Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giáo dục môi trường trong dạy học địa lý lớp 11 ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.2 KB, 21 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Vấn đề môi trường trong mấy thập kỷ gần đây đã trở nên là một trong những
mối quan tâm ưu tiên của toàn cầu, của từng quốc gia, giữa các chính phủ. Nhu cầu
của công cuộc phát triển bền vững đòi hỏi việc khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Sự gia tăng nhanh chóng, đồng thời song song với các thành tựu và
tiến bộ, quá trình phát triển củng gây nên những tác động nặng nề đến sự suy thoái
môi trường của toàn cầu về mọi phương diện.
Đối với Việt Nam, do phải trải qua những năm dài của chiến tranh với
những hậu quả không thể sớm khắc phục, đồng thời lại là một nước lạc hậu có nền
kinh tế kém phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế thì vấn đề
bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách và thực sự nó là một nhiệm vụ chiến
lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Môn địa lý trong nhà trường THPT đã có những khả năng to lớn để đóng
góp tích cực vào sự thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với các công ước,
chương trình hành động quốc tế về BVMT.
Đặc biệt trong môn địa lý lớp 11 với nội dung chương trình là địa lý kinh tế
xã hội thế giới. Việc giáo dục môi trường để trang bị cho các em về mặt hiểu biết
cung như về mặt thái độ và hành vi để khi ra đời thực hiện tốt nhiệm vụ của người
công dân đối với tổ quốc về nhu cầu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước lại
càng cấp thiết hơn.
Với ý nghĩa về sự cần thiết của nhu cầu trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Giáo
dục môi trường trong dạy học địa lý lớp 11 ở THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm
của mình.
Với mong muốn giải quyết một vấn đề cụ thể mang tính cấp thiết trong quá
trình dạy học địa lý hiện nay.
II: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu: Giúp cho học sinh lớp 11
- Có ý thức thường xuyên và luôn luôn nhạy cảm với mọi khía cạnh của
môi trường cùng với những vấn đề liên quan đến môi trường.




- Nhận thức được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường toàn
cầu, cung như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người với
môi trường.
- Sau khi học xong học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động
khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường.
- Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe
con người, về chất lượng cuộc sống của chúng ta đồng thời phát triển thái
độ và hành vi tích cực đối với môi trường sống Việt Nam.
2. Nhiệm vụ:
a. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục môi trường
trong nhà trường THPT qua môn địa lý lớp 11.
b. Xác định các hình thức và phương pháp giáo dục môi trường trong dạy
học địa lý lớp 11 phù hợp, đạt hiệu quả cao.
c. Xây dựng các mẫu giáo án GDMT qua chương trình địa lý lớp 1, thực
nghiệm trong thực tiễn dạy học và rút ra những kết luận, đề xuất cần
thiết.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng:
- Học sinh THPT trong việc bồi dưỡng kiến thức về môi trường qua môn
địa lý (lớp 11A1, 11A2, 11B10)
2. Phạm vi nghiên cứu:
Với thời gian và điều kiện có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu: Tại sao
phải GDMT trong dạy học địa lý lớp 11? Nội dung, hình thức, phương pháp
giáo dục môi trường? Từ đó phân tích, đánh giá hiệu quả GDMT trong dạy
học địa lý lớp 11 ở THPT.
Từ thực tiển vận dụng phương pháp GDMT để đề xuất những giải pháp đổi
mới phương pháp dạy học địa lý 11 có tính thiết thực và hiệu quả.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

1. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013-2014
2. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phân tích hệ thống lý thuyết môi trường và phương pháp GDMT


b. Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và giảng dạy thực nghiệm ở
một số lớp, đồng thời kiểm tra học sinh lấy kết quả làm căn cứ
c. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình
thành lý luận của đề tài. Vận dụng đề tài và rút ra kết luận cần thiết.

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
A: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GDMT
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GDMT
1. Khái niệm về GDMT:
Khi bàn về GDMT, đã có không ít tài liệu đưa ra các khái niệm về GDMT
“Giáo dục môi trường là gì?”, “Giáo dục môi trường mong đạt được điều gì?”... Có
rất nhiều cách trả lời, khái niệm khác nhau, nhưng theo cách hiểu chung thì
“GDMT là một quá trình thường xuyên, để tạo ra cho con người ý thức về môi
trường, những giá trị về tri thức, những kỹ năng, những kinh nghiệm và cả quyết
tâm cho phép họ giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, cung
như đáp ứng nhu cầu của bản thân mình mà không làm phương hại đến thế hệ mai
sau (chính sách GDMT).
Nói một cách chung nhất: GDMT là quá trình giáo dục nhằm cung cấp cho con
người những kiến thức về môi trường, hình thành cho họ những hành vi, thái độ
đúng đắn đối với môi trường. Và mục tiêu cuối cùng của GDMT là nhằm trang bị
cho họ một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển của thiên nhiên và một giá trị
nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lý về mội trường.
2. Mục tiêu của GDMT trong trường THPT:

+ Có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi
trường và những vấn đề liên quan đến môi trường.
+ Thu nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường, sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người với môi trường, về quan hệ giữa con
người với môi trường.


+ Phát triển những kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, kỹ năng dự đoán
phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh.
+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi
trường.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe con
người, với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ đối với môi
trường.
3. Nhiệm vụ của GDMT:
- Giúp cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, về môi trường nói chung, môi
trường Việt Nam nói riêng. Nhận thức được mối quan hệ, sự tác động
tương hỗ giữa sinh vật với các yếu tố môi trường, tầm quan trọng của
môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
4. Nội dung GDMT:
+ Môi trường và tài nguyên
+ Sự ô nhiểm môi trường
+ Mối quan hệ giữa dân số với môi trường
+ Sự cần thiết và các biện pháp bảo vệ môi trường
5. Tại sao phải GDMT cho học sinh THPT?
+ Học sinh phổ thông nói chung, học sinh lớp 11 nói riêng, các em đang trong
thời kỳ phát triển về mọi mặt trong đó có sự phát triển về nhận thức, trí tuệ.
+ Học sinh phổ thông là những con người năng động, sáng tạo đầy nhiệt huyết
sức trẻ. Họ sẽ là những con người có ích cho xã hội trong việc tuyên truyền
GDMT, và họ sẽ là những con người khắc phục những hậu quả của thế hệ trước,

phục hồi lại phần nào môi trường tự nhiên đã bị phá hủy trong quá khứ, bảo tồn
phần nào “Di sản môi trường” còn sót lại.
+ Học sinh phổ thông là những con người làm chủ tương lai đất nước. Khi rời
ghế nhà trường, dù bất cứ cương vị nào, ngành nghề nào cũng có ý thức trách
nhiệm và hành động bảo vệ môi trường của mình cho xã hội.


II. CÁC HÌNH THỨC GDMT Ở TRƯỜNG THPT
GDMT trong nhà trường THPT nói chung được tiến hành theo hai hình thức:
- GDMT thông qua các hoạt động ngoại khóa
- GDMT thông qua nội dung các môn học trên lớp (Nội khóa)
1. GDMT thông qua các hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa có khả năng to lớn đối với GDMT. Bởi vì, thông qua các
hoạt động đó, nó tạo điều kiện mở rộng kiến thức của học sinh và ứng dụng những
kiến thức đó vào thực tiễn dưới nhiều dạng khác nhau. Tùy theo điều kiện, đặc
điểm của từng địa bàn (Thành phố, nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng biển ...)
hình thức ngoại khóa có thể được tổ chức nhiều cách khác nhau.
+ Qua báo cáo chuyên đề về môi trường: hình thức này nhằm mở rộng kiến
thức cho học sinh về mặ lý thuyết, cũng như thực tiễn: cải tạo tự nhiên, bảo vệ môi
trường.
+ Qua tìm hiểu các vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương: Thông qua các đề
tài, giáo viên phát động cho mỗi nhóm học sinh trên cơ sở gợi ý những hướng dẫn
của giáo viên học sinh tìm hiểu vấn đề về bảo vệ môi trường địa phương, đề tài đó
có thể là: Vấn đề về rừng, vấn đề về gia tăng dân số, vấn đề về bảo vệ danh lam
thắng cảnh ở địa phương. Sau khi tìm hiểu đề tài phải viết một bản báo cáo.
+ Qua các hoạt động xã hội: Học sinh tham gia, phối hợp với các cơ quan văn
hóa thành phố, phường, xã, với đoàn thanh niên ... Để tổ chức tuyên truyền vận
động, tùy theo đặc điểm của từng địa phương mà biên soạn từng nội dung khác
nhau, ở miền núi: Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn đất ... Ở đồng bằng: làm
sạch môi trường, trồng cây, bảo vệ các công trình văn hóa du lịch.

+ Qua hoạt động “Xanh hóa nhà trường” thông qua các hoạt động trong nhà
trường: Trồng cây, làm xanh phòng học, tưới cây ở bồn ho. Để từ đó học sinh nhận
thức, góp phần bảo vệ môi trường.
+ Qua hình thức tham quan: Có thể tham quan những công trình văn hóa lịch
sử, danh lam thắng cảnh, nghĩa trang liệt sỹ ... Qua đó học sinh sẽ thấy mặc dù
chiến tranh đã đi qua nhưng đã hủy hoại môi trường như thế nào?


Như vậy GDMT trong nhà trường có rất nhiều hình thức, nó không chỉ dừng lại ở
mặt lý thuyết mà phải tìm mọi biện pháp để giáo dục cho học sinh có thái độ và
hành động có ý thức, như vậy GDMT mới mang lại hiệu quả cao.
2. Hình thức GDMT ở trên lớp:
Được tiến hành thông qua nội dung các môn học, nhưng mỗi môn học có thế mạnh
riêng để GDMT, song nó củng được tiến hành theo các hướng sau:
+ Khai thác nội dung của môn học, trong đó có những nội dung GDMT hoặc
liên quan đến GDMT: Thông qua nội dung đó học sinh sẽ nhận thức, đánh giá
những hiện tượng về môi trường, và tự giác thực hiện bảo vệ môi trường địa
phương.
+ Trong giảng dạy giáo viên liên hệ thực tế ở địa phương để GDMT cho học
sinh: Thực tế địa phương là những hiện trạng về tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư
văn hóa có liên quan đến môi trường. Đây là những ví dụ minh họa sinh động, có
sức thuyết phục cao.
+ Xây dựng những bài tập và thực hành có nội dung về GDMT. Để từ đó nâng
cao nhận thức, bồi dưỡng thái độ, hành vi bảo vệ môi trường. Hệ thống bài tập, bài
thực hành này có nội dung liên quan đến nội dung GDMT.
+ Sử dụng các phương tiện trực quan để GDMT: Mỗi môn học đều có hệ thống
phương pháp dạy học riêng. Những phương tiện dạy học có khả năng GDMT bao
gồm: Tranh ảnh, phim, băng hình, các loại biểu đồ, bản đồ, bản số liệu thống kê...
+ Sủ dụng các tài liệu tham khảo: Sau những tiết dạy giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh đọc thêm những tài liệu liên quan đến môi trường mà trong tiết dạy

giáo viên chua có điều kiện để đề cập tới. Tài liệu thường là: Các bài báo, các trích
đoạn, các tạp chí khoa học...
B: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GDMT QUA BÀI ĐỊA LÝ 11
I. NỘI DUNG GDMT QUA BÀI ĐỊA LÝ 11
Qua nhiều tài liệu cho thấy, hiện nay môi trường ở trên thế giới và Việt Nam
đang nổi lên mấy vấn đề:
1. Rừng ngày càng bị thu hẹp


2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Ô nhiểm nguồn nước ngọt
Ô nhiểm đất – Suy thoái tài nguyên đất
Ô nhiểm không khí
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt
Ô nhiểm biển và đại dương
Sức ép đô thị hóa lên môi trường
Dân số - Môi trường
Suy giảm đa dạng sinh học

Các vấn đề này được thể hiện cụ thể trực tiếp hoặc gián tiếp trong nội dung dạy
học địa lý 11 ở THPT.
II. MỘT SỐ HÌNH THỨC LỒNG GHÉP GDMT QUA MÔN ĐỊA LÝ

1. Dạng lồng ghép trực tiếp: Là dạng bài có nội dung bài địa lý trùng hợp với
nội dung GDMT.
Trong chương trình địa lý 11 loại bài kiến thức địa lý đồng thời là kiến thức
môi trường không nhiều. Nên việc giáo viên tìm ra và xác định đúng để có ý
thức hướng dẫn, truyền đạt kiến thức môi trường, đảm bảo hiệu quả cao
củng không đơn giản.
Tính chất đặc biệt thể hiện ở chổ, ngay trong mục tiêu bài giảng củng nên đề
cập đến nội dung này.
Trong quá trình dạy học phải đạt được mục tiêu đề ra. Muốn vậy phải chuẩn
bị tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lý và có hiệu quả để thực hiện
được mục tiêu.
Ta có thể làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc biên soạn giáo án Bài 3,
phần khái quát nền kinh tế xã hội thế giới.
BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và
già hóa dân số ở các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát
triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.


- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiểm môi trường,
phân tích được hậu quả của ô nhiểm môi trường, nhận thức được sự cần
thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
2. Kỹ năng:
Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ và liên hệ thực tiễn.
3. Thái độ:

Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có đoàn kết
và hợp tác của nhân loại.
4. Kỹ năng sống:
- Tư duy: Nêu vấn đề, bình luận, tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích đối
chiếu về vấn đề dân số, môi trường
- Giao tiếp: Phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, giao
tiếp ứng xử với người khác, kỹ năng trình bày và trả lời câu hỏi một cách
ngắn gọn, súc tích và chính xác về các vấn đề dân số và môi trường
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm,
kiềm chế cảm xúc, đạt mục tiêu trong làm việc nhóm để tìm hiểu vấn đề
dân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-

Biểu đồ gia tăng dân số.
Một số hình ảnh về ô nhiểm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
Tin tức về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới.
Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Mở bài: GV kể một số sự kiện mới nhất về sự già hóa dân số và sự bùng nổ
dân số của vài quốc gia trên thế giới, một số sự cố về môi trường (chất thải,
sự cố tràn dầu trên biển...), một số thông tin mới nhất về chiến tranh khu vực
và khủng bố trên thế giới. Sau đó khái quát lại thành các vấn đề. GV hỏi: Đó
là những vấn đề riêng của quốc gia hay toàn nhân loại?
Hoạt động GV và HS
Nội dung cơ bản

HĐ1: Tìm hiểu vấn đề dân số (nhóm) I. DÂN SỐ:


Chia lớp thành 6 nhóm, đánh số thứ
tự từ 1 đến 6
Bước 1:
- Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện
nhiệm vụ: Tham khảo thông
tin ở mục 1 và phân tích
bảng 3.1 trả lời câu hỏi kèm
theo ở bảng.
- Các nhóm 3, 4, 5 thực hiện
nhiệm vụ: Tham khảo thông
tin ở mục 2 và phân tích
bảng 3.2, trả lời câu hỏi
kèm theo ở bảng.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình
bày. Các nhóm còn lại theo dõi, trao
đổi chất vấn, bổ sung.
Bước 3:GV kết luận về đặc điểm
của bùng nổ dân số, già hóa dân số và
hệ quả của chúng, kết hợp liên hệ với
chính sách dân số ở Việt Nam

1. Bùng nổ dân số:
- Dân số thế giới tăng nhanh, 6477
triệu người năm 2005.
- Sự bùng nổ dân số trên thế giới
hiện nay chủ yếu ở những nước đang
phát triển.

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua
các thời kỳ giảm nhanh ở nhóm
nước phát triển và giảm chậm ở
nhóm nước đang phát triển.
- Chênh lệch về tỷ lệ gia tăng tự
nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng
lớn.
- Dân số nhóm nước đang phát triển
vẩn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước
phát triển đang có xu hướng chững
lại.
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng
nề đối với tài nguyên môi trường,
phát triển kinh tế và chất lượng cuộc
sống.
Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự
2. Già hóa dân số:
phát triển kinh tế vượt bật lại gây ra
Dân số thế giới ngày càng già đi:
vấn đề toàn cầu thứ 2
a. Biểu hiện:
HĐ2:Tìm hiểu môi trường (cá
- Tỷ lệ dưới 15 tuổi ngày
nhân/cả lớp)
càng thấp, tỳ lệ trên 65 tuổi
- Yêu cầu học sinh ghi vào
ngày càng cao, tuổi thọ
mảnh giấy các vấn đề môi
trung bình ngày càng tăng.
trường toàn cầu mà các em

- Nhóm nước phát triển có
biết. Sau đó một số em đọc
cơ cấu dân số già
cho cả lớp nghe, đồng thời
- Nhóm nước đang phát
giáo viên ghi lên bảng. Khi
triển có cơ cấu dân số trẻ.
thấy danh mục phù hợp với
b. Hậu quả:
các vấn đề môi trường có
- Nguy cơ thiếu hụt nguồn
trong SGK, GV dừng lại và
lao động bổ sung
yêu cầu học sinh xếp các
- Chi phí cho người già lớn
vấn đề môi trường trên theo II. MÔI TRƯỜNG:
nhóm.
(Thông tin phản hồi ở phiếu học tập)
HĐ3: Cặp
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và
Bước 1: Từng cặp HS nghiên cứu
suy giảm tầng ôzôn


SGK, kết hợp với hiểu biết bản thân,
2. Ô nhiểm nguồn nước ngọt,
hoàn thành phiếu học tập số 1
biển và đại dương
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trả
3. Suy giảm đa dạng sinh học

lời:
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:
Bước 3: GV kết luận và nhấn mạnh
- Nạn khủng bố đã xuất hiện
tính nghiêm trọng của các vấn đề môi
trên toàn thế giới
trường trên phạm vi toàn cầu.
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo
GV kết hợp làm rõ câu hỏi 2 cuối bài
- Các hoạt động kinh tế
HĐ4: Tìm hiểu một số vấn đề khác
ngầm đã trở thành mối đe
(cả lớp).
dọa đối với hòa bình và ổn
- GV sử dụng phương pháp
định thế giới.
thuyết trình có sự tham gia
tích cực của học sinh về các
hoạt động khủng bố quốc
tế, hoạt động kinh tế ngầm,
tội phạm liên quan đến sản
xuất, vận chuyển và tiêu thụ
ma túy.
- GV nhấn mạnh sự cấp thiết
phải chống chủ nghĩa khủng
bố, các hoạt động kinh tế
ngầm
4. Củng cố:
- Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ mà
còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân?

- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK?
5. Dặn dò:
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề môi trường toàn cầu
IV. PHỤ LỤC:
1. Phiếu học tập: Dựa vào SGK và hiểu biết bản thân, trao đổi và hoàn thành
phiếu học tập sau:
Một số vấn đề môi trường toàn cầu
Vấn đề môi
trường

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp


Biến đổi khí
hậu
Suy giám tầng
ôzôn
Ô nhiểm
nguồn nước
ngọt, biển và
đại dương
Suy giảm đa
dạng sinh học
2. Thông tin phản hồi:

Một số vấn đề môi trường toàn cầu
Vấn đề môi
trường
Biến đổi khí
hậu

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Thời tiết thay
đổi thất
thường, băng
tan ở 2 cực.
Ảnh hưởng
đến sức khỏe,
sinh hoạt, sản
xuất.
Hoạt động
Gây nhiều tác
công nghiệp và hại đến sức
đời sống thải
khỏe con
khí CFCS,SO2... người, mùa
màng và các
loại sinh vật
Chất thải công 1,3 tỷ người
nghiệp, nông

thiếu nước
nghiệp và sinh sạch ảnh
hoạt.
hưởng đến sức
Vận chuyển
khỏe, sinh vật
dầu, tràn dầu,
thủy sinh
rác thải trên
biển
Khai thác quá
Mất đi nhiều

Giải pháp

Nhiệt độ khí
Khí CO2 tăng
quyển tăng
gây hiệu ứng
ngày càng lớn, nhà kính.
mưa axit

Cắt giảm
lượng CO2,
NO2, SO2,
CH4... Trong
sản xuất và
sinh hoạt

Suy giám tầng

ôzôn

Tầng ôzôn bị
thủng và lổ
thủng ngày
càng lớn

Cắt giảm
lượng CFCS
trong sản xuất

Ô nhiểm
nguồn nước
ngọt, biển và
đại dương

Ô nhiểm
nghiêm trọng
nguồn nước
ngọt.
Ô nhiểm biển
và đại dương

Suy giảm đa

Nhiều loài

Tăng cường
xây dựng các
nhà máy xử lý

nước thải.
Đảm bảo an
toàn hàng hải
Xây dựng các


dạng sinh học

sinh vật bị
tuyệt chủng,
nhiều hệ sinh
thái biến mất

mức, thiếu hiểu loài sinh vật,
biết trong sử
xã hội mất
dụng tự nhiên
nhiều tiềm
năng phát triển
kinh tế

vườn quốc gia
và khu bảo
tồn thiên
nhiên

2. Dạng lồng ghép gián tiếp: Là dạng bài nội dung của bài học có một phần
hay một mục trong bài có nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung GDMT.
Trong chương trình địa lý 11 có nhiều kiến thức GDMT được tích hợp trong
kiến thức địa lý. Có được những kiến thức này phải trên cơ sở GV quan tâm lưu ý

đến việc kết hợp, bổ sung, thêm vào một cách linh hoạt, khéo léo những kiến thức
môi trường. Chúng ta có thể tham khảo một số ví dụ sau:
Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Mục II: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm
nước
Những kiến thức môi trường được tích hợp vào mục này là:
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển đã gây nên sức ép
lớn về kinh tế - xã hội... mà còn làm cho môi trường bị ô nhiểm, thay đổi theo
hướng không có lợi cho con người. Đó chính là nguồn gốc của những vấn đề mang
tính toàn cầu.
+ Nền kinh tế của các nước đang phát triển chủ yếu là nông nghiệp đã dẫn tới
việc khai thác đất đai mạnh mẽ nhưng không hợp lý, thiếu khoa học đã làm cho đất
đai bị xói mòn, rửa trôi, chỉ còn trơ sỏi đá... điều này thể hiện rõ ở một số nước
vùng nhiệt đới ở Châu Á và Châu Phi.
Mục III: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
Kiến thức môi trường ở đây là phân tích đặc trưng của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại: “Sự thay thế giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng,
nguyên vật liệu truyền thống” đã làm giảm thiểu sự ô nhiểm môi trường. Để có sức


thuyết phục GV cần đưa ra những con số các chất thải, bụi, khói... Từ các nhà máy
điện, các loại động cơ ô tô, xe máy... Trên thế giới và ở Việt Nam.
Bài 4: Một số vấn đề của châu lục và khu vực
Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi
Kiến thức môi trường được đề cập ở phần này là:
+ Sự bùng nổ dân số ở đây vẫn tiếp diễn mạnh mẽ, xung đột sắc tộc, biên giới
và dân số phát triển quá nhanh đã dẫn tới sự phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều
khó khăn, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật
đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người dân Châu Phi, là những thách

thức lớn đối với châu lục này.
+ Đây là châu lục nghèo nhất thế giới, trên 2/3 dân số sống nhờ nông nghiệp.
Việc canh tác chủ yếu theo hình thức quảng canh, hơn nửa khí hậu Châu Phi trong
mấy thập niên gần đây bị hạn hán, môi trường canh tác nông nghiệp bị tàn phá
nghiêm trọng, đất đai bị bạc màu và hoang mạc hóa...
Bài 8: Liên Bang Nga
Kiến thức môi trường cần được tích hợp ở bài này trong các trường hợp sau:
+ Khi dạy về điều kiện tự nhiên và dân cư, cần nhấn mạnh đến vị trí lớn lao của
rừng Taiga ở nước này. Đây là một trong hai lá phổi xanh của nhân loại, có tác
dụng điều hòa khí hậu trên trái đất, nếu bị hủy hoại sẽ ảnh hưởng lớn đến khí hậu
toàn cầu.
+ Nước Nga có diện tích lớn nhất thế giới, dân số không quá đông nên việc sử
dụng đất đai với cường độ không quá lớn, từ đó điều kiện tự nhiên ít thay đổi theo
hướng không có lợi.
+ Tuy vậy nước Nga củng để xảy ra những vụ việc làm ô nhiểm môi trường
như các vụ: Rò rỉ ống dẫn dầu, vụ nổ ở nhà máy điện Checnobưn... Đây là thảm
họa của đất nước này, không những làm chết người mà còn gây ô nhiểm một vùng
rộng lớn và ảnh hưởng lâu dài.
Kiến thức này được lồng ghép tích hợp khi tìm hiểu về ngành công nghiệp năng
lượng Nga.


C: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM:
Kiểm chứng tính hiệu quả, khả thi của phương pháp và nội dung GDMT trong dạy
học địa lý 11 mà đề tài đề xuất. Từ đó kiến nghị cách thực hiện, nhằm kiểm
nghiệm hiệu quả bước đầu của việc thực hiện GDMT cho học sinh bằng các
phương pháp GDMT qua chương trình địa lý 11.
II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM:
Tiến hành dạy một số bài trong chương trình địa lý lớp 11 (Bài 1, Bài 3, Bài 5). Để

từ đó đánh giá kết quả phương pháp tích hợp lồng ghép và liên hệ thực tế trong
GDMT cho học sinh
III. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM:
Xác định kết quả của phương pháp GDMT cho học sinh trong việc hình thành cho
học sinh những kiến thức cơ bản, những kỹ năng về môi trường và củng từ đó hình
thành cho các em thái độ và hành vi đúng đắn về môi trường
IV: ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM:
Học sinh ba lớp 11: 11A1, 11A2, 11B10
V: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM:
Để có thể đánh giá được học sinh một cách chính xác, tôi đã tiến hành kiểm tra
khảo sát học sinh với các câu hỏi có liên quan tới vấn đề GDMT, đa số các em hiểu
và nắm được bài:

Sau đây là kết quả kiểm tra khảo sát năm học 2013-2014

Lớp

Số
bài

11A1
11A2

44
46

Điểm khá, giỏi khi chưa
GDMT
Điểm khá
Điểm giỏi

SL
%
SL
%
10
22,7
15
34
11
24
15
32,6

Điểm khá giỏi khi đã GDMT
Điểm khá
SL
%
15
34
16
34,7

Điểm giỏi
SL
%
20
45,5
19
41,3



11B1
0

44

12

27,3

15

34

17

38,7

19

43,2

VI: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
Qua ba lần thực nghiệm, khi sử dụng phương pháp dạy học GDMT ở những lớp
thực nghiệm, lớp học rất sôi nổi học sinh hăng say phát biểu, thảo luận, tranh luận
các vấn đề môi trường

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai thì phải GDMT cho thế
hệ trẻ không chỉ ở kiến thức cơ bản về môi trường, những kỹ năng giải quyết các

vấn đề môi trường mà còn hình thành ở học sinh hành vi, thái độ đối với môi
trường.
Không phải chương trình địa lý lớp 11 mà hầu như tất cả các chương trình địa
lý khác điều có nhiều cơ hội thông qua bài học để GDMT. Điều quan trọng là khi
dạy học giáo viên có chú ý khai thác các cơ hội trên hay không và học đã xữ dụng
các phương pháp dạy học thích hợp chưa để GDMT cho học sinh.
Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi hơn nữa,
tôi mạnh dạng đưa ra một số đề xuất sau:
+ Cần phải tăng cường các lớp tập huấn GDMT cho giáo viên địa lý phổ
thông
+ Cần có chương trình bồi dưỡng các chuyên đề GDMT cho GV địa lý phổ
thông
+ Tăng cường phương pháp dạy học mới trong dạy học nói chung, GDMT
nói riêng. Cần khuyến khích các giáo viên phổ thông sử dụng phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả bài dạy củng
như hiệu quả GDMT.
+ Tăng cường đưa GDMT vào trong các môn học ở THPT.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách GK địa lý lớp 11-NXB GD, 2006
2. Sách GV địa lý lớp 11-NXB GD, 2006
3. Lê Quang Sơn: GDMT địa phương cho sinh viên cao đảng GIA LAI (Luận
văn Thạc sỹ KH năm 1999)


4. Nguyễn Văn Trung: GDMT trong dạy học địa lý thông qua hoạt động thực
tiễn ở THPT (Luận văn Thạc sỹ KHGD năm 2000)
5. Lê Xuân Bân: Cấu trúc tiết học lấy học sinh làm trung tâm (Luận văn Thạc
sỹ KHGD năm 1999)


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT GIA HỘI


TP Huế, ngày.....tháng.....năm 2014
Hiệu trưởng
(chủ tịch hội đồng)

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN SỞ
GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TP Huế, ngày.....tháng.....năm 2014
(Chủ tịch hội đồng)






×