Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Ứng dụng Mapsubject GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.25 KB, 65 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là
tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, hội
nhập và phát triển tạo ra những bước đi và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất
cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rõ. Vì vậy, các mối quan hệ đất
đai ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin về đất đai
để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những biện pháp quản lý, sử dụng tối ưu,
đem lại quyền lợi cho người sử dụng đất và lợi ích của quốc gia.
Trước đây, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các cấp tỉnh, huyện, xã
được thành lập chủ yếu bằng các phương pháp truyền thống, tốn rất nhiều thời
gian, sức lực, kinh phí. Trong những năm qua, Công nghệ thông tin (CNTT)
có những bước phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực
Đo đạc và Bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý - GIS xây dựng và xử lí CSDL
bản đồ không gian và thuộc tính, giúp cho công tác xây dựng, cập nhật và
chỉnh lí bản đồ mang lại hiệu quả cao, các nhà quản lí, nghiên cứu và điều tra
nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và đồng bộ trên diện rộng.
Đức Trọng là huyện cửa ngỏ vào thành phố Đà Lạt nằm ở vị trí đầu
mối giao thông quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, có vai trò lớn trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xã Tân Hội thuộc huyện Đức Trọng là một
trong 11 xã của cả nước, đại diện cho vùng Tây Nguyên được Trung ương
chọn thí điểm xây dựng mô hình Nông thôn mới trong thời kỳ CNH-HĐH
giai đoạn 2009 – 2011. Sự chuyển biến to lớn trên mọi mặt kinh tế - xã hội –
văn hóa nên đã dần thay đổi về diện mạo của xã, từ đó việc sử dụng đất có
nhiều thay đổi và biến động. Nhằm thực hiện công việc quản lý đất đai trên
địa bàn xã một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm, việc ứng dụng GIS vào
công tác thành lập bản đồ hiện trạng trở nên hết sức cần thiết, làm cơ sở cho
việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất phục vụ tốt
nhất cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1



Từ những phân tích nêu trên, tác giả đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng
GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tân Hội, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng” là sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sau này.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái quát bản đồ HTSDĐ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất tại một thời điểm xác định, là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời
điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt là
đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên
cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước.
-

a) Mục đích
Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý

đất đai.
- Làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra
việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
- Làm tài liệu tham khảo cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình,
đặc biệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,…
b) Yêu cầu
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đầy đủ, chính xác hiện

trạng phân bổ các loại đất theo mục đích sử dụng đất, đối tượng quản lý sử
dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai theo phạm vi địa giới hành chính đã
xác định theo Chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được xây dựng theo đúng tỷ lệ đã
quy định ở dạng số. Nội dung thể hiện trên bản đồ tuân thủ đúng ký hiệu quy
định thành lập bản đồ hiện trạng tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT.

3


c) Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã:
-

Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính (BĐĐC) hoặc BĐĐC cơ sở.
Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải cao

đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao.
- Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước.
d) Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:
- Cơ sở toán học gồm khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến,
chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
- Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp;
-

Ranh giới các khoanh đất;

-

Địa hình;


-

Thủy hệ và các đối tượng có liên quan;

-

Giao thông và các đối tượng có liên quan;

-

Các yếu tố kinh tế, xã hội;

-

Các ghi chú, thuyết minh.
e) Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (1)

-

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên mặt phẳng chiếu

hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999.
- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước
ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm.
- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biên tập, tổng
hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất.
- Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi
cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng.


1() Tham khảo chi tiết tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường
4


f) Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định sau:
Bảng 1.1: Tỉ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp
Đơn vị hành chính
Cấp xã

Cấp huyện
Cấp tỉnh

Diện tích tự nhiên (ha)
Dưới 120
Từ 120 đến 500
Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

Cấp vùng
Cả nước

Tỷ lệ bản đồ

1: 1000
1: 2000
1: 5000
1: 10000
1: 5000
1: 10000
1: 25000
1: 25000
1: 50000
1: 100000
1: 250000
1: 1000000

(Điều 16- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT)

1.1.2. Hệ thống thông tin địa lý GIS
a) Định nghĩa GIS
Geographic Information System (GIS) là một hệ thống kết hợp giữa con
người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân
tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản
lý nhất định.
GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau đây:
-

Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các
nguồn khác.

-

Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn CSDL.


-

Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm các dữ liệu thống kê và dữ
liệu không gian.

-

Lập báo cáo, bao gồm các bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế
hoạch.
b) Lịch sử của GIS:

5


Lịch sử của GIS bắt đầu khá sớm, khoảng 15500 năm trước với những
hình vẽ trên hang động gần Lascux của thợ săn Cro-Magnon. Những hình vẽ
này là 1 phiên bản đơn giản của các cấu trúc GIS hiện đại với 2 yếu tố, với
các thông tin minh họa đi kèm.
Tiền thân trực tiếp của GIS là hệ thống CGIS (Canada Geographic
Information System) ra đời năm 1962, bởi tiến sĩ Roger Tomlinson. Hệ thống
này nhằm giúp cho cơ quan quản lí và kiểm kê đất Canada CLI (Canada Land
Inventory) lưu trữ, quản lí, phân tích và xuất bản các thông tin về đất, thế giới
hoang dã, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tình trạng sử dụng đất ở
Canada.
Năm 1964, tại Havard Graduate School of Design, Howard T Fisher đã
sáng lập nên LCGSA (Laboratory for Computer Graphics and Spatial
Analysis), là nơi đề xuất các khái niệm lí thuyết quan trọng cho việc mô tả
không gian. Và đến năm 1970, tại đây đã phát triển những hệ thống phần
mềm như SYMAP, GRID, ODYSSEY; những hệ thống này đã truyền cảm

hứng cho rất nhiều trung tâm nghiên cứu, trường khoa.
Năm 1968 hội Địa lý Quốc tế đã quyết định thành lập Uỷ ban thu nhận
và xử lý dữ liệu địa lý nhằm mục đích phổ biến kiến thức lĩnh vực này trong
những năm tiếp theo.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX còn được đánh dấu bởi sự phát triển
mạnh mẽ của các hệ xử lý ảnh và của kỹ thuật ảnh viễn thám.
Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay
đã được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp,
quản lý rừng, lưu trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô
thị... Tuy nhiên các ứng dụng có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vực
lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ bằng công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS
thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết định hầu như mới dừng ở
mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa vào ứng dụng
chính thức.
6


c) Cơ sở dữ liệu GIS
CSDL GIS là một nhóm xác định các dữ liệu trong một cấu trúc của một
phần mềm quản lý CSDL, đó là tập hợp của các dữ liệu không gian và phi
không gian.
- Dữ liệu không gian: là những mô tả số của hình ảnh bản đồ (điểm,
đường, vùng, ghi chú), chúng bao gồm tọa độ, quy luật và các ký hiệu dùng
để xác định một hình ảnh cụ thể trên bản đồ.
- Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính): diễn tả đặc tính, số lượng,
mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng (thuộc tính,
tham khảo địa lý, chỉ số địa lý, các quan hệ không gian).
Dữ liệu không gian có hai dạng cấu trúc: raster và vector.
- Mô hình dữ liệu vector: biểu diễn các đặc trưng địa lý bằng các phần
tử đồ họa cơ bản (điểm, đường, đa giác, bề mặt ba chiều và khối trong 3D).

- Mô hình dữ liệu raster: biểu diễn các đặc trưng địa lý bằng các điểm
ảnh.
Chuyển đổi dạng dữ liệu raster và vector:
Phần lớn các hệ thống GIS trên cơ sở vector đều sử dụng thiết bị đồ họa
trên công nghệ raster. Mỗi khi hiển thị dữ liệu vectơ trên màn hình, máy in...
thì phải raster hóa nhờ các giải thuật biến đổi vector– raster.
Quá trình biến đổi mô hình dữ liệu vector sang dữ liệu raster gọi là raster
hoá. Biến đổi từ raster sang mô hình vector là vector hoá. Raster hoá là tiến
trình chia đường hay vùng thành các ô vuông (pixcel). Ngược lại, vector hoá
là tập hợp các pixcel để tạo thành đường hay vùng. Nết dữ liệu raster không
có cấu trúc tốt, thí dụ ảnh vệ tinh thì việc nhận dạng đối tượng sẽ rất phức tạp.
d) Các thành tố của hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống GIS bao gồm năm thành tố chính: con người, phương pháp,
công cụ phần cứng, phần mềm và dữ liệu.

7


Hình 1.1: Các thành tố của GIS
e) Chức năng của hệ thống thông tin địa lý
Các chức năng của GIS có thể chia làm năm loại như sau:
-

Thu thập dữ liệu.

-

Xử lý sơ bộ dữ liệu.

-


Lưu trữ và tuy nhập dữ liệu.

-

Tìm kiếm và phân tích không gian

-

Hiển thị đồ họa và tương tác.
f) Nguyên tắc hoạt động:
GIS lưu trữ thông tin từ thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên
đề có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Điều này đơn giản nhưng
vô cùng quan trọng và là một công cụ đa năng đã được chứng minh và rất
quan trọng, rất có giá trị trong việc giải quyết các vấn đề thực tế…

8


Số liệu vào

Xử lý số liệu
Phân tích mô hình hoá
Quản lý số liệu

Số
liệu ra

Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc hoạt động của GIS


g) Ứng dụng thực tế của GIS
Nhờ những khả năng phân tích và xử lý đa dạng, kỹ thuật GIS hiện nay
được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, được xem là "công cụ hỗ trợ
quyết định” (decision - making support tool). Một số lĩnh vực được ứng dụng
chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới là:
- Nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường :
+
+
+
+

Quản trị rừng (theo dõi sự thay đổi, phân loại...).
Quản trị đường di cư và đời sống động vật hoang dã.
Quản lý và quy hoạch đồng bằng ngập lũ, lưu vực sông.
Bảo tồn tài nguyên đất, nghiên cứu các vấn đề về đất, xây dựng bản đồ và

+
+
+
+

thống kê chất lượng thổ nhưỡng.
Phân tích các biến động khí hậu, thuỷ văn và các tác động môi trường.
Quản trị sở hữu ruộng đất, quy hoạch và đánh giá sử dụng đất đai.
Quản lý chất lượng nước
Quản lý, đánh giá và theo dõi dịch bệnh.
- Nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Quản lý dân số.
+ Quản trị mạng lưới giao thông (thuỷ - bộ).

+ Quản lý mạng lưới y tế, giáo dục, quản lý đô thị và các công trình công

cộng.
+ Điều tra, quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng và có hiệu quả cao trong lĩnh vực địa
chính.
- Nghiên cứu hỗ trợ các chương trình quy hoạch phát triển:
+ Đánh giá khả năng thích nghi cây trồng, vật nuôi và động vật hoang dã.
+ Định hướng và xác định các vùng phát triển tối ưu trong sản xuất nông
nghiệp.
+ Hỗ trợ quy hoạch và quản lý các vùng bảo tồn thiên nhiên.
+ Đánh giá khả năng và định hướng quy hoạch các vùng đô thị, công nghiệp
lớn.
9


- Trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Thổ nhưỡng: Xây dựng các bản đồ đất, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ

đất thích hợp…, đặc trưng hoá các lớp phủ thổ nhưỡng.
+ Trồng trọt: Xác định khả năng thích nghi của các loại cây trồng, sự thay đổi
của việc sử dụng đất, xây dựng các đề xuất về sử dụng đất.
+ Quy hoạch thuỷ văn và tưới tiêu: Xác định hệ thống tưới tiêu, lập thời biểu
tưới nước, tính toán sự xói mòn/ bồi lắng trong hồ chứa nước, nghiên cứu
đánh giá ngập lũ.
+ Kinh tế nông nghiệp: Điều tra dân số / nông hộ, thống kê, khảo sát kỹ thuật
canh tác, xu thế thị trường của cây trồng, nguồn nông sản hàng hoá.
+ Phân tích khí hậu: Hạn hán, lũ lụt và các yếu tố thời tiết, thống kê.
+ Mô hình hoá nông nghiệp: Ước lượng, tiên đoán năng suất cây trồng, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, thống kê, xác định vùng phân bố, khảo sát và theo dõi
diễn biến, dự báo dịch bệnh.

h) Ứng dụng trong công tác xây dựng bản đồ
Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay được
ứng dụng trong đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đất đai…
Thực chất việc tạo bản đồ bằng GIS là biến đổi các dữ liệu đầu vào thành
dạng số để GIS có thể hiểu và xử lý, xây dựng thành bản đồ với sự trợ giúp
của máy vi tính. Đây là cả một quá trình xử lý đòi hỏi người sử dụng phải biết
nhiều chương trình máy tính. Thông tin được nhập vào qua một phần mềm
chuyên dụng, đảm bảo độ chính xác. Mỗi một chương trình phần mềm trong
hệ thống GIS có một chức năng riêng không thể thiếu để có thể tạo ra được
một tờ bản đồ thành quả.
Để làm bản đồ, đầu vào của GIS có thể là các số liệu đo đạc ngoại
nghiệp, bản đồ hoặc ảnh, thông qua các qúa trình xử lý, đầu ra của GIS là bản
đồ, bảng biểu thống kê không gian như điểm, đường, diện tích, chu vi cùng
các thông tin của các loại đối tượng. Đặc biệt các bản đồ chuyên đề thể hiện
các nội dung chuyên ngành khác nhau sử dụng cho nghiên cứu khoa học và
phục vụ các ngành sản xuất tương ứng trong nhiều lĩnh vực.
1.2 Cơ sở pháp lý
10


- Luật đất đai 2013 do Quốc hội Khóa XIII đã thông qua tại kỳ họp thứ 6
ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật đất đai.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ;
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai

thác hệ thống thông tin đất đai.
- Thông tư 973/2001/TT-TCĐC hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ
tọa độ quốc gia VN – 2000.
- Chỉ thị 21/CT – TTg ngày 1/8/2014 về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
- Kế hoạch 02/KH – BTNMT ngày 16/9/2014 thực hiện kế hoạch kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo chỉ thị số 21/CT
– TTg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Kế hoạch số 5021/KH-UBND ngày 25/9/2014 của UBD tỉnh Lâm
Đồng về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Công văn số 5310/UBND – ĐC ngày 9/10/2014 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Hướng dẫn 546/ TCQLĐĐ – CKSQLSDĐĐ của Tổng Cục quản lí đất
đai về thực hiện một số nội dung và cung cấp phần mềm kiểm kê đất đai năm
2014.
- Hướng dẫn 1592/ TCQLĐĐ – CKSQLSDĐĐ của Tổng Cục quản lí đất
đai về thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
11


1.3 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành như Địa chất, địa lý, Trắc
địa bản đồ, quy hoạch đô thị, Bảo vệ môi trường đều quan tâm tới GIS và
khai thác chúng với những mục đích riêng biệt bởi vì: GIS là một hệ thống tự
động quản lý, lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu chuyên ngành với sự phát triển của
máy tính, đặc biệt chúng có khả năng biến đối dữ liệu mà những công việc
này không thể thực hiện bằng phương pháp thô. GIS có khả năng chuẩn hóa
ngân hàng dữ liệu để có thể đưa vào các hệ thống xử lý khác nhau, cung cấp

những thông tin mới nhất và chính xác nhất cho người sử dụng cùng với khả
năng dự đoán diễn biến theo thời gian. Đồng thời GIS cho sự biến dạng thông
tin là ít nhất.
Theo các tài liệu thống kê của Tổng cục địa chính: vào năm 2000 các
bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh đều được lưu trữ và quản lý sử dụng ở
dạng số và chuyển tải lên tổng cục để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
toàn quốc và quy định sử dụng phần mềm đồ hoạ MicroStation cùng với một
số phần mềm hỗ trợ. Với mục tiêu chủ yếu là phải tạo ra sản phẩm bản đồ bảo
đảm chất lượng với giá thành hạ, họ đã đi vào nghiên cứu dây chuyền sản
xuất bản đồ số để đưa ra một quy trình sản xuất bản đồ với đầu vào là bản đồ
kết hợp với tài liệu viễn thám và kết quả đạt được rất đáng khả quan.
Trong công tác xây dựng quản lý bản đồ, GIS có một số thuận tiện sau:
-

Tạo một bản đồ trên nền một bản đồ cũ nhanh và rẻ hơn.

-

Với các bản đồ chuyên đề chỉ mô tả về một chuyên đề nào đó thì cho phép
chồng xếp các lớp thông tin sẽ cho một bản đồ mới với mục đích tổng quát
hơn và chứa đựng nhiều thông tin hơn

-

Thuận tiện trong việc tạo và cập nhật bản đồ khi dữ liệu đã ở dạng số.

-

Thuận tiện đối với phân tích dữ liệu mà dữ liệu đó yêu cầu tương tác giữa
phân tích thống kê với bản đồ.


12


-

Tối thiểu hóa việc sử dụng bản đồ như là nơi lưu trữ dữ liệu (chỉ cần sử dụng
một lệnh đơn giản nào đó sẽ làm xuất hiện bản thông tin thay cho các ký hiệu
trên mặt bản đồ).

-

Việc tra cứu các thông tin trên bản đồ được thực hiện nhanh và chính xác.

-

Rất thuận lợi trong việc tổng hợp thống kê các dữ liệu thuộc tính.

13


Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu

2.1.1 Mục tiêu chung
Ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Tân
Hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu cách sử dụng, ứng dụng của phần mềm chuyên ngành phục

vụ cho thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, đánh giá nguồn cơ
sở dữ liệu hiện có tại địa phương.
- Làm kết quả phục vụ các yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất
đai; xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm tăng cường quản lý Nhà
nước về đất đai.
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản, các quy định quy phạm pháp luật liên quan thành lập bản
đồ hiện trạng đất đai.
- Các loại hình sử dụng đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt nội dung: Ứng dụng GIS và ảnh vệ tinh từ nguồn
Google Earth để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 5/2016.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Tân Hội,
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 3/2016 đến tháng 6/2016.

14


2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến các loại hình sử dụng đất.
- Tình hình quản lí Nhà nước về đất đai và đánh giá chất lượng của
nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng.
- Ứng dụng GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá kết quả thành lập bản đồ và khả năng ứng dụng của GIS.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập: Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan để thành
lập bản đồ HTSDĐ:
+ Số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương từ Báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2010-2015) của UBND xã
Tân Hội.
+ Số liệu về tình hình hiện trạng sử dụng đất tại địa phương năm 2014 từ
Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Tân Hội,
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng của Văn phòng đăng kí đất đai tỉnh Lâm
Đồng.
+ Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính dạng số, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất 2014.
+ Tài liệu pháp lý liên quan, các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm,
khai thác thông tin đất đai.
- Phương pháp thực địa: Điều tra khoanh vẽ ngoài thực địa từ ảnh vệ
tinh thu nhận từ Google Earth kết hợp điều tra khảo sát thực địa để rà soát
chỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp sử dụng đất
chưa thể hiện.
- Phương pháp phân tích: Thống kê, phân tích các thông tin về dữ liệu
thuộc tính của thửa đất để cập nhật vào bản đồ. Từ các số liệu, tài liệu, bản đồ
15


thu thập được tiến hành thống kê, phân tích các số liệu theo bảng biểu và biểu
đồ làm cơ sở cho so sánh tổng hợp.
- Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ địa chính là nền cơ sở kết hợp
với sử dụng ảnh vệ tinh từ Google Earth đối chiếu thực địa để đảm bảo các
yếu tố nội dung của bản đồ hiện trạng được thể hiện đầy đủ, theo đúng cơ sở
toán học của bản đồ, đúng theo các chuẩn quy định về hệ quy chiếu, khuôn
dạng dữ liệu, về tổ chức và phân lớp thông tin các đối tượng.

- Phương pháp ứng dụng GIS: Ứng dụng một số phần mềm tin học để
biên tập, thành lập bản đồ HTSDĐ và lập cơ sở dữ liệu thuộc tính cho các
thửa đất như Micro Station, MapSubject 2015, ArcGis..
2.3.2.2. Quy trình xây dựng, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bao gồm 2 quy trình.
a) Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa
chính cấp xã theo quy trình của Bộ tài nguyên môi trường đưa ra. Gồm có 6
bước sau :
- Bước 1 : Xây dựng thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
- Bước 2 : Công tác chuẩn bị
- Bước 3 : Công tác ngoại nghiệp
- Bước 4 : Biên tập tổng hợp
- Bước 5 : Hoàn thiện và in bản đồ
- Bước 6 : Kiểm tra, nghiệm thu

16


Sơ đồ 2.1 : Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã bằng phương pháp sử
dụng bản đồ địa chính.

17


Khảo sát, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu
Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình
Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

Thành lập bản đồ nền từ BĐĐC
Công tác chuẩn bị


Lập kế hoạch chi tiết
Vạch tuyến khảo sát thực địa

Điều tra, đối soát, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa l
Công tác ngoại nghiệp

Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý các yếu tố nội dung HTSDĐ

Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, chỉnh lý ngoài thực địa
Chuyển các yếu tố nội dung HTSDĐ lên bản đồ nền
Biên tập tổng hợp
Tổng quát hoá các yếu tố nội dung bản đồ

Biên tập, trình bày bản đồ
Kiểm tra thành lập bản đồ
Hoàn thiện và in bản đồ

In bản đồ
Viết báo cáo thuyết minh
Kiểm tra, nghiệm thu

Kiểm tra, nghiệm thu

Đóng gói, giao nộp sản phẩm

18


b) Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng

đất dạng số theo các bước:
Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng bản đồ HTSDĐ trên nền bản đồ địa
chính và bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình

Bản đồ địa chính
Chồng xếp

Tiếp biên

Bản đồ nền

Khảo sát thực địa bằng ảnh viễn thám kết hợp đi đối soát thực địa
Biên tập chỉnh sửa, gộp các khoanh đất có cùng loại hìn

Bản đồ HTSDĐ

2.3.2.3 Các tư liệu và thiết bị nghiên cứu
a) Các tư liệu
- Bản đồ địa chính tháng 12/2013;
- Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000 theo hệ tọa độ VN 2000.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
- Bản đồ điều tra khoanh vẽ 2014.
b) Các thiết bị sử dụng
Máy vi tính, máy in, con chuột, khóa cứng phần mềm MapSubject
2015...
c) Các phần mềm sử dụng
MicroSation V7, V8, Famis, ArcGis, Microsoft Word, Microsoft Excel,
MapSubject 2015…
-


MicroStation
Phần mềm trợ giúp thiết kế (Computer Aided Design - CAD) được phát
triển bởi Bentley Systems cho tập đoàn Intergraph của Mỹ vào những năm
19


1980. Phiên bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là MicroStation SE
được ra đời vào cuối 1997. Phiên bản mới nhất của MicroStation là V8i
(V8.11) ra đời năm 2008, phiên bản này cho phép làm việc với định dạng file
*.DWG mới nhất, đồng thời bao gồm cả Modul làm việc với dữ liệu GPS.
Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng các công cụ của MS như số hoá các
đối tượng trên nền ảnh, sửa chữa, biên tập, xuất, nhập dữ liệu và trình bày
bản đồ; công cụ xuất, nhập (Export, Import) dữ liệu đồ họa từ các phần
mềm khác qua file (.dxf) hoặc (.dwg)
Hiện nay định dạng file *.DGN của MicroStation là định dạng file chuẩn
theo quy định đối với Bản đồ địa chính, Bản đồ địa hình, Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
-

Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and
Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS)
Phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành
địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. FAMIS có khả năng xử lý số
liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần
mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh
một hệ thống bản đồ địa chính.
- Phần mềm MapSubject 2015
Đây là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch
sử dụng đất và các loại bản đồ chuyên đề khác chạy trên nền MicroStation

bám sát theo các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên Môi trường:
+ Thông tư 28/2014/TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thông tư 29/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết việc thành lập, điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
20


MapSubject 2015 được tác giả Đặng Minh Tấn xây dựng nên, là phiên
bản mới nhất hiện nay sau quá trình nâng cấp và phát triển từ các phiên bản
2010 và 2012, được sử dụng song hành với các phần mềm thông dụng trong
lĩnh vực thành lập bản đồ địa chính như Famis, TMV.Map. Phần mềm thể
hiện tính mở rất cao để phù hợp với những loại bản đồ khác nhau.
Sơ đồ 2.3: Chức năng của phần mềm Mapsubject 2015

21


-

Google Earth
Đây là chương trình sử dụng ảnh chụp từ vệ tinh, trên không và hệ thống
thông tin địa lý để tạo một hành tinh ảo 3D mô phỏng Trái Đất.
Google Earth thể hiện một cách tổng quan các khu vực trên Trái đất, mô
phỏng địa hình theo hình ảnh không gian đa chiều bằng cách kết hợp tổng thể
các ảnh viễn thám. Có thể lưu dấu vị trí, hình dạng và toàn bộ thư mục và mội
22


dung của thư mục vào ổ cứng máy tính. Google Earth cung cấp khả năng tìm

kiếm, định vị, xoay, zoom, quay nghiêng…Cung cấp các công cụ cho việc
tạo dữ liệu mới, một bộ các lớp dữ liệu và hiển thị thông tin dữ liệu ra giao
diện màn hình.
Có thể ứng dụng một sồ chức năng của Google Earth trong công tác
thành lập bản đồ hiệng trạng trong đề tài như: hiển thị các thông tin địa lí như
kinh độ, vĩ độ, độ cao địa hình, tầm quan sát …; đo chiều dài khoảng cách và
diện tích; xem lịch sử hình ảnh; chồng xếp các lớp bản đồ khác nhau như:
giao thông, thủy văn, ranh gới hành chính, khảo sát hiện trạng biến động của
thửa đất..
-

Map Puzzle
Đây là phần mềm dạng portable, cho phép tải bản đồ cũng như ảnh vệ
tinh của bất kì khu vực nào từ Google Maps hoặc Bing Maps. Bản đồ tải về sẽ
có dạng ảnh với độ nét cao.
- FME 2016
Là một phần mềm của Safe thuộc nền tảng ETL (trích xuất, biến đổi và
nạp) không gian có thể cho phép chuyển (translate), biến đổi (transform),
tích hợp (integrate) và sử dụng (distribute) số liệu không gian dưới hàng
trăm định dạng, tạo hiệu quả, giảm chi phí và hạ thấp rủi ro.
- Phần mềm ArcGis
Arcgis Dektop là một sản phẩm của Viện Nghiên cứu hệ thống môi
trường (ESRI). Có thể nói đây là một phần mềm về GIS hoàn thiện nhất.
Phần mềm Arcgis Desktop bao gồm 3 ứng dụng chính sau:
ArcMap
ArcMap để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.
+ Tạo các bản đồ từ các rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau;
+ Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các
đối tượng không gian;
+ Tạo các biểu đồ;

23


+ Hiển thị trang in ấn.
ArcCatolog
ArcCatalog: dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý
+ Tạo mới một cơ sở dữ liệu;
+ Explore và tìm kiếm dữ liệu;
+ Xác định hệ thống toạ độ cho cơ sở dữ liệu.
ArcToolbox
ArcToolbox: cung cấp các công cụ để xử lý, xuất-nhập các dữ liệu từ các
định dạng khác như MapInfo, MicroStation, AutoCad…
Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng phần mềm trong công tác đánh giá
biến động loại hình SDĐ.
Tuy nhiên phần mềm ArcGis rất phức tạp, muốn sử dụng các phần mềm
này đòi hỏi cấu hình máy phải mạnh. Phần mềm ArcGis chưa được sử dụng
rộng rãi trong các cơ quan nhà nước.

24


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vấn đề nghiên
cứu tại địa phương
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu tại địa
phương.
3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1:Sơ đồ vị trí xã Tân Hội

Nằm ở trung tâm của huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, gần Quốc lộ 20,
cách thị trấn Liên Nghĩa 15km về phía Bắc và cách thành phố Đà Lạt 45km
về phía Đông theo hướng Quốc lộ 20.
- Phía đông bắc giáp xã N’Thôn Hạ.
- Phía bắc giáp với xã Bình Thạnh.
- Phía đông nam giáp với TT. Liên Nghĩa và xã Phú Hội.
- Phía tây nam với xã Tân Thành.
- Phía tây bắc giáp với huyện Lâm Hà.
25


×