Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Báo cáo thực tập: Hướng dẫn vận hành trạm xử lý nước thải cửa lò + 25 Thành Công – Công ty than Hòn Gai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 42 trang )

Lời cảm ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi lời cảm ơn tới quý Thầy Cô ở Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy cô luôn coi trọng việc học tập trên sách vở và thực tế giúp chúng em có
thể hiểu bài dễ hơn, tuy với những nhiệm vụ cần làm trong thực tế vẫn còn nhiều điều
rất mới mẻ với chúng em. Do vậy, được sự chấp thuận của nhà trường cùng sự giúp đỡ
của thầy Mai Thế Toản – Phó Cục Trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi
trường và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường
VINACOMIN em đã được đến Trạm xử lý nước thải mỏ Thành Công – Công ty than
Hòn Gai thuộc địa phận phường Hà Khánh – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh để
thực hiện khóa thực tập tốt nghiệp.
Tuy thời gian thực tập không dài nhưng em xin chân thành cảm ơn các anh chị
trong Phòng Môi trường – Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường
VINACOMIN và các bác, các anh trong trạm xử lý nước thải mỏ Thành Công đã tận
tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy Cô và ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị ở
Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường VINACOMIN nhiều sức khỏe và
luôn hoàn thành nhiệm vụ vì sự nghiệp giáo dục và bảo vệ môi trường của đất nước.
Do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên trong bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định.
Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có
điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau
này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2016
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thu Phương
1


Mở đầu
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Đất nước phát triển nhanh chóng giúp cho nền công nghiệp có những bước tiến
bộ không ngừng cả về số lượng các khu công nghiệp, các nhà máy cùng chủng loại các
sản phẩm và chất lượng ngày càng phong phú, đa dạng đóng một vai trò đáng kể trong
nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những tác động tích cực do ngành công nghiệp mang
lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực; trong đó nước thải phát sinh trong
quá trình sản xuất và sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe con người.
Trong những năm qua, cũng như các tỉnh ở Việt Nam, Quảng Ninhh đã và đang
trên đà phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và hàng loạt các nhà
máy, khu thương mại, dịch vụ, thì những vấn đề quản lý thu gom chất thải càng trở
nên cần thiết. Như vậy mới đảm bảo cùng với sự đi lên của kinh tế, xã hội … thì vấn
đề môi trường vẫn được bảo vệ. Bên cạnh đó chất thải trong quá trình khai thác, chế
biến than là một bộ phận không nhỏ gây nên sự ô nhiễm môi trường. Việc xử lý ô
nhiễm nước thải than trước khi xả ra ngoài là khá quan trọng. Chính vì lý do đó mà tập
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam National
Coal - Mineral Industries Group - Vinacomin), tên viết tắt tiếng Việt là TKV, là một
tập đoàn công nghiệp quốc gia của Việt Nam, với lĩnh vực chính là khai thác than đá
và khoáng sản. Tập đoàn được thành lập năm 2005, trên cơ sở Tập đoàn Than Việt
Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam không chỉ tập trung khai thác than mà
còn chú trọng tới việc bảo vệ môi trường.
Trạm xử lý nước thải cửa lò +25 Thành Công được xây dựng nhằm xử lý nước
thải mỏ đạt tiêu chuẩn môi trường, cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp
(tưới đường dập bụi, rửa xe, tuyển than...), phù hợp với quy hoạch phát triển của Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Trạm đã được xây dựng và đang hoạt

động. Tuy nhiên việc nắm được quy trình vận hành của trạm xử lý nước thải công
nghiệp nói chung, cũng như trạm xử lý nước thải cửa lò +25 Thành Công nói riêng còn
chưa được hiểu rõ.
Đứng trước thực trạng đó, em đã chọn chuyên đề thực tập là “Hướng dẫn vận
hành trạm xử lý nước thải cửa lò + 25 Thành Công – Công ty than Hòn Gai”.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
-

Đối tượng thực hiện: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của Trạm xử lý nước thải
Cửa lò +25 Thành Công – Công ty than Hòn Gai.
Phạm vi thực hiện:
2


+

+
+
+
+

+

Về không gian: Trạm xử lý nước thải cửa lò Thành Công – Công ty than Hòn Gai
thuộc địa phận phường Hà Khánh – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh. Khu vực
cạnh đường vận chuyển than của khai trường +25 Thành Công – Công ty than Hòn
Gai – TKV.
Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 11 tháng 01 năm 2016 đến ngày 01 tháng
04 năm 2016.
Phương pháp thực hiện:

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu của công ty về dây chuyền công nghệ.
Phương pháp thu thập số liệu: Tài liệu về dây chuyền công nghệ xử lý trong nhà máy
và các văn bản pháp luật liên quan.
Phương pháp khảo sát hiện trường: Khảo sát nguồn nước thải ra từ hệ thống xả thải
vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý; khảo sát hệ thống thu gom và dẫn đẩy nước
thải về nhà máy xử lý; khảo sát hiện trạng hệ thống bể xử lý.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
+

Mục tiêu của chuyên đề:
Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức cơ sở ngành đã học trong thực tế về văn bản quy

+
+

phạm pháp luật
Áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế
Tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải cửa lò +25

Thành Công
+ Tìm hiểu quy trình vận hành và xử lý của nhà máy xử lý nước thải cửa lò +25 Thành
Công.
- Nội dung của chuyên đề:
+ Tìm hiểu các văn bản pháp quy liên quan tới chuyên đề
+ Tìm hiểu quy trình vận hành trạm xử lý nước thải cửa lò +25 Thành Công
+ Tìm hiểu các lưu ý trong quá trình vận hành trạm xử lý nước thải Cửa lò +25 Thành
Công.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.

Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – VINACOMIN

-

Tên đơn vị: Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - VINACOMIN
Tên tiếng anh: VINACOMIN Informatics, Technology, Environment joint stock

-

company.
Tên viết tắt: VINACOMIN VITE., JSC
Biểu tượng của công ty như sau:

-

Trụ sở chính: B15 khu đô thị mới Đại Kim – phường Đại Kim – quận Hoàng Mai –

-

-

thành phố Hà Nội.
Lịch sử hình thành:
Công ty là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt

Nam, do Tập đoàn chi phối thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty và
thương hiệu của Tập đoàn. Ngoài các quy định trong Điều lệ này, Công ty có trách
nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty con đối với Tập đoàn công nghiệp
Than- Khoáng sản Việt Nam theo Điều lệ của Tập đoàn và các quy chế quản lý trong nội
bộ Tập đoàn mà Công ty là một thành viên
Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh:

+ Công nghiệp mỏ và vật liệu xây dựng: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao công

nghệ, đầu tư, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than, khoáng sản, vật liệu xây
dựng và các tài nguyên khoáng sản khác;
+ Địa chất - trắc địa: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, lập phương án,

báo cáo, thi công các công trình thăm dò tài nguyên khoáng sản; khảo sát địa chất
công trình, địa chất thuỷ văn, đo đạc địa hình; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, địa
hình và các cơ sở dữ liệu tương tự;
+ Bảo vệ môi trường, tạo vật liệu mới: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao công

nghệ, đầu tư, xây lắp, vận hành, bảo trì các công trình bảo vệ môi trường, sản xuất vật
liệu mới và các công trình liên quan khác; quan trắc, lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
4


+

Công nghiệp điện: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đầu tư, xây lắp,
vận hành, bảo trì các công trình sản xuất, phân phối và sử dụng điện;

+ Công nghệ thông tin, điện tử - tự động hoá: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao


công nghệ, đầu tư, xây lắp, vận hành, bảo trì hệ thống thông tin, máy tính, điều khiển,
giám sát, đo lường và các hệ thống điện tử khác; nghiên cứu, thiết kế, cung cấp,
chuyển giao phần mềm tin học và các giải pháp ứng dụng;
+ Kinh doanh: Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh, lắp ráp, sản xuất, bảo trì thiết bị,

vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin, điện tử - tự
động hóa; bảo vệ môi trường, vật liệu mới; địa chất - trắc địa; công nghiệp mỏ và vật
liệu xây dựng; công nghiệp điện;
+ Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật; Xử lý ô nhiễm và

hoạt động quản lý chất thải khác; Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa
không khí;
+ Thiết kế công trình thủy lợi: thiết kế công nghệ hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác

thải môi trường; thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật;
thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; thiết kế công trình
công nghiệp mỏ...
+ Kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Chuẩn bị mặt bằng (không bao gồm dò mìn và các loại

tương tự tại mặt bằng xây dựng);
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công

trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật; Xây dựng công trình công ích, hoàn thiện
công trình xây dựng;
+ Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình: xây dựng dân dụng, công

nghiệp, giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
+ Lập hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị hồ sơ dự thầu; Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định


mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng.
-

Bộ máy cơ quan:

5


+

Sơ đồ bộ máy:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BCH CÔNG ĐOÀN

Văn phòng

GIÁM ĐỐC

PGĐ ĐỊA CHẤT

BCH ĐẢNG ỦY

PGĐ MÔI TRƯỜNG

PGĐ CÔNG NGHỆ TT


P. Tổ chức nhân sự
P. Địa chất

P. Môi trường

P. Công nghệ thông tin

P. Tài chính - Kế toán

P. Kế hoạch – Đầu tư

P. Thi công thăm dò

P. Dự án Khoáng sản

P. Dự án Than

1.2.

P. Kinh doanh

Phòng môi trường – Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ và Môi trường
P. Công nghệ Môi trường
VINACOMIN
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Lập các báo cáo KTKT, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thiết kế
xây dựng các trạm xử lý nước thải mỏ than, khoáng sản thuộc TKV, thiết kế xây dựng
các công trình thủy lợi (đập chắn đất đá, kè chân bãi thải, nạo vét lòng hồ, sông, suối,
cải tạo phục hồi môi trường...). Thiết kế xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt

và xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt, ăn uống tại các mỏ.

6


+

Nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng các công nghệ mới trong việc xử lý nước thải mỏ và

+

nước thải sinh hoạt.
Nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng các công nghệ mới trong việc xử lý nước thải mỏ và

nước thải sinh hoạt.
+ Nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu của TKV.
+ Thực hiện giám sát các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
+ Thực hiện các công việc liên quan khác được Công ty giao.
- Nhân lực: nhân lực hiện nay gồm 12 cán bộ nhân viên (CBNV). Đội ngũ CBNV của

-

Phòng CNMT bao gồm nhiều thạc sỹ, kỹ sư và cử nhân có kinh nghiệm thực tế, cơ cấu
lao động gồm: 02 Thạc sỹ môi tường, 01 kỹ sư kinh tế, 02 kỹ sư công nghệ môi
trường, 04 kỹ sư xây dựng công trình ngầm và mỏ, 02 kỹ sư trắc địa, giao thông, 01 kỹ
sư thủy lợi
Thiết bị, phần mềm ứng dụng:

+ Phần mềm dự đoán ESCON.


-

Một số thiết bị chính: 12 bộ máy tính, 01 máy in A3.

+

Thiết bị thí nghiệm chuyên ngành: hóa chất thí nghiệm, chai lọ, thiết bị thí nghiệm,
thiết bị đo nhanh…
Một số dự án về môi trường đã và đang hoạt động

1.3.

+ Dự án thiết kế xây dựng các trạm XLNT mỏ:
1. Lập BCKTKT hệ thống XLNT mỏ hầm lò Nam Khe Tam - Công ty TNHH MTV 86.
2. Lập BCKTKT: Trạm XLNT hầm lò công suất 600m 3/h - mỏ than Mạo Khê - huyện
3.
4.
5.
+

Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh- Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV.
Lập BCKTKT: Trạm xử lý nước thải lò +125 mỏ Nam mẫu - Công ty TNHH MTV
than Nam Mẫu - Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV.
Lập DAĐT và thiết kế BVTC công trình: Trạm xử lý nước thải hầm lò công suất
1200m3/h và công suất 600m3/h mỏ than Mạo Khê - huyện Đông Triều - tỉnh QN
Lập BCKTKT công trình: Trạm xử lý nước thải giếng +41 Lộ Trí - Công ty TNHH
MTV Môi trường - TKV.
Dự án thiết kế xây dựng đập, kè, mương dẫn nước, dốc nước:
1. Lập báo cáo KTKT công trình: Cải tạo nâng cấp dốc nước số 2 trên bãi thải

Nam Đèo Nai - Công ty CP than Đèo Nai – Vimacomin.

7


2. Khảo sát, Lập BCKTKT CT: “Sửa chữa Đập số 4, Xí nghiệp sắt Nà Lũng Công ty CP Khoáng sản và Luyện Kim Cao Bằng-Tổng công ty Khoáng sản –
Vinacomin”.
3. Lập TKBV TC - Dự toán công trình: Đập chắn đất bãi thải Chính Bắc khu
vực Giáp khẩu - Công ty TNHH MTV môi trường – Vinacomin.
4. Báo cáo KTKT công trình: Phục hồi môi trường khu vực Núi Nhện - Công ty
TNHH MTV Môi trường – Vinacomin.
+

Các dự án tham gia giám sát công trình:
1. Giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị thuộc dự án ĐTXD
công trình: Trạm xử lý nước thải cửa lò +25 Thành Công - Công ty than Hòn Gai
2. Giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị thuộc dự án ĐTXD
công trình: Trạm xử lý nước thải lộ thiên mỏ than Tây Nam Đá Mài
3. Giám sát thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị Công trình Hệ thống tách dầu và
xử lý nước thải rửa đầu máy.
4. Tư vấn giám sát thi công công trình: xử lý chống sạt lở và bồi lấp đất đá
xuống khu Uông Thượng, Đồng Vông, Tân Dân.

+

Các công trình nghiên cứu khoa học
1. Thử nghiệm XLNT bằng công nghệ Vi sinh.
2. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, công nghệ, quản lý các trạm XLNT mỏ than hiện
có vùng Quảng Ninh và đề xuất định hướng áp dụng cho các trạm tiếp theo.
3. Kế hoạch xử lý, tái sử dụng nguồn nước thải mỏ và các nguồn nước mặt cho

sản xuất kinh doanh của VINACOMIN tại vùng than Quảng Ninh.
4. Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ NeoWeb trong làm đường ô tô chuyên
dụng ngành mỏ tại các khu vực có nền đất yếu.
5. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật vận hành các trạm XLNT mỏ than.

1.4.

Trạm xử lý nước thải cửa lò +25 Thành Công – Công ty Than Hòn Gai

- Địa điểm xây dựng
+
o
o
o
+

Vị trí xây dựng công trình
Phía Bắc giáp Mương số 4 Hà Khánh.
Phía Đông giáp đường vận chuyển than của khai trường than Thành Công.
Phía Tây, Nam giáp khu dân cư.
Vị trí xây dựng bể điều hòa: nằm cạnh khu vực cửa lò thông gió +25 Thành Công
STT
8

Điểm

X

Y


Ghi chú


1

A

2321449,76

433409,01

2

B

2321464,42

433419,46

3

C

2321393,72

433517,86

4

D


2321379,10

433507,37

Hệ tọa độ
VN 2000

(Nguồn “Thuyết minh dự án đầu tư: “Trạm XLNT cửa lò +25 Thành Công – Công ty
than Hòn Gai”).
+ Vị trí xây dựng hệ thống xử lý: Cạnh tuyến đường vận chuyển than và vào khai trường
mỏ +25 Thành Công
STT

Điểm

X

Y

1

E

2321293,04

433291,17

2


F

2321278,46

433336,51

3

G

2321428,57

433370,33

4

H

2321421,19

433320,04

Ghi chú
Hệ tọa độ
VN 2000

(Nguồn “Thuyết minh dự án đầu tư: “Trạm XLNT cửa lò +25 Thành Công – Công ty
than Hòn Gai”).

- Nhu cầu sử dụng đất: Diện tích sử dụng đất cho công trình: 8.831 m2

- Điều kiện khí hậu:
Khu vực lập dự án nằm phía Đông Bắc Việt Nam nên khí hậu mang đặc trưng
chung của vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với nhiệt độ trung bình năm là 23oC,
độ ẩm trung bình năm là 84,6%, lượng mưa trung bình năm: 1.700-2.400 mm, tổng số
giờ nắng trong năm: 1.650 - 1.700 h.

9


-

Sơ đồ quản lý, tổ chức vận hành công trình
Sơ đồ quản lý trạm xử lý nước thải
Trạm trưởng

Hành chính
Kinh tế viên

-

Ca 1
NV điều khiển

Ca 2
NV điều khiển

Ca 3
NV điều khiển

Biên chế và bố trí lao động

Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nước thải
STT

Trình độ chuyên môn

Số lượng (người)

1

Trung cấp môi trường

01

2

Trung cấp cơ điện

02

3

Công nhân kỹ thuật khác

04

4

Nhân viên kinh tế

01


Cộng

08

Biên chế và bố trí lao động theo chức danh công việc
Số
lượng
(người)

STT Chức danh

Trình độ chuyên môn

1

Trạm trưởng

Trung cấp môi trường (cơ điện) 01

2

Kỹ thuật viên

Trung cấp môi trường (cơ điện) 02

3

Công nhân vận hành


Công nhân kỹ thuật

04

4

Kinh tế viên

Trung cấp kinh tế

01

Cộng

08

Ghi chú: Nếu Trạm trưởng là kỹ sư môi trường thì Kỹ thuật viên là kỹ sư cơ
điện hoặc ngược lại.

10


Biên chế và bố trí lao động theo thời giờ làm việc
STT Thời giờ làm việc

Ca 1 (người)

1

Trạm trưởng


01

2

Kỹ thuật viên

01

3

Kinh tế viên

01

4

Công nhân vận hành

01

01

02

04

02

02


Cộng

Ca 2 (người)
01

Ghi chú: Trưởng ca do nhân viên điều khiển đảm nhận.

1.5.

11

Ca 3 (người)


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1. Tổng quan về nước thải cửa lò +25 Thành Công – Công ty than Hòn Gai
2.1.1 Lưu lượng nước thải mỏ
- Lưu lượng nước thải mỏ được đo qua các năm (Nguồn “Thuyết minh dự án
đầu tư: “Trạm XLNT cửa lò +25 Thành Công – Công ty than Hòn Gai”).

Bảng 1: Lưu lượng nước thải các tháng của mỏ năm 2013:
T
T
1

2

Lưu lượng nước thải
m3


Qúy I

Qúy II

Qúy III

Quý IV

112.320

116.640

224.640

383.033

52

54

104

177

Lưu lượng nước thải
TB
m3/giờ

Bảng 2: Lưu lượng nước thải các tháng đầu của mỏ năm 2014:

Tháng

1

2

3

4

5

Tổng lưu lượng
nước thải (m3)

90.396

60.480

72.540

71.760

65.286

Lưu lượng nước
thải TB (m3/h)

150,66


100,8

120,9

119,6

108,81

Trên cơ sở kế hoạch thoát nước năm 2014, tổng lưu lượng nước bơm
thoát dự kiến là 1.349.974m3 (trung bình 168,5m3/h), trong khi đó tổng lưu lượng nước
năm 2013 là 836.633m3 (trung bình 116m3/h). Như vậy, lưu lượng nước thải của mỏ
+25 Thành Công có xu hướng tăng dần theo các năm khai thác.
Công suất của trạm xử lý
Theo số liệu tính toán lượng nước chảy vào mỏ theo dự án khai thác của mỏ,
cần thiết kế trạm có công suất theo lưu lượng lớn nhất chảy vào mỏ (656 – 925m 3/h)
và không có hồ dự trữ để bơm điều hòa do mỏ khai thác hầm lò.
Song trên cơ sở lưu lượng nước thải thực tế bơm thoát nước ra khỏi mỏ (trong
năm 2013 và các tháng đầu năm 2014) từ 51 – 177m 3/h. Lưu lượng hiện tại đang nhỏ
hơn rất nhiều so với lưu lượng nước thải lớn nhất chảy vào mỏ trong thiết kế dự án khi
kết thúc xây dựng lò cơ bản (656m3/h). Do đó để tiết kiểm chi phí đầu tư xây dựng
công trình, tránh lãng phí, lựa chọn xây dựng trạm xử lý thành 02 giai đoạn. Giai đoạn
12


I, xây dựng hệ thống xử lý với công suất 600 m 3/h, đồng thời quy hoạch mặt bằng để
xây dựng mở rộng công suất giai đoạn II là 900m3/h.
Do vậy trạm xử lý được xây dựng theo 2 giai đoạn, giai đoạn I có công suất xử
lý là 600 m3/h. Trong quá trình xây dựng và vận hành trạm xử lý, theo dõi lưu lượng
nước thải bơm thoát ra thường xuyên để kịp thời bổ sung xây dựng thêm modul nâng
công suất lên 900m3/h, đảm bảo không xả nước trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm môi

trường. Bên cạnh đó, thiết kế xây dựng bể điều hòa có thể tích đảm bảo điều tiết lưu
lượng trong những có mưa lớn và điều hòa nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước
thải; lắng cặn thô (hạt than) trước khi đưa về hệ thống xử lý.
2.1.2. Tính chất nước thải đầu vào Trạm xử lý
Phương hướng thoát nước thải mỏ: Nước thải cửa lò +25 Thành Công được bơm thoát
nước ở mức -85 và -220. Lưu lượng nước thoát ra từ các địa tầng, các đường lò khai
thác theo các rãnh nước chảy vào hầm chứa nước ở mức -85 và -220. Việc thoát nước
cưỡng bức cho mỗi mức được thực hiện bằng các trạm bơm để bơm lên mặt bằng
giếng nghiêng phụ mức +25; từ đây nước chảy ra ngoài theo rãnh thoát nước của mỏ
ra suối và ra biển.
- Đặc tính các dòng nước thải mỏ:
Căn cứ theo kết quả khảo sát, đo đạc tại thực địa được kế thừa ta thấy
+ Lưu lượng nước thải mỏ không đều và dao động theo từng thời điểm trong ngày, từng
-

mùa trong năm

+ Cửa lò +25 Thành Công còn đang trong quá trình xây dựng cơ bản nên lưu lượng
nước thải khi xuống sâu hơn tăng lên nhiều. Đồng thời những thay đổi này do điều
kiện tự nhiên nên có sự thay đổi về lưu lượng nước lớn vào các thời điểm khác nhau
trong năm. Cụ thể, vào Quý III lớn gấp khoảng 2 lần Quý II, Quý I. Do đó cần quy
hoạch xây dựng bể điều hòa đủ lớn để ổn định nguồn nước thải cũng như đủ sức chứa
trong trường hợp lưu lượng nước tăng đột biến vào mùa mưa, tránh để thoát nước thải
ra ngoài môi trường.
-

Chất lượng nước thải mỏ

Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu nước thải cửa lò +25 Thành Công
STT


Tên chỉ
tiêu

1

pH*

2
3
13

Đ/vị
tính

QCVN 40 :
2011/BTNMT
(loại B)

KẾT QUẢ
Lần 1

Lần 2

Lần 3

-

5,5 - 9


4,77

5,36

6,45

TSS *

mg/l

100

112,7

296,3

213

BOD*

mg/l

50

8,2

15,6


4


Đồng

mg/l

2

0,0054

0,0032

0,0045

5

Asen *

mg/l

0,1

0,0027

0,0014

0,0023

6

Sắt *


mg/l

5

8,452

15,36

8,23

7

Mangan
*

mg/l

≤1

5,044

4,77

1,56

(Nguồn “Thuyết minh thiết kế thi công xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ +25
Thành Công – Công ty Hòn Gai của Công ty VITE”)

- Căn cứ kết quả phân tích nước ở trên, nhận thấy nước thải có

+ Nồng độ chất rắn lơ lửng (TSS) cao 1,1 – 2,9 lần cho phép,
+ Nồng độ sắt II (Fe2+) cao gấp 2-3 lần cho phép
+ Mangan II (Mn2+) cao gấp 1,5-5 lần cho phép
+ pH thấp dưới mức cho phép
- Các chỉ tiêu khác đạt tiêu chuẩn cho phép
Từ những phân tích trên, nước thải mỏ bị ô nhiễm chủ yếu bởi : pH, TSS, Fe,
Mn.

2.1.3. Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
- Quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.
- Tiêu chuẩn xây dựng:
+ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCXDVN 390-2007

+ Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCXDVN 391-2007
+ TCVN 2337- 1995: Tiêu chuẩn về tải trọng tác động lên công trình
+ TCVN 338 – 2005: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép
+ TCVN 356 – 2005: Kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
+ TCXD 40:1987: Kết cấu xây dựng và nền – nguyên tắc cơ bản để tính toán
+ TCVN 5573 – 1991: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết k
+ 22 TCN 82-85: Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình
+ 22 TCN 171 – 87: Quy trình khảo sát địa chất công trình vùng có hoạt động sụt nở
+ 22 TCN 159 – 86: Tiêu chuẩn thiết kế cống tròn bê tông cốt thép lắp ghép
14


+ 20 TCN 21 – 86: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế
+ TCVN 399 – 85: Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông cốt thép
+ TCVN 3994 – 85: Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
Phân loại môi trường xâm thực


+ TCVN 4252 – 88: Quy trình lập thiết kế và tổ chức xây dựng, thiết kế thi công
+ TCVN 4453 – 87: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm
+ QPXD 32 – 68: Thi công và nghiệm thu các kết cấu gạch đá
+ QPXD 26 – 65: Thi công và nghiệm thu các công trình đóng cọc
+ 22 TCN 60- 84: Quy trình thí nghiệm bê tông xi măng
+ 22 TCN 57 – 84: Quy trình thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá.
2.2. Lựa chọn công nghệ
2.2.1. Sơ đồ công nghệ
Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước thải cần xử lý, lưu lượng và trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm các phương pháp xử lý các thông số ô
nhiễm chính trong nước thải mỏ tư vấn đưa ra các phương án công nghệ xử lý như sau:
Trung hòa bằng sữa vôi, xử lý cặn lơ lửng tại bể lắng lamella có sử dụng chất keo tụ
và xử lý mangan bằng bể lọc Mn.

15


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
Nước rửa ngược bể Mangan
Ca(OH)2 PAC

PAM

Bể điều hòa số 2
Ngăn
khuấy trộn chậm
Bể lắng tấm nghiêng
Ngăn trung
Ngăn

hòatrộn
Ngăn
PACtrộn
PAM
Nước thải

Bơm bùn
Ngăn chứa bùn

Sục khí

Bơm nước rửa lọc

Bãi thải

Bể nước sạch

Suối

Bơm bùn

Bể
Bùn

16

Bể lọc Mangan

Bãi thải



2.2.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Quy trình xử lý nước thải được lựa chọn theo phương pháp hóa – lý theo định
hướng công nghệ sau:

-

Dùng các chất hoá học có tính chất kiềm (vôi, xút...) để trung hoà axit, nâng cao độ
pH, đồng thời tạo môi trường ôxy hoá các kim loại nặng Fe, Mn.
Phản ứng hoá học của quá trình như sau:
OH+ + H- = H2O
Fe2+ + 2OH- = Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3
Mn2+ + 2OH- = Mn(OH)2

- Dùng các chất trợ lắng (PAC, PAM) để tăng khả năng kết tủa các chất rắn lơ lửng có
sẵn trong nước thải hoặc được sinh ra trong quá trình trung hoà để loại bỏ các chất này
khỏi nước thải.

- Dùng các biện pháp cơ học để làm khô bùn cặn (hỗn hợp chất rắn có trong nước thải
và nước) tạo thành trong quá trình xử lý nước thải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc vận chuyển, đổ thải.
Từ nguyên lý xử lý nước thải như trên, xác định quy trình xử lý nước thải như
sau:
1. Nước thải được bơm trực tiếp từ hầm bơm lên bể điều hòa. Bể điều hòa có
tác dụng tiếp nhận nước thải các hầm bơm, tích chứa nhằm cung cấp lưu lượng ổn
định nước đầu vào cho trạm xử lý nước thải.
Nước thải tại bể điều hòa được lắng sơ bộ sau đó bơm lên Cụm bể xử lý.

2. Cụm bể xử lý được chia thành các ngăn chức năng khác nhau. Đầu tiên, nước được

chuyển tới ngăn trung hòa. Tại đây, dung dịch sữa vôi Ca(OH) 2 được bơm vào và hoà
trộn với nước thải để trung hoà axít H 2SO4 có trong nước thải, nâng độ pH đạt 7-7,5,
đồng thời không khí từ máy thổi khí được sục vào ngăn trung hòa tạo điều kiện oxy
hoá phần lớn Fe, một phần Mn và trợ giúp quá trình hòa trộn sữa vôi.

17


Hình 1: Cụm bể xử lý nước thải

- Vôi bột đóng trong bao được vận chuyển bằng ôtô đến nhà vận hành. Tại đây vôi bột
được đưa thủ công lên thùng pha chế thành dung dịch sữa vôi nồng độ 5% - 10%.

- Dung dịch sữa vôi được bơm định lượng bơm từ thùng pha chế đến bể trung hoà. Tín
hiệu phản hồi từ đầu đo pH tại cửa ra bể trung hoà sẽ điều chỉnh bơm định lượng cấp
lượng dung dịch sữa vôi vừa đủ đảm bảo độ pH của nước sau trung hoà nằm trong giới
hạn cho phép (pH = 7,0 – 7,5 tùy theo ngưỡng đặt; thông thường đặt pH = 7).

-

Máy thổi khí được đặt trong nhà vận hành sẽ cấp không khí theo đường ống đến ngăn
trung hòa để nhằm tăng khả năng ô xy hóa Fe và Mn, đồng thời trợ giúp việc khấy trộn
đều sữa vôi với nước thải.
Từ ngăn trung hòa nước tự chảy sang ngăn keo tụ. Tại ngăn keo tụ dung dịch
keo tụ PAC, PAM được bơm vào và hoà trộn với nước thải bằng máy khuấy, sau đó
nước tự chảy vào ngăn phản ứng.

- Chất keo tụ PAC, PAM dạng bột được pha chế tại nhà vận hành thành dung dịch nồng
độ 0,1%. Dung dịch keo tụ được bơm định lượng bơm từ thùng pha chế đến ngăn keo
tụ. Trước hết cho PAC vào để giảm độ nhớt, tăng khả năng hút giữa các hạt có kích

18


thước nhỏ tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn, sau đó cho tiếp PAM để tăng khả
năng hội tụ của các hạt khi tiếp xúc với nhau tạo thành thể keo tụ lớn, tăng tốc độ lắng
đọng.

- Dung dịch keo tụ được khuấy trộn đều với nước thải bằng máy khuấy lắp đặt tại ngăn
keo tụ có tác dụng phân lưu, phân lưu ngược dòng, trộn xoáy tăng tốc độ kết bông và
lắng đọng.
Tại ngăn phản ứng, nước thải và hóa chất keo tụ (PAC, PAM) được hòa trộn
một lần nữa để tạo khả năng tiếp xúc giữa các hặt cặn lơ lửng, giúp tăng tốc lắng của
các hạt cặn lơ lửng. Sau đó nước thải tự chảy sang ngăn lắng tấm nghiêng.
Tại ngăn lắng tấm nghiêng, cặn lơ lửng kết thành bông có kích thước lớn, trong
quá trình di chuyển từ dưới lên va chạm vào các tấm nghiêng và lắng đọng xuống đáy.
Tại đáy ngăn lắng tấm nghiêng lắp đặt các ống hút bùn. Bùn được dẫn vào bể bùn số 1.
Nước thải sau khi loại bỏ sắt đã kết tủa và các chất rắn lơ lửng tại công đoạn lắng nhờ
chất keo tụ được tiếp tục đưa sang bể lọc Mn.
3. Tại bể lọc mangan, nước thải được đưa từ dưới đáy bể lọc, lọc qua lớp cát sỏi
hoạt tính có phủ mangan oxit làm tác nhân để ôxy hóa và lọc giữ lại mangan cũng như
lượng cặn còn lại. Định kỳ bơm rửa ngược để làm sạch lớp lọc. Nước sạch được dẫn
sang Bể nước sạch, phần còn lại sẽ được chảy ra môi trường.
4. Bùn từ cụm bể xử lý được bơm về bể bùn, bùn tại bể điều hòa được bơm về
ngăn chứa bùn. Bùn được để nén tự nhiên sau đó được xe hút bùn chuyên dụng vận
chuyển đổ thải tại bãi thải (thành phần bùn chủ yếu là các chất vô cơ không độc hại).
5. Trạm xử lý nước thải được điều khiển bằng hình thức bán tự động.
2.3. Liệt kê các hạng mục công trình
-

-


Tiền xử lý: Bao gồm song chắn rác thô, chuẩn bị hoá chất
Mương dẫn nước thải
(phụ lục 3)
Bể điều hoà
(phụ lục 3)
Cụm bể xử lý bao gồm:
Ngăn trung hòa

(phụ lục 3)

Ngăn keo tụ

(phụ lục 3)

Ngăn phản ứng

(phụ lục 3)

Bể lắng tấm nghiêng

(phụ lục 3)

Bể lọc Mangan
Bể nước sạch
Bể bùn

(phụ lục 3)
(phụ lục 3)


19


-

Bơm định lượng sữa vôi, PAC, PAM; động cơ khuấy; hệ thống máy khuấy nhanh,
chậm (phụ lục 3)
Hệ thống bơm và máy nén khí
Thiết bị kiểm soát lưu lượng và điều khiển
Hệ thống điện điều khiển
Các hạng mục nhà: Nhà bảo vệ, nhà đặt máy thổi khí, nhà che thiết bị và hoá chất, nhà
điều hành…
Hệ thống đường giao thông nội bộ, tường rào.
2.4. Các thông số kỹ thuật xử lý của các công trình
- Các thông số chính trong trạm xử lý nước thải
STT
1
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4
4
5
6
7
7.1
7.2
7.3

7.4
8

Hạng mục
Công suất xử lý nước thải toàn hệ thống
Bể điều hòa
Cụm bể xử lý
Ngăn trung hòa (1 ngăn)
Ngăn keo tụ ( 1 ngăn)
Ngăn phản ứng (1 ngăn)
Ngăn lắng (1 ngăn)
Bể lọc mangan (6 ngăn)
Bể nước sạch
Bể bùn
Định mức nguyên liệu và điện năng sử dụng
Vôi bột
PAC
PAM
Điện năng
Lượng bùn phát sinh

Đơn vị
m3/h
m3

Thông số
600
5.264

m3

m3
m3
m3
m3
m3
m3

147,4
38,77
145,06
357,05
544,32
36,75
162,00

Kg/m3 NT
Kg/m3 NT
Kg/m3 NT
Kg/m3 NT
Kg/m3 NT

0,15
0,015
0,001
0,22
0,006

(Nguồn “Thuyết minh thiết kế thi công xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ +25
Thành Công – Công ty Hòn Gai của Công ty VITE”)


- Các hạng mục thiết bị chính trong trạm xử lý (phụ lục 3)
2.6. Thuyết minh vận hành
Quá trình vận hành được thông qua một quy trình vận hành công nghệ nghiêm
ngặt chính xác dưới sự kiểm soát của các số liệu nước thải đầu vào và các thông số kỹ
thuật trên cơ sở hoạt động hữu hiệu của toàn hệ thống


Hướng dẫn phương pháp vận hành, kiểm tra chi tiết, xác định cơ chế và mức độ xuống
cấp, sửa chữa và gia cường kết cấu bê tông cốt thép bị hư hỏng do các nguyên nhân
thuộc về thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Ở đây đề cập đến các vấn đề chủ yếu
như: tải trọng và tác động, khả năng chịu lực và khả năng sử dụng bình thường của kết
cấu từ khi xây dựng và trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
20


• Để công trình sử dụng bền lâu, đảm bảo tuổi thọ theo thiết kế, cần phải vận hành công
trình theo các chức năng cụ thể (chức năng dự định) theo thiết kế ban đầu.


Chức năng hệ thống thiết bị.
2.6.1. Bơm đầu vào

-

Kí hiệu bơm: P1-101A/B/C (300m3/h – 17.5 m – 18.5 kW)

Hình 2: Ba bơm nước thải mỏ đầu vào
- Ký hiệu công tắc bơm: P-101A/B/C
- Chức năng: Bơm nước từ bể điều hòa về ngăn trung hòa của Cụm bể xử lý. Ba bơm
được điều khiển tự động từ tủ trung tâm với bộ điều khiển thông minh PLC. Ba bơm

vận hành luân phiên 2 bơm liên tục, 1 bơm dự phòng. Thời gian các bơm luân phiên có
thể thay đổi thông qua màn hình điều khiển trực tiếp. Điện động lực của bơm được cấp
từ tủ TĐ-02. Bơm được bảo vệ bằng các zole nhiệt và phao báo mức.
- Vận hành:
• Mở hết các van chặn trên ống hút và đẩy.
• Vận hành lần đầu: Sử dụng bơm chìm kèm theo kết nối với hệ thống chờ để cấp nước
vào đường hút chung của 3 bơm, xả van mồi cho 3 cụm bơm sao cho nước ngập đầy
bơm.
21


Lần 2 trở đi: Nếu thấy cụm bơm nào không bơm lên nước, cần mồi lại do rọ hút bị dốc
ngược thoát ngược về bể điều hòa.
• Bật công tắc có ký hiệu P-101A/B/C trên mặt tủ điều khiển sang chế độ AUTO. Khi
muốn chạy chế độ bằng tay ta gạt sang chế độ MAN (chạy bằng tay) có sự giám sát
liên tục của người vận hành. Khi không chạy hệ thống, ta gạt sang mức OFF.
• Mở hết van đường hút của bơm, điều chỉnh van theo lưu lượng quan sát được thông
qua đồng hồ chỉ thị lưu lượng. Quan sát đồng hồ và dùng đồng hồ thời gian tính lưu
lượng vòng quay trong thời gian 1 phút. Vận hành hệ thống luôn định mức là 600
m3/h/đồng hồ tùy theo quan trắc và vận hành hệ thống.
Ghi chú:
Do bơm là dạng bơm ly tâm cánh hở, cần phải mồi nước trước khi vận hành lần
đầu. Nếu mỗi lần sau bật công tắc không thấy lên nước cần mồi bơm lại cho đầy nước
trước khi vận hành. Thường xuyên vệ sinh rọ hút để không bị hở nước trong quá trình
vận hành. Nếu bơm không lên nước cần kiểm tra lại ống hút do vẫ còn không khí trong
đường ống.
Không được tăng công suất định mức của hệ thống vượt quá 600 m 3/h khi chưa
có sự cho phép của kỹ sư có trách nhiệm.



2.6.2. Đồng hồ đo lưu lượng
- Kí hiệu: FM-101 (1000 m3/h – D400)
- Chức năng: Đo và kiểm soát tổng lưu lượng nước đã được xử lý qua hệ thống.
Có thể dùng đồng hồ để kiểm soát lưu lượng được cấp lên Cụm bể xử lý một cách
chính xác để không làm quá tải hệ thống xử lý.
2.6.3. Bơm bùn bể điều hòa
- Kí hiệu bơm: SP-101 (100 m3/h – 13,5M – 7,5 kW)
- Ký hiệu công tắc bơm: SP-101
-






Chức năng: Bơm bùn từ bể điều hòa về ngăn chứa bùn của bể điều hòa. Bơm được vận
hành hoàn toàn bằng tay và 2 người. Điện động lực của bơm được cấp từ tủ TĐ- 02.
Bơm được bảo về bằng các zole nhiệt. Công tắc bật tắt đặt trên mặt tủ TĐ-2.
Vận hành:
Kéo thả palang xích để nâng bơm lên hoặc hạ xuống chỗ cần hút bùn
Kéo dây để đưa phà bơm vào vị trí cần thiết
Do là dạng bơm chìm nên chú ý ống đẩy của bơm trong quá trình vận hành.Điều chỉnh
Palang xích ở độ cao phù hợp để có thể vừa di chuyển phà vừa hút bùn.
Ghi chú: Người vận hành phải mặc áo phao bảo vệ khi trên phà hoặc làm việc quanh
bể điều hòa
2.6.4. Bơm bùn cụm bể xử lý
- Kí hiệu bơm: P1-103 và P2-103 (300 m3/h – 18,5kW).
22



-

-

- Kí hiệu công tắc bơm: P1-103 và P2-103.
- Chức năng: Bơm bùn lắng từ bể lắng về bể chứa bùn. Do diện tích bề mặt
ngăn lắng tấm nghiêng lớn nên bơm phải hoạt động hút từng vùng theo điều khiển của
người vận hành.Bơm được vận hành tự động hoàn toàn nhờ bộ điều khiển thông minh
PLC kết hợp với van điện và các bộ thu bùn dưới đáy bể.
Vận hành: Trước khi bơm hoạt động cần thực hiện các thao tác sau:
Mở các van tay chặn tại 10 vị trí van điện.
Mở các van chặn đầu đẩy của bơm.
Bật công tắc có kí hiệu P-103 trên mặt tủ điều khiển sang chế độ auto hoặc MAN
( chạy bằng tay) có sự giám sát liên tục của người vận hành. Khi không chạy hệ thống
ta gạt sang mức OFF .
Sau khi bơm hoạt động, điều chỉnh các thông số đóng mở van trên màn hình theo các
thông số tham chiếu. Quan trắc thời gian chạy bơm và chu kì hút bùn theo quá trình
vận hành. Nếu thấy lượng bùn hút đi quá nhiều hoặc quá ít thì có thể thay đổi các tham
số thời gian này cho phù hợp.
Ghi chú: Do bơm là ly tâm cánh hở và có cốt bơm thấp hơn cốt nước
trong bể nên không cần mồi bơn khi vận hành. Chú ý không mở van điện bằng tay khi
không có giám sát vì bùn nước có thể tự chảy qua bơm về bể bùn do sự chênh lệch cốt
nước giữa các bể.
2.6.5. Bơm bùn bể lọc Mangan
- Kí hiệu bơm: P1-104 và P2-104 (300 m3/h – 22kW)
- Kí hiệu công tắc bơm: P1-104 và P2-104
- Chức năng: Bơm bùn từ đáy bể lọc Mangan về bể bùn chứa bùn. Bơm này vận
hành hoàn toàn bằng tay và chỉ khi nào cần vệ sinh lọc mới sử dụng. Trong quá trình
vận hành cần quan sát đóng mở các van tại các ngăn. Vệ sinh ngăn nào thì mở van
ngăn đó và bật bơm.

- Vận hành:
+ Trước khi bơm hoạt động cần thực hiện các thao tác sau:
Mở các van tay chặn tại 3 vị trí khác nhau tại các ngăn lọc cần vệ sinh
Mở các van chặn đầu dây của bơm
+ Bật công tắc có ký hiệu P-104 trên mặt tủ điều khiển sáng chế độ Auto hoặc
MAN có sự giám sát liên tục của người vận hành. Khi không chạy hệ thống, ta gạt
sang mức OFF.
+ Sau khi vệ sạch các ngăn lọc, cần khóa van chặn tại đầu hút của bơm và tắt
bơm
23


Ghi chú: Do bơm la bơm ly tâm cánh hở và có cốt bơm thấp hơn cốt nước trong
bể nên không cần mồi bơm khi vận hành. Chú ý không mở van tay khi không có giám
sát vì bùn nước có thể tự chảy qua bơm về bể bùn do sự chênh lệch cốt nước giữa các
bể.
2.6.6. Mô tơ khuấy trộn hóa chất
- Kí hiệu: M – 2A/B(60 vòng/phút – 2,2 kW)
- Kí hiệu công tắc: M – 2A/B
- Chức năng: khuấy trộn nước thải với hóa chất PAC, PAM cho đều vào nước
thải trước khi sang ngăn phản ứng (khuấy trộn chậm ).
- Vận hành: vận hành theo hướng dẫn phần điện điều khiển.
2.6.7. Mô tơ khuấy trộn chậm
- Kí hiệu: M - 2C/D(10 vòng/ phút – 0.75kW)
- Kí hiệu công tắc: M - 2C/D
- Chức năng: khuấy trộn nước thải với hóa chất PAC, PAM cho đều, tạo khả
năng keo tụ tốt hơn trước khi nước thải chảy vào ngăn lắng tấm nghiêng của cụm bể
xử lý.
- Vận hành: vận hành theo hướng dẫn phần điện điều khiển
2.6.8. Máy thổi khí ngăn trung hòa

- Kí hiệu: AB - 101A và AB - 101B (7,9m3/ phút - 11kW - 5m)
- Kí hiệu công tắc bơm: AB - 101A/B
- Chức năng: cấp khí vào trong nước thải thông qua hệ thống phân phối khí tại
ngăn trung hòa của cụm bể xử lý. Có tác dụng hòa trộn hóa chất điều chỉnh pH vào
trong nước thải theo nguyên lý hòa sục khí khi dòng nước và dung dịch hóa chất đi
qua bể. Phân tán đồng đều nồng độ các chất trong nước, làm tăng hiệu quả quá trình
xử lý bằng cá chất hóa học. Mặt khác có tác dụng của oxi và các chất oxi hóa kim loại
nặng hòa tan trong nước thải thành các hợp chất ít ô nhiễm hơn.
- Vận hành:
Trước khi vận hành cần mở các van xả của máy thổi khí.
Bật công tắc có kí hiệu AB-101A/B trên mặt tủ điều khiển sang chế độ auto
(chạy tự động theo PLC) hoặc MAN (chạy bằng tay) có sự giám sát liên tục của người
vận hành. Khi không chạy hệ thống ta gạt sang mức OFF.
Lưu ý:
Hạn chế lại gần máy tróng quá trình máy hoạt động.
Tránh tiếp xúc với ống dẫn khí trong quá trình vận hành do nhiệt độ khí cao
70oC.

24


2.6.9. Máy thổi khí rửa lọc bể

Mangan

- Kí hiệu: AB-101C (7,9 m3/

phút - 11kW - 5m)

- Kí hiệu công tắc bơm: AB-


101C

- Chức năng: Cấp khí vào trong bể
Mangan tạo động lực khuấy trộn khí lỏng cho quá trình rửa lọc
và vệ sinh bể lọc. Máy chỉ có tác dụng cấp khí cho
từng ngăn lọc thông qua van chặn trên
khu vực vận hành sàn thao tác.

lọc

- Vận hành:
Trước khi vận hành cần mở các van xả của máy thổi
khí
+ Bật công tắc có ký hiệu AB-101C trên
mặt tủ điều khiển sang chế độ AUTO
(chạy tự động theo PLC). Khi
không chạy hệ thống, ta gạt sang
OFF.
+

mức

Lưu ý:
Hạn chế lại gần máy trong
quá trình này hoạt động
Tránh tiếp xúc với ống dẫn khí trong quá trình vận hành do nhiệt độ khí cao
o

(70 C)

2.6.10. Bơm nước sạch pha hóa chất
- Kí hiệu: P-NS (48 m3/h – 3 kW)
- Kí hiệu công tắc bơm: P-NS

Hình 3: Máy thổi khí rửa lọc bể
Mangan

- Chức năng: Cấp nước sạch từ bể nước sạch về để pha hóa chất và mồi bơm.
- Vận hành:
+ Trước khi vận hành cần mở các van hút và xả của bơm
+ Lần vận hành đầu tiên cần mồi nước cho bơm
+ Bật công tắc có ký hiệu P-NS trên mặt tủ điều khiển sang chế độ AUTO
(chạy tự động theo PLC) hoặc MAN (chạy bằng tay) có sự giám sát liên tục của người
vận hành. Khi không chạy hệ thống, ta gạt sang mức OFF
+ Khi cấp nước đủ để pha hóa chất cần tắt bơm
25


×