Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.99 KB, 7 trang )

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Gói thầu số 3: “Hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm
2050”thuộc Dự án“Tăng cường năng lực thực hiện Chiến lượcquốc gia về

BĐKH - Hợp phần Bộ Nông nghiệp và PTNT”
(Kèm theo Quyết định Số 2344/QĐ-BNN-KHCN ngày 19/6/2015 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Vị trí:

Chuyên gia tư vấn

Địa điểm làm việc:

Ban Quản lý Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu - Hợp phần Bộ
Nông nghiệp và PTNT (CBICS-MARD)”

Báo cáo:

Giám đốcDự án

Thời gian:

Dự kiến từ tháng7 đến tháng 12 năm 2015, thời gianhuy động
khoảng 45 ngày làm việc.

Hình thức hợp đồng:

Trọn gói


Hình thức lựa chọn tư vấn: Theo quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân
Quốc gia:
I.

Việt Nam

BỐI CẢNH

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủphê duyệt
tạiQuyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 nhấn mạnh: biến đổi khí
hậu sẽ ngày càng gia tăng mức độ tác động và ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của
xã hội. Đặc biệt, đối với một quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng như Việt Nam, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp ứng phó
và lồng ghép vấn đề này vào kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành, địa phương được
đặt ra là một trong những ưu tiên hàng đầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên
cơ sở kế thừa và phát huy các kết quả đạt được từ Dự án Tăng cường năng lực quốc
gia ứng phó với BĐKH nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải KNK thực
hiện trong giai đoạn 2009-2013, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam
(UNDP) tiếp tục hỗ trợ các cơ quan bộ ngành liên quan ở Việt Nam tăng cường năng
lực nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về BĐKH.
Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản Hợp phần Dự án “Tăng cường
năng lực thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH - Hợp phần Bộ Nông nghiệp và
PTNT (viết tắt là Dự án CBICS-MARD)”. Mục tiêu của Hợp phần do Bộ Nông
nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện gồm:
(i)

Nâng cao năng lực thể chế trong ứng phó với BĐKH và năng lực điều
phối của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình hành động
thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
1



(ii)

(iii)

Tăng cường năng lực khoa học kỹ thuật trong xây dựng và thực hiện các
hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính trong ngành nông nghiệp và PTNT và
Nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện các hoạt động ứng phó với biến
đổi khí hậu của các cơ quan trung ương, địa phương thuộc ngành nông
nghiệp và PTNT.

Về thể chế, chính sách liên quan trong ứng phó với BĐKH, Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã ban hành các văn bản sau:
- Khung Chương trình hành động thích ứng với BĐKH của Ngành được phê
duyệt tại Quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 5/9/2008 ;
- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Nông nghiệp và PTNT
giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt và ban hành tại Quyết định
số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 (thay thế cho Khung chuong trình hành động
trên);
- Đề án Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp nông thôn đến năm
2020 (Quyết Định 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011);
- Chỉ thị 809/CT-BNN-KHCN về việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào xây
dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2011-2015.
Quá trình thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành giai
đoạn 2011-2015 đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc triển khai cũng gặp
nhiều khó khăn như thiếu nguồn lực, sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình
xây dựng và thực hiện Kế hoạch còn hạn chế, bản Kế hoạch chưa đưa ra được các

hoạt động ưu tiên và khả thi trong điều kiện nguồn lực hạn chế,vv.
Để hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH cho giai đoạn 2016-2020 khả thi và hiệu quả, trong khuôn khổ kế hoạch
hoạt động năm 2015, Ban Quản lý Dự án CBICS – MARD cần tuyển Chuyên gia tư
vấn hỗ trợ xây dựng Kế hoạch Hành động này. Vai trò, trách nhiệm và phạm vi công
việc của chuyên gia tư vấn được mô tả cụ thể dưới đây.
II. MỤC TIÊU

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Kế hoạch hành động (KHHĐ) ứng phó với BĐKH
của ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2050. Cụ
thể bao gồm: Hướng dẫn phương pháp luận, phương pháp tiếp cận, quy trình và các
nội dung liên quan để triển khai xây dựng KHHĐ ứng phó với BĐKH; Phân tích đánh
giá đưa ra định hướng để xác định và lựa chọn các hoạt động ưu tiên; Đóng góp ý kiến
cho các Dự thảo KHHĐ và hỗ trợ quá trình tham vấn các bên liên quan trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành nông
nghiệp và PTNT.
III. PHẠM VI CÔNG VIỆC

2


Phạm vi công việc của chuyên gialà cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho Văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo về BĐKH và các đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng
KHHĐ ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020.
Trong quá trình thực hiện, chuyên gia cần phối hợp chặt chẽ với Đơn vị tư vấn
được Bộ Nông nghiệp và PTNT (Viện Môi trường nông nghiệp) giao dự thảo xây
dựng KHHĐ để cung cấp các hướng dẫn kỹthuật cần thiết, thống nhất kế hoạch và các
nội dung cần phối hợp, rà soát các kết quảđánh giá sơ bộ việc thực hiện trong giai
đoạn trước vàcập nhật các biến động/thay đổivà nhu cầu của ngành trong bối cảnh
mới về BĐKH của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chia sẻ kết quảđánh giá, tham vấn và

khuyến nghị cho nhóm soạn thảo và Bộ NN&PTN để thống nhất nội dungKế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH của ngành với các cơ quan liên quan (bao gồm cả các
bộ ngành như Bộ KHĐT, Bộ TNMT, Bộ Tài Chính, Bộ KHCNMT, v.v).
Ngoài ra, chuyên gia sẽ là cầu nối, kết nối cơ quan đầu mối về BĐKH của ngành
NN&PTNT với các cơ quan, tổ chức quốc tế, NGOs quốc tế và trong nước, các đơn vị
tư nhân, các chuyên gia trong và ngoài ngành để huy động sự tham gia, hỗ trợ về kỹ
thuật và các nguồn lực cần thiết cho quá trình xây dựng và thực hiện KHHĐ ứng phó
với BĐKH của ngành.
Công việc cụ thể của Tư vấn gồm:
1.

Cung cấp các tài liệu hướng dẫn và tổ chức hướng dẫn (theo yêu cầu của cơ quan chủ
trì xây dựng KHHĐ) về phương pháp luận, phương pháp tiếp cận, quy trình và các nội
dung liên quan để triển khai xây dựng KHHĐứng phó với BĐKH;

2.

Phân tích, cập nhật các bối cảnh mới trong nước và quốc tế, bao gồm các nhậnđịnh về
Các cơ sởkhoa học cập nhật về BĐKH của Việt Nam và của ngành (kịch
bản 2015, báo cáo SREX,v.v),
(i)

Các tiến bộ và thực tiễn vềkỹ thuật: mô hình và bài học thực tiễn của các
tổ chức quốc tế và trong nướcđã vàđang hỗ trợ kỹ thuật cho công tácứng phó BĐKH
của Việt Nam),
(ii)

Năng lực thể chế và các cơ chế tổ chức thực hiện, bao gồm cả cơ chế giám
sát chia sẻ thông tin về BĐKH, đặc biệt là trong ngành NNPTNT hiện nay (năng lực
của các nhóm ngành, ban kỹ thuật, năng lực nghiên cứu, năng lựcđiều phối và cơ chê

thực hiện tại tỉnh/địa phương)
(iii)

Các cơ chế tài chính liên quan đến BĐKH tại Việt Nam nóichung và cho
ngành NNPTNT nói riêng, đặc biệt là các cơ chế mới sau 2015
(iv)

Báo cáođánh giá của tư vấn được tổng hợp dựa trên các thông tin đầu vào
củanhóm soạn thảocủa Bộ Nông nghiệp và PTNT), từ đó đưa ra báo cáo các khuyến
nghị định hướng và cơ sở cho việc xác định và lựa chọn các hoạt động ưu tiên cho giai
đoạn 2016-2020.
3. Đề xuất Khung Kế hoạch hành động làm cơ sở để cơ quan chủ trì/Tổ soạn
thảo tiếp tục phát triển và hoàn thiện KHHĐ ứng phó BĐKH giai đoạn đoạn 20162020 của ngành Nông nghiệp và PTNT, dựa trên báo cáo khuyến nghị nêu trên.
4. Đóng góp ý kiến cho Dự thảo đề cương, các Dự thảo Kế hoạch hành động do
đơn vị chủ trì và các cơ quan liên quan xây dựng.
3


5. Hỗ trợ chuẩn bị nội dung, chia sẻ kết quả và thúc đẩy sự tham gia của các
bên tại các Hội thảo tham vấn theo yêu cầu của cơ quan chủ trì.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sản phẩm chính của chuyên gia gồm:
1. Sản phẩm 1. Đề cương chi tiết thực hiện nhiệm vụ (bao gồm: Phương pháp
tiếp cận, phương pháp luận và công cụ thực hiện, kế hoạch thực hiện, phương án quản
lý các rủi ro trong quá trình thực hiện).
2. Sản phẩm 2. Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, gồm các nội dung
sau:
(i)


Các tài liệu hướng dẫn và kết quả tổ chức hướng dẫn (nếu có) về phương
pháp luận, phương pháp tiếp cận, tiêu chí xây dựngưu tiên, quy trình và các
nội dung liên quan trong quá trình triển khai xây dựng KHHĐ ứng phó với
BĐKH;

(ii)

Báo cáo tổng hợpphân tích đánh giá, định hướng cho các nội dung chính
của KHHĐ và cơ sở để xác định và lựa chọn các hoạt động ưu tiên cho giai
đoạn 2016-2020 (Khung Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH giai đoạn
đoạn 2016-2020 của ngành Nông nghiệp và PTNT).

(iii) Các

ý kiến đóng góp cho Dự thảo Đề cương và các Dự thảo Kế hoạch hành
động do đơn vị tư vấn của Bộ NN&PTNT xây dựng;

(iv)

Báo cáo kết quả Hội thảo tham vấn, đặc biệt Hội thảo tham vấn mở rộng về
xây dựng và hoàn thiện KHHĐ ứng phó với BĐKH ngành nông nghiệp và
PTNT giai đoạn 2016-2020.

3. Sản phẩm 3. Báo cáo cuối cùng về kết quả thực hiện nhiệm vụ
*Báo cáo được chuẩn bị và nộp cho Ban quản lý Dự án bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh.
V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Để thực hiện công việc, Chuyên gia được gợi ý áp dụng các phương pháp sau
và/hoặc các phương pháp phù hợp khác:
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp.

- Khảo sát, tham vấn ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo, các đơn vị liên quan trực
thuộc Bộ NN&PTNT, các chuyên gia trong và ngoài Bộ, các tổ chức quốc tế và trong
nước...
- Chuyên gia sẽ xây dựng và thống nhất với Văn phòng thường trực về BĐKH và
Ban Quản lý Dự án Kế hoạch thực hiện chi tiết, phối hợp làm việc chặt chẽ với cán bộ
đầu mối của Văn phòng BĐKH, điều phối viên dự án, các tổ chức và cá nhân liên
quan.
- Chuyên gia có trách nhiệm đảm bảo chất lượng báo cáo và chất lượng các hoạt
động tư vấn đáp ứng các nội dung và nộp tất cả các sản phẩm đúng hạn mà điều khoản
tham chiếuđặt ra.
VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN
4


Thời gian thực hiện dự kiến trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 11/2015.Kế hoạch
thực hiện chi tiết sẽ được thảo luận và thống nhất với Ban QLDA.Dưới đây là dự kiến
thời gian cho các hoạt động của Tư vấn.Các mốc thời gian này sẽ được xây dựng cụ
thể sau khi có sự thống nhất của các bên.
Hoạt động và kết quả

Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết
Cập nhật và cung cấp tài liệu hướng dẫn, tổ
chức hướng dẫn xây dựng KHHĐ
Đóng góp ý kiến cho dự thảo Đề cương
xây dựng KHHĐ

Tháng 6/2015
Tháng 6-7/2015

Chịu trách nhiệm

Chuyên gia, Ban
QLDA, Văn phòng
BĐKH, các đơn vị
liên quan
Chuyên gia
Chuyên gia

Tháng 7/2015

Chuyên gia

Thu thập thông tin, số liệu, phân tích đánh
giá, định hướng cho các nội dung chính
của KHHĐ và cơ sở để xác định và lựa
chọn các hoạt động ưu tiên cho giai đoạn
2016-2020 (Khung Kế hoạch hành động)

Tháng 6-8/2015

Chuyên gia

Góp ý các Dự thảo KHHĐ
Hỗ trợ tổ chức Hội thảo tham vấn

Tháng 9-11/2015
Tháng 6-11/2015

Chuyên gia
Chuyên gia


Tháng11/2015

Chuyên gia

Thảo luận và thống nhất với Ban QLDA,
về Hợp đồng, nội dung công việc và kế
hoạch triển khai thực hiện

Chuyên gia nộp báo cáo cuối cùng cho
Ban QLDA

Mốc thời gian dự kiến
Tháng 6/2015

VII. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO VÀ KINH NGHIỆM

Nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện gói thầu gồm ít nhất 02 chuyên gia: 01
trưởng nhóm và 01 chuyên gia hỗ trợ.
Tư vấn quan tâm gửi hồ sơ cá nhân gồm: Đề xuất thực hiện nhiệm vụ trong đó
bao gồm kế hoạch dự kiến, phương pháp, công cụ thực hiện, thời gian dự kiến,
phương án quản lý các rủi ro trong quá trình thực hiện,sơ yếu lý lịch (CV), và đề xuất
ngày công, tiền công, trong đó nêu rõ vị trí ứng cử.
- Yêu cầu về năng lực đối với Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn:
+ Bằng Thạc sĩ hoặc cao hơn trong các lĩnh vực liên quan của ngành nông nghiệp
và PTNT (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, Thủy lợi, Môi trường…).
+ Ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan đến nội dung gói thầu và trong các lĩnh
vực thuộc ngành nông nghiệp và PTNT.
+ Ưu tiên chuyên giacó kinh nghiệm về quản lý nhà nước,đã tham gia các dự án hỗ
trợ kỹ thuật của UNDP về BĐKH, tăng cường năng lực thể chế chính sách trong lĩnh
vực BĐKH trong nông nghiệp và PTNT.

5


+ Có kỹ năng phân tích tốt và lãnh đạo nhóm.
+ Kỹ năng giao tiếp tốt, thành thạo tiếng Anh.
- Yêu cầu về chuyên môn đối với thành viênnhóm chuyên gia tư vấn:
+ Bằng Kỹ sư/Cử nhân hoặc cao hơn trong các lĩnh vực liên quan của ngành nông
nghiệp và PTNT (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp…)
+ Ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến gói thầu và trong các lĩnh vực
thuộc ngành nông nghiệp và PTNT;
+ Ưu tiên có kinh nghiệm tham gia các dự án của UNDP về biến đổi khí hậu và
tăng cường năng lực thể chế chính sách trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
+Ưu tiên biết sử dụng tiếng Anh.
VIII.

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH

1. Chế độ báo cáo

Chuyên gia tư vấn có trách nhiệm báo cáo, cập nhật với Giám đốc dựánvề tiến độ
nội dung và chất lượng công việc trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn theo kế
hoạch chi tiếttrong hợp đồng tư vấn và theo gói sản phẩm.
2.

-

IX.

Hỗ trợ hành chính
Chuyên gia tư vấn được Ban Quản lýDựánhỗ trợ các thủ tục hành chính cần

thiết để phục vụ thực hiện dịch vụ tư vấn.
Chuyên gia tư vấn được hỗ trợ cung cấp các thông tin và và tài liệu liên quan
mà Ban quản lý dự án có để phục vụ thực hiện dịch vụ tư vấn.

THỜI GIAN NHẬN XÉT KẾT QUẢ THEO YÊU CẦU VÀ CHI TRẢ HỢP
ĐỒNG
1. Lần thứ 1: 20% giá trị hợp đồng sẽ được trả cho Chuyên gia tư vấn khiĐề cương

chi tiết thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm 1)được Ban Quản lý dự án/UNDP chấp
thuận.
2. Lần thứ 2: 40% giá trị hợp đồng sẽ được trả cho Chuyên gia tư vấn khi Dự thảo
báo cáo kết quả công việc (Sản phẩm 2)được Ban Quản lý dự án/UNDP chấp
thuận.
3. Lần thứ 3: 40% giá trị hợp đồng sẽ được trả cho Chuyên gia tư vấn khi Báo cáo
kết quả công việc cuối cùng (Sản phẩm 3)được Ban Quản lý dự án/UNDP chấp
thuận.
*Số tiền chi trả thù lao sẽ được áp dụngtheo định mức chi tiêu củaUN-EU (2015).
X.

THỜI GIAN CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN THEO YÊU CẦU TẠI NƠI THỰC
HIỆN DỰ ÁN VÀ VĂN PHÒNG UNDP
 NONE

x PARTIAL

 INTERMITTENT

 FULL-TIME

6



7



×