Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

quá trình hình thành và phát triển của hội liên hiệp phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.19 KB, 13 trang )

Trường Đại học Hoa Sen
Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức tổng quát
Lớp: DC119DV02 – 800

Môn học GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
GV: Vũ Thị Kim Hường

CHỦ ĐỀ
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT
NAM

Nhóm SV:
Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSSV:2150280

TP.HCM, Tháng 05/2016


ĐẠI HỌC HOA SEN

MỤC LỤC

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

2


ĐẠI HỌC HOA SEN

I.



TỔNG QUAN BẢO TÀNG

1. Vị trí địa lý
Bảo tàng nằm tại số 202 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3 ngay trung tâm Sài Gòn. Toà nhà này
nguyên là dinh cơ của Nguyễn Ngọc Loan - Giám đốc Tổng nha Cảnh Sát chế độ nguỵ quyền
Sài Gòn cũ. Năm 1984 được Nhà nước giao làm Nhà truyền thống Phụ nữ Nam Bộ. Sau đó
được xây thêm toà nhà 4 tầng và đổi thành Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

2. Lịch sử hình thành
Ra đời ngày 29/04/1985 – số 202 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ
Nam bộ là Nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của
các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của
Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau. Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ lúc bấy giờ chỉ
có diện tích 200m2 gồm 6 phòng trưng bày chuyên đề.
Ngày 8/3/1986, được Trung Ương Đảng và Nhà nước cho phép, Tổ sử Phụ nữ Nam
bộ khởi công xây dựng bảo tàng mới có diện tích 3.000m2 với sự ủng hộ tích cực về tiền bạc,
vật tư của của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các cá nhân, kiều bào, …
Ngày 18/05/1990, lễ khánh thành Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ được tổ chức trọng thể
trong không khí tưng bừng cả nước kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ.

3. Các phòng ban, nhân sự
Hiện nay, Bảo tàng có tổng diện tích sử dụng 5.410,5m2, một hội trường có sức chứa
gần 1.000 người và hệ thống kho bảo quản trên 700m2.

3


ĐẠI HỌC HOA SEN
Số lượng cán bộ, nhân viên tổng cộng là 36 người, 68% nhân viên có bằng đại học trở

lên. Bảo tàng có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 4 Phòng chức năng với tên gọi cũng chính là
công việc của phòng đó:






Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm - Trưng bày.
Phòng Tuyên truyền - Thuyết minh – Thư viện.
Phòng Kiểm kê - Bảo quản.
Phòng Hành chánh - Quản Trị.

4. Mục tiêu của bảo tàng
Mục tiêu chính và quan trọng nhất của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là giữ gìn, giáo dục
lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ miền Nam cho các thế hệ mai sau.

5. Hoạt động của bảo tàng
5.1. Giáo dục công chúng
Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ thực hiện công tác giáo dục và phổ biến tri thức khoa học
bằng nhiều hình thức khác nhau như hướng dẫn tham quan tại Bảo tàng, tổ chức trưng bày
chuyên đề, tổ chức những cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học, giao lưu, họp mặt; xây dựng các
chương trình sân khấu hoá, trình diễn trang phục phụ nữ qua các thời kỳ, giới thiệu hoạt động
Bảo tàng qua các phương tiện thông tin khác nhau: sách báo, truyền hình, truyền thanh, trực
tiếp vận động khách tham quan đến với Bảo tàng.

5.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Đối tượng nghiên cứu của Bảo tàng là người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng
nước và giữ nước trên các lĩnh vực kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội – quân sự v.v….
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất

nước và vai trò của họ trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

5.3. Công tác bảo quản
4


ĐẠI HỌC HOA SEN
Kho hiện vật Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ có diện tích 700 m2, quản lý trên 30.000 hiện
vật với khoảng 24 bộ sưu tập (trong đó có 6 bộ sưu tập quý hiếm) với nhiều chất liệu khác
nhau. Bảo tàng bảo quản và lập hồ sơ khoa học theo quy định của Cục Di sản Văn hóa.

5.4. Công tác sưu tầm
Với mục đích giới thiệu đến khách tham quan những đóng góp của các thế hệ phụ nữ
đối với đất nước trên nhiều lĩnh vực, Bảo tàng đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quý minh chứng
cho vai trò và vị trí của phụ nữ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, nhiều hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa như trang phục, trang sức,
đồ dùng trong sinh hoạt gia đình và sản xuất lao động của phụ nữ cũng được quan tâm sưu
tầm nhằm giới thiệu vai trò làm mẹ, làm vợ của phụ nữ trong gia đình.

II.

TỔNG QUÁT CÁC CHUYÊN ĐỀ
Bảo tàng hiện quản lý 31.360 hiện vật. Trong đó có 30.431 hiện vật trong kho và 929
hiện vật đang trưng bày; 16.739 hiện vật thể khối và 14.621 phim, ảnh, tài liệu khoa học phụ
các loại; gần 2/3 là hiện vật loại hình chiến tranh cách mạng với hơn 1/3 là hiện vật văn hóa
bao gồm nhiều chất liệu. Các hiện vật được chia thành 24 sưu tập theo chủ đề hoặc theo chất
liệu, trong đó có 6 sưu tập hiện vật quí hiếm.
Như giới thiệu ở trên, về cấu tạo nội dung trưng bày trong hệ thống trưng bày cố định
của bảo tàng có 11 chuyên đề sau:












Truyền thống của phụ nữ Việt Nam trước khi có Đảng
Bác Hồ với phụ nữ miền Nam và phụ nữ miền Nam với Bác Hồ
Quá trình hình thành và phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ miền Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau ngày thống nhất đất nước
Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị
Phụ nữ miền Nam trong các lực lượng vũ trang
Phụ nữ miền Nam trong công tác ngoại giao
Phụ nữ miền Nam trong các nhà tù thực dân – đế quốc
Tín ngưỡng thờ bà.

5


ĐẠI HỌC HOA SEN
 Trang phục, trang sức của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam
 Nghề dệt thủ công truyền thống
Đối với hệ thống trưng bày, ngoài trưng bày 11 chuyên đề cố định và nhiều trưng bày
chuyên đề và lưu động về lịch sử chống ngoại xâm và bảo vệ, phát huy di sản văn hóa dân tộc
của phụ nữ miền Nam. Hệ thống trưng bày bảo tàng có định kỳ chỉnh trang, nâng cấp. Năm

2005, Bảo tàng đưa vào trưng bày các chuyên đề về: tín ngưỡng thờ Mẫu, trang phục trang
sức phụ nữ các dân tộc ở miền Nam, làng nghề truyền thống … với phong cách trưng bày
mới đã thu hút được sự quan tâm của khách tham quan trong và ngoài nước.

III.

CHUYÊN ĐỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức được hình thành nhằm vì mục đích hoạt động vì sự
phát triển, bình đẳng cảu phụ nữ Việt Nam.

1. Lịch sử hình thành
 Dưới chế độ phong kiến phụ nữ ta là bị đối xử không công bằng, bị áp bức, bóc lột và phải
chịu nhiều bất công vì thế nên phụ nữ có yêu cầu được giải thoát và được tham gia cào cách
mạng. Phụ nữ đã tham gai vào nhiều phong trào như: phong trào Cần Vương, phong tròa
Đông Du,... Và có nhiều phụ nữ nổi tiếng: Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Thị Ái, Tôn Thị
Quế,...

 Từ 1927 có nhiều tở chức quần chúng dần hình thành và các tổ chức có tính chất riêng của
giới nữ:

• Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham
gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị
Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

6


ĐẠI HỌC HOA SEN

• Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều phụ nữ tham
gia vào giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã.

• Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập.Cương lĩnh đầu tiên đã ghi : “Nam nữ
bình quyền”. Từ đây Đảng mới nhận ra vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam và đề ra
nhiệm vụ giải phóng phụ nữ. Và vì thế Ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức
được thành lập

Hình 1: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

2. Quá trình phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
 Ngày 20 tháng 10 năm 1946 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được hình thành gồm nhiều
đoàn thể phụ nữ trong đó Đoàn Phụ nữ Cứu quốc là tổ chức lãnh đạotrụ cột, góp phần vào
thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp.

 Ngày 18-29/4/1950:Bà Lê Thị Xuyến được bầu là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế.

 Ngày 8/3/1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập đây
là tổ chức phân nhánh độc lập của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Và Bà Nguyễn Thị Định

7


ĐẠI HỌC HOA SEN
được bầu làm Chủ tịch.Bức trướng với 8 chữ vàng: “ Anh hùng bất khuất trung hậu đảm
đang” của Bác Hồ trao tặng cho phụ nữ miền Nam vào ngày 8/3/1965 tại vùng căn cứ Dương
Minh Châu.

Hình 2: Bảng trướng 8 chữ vàng


 Năm 1976, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam hợp nhất thành Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam.

 Từ 1976 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lớn mạnh không ngừng, là tổ chức chính
trị- xã hội nòng cốt, đóng góp to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, Hội
đã đạt được những bước tiến dài trên con đường tạo lập vị thế bình đẳng cho phụ nữ Việt
Nam.

3. Tổ chức
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân
chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.

8


ĐẠI HỌC HOA SEN
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gồm 4 cấp:





Trung ương
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh)
Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là



cấp huyện)

Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở)

4. Ban lãnh đạo đương nhiệm
 Chủ tịch: Nguyễn Thị Thu Hà Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa XII.

Hình 3: Nguyễn Thị Thu Hà
 Phó Chủ tịch: Hoàng Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực


Nguyễn Thị Tuyết,



Bùi Thị Hòa,

9


ĐẠI HỌC HOA SEN


Trần Thị Hương.

IV. NHẬN XÉT

Trong suốt những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã làm tốt chức năng
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
chính đáng của phụ nữ. Trình độ, năng lực, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội
ngày càng được nâng lên. Công tác gia đình ngày càng được quan tâm, điều kiện sống của

các gia đình đã được cải thiện đáng kể. Qua đó góp phần tạo điều kiện phát triển trên tất cả
các lĩnh vực lao động sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội ở địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, trong
những năm qua, cùng với việc giúp chị em có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực về mọi
mặt, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động tuyên truyền để nâng cao
nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội, các
cấp Hội đã vận động chị em hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động
sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với các Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng gia đình văn hóa”, Cuộc vận động ”Xây
dựng gia đình 5 không 3 sạch” góp phần chủ động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,
“Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”… Đến nay, phong trào, các cuộc vận động đã ngày
càng phát triển sâu rộng trên toàn quốc, được đông đảo chị em nhiệt tình hưởng ứng.
Trải qua 10 kỳ Đại hội Đại biểu với số hội viên ngày càng tăng, ta có thể thấy được
vai trò quan trọng của Hội Liên hiệp Phụ Nữ trong việc thành lập Hội, duy trì Hội qua các
hoạt động cũng như tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của người dân về bình đẳng giới. Từ
ngày thành lập đến nay Hội luôn phấn đấu cho mục tiêu “Vì sự bình đẳng, tiến bộ và hạnh
phúc của phụ nữ”. Thông qua quá trình hoạt động luôn được đổi mới và thiết thực của mình,
Hội đã gặt hái được nhiều thành quả, nâng cao vị trí của người phụ nữ trong nhận thức của

10


ĐẠI HỌC HOA SEN
người dân đồng thời khẳng định tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển của
quốc gia.
Chúng tôi thầm cám các Bà, các Mẹ, các Chị, các Cô, những người phụ nữ đã mang
đến cho thế hệ trẻ niềm tự hào về quá trình hoạt động không ngừng để người phụ nữ Việt
Nam có cuộc sống bình đẳng và tiến bộ. Từ đó gián tiếp nhắc nhở chúng tôi phải sống, học
tập, lao động tốt, có trách nhiệm hơn với hiện tại và tương lai.


V. KIẾN NGHỊ

Để nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận
động phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đảng
viên phải thấm nhuần quan điểm của Đảng về việc đổi mới và tăng cường công tác vận động
phụ nữ trong tình hình mới; tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ, của Hội
Phụ nữ; quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ, về Kế hoạch hành động vì sự tiến
bộ của phụ nữ.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của Hội Liên hiệp
Phụ nữ để cán bộ, đảng viên, đoàn thể xã hội thừa nhận vị thế của họ, tổ chức của họ trong
quá trình phát triển xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc nhận thức đúng đắn của cấp ủy
đảng, chính quyền về công tác vận động phụ nữ, về Hội Phụ nữ, vị trí, vai trò của phụ nữ là
điều kiện căn bản dẫn tới sự thành công của phong trào phụ nữ.

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Nhận vì đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn chúng tôi hoàn thành báo cáo này. Qua môn học và chuyến tham quan bảo tàng,
chúng tôi đã có được những kiến thức và nhận định đúng đắng về vị trí và vai trò của người

11


ĐẠI HỌC HOA SEN
phụ nữ trong xã hội, cùng với đó là mối liên hệ giữa bình đẳng giới và sự phát triển của một
quốc gia.
Cuối cùng, dù nhóm đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót. Mong cô đóng
góp ý kiến, nhận xét để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn ở những lần sau.
Chúc cô nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.


12


ĐẠI HỌC HOA SEN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trang thông tin Điện tử của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, www.baotangphunu.org.vn.
2 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
/>%E1%BB%A5_n%E1%BB%AF_Vi%E1%BB
%87t_Nam#Th.E1.BB.9Di_k.E1.BB.B3_1975-1985.
3 Dương Thủy, Quá trình thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2012,
/>4 Tiến Loan, Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong triển khai thực hiện chiến
lược

phát

triển

gia

đình

Việt

Nam,

2015,


ia-

vungtau.gov.vn/web/guest/tin-tuc/-/brvt/extAssetPublisher/content/2230640/vai-trocua-hoi-lien-hiep-phu-nu-cac-cap-trong-trien-khai-thuc-hien-chien-luoc-phat-triengia-dinh-viet-nam
5 ThS. Nguyễn Thị Hà Tân, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác vận động
phụ

nữ





Tĩnh

hiện

nay,

2015,

/>distribution=32273&print=true.

.::HẾT::.

13



×