các hệ thống trình độ có chất lượng
cao hơn. Mô tả bậc AQRF gồm hai cấu phần chính: Kiến thức, kỹ năng; và
ứng dụng, trách nhiệm.
1.7. Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
Vấn đề này được trình bày cụ thể trong luận án từ trang 43-46.
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu là chuẩn kiến thức, kỹ năng chuyên môn và nội dung
giảng dạy môn TTNC điền kinh trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm
GDTC tại trường ĐHSP TDTT Hà Nội.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm đối tượng phỏng vấn: Là 150 cán bộ quản lý, giáo viên tại 50
trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc; các chuyên gia,
cán bộ quản lý, các giáo viên, HLV tại các đơn vị quản lý, đào tạo sinh viên
chuyên ngành sư phạm GDTC.
Nhóm đối tượng theo dõi ngang: Sử dụng nhằm kiểm tra, xác định cơ sở
khoa học của các nội dung, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba và
năm thứ tư trong chương trình đào tạo. Bao gồm: 372 sinh viên các khóa Đại
học 42, 43 và 44.
Nhóm đối tượng kiểm chứng: Xác định hiệu quả nội dung, tiêu chuẩn
đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên
năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư sau 1 năm học tập - tập luyện trong
chương trình đào tạo. Bao gồm: 283 sinh viên các khóa Đại học 44, 45 và 46.


10

2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên
cứu đã sử dụng 06 phương pháp nghiên cứu thường quy: Phương pháp phân
tích tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; Phương pháp chuyên
gia; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp kiểm tra sư phạm;
Phương pháp toán học thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu: Toàn bộ luận án được tiến hành nghiên cứu
từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2015 và được chia thành 3 giai đoạn.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Viện khoa học TDTT; Trường ĐHSP TDTT
Hà Nội; Các Sở GD&ĐT tại một số tỉnh, thành phố; Một số trường Đại học,
cao đẳng trên toàn quốc.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá và xác định tiêu chí, nội
dung chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh theo chương trình
đào tạo cử nhân sư phạm GDTC của trường ĐHSP TDTT Hà Nội
3.1.1. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá môn chuyên sâu điền
kinh của trường ĐHSP TDTT Hà Nội
Cấu trúc nội dung và kiểm tra đánh giá của môn học TTNC điền kinh từ
năm 2006 trở về trước, trình bày ở bảng 3.1. Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy:
Về hình thức kiểm tra: Từ năm 2006 trở về trước, việc kiểm tra - đánh giá
của môn học được xây dựng theo định kỳ và được tiến hành vào giai đoạn cuối
của mỗi kỳ học tập. Từ năm 2007 đến nay, được tiến hành theo chương trình
đánh giá học phần mà Bộ GD&ĐT quy định. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập môn học của các sinh viên ở cuối học kỳ là cơ sở kiểm định chất lượng
đào tạo của mỗi Nhà trường. Như vậy, đó là hình thức kiểm tra định kỳ được
áp dụng chủ yếu của mỗi môn học.
Về nội dung kiểm tra: Nội dung đánh giá kiến thức, kỹ năng môn học
này ở cuối các học kỳ phải được xác định trên cơ sở nội dung chương trình
giảng dạy của từng bộ môn trong đó có bộ môn Điền kinh.
Về đánh giá xếp loại cho điểm: Phương pháp xác định thông qua thứ
tự thành tích sinh viên đạt được trong thi đấu cá nhân, đồng đội qua một
số giải chuyên sâu hoặc giải truyền thống toàn trường; Phương pháp đánh
giá bằng nhận xét chủ quan của giảng viên.


11

Nhà trường đã rất được coi trọng các nội dung học tập và kiểm tra đã
phần nào thể hiện được tính toàn diện, trong đó bao gồm cả kiểm tra lý
thuyết lẫn thực hành kĩ thuật và phương pháp tổ chức trọng tài thi đấu.

Song qua điều tra thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá kết quả của
môn học Điền kinh những năm qua mất nhiều thời gian và cần nhiều
giảng viên cho một giờ kiểm tra. Tuy chưa được kiểm định khoa học
song phần nào đã đáp ứng được yêu cầu về công tác dạy và học của
chương trình môn học, về cơ bản đã đánh giá đúng năng lực của sinh
viên. Cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện
nay. Do vậy, phần nào còn chưa đánh giá chính xác và phản ánh đúng
trình độ năng lực của sinh viên. Các tiêu chí, hình thức kiểm tra đánh
giá kết quả học tập chưa mang tính toàn diện. Việc xây dựng “ Chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn chuyên sâu Điền kinh ” là việc làm cấp thiết,
không thể thiếu và chậm chễ hơn trong thực tiễn công tác dạy và học
theo chương trình đào tạo của nhà trường.


Bảng 3.1. Nội dung học tập và kiểm tra đánh giá của môn chuyên sâu
điền kinh cho sinh viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội
theo chương trình từ năm 2006 trở về trước
Chia ra

Tên học phần

Số tiết

1. Học phần chạy: (chạy cự ly
trung bình, ngắn, tiếp sức)

3 học trình
(84 tiết)

2. Học phẩn nhảy cao (bước

qua, nằm nghiêng, úp bụng)

3 học trình
(70 tiết)

14 tiết

3. Học phần nhảy xa (ngổi, ưỡn 2 học trình
thân)
(54 tiết)
4. Học phần ném đẩy (ném
3 học trình
bóng, lựu đạn, đẩy tạ vai,
(70 tiết)
lưng).
5. Chạy vượt rào
10 tiết

14 tiết

6. Nhảy tam cấp (3 bước)

8 tiết

7. Phóng lao

8 tiết

Nội dung kiểm tra
1. Phát triển thể lực chung

2. Chạy cự ly trung bình
3. Chạy cự ly ngắn 100 m
4. Chạy tiếp sức
5. Chạy vượt rào
6. Đi bộ thể thao
7. Nhảy cao nằm nghiêng
8. Nhảy cao úp bụng
9. Nhảy cao Lưng qua xà
10. Nhảy xa ưỡn thân
11. Nhảy ba bước
12. Ném lựu đạn, (bóng)
13. Đẩy tạ vai hướng ném
14. Đẩy tạ lưng hướng ném
15. Lý thuyết chuyên sâu

16. Các môn tự chọn: 100m,
N.cao, N.xa, Đẩy tạ

1
X
X

Ghi chú
Nội dung thi
Thực hành
kiểm tra
68 tiết
Chọn 1 nội
dung trong các
nội dung ở mỗi

học phần
56 tiết
Nhảy cao (bước
qua, nằm
nghiêng, úp
bụng)
40 tiết
Nhảy xa ( ngồi,
ưỡn thân)
54 tiết
Ném bóng, lựu
đạn, đẩy tạ vai,
đẩy tạ lưng
10 tiết Kiểm tra tự chọn


thuyết
16 tiết

16 tiết

8 tiết

2
X

8 tiết
Học phần
3
4

X
X

Nhảy tam cấp (3
bước)
Phóng lao
5
X

6
X

X
X

X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X

X

X

X


13

3.1.2. Xác định tiêu chí, nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC
điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC của trường
ĐHSP TDTT Hà Nội
3.1.2.1. Xác định tiêu chí xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC
điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC của trường
ĐHSP TDTT Hà Nội
Căn cứ lựa chọn tiêu chí xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng: Ngày
16/4/2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT quy
định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt
được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và
quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ (có hiệu lực từ ngày 01/6/2015), quy định rõ về khối lượng kiến
thức tối thiểu, yêu cầu về kỹ năng mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ đại học. Những căn cứ nêu trên là cơ sở quan trọng để xác định nội
dung, tiêu chí xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho
sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội (một phần cơ bản của chuẩn đầu ra đối
với sinh viên môn điền kinh chuyên ngành sư phạm GDTC).
3.1.2.2. Lựa chọn tiêu chí xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC
điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội

Kết quả phân tích các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sinh viên
môn TTNC điền kinh. Căn cứ ý kiến của chuyên gia, quá trình nghiên cứu đã
xác định được 16 tiêu chí xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền
kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội thuộc 2 nhóm:
Nhóm kiến thức chuyên môn (gồm 9 tiêu chí):
Kiến thức lý luận chuyên môn điền kinh; Năng lực sư phạm (giảng dạy huấn luyện); Trình độ thể lực chung, chuyên môn; Trình độ kỹ - chiến thuật các
môn điền kinh; Thành tích thi đấu; Phẩm chất về tâm lý, nhân cách người học;
Kiến thức, năng lực nghiên cứu khoa học; Trình độ ngoại ngữ bậc 2 (tương đương
A2 khung tham chiếu CEFR); Trình độ tin học (trình độ B hoặc tương đương).
Nhóm kỹ năng chuyên môn (gồm 7 tiêu chí):
Biên soạn chương trình, kế hoạch, giáo án giảng dạy; Tổ chức, quản lý giờ
học, giờ tập luyện; Tổ chức quản lý người học; Giáo dục đạo đức, lối sống,


14

nhân cách cho người học; Tổ chức thi đấu, trọng tài môn điền kinh; Tổ chức,
quản lý phong trào TDTT cấp cơ sở; Kỹ năng về công tác đoàn - đội.
3.1.2.3. Khảo sát thực trạng yêu cầu của xã hội đối với giáo viên TDTT
(môn điền kinh).
Với mục đích điều tra hiện trạng những yêu cầu của xã hội hiện nay đối
với giáo viên TDTT được đào tạo theo chuyên sâu điền kinh trong điều kiện
hiện nay, tiến hành phỏng vấn 150 các cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo và
các giáo viên hiện đang làm công tác quản lý, giảng dạy tại 50 trường phổ
thông các cấp trên phạm vi toàn quốc thông qua phương pháp phỏng vấn
bằng phiếu hỏi. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.4. Trên cơ sở kết
quả thu được ở bảng 3.4, nhằm xác định mức độ đồng nhất giữa kết quả 2
lần phỏng vấn trên, tiến hành xác định chỉ số Wilconson các nhóm yếu tố,
kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.5. Hầu hết các tiêu chí được đưa ra

khảo nghiệm đều được các ý kiến đồng ý lựa chọn (chiếm tỷ lệ trên 50%),
các ý kiến này tương đối đồng nhất lựa chọn ở cả 2 lần phỏng vấn. Như vậy
có thể thấy rằng, các yêu cầu của xã hội hiện nay đối với các giáo viên
TDTT được đào tạo chuyên sâu điền kinh, ngoài các kiến thức chuyên môn
và năng lực sư phạm, còn đòi hỏi rất cao đối với một số các kỹ năng nghề
nghiệp khác (Giá trị α = 0.05, giá trị W tính thu được đều > W α).
Bảng 3.4. Kết quả điều tra yêu cầu của nhà trường phổ thông đối với giáo viên thể dục
được đào tạo chuyên sâu điền kinh trên phạm vi toàn quốc (n = 150)
Kết quả phỏng vấn
TT

Nội dung phỏng vấn

Lần 1

Lần 2

n

%

n

%

I

Kiến thức chuyên môn:

1.


Kiến thức lý luận chuyên môn điền kinh.

150

100

150

100

2.

Năng lực sư phạm (giảng dạy - huấn luyện).

150

100

150

100

3.

Trình độ thể lực chung, chuyên môn.

150

100


150

100

4.

Trình độ kỹ - chiến thuật các môn điền kinh.

150

100

150

100

5.

Thành tích thi đấu.

150

100

150

100

6.


Kiến thức về tâm lý, nhân cách người học.

129

86.0

126

84.0

7.

Kiến thức, năng lực nghiên cứu khoa học.

131

87.3

132

88.0

8.

Trình độ ngoại ngữ bậc 2 (tương đương A2 khung
tham chiếu CEFR).

133


88.6

137

91.3


15
Kết quả phỏng vấn
TT

Nội dung phỏng vấn

Lần 1

Lần 2

n

%

n

%

135

90.0

130


86.6

9.

Trình độ tin học (trình độ B hoặc tương đương).

II

Kỹ năng chuyên môn:

1.

Biên soạn chương trình, kế hoạch, giáo án giảng dạy.

150

100

150

100

2.

Tổ chức, quản lý giờ học, giờ tập luyện.

150

100


150

100

3.

Tổ chức quản lý người học.

150

100

150

100

4.

Giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho người học.

138

92.0

134

89.33

5.


Tổ chức thi đấu, trọng tài môn điền kinh.

150

100

149

99.3

6.

Tổ chức, quản lý phong trào TDTT cấp cơ sở.

132

88.0

136

90.6

7.

Kỹ năng về công tác đoàn - đội.

90

60.0


82

54.6

Bảng 3.5. Giá trị chỉ số Willconson qua hai lần phỏng vấn
T
T

Các nhóm kiến thức, kỹ năng

W0.05



1.

Kiến thức chuyên môn.

143

96

2.

Kỹ năng chuyên môn.

146

96


3.1.2.4. Căn cứ ý kiến chuyên gia lựa chọn tiêu chí xây dựng chuẩn kiến
thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Từ kết quả thu được qua ý kiến chuyên gia, cho thấy: Hầu hết các nhóm
kiến thức, kỹ năng với các nội dung, tiêu chí đưa ra đều được các ý kiến tập
trung và đồng nhất lựa chọn với tỷ lệ rất cao (chiếm tỷ lệ trên 80.00%) ở cả 2
lần hội thảo. Còn lại 01 nội dung, tiêu chí thuộc nhóm kỹ năng chuyên môn:
Kỹ năng về công tác đoàn - đội thì hầu hết các ý kiến đều cho rằng nội dung kỹ
năng này là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cho
sinh viên ở tất cả các môn TTNC (ở mức giá trị α = 0.05, giá trị Wtính thu được
đều > Wα), nghĩa là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kế ở ngưỡng xác suất
P > 0.05. Quá trình nghiên cứu đã đi đến thống nhất và xác định được 15 tiêu
chí xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên
thuộc 2 nhóm: Nhóm kiến thức chuyên môn (gồm 9 tiêu chí): Kiến thức lý luận
chuyên môn điền kinh; Năng lực sư phạm (giảng dạy - huấn luyện); Trình độ
thể lực chung, chuyên môn; Trình độ kỹ - chiến thuật các môn điền kinh;
Thành tích thi đấu; Phẩm chất về tâm lý, nhân cách người học; Kiến thức, năng
lực nghiên cứu khoa học; Trình độ ngoại ngữ bậc 2 (tương đương A2 khung


16

tham chiếu CEFR); Trình độ tin học (trình độ B hoặc tương đương). Nhóm kỹ
năng chuyên môn (gồm 6 tiêu chí): Biên soạn chương trình, kế hoạch, giáo án
giảng dạy; Tổ chức, quản lý giờ học, giờ tập luyện; Tổ chức quản lý người học;
Giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho người học; Tổ chức thi đấu, trọng tài
môn điền kinh; Tổ chức, quản lý phong trào TDTT cấp cơ sở.
Các tiêu chí trên đây đều đảm bảo đủ độ tin cậy, được các nhà trường và
các chuyên gia làm công tác tổ chức, quản lý và đào tạo thừa nhận. Các tiêu chí
này có thể sử dụng để xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh

cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
3.1.3. Xác định nội dung xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
TTNC điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC của
trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
3.1.3.1. Lựa chọn nội dung kiểm tra đánh giá theo kiến thức, kỹ năng môn
TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội
Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC môn TTNC điền kinh được
triển khai đào tạo từ năm thứ hai đến hết năm thứ tư (gồm 06 học phần). Đối
tượng tham gia là sinh viên chuyên sâu điền kinh (được tuyển chọn thông qua
đăng ký nguyện vọng và sơ tuyển theo quy định của nhà trường). Căn cứ vào
mục tiêu của chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC trang bị cho sinh
viên bao gồm: Về kiến thức: Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội và nhân văn; Ngoại ngữ, tin học; Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về
TDTT ở bậc đại học; Cập nhật về khoa học giáo dục và sư phạm. Về kỹ năng:
Kỹ năng sử dụng phương pháp, công nghệ cơ bản, hiện đại để tiến hành công
việc chuyên môn về TDTT và dạy học môn Thể dục ở trường phổ thông; Kỹ
năng tự học và học tập suốt đời; Khả năng tư duy sáng tạo, cách tiếp cận khoa
học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học; Kỹ năng làm việc theo
nhóm và làm việc độc lập; Kỹ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm.
Để lựa chọn một cách khoa học, khách quan và chính xác các nội dung (test)
đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh theo học phần
cho sinh viên, quá trình nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn HLV, cán bộ
quản lý chuyên môn, chuyên gia, giảng viên môn điền kinh bằng phiếu hỏi.
Chỉ những nội dung (test) có kết quả phỏng vấn đạt từ 70% số phiếu trả lời
từ mức quan trọng đến rất quan trọng trở lên được chọn để kiểm nghiệm tiếp
theo.


Bảng 3.9. Kết quả xác định tính thông báo các Test đánh giá
theo chuẩn kiến thức,

kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên năm thứ hai
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
Học
phầ
n

I

Nam (n = 86)
Test

x ±δ

r

x ±δ

r

Kỹ thuật ném đĩa (điểm).
Kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà (điểm).

7.94±0.34
7.89±0.32

0.815
0.824

7.79±0.32
7.65±0.31


0.847
0.858

Ném đĩa toàn đà (m)
Nhảy cao lưng qua xà (m)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Hất tạ qua đầu ra sau (m)
Cooper Test (m)

II

Nữ (n = 45)

Kiến thức LL môn TTNC (điểm)
Kỹ thuật ném lao (điểm).
Kỹ thuật nhảy 3 bước (điểm).
Ném lao toàn đà (m).
Nhảy xa 3 bước (m)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Hất tạ qua đầu ra sau (m)
Cooper Test (m)
Kiến thức LL môn TTNC (điểm)

20.23±0.96
1.45±0.08
4.20±0.16
246.65±12.04

9.12±0.22
2887.55
±138.89
7.66±0.35
7.44±0.31
7.63±0.33
24.34±1.98
9.35±0.29
4.06±0.18
253.34±11.55
9.67±0.26
2987.78
±136.24
7.23±0.33

0.764 18.05±0.80 0.775
0.795 1.20±0.07 0.844
0.752 5.17±0.17 0.798
0.720 211.40±9.28 0.746
0.739 7.63±0.19 0.752
2331.70
0.818
0.853
±104.48
0.839 7.51±0.33 0.852
0.718 7.09±0.30 0.723
0.709 7.52±0.32 0.722
0.706 18.86±1.52 0.750
0.884 8.29±0.23 0.874
0.829 5.05±0.17 0.879

0.837 215.47±8.88 0.887
0.840 7.82±0.20 0.890
2541.11
0.817
0.867
±104.77
0.835 7.16±0.30 0.885

Bảng 3.10. Kết quả xác định tính thông báo các Test đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh
viên năm thứ ba
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
Học
phầ
n
III

Nam (n = 81)
Test
Kỹ thuật nội dung tự chọn
(điểm)
Thành tích nội dung tự chọn.
Chạy 30m XPC (s)

Nữ (n = 40)

x ±δ

r


x ±δ

7.17±0.33

0.847

7.04±0.30

3.98±0.17

0.853

4.91±0.17

r
0.81
5
0.81
8


Bật xa tại chỗ (cm)

259.77±10.66

0.852

221.51±9.74

9.78±0.21


0.798

7.97±0.23

Hất tạ qua đầu ra sau (m)

2989.11±121.6
0.746
9

Cooper Test (m)
Kiến thức LL môn TTNC (điểm)
Kỹ thuật nội dung tự chọn
(điểm)
Thành tích nội dung tự chọn

IV

0.817

7.47±0.34
7.21±0.22

2593.05±118.4
2
7.27±0.31
7.11±0.32

-


-

-

Chạy 30m XPC (s)

3.91±0.15

0.750

4.83±0.16

Bật xa tại chỗ (cm)

264.32±10.20

0.874

224.77±9.11

9.86±0.22

0.879

8.09±0.21

Hất tạ qua đầu ra sau (m)

3035.56±120.

0.837
06

Cooper Test (m)
Kiến thức LL môn TTNC (điểm)

0.83
9
0.75
2
0.72
0
0.86
7

0.890

7.61±0.33

2647.01±110.6
7
7.47±0.30

0.70
6
0.88
4
0.82
9
0.88

7
0.84
0

Bảng 3.11. Kết quả xác định tính thông báo các Test đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh
viên năm thứ tư
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Học
phần

V

VI

Test
Kỹ thuật nội dung tự chọn
(điểm)
Thành tích nội dung tự
chọn.
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Hất tạ qua đầu ra sau (m)
Cooper Test (m)
Kiến thức LL môn TTNC
(điểm)
Kỹ thuật nội dung tự chọn
(điểm)


Nam (n = 79)
x ±δ
r

Nữ (n = 41)
x ±δ

r

7.63±0.35

0.847

7.48±0.32

0.815

-

-

-

-

3.84±0.15
268.11±14.03
9.98±0.26
3145.55±151.30


0.853
0.852
0.798
0.746

4.72±0.15
227.47±10.82
8.16±0.23
2658.30±119.12

0.818
0.839
0.752
0.720

7.83±0.34

0.817

6.66±0.27

0.867

7.89±0.34

0.835

7.71±0.31

0.885



Thành tích nội dung tự
chọn.
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Hất tạ qua đầu ra sau (m)
Cooper Test (m)
Kiến thức LL môn TTNC
(điểm)

-

-

-

-

3.79±0.15
271.56±14.25
10.27±0.26
3196.44±153.7
5

0.874
0.879
0.837

4.67±0.15

229.51±11.04
8.27±0.22

0.884
0.829
0.887

0.890

2713.46±121.59

0.840

8.02±0.34

0.850

7.82±0.32

0.806


20

3.1.3.2. Xác định tính thông báo của hệ thống các test đánh giá theo kiến
thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Để xác định tính thông báo của các test đã lựa chọn, quá trình nghiên
cứu của luận án đã tiến hành xác định mối tương quan giữa các test đã lựa
chọn với kết quả học tập ở từng học phần tương ứng của sinh viên chuyên
sâu điền kinh (theo thang điểm 10) các khóa Đại học 42, 43 và 44. Kết quả

xác định hệ số thông báo trình bày ở các bảng 3.9 đến bảng 3.11 cho thấy:
Kết quả kiểm tra các test đã lựa chọn đều có mối tương quan với kết quả học
tập môn TTNC (với |r| > |0.6| với P < 0.05). Do vậy, các test lựa chọn đảm
bảo tính thông báo và có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT
Hà Nội theo từng học phần trong chương trình đào tạo.
3.1.3.3. Xác định độ tin cậy của hệ thống các test đánh giá
theo kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên
trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Nhằm mục đích xác định độ tin cậy của hệ thống các test đã qua khảo
nghiệm tính thông báo để đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng TTNC
điền kinh cho sinh viên. Quá trình nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra 2 lần
trong điều kiện quy trình, quy phạm như nhau và cùng một thời điểm, trên
cùng một đối tượng (bằng phương pháp test lặp lại - retest). Thời điểm kiểm
tra ở tuần đầu tiên và tuần thứ ba tháng 4/2012. Kết quả thu được cho thấy:
Tất cả các test đã qua kiểm tra tính thông báo trên đối tượng sinh viên (năm
thứ hai đến năm thứ tư) đều có hệ số tin cậy giữa 2 lần kiểm tra ở mức rất
cao (với r > 0.800 ở ngưỡng xác suất P < 0.05).
3.1.4 Bàn luận về tiêu chí, nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
TTNC điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC của
trường ĐHSP TDTT Hà Nội
- Yêu cầu của xã hội đối với giáo viên TDTT (môn điền kinh) phải đáp
ứng được các yêu cầu đặt ra (kết quả khảo sát ở bảng 3.1 đến 3.4 đã nêu ở
trên). Đó là điều tất yếu trong xã hội phát triển như hiện nay. Bộ GD&ĐT đã
định hướng giáo dục theo chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi
hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng
bởi họ chính là lực lượng trực tiếp đóng góp vào sự đổi mới này. Trong đó,
nhà giáo - Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục; Hiện nay, còn một số
đông nhà giáo mắc bệnh nghề nghiệp: Chạy theo lý thuyết kinh điển, bám



21

vào kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa không gắn với thực tiễn đời sống,
luôn cho mình là đúng, không coi trọng những đóng góp của đồng nghiệp,
khó chịu với những thắc mắc của học sinh; Không chịu lắng nghe, luôn đổ
lỗi cho học sinh, cha mẹ học sinh... và luôn cho mình là hoàn hảo. Một số
chưa thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục do coi thường
những đợt tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục tổ
chức. Hoặc tổ chức chưa thiết thực, còn hình thức do vậy họ không coi
trọng, thực hiện được tính chuyên nghiệp của nghề giáo.
- Quá trình nghiên cứu đã xác định hướng lựa chọn nội dung đánh giá
theo chuẩn, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh trong nghiên cứu và kiểm
nghiệm, đảm bảo ứng dụng trong thực tiễn thuận lợi và chính xác.
- Việc sử dụng phương pháp test sư phạm vừa đảm bảo đủ độ tin cậy,
đơn giản cách tiến hành, phù hợp chuyên môn của người kiểm tra, thiết bị
không phức tạp, có đơn vị đo tương đối chính xác và rất gần với hoạt động
chuyên môn của người học. Với 46 nội dung kiểm tra, đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng chuyên môn TTNC điền kinh (là những kiến thức chuyên
môn gắn với những yêu cầu thực tiễn) được lựa chọn đã đảm bảo thể hiện
mối tương quan chặt chẽ với kết quả học tập của đối tượng nghiên cứu (từ
0,80 trở lên).
3.2. Xây dựng chuẩn và tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng môn TTNC điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư
phạm GDTC của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
3.2.1. Xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC
điền kinh theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm
GDTC của trường ĐHSPTDTT Hà Nội
3.2.1.1. Cơ sở lý luận.

Hoạt động dạy học là một hoạt động đặc thù, tổng hợp năng lực sư
phạm của người thầy, thể hiện ở rất nhiều phương diện, sao cho việc truyền
giảng kiến thức đến sinh viên đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình dạy học là quá
trình đan xen, chi phối của nhiều yếu tố có quan hệ với nhau: Mục đích - nội
dung - phương pháp - phương tiện - hình thức dạy học - cách đánh giá kết
quả ..., đòi hỏi người dạy không những phải chuẩn về kiến thức cơ bản mà
còn phải chuẩn về kĩ năng sư phạm; Xây dựng hệ thống ngữ liệu cho bài
giảng; Kỹ năng phát vấn; Xây dựng hệ thống bài tập thực hành kỹ thuật; Tổ


22

chức hoạt động ngoại khoá; Tổ chức tình huống vấn đề; Kỹ năng lập graph;
Biên soạn giáo án.
3.2.1.2. Xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh theo
chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC của trường ĐHSP TDTT Hà
Nội
Trên cơ sở kết quả xác định như đã trình bày ở các mục trên, quá trình
nghiên cứu đã xác định được 02 nhóm tiêu chí:
Nhóm kiến thức chuyên môn (gồm 9 tiêu chí): Kiến thức lý luận chuyên
môn điền kinh; Năng lực sư phạm (giảng dạy - huấn luyện); Trình độ thể lực
chung, chuyên môn; Trình độ kỹ - chiến thuật các môn điền kinh; Thành tích
thi đấu; Phẩm chất về tâm lý, nhân cách người học; Kiến thức, năng lực
nghiên cứu khoa học; Trình độ ngoại ngữ bậc 2 (tương đương A2 khung
tham chiếu CEFR); Trình độ tin học (trình độ B hoặc tương đương).
Nhóm kỹ năng chuyên môn (gồm 6 tiêu chí): Soạn chương trình, kế
hoạch, giáo án giảng dạy; Tổ chức, quản lý giờ học, giờ tập luyện; Tổ chức
quản lý người học; Giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho người học.
Nhằm mục đích xác định mức độ phù hợp và tính khả thi về chuẩn kiến
thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên, quá trình nghiên cứu đã

tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi và hội thảo chuyên gia trực tiếp với các
cán bộ quản lý, các nhà sư phạm, các nhà chuyên môn, các giảng viên hiện
đang trực tiếp tham gia quản lý, tổ chức và giảng dạy môn điền kinh cho
sinh viên. Đồng thời, quá trình nghiên cứu đã đưa ra các mức độ ưu tiên ở 4
mức và thang điểm đánh giá kết quả phỏng vấn như sau:
Mức 1:
Rất phù hợp (rất khả thi)
3 điểm.
Mức 2:
Phù hợp (khả thi)
2 điểm.
Mức 3:
Bình thường
1 điểm.
Mức 4:
Không phù hợp (không khả thi) 0 điểm.
Khi xem xét đến tính khả thi trong điều kiện áp dụng chuẩn kiến thức,
kỹ năng với điều kiện thực tiễn đào tạo của trường ĐHSP TDTT Hà Nội cho
thấy: Đại đa số các ý kiến đều xếp ở mức độ khả thi cho đến rất khả thi
(chiếm tỷ lệ từ 86.67% đến 100% ở lần phỏng vấn thứ nhất; 87.33% đến
100% ở lần phỏng vấn thứ hai) trong các điều kiện quản lý đào tạo, kỹ thuật
và nguồn nhân lực của nhà trường hiện nay (Ở mức giá trị α= 0.05, giá trị
Wtính thu được đều > W α nghĩa là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất P > 0.05 giữa 2 lần phỏng vấn), hay nói một cách khác, kết


23

quả giữa 2 lần phỏng vấn đều có sự đồng nhất về ý kiến trả lời xác định mức
độ phù hợp, tính khả thi của chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh

cho sinh viên.
3.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội
3.2.2.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm.
Mục đích kiểm nghiệm các test được chọn nhằm xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh , đã tiến hành
nghiên cứu trên 372 sinh viên chuyên sâu điền kinh các khóa 42, 43 và 44
Đại học (trong đó gồm 246 sinh viên nam và 126 sinh viên nữ). Cả 372 sinh
viên trên đều được học tập và tập luyện theo chương trình môn học TTNC
điền kinh trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm GDTC do trường
ĐHSP TDTT Hà Nội xây dựng. Toàn bộ quá trình theo dõi và kiểm tra sư
phạm trên đối tượng nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 08 tháng
(tương ứng với 1 năm học) thông qua hệ thống các test đã lựa chọn.
3.2.2.2. So sánh sự khác biệt về các nội dung thể lực đánh giá theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP
TDTT Hà Nội
Trước khi tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên, quá trình nghiên cứu đã
tiến hành kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu thông qua 04 test thể
lực chung và chuyên môn đã lựa chọn. Kết quả kiểm tra trình bày ở bảng
3.20 - 3.21.
Bảng 3.20. So sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra đánh giá các nội dung thể lực theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên năm thứ hai
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (nam = 86; nữ = 45)
T
T

Test

1.


Chạy 30m XPC (s)

3.

Bật xa tại chỗ (cm)

5.

Hất tạ qua đầu ra sau (m)

7.

Cooper Test (m)

Giới
tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

x ±δ
Kết quả kiểm tra (
)
HP1

HP2
4.20±0.16
4.06±0.18
5.17±0.17
5.05±0.17
246.65±12.04 253.34±11.55
211.40±9.28
215.47±8.88
9.12±0.22
9.67±0.26
7.63±0.19
7.82±0.20
2887.5±138.8 2987.7±136.2
2331.70±104.48 2541.11±104.77

t

p

4.744
3.045
3.841
2.142
15.283
4.619
4.894
9.379

<0.05
<0.05

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05


24
Bảng 3.21. So sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra đánh giá các nội dung thể lực theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên năm thứ ba
Trường Đại học Sư phạm TDTT HÀ NỘI (nam = 81; nữ = 40)
TT

Test

1.

Chạy 30m XPC (s)

3.

Bật xa tại chỗ (cm)

5.
7.

Hất tạ qua đầu ra sau
(m)
Cooper Test (m)


Giới
tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

x ±δ

Kết quả kiểm tra (
)
HP3
HP4
3.98±0.17
3.91±0.15
4.91±0.17
4.83±0.16
259.77±10.66
264.32±10.20
221.51±9.74
224.77±9.11
9.78±0.21
9.86±0.22
7.97±0.23
8.09±0.21

t


P

2.448
2.217
2.776
2.496
2.388
2.034

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05

Nam 2989.1±121.6
3035.5±120.0 2.446 <0.05
Nữ 2593.05±118.42 2647.01±110.67 2.105 <0.05

Kết quả thu được qua kiểm tra các test thể lực chung và chuyên môn
được lựa chọn ở thời điểm kết thúc các học phần của đối tượng nghiên cứu
đều có khác biệt rõ (ttính đều > tbảng = 1.960 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05).
Kết quả so sánh thành tích kiểm tra ở 04 test thể lực lựa chọn theo các
học phần của đối tượng nghiên cứu cho thấy ở tất cả các test trên, thành tích
kiểm tra có sự phát triển theo chiều hướng tốt lên trong quá trình học tập - tập
luyện, điều đó có nghĩa là chương trình giảng dạy môn học TTNC điền kinh
có tác động tốt đến sự phát triển thể lực chung và chuyên môn của sinh viên.
Sự khác biệt đều đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất thống kê với P <

0.05. Các nội đánh giá trình độ thể lực chung và chuyên môn được lựa chọn
có khác biệt đáng kể ở các học phần khác nhau. Do vậy, không thể xây dựng
một thang điểm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (về nội dung thể lực)
chung cho các học phần trong chương trình đào tạo theo năm học, mà phải
xây dựng các tiêu chuẩn riêng theo từng nội dung, từng học phần riêng biệt.
3.2.2.3. Kiểm định tính phân bố chuẩn về các nội dung đánh giá theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP
TDTT Hà Nội
Từ kết quả thu được cho thấy:
Tất cả các test kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội đều có kết quả
tương đối tập trung Cv < 10%, sai số tương đối của số trung bình cộng đều


25

nằm ở phạm vi cho phép ε < 0.05, chỉ tiêu Wtính (Shapyro - Winki) đều >
Wbảng = 0.881 ở ngưỡng sác xuất P < 0.05.
3.2.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng môn TTNC điền kinh cho sinh viên trường ĐHSP
TDTT Hà Nội
Luận án tiến hành phân loại từng test đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn TTNC điền kinh (theo từng học phần riêng biệt) hoặc bằng cách
tính điểm theo thang độ C thành 5 mức: Tốt, khá, Trung bình, yếu, kém theo
quy tắc 2 xích-ma:
x
Tốt: > + 2δ;
x
x
Khá:> + 1δ đến + 2δ;

x
x
Trung bình: Từ - 1δ đến + 1δ;
x
x
Yếu: < - 1δ đến - 2δ;
x
Kém: < - 2δ.
Xác định điểm chuẩn tổng hợp đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn TTNC điền kinh cho đối tượng nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bảng điểm theo thang độ C
(thang điểm 10) cho từng nội dung kiểm tra đã lựa chọn trong đánh giá theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng (theo từng học phần riêng biệt) theo 5 mức: Tốt,
khá, trung bình, yếu và kém. Trong đó:
Loại Tốt: Từ 9 đến 10 điểm;
Loại Khá: Từ 7 đến < 9 điểm;
Loại Trung bình: Từ 5 đến < 7 điểm;
Loại Yếu: Từ 3 đến < 5 điểm;
Loại Kém: Từ 0 đến < 3 điểm.
Luận án đã tiến hành xác định ranh giới trên, ranh giới dưới ở các mức
phân loại đánh giá tổng hợp, trình bày ở các bảng 3.26 đến 3.29.
Kết quả của các bảng từ 3.26 đến 3.29 cho thấy: Tổng cả 6 học phần:
gồm 46 nội dung, tổng điểm theo thang độ C là 460 điểm.
Khi đánh giá xếp loại tổng hợp theo chuẩn để xác định đạt được tổng
điểm của một mức phân loại nào đó, không nhất thiết phải đạt được số điểm
từng chỉ tiêu, sao cho tổng điểm đạt được nằm trong khoảng xác định của


×