Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

GIÚP HỌC SINH 12 CẢM NHẬN THÊM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.69 KB, 21 trang )

“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

GIÚP HỌC SINH 12 CẢM NHẬN THÊM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CỦA PHẠM VĂN
ĐỒNG
A/ Phần mở bài:
I/ Lý do chọn đề tài:
1. Lý do khách quan:
- Phạm Văn Đồng – cố Thủ tướng của đất nước ta – một người con của đất
miền Trung (Quảng Ngãi) lại viết về cụ Đồ Chiểu – một nhà thơ mù, một nhà giáo,
một thầy thuốc ở Nam Bộ trong thời Thực dân Pháp xâm lược. Tác giả viết về
Nguyễn Đình Chiểu để tri ân một nhà thơ, một chiến sĩ. Đây là bài viết mới lạ trong
chương trình văn học 12.
- Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã và đang đề cao, quan tâm đến những
người khuyết tật. Nguyễn Đình Chiểu là người khuyết tật có tài năng và đạo đức.
Do đó giúp học sinh cảm nhận thêm về bài văn nghị luận: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi
sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” cũng là cách biểu hiện chủ nghĩa nhân văn,
tinh thần nhân đạo của những người được sống ở thế kỷ XXI này.
2. Lý do chủ quan:
- Hiện nay mặc dù Bộ giáo dục đang chọn môn Văn là một trong ba môn bắt
buộc thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học, cao đẳng nhưng học sinh ở trường tôi vẫn
còn rất nhiều em lơ là trong việc học môn Văn. Thậm chí để viết một bài văn nghị
luận hoàn chỉnh, đúng quy cách, các em cũng chưa nắm được các thao tác lập luận
cần thiết. Do đó nếu cảm và hiểu được bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng, các
em sẽ được nâng cao thêm cách thức để làm bài.
- Là một người con, dân ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – một vùng đất Nam Bộ một nơi có nhiều chiến tích trong kháng chiến. Bên cạnh việc tri ân những anh
hùng hy sinh vì đất nước, vì dân tộc trên mặt trận chiến đấu, chúng ta cần phải tri
ân những chiến sĩ đánh giặc bằng ngòi bút như Nguyễn Đình Chiểu. Bài viết của
Trang 1



“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

Phạm Văn Đồng sẽ giúp cho chúng ta tri ân về cụ Đồ Chiểu “người con của đất
Đồng Nai hào phóng”, cũng là cách giúp học sinh 12 ôn lại những đóng góp của
nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ở chương trình lớp 11 – ôn lại những cống hiến của
nhà thơ mù nhưng hết lòng vì đất nước, vì dân tộc trong buổi đầu chống Pháp.
II/ Mục đích và phương pháp:
1. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh cảm nhận thêm về bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng là
cách giúp cho các em củng cố về tình cảm của bản thân đối với nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đây là cách dạy văn tích hợp thêm
môn lịch sử (kháng chiến ở Nam Bộ), kỹ năng sống và đạo đức cho học sinh.
- Giúp học sinh có cách nhìn nhận, cách đánh giá đúng đắn, sự thông cảm,
lòng tri ân về Nguyễn Đình Chiểu.
- Giúp học sinh học hỏi thêm cách làm bài văn nghị luận để nâng cao và hoàn
thiện các kỹ năng nghị luận khi viết văn.
2. Phương pháp:
- Thăm dò học sinh: bằng cách chất vấn thảo luận với các em về bài văn. Đôn
đốc, khuyến khích những học sinh giỏi tìm hiểu trước để tiếp nhận những thắc mắc
từ các em. Từ đó, giáo viên biết được những vấn đề mà các em cần biết.
- Trao đổi đồng nghiệp: Đây là phương pháp giúp cho bản thân người dạy
tích hợp thêm những vấn đề phát sinh trong khi dạy.
- Phương pháp nghiên cứu để viết phần lý thuyết:
+ Đọc tài liệu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.
+ Xem lại cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập thông tin thực tế:

+ Cho học sinh viết phiếu đề nghị.
+ Cho học sinh trả lời theo phiếu trắc nghiệm sau khi học tác phẩm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
+ Cho học sinh kiểm tra 15 phút về một phần của đề tài viết sáng kiến.
+ Cho học sinh viết bài thu hoạch về đề tài của sáng kiến.
III/ Giới hạn của đề tài:
Trang 2


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

Sáng kiến kinh nghiệm chỉ sử dụng cho việc dạy và học môn Ngữ Văn lớp 12,
bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn
Đồng. Bài thuộc phạm vi của chương trình phổ thông trung học và giáo dục
thường xuyên.
IV/ Kế hoạch nghiên cứu:
STT Thời gian
1
Từ 10/07 đến
10/08/2014
2
Từ 10/08 đến
10/09/2014
3

4

5


Nội dung
- Chọn đề tài, viết đề cương
nghiên cứu.
- Đọc tài liệu, viết cơ sở lý luận.

Sản phẩm
- Bản đề cương chi
tiết.
- Tập hợp tài liệu lý
thuyết.
- Khảo sát thực trạng tổng hợp - Số liệu khảo sát
số liệu thực tế.
đã xử lý.
Từ 10/09 đến - Trao đổi với đồng nghiệp để đề - Tập hợp ý kiến
10/10/2014
xuất biện pháp các sáng kiến.
đóng góp của đồng
nghiệp.
- Áp dụng thử nghiệm.
- Kết quả thực
nghiệm.
Từ 10/10 đến - Viết báo cáo.
- Bản nháp báo
10/11/2014
- Tham khảo ý kiến của đồng cáo.
nghiệp.
- Tập hợp ý kiến
đóng góp của đồng
nghiệp.

Từ 10/11 đến - Hoàn thiện bản báo cáo.
- Bản báo cáo
10/12/2014
chính thức.

V/ Các giả thuyết nghiên cứu:
Nếu sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thì học sinh khi học bài văn nghị
luận của Phạm Văn Đồng, các em sẽ dễ hiểu bài hơn. Đồng thời những sáng kiến sẽ
giúp học sinh tập trung tìm hiểu, thu nhận kiến thức cho riêng mình để làm bài
nghị luận tốt hơn.
Còn nếu không áp dụng sáng kiến thì học sinh sẽ học với một thái độ thờ ơ,
bàng quan vì các em nghĩ rằng đây là một bài học không quan trọng, không có
Trang 3


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

trong các đề cương thi tốt nghiệp hoặc đại học, cao đẳng. Đồng thời, học sinh cũng
không cảm thụ được những giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
B/ Nội dung:
I/ Cơ sở lý luận của sáng kiến:
1. Ở phần tìm hiểu chung (tiểu dẫn):
- Phần này: giáo viên dạy tích hợp với phân môn giáo dục công dân, lịch sử
kháng chiến chống Pháp được tiếp nối với lịch sử kháng chiến chống Mỹ qua cuộc
đời và sự nghiệp của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, và tác giả Phạm Văn
Đồng – nhà cách mạng, nhà lý luận văn hoá văn nghệ Việt Nam. Người con của đất
nước Quảng Ngãi, mới 19 tuổi, ông đã hoạt động cách mạng. 23 tuổi đã bị thực
dân Pháp bắt kết án tù và bị đày ra Côn Đảo đến lúc 30 tuổi mới được ra tù. Phạm

Văn Đồng không chỉ đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy chính
phủ và của Đảng, mà ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết, một nhà lý luận văn
hoá văn nghệ lớn.
Viết bài văn này, Phạm Văn Đồng dựa vào ngày tháng mất của cụ Nguyễn
Đình Chiểu. Tác giả viết để tưởng nhớ người đã mất (03/07/1988) vào dịp kỷ niệm
75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (03/07/1963) – Đây là sự tri ân mang
tính chất lễ nghĩa của phương Đông – một món quà tưởng nhớ người mất vào
ngày giỗ.
2. Ở phần nội dung của bài nghị luận:
Giáo viên nên thuyết giảng cho học sinh biết việc học bài văn của Phạm Văn
Đồng, chúng ta sẽ học được thêm cách làm văn nghị luận. Đặc biệt là chúng ta sẽ
học được cách tri ân qua việc bình giảng phân tích về một nhà văn, nhà thơ. Từ đó,
chúng ta sẽ học hỏi thêm được nhiều cách lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ luận
chứng, luận cứ phù hợp làm sáng rõ quan điểm của những người cách mạng Việt
Nam về văn hoá văn nghệ. Bài văn nâng cao thêm hoài bão, tầm nhìn, tầm nghĩ
Trang 4


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

của người đọc. Tác giả đưa ý kiến ra dưới dạng trò chuyện chân tình, bàn bạc tâm
huyết, vừa giữ vững những nguyên tắc cơ bản, vừa rất linh hoạt, mềm dẻo, thấu lý
đạt tình. Người đọc bị cảm hoá theo lôgic vừa chặt chẽ vừa uyển chuyển của tư duy
lý luận và của tình cảm cách mạng về những vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc như:
mối quan hệ giữa đời sống và văn nghệ; sự thống nhất giữa nội dung và hình thức;
hiểu biết chính trị, tư tưởng và vốn sống; vốn văn hoá, tài năng và lao động nghệ
thuật, truyền thống và sáng tạo. Đây là một trong những bài viết mẫu mực của
phương pháp nghiên cứu khoa học, của cách nhìn, cách suy nghĩ thấu đáo, thận

trọng trong việc tiếp thu di sản văn hoá cổ truyền của cha ông.
II/ Cơ sở thực tiễn.
- Học sinh ở địa bàn huyện Châu Đức nói chung, ở trường THPT Nguyễn Du
nói riêng đã hơn 10 năm nay chỉ tập trung học lệch ở các môn khoa học tự nhiên
như toán, lý, hoá,… Đặc biệt là khối 12. Điều này do việc tuyển sinh của các trường
đại học vào khối A dễ hơn, nhiều hơn… Còn khối D khó hơn. Do đó, các em ít chú
trọng việc học môn Văn; thậm chí ngoài những giờ giảng văn về thể loại truyện,
học sinh chẳng yêu thích gì về thơ, kịch, văn chính luận mà điển hình là thể loại
nghị luận mới lạ này.
- Ở các tài liệu tham khảo, các sách văn mẫu, bài giải luyện thi vào các
trường đại học, cao đẳng… rất ít viết về bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ dân tộc” của Phạm Văn Đồng. Nếu có viết thì đó là những dàn ý,
những bài viết ngắn gọn. Người viết chưa đầu tư khai thác những ý tứ sâu xa vì
bài văn của Phạm Văn Đồng không dung hoà lối tư duy dựa vào trí tưởng tượng để
sáng tạo ra, “bịa ra” (như M.Gooc – ki nói) những nhân vật, câu chuyện, tình tiết,…
như trong các tác phẩm nghệ thuật. Do bài văn của Phạm Văn Đồng không dùng
hư cấu, không dựa vào trí tưởng tượng mà dựa vào tư duy lôgic nhằm trình bày tư
Trang 5


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

tưởng quan điểm của nhà văn nên nó chỉ thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lý lẽ
và lập luận. Có lẽ chính vì vậy mà khi giảng dạy bài học này, giáo viên cũng cảm
thấy khó khăn, khô khan khi truyền đạt, chuyển tải hoặc giúp học sinh phát hiện,
khám phá và nêu suy nghĩ, ý kiến riêng của mình.
- Chính từ những vấn đề thực tiễn trên nên qua một thời gian dài giảng dạy,
tìm hiểu bài viết của Phạm Văn Đồng, tôi xin góp thêm một vài ý kiến về sáng tạo

và kinh nghiệm trong quá trình dạy bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong
văn nghệ dân tộc” như sau:
1. Phần tìm hiểu chung:
Sau khi giáo viên cho học sinh đọc, tìm hiểu và tự tóm tắt tiểu dẫn của bài
học, giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi để học sinh thảo luận, phản hồi, trao đổi
những thắc mắc và đây cũng là những chi tiết khắc sâu vào trí nhớ các em, giúp
các em tự nhận thức lưu giữ những kiến thức về văn học, lịch sử cách mạng, đạo
đức, văn hoá dân tộc,…
Tiêu biểu là những câu hỏi và gợi ý sau:
- Tại sao Phạm Văn Đồng viết bài văn để kỷ niệm 75 năm ngày mất của
Nguyễn Đình Chiểu; con số năm ở đây sao không phải là con số tròn chẵn (70 hay


80) mà là 75 – con số lẻ?
Giáo viên có thể gợi ý, dẫn dắt cho học sinh hiểu: dù năm kỷ niệm không chẵn
không tròn nhưng đây là thời gian, thời điểm sôi động nhất của cuộc cách mạng
chống Mỹ cứu nước ở miền Nam – năm 1963 – năm mà đất nước ta, miền Nam ta
đã trải qua nhiều sự kiện trọng đại: Đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm
thực thi luật 10 – 59 để truy tố, giết hại, tàn sát đẫm máu những người Việt Nam
yêu nước. Chính tình hình đó mà hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ của
nhân dân miền Nam nổi dậy mà tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi của nhân dân
Bến Tre, phong trào đấu tranh xuống đường của sinh viên, học sinh.v…v... Đang
Trang 6


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

sống ở thời kỳ sôi động của thời chống Mỹ ở miền Nam, nhớ về một nhà văn yêu

nước xuất sắc trong thời kháng Pháp ở miền Nam là nét son sáng chói.
- Thông thường các nhà văn, nhà thơ thường viết về một nhà văn nhà thơ ở
thời đại trước là dịp kỷ niệm ngày sinh, năm sinh (chẳng hạn Tố Hữu viết bài thơ
“Kính gửi cụ Nguyễn Du” nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du), thì
Phạm Văn Đồng viết bài văn này nhằm kỷ niệm 75 năm ngày mất của cụ Nguyễn


Đình Chiểu? Cách kỷ niệm này có gì lạ? Em có suy nghĩ riêng gì về hiện tượng này?
Giáo viên có thể gợi ý: Phạm Văn Đồng viết bài văn này để kỷ niệm 75 năm ngày
mất của Nguyễn Đình Chiểu – Đây là một sự kiện mới mẻ – Cái mới ở đây là tác giả
muốn cho người đọc tập trung chú ý vào nền văn hoá, sự tín ngưỡng của dân tộc
ta – dân tộc chịu ảnh hưởng tác động của Nho giáo. Sự tri ân ghi nhớ công ơn của
những người đã mất thường được tập trung ở những ngày giỗ. Cúng giỗ là để
tưởng niệm, nhắc nhở cho những người còn sống ôn lại, khắc ghi những công đức
mà tiền nhân đã làm được. Đây là sự kiện trân trọng, đền ân, đáp nghĩa của cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng.
2. Phần tìm hiểu văn bản:
Giáo viên có thể thay đổi vị trí của các câu hỏi như sau:
- Ở phần mở bài, tại sao tác giả lại viết: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một
nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ
của dân tộc, nhất là trong lúc này” và “ trên trời có những vì sao có ánh sáng khác
thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng
nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.” (Đây là câu hỏi



2 trong hướng dẫn học bài.)
Học sinh có thể trả lời được những ý sau:
Do mọi người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện Lục Vân Tiên
và hiểu truyện Lục Vân Tiên khá thiên lệch.

Do mọi người còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
Trang 7


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

Lẽ ra ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu phải sáng tỏ hơn nữa vì thơ văn yêu nước
của Nguyễn Đình Chiểu là những trang sử thi, là những bản cáo trạng tố cáo tội ác
của bọn xâm lược Pháp trong những ngày đầu xâm lược miền Nam. Chính lúc tác
giả Phạm Văn Đồng viết bài văn này cũng là lúc sôi động nhất. Do đó đứng ở một
thời điểm sôi động (nay) nhìn về một thời điểm sôi động (xưa), ta sẽ hiểu được


nhiểu hơn. Vì thế ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu phải sáng tỏ hơn nữa.
Giáo viên có thể gợi ý thêm: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ bị mù cả hai mắt –
là một nhà thơ bị khiếm thị, khuyết tật. Chính vì thế mà ở thời đại chúng ta – thời
đại dân chủ nhân dân – một thời đại luôn đề cao những người tàn tật có tài năng
và đạo đức. Do đó, “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu …lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa…”.
- Ở phần thân bài, tác giả xây dựng gồm mấy luận điểm chính? Cách sắp xếp
các luận điểm này có gì khác với trật tự thông thường? (Đây là câu hỏi 1 trong



hướng dẫn học bài.)
Học sinh có thể trả lời: Thân bài của bài viết bao gồm 3 luận điểm:
Luận điểm 1: Giới thiệu những nét đặc sắc về cuộc đời và quan niệm sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu.
Luận điểm 2: Giới thiệu những nét đặc sắc của thơ văn yêu nước của Nguyễn

Đình Chiểu.
Luận điểm 3: Giới thiệu về giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu.
Cách sắp xếp các luận điểm của tác giả không theo trật tự về thời gian: tác
phẩm Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu viết trước nhưng Phạm Văn Đồng lại



nghị luận sau.
Giáo viên có thể diễn giảng thêm để cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của văn
thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Phạm Văn Đồng rất tinh tế khi nghị luận
không theo trật tự thời gian để cho người đọc thấy được giá trị, vị thế của văn thơ
yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
Trang 8


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

- Ở câu hỏi 3 trong hướng dẫn học bài, giáo viên nên tách thành 3 câu hỏi để
giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ cũng như giúp cho giáo viên dễ khai thác đi sâu vào
từng chi tiết cụ thể hơn. Với cách phát vấn này, học sinh đỡ choáng ngợp bởi
những kiến thức quá rộng và vốn tri thức tìm hiểu quá nhiều, cụ thể:
+ Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” nào của
ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam qua cuộc sống


và quan niệm sáng tác của nhà thơ?
Ở câu hỏi này, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu để trân trọng cuộc sống của nhà thơ

mù Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Phạm Văn Đồng rất tinh tế khi không viết về tiểu sử,
cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu mà ông chỉ gợi lại thời điểm mà Nguyễn Đình
Chiểu sống.
- Một thời điểm mà “phương Tây xâm lược; nước nhà lâm nguy, vua nhà
Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng và khắp nơi nhân dân và sĩ phu anh
dũng đứng lên đánh giặc cứu nước”. Tác giả đã nhấn mạnh khí tiết tâm hồn của
một nhà thơ yêu nước “tàn nhưng không phế” ấy là một ngôi sao sáng khác
thường. Điều này đã minh chứng rõ ràng qua cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu ở



chương trình văn học lớp 11.
Không chỉ nhấn mạnh về khí tiết của “một người chí sĩ yêu nước” trọn đời phấn
đấu hy sinh vì nghĩa lớn, tác giả còn nhấn mạnh quan niệm văn chương của
Nguyễn Đình Chiểu. Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm
gương anh dũng. Với Nguyễn Đình Chiểu làm người phải có khí tiết – tức là phải có
tâm hồn trong sáng, không vì lợi lộc hay quyền thế mà đánh mất mình, làm điều
phi nghĩa – làm người, phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc. Quan niệm
này đã được tác giả Phạm Văn Đồng minh chứng qua 2 câu thơ của Nguyễn Đình
Chiểu:

“Học theo ngòi bút chí ông
Trang 9


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

Trong thi cho ngụ tấm lòng xuân thu.”

Phạm Văn Đồng còn làm rõ: với Nguyễn Đình Chiểu cầm bút, viết văn là một
thiên chức. Thiên chức của thơ văn, của người nghệ sĩ là chiến đấu chống lại kẻ thù
xâm lược và bọn tay sai. Văn thơ phải là vũ khí chiến đấu cho nền độc lập của dân
tộc, cho chính nghĩa. Nhà thơ phải là chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự
nghiệp lớn của dân tộc. Đúng như Nguyễn Đình Chiểu đã viết:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Tác giả còn đồng tình với quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu là vạch trần âm
mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa:
“Thấy nay cũng nhóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư.”
Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn thống nhất với
quan niệm về lẽ làm người “văn tức là người” hay “văn dĩ tải đạo”. Quan niệm này
hoàn toàn thống nhất với quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh:
“Nay ở trong thơ nên có thép.
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”
Hay quan điểm của nhà thơ Sóng Hồng:
“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.”
Do đó, nhờ chịu khó nhìn kỹ, nhìn sâu, nhìn về quá khứ, và nhìn vào hiện tại
mà Phạm Văn Đồng đã phát hiện ra “ánh sáng khác thường” về con người và quan
niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu


có “ánh sáng khác thường” như thế nào?
Giáo viên có thể gợi ra các ý sau:
Phạm Văn Đồng đã đặt nhà thơ văn Nguyễn Đình Chiểu vào hoàn cảnh lịch
sử lúc bấy giờ. Đó là những năm tháng “oanh liệt và đau thương” của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ “từ 1960 trở về sau, suốt hai

mươi năm trời”. Trên cái nền lịch sử ấy, tác giả khẳng định giá trị thơ văn Đồ
Trang 10


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

Chiểu: “làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và
bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trờ về sau”.
Giá trị văn chương chân chính không chỉ được xác định ở khả năng ghi chép
lịch sử, văn chương chân chính còn phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của
thời đại đó bằng chính sức mạnh nghệ thuật riêng của mình. Chính vì thế mà Phạm
Văn Đồng vừa khẳng định tính tất yếu của dòng thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
(phần lớn là các bài văn tế) vừa chỉ ra sức mạnh cổ vũ chiến đấu bằng những hình
tượng văn học “sinh động và não nùng”, làm xúc động lòng người của thơ văn Đồ
Chiểu. Điển hình nhất trong số đó là hình tượng nghĩa sĩ nông dân trong bài Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Chỉ bằng một lời giới thiệu ngắn gọn, Phạm Văn Đồng đã khái quát toàn bộ
nội dung của bài văn tế, đồng thời người đọc nhận ra vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm
này: “Ngòi bút nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả
thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của
nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành
anh hùng cứu quốc.”
Bằng cách trích dẫn rất đặc biệt, nếu người đọc tinh ý sẽ nhận ra cách trích
dẫn toàn bộ bài văn tế của tác giả Phạm Văn Đồng. Đây là cách đề cao trân trọng
giá trị của bài văn tế.
Không dừng lại ở đó, như để làm hiện lên cái “ánh sáng khác thường” của
văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong dòng chảy của thơ văn yêu nước, Phạm Văn Đồng
đã tiến hành thao tác lập luận so sánh – so sánh bài văn tế với Bình Ngô Đại Cáo

của Nguyễn Trãi. Từ đó, tác giả khảng định: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là “khúc ca
của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang”.
Chưa hết, để làm rõ thêm giá trị của thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu,
Phạm Văn Đồng đã đưa ra một dẫn chứng thơ văn nữa, chỉ có điều tác giả không
Trang 11


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

phân tích mà chỉ gợi ra để người đọc tự cảm nhận. Đó là một “đoá hoa” hay một
“hòn ngọc rất đẹp” – bài thơ “xúc cảnh”. Tác giả chỉ trích dẫn 6 trong 8 câu của bài
thơ để buộc người đọc tìm thêm 2 câu còn lại. Điều này không chỉ nói lên tính chất
phong phú và giá trị nhiều mặt của thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu mà còn
cho thấy “nhà thơ mù xứ Đồng Nai” đã bằng nhiều cách, nhiều con đường khác
nhau biến văn chương thành “vũ khí tinh thần” phục vụ cuộc đấu tranh của dân
tộc.

Đoạn văn nghị luận về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu khép lại

bằng việc tác giả Phạm Văn Đồng đặt các tác phẩm của Đồ Chiểu vào khu vườn thơ
văn kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ với tên tuổi của các nhà thơ, nhà văn tiêu
biểu. Có lẽ Phạm Văn Đồng muốn kết luận đoạn viết này bằng sự khẳng định: thơ
văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần quan trọng vào việc tạo nên diện
mạo của văn thơ thời kỳ này, và Nguyễn Đình Chiểu chính là lá cờ đầu của thơ văn
yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Với những tác phẩm mà Nguyễn Đình Chiểu
đã để lại gắn chặt với những biến cố lúc bấy giờ: Chạy Tây (1859); Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc (1861); Mười hai bài thơ điếu Trương Định và văn tế Trương Định
(1864); Mười hai bài thơ điếu Phan Tòng (1868); Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh

(1874); Ngư tiều y thuật vấn đáp. Ngoài ra, ông còn là tác giả của Thảo Thư hịch,
Thư gửi cho em và một số bài thơ khác. Có thể Nguyễn Đình Chiểu còn là tác giả
của Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây.v.v… Với tất cả ý nghĩa, giá trị của sự nghiệp
văn thơ yêu nước ấy, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là “ngôi sao chói sáng trong
văn nghệ của dân tộc”.
Như vậy bằng cách lập luận từ chung đến riêng, từ cụ thể đến khái quát, kết
hợp cả hai phép lập luận diễn dịch và quy nạp; cùng với việc lựa chọn được những
dẫn chứng hết sức tiêu biểu, Phạm Văn Đồng đã làm nổi rõ những giá trị tư tưởng
Trang 12


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

và nghệ thuật cơ bản, độc đáo của thơ văn Đồ Chiểu. Phạm Văn Đồng đã viết đoạn
nghị luận về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng cả “khối óc lạnh lùng
tê buốt” và “trái tim nặng trĩu yêu thương” của mình. Nếu trí tuệ sáng suốt đã giúp
tác giả lập luận một cách khúc chiết, rõ ràng, lôgic và đầy sức thuyết phục thì tình
cảm với đất nước, dân tộc, với cha ông, với nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai đã
khiến ngòi bút Phạm Văn Đồng tạo ra những câu văn lay động lòng người. Ta hãy
lắng nghe trong mạch ngầm của những câu văn này cái giọng điệu hào sảng của
tác giả “… Làm sao sưu tầm tài liệu về những trang sử oanh liệt này, về biết bao
cuộc chiến đấu anh dũng ở khắp nơi, về biết bao chiến công của biết bao anh hùng
liệt sĩ, để đánh giá đúng tầm rộng lớn và sức mạnh của phong trào kháng Pháp lúc
bấy giờ, một phong trào bắt nguồn từ lòng căm thù vô hạn của quần chúng nhân
dân đối với giặc ngoại xâm, nguyện hi sinh tất cả và chiến đấu đến cùng để cứu
dân, cứu nước. Ta có thể cảm nhận được cái đau đớn, xót xa của Phạm Văn Đồng
trong câu văn: “Hồi tưởng cuộc chiến đấu vô song của dân tộc Việt Nam ở Nam Bộ
lúc bấy giờ, ruột gan chúng ta đau như cắt xé”. Và chúng ta cũng có thể đọc ra từ

lời bình ngắn gọn sau đây biết bao tình cảm mến yêu, trân trọng và cảm thông của
một người đang sống hết mình trong cuộc chiến đấu hào hùng tất thắng hôm nay
với những con người cũng đã sống hết mình nhưng chiến bại trong cuộc chiến đấu
chống thực dân buổi đầu “có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và
những nghĩa quân lúc bấy giờ, lúc này phần nào đã được hả dạ”.
+ Hãy cho biết “ánh sáng khác thường” trong truyện thơ Lục Vân Tiên của


Nguyễn Đình Chiểu?
Giáo viên dẫn dắt, gợi ý (có thể nêu câu hỏi để gợi mở cho học sinh trả lời).
Khi nghị luận về tác phẩm Lục Vân Tiên, Phạm Văn Đồng nêu quan điểm
“cần phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này”.
Trang 13


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

Vậy phải chăng đã có những cách hiểu nào chưa đúng, chưa thoả đáng về
tác phẩm Lục Vân Tiên? Và theo Phạm Văn Đồng, có những đánh giá chưa thoả
đáng về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên. Về tư tưởng,
những giá trị luân lý mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi (chính nghĩa, đạo đức đáng
quý trọng ở đời, những người trung nghĩa) đã “lỗi thời” “ở thời đại chúng ta”. Về
nghệ thuật, lời văn “nôm na”, “không hay lắm”.
Phạm Văn Đồng đã bàn luận và đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng
khác thường” của truyện thơ Lục Vân Tiên như sau:
Thứ nhất, tác giả không phủ nhận một sự thật là “những giá trị luân lý mà
Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì
có phần đã lỗi thời”. Song, với quan điểm “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tác giả

đã chỉ cho chúng ta thấy rằng: Không phải mọi “giá trị luân lý” mà Nguyễn Đình
Chiểu đã từng ngợi ca đều trở nên “lỗi thời”. Có những “điều giáo huấn đáng quý
trọng” vẫn còn có giá trị trong ngày hôm nay. Nguyên do là Nguyễn Đình Chiểu
“suốt đời sống trong lòng quần chúng, nhân dân”, không “tự trói mình trong khuôn
khổ của đạo lý cổ truyền” nên những tư tưởng, đạo đức của ông, những nhân vật
do ông sáng tạo nên trong Lục Vân Tiên đều gần gũi với nhân dân, đều mang quan
niệm đạo đức của nhân dân ta “từ xưa đến nay”. Vì thế mà những quan niệm đạo
đức ấy, những nhân vật ấy vẫn được chúng ta ngày nay “cảm xúc và thích thú”.
Thứ hai, Phạm Văn Đồng cũng thừa nhận lối văn có phần “nôm na” của
truyện thơ Lục Vân Tiên. Nhưng tác giả đã đặt lối văn ấy vào mục đích sáng tác và
hoàn cảnh sáng tác cụ thể của Nguyễn Đình Chiểu để xem xét và đánh giá; đây là
điều mà các nhà nghiên cứu trước đó đã bỏ qua. Về mục đích, do muốn viết một tác
phẩm “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian” nên Nguyễn Đình
Chiểu đã “cố ý viết một lối văn “nôm na” ”. Về hoàn cảnh, vì mù loà nên nhà thơ “chỉ
Trang 14


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

có thể đọc cho người khác viết” và như vậy thì “thật khó sửa chữa và duyệt lại
nguyên bản”. Vả lại cho đến nay, không ai biết bản gốc của Lục Vân Tiên là bản nào.
Tóm lại, theo Phạm Văn Đồng, những chỗ “sơ sót” đó là không đáng kể, không hề
che lấp của rất nhiều câu thơ và không làm giảm đi giá trị của “bản trường ca”
này.

Một điều cần chú ý nữa ở đây là tác phẩm Lục Vân Tiên là tác phẩm mà

Nguyễn Đình Chiểu dồn hết tâm huyết thời thanh xuân vào đây. Ông đã sáng tác

truyện thơ này trước. Câu chuyện trong truyện thơ với những nhân vật chính là
cuộc đời của nhà thơ.
Vì vậy, nhờ “chăm chú nhìn” và có một quan điểm tiếp cận khoa học, Phạm
Văn Đồng đã phát hiện những giá trị bền vững, vượt thời gian của tác phẩm Lục
Vân Tiên. Nhìn chung, cả trên bình diện tư tưởng và nghệ thuật, Lục Vân Tiên đều
gắn liền với nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến. Đó chính là cơ sở để
đánh giá tác phẩm này và là lý do giải thích vì sao Lục Vân Tiên lại là “một tác
phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền
Nam”.

Từ đó, chúng ta rút ra được bài học về cách đánh giá một tác phẩm văn học,

và cách lập luận có hiệu quả là ta phải có cái nhìn đồng bộ, từ nhiều góc độ khác
nhau cả trong và ngoài tác phẩm. Ta phải xem xét tác phẩm trong những hoàn
cảnh sáng tác và tiếp nhận cụ thể. Đồng thời ta phải chú ý sự thừa nhận, yêu mến
của công chúng, đặc biệt là đông đảo quần chúng nhân dân – đây chính là thước
đo quan trọng để đánh giá giá trị của một tác phẩm.
- Ở phần kết thúc bài văn nghị luận, tác giả đã có những đánh giá như thế


nào về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
Phạm Văn Đồng khẳng định vẻ đẹp nhân cách và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu
trong nền văn học dân tộc (“Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà
Trang 15


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”


thơ lớn của nước ta”) đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị tự do lớn của cuộc
đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với hôm qua và hôm nay (“Đời sống và sự
nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng
của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá
tư tưởng”). Sau cùng, tác giả dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt độc đáo,
sâu sắc để bày tỏ cảm xúc, lòng tri ân đối với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: (“Nhân
kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu… trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt
một nén hương để tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc”).
“Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là một bài
văn nghị luận có cách lập luận thuyết phục và không hề khô khan, trái lại, nó thấm
đẫm chất trữ tình. Lời văn vừa có tính khoa học vừa có màu sắc văn chương, vừa
khách quan, công tâm vừa tràn đầy nhiệt huyết và giàu xúc cảm. Chúng ta không
chỉ đón nhận, học tập giá trị nội dung ý nghĩa mà còn tiếp thu cách viết văn nghị
luận thành công của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
III/ Thực trạng và những mâu thuẫn:
1. Thực trạng của vấn đề:
- Trước khi triển khai đề tài: Hầu hết học sinh đều không thích học bài văn
nghị luận này vì nó không chỉ là khô khan mà dung lượng kiến thức của bài viết
quá dài, khó nhớ và khó tiếp thu.
Ngay cả nhan đề của bài văn, học sinh ghi chép cũng sai sót vì nhan đề quá dài (12
từ).

+ Nhiều giáo viên cũng thấy mất cảm hứng, chán nản khi dạy bài văn này vì

trong giờ học ít học sinh tập trung.
- Sau khi triển khai đề tài:
Học sinh ít lơ là mất tập trung khi học bài văn nghị luận này.
- Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai đề tài:
+ Thuận lợi:


Trang 16


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”


Do năm học này Bộ giáo dục quyết định thi tốt nghiệp cũng là kỳ thi xét tuyển đại



học và môn Văn là một trong ba môn bắt buộc.
Trường THPT Nguyễn Du – nơi tôi đang dạy – đã tổ chức dạy thêm môn Văn vào



buổi chiều, mỗi tuần 2 tiết.
Tổ chuyên môn của tôi thường sinh hoạt chuyên môn để bàn bạc về những bài



giảng khó, trong đó có bài văn này.
+ Khó khăn:
Do học sinh ở lớp 11, các em lơ là về môn Văn và chưa nắm kỹ về thơ văn và cuộc
đời của Nguyễn Đình Chiểu, nên trong tiết học còn một số học sinh chưa tham gia



đóng góp ý kiến một cách tích cực, sôi nổi.

Những tài liệu tham khảo về những bài viết của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở
các thư viện còn quá ít.
2. Những mâu thuẫn gặp phải khi thực hiện đề tài:



Nếu dạy theo cách đổi mới hoàn toàn là giáo viên chỉ nêu các câu hỏi chính cho học
sinh thảo luận, đối thoại, trả lời câu hỏi và trình bày trước lớp thì bài học chưa có



những ý sâu sắc.
Giáo viên vừa dạy theo cách đổi mới, vừa tích hợp, thuyết giảng thì cần phải có
dung lượng thời gian.
IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
- Bài văn nghị luận có 3 phần, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho từng phần
(theo nội dung đã viết ở cơ sở thực tiễn) để học sinh về nhà chuẩn bị:
+ Tổ 1: Phần đặt vấn đề.
+ Tổ 2: Phần cuộc đời và quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Tổ 3: Phần thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Tổ 4: Phần truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và kết thúc vấn
đề.

Sau khi học sinh đã chuẩn bị ở nhà, đến lớp các em sẽ thảo luận, bàn bạc,

trao đổi và trình bày viết lên ở bảng phụ. Sau đó, giáo viên sẽ chốt lại sau khi mỗi
tổ trình bày ý kiến của mình.
Trang 17



“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

- Dựa vào cơ sở thực tiễn mà tôi đã nêu ở mục II, người dạy cần chọn đưa ra
những câu hỏi gợi mở, tác động vào tâm tư, tình cảm và trách nhiệm của mỗi học
sinh (Ví dụ: Tại sao Phạm Văn Đồng viết bài văn “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc” để kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.
Con số ở đây không phải là con số tròn chẵn (70 hay 80) mà là con số lẻ – 75?).v.v…
- Khi giảng dạy, giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh tìm hiểu kỹ
hơn về bài viết này vì học bài văn, chúng ta không chỉ học về văn học mà còn học
cách làm văn nghị luận của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở cách lập luận và cách
trích dẫn chứng rất hay của tác giả.
- Giáo viên nên tuyên truyền cho học sinh biết rằng là con dân miền Nam, ta
cần phải yêu mến, kính trọng, tri ân nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, và cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã thay ta tri ân Nguyễn Đình Chiểu. Do đó, chúng ta phải
học thật kỹ bài văn.
V/ Hiệu quả áp dụng:
- Sáng kiến kinh nghiệm được bản thân tôi vận dụng trong 2 năm học này.
- Sáng kiến này chỉ mới áp dụng ở trong tổ tại trường tôi dạy.
- Hiện nay, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu để tìm ra vấn đề, cách thức giúp học
sinh dễ hiểu, dễ cảm nhận bài văn hơn.
- Số liệu thống kê về kết quả điểm số:
Ở học kỳ I năm học 2014 – 2015:
Lớp

Sĩ số

12A5
12A6

12A7

39
34
36

Bài số I
Dưới
Trên
trung
trung
bình
bình
5
34
3
31
6
30

Bài số II
Dưới
Trên
trung
trung
bình
bình
4
35
3

31
5
31

Bài số III
Dưới
Trên
trung
trung
bình
bình
0
39
1
33
3
33

C/ Kết luận:
I/ Ý nghĩa đề tài đối với công tác mà người viết thực hiện:
Trang 18


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

- Sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa trong việc giảng dạy giáo dục học sinh
nâng cao tinh thần đền ân, đáp nghĩa với những người có công ơn của đất nước,
của dân tộc (trong đó có Nguyễn Đình Chiểu).

- Giúp học sinh cảm nhận thêm bài văn của Phạm Văn Đồng là giúp cho các
em có thêm tinh thần trân trọng quá khứ, trân trọng những tấm gương hiếu nghĩa,
một lòng vì đất nước, vì dân tộc.
- Giúp học sinh hiểu thêm bài văn của cố Thủ tướng là giúp các em mở rộng
lòng nhân ái hơn khi mà sự thực dụng, tính vô cảm đang lấn chiếm hầu hết tâm tư
của giới trẻ. Người giáo viên cần giúp học sinh nhìn thấy được lòng cảm thông, tri
ân và ngưỡng mộ của những người hôm nay với những người tài đức mà khuyết
tật hôm qua.
II/ Bài học – hướng phát triển:
- Qua sáng kiến kinh nghiệm, tôi rút ra bài học cho người giáo viên dạy văn
là sẽ không ngừng tìm tòi, phát hiện, tích hợp những vấn đề có liên quan về truyền
thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và tinh thần nhân văn dân chủ.
- Giúp cho người đời sau hiểu người đời nay và người đời nay hiểu người đời
xưa là một việc làm hướng thiện. Đặc biệt đây là một di nguyện mà các nhà thơ,
nhà văn, các nghệ sĩ mong muốn.
- Đề tài có thể phát triển được nếu Bộ giáo dục còn cho học bài văn này khi
thay đổi sách giáo khoa.
III/ Đề xuất:
- Với Bộ giáo dục: Để thực thi sách giáo khoa có hiệu quả, mong Bộ giáo dục
cho viết sách Ngữ Văn 12 tiếp tục có bài văn này, đồng thời mong Bộ giáo dục cung
cấp tài liệu tham khảo cho đề tài này.
- Với Sở giáo dục: Xin Sở hỗ trợ và giúp đỡ để đề tài Sáng kiến kinh nghiệm
được thực thi một cách dễ dàng, rộng rãi.

Trang 19


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”


Xác nhận đánh giá, xếp loại của đơn vị:
Châu Đức ngày...... tháng...... năm 2014
................................................................... Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
................................................................... thân tôi viết, không sao chép nội dung của
...................................................................
người khác.
Thủ trưởng đơn vị

Người viết

Nguyễn Văn Tâm

Trần Thị Pháp

Trang 20


“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận
của Phạm Văn Đồng”
“Giúp học sinh 12 cảm nhận thêm bài văn nghị luận của Phạm Văn Đồng”

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách Ngữ Văn 12 tập 1.
- Sách Giáo viên Ngữ Văn 12 tập 1 cơ bản và nâng cao.
- Tự điển văn học.

Trang 21




×